Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Tác giả: Maurice Druon
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Tistou Les Pouces Verts
Dịch giả: Nguyễn Văn Quang
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 149 / 5
Cập nhật: 2019-12-06 09:01:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10 - Vì Sao Tix-Tu Lại Gặp Ông Tru-Na-Đix Và Ông Ta Dạy Em Bài Học Về Sự Nghèo Khổ
hải có những sự kiện phi thường, người ta mới chịu cho các cậu bé nghỉ hè. Một nhà tù biến thành vườn hoa có làm cho mọi người choáng váng, nhưng người ta hoàn hồn rất nhanh, và cho rằng việc một rừng hoa mọc trên nơi trước kia là những bức tường xám là chuyện bình thường.
Người ta trước sau đều quen với mọi chuyện, ngay cả với cái kỳ lạ.
Đối với bố mẹ Tix-tu, việc giáo dục em nhanh chóng trở thành mối lo âu chủ yếu.
- Tôi nghĩ bây giờ nên dạy cho con hiểu thế nào là nghèo khổ. - Ông bố nói.
- Sau đó phải dạy nó về bệnh tật để nó lo giữ gìn sức khoẻ. - Bà mẹ tiếp lời.
- Ông Tru-na-đix đã giảng cho con một bài rất hay về trật tự, giờ ta giao cho ông ấy bài về nghèo khổ đi.
Bởi thế ngay từ hôm sau, Tix-tu đã biết dưới sự hướng dẫn của ông Tru-na-đix, rằng nghèo khổ ngự trị trong các túp nhà lụp xụp.
Ông bảo Tix-tu đội cái mũ bê-rê màu xanh để đi thăm các túp lều đó.
Ông cất thật cao cái giọng lệnh vỡ của mình để giảng cho Tix-tu hiểu rằng các túp nhà ấy ở khắp ven thành phố.
- Vành-đai-lều ấy là một tai hoạ! - Ông nói to.
- Tai hoạ là gì cơ ạ? - Tix-tu hỏi.
- Tai hoạ là một điều ác ảnh hưởng đến rất nhiều người, một điều đại ác.
Ông Tru-na-đix không cần thuyết lý thêm nữa, Tix-tu đã xoa xoa hai ngón tay cái.
Những nơi em sắp đến thăm còn buồn thảm hơn nhà tù. Những con đường chật hẹp, lầy lội, hôi thối chạy ngoằn ngoèo giữa những tấm phên xiêu vẹo. Những tấm phên ấy có vẻ như quây thành những túp lều, nhưng là những túp lều trống hoác, hơi gió đã lung lay, khó bề đứng vững. Cửa ngõ thì chắp vá, đây là tấm các-tông, kia là mảnh hòm đựng đồ dự trữ.
Bên cạnh thành phố sạch sẽ và giàu có xây bằng đá và sáng nào cũng được quét dọn, cái miền toàn lều này cứ như một thành phố khác gớm ghiếc, mối nhục của thành phố kia. Ở đây chẳng có đèn lồng thắp đường, không vỉa hè, cửa hàng cửa hiệu, không có xe tưới nước như ngoài phố lớn.
“Một chút cỏ đủ hút hết bùn và khiến cho các ngõ hẻm này dễ đi, nhiều dây bìm bìm với kim ngân thảo đủ giữ cho các túp lều xiêu vẹo này không đổ” - Tix-tu vừa nghĩ vừa giơ hai ngón tay cái chạm vào những vật xấu xí em gặp.
Những túp lều chật chội vì lều nào cũng quá nhiều người ở; dân ở đây đương nhiên mặt người nào cũng ủ rũ. “Chen chúc nhau như vậy, lại thiếu ánh sáng, nên ai cũng xanh xao... giống như rau diếp xoăn mà bác Râu-mép-dài trồng ở trong lồng. Nếu bị đối đãi như rau diếp xoăn, mình sẽ không thấy hạnh phúc”.
Tix-tu quyết định cho phong lữ thảo mọc lên dọc các cửa sổ trên các mái lều để trẻ em trong đó được thấy chút màu sắc.
- Vì sao dân ở đây lại chịu chui rúc trong những túp lều bé tẹo như hang thỏ ạ? - em hỏi độp một câu.
- Hiển nhiên là vì họ không có nhà. - Ông Tru-na-đix đáp - Hỏi vậy là ngốc đấy cậu ạ.
- Vì sao họ không có nhà?
- Vì họ không có việc làm.
- Vì sao họ không có việc ạ?
- Vì họ không gặp may.
- Vậy họ không có gì cả ạ?
- Đúng thế. Họ chỉ có cái nghèo khổ thôi.
“Ngày mai ít ra họ cũng có ít hoa”... Tix-tu tự nhủ.
Em thấy một người đàn ông đánh một người đàn bà, và một đứa bé vừa chạy vừa khóc.
- Có phải nghèo khổ khiến người ta độc ác không ạ? - Tix-tu hỏi.
- Thường như vậy, - ông Tru-na-đix đáp rồi oang oang tuôn ra một tràng dài nghe đến sợ.
Cứ theo lời ông, sự nghèo khổ hình là một con gà mái đen khủng khiếp, mắt dữ, mỏ quặp, cánh rộng như quả đất và luôn ấp những con gà con đáng sợ. Ông Tru-na-đix biết hết tên lũ gà con ấy: đó là gà-con-trộm-cắp chuyên cướp giật và cạy tủ sắt, gà-con-say-bét-nhè luôn bắt dâng rượu khai vị rồi sau đó đổ nhoài xuống suối; gà-con-tội-ác lăm lăm súng ngắn hay dao găm, gà-con-cách-mạng, chắc chắn là con tệ hại nhất trong đàn... Hiển nhiên tất cả lũ gà con ấy trước sau đều chết rũ trong tù.
- Cậu Tix-tu, câu không nghe tôi nói! - Ông Tru-na-đix hét lên - Trước hết, đừng chạm tay vào những thứ dơ bẩn này! Cái gì cũng sờ cũng mó nghĩa là làm sao? Cậu hãy đi găng vào!
- Cháu quên mất găng rồi ạ. - Tix-tu đáp.
- Trở lại bài học! Phải làm gì để chống nghèo khổ và những hậu quả tai hại của nó? Hãy suy nghĩ một lát xem. Cần phải có... tr... â...ật... tr...â...ật...
- Dạ vâng. - Tix-tu thốt lên - Có lẽ cần phải có bạc vàng!
- Không, phải có trật tự.
Tix-tu lặng đi giây lát. Em tỏ vẻ chưa tin. Suy nghĩ rồi, em nói:
- Thưa ông Tru-na-đix, ông có chắc là trật tự tồn tại không? Còn cháu thì cháu không tin.
Tai ông Tru-na-đix đỏ tía lên, nom không còn là tai nữa mà như hai quả cà chua chín. Tix-tu nói tiếp, giọng rất tự tin:
- Bởi vì nếu có trật tự, đã không có nghèo khổ.
Lời nhận xét hôm đó đối với Tix-tu chẳng hay ho gì. Ông Tru-na-đix viết trong quyển sổ: “Cậu bé lơ đãng và hay lý sự. Những tình cảm cao thượng đã tước đi của cậu cảm giác về thực tế”.
Nhưng hôm sau... Các bạn đoán được đấy. Hôm sau, các báo ở Mi-rơ-poan loan tin rằng bìm bìm nở rộ khắp nơi. Lời khuyên của bác Râu-mép-dài được tuân theo chặt chẽ.
Những vòm cung màu xanh da trời bao lấy những mái lều xấu xí, phong lữ thảo mọc rậm rì hai bên các con đường trong vùng trũng bao quanh thành phố này. Những khu phố ổ chuột mà trước đây dân nội thành không dám đến gần vì nhìn đến là ghê cả người bỗng hoá nên đẹp đẽ nhất thành phố. Từ nội thành, người ta đổ đến xem như đến bảo tàng.
Dân ngoại ô bèn lợi dụng kiếm lời. Họ dựng lên một cửa quay và ai muốn đi qua để vào tham quan phải trả tiền. Thế nên nhiều nghề trước đây chưa có bỗng xuất hiện; phải có người canh gác, người hướng dẫn, người bán bưu thiếp lưu niệm, người chụp ảnh.
Vậy là có một món tiền lớn.
Để dùng số tiền này, dân ngoại ô quyết định xây dựng ở giữa muôn vàn hoa lá một toà nhà đồ sộ gồm chín trăm chín chín căn hộ đẹp đẽ với nhà bếp “điện khí hoá”, dành cho tất thảy những người trước đây chui rúc trong các túp lều chật chội. Muốn xây được toà nhà đó, phải có rất nhiều người, do đó mọi người trước kia thất nghiệp giờ đây đều có việc làm.
Vừa gặp Tix-tu, bác Râu-mép-dài khen em ngay.
- Con đấy hả! Cú hoá phép các khu ngoại ô ổ chuột thật là tuyệt, thật là cảm động. Nhưng các khu phố mới còn ít hương thơm. Lần sau, con hãy nhớ đến hoa nhài. Nhài mọc nhanh, lại thơm lắm.
Tix-tu hứa lần sau sẽ làm tốt hơn.
Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh - Maurice Druon Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh