Most books, like their authors, are born to die; of only a few books can it be said that death hath no dominion over them; they live, and their influence lives forever.

J. Swartz

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 46
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4346 / 77
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9 -
áng hôm nay tâm trạng Khanh đột nhiên vui lạ, cô tự thưởng mình một buổi sáng thong thả lang thang tại siêu thị Cộng Hòa. Khanh chậm rãi lướt qua những gian hàng quần áo, mỹ phẩm, đồ trang sức phụ nữ, mắt ngắm nhìn nhưng đầu óc lại bay tận nơi đâu. Bỗng Khanh nghe tiếng reo:
-Chị Khanh, ôi chị Khanh làm gì ở đây.
Cô nhìn sang thì thấy Khuyên vừa vẫy tay vừa chạy đến, con nhỏ lúc nào mặt cũng tươi rói như ba ngày Tết. Ai mà mời nó xông đất đầu năm chắc là hên. Khanh dừng lại chờ cô bạn trẻ, mỉm cười khi thấy vẻ hối hả của Khuyên. Nhỏ dậm đôi giày sneaker thắng cái két trước mặt cô, tiếng động ghê rợn làm nhiều người xung quanh quay sang nhìn tò mò. Khuyên cũng tỉnh bơ trước sự chú ý đó, cúi gập người hít thở vài hơi rồi nhìn lên Khanh cười:
-Em nhìn từ xa đã biết là chị rồi, không có người con gái nào có dáng đi thong thả đặc biệt như chị Khanh hết. Nếu sinh ra trăm năm trước chắc chị ít nhất phải là quý phi đó chị Khanh.
Khanh bật cười trước lời khen của Khuyên:
-Còn em thì lại là người con gái lạ lùng nhất chị được gặp qua ở chỗ không ngại khen ngợi người cùng phái. Hình như trong em không có sự ghen tị.
-Ồ có chứ, em cũng hơi ghen tị chút đỉnh, nhưng mà đẹp thì phải khen chứ, mà mình có ghen rồi cũng có được gì đâu, người khác vẫn đẹp và mình vẫn là mình.
-Em có biết rằng khi chị đến nơi lạ, bước vào phòng họp hay chỗ tiệc tùng, chị luôn gặp ánh mắt ác cảm của các bà các cô, em là người ngoại lệ.
-Chị đừng buồn nghen. Thật ra xã hội làm cho họ như vậy, phụ nữ từ nhỏ đã lớn lên trong môi trường phải âm thầm cạnh tranh, nhỏ thì dành tình cảm cha mẹ, lớn thì dành tình cảm bạn trai và chồng, già thì dành tình cảm con cái. Em nghĩ vì người phụ nữ không được phép giận dữ, công khai tranh dành hay đánh nhau như đàn ông nên mới thành ra vậy. Cái gì mà phải dấu thì có vẻ hiểm hơn.
-Em sao nói chuyện giống như Nam quá.
-Vậy hả chị? Chị Nam cũng nghĩ vậy sao? À ha, vậy là hai anh em khỏi phải nói em là ngụy biện nữa. Nếu chị Nam cũng nói vậy thì tức là em có lý rồi.
Khanh lại phì cười trước vẻ đắc thắng của Khuyên. Cô nhỏ có vẻ thích ăn hiếp hai ông anh hiền lành.
-Thôi mình không nên đứng giữa siêu thị mà bàn chuyện tâm lý. Em đi đâu đây? Hôm nay chị off một ngày, có muốn lang thang cùng chị không.
-Sure. Chị muốn ra ngoại ô không? Em chở chị đi trốn đi tìm thiên nhiên heng.
-Ừ, ý kiến hay quá. Đi, mình mua ít thức ăn rồi đi.
-Khỏi cần chị, theo em không sợ đói đâu.
Hai tiếng sau Khuyên và chiếc Bonus to đùng chở Khanh ra Bình Phước, nơi vườn tiếp vườn xanh ngát một vùng bao la. Khanh ham nhìn cảnh đến độ quên sợ tốc độ chạy xe của cô bạn trẻ. Hai chị em rẽ vào một khu vườn nhỏ, lối đi xén gọn gàng, có giàn bông giấy trước cửa và hàng dâm bụt hai bên. Cảnh tượng như trong một giấc mơ ngày nhỏ của Khanh vậy, sao mà yên bình quá. Khuyên múc nước từ lu ra cho Khanh rửa tay, rửa mặt. Nước mát và thơm mùi lá dứa.
-Đây là đâu vậy Khuyên.
-Đây hả? Là nhà anh Ba em.
-Ồ, chị không biết em cũng có nhà vườn ở ngoại ô.
-Không phải của em, của anh Ba em.
Thấy vẻ mặt của Khanh, Khuyên giải thích:
-Anh Ba em là bạn thân của anh Hai em. Anh Ba em không phải anh ruột em, nhưng em gọi là anh Ba, và ba má em cũng coi anh như con vậy. Anh Ba ở với ba ảnh thôi.
Nói rồi Khuyên gọi gióng giả:
-Ba Hiệp ơi, ba Hiệp, con tới chơi nè.
Có tiếng hú đáp trả từ phía sau vườn. Độ năm phút sau Khanh thấy một ông cụ tóc trắng búi củ tỏi, da dẻ nâu sậm, dáng vẻ khỏe mạnh bước ra sau bụi mía. Thấy họ ông chào giọng như hát:
-Ở đâu ra hai nàng tiên đến thăm vườn nhà vậy ta. Mời vào mời vào.
Khanh bối rối vòng tay:
-Con chào ông, à, dạ chào bác.
Khuyên phá ra cười:
-Chị chào bác được rồi, chị là bạn anh Ba làm sao chào ba Hiệp là ông được.
Ông cụ phẩy phẩy tay:
-Ôi chỉ là câu chào thôi, gọi sao cũng được cô bé ạ. Mình già thật rồi mà. Bé Khuyên ra sau vườn hái thanh long mời chị đi con.
-Dạ.
Con nhỏ phóc một cái mất tiêu, để lại Khanh bối rối trước người chủ nhà lạ lùng. Ông cười, cặp mắt nheo lại trông hiền như ông bụt cổ tích:
-Con lại đây ngồi với bác, sao lần đầu vào vườn thấy sao con?
Giọng nói hiền từ, cử chỉ thân thiết của ông cụ làm Khanh chảy nước mắt. Từ nhỏ đến lớn Khanh thường tưởng tượng ra những thành viên trong gia đình mà cô chưa một lần được biết, trong đó có ông, bà, cha, mẹ, và anh chị nữa. Những nghĩ vậy thôi chứ chưa bao giờ cô có được cảm xúc thật sự của tình thương gia đình. Ngày lấy Quang cô ngỡ rằng mình sẽ có một gia đình mới, ngờ đâu ba mẹ anh chẳng chấp nhận mình, Quang thì chưa bao giờ đối xử với cô như với người vợ thực sự. Mãi đến hôm nay, khi gặp người đàn ông xa lạ này, chẳng hiểu sao từ trong Khanh dâng lên một tình cảm lạ lùng, nước mắt cô cứ tràn ra như suối. Thấy vậy ông cụ bước nhanh đến, choàng tay qua vai kéo Khanh lại, nhẹ nhàng:
-Ôi cô bé sao lại khóc thế này. Con nhớ nhà ư. Thiên nhiên làm mình dễ xúc động vậy đó. Thôi cứ khóc cho thoải mái, ở đời mấy khi được diễm phúc khóc nhẹ nhàng như vậy.
Nói rồi ông vỗ vỗ đầu cô như bé con. Hai bác cháu đứng im lặng như thế cho đến khi Khuyên quay về cùng ba trái thanh long, đứng trố mắt ngạc nhiên trước cảnh tượng lạ lùng. Thấy cái nháy mắt của ông, cô tự nhiên vào bếp lấy dao và dĩa cắt trái ra mời Khanh. Mọi người làm như không có chuyện gì xảy ra, Khanh và Khuyên ở chơi hết buổi chiều, hai cô đuổi nhau chạy khắp vườn, ăn trái cây đến no bụng rồi mới chào ông Hiệp ra về.
-Hai đứa chạy xe cẩn thận, khi nào rảnh ghé chơi nữa nghen. Lần sau ở qua đêm sẽ được ăn cháo gà đấy.
Khanh ngoái đầu vẫy tay chào ông cho đến khi Khuyên rẽ ra quốc lộ mới thôi. Lòng cô tiếc nuối như vừa xa một người thân thiết nhất trong cuộc đời mình.
Tôi Đi Tìm Tôi Tôi Đi Tìm Tôi - Nguyễn An Nhiên