Vẻ hào nhoáng sang trọng là thứ mà mọi người luôn ao ước, nhưng chính sự trưởng thành trong khó khăn mới thực sự làm người ta ngưỡng mộ.

Francis Bacon

 
 
 
 
 
Tác giả: Ngô Lăng Vân
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 72
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 491 / 27
Cập nhật: 2019-12-06 09:23:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
61 - Thứ Mắm « Đại Phong » Là Mắm Gì ?
ữa khác nữa, chúa Trịnh cho họp các triều thần và các quan ngự y để cho biết vì lý do đã lâu ngày, chúa ăn uống không được và chẳng thấy gì ngon miệng cả.
Các quan nghe xong, người thì tâu chúa vì làm việc nhiều quá, người thì tâu chúa nên tiết dục, kẻ thì bảo chúa khém tì vị, vân vân và v.v… Quỳnh tâu Chúa: « Chẳng phải thế đâu. Bệnh chúa như thế là bệnh hư toàn diện, thuốc chữa không hết được, theo thần chỉ có mắm « Đại phong » mới chữa được mà thôi ».
Chúa hỏi: « Đại phong là mắm gì? »
Quỳnh tâu: « Đó là thứ mắm chế tạo bằng mạt đá tức phấn đá, chúa dùng thứ ấy sẽ ăn ngon miệng ngay, vua Hoàng-Đế ngày xưa cũng nhờ đó mới sống lâu, vì nó là môn thuốc bí truyền phối hợp cả âm dương, thảo mộc và phong vũ, chỉ những bậc đế vương nào có phúc lớn mới gặp được mà thôi ».
Chúa tưởng thật, hỏi dồn: « Thứ ấy làm sao mà có ở đây được? »
Quỳnh tâu: « Nếu chúa dùng thì hạ thần xin chế để dâng lên ».
Chúa cả mừng, bảo Quỳnh làm ngay và ban cho mấy chục nén vàng.
Quỳnh hí hửng ra về, cách năm sáu bữa, lệ khệ đem một hũ lớn mắm vào phủ, ngoài dán miếng giấy đề chữ « Đại phong ». Chúa ăn ngon miệng lạ, gọi Quỳnh vào khen là thần dược, thưởng thêm vàng bạc lụa là và bảo Quỳnh làm thêm. Quỳnh tâu: « Thứ này dùng nhiều quá mất công hiệu, một năm chỉ dùng vài ba lần là đủ ».
Nhân đó, Chúa lại hỏi thêm về ý nghĩa của hai chữ « đại phong »: « Làm sao chế biến bằng đá mà lại gọi là đại phong? Sao không gọi là « thạch » gì gì hay gì gì « thạch » đi? »
Quỳnh tâu: « Lạy Chúa, đại phong là gió lớn, gió lớn thì chùa đổ, chùa đổ thì tượng lo, ấy nghĩa nó là vậy? »
Chúa hỏi: « Vậy « tượng lo » là gì? »
Quỳnh tâu: « Dạ, tâu chúa, chúa cứ đọc lái sẽ thấy ngay ».
Thấy chúa nghĩ mãi không ra, sau Quỳnh phải cắt nghĩa cho biết « tượng lo là lọ tương ». Té ra, chỉ là một món ăn rất bình dân mà chúa ăn ngon chỉ nhờ chỗ lạ miệng mà thôi, chớ chẳng phải là món thuốc bí mật hay thần thánh gì cả. Con người ở đời hễ chán cao lương mỹ vị thì ăn của thường, dĩ nhiên là thấy khoái khẩu ngay.
Trạng Quỳnh Toàn Tập Trạng Quỳnh Toàn Tập - Ngô Lăng Vân Trạng Quỳnh Toàn Tập