Let your bookcases and your shelves be your gardens and your pleasure-grounds. Pluck the fruit that grows therein, gather the roses, the spices, and the myrrh.

Judah Ibn Tibbon

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
hi tấm bảng PHỐ HÀN NỒI gắn lên thì ai cũng bảo là sai chánh tả, nhưng không có ai chịu trách nhiệm nên cứ để là HÀN thay vì HÀNG như các phố khác. Tà-Rằn là một trong những chủ nhân của phố Hàn Nồi...
Tà-Rằn, cái tên nghe hơi kỳ cục lạ tai, còn cái người mang tên đó càng kỳ lạ hơn. Nước da anh ta không đen như Tây đen, hay Miên hoặc Canada mà người ta trông thấy ở Hà Nội, mà nó là một sự hỗn hợp của màu sắc đỏ gấc và đen lọ nồi pha lộn. Khi ra nắng thì nó ửng lên, còn vào
nhà thì nó sậm lại. Nó không đổi màu như con kỳ nhông tiệp với cảnh vật chung quanh mà nó độc lập "sinh tồn" với màu sắc của nó.
Người trong khu phố Hàn Nồi càng không biết lý lịch của hắn, cha mẹ hắn là người thuộc quốc gia nào trên thế giới. Mặc dù hắn nói tiếng Việt Nam như người Hà Nội, người ta vẫn không cho hắn là người Hà Nội vì Hà Nội đâu có thứ người kỳ lạ vậy!
Nhưng cũng có người biết chuyện xưa bảo rằng hồi năm 1954 cứ điểm Điện Biên của Navarre bị bao vây rất nguy khổn. Tướng Salam ở Hà Nội muốn tiếp tế cho lính Điện Biên phải dùng không quân liều mạng bay trong lằn đạn cao xạ của quân ta. Ngay cả việc thăng cấp của Đại Tá Navarre, viên chỉ huy người Pháp của căn cứ này, cũng khác thường không có lễ tấn phong. Chỉ có một chiếc máy bay lượn trên trời Điện Biên đọc sắc lệnh của chính phủ (Pháp) và người ta ném một chiếc hộp trong đó đựng galông phù hiệu cấp bậc "Tướng" cho Navarre, lính nhặt lấy đem lên cho chủ tướng. Trong chuyến tiếp tế, những người lính Pháp ở Điện Biên nhận được những chiếc thùng lớn thả bằng dù, trong mỗi chiếc hộp có vài món hàng sống: Đó là chị em ta ở Hà Nội được vận tải lên đây để cung ứng cho nhu cầu đặc biệt của binh sĩ. Người Hà Nội không hiểu rằng những chị em này đã chán ngán cuộc đời Hà Nội nên cũng muốn tìm một lẽ sống mới, hay là chị em bị cưỡng ép đi lên cái chiến trường lạ lùng do những binh đoàn hỗn tạp về nhân sự của quân đội Pháp chống giữ này. Họ có thể để bộ râu ba tuần không cạo nhưng họ không thể nhịn cái món ấy ba ngày. Nếu bị cắt họ sẽ mất khả năng tác chiến. Lê dương mà lỵ!
Sau khi chiến trường Điện Biên kết thúc nhiều cánh bướm bay luôn theo cái vườn lưu động Pháp, nhiều đóa hoa trở về cảnh cũ vườn xưa và nhiều chị em hoàn lương hẳn. Trong số này có nhiều chị em mang thêm "cái bầu tâm sự" canh cánh bên lòng mà không biết tác giả là ai.
Ngay cả sau khi bể bầu, cũng đành chịu, như trường hợp anh bạn Tà-Rằn trên đây. Những người làm việc phước thiện trong nhà thương đã dùng một cái tên trong tiểu thuyết đương thời mà đặt cho hắn: "Oẳn-tà-roằn" (1)
Oẳn-Tà-Roằn lớn lên với cái tên đó. Rồi chữ Oẳn rụng đi như cái đuôi nòng nọc và chữ roằn biến thành chữ rằn và cái tên Tà-Rằn ở lại với hắn cho đến ngày nay.
Khai sanh thì không ai rõ, vả, hắn đâu được ai khai sanh cho, vì hắn không biết ai là bố đã đành mà chính bố hắn (một gã giang hồ tứ chiếng trong đám Senégelais, Maroc, Malgaches, Martiriques) cũng không biết ai đã đẻ ra mình. Thì bây giờ tới phiên hắn, hắn cũng không biết cha hắn là ai. Thì đó cũng chỉ là cái vòng sinh tử vô hạn của những tên lính mang phù hiệu Lê Dương.
Dạo sau năm 75 có nhiều người lính Mỹ sang Sài Gòn Hà Nội tìm lại những giọt máu hoang của mình, đến gặp hắn, nhưng không ai nhận hắn là con, mà hắn cũng chẳng có thể nhận ai là cha, dù là với những dấu riêng bịa đặt.
Nhưng có một người Hà Nội sáng kiến bảo hắn:
- Mày cứ nhận thằng nào chịu gọi mày là con đi, để hưởng được cái lợi nhiều người mong ước mà không được!
Mẹ hắn nghe lọt tai bèn nhận lời của người cố vấn không ai cử lên kia. Thế là Tà-Rằn trở thành kẻ có cha có mẹ như mọi người khác. Hai mẹ con ở Phố Hàng Đậu gần dốc Cầu Long
Biên, trong một căn nhà gạch do tay Tà-Rằn tạo nên, nay một tí, mai một tí bằng những viên gạch
nhặt nhạnh ở khắp nơi mang về. Ngôi nhà không ra hình dáng gì cả nhưng hai mẹ con ở được những mấy chục năm trời. Người trong hai Chợ Mã Mây và Đồng Xuân quen thuộc hai mẹ con Tà-Rằn gọi đó là cái lò gạch của bà Lý Thần Phi đời Tống bên Tàu. Cách nay cả ngàn năm và xa Hà Nội hàng vạn dặm.
Có điều giống nhau của hai mẹ con khác chủng tộc này là sự nghèo nàn khổ nhục. Bà Lý Thần Phi phải rời cung vàng điện ngọc sống trong tủi hận còn mẹ của Tà-Rằn thì sống trong cát bụi lầm than như những con vật vô thừa nhận. Một ngày kia một ngươi da đen tóc đã bạc đến Hà Nội và hai bên đã nhận nhau là "cha con" với tất cả sự cảm động của những người lưu lạc nay được tái hợp. Không gì thì chúng cũng đã gọi nhau bằng những cái tiếng mà dù dịch ra loại ngôn ngữ nào thì cũng có nghĩa là cha và con, nhưng không nhất thiết thằng già đẻ ra thằng trẻ.
Như thế là Tà-Rằn đã trở thành kẻ có cha có mẹ, hơn thế nữa cha nó bỏ tiền ra làm một cái "Công tư hợp doanh Việt Mỹ" và kết quả là khu phố "Hàn Nồi" được dựng lên ở gần dốc Cầu Long Biên, đất Chợ Mã Mây. Và thế là Hà Nội ngày nay trở thành Hà Nội 37 (chớ không phải 36) phố phường.
Người da đen kia mang hết cả số tiền dành dụm ở quê nhà sang đây đầu tư cho thằng con
"mới tìm được". Phố Hàn Nồi trước nhất là chữ viết sai chánh tả nhưng chủ nó không thèm sửa sai. Để như thế mãi rồi thành quen mắt. Hàn Nồi vẫn có nghĩa là hàn gắn, sửa chữa lại những chiếc nồi bể đáng lẻ vứt đi, để hữu dụng cho đời. Hàn Nồi ở gần Hàng Than, kế bên Hàng Mắm không xa Hàng Thùng làm cho Hà Nội phong phú thêm một ít hương vị mắm, màu sắc than và tan hợp như mùi hàng thùng.
Thế là Tà Rằn trở thành nghiệp chủ như một thứ phước lộc trời cho. Hắn mở hai cửa hàng một lúc. Cửa hàng thứ nhất là "Phục Hồi Nhân Phẩm", rồi thừa thắng xông lên mở luôn cửa hàng thứ hai, ngay bên cạnh là "Trau Dồi Đạo Đức". Cả hai ở cách nhau một cái vách có cửa thông thương và đều do Tà Rằn làm Giám Đốc, nhưng có phụ tá riêng cho mỗi cửa hàng như Phó Giám Đốc và cũng có cái đuôi quốc doanh như những cửa hàng khác "Mậu Dịch Bách Hóa Quốc Doanh", "Rạp Chiếu Bóng Quốc Doanh", "Cửa Hàng Ăn Quốc Doanh", "Vệ Sinh Quốc Doanh" cho đúng phép xã hội chủ nghĩa. Tà Rằn cố nhiên là Giám Đốc gọi tắt là Đốc Rằn.
Khách tới nườm nượp, xếp hàng lấy số 1 đến số 100, là con số tối đa để giải quyết trong
một ngày, nhưng khách quá đông, 100 số không đủ, Đốc Rằn phải tăng thêm 120 nghĩa là tăng
20% như kế hoạch tô hồng của nhà nước một thời Phạm Hùng làm Thủ Tướng. Nhưng con số
120 cũng không đủ, Tà Rằn phải tăng lên 150 số. Vẫn còn sự phàn nàn của khách đợi. Sau cùng Tà Rằn phải tăng lên 200 nghĩa là kế hoạch nhà nước vượt chỉ tiêu 100% nhưng vẫn không đủ cung cấp cho khách cần phục hồi nhân phẩm, trau dồi đạo đức cứ phình ra lên đến 500%. Có người lấy số đầu tháng phải chờ đến giữa tháng mới tới phiên. Đốc Rằn nghiên cứu thì thấy như sau:
- Cán bộ nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất 60%. Số khách 40% chia ra như sau:
- Từ 18 đến 40 tuổi: 28%, từ 17 đến 20 tuổi: 11%, còn lại chia ra cho nam phụ lão ấu và các thành phần khác đặc biệt thành phần tư sản địa chủ thương gia chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, chưa đến 0,5%, sai số không đáng kể. Còn giai cấp công nhân thứ thiệt chiếm chưa đến
0,25%.
Đặc biệt cán bộ trung cao cấp chiếm tỷ lệ cao nhất chưa tổng kết cụ thể được. Con số hãy còn được nghiên cứu sẽ công bố sau trên những tờ báo tư nhân đang còn chờ giấy phép xuất bản vào ngày N. Trước tình trạng bất ngờ của dịch vụ, ông Đốc Rằn phải yết bằng tuyển nhân viên.
Bảng vừa dán lên đúng 6 tiếng, 28 phút, 5 giây thì có 725 người ghi tên xin việc làm. Đặc biệt có 45 vị xin làm miễn phí nghĩa là không ăn lương, chỉ cần được cung cấp cho khẩu phần hằng ngày đủ no thôi, ngoài ra còn 16 vị xin ăn 20% số lương chính và 24 vị xin ăn ½ số lương còn ½ tặng lại cho công quỹ nhà nước đang thiếu hụt trầm trọng vì lý do...không rõ hoặc không được nói ra. Đốc Rằn tự đứng ra điều tra lý lịch và cấp giấy tờ chính thức cho số nhân viên được nhận vào làm ở hai cửa hàng trên.
Tên họ, bí danh, nơi và năm sinh, thành phần, nghề nghiệp bản thân, trình độ văn hóa, quá trình lao động, hoạt động cách mạng (nếu có), nguyện vọng chính, nguyện vọng phụ. Sở thích, khả năng. Lời hứa khi nhận công tác, những bằng khen thưởng hoặc án tù, hình phạt (nếu có). Tên họ cha mẹ, năm sinh, quê quán thành phần, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, hoạt động cách mạng (nếu có), công tác xã hội (nếu có) v.v...
Mẫu đơn này được dán trước cửa hiệu để những người muốn xin việc làm chép lại và theo đó mà điền vào kèm với lá đơn xin việc. Không cần hình cá nhân (nhưng nếu có càng tốt). Ngoài những điểm ghi trong mẫu lý lịch, có thể ghi thêm những điều khác. Không hạn chế và sẽ được giữ bí mật nếu quan hệ đến đời sống cá nhân của người khác hoặc đụng chạm với chánh quyền. Việc làm sẽ được phân phối bình đẳng không phân biệt giai cấp, chủng tộc hoặc quá trình. Sẽ được trả lời bằng thư hoặc trực tiếp trong vòng từ 1 tuần lễ đến 15-20 năm hay lâu hơn nữa.
Phụ chú:
Ai có việc gì thắc mắc cứ việc tự do hỏi hoặc chất vấn bằng thư, điện thoại và xin trực tiếp gặp thủ trưởng cơ quan. (Nhớ cho biết trước nội dung như nhà báo muốn phỏng vấn vậy).
Chín Ủi và Sáu Xèng bàn luận về cách tiến thân nhưng chưa quyết định ra sao thì kéo nhau đi cà phê để lấy hứng bàn tiếp. Các hình thức cà phê thời "mạt Phiêu" đã thưa đi nhiều, nhưng hãy còn nhiều quán nên khẩu hiệu "Phù Châu diệt Trụ" (Phò Chiêm diệt Mùa) nhưng người ta còn nể mặt bầu cua chút xíu nên không viết trắng ra.
Nước ngập lõm bõm nhưng vẫn không thưa khách. Lâu lắm hai người thất nghiệp yếu địa, nên lạc hậu tình hình. Các quán ôm ở phố này có vẻ đóng cửa từ khi hai cửa hàng Phục Hồi Nhân Phẩm và Trau Dồi Đạo Đạo Đức khai mạc, nhưng không, đây có nghĩa là nghỉ ôm mà đóng nhỏ, để mở lớn và với nhiều kiểu ôm khác không ai tưởng tượng nổi. Có nghĩa là coi như đóng mà không phải đóng. Chữ nghĩa đời bây giờ biến ảo một cách khó hiểu. Ai cẩn thận thì chịu khó vạch tự điển Đào Duy Anh hay Khang Hi tự điển mà tìm. Nếu không ra ráng chịu.
Sáu Xèng lôi tay Chín Ủi vào quán, kéo ghế ngồi thì một người đàn bà chừng trên 40 bước ra chào hỏi. Khách có muốn gì cũng mất hứng vì cái nhan sắc không hấp dẫn đã đành, cái
hình dáng cũng không xẹt điện nên hai tách cà phê bưng ra để lạnh mà lòng khách cũng hững hờ.
- Uống đi! Chín Ủi giục. Ông bạn rủ tôi tới mà!
Sáu Xèng gượng gạo nâng tách nước đen lên kề vào môi mà mắt rọi thẳng qua bên kia đường chỗ hai bảng hiệu quốc doanh Hàn Nồi.
- Nhìn "đùi đĩa" nào thế? Chín Ủi miệng hỏi nhưng tia mắt cũng phóng sang mục tiêu của Sáu Xèng. Hai luồng điện gặp nhau thông cảm. Thì ra cả hai đều trông thấy hai tấm bảng bên
kia đường nền đỏ chữ kim nhũ màu vàng rực rỡ rất tầm cỡ, nằm suốt mặt tiền hai cửa hàng rất bề thế.
Kẻ vào người ra không ngớt. Vẻ mặt hớn hở, chân bước nhanh nhanh. Chín Ủi nghĩ: Xã hội mình dưới sự lãnh đạo của Tân Tổng Bí nay mai sẽ cải tiến thấy rõ, ít nhất phải thế! Mỗi lần thay trào đổi chúa phải có một cái gì làm quà cho nhân dân chứ. Nếu không, thay đổi làm gì? Nghĩ vậy Chín Ủi nâng tách cà phê lên, mũi hít hương vị đậm đà đầy phổi rồi mới nhúng môi.
Vị cà phê vừa đắng lại vừa ngọt. Chín Ủi nghe mạch máu phồng lên vì sự nổi dậy lưu lượng của giống Lạc Hồng. Sáu Xèng cười:
- Bác nó làm gì đờ đẫn ra vậy? Bộ mơ tới ảo à? Bữa nay mình đi chay như tụi "ghê"
một bữa. Ngả mặn chờ hôm khác cũng được mà!
Người đàn bà chủ quán đến bàn, hỏi:
- Có thiếu đường không, em đem tới ạ!
Giá như mọi lần thì Chín Ủi đã có một vài cử chỉ "nặng nhẹ" để cảm ơn người chạy bàn rồi, nhưng lần này Chín Ủi nghe tay chân như súng không giật, mắt cứ dán qua tấm bảng bên kia đường.
Sáu Xèng bảo:
- Öp nhanh đi rồi qua bên ấy chọn những nhân phẩm và đạo đức để mua về gây nòi giống tốt cho H.T.X kẻo người ta bâu như nhặng thế kia, chẳng bao lâu hết hàng đấy!
- Cần kiệm liêm chính của bác phen này được lau chùi xài lại. Cái xương sống của luân lý
Việt Nam ta bấy lâu nay bị đánh gục nay ngẫng dậy.
- Tự nó ngã chứ ai dám đánh?
- Tự nó làm sao ngã được. Chiếc cột đồng của Mã Viện trồng ngày xưa trên đất Tây Hồ ta với dòng chữ "đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" nhưng nó có bao giờ ngã đâu (chiết là gãy đổ) vì mỗi người dân đi ngang đều ném vào chân trụ một hòn gạch. Rốt cuộc trụ đồng bị lấp mất.
- Đó là vì dân sợ cột đồng gãy, còn 4 "trụ" đồng của bác thì dân lại ném đá cho nó gãy sớm. Hì hì! Cán bộ càng cao thì càng ném nhiều gạch cho nó gãy quách để sớm hưởng tự do hạnh phúc. Đó bác nó thấy chưa. Cần kiệm liêm chính ngày nay có mò tận đáy ao cũng không đụng.
- Nó nổi lêu bêu trên mặt nước, mặt đường, mặt...người chớ đâu ở dưới đáy ao mà mò. Bộ anh muốn bắt trạch trong chum chém sao mà đòi mò?
Hai người cùng cười và nhanh chóng lội qua bên kia đường.
Sáu Xèng thấy mẫu lý lịch dán trên vách, bèn đọc nhanh rồi nhìn những người đi vào bên trong với nụ cười hồ hỡi trên gương mặt, như sắp nắm được chiến thắng trong tay, còn những người đi ra thì nét mặt lạnh lẽo sượng sần như đã đánh rơi nụ cười đâu đó phía sau lưng mình.
Chín Ủi thì làm như không chú ý, bảo Sáu Xèng:
- Ta trở lại quán cà phê Thắm xực cốc nữa rồi kiếm tờ giấy ta làm sơ yếu lý lịch đem nộp, chờ Đốc Rằn gọi vào thẩm vấn và phân công tác.
- Chắc như bắp.
- Chứ không à? Chín Ủi nghênh mặt. Đạo đức thành tích như hai đứa mình thời này đào đâu ra mà họ không nhận chứ!
Chín Ủi gọi thêm hai ly cà phê, người đàn bà nói:
- Dạ lần này giá cà phê gấp 5 ạ.
- Ủa sao vậy?
- Vì có...ó...đường ạ. Cốc sau bao giờ cũng ngon hơn cốc trước ạ! Người đàn bà cười cười khi nói tiếng "đường".
Chín Ủi nhìn Sáu Xèng như hiểu ý và hỏi ý luôn:
- Tôi chờ quyết định của anh đó chớ!
- Còn chờ với chả đợi! Thì gật quách cho rồi!
- Bà chủ tìm đâu nhanh thế?
- Dạ gì chứ cái món ấy thì sẵn lắm. Các vị khách muốn lúc nào cũng có ạ.
Thế là "cái món ấy" xuất hiện dạn dĩ như gà trong sân sau, không phải một, mà một cặp. Hai nàng đến vuốt ngực Sáu Xèng và Chín Ủi rồi ngồi lên đùi của hai người. Tình cá nước đã sẵn nên không bên nào tỏ vẻ ngại ngùng cả. Bản hòa hợp được thực hiện ngay "Liu tồn liu, tồn hiu... xáng u!"
Bà chủ ẩn hiện phía trong như muốn hỏi nguyện vọng của khách. Chín Ủi nói:
- Tôi cần hai tờ giấy. Bà chủ hiểu lầm:
- Dạ, em không có giấy "xanh" giấy "đỏ" gì cả ạ!
- Tôi cần giấy trắng để làm lý lịch ấy mà!
- Vâng, thế thì em có ạ! Em tưởng quý anh cần giấy xanh là tiền đô, giấy đỏ là dổm kia
đấy!
Sẵn trớn Sáu Xèng hỏi luôn:
- Dịch vụ này chúng tôi phải chi bằng "xanh" hay "đỏ"?
- Dạ...xanh đỏ đều tốt cả, nhưng được xanh thì cáu hơn. Nói xong bà ta vào trong lấy một
tập vở học trò ra đưa cho khách.
Sáu Xèng lật qua rồi nói:
- Vở này của cháu nhà học lớp 4, chúng tôi xé vài tờ có sao không ạ?
- Dạ ông dùng cả cũng được...thằng nhỏ nghỉ học rồi ông ạ. Nó ở nhà đi bán giấy số. Cái công tác này nam phụ lão ấu đều tranh nhau. Thằng nhỏ bán được hoa hồng cũng đỡ lắm. Nhưng gần đây khu phố bảo phải đăng ký và nhà nào có lợi tức thấp thì mới được một chân bán vé số.
Chín Ủi vọt miệng hỏi:
- Xã hội chủ nghĩa thì phải nói đến sự công bình trước nhất. Gia đình bà có lợi tức cao nên khu phố chia đều ra như thế.
- Dạ không phải thế đâu ạ! Dạ nhà em lợi tức thấp nhưng phải nhường cho đứa cháu kêu ông phường trưởng bằng bác ở nông thôn mới lên ạ.
- Nông thôn mà Tỉnh nào? Chín Ủi hỏi tiếp.
- Dạ Tỉnh Thái Bình, Huyện Tiền Hải, Xã Tiến Bộ! Người đàn bà nói luôn một hơi:
- Ở dưới nông thôn khó sống quá các ông à! Chín Ủi lên lập trường y hệt báo Nhân Dân:
- Chiến tranh mới kết thúc (trên 20 mà mới kết thúc nỗi gì!). Chín Ủi hơi ngượng miệng nhưng lỡ đẩy cây thì đẩy luôn. Nhân dân ta còn nghèo, phương tiện sản xuất còn lạc hậu v.v... Nhân dân ta vẫn có truyền thống thắt lưng buộc bụng để chiến thắng trong chiến tranh, thì truyền thống đó cũng sẽ dùng như một vũ khí để chiến thắng trong hòa bình.
Người đàn bà mấp máy đôi môi nhợt nhạt mấy lần mới ra tiếng:
- Dạ chúng tôi cũng thắt lưng buộc bụng chớ dám kêu ca gì đâu. Nhưng mà cán bộ cũng phải làm như dân chúng, toàn dân cán đều đồng tâm thi hành thì đảng mới lãnh đạo thành công được.
- Vậy bà cho rằng chỉ cán bộ thắt lưng buộc bụng thôi thì chưa đủ hay sao?
- Dạ ông nói gì tôi không rõ?
- Trong tình thế chiến tranh vừa chấm dứt...mới có 25 năm thì...
- Dạ thì dân chúng cũng như cán bộ phải cùng nhau đẩy...
- Thần đói đi xa mới được. Còn ngược lại dân thì đẩy tới còn cán bộ thì kéo lui thì thần đói không khi nào đi khỏi nhà dân.
- Tại sao cán bộ lại làm thế?
Người đàn bà không ngần ngại nói:
- Chúng tôi ngu dốt không hiểu tại sao, nhưng tai mắt chúng tôi nghe thấy thực tế ở xã chúng tôi như thế. Cụ thể là ủy ban xã lạc quyên tiền toàn xã với lý do là để xây một chiếc cầu xi măng làm giao thông tiện lợi. Trước đây chiếc cầu làm bằng ván ọp ẹp, xe thồ qua lại cũng bị tai nạn. Nếu một chiếc cầu bằng xi măng thay vào đó thì xe ô tô cũng chạy được. Dân chúng trong làng nghe thế bèn ùn ùn kẻ đóng tiền, người tự nguyện hiến công không.
Chín Ủi gật gù khen như một ông Thủ Tướng con:
- Đã bảo là dân ta giàu lòng hy sinh và đức nhẫn nại nên mới chiến thắng bao nhiêu lũ giặc ngoại xâm phương Bắc lẫn phương Tây.
Người đàn bà cười khảy, dường như không nhớ mình đang tiếp chuyện với ai:
- Dạ nhưng mà không phải thế ạ!...Tiền chạy vào túi của ba ông ké hết, ông Chủ Tịch, ông phó Chủ Tịch và ông trưởng ban an ninh chia chát cất nhà lầu, xây sân gạch, còn dân tự nguyện thì dùng sửa lại chiếc cầu cũ qua loa.
- Thế à? Thế thì không được!
Chín Ủi đạp bàn làm mấy chiếc cốc nhảy tưng lên. Sáu Xèng đang nhị xướng bài tình ca với cô bé giật mình hỏi lia:
- Gì thế, gì thế anh Chín? Chín Ủi thét to:
- Bọn ủy ban xã làm thế là hỏng bét, hỏng bét bèng beng cả.
- Thế là thế nào hở anh Chín?
- Chúng nó bỏ túi cả mồ hôi và xương máu của dân.
- Ồ tưởng gì lạ! Sáu Xèng "xì" một tiếng to rồi quay lại diễn tiếp cái hoạt cảnh bị bỏ dở nửa chừng. Chuyện đó mà anh cũng không biết hay vờ không biết?
Chín Ủi ngồi bình tĩnh, hay sượng thầm không rõ. Sáu Xèng bảo:
- Anh có nhớ lời Mao Chủ Tịch dạy không?
- Mao Chủ Tịch dạy nhiều lắm, tôi biết câu nào?
- Đồng chí nào làm quản lý 3 năm, cứ đem ra chém, không sợ lầm. Chín Ủi nói:
- Câu đó rất đúng, nhưng cũ rồi.
- Sao cũ?
- Tào Tháo đã chém Âu Dương Tu một ngàn năm trước vì cái gân gà. Tháo "hăng rết"
nên gặm không được, nhưng đổ thừa cho Âu Dương Tu ăn bớt khẩu phần để cho lính đói làm reo.
Chín Ủi cũng ngừng tay hoạt động, dùng môi tỏ tình một cái ngắn ngủi nơi đỉnh đồi hồng tươi của đối tượng vừa trình ra ngay trước miệng và liếm môi tiếp:
- Mao Chủ Tịch là ông thánh. Ta học mãi không hết. Nhưng tôi xin mạn phép phóng tác câu trên như sau cho hợp với tình thế nước ta: "Đồng chí nào vô trung ương đảng 3 ngày, cứ đem ra chém, không sợ lầm". Hé hé hé!
Sáu Xèng đã chuẩn bị xong cho màn cuối của con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa nhưng
y đốt giai đoạn, cứ tiến ào lên cho các nước ngán phé. Nghe ông bạn phạm đến lãnh tụ bèn ngưng mũi dùi chính tấn công, và hổn hển bảo:
- Anh nói thế thì nghe sao cho xuôi cái lỗ...
- Vâng ạ! Ở đâu thì em chả dám lói, nhưng ở xã em thì quả đúng thế thật. Cứ bắt ba ông chóp bu chém quách còn kỳ dư cán bộ thì tù từ 3 tháng tới 3 năm, cũng đều không sai đấy ạ. Chị chủ quán xía vô.
Sáu xèng sợ bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một bèn cho mũi nhọn thọc sâu vào lòng địch. Chín Ủi thấy thế cũng noi gương cách mạng tấn tới. Người chủ quán kinh nghiệm già, chộp lấy thời cơ địch đang tập trung hỏa lực hướng về một phía, bèn tấn công từ mặt hậu:
- Các ông chỉ được phép đi giàn ngoài ngoại ô hoặc vòng quanh bờ Sông Tô Lịch thôi chớ không được đột vào thâm cung lăng bác đấy.
- Lỡ rồi e...em ơi!
- Lỡ với chả lầm! Thì phải sửa sai!
- Rút ra không đư...ợc!
- Vậy phải trả gấp năm lần.
- Bi nhiêu bi! Chúng tôi thề tử ử ử...chiến
Lửa rơm tàn nhanh. Sáu Xèng vừa hắt hơi vừa bảo:
- Ta chưa hoàn thành công tác cách mạng.
- Để đấy ta sẽ tiếp tục.
- Giá lại lên, lấy gì trả?
- Không sao, ta đi làm cái sơ yếu lý lịch rồi nhận việc, có lương, sẽ tính tới. Người đàn bà nói:
- Tôi chưa thấy khách nào có tư cách như hai ông.
- Thế còn bố cu đâu rồi? Sao không thấy ra đây tiếp khách?
- Bố nó ngày nào cũng sang bên ấy trau dồi cái đạo đ...bỏ bê quán nhà. Tôi có càu nhàu trì
chiết thì bố nó bảo ta sang bên ấy học kinh nghiệm phát trển kinh tế thị trường.
- Thì cũng tốt thôi. Cách mạng ta thắng lợi là nhờ biết rút kinh nghiệm từng giai đoạn qua để bổ sung cho công tác mới.
Người đàn bà cau mặt:
- Kinh nghiệm quý hóa quá nên mỗi lần sang đấy túi phồng, mặt hồ hỡi, khi về thì túi xẹp mặt đưa ma!
- Thôi để chúng tôi sang nộp hai cái sơ yếu lý lịch xong rồi sẽ tiếp tay rút kinh nghiệm với anh nhà. Nói xong Chín Ủi bảo đối tượng. Các em xả hơi tí đi, ta sẽ tái ngộ tiếp "cách mạng tập hai".
Hai đối tượng cứ để hình thể trong trạng thái tự nhiên, không cần che nghèo giấu bớt khổ, đi chậm rãi vào trong, một nàng còn quay mặt, nũng nịu:
- Em chờ đấy nhé, không được nói điêu như...
- Cũng không được quỵt! Người chủ xua tay:
- Yên trí có chị bảo đảm! Đừng nên phạm thượng!
Chín Ủi và Sáu Xèng định thần lại và bắt đầu viết đơn theo những khoản đọc ở cửa tiệm bên kia đường.
Chín Ủi có chữ nên viết xong trước. Còn Sáu Xèng không phải ít chữ hơn nhưng cứ cắn bút suy nghĩ vì cái rừng chữ nó vừa bị cán bộ đốn phá vô tội vạ nên nước suýt ngập đến mũi tượng Lê Nin gọi mãi không mống nào trở lại phục vụ cái đơn bỏ dở. Thấy Chín Ủi viết xong, Sáu Xèng kèo nèo:
- Tớ kẹt cái khoản này, bác nó giúp dùm tí.
- Thì cứ viết phứa ra. Lý lịch là một sự tốt khoe xấu che. Có gì mà phải bứt cây bứt cỏ! Lý lịch của trung ương cũng láo toét cả. Mấy chục cái kỷ luật dâm ô, tham ô có ai dám ghi vô đâu
mà bác ghi của bác.
- Thế à?
- Còn thế à với thế ừ. Hồ Chủ Tịch ngủ chung phòng với Nguyễn Thị Minh Khai, có ghi không? Ông già có con với một mụ Tàu ai biết được? Rồi tặng cái đĩ Xuân mang cái trống chầu có gì chính thức không? Tôi bảo lý lịch là bịa, bịa tuốt, ngay cả tên thật cũng ghi láo, ngày sanh tháng đẻ cũng phịa ẩu tuốt luốt. Nhờ thế mà hễ có bầu cử thì ai được giới thiệu rồi đắc cử với tổng số phiếu 99,99% hết ráo! Bác nó ở đó mà thành khẩn mạnh vào.
Sáu Xèng thấm ý, cười hùn:
- Còn một người chưa đi bỏ thăm được là vì ốm nặng. Ban tổ chức đầu phiếu mang thùng phiếu và lá phiếu đã viết sẵn tên họ ứng cử viên cho bệnh nhân bỏ vào thùng...chỉ có bỏ vào thùng thôi, khỏi phải viết chữ nào cả nhưng cũng không kịp. Thùng phiếu vừa đến bên giường thì người bệnh tắt thở cho nên mới có kết quả là 99,99%. Nếu sớm một phút thì ứng cử viên sẽ đạt
100%.
Chín Ủi nói:
- Tía non rõ hơn tôi sao còn nói chuyện bố láo nọ kia cho mất thì giờ vàng ngọc?
- Đâu nào, kẹt khoản nào, đưa tôi xem? Sáu Xèng bảo:
- Cái khoản thành tích cách mạng và kết quả công tác ấy! Chín Ủi lắc đầu:
- Chỗ ấy thì dễ lắm. Phóng tác theo tôi đây này! Rồi Chín Ủi đọc:
"Gia nhập đảng năm 1930! Công tác bí mật cho đến cách mạng tháng 8. Địa bàn công tác từ Bắc chí Nam. Đảng giao công tác gì đều hoàn thành công tác nấy một cách vượt mức 200% trở lên. Đặc trách công tác thi đua và ăn uống cho ban đối nội của đảng. Có công giúp cho trưởng ban đối ngoại đảng tức là đồng chí Hoàng văn Hoan tự Hoan đầu dồ, thanh toán tên địa chủ Nam Kỳ lọt lưới Ung văn Khiêm. Tiếp ban kế hoạch gài bẫy mỹ nhân cho tên Khiêm sập. Bản thân không bị kỷ luật dâm ô và tham ô lần nào. Có công trong việc tuyển mộ các cháu cho ban bảo vệ sức khỏe trung ương do đồng chí Lê đức Thọ trực tiếp chỉ đạo. Có công tẩy uế mộ đồng chí Thọ do nhân dân ném phân. Lanh trí dấu đồng chí Đỗ Mười thiến chết heo của Cai Tổng Huyện Quốc Oai khỏi bị bà Cai Tổng trả công bằng cây chổi...chà.
Những công tác trên đều được các đồng chí Nguyễn lương Bằng, đồng chí Hoàng văn Hoan, đồng chí Vũ xình Xoàng xác nhận từ khuya năm Mậu Tý! Còn thành tích khá độc đáo xin ghi luôn: Đại hội IX được trung ương định giới thiệu ứng cử tổng bí thư đảng tranh với đồng chí Mông lắc Mạnh. Nếu bỏ phiếu dân chủ thì tôi có thể ngang phiếu với đồng chí Mạnh, nhưng hội nghị xét thành tích thì tôi thua đồng chí ấy một điểm là đồng chí ấy được ở trọ trong nhà sàn của bác trong lúc học Đại Học ở Hà Nội còn tôi thì dù có ham, cũng chỉ đứng ở ngoài rào sắt của Phủ Toàn Quyền ngó vô mà nuốt nước bọt ừng ực".
Chín Ủi đọc đến đấy thì ngưng lại và nói:
- Cái khoản thành tích cách mạng bác nó khai báo khá lắm, nhưng hãy còn chưa rốt ráo.
- Bác nó góp dùm xem!
- Chỗ tranh ghế tổng bí thư với đồng chí Mông lắc Mạnh thì đồng chí phải để như thế này: Đồng chí sẽ hơn phiếu đồng chí Mạnh vì thành tích cách mạng của đồng chí hơn đồng chí ấy và đồng chí được kết nạp đảng vào năm 1929, tức là đồng chí vô đảng trước năm thành lập đảng. Mấy ai được như vậy, cả đồng chí Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng quốc Việt cũng vô sau đồng chí. Còn đồng chí Mạnh được kết nạp năm 1962 nghĩa là kém đồng chí những 33 tuổi đảng. Hơn nữa...điểm này mới quan trọng...khi được đề cử giữ ghế tổng bí thư, đồng chí Mạnh khóc sướt mướt ba ngày ba đêm liền và xin rút lui.
- Nó làm bộ chớ mừng bỏ mẹ đi đấy!
- Kệ nó, mình cứ nghĩ nó khóc là vì sợ không gánh nổi trách nhiệm đi! Do đó đồng chí thấy tội nghiệp và...Chín Ủi vỗ vế đánh bộp. Hơn nữa trong lịch sử đảng chưa có bao giờ một tên Mán được lên ngôi hoàng đế đỏ. Nay nó ngáp phải ruồi thì để nó ngáp luôn, cho dòng họ Mán nó mừng! Rồi xong buổi cày, nó sẽ được đi tàu suốt như Đào duy Tùng vậy, rõ chưa?
Sáu Xèng ngẩm nghĩ một giây rồi bảo:
- Nói điều quá lố như vậy tôi sợ bị vạch mặt xấu hổ lắm! Còn để cho đồng chí ta đi tàu suốt thì lòng tôi nào nỡ?
- Sắp nhận công tác đạo đức giả mà còn làm bộ đạo đức thiệt hoài!
-...!
- Đảng ta sống nhờ tàn bạo nhưng sự tàn bạo ấy khoác áo đạo đức rất đẹp. Ai không kính yêu đồng chí Trường Chinh? Nhưng mấy ai biết được rằng chính đồng chí đã chỉ điểm cho mật thám bắt đồng chí Hoàng văn Thụ để leo lên ghế tổng bí thư ngồi từ 1940 đến 1956 mới tuột xuống vì cải cách ruộng đất thắng lợi khắp miền Bắc nên bị anh Ba mặt nám đá văng ra rìa.
-... Có thế thật à?
- Còn vờ ngây thơ cụ nữa! Đồng chí Hoàng văn Thụ là người Tày Thái Nguyên thì cũng như bây giờ đồng chí Lắc là người Nùng, đồng chí Chu văn Tấn cũng là thiểu số, bị cách mạng bắn gãy giò. Mấy đời thằng mọi mà ngồi trên đầu thằng Kinh lâu. Để rồi coi, nay mai chừng nào đảng bóp cổ xong dân Tây Nguyên thì chim Quyên sẽ xuống đất ăn trùng hoặc xa chơi miền âm phủ. Rồi một thằng Kinh mình lên hốt rác.
Sáu Xèng hỏi:
- Còn khoản tên họ ngày sanh thì để như thế nào?
- Bí danh là quan trọng, như Bác lấy cả chục bí danh thấy chưa? Nào là đồng chí Lý Trung, nào là đồng chí Vương, nào Nguyễn ái Quốc, nào Hồ chí Minh, càng nhiều tên chứng tỏ rằng mình quan trọng mật thám khó theo dõi. Vậy đồng chí nên kiếm 5, 6 cái, cho lạ đừng ai biết. Không cần lập trường lập bò gì cả.
Sau chừng nửa giờ hai nhân vật cách mạng đã sáng tác xong hai bản sơ yếu lý lịch thần kỳ. Họ dùng dằng không quyết vào trong "giữ lời hứa" với các em trước, hay là đi nhận công tác rồi sẽ trở lại tái nạm, thì bỗng đâu người chồng bà chủ quán đi về.
- Thế nào? Kinh nghiệm có rút được nhiều không? Người vợ hỏi.
- Rút gì! Nó rút hết tủy tôi thì có. Vừa nói y vừa đi thẳng vào trong. Bỗng kêu lên: Cái gì thế này?
Người vợ trề môi:
- Mấy đứa "ghệ", còn không biết sao hỏi? Nhưng không được động tới. Của khách đấy! Không khéo lại mất toi tiền "boa" của ta.
Người đàn ông mới vỡ nhẽ có hai ông khách ngồi ở phía trước bèn bước trái ra chào hỏi lễ phép: "Chào nhị vị hảo háng!" và tiếp luôn, ở đời muôn sự của chung phải không hai vị? Đảng ta đã từng dạy thế và ta đang tiến lên thế giái đại đồng mà!
Sáu Xèng nói:
- Chúng tôi tạm giải khát trong "quán bên đường" rồi sẽ phi vó ngựa sang bên kia sông Dịch Thủy để nhận công tác mới. Chúng tôi xin thề trước lá cờ thiêng liêng của đảng là chúng tôi không hề xâm phạm tới ngọc thể của quý nương. Tuy là dân "nho thâm háng rộng" nhưng cũng biết nhân phẩm ở đời chớ không đến nỗi loạn luân ngủ với vợ người rồi giết cả hai vợ chồng.
- Không sao! không sao! Nếu quý khách có vô tình hay cố ý vượt biên giới Kỳ Lừa Đồng Đăng vài cây số tôi cũng không đau khổ tí nào vì thực ra cái mục Nam Quan không có chân mà đã đi vào sâu bên nước bạn rồi ạ!
Người chủ quán tỏ vẻ mến khách, hồ hởi tiếp:
- Thời buổi này kiếm sống khó khăn quá! Nếu hai vị có cần đến tôi thì tôi sẽ mách nước
cho biết lối.
- Đa tạ, chúng tôi cũng đang nuôi ý định đó.
- Nếu vậy thì ta là đồng đội của nhau rồi! Nói xong bèn rỉ tai Sáu Xèng. Sáu Xèng tỏ ra ngạc nhiên.
Người chủ quán bảo:
- Thù bạn ngày nay có khác xưa! Nghĩa tình không nắng chắc chi mưa. Chợ trời thiệt giả là chân lý. Hoàng hóa lương tâm hì hì cũng thiếu thừa. Hai vị cứ theo phương châm đã được đảng thi vị hóa đó mà sống thì chả lo mang hận về sau.
Sáu Xèng và Chín Ủi cảm tạ và dắt nhau "qua sông". Đứng dưới tấm bảng hiệu rực rỡ kim nhủ, Chín Ủi rỉ tai Sáu Xèng:
- Bác nó biết hai con nhỏ đó là ai không? Sáu Xèng trố mắt. Chín Ủi tiếp. Đó là hai đứa
con gái của thằng cha chủ quán! Sáu Xèng nhìn bạn lặng thinh lặng ngắt.
Chín Ủi vào văn phòng thấy hình Hồ Chủ Tịch treo trên giữa vách với dòng chữ "cần kiệm liêm chính chí công vô tư" và "trung với nước hiếu với dân" chạy dài suốt bề ngang của bức tường.
Chín Ủi chào kính cẩn rồi nói với người đang ngồi ở sau bàn giấy:
- Hai đứa chúng tôi muốn được thẩm vấn để nhận công tác! Vừa nói Chín Ủi đưa hai lá đơn cho người kia và tiếp:
- Thưa đồng chí Giám Đốc, chúng tôi tìm mãi mới được một cơ quan lý tưởng như thế này để xin công tác.
Người ngồi sau bàn giấy nói:
- Tôi là Phụ Tá Giám Đốc chớ không phải Giám Đốc.
- Đồng chí có quyền nhận nhân viên không?
- Nếu tôi thông qua lý lịch thì coi như đã kết quả 90%. Phải qua quyết định của đồng chí Tà Rằn là Giám Đốc cả hai cơ sở liên hợp này. Xin mời hai đồng chí ngồi. Tôi xem ngay lý lịch của hai đồng chí, nếu tôi đồng ý, tôi sẽ đệ trình đồng chí Giám Đốc quyết định.
- Vâng ạ! Nhưng xin hỏi nhỏ, cảm phiền nhé!
- Đồng chí cứ tự nhiên, không hề chi cả!
- Dạ cơ quan này có "thủ tục đầu tiên" không ạ? Người kia cười và gắt nhẹ:
- Không! Thủ tục đầu tiên là cơ quan nhà nước kia, còn đây là cơ quan tư nhân.
- Ủa, vậy ra kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã phổ biến đến đây rồi
cơ à?
- Chúng tôi không rõ, nhưng được phép nhà nước thì cứ mở dịch vụ theo đơn xin kia, các
đồng chí trông "pa tăng" tức là giấy phép hoạt động của chúng tôi có chữ ký và dấu ấn của Chủ
Tịch thành phố...
Một cô em khá xinh ăn mặc rất nghiêm túc đem nước trà ra mời khách. Sáu Xèng và Chín
Ủi nhẩm xà trong lúc vị phụ tá nghiên cứu lý lịch.
Một em khác đem ra hộp thuốc lá tròn mời khách. Chưa tàn điếu thuốc thì ông phụ tá ngẩng đầu sang:
- Xin mời đồng chí Sáu Xèng sang đây hội kiến ạ!
Sáu Xèng đang đưa tách trà lên môi vội vàng để xuống bàn và bước sang ngồi đối diện với ông phụ tá.
Ông phụ tá nói ngay:
- Lý lịch đồng chí tốt lắm, chỉ phiền một nỗi là chúng tôi không được biết đồng chí thành phần giai cấp nào ạ!
Sáu Xèng, chắc lý lịch này theo kiểu xưa, thành phần phải khai láo đến 4 đời ông cụ nên
vọt miệng nói:
- Dạ bố em cố nông, ông em cố nông, ông cụ em bần cố nông ạ.
- Còn đồng chí?
- Dạ em thành phần công nhân.
- Công nhân gì? Thợ bạc, thợ hình, thờ sơn, thợ rèn, lái tàu điện hay lái xe ba gác?
- Dạ em công nhân hút cầu...tiêu ạ!
- Thảo nào lý lịch của đồng chí toát ra mùi "thơm thơm" của giai cấp công nhân.
- Dạ không dám ạ!
Ông phụ tá ngả người ra thành ghế, rút thuốc lá châm hút và ê a:
- Giá như đồng chí đến đây xin việc với cái lý lịch này một tháng trước đây thì chúng tôi nhận ngay và giao cho trọng trách, nhưng rất tiếc là đồng chí đến hơi trễ.
- Tại sao ạ? Xin giải thích để tôi không khai láo ạ.
- Bởi vì đảng đã thay đổi chủ trương 180% độ rồi. Nghĩa là trước đây đảng ta coi giai cấp công nhân là giai cấp tiền tiến lãnh đạo cách mạng vô sản nhưng hiện nay thì thành phần tư sản địa chủ phú nông trí thức lại được coi trọng hơn giai cấp công nhân bần cố nông và các giai cấp khác.
- Ủa sao kỳ vậy?
- Vâng sự quay ngoắt lại này có vẻ hơi kỳ cục nhưng trong giai đoạn này nó rất khoa học và hợp lý hoàn toàn. Bởi vì...một trăm lý do. Nhưng lý do thứ nhất là những người lãnh đạo đảng bây giờ đều là tư sản hoặc đại tư sản, địa chủ hoặc đại địa chủ, tư bản hoặc đại tư bản cả, không một ai là tiểu tư sản hoặc công nhân nông dân cho nên đảng chủ trương kết nạp tư sản địa chủ và các thành phần bóc lột khác và coi nhẹ bần cố, công nhân, tiểu tư sản ạ.
Sáu Xèng nói:
- Đây là chủ trương chiến lược, sao không thấy báo Nhân Dân đăng bài bình luận hoặc thông cáo gì cả cho toàn dân rõ?
Người phụ tá phun khói thuốc có vòi phọt vào mặt Sáu Xèng và nói:
- Đồng chí ngu bỏ mẹ đi đấy cho nên tóc đã bạc mà còn đi xin việc làm. Đảng có khi nào cho đảng viên và bần cố biết là trung ương đã gởi hằng tỉ đô la ở ngân hàng ngoại quốc và hầu hết đất đai tốt ở nông thôn đều thuộc về tay tỉnh ủy, huyện ủy, chi ủy không? Nhưng mà cái lý lịch của đồng chí có thể khai lại khoản thành phần như câu ông bà cha mẹ đều là bần nông nhờ lam lũ mần ăn nên đến đời đồng chí trở thành địa chủ, tư sản phá sản sau cách mạng. Đồng chí có đồng ý như thế thì tôi chữa dùm cho và nhận đồng chí vào cơ quan ngay.
- Vâng ạ! Em xin tuy đồng chí với thủ trưởng cả. Miễn sao em có việc làm để giúp cách mạng phục hồi nhân phẩm và trau dồi đạo đức là vui rồi.
- Nhưng mà...ông phụ tá đưa ngón trỏ và ngón cái ra ngoáy ngoáy và cười ruồi.
Sáu Xèng kêu lên:
- Ố ố...thế sao lúc nãy ông phụ tá nói rõ ở đây không có "thủ tục đầu tiên"?
- Thì đúng vậy, không có thủ tục đầu tiên nhưng phải có cái lót tay thì cách mạng mới tiến nhanh được! Hì hì. Nên nhớ rằng cách mạng nói một đằng làm một ngả.
- Vâng ạ! Em chịu cả, nhưng hiện giờ em không có giấy xanh lẫn giấy dổm ạ!
- Không sao. Chúng tôi rất thông cảm. Sau khi nhận việc đồng chí trích lương bỏ vào hụi chết 45%. Cũng không chậm trễ bước tiến của cách mạng. Nếu gật thì xin ký vô đây!
- Dạ xin tự nguyện ạ!
- Đó là phần đầu.
- Còn phần yết kiến đồng chí Giám Đốc.
- Úi chao!
- Rồi đồng chí sẽ thấy chúng tôi rất sòng phẳng và nhân đạo. Nào ký tên đi, xong đồng chí
có thể sang bên kia đường làm một tách cà phê và nghe "hòa tấu"...Xin mời đồng chí Chín Ủi.
- Dạ có tôi đây!
Chín Ủi uống cạn tách trà rồi bước sang ngồi bên cạnh Sáu Xèng. Người phụ tá đang rít hơi chót của điếu thuốc, ném cái tàn và nói ngay một hơi:
- Lý lịch của đồng chí cũng vấp phải khuyết điểm như đồng chí kia, tuy nhiên phần công tác cách mạng thời tiền khởi nghĩa của đồng chí có thể dư sức bù lại. Tôi chỉ cần chữa thành phần
của đồng chí ra trung nông lớp trên có nghĩa là gần như phú nông. Vậy là coi như đồng chí được chấp nhận 99% rồi.
Chín Ủi bèn nói:
- Chấp hay không chấp đối với tôi cũng thế thôi. Nhưng tôi muốn biết sự thực tại sao đảng lại như con kỳ nhông thế? Nay...đậm mai nhạt mà không hề giải thích cứ tự tung tự tác mà lúc nào cũng xưng là dân chủ tập trung.
Viên phụ tá chìa tay ra cho Chín Ủi:
- "Rua" cái đi rồi tôi sẽ phụ nhĩ sau! Nó như thế này. Đồng chí từng công tác bí mật thì thừa biết đảng ta với đảng Trung Quốc như cha với con và như anh với em. Hồ Chủ Tịch có câu thơ bất hủ: "anh em tình nghĩa Việt-Hoa. Vừa là đồng chí vừa là anh em!" Có nghĩa là anh có chơi cha thì thằng em cũng phải ráng chịu, thằng anh làm gì thằng em phải làm càng rập khuôn và càng ngoan ngoãn càng được thằng anh vò đầu khen giỏi! Bởi thế vừa rồi Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ xã hội chủ nghĩa để đi theo thuyết "tam điểm" của đồng chí Giang trạch Chum gồm:
1.- Xóa bỏ chủ nghĩa chuyên chính vô sản.
2.- Không chấp nhận xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
3.- Kết nạp đảng viên thành phần tư bản địa chủ.
Trung ương đã học tập phản tỉnh, nhận những sai lầm trong 30 năm qua, nhưng chưa kịp phổ biến cho toàn đảng.
- Vậy sao đồng chí biết trước mà "xuất phong đầu" như vậy không sợ uống nước ngọt
Hồng Hà sao?
Viên phụ tá cười:
- Mấy chục năm theo đảng tôi mới thấy ló mầm dân chủ tức là đồng chí đó! Đồng chí đã hỏi thì tôi xin trả lời, nhưng đồng chí phải hứa rằng đồng chí không được bật mí nghe chưa?
Chín Ủi đứng dậy trang nghiêm giơ tay lên ngang trán, kiểu Bôn-xê-dít:
- Xin thề!
Viên phụ tá nói:
- Trong trung ương ta bây giờ có những ủy viên muốn đón gió nên xùy ra cho ông Giám Đốc chúng tôi hay. Những ủy viên ấy ngửi thấy tanh của đồng đô la, nên âm thầm xung phong trước đám già nua bảo thủ ngỏ hầu sau này có ngọn gió tự do dân chủ lan tới thì các đồng chí ấy ấy đó đứng lên trở cờ trước và được dân chúng tín nhiệm kiểu như anh Ba Đen Xịn bên Nga. Rõ chưa? Vì thế chúng tôi đi trước thời cuộc. Đồng chí cứ yên trí đi. Tư sản địa chủ vô đảng ào ào sẽ xoay đảng đi theo đường lối của họ. Thôi, tạm hiểu thế đi, mai kia sẽ rõ! Bây giờ tôi xin chuyển lý lịch của hai đồng chí vô cho đồng chí Giám Đốc.
- Vâng ạ. Xin cảm ơn!
Chín Ủi và Sáu Xèng theo chân viên phụ tá vào trong.
Cả hai đều kinh ngạc khi bước vào văn phòng của Giám Đốc.
Mắt cả hai đều bị phản chiếu cái ánh sáng của cái mặt trời đen như than hầm. Đồng chí đui cà then này làm cách nào lên tới chóp bu của hai cơ quan đầu não Hà Nội? Nhưng hai người tỉnh lại ngay khi nghe viên phụ tá giới thiệu:
- Đây là đồng chí Tà Rằn Giám Đốc công ty liên hợp Nhân Phẩm và Đạo Đức. Hai người khách vừa ngồi thì đồng chí Giám Đốc nói ngay:
- Nước da tôi khác màu với nước da các đồng chí, nhưng máu thì chung giòng. Bố tôi là người ngoại quốc, còn mẹ tôi là người Việt Nam. Tôi mở công ty liên hợp này hoàn toàn theo diện tư nhân không có hợp doanh. Chương trình hoạt động của chúng tôi gồm có chính trị kinh tế học, sinh vật học và xã hội học. Mục đích của chúng tôi là làm cho nước Việt Nam trở nên hùng cường tiến bộ, không bị tụt hậu lẹt đẹt như hôm nay. Lý tưởng của chúng tôi không mông lung cũng không tếu phét mà nó rất thực tiễn. Đó là đồng đô la vạn lực, không gì không khuất phục trước khả năng của nó. Cái gì làm ra tiền thì cái đó là bạn thân của chúng tôi, là cứu cánh, phương tiện của chúng tôi, bất chấp cái đó là cái gì. Dù bị nguyền rủa chê bai hay khen tặng chúng tôi vẫn không thay đổi mục tiêu và phương châm hoạt động.
Sáu Xèng và Chín Ủi đều lấy làm ngạc nhiên về những ý kiến của Giám Đốc Tà Rằn về cách hành văn và những danh từ được dùng. Tất cả rất đúng ý nghĩa và văn phạm Việt Nam. Hai người chưa kịp đáp ứng thì Tà Rằn kéo tấm màn phía sau lưng, phơi bày một kệ sách có nhiều ngăn chưng bày đầy những sách kinh điển Mác Lê mà hai người chỉ nghe nói chứ chưa giở trang nào. Triết Học Mác, Thực Tiễn Mác, Luật Duy Vật Biện Chứng Mác, Con Đường Của Mác Vạch Ra Cho Nhân Loại, Văn Học Nghệ Thuật Và Chủ Nghĩa Mác...quyển nào cũng có lưỡi Mác đỏ chói in trên bìa.
Sáu Xèng thầm nghĩ:
- Thế này thì mình gõ nhầm cửa rồi! Bèn liếc nhìn xem sắc diện của Chín Ủi thì thấy anh ta vẫn điềm nhiên nhìn lên những ngăn sách.
- Thế nào? Các đồng chí thấy cần nghiên cứu quyển nào chốc nữa chúng tôi sẽ xin biếu đồng chí đem về nhà tha hồ nghiền ngẫm. Còn đây nữa! Tà Rằn vẹt thêm tấm màn qua bên trái và trỏ những sách khác, đây là sách của Hồ Chủ Tịch, đồng chí Mao trạch Đông, Lưu thiếu Kỳ, Lê Duẩn và những trước tác trứ danh của các đồng chí ta khắp năm châu.
Chín Ủi nhìn thấy nào là: "Hồ chí Minh tuyển tập", "Sách đỏ chỉ nam", "Tự tu của người cộng sản", "Lê Duẩn toàn tập".
Khi nhìn thấy quyển sách này thì Chín Ủi giật mình. Mẹ kiếp cuốn "Lê Duẩn toàn tập" của Sáu Xèng đem lại cho mình chỉ là cái bìa, còn cái ruột là "mưu kế buôn vua của Lã Bất Vi", không biết quyển Lê Duẩn toàn tập này có gì mới lạ không? Nghĩ thế, Chín Ủi liền hỏi Tà Rằn:
- Quyển "Lê Duẩn toàn tập" này có mấy cuốn tất cả ạ? Tà Rằn nói:
- Tôi không rành, nhưng chắc chắn chỉ có một cuốn độc nhất này gồm hơn 30 trang rưỡi thôi. Nếu có quyển hai thì phải đề "quyển một" trên bìa quyển này, để độc giả biết mà tìm mua cho đủ bộ ạ.
Chín Ủi nghĩ thầm: Thằng cha ăn trộm gà họ Lê này suốt đời đọc diễn văn do người ta viết sẵn, giảng bài ở trường Nguyễn ái Quốc cũng chỉ nói lấp vấp dăm ba câu như chó táp nước bèo, làm đếch gì mà cũng in toàn tập?
Góp nhóp chỉ được 30 trang, mỗi trang 10-15 dòng, thế đã là thượng số rồi, làm gì có quyển hai! Nghĩ vậy nhưng bề ngoài thì Chín Ủi mỉm cười với Giám Đốc Tà Rằn:
- Tôi đang tìm đọc nốt những tác phẩm lý luận của đồng chí Lê Duẫn để chuẩn bị thi lấy bằng tiến sĩ kinh tế chính trị rừng! May quá, tôi tìm ở khắp nơi không gặp lại thấy ở đây.
Tà Rằn như tỉnh giấc Nam Kha xoa tay:
- Chúng tôi chỉ có một quyển để giằn tủ đấy ạ! Nhà xuất bản đã in lại đến lần thứ 12 mà ở các hiệu sách cũng không còn. Ở bên Công Gô vừa mới điện cho chúng tôi hay rằng bên ấy đã tái bản xong ạ, nhưng chúng tôi không có hỏi xin vì ở trong cơ quan của chúng tôi không có ai biết tiếng Công Gô. Nếu đồng chí muốn có một bản để làm của, thì chúng tôi cho đồng chí mượn đêm về "mô-tô-cọp-bi" xong trả lại chúng tôi ngay. Đồng chí thấy không, những trước tác quý giá của Mác chúng tôi không dám chưng bên ngoài sợ bị ăn cắp. Quyển toàn tập Lê Duẩn cũng thế.
Nếu đồng chí cần nghiên cứu thì chốc nữa chúng tôi sẽ bảo cô nữ Thơ Ký làm thủ tục cho đồng chí mượn về nhà, còn bây giờ xin mời đồng chí sang phòng bên cạnh để tham quan một số hình ảnh thực tế công tác.
Tà Rằn cho hai nữ nhân viên dắt Sáu Xèng và Chín Ủi đi qua cửa thông với phòng bên cạnh. Ở phía trước thì nom hai công ty liên hợp này không lớn lắm, thật vậy, nó chỉ chiếm một bề ngang vừa phải của 2 cửa tiệm trung bình nhưng nó có bề sâu nhiều phòng, mỗi phòng đều cách nhau một tấm vách ván hoặc vách gạch và có cửa thông như cái hang có nhiều ngách. Tất cả là 6 phòng liên tiếp và nhiều ngách không thể biết hết.
Phòng số 1 trưng bày những dụng cụ bằng cao su đủ kiểu, đủ cỡ, đủ loại. Sáu Xèng và Chín Ủi phải ngạc nhiên sao nó giống như thật. Hai người nữ hướng dẫn viên cầm từng món trao cho khách và cắt nghĩa tường tận, trả lời từng câu hỏi một và đưa ra những tập hình để từ đó hai vị khách có thể hiểu thêm cách sử dụng và bảo quản chúng để dùng được lâu bền. Chín Ủi hỏi:
- Sao cái ấy tầm cỡ thế?
Người nữ hướng dẫn viên có mái tóc nhuộm nâu đáp:
- Chúng tôi ócc-đờ các thứ này từ ngoại quốc ạ, đặc biệt từ bên Đức! Người Âu Châu to lớn hơn người mình nên chân tay cũng to hơn chân tay của người mình. Chúng tôi có góp ý kiến cho họ sản xuất đúng cỡ Việt Nam, nhưng ông cố vấn của công ty bảo rằng việc sử dụng cơ bắp không kén cỡ lớn nhỏ hoặc trường hay đoản ạ. Bằng chứng là lúc trước ông ấy sang Việt Nam thì người ta lại thích vai u thịt bắp hơn, thà rằng hơi thô còn hơn là mong manh quá! Cho nên bên đó họ vẫn sản xuất cơ bắp theo kiểu quốc tế ạ.
Sáu Xèng chặn ngang hỏi:
- Xin lỗi, công ty có thuê cố vấn người ngoại quốc à? Một cô đáp:
- Dạ cố vấn nhà đấy ạ!
- Nghĩa là sao?
- Dạ bố đẻ của ông Giám Đốc giữ chức cố vấn giúp cho ông không ăn lương. Nhờ ông cố đi đi về về bên xứ nên ông đặt hàng rất đúng yêu cầu ạ! Phòng này chỉ gồm những dụng cụ chân phương.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo