Ancient lovers believed a kiss would literally unite their souls, because the spirit was said to be carried in one’s breath.

Eve Glicksman

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18
hín Ủi làm bộ sỉn. Hắn dốc ngược chai uých ki lên vỗ vỗ đít rồi "vắt" cái chai chờ cho giọt rượu cuối cùng rơi xuống đáy ly, nâng lên nuốt ực khà một cái rồi loạng choạng đi ra sau. Ðêm Màu Hồng đang thật sự rực rỡ vào lúc nửa đêm. Hà Nội đâu có ngủ. Hà Nội đang lắng nghe những bước chân của thế kỷ mới đi về với tất cả màu sắc diễm ảo và điên dại của một con chó điên lên cơn đang cắn cái bóng của nó.
Từ hơn một tuần lễ nay hắn tìm cách cấy cái hạt nhân mỹ nhân kế vào chuồn con lợn
Phan minh Hợi.
Kinh nghiệm giang hồ dạy cho hắn rằng mọi việc bí mật đều được bật mí quanh bàn rượu và những gã say không hề kiêng cữ một điều gì. Vua Càn Long bỏ ngai đi du ngoạn dân gian cũng mê mùi da thịt đùi kỷ nữ và tiếng hát của ca kỹ đêm thâu.
Chín Ủi cứ vờ say vờ dại và ai cũng tin hắn say thật. Khi đi ngang qua một cửa phòng đỏ tróc sơn ở ngay sát hậu trường sân nhảy, một hôm hắn thấy cánh cửa mở hé. Có lẽ cái khóa đã lờn nên cánh cửa bật ra không ai để ý hoặc người ra vào hấp tấp không kịp khép kín, chẳng biết lẽ nào. Lẽ nào thì lẽ, Chín Ủi cứ tò mò nhìn vào. Hậu trường sân khấu hay hậu trường chính trị mới hấp dẫn hơn chính cái mặt tiền của nó.
Chín Ủi muốn tìm chị Hai Thanh Xuân. Chín Ủi biết chỗ ở của chị và còn biết chị làm chủ tịch ủy ban bảo vệ sức khỏe trung ương, nhưng chưa biết cách nào gặp được chị.
Chín Ủi tự nghĩ thầm: Lã Bất Vi yết kiến được Hoa Dương Hoàng Hậu thì mới cấy được
cái "mầm sống mới" cho Vua Tần. Còn mình gặp chị Hai đâu có khó hơn. Ở đời không việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Ðào sông, lấp bể quyết chí cũng làm nên. Bác Hồ lúc sinh tiền đã dạy.
Chín Ủi có tật uống một chút thì phải đi. Lần nọ cũng bởi sinh nghi nên lần này đi ngang qua cánh cửa sơn đỏ, hắn lại nhìn vào. Ai ở trong đó? Chín Ủi tự hỏi nhưng rồi cũng cho qua, không cần tìm câu trả lời. Nhưng lần này, Chín Ủi vừa đi quá vài bước thì nghe cửa nghiến khẽ. Chín Ủi có cái tật là đi đường trường cứ vài bước thì ngó ngoáy lại như sợ có ai theo dõi mình. Thì lần này quay đầu lại thấy một cái đầu ló ra rồi một cánh tay thò ra ngoắc và tiếng nói:
- Ðây này!
Một người đàn bà từ trong bóng tối bước xẹt vào bệt ánh sáng từ trong phòng hắt ra. Chín Ủi không kịp nom thấy gương mặt, nhưng biết chắc là một người đàn bà. Không hiểu sao khi trở lại bàn, Chín Ủi cứ ngờ ngợ đó là Chị Hai Thanh Xuân.
Tất cả các nẻo đường đều dẫn tới Rome, tất cả dân chơi Hà Nội đều "đầu thai" qua ngõ
"Ðêm Màu Hồng" bằng cửa hông, cửa cái, cửa sau, cửa từ thiên đàng trổ xuống, cửa từ âm phủ chui lên. Muốn vào đây là có cửa thênh thang, không phải chui.
Bỗng nhiên Chín Ủi dừng lại và đưa tay lên như cái máy, gõ cửa. Chín Ủi run quá, muốn bỏ đi nhưng cánh cửa vụt mở hé đủ cho một cái mặt hiện ra nhưng không ló khỏi khung cửa.
- Ông hỏi ai?
- Tôi muốn gặp chị Hai!
- Có hẹn à?
- Dạ có! Chín Ủi đáp ẩu.
- Vô đây chờ!
Cánh cửa mở rộng. Chín Ủi lách vào, bụng nghĩ mình vô sào huyệt tướng cướp. Thành công hay chết. Trên đời này, biết bao nhiêu chuyện bất ngờ thành công như một sự may mắn trời cho. Cửa khép lại như lưỡi dao cắt đứt sự sống phía sau lưng. Nhưng Chín Ủi thì cứ bình tĩnh bước vào. Người chủ trỏ cho hắn cái ghế ngồi. Gương mặt ông ta bậm trợn với một cái sẹo trên trán, tóc bạc phếu. Ông ta hách dịch hất hàm:
- Hẹn việc gì?
- Dạ, công tác.
- Sao biết phòng này mà đến?
- Chị Hai dặn nếu chị đến trễ thì vô đây chờ! Chín Ủi đưa đà luôn. Bữa nay khách đông quá, tôi sợ chị Hai tìm tôi không thấy. Vô đây chờ chắc hơn.
- Vậy chờ đi, biết uống rượu không?
- Dạ dân trong làng mà anh cả!
- Có đứa nào hầu cận không? Người sẹo trán quay lại hỏi Chín Ủi. Chín Ủi suy nghĩ một thoáng rồi đáp bừa:
- Dạ có một nhí thôi, nhưng mà cỡ lắm!
- Của ai nộp?
- Dạ của chị Hai đưa cho đại ca xét. Em còn để ở ngoài bar.
- Ðể chờ chị Hai tới giải quyết. Tôi chưa rõ vấn đề gì.
Chín Ủi nhìn lão già tóc bạc phếu đi đứng cố làm ra vẻ không lụm cụm nhưng có lẽ đã quá thất tuần rồi. Chín Ủi mừng thầm trời cho gặp mối, bèn lén nhìn quanh, không để lộ vẻ ngạc nhiên. Một chốc Chín Ủi nói:
- Em này sắc nước hương trời cho nên tự thân đệ phải dắt tới, có hai đứa "phò nhị tẩu"
đó đại ca.
- Vậy à?
- Dạ đúng tiêu chuẩn 1, 68-84-62-86
Người sẹo trán lắc đầu:
- Ðể đó tôi sẽ dâng lên các lò thịt. Ở đây chỉ xem xét có gạo không thôi.
- Dạ, đại ca cứ "xét" trước đi. Bông hoa này nhất Hà Nội. Con nhỏ làm cho thằng Huỳnh Long ăn kẹo đồng đấy. Em ngại kỵ tuổi cho người hái hoa, nhưng chị Hai bảo cứ chuyển tới anh xét rồi chị mới đưa lên đó.
- Tòa án có biết mặt nó không?
- Dạ không biết. Chuyện đó đâu phải thuộc quyền tôi.
- Vậy ai đưa nó cho cậu?
- Dạ chị Hai.
- Thế à. Ủa...sao chỉ không cho hay trước kìa!
- Dạ tôi nhận nó từ tay thằng Họa Sĩ Ngọc Sơn rồi thừa lệnh chị Hai đem lại đây.
Từ đây thì Chín Ủi cảm thấy câu chuyện suông sẻ. Chín Ủi đẩy cây chạy tuốt luốt hết. Nhất là khi người sẹo trán hỏi về em ấy.
Chín Ủi không biết người chủ nhà là ai nhưng đoán là tay bán trời không mời thiên lôi, có quyền hạn không kém chị Hai Thanh Xuân.
Thật vậy, không mấy ai biết rõ lý lịch ông anh cả trong làng chơi giấu mặt này thượng cấp của chị Hai và là cục phó cụ bảo vệ bí mật trung ương đảng vào cái thời tàn rụi của Tạ đình Ðề. Ngày nay cụ Ðề đã thành một cái áo rách không tìm được chỗ móc. Cụ đã có một thời được bác Hồ cho cụ làm cận vệ hay ít nhất cụ Ðề được bác Hồ tha tội chết (ám sát bác) và trọng dụng. Quả thật bác là tay cao thủ giang hồ. Chỉ bác mới dám dùng kẻ ám sát hụt mình để bảo vệ mình.
Thời đó ông anh cả này mới qua tuổi thiếu nhi tập tễnh bước vào kháng chiến. Lúc đó cụ Ðổ nhà mới là cán bộ công đoàn Tỉnh Hà Ðông. Cụ bị tù Hỏa Lò với cái hỗn danh là Ðổ đít do thằng chúa ngục Tây đặt. Ðít là dix tức là Mười...Khi Cụ lên rừng Việt Bắc, không ai biết Ðít làm gì nhưng có một chàng trai đi theo tò tò nhưng không phải cận vệ của Mười. Anh ta gốc người Hà Nội, cố nhiên thuộc lớp nghèo thành thị nhưng không ai rõ hắn có dính tí lưu manh nào không. Phải đi ngược lại thời gian mới rõ. Năm 1945 trong tình trạng hỗn độn của Hàn Nội, có một tờ báo tên là Ðông Pháp. Ðêm 9.3.1945 Nhật bị đảo chánh. Sáng hôm sau ngày 10.3.1945 tờ báo đổi tên là Ðông Phát (chỉ chữa có chữ T sau cùng trên manchette thôi). Trên số báo này có
một bài kêu gọi Quốc Dân Ðồng Bào rất thống thiết, dài ba cột báo trong đó có câu:.."KỂ TỪ NAY CHẤM DỨT 80 NĂM ÐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHÁP". Cuối bài ký tên QUỐC DÂN ÐẢNG ÐẠI VIỆT LIÊN HIỆP: NHƯỢNG TỐNG.
NHƯỢNG TỐNG là nhà văn, tên thật là Phạm Hoàng Trân, rất giỏi chữ Nho, dịch giả bộ sách TÂY SƯƠNG KÝ ra tiếng Việt. Ông còn là một thầy thuốc Ðông Y (ta quen gọi là thuốc Bắc) nổi tiếng ở Hà Nội, có tiệm thuốc ở gần Chợ Hôm trên đường "Route de Huế". Một bữa nọ có người khách rước thầy đến gấp khu Bạch Mai để xem bệnh cho người nhà. Thầy Trân có lương tâm thầy thuốc rất cao nên kêu xích lô nhảy lên đó liền. Thân chủ cởi xe đạp đi sau. Ðến gần mút đường Huế, thân chủ rút súng lục bắn ông thầy chết tại trên xe.
Ðó là nhà văn Nhượng Tống bị bắn chết cùng thời kỳ với nhà văn Khái Hưng ở bến đò Cựa Gà làng Hành Thiện, quê của Trường Chinh. Kẻ giết ông lang Phạm Hoàng Trân tức nhà văn Nhương Tống chính là gã thanh nhiên giấu mặt kia do cộng sản sai khiến và được đền bù công trạng bằng kết nạp đảng.
Mãi đến năm 1951-1952 gì đó, Mười mới được làm cán bộ tuyên huấn khu Việt Bắc phụ trách nội bộ an toàn khu. Thì cái chàng thanh niên này được Mười cho làm cận vệ của ông "ủy viên". Trong một trận Pháp ném bom, chàng thanh niên kia đã đem thân làm Lê Lai cứu chúa, không phải đem thân nộp cho địch quân mà đem thân đè lên mình chủ để che mảnh đạn cho chủ. Vì thế anh ta bị mảnh bom xẻo hết một lát thị lưng. Anh ta được được đưa vào Bệnh Viện băng
bó nhưng phải nằm sấp cả tháng trời. Y tá gọi đùa là thằng "Tư Dùi". Tư Dùi lành vết thương
trở lại cơ quan đâu khoảng cuối 52. Lúc bấy giờ Mười chưa vào được trung ương mà lại mắc bệnh thần kinh, do trận bom kể trên chăng, nên phải sang Trung Quốc chữa bệnh. Khi trở về Việt Bắc ngót 1 năm thì gặp lại cố nhân. Ở trên bèn cho thầy xưa tớ cũ đó cặp với nhau để trò Tư Dùi làm cận vệ cho thầy Mười. Khi về Hà Nội năm 55, Tư Dùi vẫn sát cánh với thầy Mười.
Khi cụ Ðỗ lên ngai vàng đỏ, nhớ cái tình xưa mà phong cho Tư Dùi chức cục phó cục bảo vệ trung ương với cái uy danh là Hồng Kỳ. Tư Hồng Kỳ nổi tiếng trung thành với đảng và sẵn sàng chết vì đảng nhưng không gặp trường hợp như Phan đình Giót để lắp lỗ châu mai,hay tự chặt tay như La văn Cầu. Rồi Tư Hồng Kỳ về hưu. Bà chủ "Ðêm Màu Hồng" đã trịnh trọn thỉnh Tư Hồng Kỳ về làm bảo vệ cho tiệm của mình. Tư Hồng Kỳ không phải vác súng đi quanh tiệm. Việc này có đám em út của anh Tư lo. Anh Tư ngồi trong phòng và được bà chủ tiệm biệt đãi như Lưu Thái Hậu biệt đãi Quách Hòe sau khi đã thành công trong vụ Ly miêu Hoán chúa ở Bích Vân Cung. Uy tín cũ còn vang dội tới ngày nay, cho nên tiếng nói của anh Tư không kém chi của quan tòa. "Anh Tư bảo cái này, phải cái nọ…" là đâu đó răm rắp. Nhờ vậy "Ðêm Màu Hồng" lúc nào cũng tươi mát với đùi đĩa thơm tho thượng thặng, nên chẳng những không xảy ra cuộc tranh dành đổ máu nào mà các siêu sao càng ngày càng chớp lóe sáng rực trên mái ngói "Ðêm Màu Hồng".
Chị Hai Thanh Xuân một thời là Nữ chúa của làng chơi Ðường Sơn Quán. Còn lạ gì khách anh hùng và mỹ nhân cặp nhau như hình với bóng. Chị đến đây móc ngoặc với chủ tiệm
"Ðêm Màu Hồng", hễ ưng ý cô nào thì chị chỉ cần nói nhỏ với Tư Hồng Kỳ, thế là em ấy có danh sách trong đám nhân viên bảo vệ sức khỏe trung ương và được gắn ba tấm ảnh chụp phía trước, sau và nghiêng trong quyển album dày cộm hoa mỹ không kém quyển của ông thợ vẽ Ngọc Sơn.
Chiến lược của trung ương đảng thời Ba Mặt nám làm tổng bí thư là "Công Tư hưởng lợi" nghĩa là "Nhà nước lẫn tư nhân đều hái ra tiền". Do đó có trời mới biết được giữa Chị Hai Thanh Xuân và Ông thợ vẽ Ngọc Sơn đã hòa hợp mạt cưa mướp đắng như thế nào mà rốt cuộc cái nàng siêu sao đã làm cho con Rồng Vàng Sài Gòn rụng móng kia lại ngẫu nhiên lọt vào hang của Tư Hồng Kỳ một cách êm ái nhờ sự tiến cử của Chín Ủi hôm nay…
Chín Ủi đang ngồi tính tới tính lui chuẩn bị bịa thêm để đối đáp cho ăn khớp với những
điều vừa nói thì có tiếng gõ cửa.
Người đàn ông sẹo trán đầu bạc, tức Tư Dùi tức Tư Hồng Kỳ vừa đi lại vừa nói:
- Chị Hai tới đó!
Nhưng khi mở cửa ra thì bước vào phòng không phải là một người đàn bà mà là một cô gái trẻ và hai người đàn ông đi kèm, mặt mày hậm hực.
Người đàn ông quấn khăn cổ nói:
- Chốc lát nữa chúng em sẽ đưa thằng Tấn Ngựa vào cho đại ca xử luôn thể.
Người để ria mép gác cây gươm sáng loáng lên mặt bàn làm Chín Ủi rởn tóc gáy nhưng hắn định thần cố ngồi nán lại. Người đàn ông này hất hàm vào Chín Ủi và hỏi:
- Ai vậy đại ca? Tư Hồng Kỳ đáp:
- Cũng người trong làng.
Câu nói làm cho Chín Ủi thở nhẹ nhàng nhưng không bớt thấp thỏm thì người có ria mép
nói:
- Ðây là một vụ phản phúc, đại ca cần phải xử cho minh bạch để tránh những vụ về sau.
Lưỡi gươm này dính máu của cặp gian phu dâm phụ sẽ không được lau chùi, cứ để nguyên như vậy treo trên tường để răn đe kẻ nào phản lại đại ca.
Người đàn ông quấn khăn cổ hỏi cô gái kia:
- Mày có điều gì kêu oan không?
- Dạ không. Em nhận tất cả. Em yêu anh Tấn Ngựa thì tới chết em cũng yêu và em không
chối cãi.
Hai người đàn ông không nói gì thêm, cứ lẳng lặng đi ra để cả ba ở lại trong phòng. Chín
Ủi nói:
- Ðại ca có việc, thôi để mai em đưa cô ta tới xin chỉ thị của đại ca sau. Tư Hồng Kỳ xua tay:
- Cậu cứ ngồi đấy. Nếu con nhỏ kia tới thì bảo nó ngồi đây coi xử luôn.
- Vụ gì vậy đại ca? Chín Ủi hỏi.
- Ồi! Có gì đâu, trước đây mấy cậu ấy thấy tôi cô đơn nên làm đám tuyên bố con Thanh
Hà này cho tôi. Sau đó ít lâu thì cô Thanh Hà yêu cậu Tấn Ngựa. Anh em họ bắt tội cả hai đứa. Chỉ vậy thôi chớ có quan trọng gì. Ồi, làm to chuyện làm chi cho mệt! Ở đời mấy ai thương nhau hoài, có ai ghét nhau mãi.
Tư Hồng Kỳ nói dứt lời thì lại có tiếng gõ cửa. Hai người đàn ông lúc nãy đẩy một người trùm áo mưa. Một người lột chiếc áo mưa ra thì thấy hai tay cậu thanh niên bị trói ngoặc lại sau. Người đàn ông có ria mép quát khẽ:
- Quỳ xuống đó mày!
Người quấn khăn cổ vẫy cô gái bảo:
- Hai đứa quỳ đâu mặt lại, cho tụi bây hôn nhau lần cuối rồi chết. Nói xong anh ta cầm lấy cây gươm quay cán lại Tư Hồng Kỳ, nói:
- Cây gươm này rèn bằng thép lấy ở xác ô tô bờ-lanh-đê bị đốt cháy trong trận Hòa Bình năm 1952 chém gỗ ngọt như chém chuối. Ðại ca hãy cầm lấy chặt một phát rụng hai cái đầu hoặc lụi một cái xuyên qua hai trái tim phản phúc.
Mọi người đã thấy trước lưỡi gươm đâm lút cán, hai cái xác ngã lăn dãy dụa trên vũng máu loang đầy đất.
Tư Hồng Kỳ nói:
- Ta bắn người không gớm tay khi người đó bị lên án kìa! Còn hai em không có tội gì với
ai hết.
Hai người đàn ông trố mắt nhìn nhau qua đầu đôi tình nhân giây lâu. Người đàn ông
quàng khăn cổ từ từ cổi chiếc khăn ra đưa cho Thanh Hà bảo:
- Hãy lau mồ hôi cho thằng Tấn rồi dắt nhau đi đi. Sao con quỳ đó?
Lúc này cặp uyên ương mới hoàn hồn, từ từ đứng dậy và dắt nhau lại mở cửa bước ra. Người đàn ông có ria mép nói với Tư Hồng Kỳ:
- Sao đại ca lại tha cho chúng nó?
- Không phải ta tha. Chính chúng nó không có tội gì. Tao không muốn làm quan tòa dẫm lên công lý. Trong khi công lý nằm ở trong tay chúng nó.
Chín Ủi cũng hết run. Y nói:
- Ðại Ca thiệt đáng mặt đại trượng phu!
Một trong hai người đàn ông treo cây gươm lên tường rồi cả hai từ giã Tư Hồng Kỳ đi ra. Chín Ủi trình bày kế hoạch hiến dâng mỹ nhân cho Chị Hai Thanh Xuân để bảo vệ sức
khỏe trung ương. Nghe xong Tư Hồng Kỳ nói:
- Chị Hai đã từng phá nát cái giàn máy cai trị Nam Kỳ, suýt chút nữa công lao của đảng trở thành dã tràng xe cát, nhưng cũng may cái số của chế độ ta đỡ hơn Nhà Thang thời Mạt Trụ nên đảng đã thoát nạn Ðường Sơn. Ta thấy em có vẻ hão hán trong làng nên mới được chị Hai giao cho cái trách nhiệm này. Nay ta đã đến lúc cận địa viễn thiên ta suy nghĩ về thời thế cũng nhiều. Em ở đây chơi, sẵn dịp này tâm sự vụn với nhau cho nhẹ lòng.
Tư Hồng Kỳ gọi Chín Ủi bằng em ngọt.
- Anh nay không còn sống mấy lăm hơi nữa em. Nếu vào lúc xế chiều này mà đi tranh với đàn em một con đàn bà thì đáng xấu hổ lắm. Ông Giáp lừng danh là thánh thần ở Ðiện Biên, vì đàn bà mà hư danh, ông Ba Duẫn quơ vợ người ta khắp từ Nam chí Bắc, sau cùng lấy con đào hát cải lương rồi giết cả vợ chồng người ta. Hèn hạ nữa là đổ thừa cho tình báo Trung Quốc giết. Còn ông Ðồng thì ngủ với chị bếp đẻ hai thằng con trai, bộ chính trị không cho khai sinh với họ Phạm. Ông Lê đức Thọ lấy con ở của địa chủ mà tưởng là con gái của địa chủ, nổi tiếng sợ vợ khắp Hà Nội. Sau cùng là bác Hồ của chúng ta. Anh nói ra đây không phải để vạch lông cho ngưòi xem thẹo nhưng đây là kinh nghiệm lớn của cách mạng. "Xe trước gãy, xe sau phải tránh". Ðã không tránh lại còn lao vào vết đổ của xe trước. Chuyện của bác che giấu được ngót 80 năm, rốt cuộc cũng xùy ra. Mà xùy từ cái lỗ rò chính chớ không phải do mội vớ vẩn? Vì thế toàn đảng chỉ gỡ gạc cầm chừng chớ không thể hùng hồn cãi chính được. Vì nhân chứng sống còn sờ sờ kia. Cậu còn trẻ...
- Trẻ gì nữa đại ca ơi!
- Tôi nói cậu trẻ là trẻ hơn cụ Hồ chứ phải trẻ hơn ai đâu mà vội mừng. Cậu nghĩ thử coi. Cái chất nhí nó hại bọn mày râu mình ghê gớm chưa. Ðến bậc hùng anh như cụ Hồ mà cũng lụy vì nàng. Ðã giữ được tiếng tăm gần suốt đời rồi còn ham hố chi cái húm tí tẹo đó. Bao nhiêu tiếng thơm trở thành thối hoắc. Chuyện cô Xuân làm sao ém được. Cậu bé Trung giấu lỗ mô cho kín? Tôi nói té ra phạm thượng, nhưng phải nói thì mới nhẹ lòng. Các đồng chí trung ương của mình không đồng chí nào đáng mặt lãnh tụ hết cả. Càng làm lớn càng tội nhiều. Nhân Dân không dám nói chứ thực ra họ biết hết. Anh Ba Duẫn chả bảo "mắt nhân dân là mắt khóm" là gì? Do những chuyện mà tôi chính mắt ngó thấy tôi mới xét lại tôi và đối xử với các cậu trẻ trong làng như vừa rồi cậu thấy đó! 70 tuổi còn xí quách đâu nữa mà hòng. Lão Trần Quốc đã chẳng khoe với cô Xuân cái tuổi trẻ ngũ tuần của lão ta để hạ bệ ông già 68 là gì?
Còn nói về ban bảo vệ sức khỏe trung ương thì tôi nghĩ ngược lại. Ðó là phá hoại sức khỏe của trung ương thì có. Cái nàng siêu sao làm cho thằng Huỳnh Long văng dênh sẽ cấy vào đó thì chẳng những Huỳnh Long mà Hắc Long, Xích Long Bạch Hổ cũng rớt vảy sứt móng và chết gục như Phạm Hù du côn Cầu Muối cho coi. Nhưng mà được, để tôi gọi chị Hai đến đây tôi giao cái mầm sống mới cho chị. Tôi biết chi Hai sẽ cấy nó vô đâu. Hiện trong ban chấp hành trung ương có một tay trẻ có ô dù to đang phất mạnh lắm. Ðưa con nhỏ siêu sao này vô là nó
quập liền. Thằng Huỳnh Long đã khai hết, ai cũng có hai lỗ tai ắt phải nghe ra chứ! Ông Kẹ nào bắt nó và thằng Minh Phượng mỗi đứa phải nộp cho Kẹ 10 ngàn đô để đi Ðài Loan, Hồng Kông chơi đào. Chắc ông Kẹ đó phải run gân chớ lẽ đâu điềm nhiên tọa thị được? Ấy vậy mà kẹ ta không sứt một sợi lông lại còn phất lên mạnh. Kẹ ta muốn ngủ với vợ con ai, với cô nào thì cứ ra lệnh, ai cãi lệnh thì mất chức bị trù dập không ngóc đầu lên được. Ðơn tố cáo hắn đã ngập lên tới mũi nhưng trung ương cứ lờ đi mà còn sắp đề bạt hắn vô bộ chính trị. Có kém gì hôn quân ưu đãi nịnh thần ngày xưa không? Nhiều chuyện lắm, kể không hết.
Tôi làm cận vệ cho ông nhạc nó lúc nó còn là tên vô danh và bất tài nhưng nó được hứa hẹn chức tước nọ kia để nó cưới con gái Dạ Xoa của cụ Cố. Cưới xong vài tháng nó nhảy vọt vô trung ương, rồi có một lúc 3 con nhân ngãi. Bây giờ nổi tiếng giàu nhất Việt Nam và nhiều bồ nhí nhất Hà Nội. Nhờ bố vợ nó còn phất nữa lên tổng bí thư chửa biết chừng. Hắn đền ơn đáp nghĩa bằng mua cho bố vợ một cơ ngơi 4 triệu đô ở bên Thụy Sĩ. Chuyện đời lắm dây mơ rễ má lắm cậu ơi. Trước kia chàng rể dựa bố vợ, bây giờ bố vợ nhờ chàng rể. Cả hai cùng ăn nên làm ra nhất Việt Nam đấy! Dân chúng bất mãn đã đành, chắc cậu còn nhớ vụ cụ Hoan cũng chịu không nổi, bỏ chạy sang Tàu kêu rùm lên "Lê Duẫn là Thái Thượng Hoàng" chứ? Vụ này rùm beng một lúc. Cụ Lê bắt nhốt ông bộ trưởng công an trong hầm bùn lên đến nửa ống chân. Chỉ 6 tháng ông bộ trưởng bỏ xác. Sau cụ Hoan còn biết bao nhiêu cụ khác. Cụ Thiếu Tướng Ðặng kim Giang, cụ Trung Tướng Nguyễn văn Vịnh, cụ Thiếu Tướng Lê Liêm v.v...đều bất mãn và đều bị bỏ tù. Ðến đời Thượng Tướng Chu văn Tấn cũng bị tù rồi chết trong tù. Cụ Lê quãng Ba, trưởng ban sắc tộc Trung ương đảng cũng chịu chung số phận. Tôi là hạng cá kèo, không dám trèo cao noi lớn nhưng xem cả cái sự đời quả thực là không yên bụng chút nào.
Tư Hồng Kỳ rót rượu mời Chín Ủi và hỏi:
- Cậu biết rượu gì đây không? Trung ương ngự tửu đấy. Thứ rượu phá hoại sức khỏe trung ương đấy. Công thức của Chị Hai Thanh Xuân viết ra và do nhà thuốc Ông Tiên Cần bào chế. Tôi nói ra chắc cậu lấy làm lạ và cho tôi phạm thượng. Nhưng tôi bảo đảm với cậu là tôi nói sự thật. Cái công thức pha chế này chính nó hại trở lại bốn cái đức tính do cụ đặt ra. Và nó hại sức khỏe của người đặt ra những đức tính đó trước nhất. Cậu nên nhớ rằng trong suốt lịch sử Tây Tàu và Ta không có mấy ông vua sống đến 60. Nhưng cụ ta thọ đến 79 là do Ông Tiên Cần chăm sóc nhưng cũng do chính ông ta làm cho cụ sụm bà chè….
- Vậy sao bác bảo là bài thuốc gì đó phá hoại sức khỏe của cụ?
- Nó không những phá hoại sức khỏe mà nó còn hại cái luân lý đạo đức của cụ nữa.
- Bác nói tôi không hiểu gì cả.
- 68 tuổi đi lấy con gái 18 tuổi thì chỉ có vua chúa thôi! Bác là lãnh tụ vô sản chứ đâu phải vua. Bây giờ bác qua đời rồi, mọi việc bưng bít mới xì ra. Nhân dân mới té ngữa. Thì ra thế!
Tư Hồng Kỳ ngưng lại hồi lâu nhâm nhi ly rượu màu nâu sậm, rồi chép miệng:
- Chú làm một ly đi rồi tối nay chú thấy khó ngủ. Chú phải đi một đường Karaoke cho hạ hỏa. Ðây là tinh dái dê, dái trừu Mông Cổ ngâm với Sâm Cao Ly hoặc dương vật bò tót Tây Tạng ngâm với nhung nai, thanh niên uống 3 chung nứt da liền, còn già Rô, già Chuồn thì 3 chung trở thành Tây Rô đi tìm Ðầm Rô, Ðầm Bích…Lợi hại hơn Tam Xà Ðởm của Sài Gòn nhiều nghe chưa?
Chín Ủi hỏi:
- Làm sao bác biết những chuyện như vậy?
- Ðó là những chuyện thường ngoài dân chúng nhưng đem vô trong phòng bào chế của
Lão Cần thì nó trở thành chuyện thâm cung bí sử.
- Lão Cần là ai?
- Ðảng viên một lượt với Ba Duẫn chuyên lo "bếp núc" cho Bác từ trên Việt Bắc về Hà
Nội cho đến khi Bác đi theo Mác Lê.
Chín Ủi thấy câu chuyện càng ngày càng mở rộng nên không sợ lộ mặt nạ nữa. Nếu có lộ thì Chín Ủi còn có lắm đường phép đỡ gạt, bèn hỏi:
- Con siêu sao này bác định cắm vào đâu?
- Tôi còn phải hỏi chị Hai. Chị ấy, chớ không phải tôi quyết định.
Chín Ủi nghĩ thầm: Như vậy thì ta phải làm cho Lã Bất Vi yết kiến cả "vua Tần lẫn Hoa Dương Hoàng Hậu". Bèn rút tấm các để lên bàn. Hồng Kỳ liếc thấy: Phu Nhân Thượng Tướng Hoàng su Phì. Dòng chữ ngời ngời trên nền giấy hồng nhạt.
Chín Ủi nói tiếp:
- Phu nhân Ba Sao có lời nhắn với anh Tư giúp đỡ. Bà là người nhân hậu sẽ không bao giờ quên ơn anh Tư.
Chín Ủi nói xong rút bút viết mấy chữ sau lưng tấm "các" và hai tay đưa cho Tư Hồng
Kỳ.
gật gù:
Tư Hồng Kỳ chậm chạp đua hai ngón tay kẹp lấy tấm thiếp và đút vào túi không xem, rồi
- Tưởng ai lạ, ai dè, không lạ lắm. Uống thêm chút nữa đi cậu. Bây giờ ngoài pít mới nhập
cuộc, hãy còn sớm.
Chín Ủi nâng ly nốc cạn, liếm môi rồi nói:
- Nếu bà chủ em vui lòng đến đây để hội kiến với anh Tư thì có tiện không? Tư Hồng Kỳ ngẫm nghĩ một giây rồi nói:
- Ðối với tôi thì được. Nhưng để Thượng Tướng Phu Nhân đến thì bất tiện cho phu nhân lắm. Rồng đâu có phép đến nhà tôm!
- Dạ, anh Tư cũng là quan chức nhà nước và đảng chứ đâu phải người thường.
- Tôi ấy à? Tư Hồng Kỳ phá lên cười khần khặc một thôi dài. Hồi trước kìa chớ bây giờ hồi hưu rồi! Nhưng mà cần gì phải hội kiến. Tôi ghét hội nghị và bàn tới bàn lui lắm. Như mấy ông cố nội trung ương đấy, nay họp mai hội, hết nghị quyết tới chỉ thị, hết đẩy mạnh tới quyết tâm nhưng có đi tới đâu. Hết ông già Linh rồi tới ông cố Mười, rồi kế ông Phiêu ông Phỉnh, đất nước vẫn càng ngày càng rơi xuống hố với cái quốc nạn tham ô. Cái chỉ thị phê tự phê của cụ Phiêu rồi đến cái kê khai tài sản của cán bộ trung ương, học tập thì học, học xong để đó chứ có ai thi hành đâu. Chỉ có hai cái ô thôi mà vùng vẫy hoài không ra nổi.
Chín Ủi nghe Tư Hồng Kỳ lên giọng chỉ trích (lén) mà tưởng cụ Hồ tái sinh, chỉ gật gù tán thưởng chớ không thêm thắt chữ nào. Còn Tư Hồng Kỳ có đối tượng nghe thì hăng hái tiếp.
Hắn trợn mắt:
- Tại sao có tình trạng này? Là vì Thượng bất minh, hạ bất chánh. Thượng bất chánh, hạ tắc loạn. Trung ương đã không tự chế được trong vấn đề tham ô thì còn bảo ai được? Trung ương không tự phê thì bảo toàn đảng tự phê làm sao? Nếu có ai dám phê bình trung ương thì bị trù dập. Ông Hoàng minh Chính và ông Trần Ðộ là ai mà dám đề ra hằng lô khuyết điểm và yêu cầu đảng sửa chữa? Nhưng kết quả kẻ bị tù, người bị quản thúc và lột chức, khai trừ?
61 nhà triệu phú đô la do ông Phiêu đưa ra sau chuyến đi Tây về, trong đó có bao nhiêu trung ương ủy viên và bộ trưởng? Ông Linh là người tổng bí thư duy nhất đòi bắt bỏ tù vợ chồng ông Võ văn Kiệt, đã bắn phát đầu tiên vào trận địa "Ðiện Biên Phủ tham nhũng". Nhưng rồi súng vẫn im lìm. Không có tiếng vang. Không ai hưởng ứng. Thành trì "Ðiện Biên Phủ" xây bằng "đô la" ngày nay đến 10 ông Ðại Tướng Võ nguyên Giáp cũng không hạ nổi. Ngược lại càng tấn công nó càng mọc ra nhiều phòng tuyến. Dùng trọng pháo thì đạn bắn đi lại xoay trở lại nổ vào đầu pháo thủ. Ðấy ông lớn chủ tịch ủy ban bài trừ tham nhũng vừa bị tử hình, có phải là chuyện thế gian hy hữu hay không? Nhưng rồi cái chết của ông ta có ảnh hưởng gì trong đội ngũ hạm chín đầu ba đuôi do ổ hạm Ba Ðình nuôi dưỡng không? Ngược lại các nơi còn nảy ra thêm những bầy hạm con ăn từ bát cháo của nông dân ở Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Dương đến những
con hạm đầu rắn nuốt một phát hàng công-ten-nơ thuốc ma-túy. Hạm đông đúc, lúc nhúc cho đến đổi thằng Tây đen lai ở đâu không biết ló ra lập "Trung tâm phục hồi nhân phẩm" và "Trung tâm trau dồi đạo đức". Mỉa mai thay trên bảng hiệu mặt tiền, hai chữ "Ðạo Ðức" chỉ còn có hai chữ "Ð.Ð". Và còn mỉa mai hơn nữa bên trong hai cái trung tâm này là sân khấu của những vở kịch phản đạo đức mà tác giả cũng đồng thời là khán giả. Càng buồn cười hơn nữa "Trung tâm phục hồi nhân phẩm" và "Trung tâm trau dồi đạo đức" lại được 75% cán bộ tới lui thường xuyên. Và do một tên Tây đen làm Tổng Giám Ðốc cho nên càng phục hồi và càng trau dồi thì nhân phẩm và đạo đức nó cứ đen thủi đen thui như cái nước da ông Tổng Giám Ðốc vậy.
Chín Ủi nhân lúc Tư Hồng Kỳ ngưng để thấm giọng bằng ngụm rượu và hỏi:
- Ở đâu bác biết những chuyện lạ lùng đó vậy?
Tư Hồng Kỳ đặt chiếc ly đánh "cốp" xuống bàn và nói:
- Phải cho là truyện thần thoại của nước ta đó cậu à! Tôi ngồi ở đây nhưng biết hết bên ngoài những gì đã xảy ra. Kìa cậu nghe tiếng nhạc Rốc Riết gì đó không? Tôi thử xem thấy một lần mà choáng váng mày mặt tới bây giờ không dám xem nữa. Cứ hễ nghe tiếng trống kèn nổi lên là tôi chui đầu vào gối như con đà điểu húc đầu vào cát vậy, Nhưng riết rồi cũng quen đi. Bây giờ tôi không chạy trốn nữa. Tôi cứ nghe như tiếng xe ba gá hay tiếng trẻ con la lối, một thứ tiếng động không hồn.
Tư Hồng Kỳ tỏ ra mình là một nhà thông thái bình dân:
- Thời trẻ của tôi trên Việt Bắc, chúng tôi hát bài "Du Kích Sông Thao" của Ðỗ Nhuận, bài Trường Võ bị lục quân Trần Quốc Tuấn của Lưu hữu Phước, "Chiến Sĩ Vô Danh" và "Xuất Quân" của Phạm Duy. Ðó là những bài hát ai cũng thuộc. Cho đến bây giờ hơn 50 năm qua tôi chưa thấy bài hát nào hay bằng. Những bài hát đó đã góp lửa chiến đấu cho tiền tuyến lẫn hậu phương không ít. Ngày nay văn nghệ rụi tàn. Bài hát thì õng ẹo, sách vở thì hoặc khiêu dâm hoặc chửi đảng, thi phú thì trúc trắc đọc muốn điên đầu mà không hiểu nó nói cái gì! Tệ hại hơn nữa mình chê nhạc vàng như Thiên Thai, Ðêm Thu, Ðêm Ðông, Con Thuyền Không Bến để nhập
cảng nhạc Lampada, Chachacha, Ráp, Riết…! Chơi nhạc đó rồi uống thuốc Hồng Phấn, Bạch Phấn chả trách gì hỏng nát con người. Thanh niên bây giờ không phải đi dân công, không đánh giặc, chỉ quanh quẩn các vũ trường, còn làm sao làm rường cột nước nhà được nữa. Ðó, cậu lắng nghe, hết "Làm quá đã" rồi đến "Lòi rốn phơi mông" đó,. Âm nhạc gì vừa hát vừa ôm nhau lăn tròn trên sàn nhảy, thậm chí có những cặp chui xuống gầm bàn làm chó làm heo. Những cặp đó được hoan hô như những dân chơi hạng siêu. Trai gái được tặng danh hiệu Siêu Oải, trời đất ơi. Thế hệ thanh nhiên Hồ chí Minh đâu còn tìm ra bóng dáng nữa. Có câu ca dao: Làm trai cho xứng danh trai. Ði đâu cũng giắt bộ bài trong lưng.
Chín Ủi lập lại câu nói lúc nãy:
- Sao bác biết đến đám oãi nữa?
- Tôi còn biết có phái đoàn oãi Sài Gòn ra đây và đề nghị với oãi Thủ Ðô thay kim đổi dĩa nữa chứ! Thiệt là con Hồng cháu Lạc đúng vảy gà nói.
Bỗng nghe tiếng gõ cửa ầm ầm có vẻ nguy cấp. Chín Ủi ngó qua ngó lại láo liên nhưng
Tư Hồng Kỳ vẫn thản nhiên chậm rãi hỏi:
- Gì đó? Gì nữa thế?
- Dạ có chuyện xung đột!
- Nghinh gái phải không? Tư Hồng Kỳ tà tà bước lại mở cửa và hất hàm qua đầu Chín Ủi
- Hai thằng đó tên gì?
- Dạ cũng thuộc dân trong làng nhưng em không biết tên, chỉ quen mặt.
- Thằng nào đó vậy? Bảo chúng nó điệu giành gái, o gái thời nay không còn cái kiểu thô bạo đó nữa nghe. Yên hùng thì đi chỗ khác chơi. Cấm đến đây.
- Dạ.
Tư Hồng Kỳ quay lại ngồi, rót rượu uống và làu bàu:
- Ðêm nào cũng không mất ba bốn vụ lớn nhỏ "tranh hùng". Cha mẹ nào không biết dạy con cái như vậy?
Chín Ủi nói:
- Ai là cha mẹ của đám dân chơi đó thì bác biết quá biết rồi...Thì rau nào sâu nấy. Con ông cháu cha chớ ai vô.
Lại có tiếng gõ cửa. Tư Hồng Kỳ quắc mắt vào cánh cửa:
- Cái tụi này thật rộn quá he. Vừa đi lại cửa vừa nói. Kệ nó cho chơi đi!
Cánh cửa mở rộng. Một người bồi bàn tay bưng mâm, bước vào vừa để mâm lên bàn vừa
nói:
- Dạ bác Cả! Ông chủ bảo con thưa với bác bữa nay không tìm đâu ra rượu nếp than và cá
lòng tong kho và đuông mía ạ! Bác Cả chịu phiền dùng Whisky pha lemonade.
Tư Hồng Kỳ bảo:
- Bữa nay bác có khách. Cho bác xin thêm một khẩu phần. Người bồi bàn nói tiếng ngoại quốc rất có gió. Anh ta nói thêm:
- Ông chủ cho người chạy khắp Chợ Hôm và Chợ Ðồng Xuân nhưng không tìm ra món ấy
Bà chủ có cho người vô Hà Ðông tìm đuông mía.
Tư Hồng Kỳ cười vui vẻ:
- Ðùa chơi thôi, chớ làm gì có những thứ ấy ở đây. Ðó là sản phẩm của Nam Bộ. Tôi nghe dân nhậu Nam Kỳ ra đây oọc đơ món ấy! Chớ tôi biết đuông mía ở miền Bắc không có. Còn cá lòng tong thì dân Hà Nội đâu còn nhớ nữa!
Người bồi chào và bước ra. Tư Hồng Kỳ mời Chín Ủi:
- Mình cầm đũa đi, làm cho nóng!
Vừa cầm đũa thì lại lộp cộp. Ầm ầm! Cả tiếng chân đá vào cửa. Tư Hồng Kỳ buông đũa
- Tụi này nó không để mình ăn một bữa cơm khách nữa! Tuy nói thế nhưng anh Tư vẫn đi lại mở cửa.
- Hai đứa nó vẫn "găng xi măng" bác Tư à!
- Leo thang tới đâu rồi?
- Chơi tới đồ sắt rồi bác Tư. Cháu bảo chúng nó hãy đình chiến chờ thỉnh thị.
- Cậu biết tên tụi nó không?
- Cũng loại Cha, cha ông nhưng không rõ danh tánh.
- Gọi chúng nó tới cả đây tôi "hầu chuyện"!!! Tư Hồng Kỳ nó rồi ra mở cửa đứng chờ. Một chập sau…Hai cô hai cậu bước vào. Chín Ủi cảm thấy không khí oi bức hẳn lên với
vẻ mặt hậm hực của các cô cậu đáng con cháu mình.
Cậu mặc áo vàng ngoách, hất mặt:
- Thằng nào dám bảo ông vào đây? Không thấy ai đáp, hắn lại gằn giọng:
- Ai? Và hất hàm vào Tư Hồng Kỳ, ông hả? Tư Hồng Kỳ từ tốn đáp:
- Tôi không đáng ông cậu đâu! Ðừng gọi thế tội chết! Gọi bằng bác là phải lẽ rồi. Gã có mái tóc đỏ chạch gầm gừ:
- Không có chẵn lẻ gì hết ráo! Ông gọi chúng tôi làm gì?
- Hì, hì, đừng nóng mà ta! Thì cũng có chút chuyện cần nên mới gọi nhau…Nếu nóng nảy thì làm sao nói cho rốt ráo được câu chuyện.
Gã thanh niên áo vàng từ nãy giờ khuỳnh tay có vẻ ngứa ngáy, lên tiếng:
- Chúng tôi không có chuyện nói với ông.
- Cố nhiên rồi, hì, hì…Tôi đâu có ra ngoài bãi nhảy mà có chuyện gì với ai. Nhưng kẻ đứng ở ngoài sáng suốt hơn người bên trong. Vì thế tôi muốn giúp cho ai kia giàn xếp câu chuyện.
- Chuyện của chúng tôi không cần ông xía vào!
- Không yêu cầu nhưng tôi thấy cần nên cứ can thiệp. Gã áo vàng quay lại nhị vị oãi nữ:
- Cho hắn một bài học đi! Rồi mình ra đi phăng tiếp!
Tư Hồng Kỳ giơ tay lên, trỏ chiếc ghế còn trống bên trong phòng:
- Xin lỗi, tôi chỉ còn có một cái ghế. Mời một đại diện vào ngồi, còn những người khác chịu khó...
Gã áo vàng bước vào phòng đá lăn chiếc ghế, gắt:
- Chúng tôi không ngồi bẩn đít.
- Không ngồi thì đúng vậy. Tư Hồng Kỳ cười nhạt.
- Chúng tôi không rỗi để đứng ở đây.
- Các cháu định làm gì thì trước hết hãy cho biết danh tánh đã. Theo luật giang hồ người anh hùng không đấu với kẻ vô danh.
Gã tóc đỏ chạch và gã áo vàng khè cùng đưa tay lên một lúc, tên này trỏ tên kia giới thiệu:
- Ðó là con ông Phạm thế Quỵt
- Ðó là con ông bộ trưởng Phan minh Hợi. Tư Hồng Kỳ gật gù chào:
- Chào nhị vị siêu oãi! Và tiếp. Cha ăn cướp đẻ con ăn trộm, cha lưu manh đẻ con du côn. Quả y như rằng cách ngôn đã nói. Về gọi bố chúng mày lại đây tao nói chuyện.
Cả hai bị mắng cùng xông tới định hành hung Tư Hồng Kỳ nhưng Chín Ủi đưa tay ngăn:
- Các em biết ông này là ai không?
Tư Hồng Kỳ vẫn điềm nhiên. Chín Ủi trỏ cây gươm treo trên vách:
- Các em nhìn cây gươm kia. Máu còn chưa khô đấy. Tuấn Ngựa và Minh Hà vừa bị đại ca xử. Chúng vừa quì ở chỗ hai em đứng để nhận cái chết, nhưng đại ca đã tha cho cả hai đấy.
Hai gã đầu đỏ và áo vàng sững sờ đứng im như gỗ. Tư Hồng Kỳ với giọng tự tin:
- Hai cháu gái là con của ai, nhắc lại lần nữa nghe coi!
- Nói đi. Ðại ca biết hết trơn á! Chín Ủi bảo. Gã đầu đỏ trỏ đứa này rồi đứa khác:
- Cô này là Thanh Lựu bạn tâm giao của bạn tôi. Còn em này là Ngọc Toàn ý trung nhân của tôi nhưng bị bạn tôi rủ nhảy.
Chín Ủi nghĩ thầm: Thảo nào chúng quyết đấu với nhau. Tư Hồng Kỳ nói:
- Ngọc Toàn có phải là cô học sinh đã ôm hôn người bạn cùng lớp ở giũa phiên tòa đó
không?
- Dạ phải! Gã đầu đỏ chạch đỡ lời. Chính cô ta. Còn tên học sinh bị tòa kiện án treo chính là tôi. Tôi tên là Phạm Thế Nguyệt đây!
- Rồi việc gì hai cháu định thư hùng với nhau?
- Dạ, chả có gì lắm đâu. Thằng bạn thân của tôi quèo móc rủ ý trung nhân của tôi ra nhảy Bốp với nó. Xong rồi nó còn rủ nàng "đi Liên Xô". Nàng thuật lại với tôi, tôi nổi nóng thách đấu súng với nó.
Ngọc Toàn thêm vào:
- Dạ cháu là vợ có cưới hỏi của anh Hoàng Tuấn ạ. Nhưng Tuấn không yêu em mà lại yêu con Thanh Lựu. Cho nên thừa lúc phái đoàn Oải Thành Phố Bác ra Hà Nội đề nghị thay kim đổi đĩa "thì anh Tuấn ưng liền. Ảnh đổi em để bắt bồ với Nữ oải trường Sài Gòn. Con Lựu thấy Tuấn
thay đổi người yêu như thay tã nên không đi với anh Tuấn nữa mà lại hòa hợp với anh bạn áo vàng của em".
- Mai kia oãi Sài Gòn trở về Sài Gòn rồi thì Tuấn còn ai?
- Dạ thì Ngọc Toàn là vợ có cưới hỏi thì tất nhiên phải trở lại với chồng. Còn con Lựu thì đi chơi với bạn em nhưng vẫn luôn luôn là ý trung nhân của Tuấn.
Tư Hồng Kỳ nói:
- Như vậy các cô các cậu đều thay tim như thay tã chớ có riêng một người nào đâu.
- Dạ đúng thế! Nhưng người nào yêu người nào hoặc người này ở với người kia mà không yêu, tất cả đều Bê Tê Vê Ðê (btvd) hết á. Trên đời này có ai yêu ai mãi và có ai ghét ai hoài đâu. Việt Nam với Trung Quốc như môi với răng mà rồi vẫn đánh nhau chí chết. Ðánh nhau vều môi gãy răng rồi lại ôm hôn nhau vỗ đầu vỗ mông nhau mà thế giới có cười chê gì đâu. Chuyện quốc tế còn thế huống nữa là hai cá nhân đối với nhau.
Tư Hồng Kỳ trỏ từng đứa một và nói:
- Cháu gái này về hỏi mẹ cháu là bà góa phụ Ðại Tướng đó. Còn cháu này về hỏi bố cháu là Bộ Trưởng Bộ Ăn Năn, nếu ổng bận thì lên hỏi cụ Cố tức là ông Ngoại của cháu đấy coi quan niệm luyến ái như thế có phải là luyến ái cách mạng không? Nếu mẹ cháu, bố cháu, ông ngoại cháu nói là đúng thì lại đây, bác nằm giữa đường cho các cháu đánh đòn.
Chín Ủi thừa thắng xông lên bước lại phía sau lưng Tư Hồng Kỳ và nói:
- Xin lỗi bác Tư, cho cháu xin vô phép! Bác tha lỗi cho cháu! Nói rồi hai tay giỡ áo Tư
Hồng Kỳ lên bảo: Các cháu lại đây xem cái lá bùa này!
Oải Thanh Lựu nói:
- Bác Tư có học gồng nên xâm mình chớ gì mà coi!
- Ờ, lại đây coi con rồng xanh bác xâm trên lưng bác!
- Ông già gân dữ he. Hèn chi ổng giữ an ninh cho tiệm này!
Bốn đứa bước lại nghểnh cổ nhình. Chín Ủi trỏ cái thẹo bằng bàn tay một nửa nằm bên này, một nửa nằm bên kia xương sống. Một vệt đỏ hỏn chạy ngoằn ngoèo dài xuống chí lưng quần. Rượu càng vào cái thẹo càng ửng lên như con rồng muốn trương vi múa vút bay lên.
Chín Ủi mưốn nhắc lịch sử của cái thẹo này nhưng không hiểu tại sao lại thôi. Thì lại có tiếng đập cửa. Một người chen vào: Tấn Ngựa.
Sở dĩ Tấn Ngựa có cái tên mình đi kèm tên Ngựa là vì Tấn có tài chạy nhanh như ngựa. Lần nọ có một tên cướp chạy Honda ngang xớt cái bốp đầm của một người đàn bà ở trước cửa bảo tàng cách mạng, Tấn đang đứng nhởn nhơ gần đó thấy người đàn bà la ú ớ hai tay quơ quơ chới với. Tấn biết ngay và chạy đuổi theo chiếc Honda đến trước cửa Bệnh Viện Việt Xô thì Tấn chụp được bánh xe sau lôi xe đứng lại. Tư Hồng Kỳ nghe chuyện đó bèn thu Tấn vào ban bảo vệ nhà hàng. Từ đó Tấn có tên Tấn Ngựa.
Tấn Ngựa xuất hiện làm Tư Hồng Kỳ phát quạu:
- Mày còn trở lại đây làm gì?
- Báo cáo anh Tư em định cho con Minh Hà mò tôm rồi
- Tại sao vậy? Tư Hồng Kỳ gắt to lên.
- Tại vì nó mà em trở nên đứa bất nghĩa với bậc trưởng thượng và anh em trong làng. Tư Hồng Kỳ đi đi lại lại gầm gừ một lát rồi bảo:
- Em làm vậy anh mang tiếng tàn nhẫn. Vong hồn con Minh Hà nó sẽ theo oán trách anh suốt đời. Những cái chết có khi lại không phải là dấu chấm hết của một cuộc đời.
Tấn Ngựa nói:
- Nếu em cứ để nó đeo em thì dân làng chơi chế diễu khinh rẽ em chịu sao nổi anh Tư! Hơn nữa bây giờ em đến gần nó, em thấy nó là con qủi sứ chớ không say mê như trước nữa!
Tư Hồng Kỳ chưa định trả lời ra sao thì có ngưới tới xin ra mắt. Ðó là một nguời trung
niên giọng nói toàn là dấu nặng:
- Chào anh Tư!
- À, chú Vinh. Mạnh giỏi hả? Lâu quá mới gặp lại.
- Dạ em tới đâu ngày hôm qua nhưng người ta không cho vào. Nếu không có lệnh của anh chắc em bị nạn. Nói xong anh chàng mở chiếc giày bắt heo lấy ra một gói nhỏ. Chuyến ni chỉ được từng này thôi anh Tư à. Bò đen chận hết các ngách, em liều chui qua rú rậm mới thoát đấy.
Tư Hồng Kỳ vui vẻ:
- Ðược bao nhiêu hay bấy nhiêu. Lúc này gần đại hội nên các ngành thi đua lập công dâng đại hội để chủ tướng mình được vô trung ương. Tụi bò vàng, Cò đen được lệnh con heo trung ương siết chặt một thời gian rồi đâu lại vào đấy như thằng cha Lê thế Tệ lái xe jeep chỉ huy chuyến buôn lậu vĩ đại mà rốt cuộc thằng Vũ xuân Tê lại tử hình.
Anh chàng tên Vinh nói:
- Ðịa bàn này em mới tìm ra có thể hoạt động đến bốn, năm tháng mới bể. Vẫn không ai
ngờ.
- Tại sao vậy?
- Vì đó là nơi lỗ rốn cách mạng!
- Là chỗ nào?
- Là nơi Xô Viết Nghệ Tĩnh, quê của bác Hồ. Trung ương sửa sang ngôi nhà lớn trùm lên
ngôi nhà của cụ Phó Bảng. Tỉnh ủy Nghệ An đang đi lùng chuộc các cây cột nhà cụ Phó đem về ráp lại.
- Ðã đủ cả bộ chưa?
- Còn thiếu một cây cột ngoài hàng ba. Xã ủy đang làm rào chung quanh bụi tre và cái giếng Cóc chỗ thiếu thời bác thường ra đó chơi. Huyện lỵ sẽ kiến thiết tân kỳ. Nói chung sẽ làm Thánh địa như Đền Kiếp Bạc hay Đền Hùng Vương. Cho nên không ai ngờ là địa bàn hoạt động của cái chợ cần sa ma túy hiện nay thịnh vượng nhất.
Trong một nhà, cả gia đình đều choác. Chồng chích cho vợ, con chích cho cha. Có công tác xã hội, ủy ban phải phát thuốc phiện thì kêu gọi thanh niên mới đi. Cán bộ cũng thế! Huyện xã không hay à?
- Hay thì hay chớ không bắt. Giáo dục thôi rồi thả về.
- Kỷ luật gì lạ vậy?
- Bắt thì nhốt ở đâu cho hết? Trời ơi, người ta buôn lậu đi hằng đàn như đi dân công vậy. Chồng bị bắt thì vợ đi. Mẹ bị bắt thì con đi. Ðường dây không khi nào mà ngưng dứt. Huyện có bắt học tập thì họ bảo chỉ thị của đảng là "dân giàu nước mạnh" nên họ cứ việc buôn bán làm giàu. Nhiều hiệu trộn bán á phiện công khai. Chủ tiệm là người Khơ mú, người Thái, người Việt Nam, người Tàu. Ai cũng đến mua được. Thành thử cả huyện như trùm phủ khói thuốc phiện. Nói toạc phổi phèo ra là toàn huyện nghiện á phiện đến cả đứa con nít.
Vinh tiếp:
- Làm giàu nhanh quá nên ai cũng đi buôn. Ngày đi bằng tháng làm. Dại gì không đi! Một người đi, cả xóm đi. Rồi cả xã đi. Bây giờ thì cả huyện đều đi buôn, đi vận tải á phiện. Ở nhà làm ruộng, ruộng đâu mà làm. Vả lại làm ruộng mệt mà không có tiền thành ra đi buôn. Không cần ai xúi giục người ta cũng đi. Một chục cán bộ huyện nghiện hết tám ông. Toàn thể thanh niên nghiện hết. Ðã đi tải thì phải nghiện. Thuốc trong bao cách mồm một gang không hút cũng phí. Một trăm lối mòn trên bộ, huyện chận lối này, họ đi lối khác. Chặn đường rừng, họ đi đường sông. Ở đây không có ghe máy. Mà chèo bơi làm sao đuổi kịp dân địa phương. Con sông Nậm Nôn có trăm ngánh, đuổi họ vào đường cùng, họ quay đầu lại có mà toi mạng với họ. Thôi cứ để cho họ đi, họ choác thì còn mong nọ kia với họ chứ ép buộc như ở đồng bằng họ lại làm hung, mất tuột.
Tư Hồng Kỳ đợi anh chàng nói dứt, bảo:
- Chú báo cáo tình hình buôn lậu á phiện cho tôi ấy à? Tôi không phải là huyện ủy. Vinh cười:
- Em nói để anh Cả thông cảm. Tại sao kỳ này em chỉ đem được có tí tẹo thôi.
- Thế cũng được rồi. Của ít lòng nhiều. Anh chỉ xơi một điếu thôi cho biết cái vị ngon của chất ô-rin. Còn lại thì cũng mất một nửa làm quà...Tư Hồng Kỳ kề tai nói nhỏ, Vinh ngạc nhiên:
- Các cụ cũng đốt ngữ này à?
- Vài ba cụ thôi. Nhưng trước nhất phải để ở tiệm phục vụ khách đặc biệt cái đã.
- Sao không bảo các cụ ra lệnh cho huyện ủy, tỉnh ủy trong đó đưa ra có tiện hơn không?
- Ai biết đâu đấy. Thôi đi ra ngoài đó "xả" đi. Coi cánh hoa mơ nào vừa ý thì hái. Cây nhà lá vườn mà. Có con nai tơ mới ra rừng ngơ ngác, chú bắt nó lên núi xả thịt đi.
Vinh vừa đứng dậy thì anh Tư lại bảo:
- Này, nếu có gặp trở ngại, cho anh Tư hay ngay nhé! Bằng không cho hay kịp thì chậm cũng được. Anh Tư sẽ gọi qua Bộ thì hàng tịch thu lại cũng còn đó. Ỏ trong "bộ máy", không mất đi đâu mà sợ. Có điều là thay vì đi vòng nó đi thẳng mau hơn.
Vinh kể tiếp:
- Chuyện đi vòng, đi tắt anh Tư lo, em không biết nổi. Ðể em kể hết cho anh tư nghe để khi anh Tư có gặp trung ương thì tâu lên dùm. Em sợ e tỉnh không báo cáo tới. Bây giờ ở Thị Trấn Diển Châu Ðô Lương học trò cũng chích hút can không lại anh Tư ơi! Có danh từ là "Bác trồng cháu hái" tức là Hồ Chủ Tịch trồng cây á phiện, cháu hái lá cuộn hút. Một Thị Trấn có đến
50 học sinh chích. Chúng mua kim, chích xong bỏ đầy đường. Trong một gia đình cha con, vợ chồng chích nhau là sự thường. Ở những bức tường công cộng dân chơi thường tụ tập để chích nhau. Có khi lên cơn gấp quá tìm chưa được "bệ phóng", chúng vừa đi vừa chích như người ta ăn chuối vậy.
Vinh vừa kể đến đó thì có người vào báo với Tư Hồng Kỳ:
- Dạ, anh Tư, có thằng dân bụi cầm kim chích lăm lăm trong tay đi vô nhà hàng đến ngay một bàn đông khách giơ kim lên bảo cho nó tiền không thì nó chích cây kim nhiễm Sida vô mình. Ai cũng sợ nên chạy bán mạng. Ðó người ta la lối, đạp bàn đạp ghế đổ ầm ầm đó.
Lại có người báo:
- Công an vây ráp đông quá.
- Kệ họ. Tư Hồng Kỳ bình thản bảo và hỏi: Họ có thấy thằng Sida đó không?
- Không biết nó lẫn lộn đâu mất rồi.
- Còn Công an?
- Dạ! Lớp họ vô nhà lục xét, lớp họ bao vây bên ngoài.
- Ðám nào vậy?
- Chắc của Bộ chớ không phải Sở. Một ông 4 sao hai gạch chỉ huy chung còn mấy ông 1 sao hai gạch, một gạch lềnh khênh.
Tư Hồng Kỳ nói
- Gần tới đại hội đảng nên họ muốn làm sạch Thủ Đô. Ðó là kế hoạch của trên. Mình phải chịu thôi!
Ông Ðại Tá vào ngồi bàn, bà Phú cho một em đem nước ngọt. Ông Ðại Tá mời chị Phú ra hỏi giấy hoạt động. Chị trỏ lên tường, khung kính lộng tờ phép có mộc đỏ chói. Ông Ðại Tá hỏi:
- Ai ký tờ đó?
- Dạ Giám Ðốc Sở.
- Nhà hàng có bao nhiêu chỗ ngồi?
- Dạ 300 ghế!
- Chắc phải 400 vừa đứng vừa ngồi, tính cả khách không đứng cũng không ngồi thì cỡ
500.
- Dạ, chúng tôi chỉ phục vụ khách ngồi thôi, còn khách khác không đến được.
- Nhà hàng có tất cả bao nhiêu phòng?
- Dạ chúng tôi chỉ phục vụ khách đến phía trước.
- Có phía nào khác cho khách đến nữa sao?
- Dạ mời Đại Tá, dạ…giải khát!
- Cảm ơn bà. Xin cho phép cho chúng xem các sinh hoạt của nhà hàng.
- Dạ chỉ có thế này thôi đấy!
- Nhà hàng có phép hoạt động sau 12 giờ đêm không?
- Dạ chúng tôi đã xin nhưng phép chưa đến. Chúng tôi có hỏi thì ở trên bảo cứ coi như
phép đến rồi.
- Ở đây có múa đôi, cà rô cà kê, Ðít cô không?
- Dạ có, từ 9 giờ đến 11 giờ 30.
- Có múa khỏa thân không? Có làm điều gì đồi trụy không?
- Dạ, thì cũng như các nhà hàng khác.
- Có hút chích không? Có gì đặc biệt không?
- Dạ, xin mời Đại Tá giải khát.
- Có động bí mật không?
- Dạ chúng tôi tuyệt đối bài trừ mãi dâm và mọi hình thức có tính chất ấy.
- Có tất cả bao nhiêu nhân viên phục vụ ở nhà hàng này?
- Dạ trong sổ ghi 32 người.
- Số người không có ghi trong sổ bao nhiêu?
- Dạ con số ấy rất linh động.
- Ở đây có nơi mát xa không?
- Dạ trước đây có, nhưng dẹp bỏ lâu rồi vì nó bị chê là lạc hậu.
Ngài Đại Tá ngưng thẩm vấn bà chủ nhà hàng, ra lệnh cho các sĩ quan lục soát rồi quay lại bảo bà chủ:
- Bà vui lòng cho xem giấy hành nghề của các cô em phục vụ ở đây.
- Dạ!
- Bà cho các cô ấy ra trình diện tôi và giấy hành nghề của các cô đã quá hạn hoặc không hợp lệ. Vậy xin mời các cô đến làm việc ở "Trung tâm phục hồi nhân phẩm" và "Trung tâm trau dồi đạo đức" ở phố Hàn nồi. Ðúng 8 giờ 30 sáng mai phải có mặt. Nếu vắng mặt thì xem như bị đình chỉ hoạt động vô thời hạn.
Còn riêng bà, chủ nhà hàng đã vi phạm các điều 4-5-6 tiết 4 mục A phần 3 của luật giải trí. Bà phải lên trình diện trên Bộ thứ hai tuần sau nghĩa là 4 ngày nữa để trả lời về những điều vi phạm của nhà hàng.
- Dạ Đại Tá có gì thì cho biết.
- Có thể bà sẽ bị phạt hành chánh, bị ngưng hoạt động một thời gian hoặc vô thời hạn. Tôi không có quyền quyết định. Còn hiện giờ xin bà ký giấy nhận phạt.
Viên Ðại Tá gọi người tùy phái đem giấy bút đến ghi ghi một hồi rồi trao cho bà chủ. Bà
Phú liếc thấy tiền phạt là 18 triệu và 8 nhân viên bị mời đến làm việc tại Bộ.
Ông Ðại Tá nói thêm:
- Tùy theo lời khai của các nữ nhân viên, nhà hàng có thể bị phạt nặng hơn. Ðây chỉ là tiền phạt sơ bộ, chưa được ban chấp pháp duyệt y. Mọi việc sẽ được giải quyết rốt ráo và tự nguyện với sự có mặt của bà.
Bà Phú nói:
- Xin Đại Tá cho biết nhà hàng vi phạm như thế nào?
Ông Đại Tá nghiêm trang nói:
- Pháp luật là pháp luật. Trộm cướp không thể cãi nhau với quan tòa. Tôi cho bà hay có hằng trăm lá đơn thưa nhà hàng này. Ðây là ổ chứa đủ loại vi trùng nguy hiểm, phá hoại cơ thể Thủ Đô. Tôi nhân danh chủ tịch ủy ban bài trừ tệ nạn Thủ Đô đóng cửa nhà hàng này kể từ đêm mai vô thời hạn. Ông Ðại Tá đưa một tờ giấy đen đặc chữ cho bà Phú và nói: Nếu bà còn kỳ kèo thì bà sẽ nhận tờ lệnh này. Ông Ðại Tá đẩy tờ lệnh màu đỏ trước mặt bà chủ.
Bà Phú nhào ngửa chết giấc. Bà biết tờ lệnh màu đỏ một khi đã dán lên cửa tiệm nào thì chủ tiệm chỉ có 3 cách: Một là chịu sạt nghiệp mất hết dịch vụ và uy tín, hai là phải bỏ ra một số tiền khổng lồ để xin thu hồi lệnh với tờ tự kiểm thảo nhận tội lỗi, ba là chạy chỗ khác xin mở dịch vụ với bảng hiệu khác, chủ nhân khác cũng tốn ngần ấy tiền.
Bà chủ ngất xỉu. Ông Ðại Tá cứ bình thản cho rút quân bò vàng, chấm dứt cuộc hành quân toàn thắng, còn mình thì ở lại chờ…giấy tờ của bà chủ.
Các em vực bà chủ dậy và báo cáo cho Bác Tư Hồng Kỳ hay. Bà chủ tỉnh dậy chớp nhoáng. Bác cười bảo:
- Thì mình phạm luật người ta phạt chứ còn kêu rêu ngất xỉu là sao? Người cầm luật thì phải hành xử luật, còn người làm sai luật thì phải chịu phạt, kêu ca ích gì. Bà chủ và các cháu trong nhà chuẩn bị ai làm việc nấy.
12 vũ nữ thường trực được mang tên riêng của nhà hàng với chữ Hồng đi đầu. Hồng Dạ, Hồng Cúc, Hồng Lan, Hồng Hà...được dân chơi gọi là Thập Nhị Hồng Hoa tiên cô hoặc 12 con
cá heo, lần lượt được gọi ra trình diện ngài Đại Tá chỉ huy trưởng, Trung Tá và các Thiếu Tá, Đại
Úy trong ban chỉ huy cuộc ráp.
Các em làm việc rất vất vả gần như 24/24. Ban ngày thì các em phục vụ ở khách sạn Hồng Hoa và cà phê Hồng Thủy cũng là 2 điểm ngánh của Ðêm Màu Hồng. Từ phút hoàng hôn xuống thì những em ăn khách nhất được gởi tới làm mồi câu ở Ðêm Màu Hồng năng nổ hơn. Các em hôm nay đang làm nhiệm vụ trong phòng cà phê đùi, cơm tấm ôm, câu ôm, ngủ giờ ôm v.v… thì được lệnh bà chủ tập trung lại để ngài Đại Tá xét…giấy và tờ. Các em Hồng đến gần đủ mặt, da thịt chưa kịp phủ lên một lớp nhung lụa, còn phơi phới hồng tươi bát ngát hương hoa, trình diện nhưng gò bồng đảo và lạch đào nguyên sương còn ngậm chỉ được ngụy trang sơ sài với hoa lá nhân tạo. Ngài Đại Tá nhẩm đếm đi đếm lại mấy lần nhưng vẫn thấy vườn hoa thiếu một đóa, nghĩa là thay vì 12 thì chỉ có 9 tiên cô. Ngài Đại Tá nổi giận đùng đùng. Như thế này thì nhà hàng xem thường pháp luật quá lắm. Nhưng trận lôi đình xẹp xuống ngay vì tiên cô Hồng Loan ngang nhiên bảo, ai nấy cũng nghe rõ không sót một tiếng nào:
- Dạ thưa Đại Tá, chị Hồng Hà nhờ em thưa cùng Đại Tá rằng chị đang bận dịch vụ với khách ạ. Bao giờ xong chị sẽ lên sau ạ!
Ngài Đại Tá thuộc thành phần tiểu tư sản và không nặng tai nên nghe thủng đến tận nhỉ tai. Ngài biết cô bé bận dịch vụ với khách cỡ nào nên mới dám vi lịnh của ngài như vậy. Cho nên ngài vui vẻ:
- À được, để tôi thẩm vấn hết các cô này rồi cô Hồng Hà sẽ bao chót cũng được.
Ngài tỏ ra rất thông cảm với việc làm ăn của dân, thật xứng đáng với câu hát trong bài
"Vì Nhân Dân Quên Mình" mà ngài đã hát từ khi mới nhập ngũ.
Nhưng nhân dân bây giờ đã đi quá hớp dân chủ nên lịnh của ngài có vẻ lờn nhất là ở các nơi như Ðêm Màu Hồng. Lờn là danh từ của giai cấp công nhân thường xài cho những cây bù loong mòn răng, vặn rông-đền không bắt nữa.
Cô Hồng Hà vắng mặt và được báo cáo, vậy là có kỷ luật lắm rồi. Có lẽ các tiên cô noi gương kỷ luật đó chăng, nên một cô khác lại báo cáo:
- Dạ còn chị Hồng Mi thì cũng xin vắng mặt vài tiếng ạ. Còn chị Hồng Trang thì xin mai
sẽ đến.
Thế này thì quá lắm. Ngài Đại Tá không còn giữ tinh thần kiên nhẫn cách mạng được nữa.
12 đội viên mà vắng đi 3, vậy là đơn vị mất đi 1/4 nhân lực thì làm sao mà diệt địch??
Một em lại phát biểu:
- Thưa Ðại Tá, xin Đại Tá thẩm vấn chị em tôi đi cho. Chúng tôi không quen đứng không, phí thì giờ lao động vàng ngọc như thế này thì uổng.
- Thì các cô ngồi xuống đấy! Nhưng ngài Đại Tá vốn cao kiến về quân sự nên vừa ra
"lệnh" xong lại ra "phản lệnh" ngay. Khoan, các cô cứ đứng thêm một tẹo nữa.
Ngài Đại Tá nãy giờ không trông thấy tình tiết tóc mây da phấn chân mày vòng nguyệt gì hết chỉ thấy những vệt đen và những dãy nõn nà. Bây giờ mắt mới được in hình những cặp đùi
ếch đã lột da. Rồi ngài phán:
- Muốn thẩm vấn có kết quả phải đi từng người, phải đặt ra nhiều câu hỏi và trả lời bằng mồm, phải tra xét từng ngóc ngách một, chứ thẩm vấn sơ sài bề mặt thiếu chiều sâu phỏng có kết quả gì? Hơn nữa phải kín đáo một cá nhân và một cá nhân thôi. Chớ thẩm vấn theo lối hợp tác xã thì còn ra cái thể thống gì!
Các cô nghe ngài Đại Tá phân tích thì hãi quá nhưng lại mong chóng xong để đi công tác. Bà chủ ở đâu xuất hiện ra đúng lúc như nhân vật trên sân khấu. Bà nói:
- Dạ thưa Đại Tá, em đã cho dọn sẵn phòng để Đại Tá và các vị trong ban chỉ huy thẩm vấn các cô hoạt động thiếu giấy phép ạ.
Ngài Đại Tá dõng dạc bảo các vị trong ban chỉ huy như một bản nhật lệnh công tác:
- Tùy khả năng, hoàn cảnh, yêu cầu cách mạng và đối tượng, các đồng chí hãy tiến hành. Thời gian không hạn định, miễn đạt kết quả vượt mức thì thôi! Có đồng chí nào yêu cầu đặc biệt gì không?
- Dạ không, một tay nói. Chỉ ngại làm mất lợi tức của các cô. Bà chủ bặt thiệp trả lời:
- Xin quý vị không phải bận tâm. Chúng tôi bao giờ cũng có lực lượng dự trữ cũng như
trong tổ chức cách mạng hễ có lỗ trống thì cũng có cán bộ để lấp ngay.
Ngài Đại Tá bảo bà chủ:
- Mấy cái máy computer hình độc kia… Bà chủ biết ý ngài Đại Tá, bèn thưa ngay:
- Dạ ba cái đó mới về nên chưa có chỗ bày ra rộng rãi, khách xem chen lấn, xem ké cũng nhiều. Dạ, để tôi cho dẹp bớt vô trong "phòng" để Đại Tá "xem xét" ạ.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo