You can never get a cup of tea large enough or a book long enough to suit me.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
ột người có bộ mặt vằn vện bụng to, chân đi cà khêu, đội nón cao vót kiểu hề của gánh xiếc quốc doanh, anh ta đi ngoài đường, cao hơn doàn người đi bộ giữa đường đông như kiến cỏ, một thước Tây.
Đây là một khu tự lập, nghĩa là không phải của chánh phủ lập ra như Chợ Đồng Xuân hay
Chợ Hôm. Mới đầu nó chỉ là nơi tụ điểm của mọi tầng lớp thất nghiệp, vì muốn giữ sắc đẹp cho Thủ Đô nên họ lại dời xuống đây từ các Phố Tràng Tiền, Hàng Quạt, Hàng Bún v.v...Dần dần người thất nghiệp đông lên, các nhà giàu đến đây để tìm thuê người lao động tay chân gồm phần lớn là trung niên và trai tráng, rồi bây giờ thêm vào đó nữ giới. Hằng ngày đông đến cả nghìn người. Do đó người ta gọi là "chợ Người". Những món hàng người nhiều cỡ, nhiều kiểu được mua ở đây, khi về với chủ thì được dùng vào những việc khác nhau mà món hàng phải nhận như một số phận. Có lẽ để cho nhà nước khỏi chói tai, không biết ai đã văn nghệ hóa nó bằng cái tên chợ "Cơ Bắp". Chợ Cơ Bắp hồi này phình ra vĩ đại, tuy chưa đủ 36 Phố Phường nhưng cũng thu hút khách Thủ Đô, cả khách ngoại quốc. Người đi chợ tìm thấy mọi nhu cầu cho đời sống vật chất lẫn tinh thần, họ chưa từng thấy, vui có một không hai. Và nay đã được gọi là Chợ Thập Cẩm.
Món mì thập cẩm gồm có mì và tim gan phèo, có khi thêm vài con tôm lăn bột chiên. Chợ thập cẩm cũng có nhiều khu như được một nhà thơ nhân dân khẩu hứng một cách chính xác như trên.
Mua vô mua vô Giá bèo hàng xịn Bảo đảm chất lượng Phục vụ nhân dân
Trăm đường nhiều hướng
Vốn sống trong trướng gấm màn nhung Bà Ba Sao chưa từng quen với cái thế giới hạ đẳng này. Bà có việc đi ngang qua đây thì bảo thằng Xe chạy chậm lại vì người ngợm xe cộ đủ loại tràn lan đầy đường. Bà phóng mắt trông vào và hỏi thằng Xe.
Nó đáp một cách thản nhiên:
- Ở đây bà muốn thứ gì có thứ ấy!
Nó bóp kèn inh ỏi để lấy lối đi nhưng người ta không coi luật lệ ra gì. Xe tránh người chớ người gì lại tránh xe mà bóp còi cho mỏi tay. Bà Ba mãi nhìn anh hề và hỏi:
- Thằng hề này sao giống như thằng hề gánh xiếc quốc doanh vậy? Thằng Xe đáp:
- Bây giờ Thủ Đô có nhiều hề lắm, vì nghề này kiếm ăn dễ cho nên ở đâu cũng có hề gọi là tấu hài. Thậm chí những anh hề diễn dỡ mà người ta cũng cười. Nhưng cái thằng người cao lêu khêu kia không phải là hề mà là cò.
- Cò Tây là những tên đã biến mất từ lâu sao ta còn dùng tiếng cò?
- Dạ đây là "cò" chợ đấy ạ.
Thằng Xe vừa dứt tiếng thì một người đàn ông một người đàn bà xán lại thò đầu vào xe nói lia lịa:
- Bà cần gì ạ? Bà cần gì...?
- Chúng tôi có thuốc mới về. Nhiều mặt hàng xịn. Thằng Xe xua tay:
- Đây là bà Thượng Tướng.
Nhưng hai người đàn ông khác lại dấn tới, một tắp vào chiếc xe hòm bên cạnh một đeo theo chiếc jeep bên này:
- Hàng chúng tôi bảo đảm chưa bóc tem ạ, ô rin trăm phần trăm. Thằng Xe nói:
- Bà tôi có con chó Đức vừa bị đánh trộm!
- À thế thì đúng đây rồi. Tôi bảo đảm bà sẽ gặp lại cố nhân, ủa không, vật xưa về lại với cố chủ. Vừa nói anh cò móc ra một tập ảnh mở banh chìa ra trước mặt bà Ba, rồi tiếp. Chó là con vật trung tín nhất các loài vật. Có khi nó trung tín hơn người. Chó trong nhà có liên hệ với số phận của chủ nhà. Một ông lớn ở gần nhà tôi mất chó tháng trước, tháng sau ông mất chức. Tôi có đủ hết chó Tây, chó Nhựt, chó Bắc Kinh, chó ta. Cò, đóm, luốc, vá, mực, vàng. Con nào là con của bà? Xem đi, xem đi! Dịp may cho chủ, hồng phúc cho chó...Anh cò chó vừa nói vừa lật những trang hình.
Bà Ba có mất con chó không biết ở đâu mà truy tầm. Thấy nhiều ảnh chó chìa ra trước
mắt bà phát động lòng nhớ con vật. Nó của ông Đại Sứ Côn Gô tặng cho chồng bà, chớ đâu phải chó thường. Nghe anh cò nói chó có liên hệ tới sinh mạng chủ nhà, bà sợ quýnh lên, bà hỏi:
- Anh có chó Đức Quốc không?
- Bà mất chó Đức à? Chó Đức là loại chó nổi tiếng nhất hoàn cầu. Nó vừa làm kiểng vừa
làm gác-đờ-co và giữ nhà cho chủ.
- Vâng, mất lâu rồi!
- Nếu là chó Nhựt thì chỉ trong vòng 24 tiếng nó đã thành tiết canh, dựa mận, nhưng đây là chó kiểng thì còn hy vọng tái ngộ.
- Cổ, mình và đuôi chó đều lông xù, người mình thường gọi là chó xi xù ấy mà!
- Nếu thế thì xin mời bà vào đây kia.
- Đây là đâu?
- Là hội chó mỹ thuật đấy ạ! Bà Ba bảo thằng Xe:
- Ghé vào xem.
Chiếc xe jeep của Bà Ba quẹo vào một con đường đầy vết các loại lốp xe mà trận nước lụt vừa qua chưa cuốn sạch.
- Bà cần gì?
Một đám người nam lẫn nữ, kẻ trước người sau đổ xô lại bu hai bên xe cùng hỏi một câu. Thằng Xe cứ cho xe chạy nhưng có những người cản mũi nên nó phải đậu lại.
- Bà vô mua thuốc con đi. Hàng xịn mới ở biên giới về.
- Bà cần thịt gì? Gà vịt trâu bò chó mèo đông lạnh như đồ Mỹ.
- Mời bà vào giải trí, chương trình văn nghệ vốn cỗ dân tộc.
Ba Bà ngồi chết trân nhưng thằng Xe vừa khoác tay vừa hò hét:
- Dang ra!! Tôi không cần gì hết!
Cuối cùng Bà Ba cũng xuống đất được và đi bộ vào chợ. Dưới cái nắng chang chang và hơi nóng hầm hập như trong lò nung.
Anh cò chó lúc nãy vẫn đeo dính, bây giờ xuất hiện nhã nhặn cúi đầu mời Bà Ba như một nhà ngoại giao:
- Xin mời bà, hân hạnh được đón tiếp bà! Kia là cửa hàng của chúng tôi. Thấy bà đi theo anh cò chó, mấy con cò kia nguých ngang:
- Con mẹ già vô tích sự.
- Tìm chó với chả mèo. Già mất nết!
Anh cò chó đưa bà vào một chiếc chòi nóc bánh ú chiếm một khoảng đất rộng như cơ ngơi của một gánh xiếc. Chung quanh một cái vòng bồ như trường gà, người ta ngồi đen nghẹt như đang chuẩn bị xem xiếc.
Anh cò vẹt đám đông mời Bà Ba ngồi ghế đàng hoàng. Thằng Xe nói:
- Bà ngồi đây xem đua chó. Con sẽ trở lại rước bà.
Âm nhạc nổi lên rầm rập. Một người cà vạt cổ cao đầu láng mướt bước ra đứng giữa hội trường cúi đầu chào và nói:
- Hôm nay là ngày hội thi sắc đẹp chó. Có đủ các thứ chó đẹp khắp thế giới về tham dự. Các vị có thể xem đây là một thế giới chó không thiếu một loại nào. Xin long trọng bắt đầu hội
thi hoa hậu chó, hoặc gọi tắt là cuộc thi cẩu hậu.
Anh ta vừa dứt lời thì một loạt tiếng sủa vang lên rồi một con vật từ phía hậu trường nhảy vọt ra chạy một vòng hội trường làm khán giả hốt hoảng: Một con sư tử!
Tại sao con sư tử của gánh xiếc lại lọt vào đây mà không có rào sắt bao chung quanh như thường lệ? Khán giả đang rùng rùng bỏ chạy thì có tiếng loa vang vang:
Ban tổ chức xin mời ba con ngồi lại ghế của mình, nếu có một tai nạn nào do con sư tử gây ra chúng tôi sẽ bồi thường 100 triệu cho mỗi giọt máu!
Con sư tử nghe đến đó thì dừng lại giữa hội trường rồi đứng trên hai cẳng sau. Hai cẳng trước của nó biến thành hai tay từ từ kéo phẹc mơ tuya. Cái lốt da sư tử bị lột ra từ từ rơi xuống đất để lòi ra một thằng người mặc đồ cọp nhe răng cười đắc chí.
- Xin lỗi quý khán giả! Con sư tử giả đã làm khán giả hết hồn. Dạ, thưa quý vị, làm gì có sư tử thiệt đi thi sắc đẹp với chó? Trừ khi nào nó chịu mang lốt chó. Nhưng dù nó hạ mình làm chó thì các chú cẩu cũng không cho nó thi, vì nó là chó giả. Thà làm chó thiệt hơn là sư tử giả.
Anh chàng mặc da cọp vẫy tay vào trong.
Một chú cẩu mặc bành tô đen nhảy ra đứng trên hai chân sau, bơi bơi hai chân trước và cúi đầu, rồi đứng lại trên tư thế cố hữu của nó.
Anh chàng vẫy tay tiếp.
Một con mặc đồ phèn chạy ra rồi một chú bốn mắt nối đuôi. Cả ba theo tiếng vỗ tay của anh chàng mặc đồ da cọp, đứng cả lên cẳng sau và sủa gâu gâu gâu.
Anh chàng giới thiệu:
- Chú mặc áo đen tên là Ivan bạo chúa, gốc Liên Xô lai Việt, 2 tuổi 4 tháng ngụ tại Phố
Hàng Đào, Hà Nội.
- Cô mặc áo màu Vằng tên là Điêu Thuyền, gốc Trung Nam Hải, 2 tuổi rưỡi, ngụ tại Hà
Nam Ninh được gia nhập trung tâm chỉnh hình năm 1998.
- Cậu mang kiếng cận mặc bà ba đen gốc Việt cha Liên Xô, mẹ Trung Quốc 1 tuổi 8 tháng vô gia cư được ban bảo vệ súc vật Thủ Đô đem về chăm sóc từ đầu thiên niên kỷ.
Khán giả vỗ tay rầm rầm.
Mặc da cọp nói tiếp một cách hùng hồn:
- Đây là "hàng hiếm" cho nên bảo tàng cách mạng đã đặt mua để làm kiểng, không bán.
Kế sau đó nhiều thứ hàng được đưa ra giới thiệu với lý lịch tỉ mỉ với những cái tên rất trữ tình kèm theo tuổi tác thành tích v.v...ví dụ như:
- Cô Hoàng Yến 3 tuổi đã 3 lần có thai, không rõ tác giả của mỗi cái bầu, hạ sinh được 4
mực 3 cò, 6 luốc, mặc dù nuôi con gian khổ nhưng không có bán con lần nào v.v...
Sau khi các ứng viên đã trình diện Ban Giám Khảo xong thì người mặc da cọp (có thể gọi tắc là mdc vì chữ mặc và chữ cọp. Xin đừng hiểu lầm là mặc da cáo). MDC lại vỗ tay vừa phải và trỏ vào cậu mặc bành tô vàng. Cậu vàng liền tách ra và dẫn đầu đoàn ứng viên đi vòng quanh để trình diện khán giả và cũng để cho ban giám khảo có dịp nhìn ngó thêm lần nữa sắc đẹp của các cô các cậu trước khi hạ bút chấm điểm. Lâu nay người ta khinh thường loài chó nên có tiếng chưởi mắng là "đồ chó đẻ", "quân cẩu trệ" v.v...nhưng nay đứng trước một vườn chó trăm hoa đua nở, người ta bớt đi lòng tự tôn. Và sực nhớ rằng chó có đức tính trung thành tuyệt đối, dù bị chủ bạc đãi thế mấy cũng vẫn trung thành. Đôi khi người lại phải noi gương chó về đức tính trung thành.
Chàng mặc da cọp giới thiệu thêm các loại chó, con thì tổ tiên có mặt trên trái đất trước
100 BC, gốc ở Ý truyền giống qua mấy ngàn năm vẫn không thất lạc, con thì gốc bên Tàu cổ xưa, con lại có quê cha đất tổ là Anh Quốc, Đức Quốc từ thế kỷ 14, 15 v.v...
Tiểu sử và gốc gác nòi giống của chúng thật là phong phú đến đổi chàng mặc da cọp nhớ không hết phải lật sổ ra đọc và gọi tên từng chú một cho khán giả rõ. Hiện diện hôm nay có 19 cô chú kể chung 3 cô chú đầu tiên được xếp loại "hàng hiếm" không bán.
Để chào hàng gợi khách thêm lần nữa, và để nói với mọi người rằng huấn luyện loài 4 cẳng này cũng rất công phu. Cái vé giá cao mà khán giả mua để vào rạp hôm nay thật đáng đồng
tiền bát gạo, chàng mặc da cọp lại vỗ tay bộp bộp. Tức thì mười chín cô chú lại đi vòng quanh hội trường. Tất cả đều ngẩng đầu lên và vẩy đuôi để chào khán giả. Khi cả bầy đi hết vòng thì đứng lại vị trí cũ. MDC lại vỗ tay. Tức thì cậu mặc bành tô đen tách khỏi hàng đi vòng quanh một mình trong khi các đồng loại vẫn đứng nguyên tại chỗ. Chàng đi vòng hội trường rồi trở về đứng bên anh bạn mặc bành tô vàng, kế đó cậu bốn mắc cũng làm y như 2 đồng loại đã làm.
Cứ thế cho đến cậu thứ 19. Cuộc chào hàng rất trật tự nghiêm chỉnh và trong tinh thần xây dựng nhà cẩu.
Bỗng một tiếng vang lên:
- Cho rước chú luốc kia kia. Ờ ờ, chú thấp chủng, có bộ lông bờm như liễu rũ mang số 16 kia kìa. À phải chú đó đó, bao nhiêu?
- Dạ ạ cho 2 tê rưỡi ạ!
- Gì cao thế?
- Dạ ở đây không có trả giá ạ. Nói nhiêu là nhiêu. Kém 1 đồng cũng không bán ạ.
- Gốc gác và thành tích nó thế nào? Nhân viên loại trung bình của nhà nước lãnh một tháng 200.000 mà một con chó giá 2 t riệu rưỡi nghĩa là sao? Có con nào rẻ rẻ không?
- Dạ hàng rẻ là hàng vứt đi. Thấp nhất cũng 2 tê ạ.
- Tôi muốn kiếm một con về đi săn. Con áo nâu kia, bao nhiêu?
- Dạ đó là chó Đức Quốc. Nó vừa đi săn, vừa bảo vệ chủ và giữ nhà đều tốt cả. Giá có 4 tê thôi ạ nhưng ông Đinh đức Thẹo đã bỏ bạc cọc rồi, bữa nay cho người tới bắt.
- Ông ấy chết rồi con đâu mà bắt?
- Sao ông biết ông ấy chết? Ông ấy mới gọi lại Ban tổ chức chúng tôi nhắc lại lần nữa bảo đừng có bán con chó Đức này và tìm cho ổng một con nữa cho đủ cặp.
- Ổng bị thằng con khùng của ổng bắn bằng cây súng ổng sắp đem lên xe để đi săn với tôi.
- Ông là ai mà biết rõ vậy?
- Tôi vừa đến nhà ổng thì người nhà khiêng ổng đi cấp cứu nhưng ổng trúng đạn bắn voi, nặng quá...
- Nếu quả như vậy thì tôi bán con chó Đức này cho ông, nhưng ông chưa được bắt bây
giờ. Để tôi chờ cáo phó trên báo Nhân Dân thì mới chắc.
- Được! Người khách chìa danh thiếp cho chàng mặc da cọp.
Chàng ta nhận lấy và đọc rồi nói lia lịa: Xin lỗi Trung Tướng, tôi không được biết Trung
Tướng là bạn của ông bộ trưởng bộ khí tiết, ủa, bộ dầu khí ạ!
Người khách xua tay:
- Không biết là không có lỗi. Anh giữ số điện thoại ấy rồi gọi tôi. Tôi sẽ cho người đến
bắt.
- Dạ Trung Tướng về nhà nên chuẩn bị chỗ ở và thực phẩm cho nó trước đi. Nó chi dụng
một ngày 2 ký lô thịt bò tươi đấy. Còn ngủ thì trong chuồng kín để khỏi bị muỗi chích. Hằng tuần phải đi cân. Hằng tháng phải đem cho Bác Sĩ khám.
- Nước mình đâu có Bác Sĩ chó!
- Dạ Trung Tướng đem nó vô Bệnh Viện Việt Xô hay Việt Đức, nhờ Bác Sĩ thường khám cũng được. Chúng tôi đã làm như thế để giữ gìn sức khỏe cho nó hơn một năm nay. Bác Sĩ nói chó cũng có ngũ quan tim gan phèo phổi như người. Ở mấy nước tư bản người ta coi chó còn hơn người nữa đó. Tuy nó đòi hỏi nhiều điều tốn kém như vậy, nhưng nó được việc lắm. Heo rừng độc chiếc gặp nó là hết chạy, còn nói gì nai chà nai tơ, nó đeo dính đùi và lật xuống đất, Trung Tướng khỏi phải tốn đạn sắt đạn đồng.
MDC cảm ơn ông khách quý và quay ra nói với khán giả:
- Dạ tôi cho các cô cậu trình diễn một lần nữa rồi cho các cô cậu về chuồng ạ. Chúng tôi có hình của từng cô cậu một dán ngay tại đây. Ông bà nào muốn rước cô cậu nào thì xin đến gặp ban tổ chức ạ
MDC lại vỗ tay. Các ứng viên cẩn thận lại đi vòng quanh khán giả. Lần này chúng được lệnh đi chậm hơn. Bỗng một cậu 4 chân cao tai xụ, mình có vá vàng trên nền lông đen, dừng lại nghếch mõm lên một khán giả, trong lúc đồng loại chó của nó ngoan ngoãn trở về vị trí cũ.
MDC vỗ tay và gọi:
- Ê, chú Riu Riu, sao không về chỗ mà còn đứng đó.
Nghe tên chó mọi người nhìn MDC tỏ vẻ ngạc nhiên. MDC giải thích:
- Các cô cậu này lấy có hai họ: Cô thì họ Lữ, cậu thì họ Riu vì vợ tôi bán bún riu. Đặt tên chó là Riu cho dễ nhớ.
Chú Riu vẫn đứng ngó thẳng lên một nữ khán giả, rên rĩ khe khẽ. Người nữ khán giả kia giơ tay cho nó, vuốt đầu nó. Nó vẫn đứng im rồi thè lưỡi ra liếm bàn tay người nữ khán giả.
Một người bên cạnh nói:
- Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang. Bà mua con Riu Riu này đi bà! Lợi chủ lắm. Coi mặt mũi sáng sủa và tướng đứng của nó thì thật đáng sống trong cửa nhà quan.
Một tiếng nói bên tai bà:
- Phải nó gặp lại cố chủ không bà?
- Không phải đâu! Con chó của tôi lông trắng vá nâu nhạt mà, chớ đâu vá vàng như thế
này!
kia.
- Sao nó quen hơi bà thế?
Người đàn bà lặng thinh, người kia tiếp:
- Chó đánh hơi giỏi lắm. Nó không khi nào quên chủ đâu. Đích thị là con chó của bà rồi.
- Nó đâu có cái tên kỳ lạ vậy? Nó tên là Lu Lu chớ đâu phải Riu Riu. Người kia nói:
- Tôi xin mời bà vào gặp ban tổ chức chút đi. Rồi bà sẽ nhìn thấy con Lu Lu của bà trước
Người đàn bà uể oải đứng dậy đi theo người kia. À ra thằng cò lúc nãy. Bà đi theo hắn
vào trong một cái chòi lá phía sau, ngồi chưa ấm đít thì một người dắt con Riu Riu tới trước mặt bà thân ái hỏi:
- Con Lu Lu của bà đây!
Con chó kêu rên rỉ. Bà đưa tay ra vuốt lưng nó. Nó nằm mọp dưới chân bà.
- Phải mày đây không Lu Lu! Người đàn bà ứa nước mắt. Mày đi đâu sao không biết đường về vậy?
Con vật vẫn kêu ri rĩ và cạ mõm vào chân bà rồi ngước lên nhìn bà với cặp mắt ươn ướt. Gã mặc da cọp đem tới một cái kiềng tròng vào cổ nó và đưa cho bà sợi dây da. Bà cầm lấy thì tên cò lại chìa cuốn album ra trỏ vào một tấm hình, bảo:
- Nó đây nè, coi giống y không? Cái sắc lông mới này là do chủ lò nhuộm đấy! Xin bà cho 2 tê tiền chuộc và 200 tiền cò.
Bỗng một tiếng nói từ ngoài đưa vào:
- Tiền cò thì lấy ở Ban tổ chức chớ!
- Thôi đi ông mối!
Người đàn bà nhìn lại: Thì ra thằng Xe, bà hỏi:
- Mày đi đâu nãy giờ? Nè dắt con Lu Lu chút.
- Dạ con đi chuyện riêng của con mà lại gặp chuyện riêng của bà ở trong làng...Bẹp. Bà Ba Sao hớt hãi:
- Chuyện riêng gì của tao? Làng Bẹp là làng gì?
- Bà đi vào Chợ Người với con rồi biết.
- Chuyện gì vậy hả thằng quỷ?
- Con biểu cổ trốn đi mà cổ không nghe. Cô không ngờ bà lại bước vô đây!
Thằng Xe dắt con Lu Lu đi trước. Bà Ba tất tả đi theo. Vừa đi vừa ngó phía trước, bước lọt ổ gà có cái muốn lọi chân.
Một đám người đang ngồi quanh một gốc cây như ngủ, thấy Bà Ba đi ngang bỗng tỉnh dậy lao xao như một nong tằm nghe hơi lá dâu phất qua.
Những cánh tay chìa ra, những câu nói vang lên:
- Bà cần gì? Bà cần gì?
- Tôi chỉ làm ăn cơm thôi, không lấy tiền công.
Bà Ba chưa hề gặp một cảnh tượng như thế này. Bà lầm lũi đi nhanh.
- "Chợ Người" đây hả Xe?
- Chưa phải đâu bà. Ở trong kia chút nữa. Bà Ba hỏi:
- Mày coi có phải con Lu Lu của mình không?
- Dạ đúng rồi bà! Người ta nhuộm lông nó để chủ không nhìn ra!
Bà yên tâm về con Lu Lu. Chó có bao giờ lạ hơi chủ, nhưng bà lại hoang mang về chuyện riêng của bà do thằng Xe vừa nói. Người đổ vào chợ càng lúc càng đông. Phần lớn là thanh niên. Nhiều xe gắn máy chạy chậm lách qua mặt bà. Bỗng thằng Xe dắt con Lu Lu quay lại:
- Bà đừng la cô Hai tội nghiệp!
- Cô Hai nào?
- Con bà mà bà quên à?
- À!
Từ ngày bà bị cái màn "Việt Kiều về nguồn", cô Xuân mang cái bầu hoang tới nay, bà kể như cô Xuân không có trong gia đình. Cô sanh đẻ xong để đứa con lại cho bà nuôi rồi đi biệt. Bà cũng không tìm kiếm. Kể như sẫy tay từ lúc còn bồng. Nay thằng bé không cha đã biết đi, mới nghe thằng Xe nhắc tới tên mẹ nó.
- Cổ kia kìa bà. Tui biểu cổ trốn đi, nhưng cổ có vẻ không sợ bà. Kìa, người quơ tay múa
chân là cổ đấy.
Bà Ba đi nhanh hơn, chân bà lọng cọng bước không vững. Trước mặt bà, một người con gái mập mạp, mặc quần jean áo bò vừa vung tay vừa nói to:
- Đây là hàng mới. Ngày xưa chúa Giê Su đầu đội mũ gai tay chân bị đóng đinh trên cây thánh giá để chuộc tội cho thiên hạ. Ngày nay ta cũng đội mũ gai, nhưng để đem lại hạnh phúc
cho ta! Người đàn bà giơ lên và...vật gì như một mẫu giấy trong tay rồi tiếp: Tôi xin hứa với bà con là khi đội chiếc mũ gai này trời đất sẽ rung chuyển, đại dương nỗi sóng, đây là sản phẩm mới nhất nhằm phục vụ cho loài người. Xài loại bao cao su có gai này đối tượng sẽ quên hết sự đời, tình yêu tăng cao vọt. Dù đang lấy Tây lấy Mỹ, nàng cũng sẽ quay về với chàng. Các bạn hãy nhìn tôi đây. Ông xã tôi ốm yếu nhưng vẫn hạ được tôi những bàn trắng, nếu không nhờ nó làm sao thắng được tôi! Người đàn bà vừa dứt tiếng thì bà Ba đi tới. Bà dậm chân kêu trời:
- Ai như con tinh cái đó vậy? Xuân! Xuân, mày đó hả Xuân?
Người con gái kia dường như đang say sưa "diễn thuyết" nên không nghe. Nàng quệt mồ hôi trán vuốt tóc, móc trong túi ra mấy thẻ bọc ni lông vung lên:
- Nếu lo mũ gai đội lệch thì thêm món này. Đây là Mảng Xà Vương, đây là Chín Con Chó, đây là Méc Xỏ Đéc...toàn hàng mới cáu, uống vô 3 phút phê liền. Tinh thần được bồi dưỡng suốt đêm. Chơi xã láng trời sáng về luôn!
Thiên Đường là đâu? Thiên Đường là đây!
Thuốc tiên chấp cánh ta bay lên Thiên Đường! Mũ gai với Mãng Xà Vương
Đi Mẹc Xơ Đéc chân giường gãy tung.
Người con gái nói xong đưa tay cuộn tóc lên khoe chiếc gáy trắng nõn, ngửa mặt lên trời cười há há hằng tràng dài rồi quay tít cái đầu tóc rối như một vệt khói đen.
Bà Ba Sao kêu to:
- Mày đó hả Xuân! Đồ con điên!
Mãi lúc sau người con gái điên mới tỉnh lại và nhìn láo liên. Rồi bỗng chạy lại ôm bà Ba
Sao khóc nức nỡ:
- Má! má! Sao má lại đến đây làm chi?
- Mày làm cái trò gì vậy?
Người con gái lau nước mắt vào vai áo Bà Ba, nghẹn ngào:
- Con tưởng không bao giờ gặp lại má nữa.
- Mày làm cái gì ở đây. Bộ mày đem thân làm quảng cáo ba cái đồ ôn dịch đó hả?
- Không con không phải là cò, con là chủ.
- Chủ gì...? Coi mặt mày thân thể mày kìa. Ba mày chắc sẽ ngã ra chết tươi khi trông thấy con như thế này đó con.
- Con làm khổ bố mẹ, con phải đền đáp.
- Mày đền đáp kiểu này sao?
- Đây là con đường tốt nhất cho loài người đó má!
- Mày câm đi, đừng có nói nhảm nữa, tao kêu công an còng đầu mày bây giờ.
- Con thách má đó! Công an ở đây, ở trong quần con. Con muốn móc đứa nào ra dùng vào việc gì cũng được cả.
Thằng Xe thấy cuộc chiến giữa hai mẹ con đã bùng nổ làm người ta bu lại rần rần, nên
anh ta can:
- Thôi đi cô Hai. Con xin Bà Ba bớt giận. Cô Hai cũng không nên cãi với Bà Ba. Người ta cười chết. Cô Hai có ưng lên xe về nhà không. Ở nhà bà muốn nói gì thì nói tiện hơn!
Ba Bà dường như cũng bớt giận bảo:
- Mày đi đem xe lại đây!
Anh Xe dắt con Lu Lu đi một chốc đem xe lại:
- Mời bà và cô Hai lên. Cô Hai bật cười:
- Chiếc xe thổ tả bố con nhặt ở đâu vậy má?
- Nhà nước phát chớ nhặt ở đâu?
- Xì, làm Tướng Ba Sao mà đi chiếc xe hốt rác. Để con tặng bố một chiếc Mát da đời mới cho bố đi chơi.
- Cô Hai không nên làm phiền lòng Bà Ba nữa. Cô đi vắng lâu nay bà ba khổ lắm đấy. Cô Hai quệt nước mắt:
- Tôi biết! Tôi biết anh Xe à. Trong nhà không gì xấu hổ bằng con gái chửa hoang. Nhưng mà đạp gai phải lấy gai lễ, chớ ngồi đó khóc ai thương cho. Thôi anh chở má tôi về trước đi, tôi phải bán hàng cho mãn phiên chợ này rồi tôi sẽ về. Bỏ lỗ mất cả chục tê của tôi hay sao. Ai cho mình tiền, chỉ có nhân dân và cách mạng thôi. Nhân dân mỗi người mua của tôi một viên thuốc là tôi làm cách mạng mút chỉ cà tha, 1 viên con chó 9 đầu là nửa tê, mại dô.
Anh Xe thấy không nên kéo dài tình mẫu tử như thế bèn khẩn khoản Bà Ba. Bà Ba biết con quỷ cái này bất trị rồi, làm gì thêm cho mất mặt, bà bèn phóng một câu lềnh lềnh:
- Mày coi chừng tao nghe!
- Má đi về đi má, đường ở đây đầy bụi áo má, mặt mũi má dính bụi đen hết đó.
Bà Ba bước lên, thằng Xe rồ máy chạy đại làm người xem hoảng hốt nép vào nhau, té bò
càn. Bà Ba còn quay lại gào to như con chó cái bị thiến không có thuốc tê:
- Xuân, con ơi!
Tiếng kêu của người mẹ lọt thỏm trong bụi, nắng và giọng cười tiếng nói của phiên chợ đang đông.
Ra đến đường cái, thằng Xe an ủi bà:
- Bữa nay bà lấy vốn rồi.
- Vốn gì đâu? Tao về nhà tao thắt họng tao chết.
- Bà chuộc được con Lu Lu và gặp lại cô Hai.
- Thà đừng gặp có hơn không? Bố nó đâu có biết cớ sự này.
- Con là núm ruột mà, dù sao cô Hai cũng là con của ông bà.
Xe chạy một đỗi, gió mát làm tâm trí Bà Ba vợi đi buồn khổ. Con Lu Lu ngồi băng sau im thin thít. Dường như nó cũng biết nghe.
Đột nhiên Bà Ba hỏi:
- Tụi nào liều mạng vậy Xe?
- Tụi nào đâu bà?
- Xe đang chạy mà chúng nó dám bu lại cản đầu xe, không sợ chết?
- Dạ...đó là bọn cò.
- Cò gì cò vậy?
- Dạ họ tranh mối với nhau, nên phải nhờ cò. Nhà đất, thuốc men, quần áo, mì cháo, nhậu nhẹc, thứ nào cũng có cò, cò càng đông dịch vụ càng lên. Không có cò làm ăn không khá được. Nghề nào quán nào tiệm nào cũng có cò. Như bà chuộc lại được con Lu Lu đây cũng là nhờ cò, cò chó hiện giờ hái ra bạc. Nó ăn hoa hồng tùy theo loại chó. Ở khắp nơi đều có băng bắt chó, nghề này phất lắm. Một đêm chúng nó có thể kiếm được mấy tê. Nếu là chó thịt thì đem cân cho lò. Còn vớ được chó kiểng thì có cò chạy mối cho chủ chuộc. Trúng một con chó kiểng quý thì cả băng mập rồi! Tiền cò cao lắm. Như con Lu Lu đây, cò cũng đớp được ¼. Có nhiều đứa lanh lợi, kiêm luôn cả 2, 3 loại cò một lúc. Thí dụ: Nó ngoắc khách vô nhậu, nếu khách không nhậu thì nó kéo vô ăn phở, ăn xong nó gạ đi xem đua chó...Bây giờ cò nữ ăn khách hơn cò nam nhiều! Chúng
nó ăn mặc hở 50 phần trăm đùi đĩa đứng ra cò, khách nào chống nỗi, có thể vừa làm cò vừa đi tàu chuyến, tàu suốt luôn.
Bà Ba vụt hỏi:
- Con Xuân làm ăn món gì thế?
- Cô Hai là Nữ Hoàng chợ này. Cổ vẫy tay là cò tới cả bầy. Cổ còn có một cái động toàn siêu người mẫu, có đường dây hẳn hoi. Cổ thù nhất đám "Việt kiều về nguồn". Láu táu là cổ cho em út tặng cái "bánh đa" đem về Mỹ. Cổ có đường dây móc vô Bệnh Viện nữa mà bà. Bác Sĩ bác sẻo, cổ bảo viết toa theo ý cổ cũng được, nói gì thứ bò vàng gác chợ.
Bà Ba nghe thằng Xe kể chuyện tưởng mình đi lạc ở đâu, không phải Thủ Đô Hà Nội. Ngỡ mình là con mẹ Tào Kê nào chớ không phải là bà Tướng Ba Sao.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo