We have to continue to learn. We have to be open. And we have to be ready to release our knowledge in order to come to a higher understanding of reality.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Maurice Druon
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Tistou Les Pouces Verts
Dịch giả: Nguyễn Văn Quang
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 149 / 5
Cập nhật: 2019-12-06 09:01:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 - Vì Sao Nỗi Lo Đè Nặng Lên Ngôi-Nhà-Lấp-Lánh Và Vì Sao Bố Mẹ Tix-Tu Quyết Định Chọn Một Hệ Thống Giáo Dục Mới Đối Với Em
ỗi lo lắng là một ý nghĩ buồn bã xiết lấy đầu lúc thức dậy, và bám vào đó suốt ngày. Nó tận dụng bất cứ vật gì gặp phải để đi vào phòng; nó luồn qua lá cây theo gió, nó cưỡi lên chim, nó chạy dọc các dây chuông cửa.
Sáng hôm ấy ở Mi-rơ-poan, nỗi lo lắng ấy có tên là: “không giống mọi người”.
Mặt trời còn lần chần chưa muốn mọc.
Mặt trời tự nhủ: “Thức cậu Tix-tu đáng thương này dậy thật chẳng vui. Hễ mở mắt ra là cậu sẽ nhớ tới việc bị đuổi khỏi trường...”.
Mặt trời kìm khẽ máy phát của mình, chỉ phát xuống những tia yếu ớt bao bọc bởi sương mù; cho nên bầu trời vẫn xám trên thành phố Mi-rơ-poan.
Nhưng nỗi lo lắng không thế; nó luôn tìm cách khiến người ta phải chú ý đến. Nó lẻn vào cái còi to bự của nhà máy.
Ai trong nhà cũng nghe còi thét:
- Không giống mọi người! Tix-tu không giống m...o...ọi... ng...ư...ười!
Thế là nỗi lo lắng đã vào phòng Tix-tu. Em tự hỏi: “Có chuyện gì thế nhỉ?”. Rồi em úp mặt xuống gối, nhưng không ngủ lại được. Ở lớp ngủ say, trên giường ngủ kém, quả là chán!
Bà nấu bếp A-mê-li vừa đốt lò lên vừa lầu bầu một mình:
- Tix-tu của chúng ta không giống mọi người ấy a? Lấy gì làm chứng? Cậu ấy cũng có hai chân, hai tay... vậy thì sao?
Anh hầu Ca-rơ-luyx vừa hằm hằm đánh bóng cái tay vịn cầu thang vừa lẩm bẩm:
- Tix-toi không giống mọi người! Hãy bảo tôi xem tại sao lào!
Ca-rơ-luyx hơi ngọng.
Ở chuồng ngựa, mấy anh chăn ngựa rỉ tai nhau:
- Thằng bé dễ thương thế... mà bảo không giống mọi người! Cậu có tin không?
Hình như lũ ngựa cũng biết lo với người, mấy con nòi hồng cứ lồng lên, đạp vào tường ngăn, giật dây buộc. Ba con lông đuôi trắng bỗng đẩy vào trán con Cái - xinh đẹp.
Riêng con pô-nây Thể thao là thản nhiên với cái xao xuyến chung, cứ bình thản chén cỏ khô, để lộ những cái răng trắng hình át-chuồn.
Chỉ trừ chú pô-nây, ai cũng lo lắng tự hỏi nên dạy dỗ Tix-tu ra sao.
Người lo lắng tự hỏi như thế dĩ nhiên là bố mẹ em.
Trước gương, ông bố vuốt tóc cho ánh theo thói quen, chứ chẳng thấy vui gì.
Ông nghĩ: “Thằng bé này xem ra còn khó đào luyện hơn đúc một khẩu đại bác”.
Hồng hào trên đống gối hồng, bà mẹ để lăn một giọt nước mắt vào cốc cà phê sữa.
- Nó ngủ ở lớp thì dạy chữ sao được? - Bà hỏi ông.
- Sự đáng trí có lẽ không phải là bệnh không chưa được. - Ông đáp.
- Thói mơ mộng dù sao cũng không nguy hiểm bằng bệnh sưng phổi. - Bà tiếp.
- Thằng Tix-tu phải thành người, nhất định phải thế. - Ông tiếp.
Sau những lời qua lại trọng đại như thế, ông bà lặng thinh.
“Làm sao bây giờ?”, mỗi người đều thầm hỏi.
Ông bố là một người quyết định nhanh và cương quyết. Việc điều kiển một nhà máy làm súng khiến tâm hồn ông hoá ra gang thép. Mặt khác, ông cũng yêu con vô cùng.
Ông tuyên bố:
- Đơn giản thôi, tôi đã có cách. Tix-tu không học được gì ở trường thì chẳng đến trường nào nữa. Chính là sách ru ngủ nó. Vậy thì bỏ sách. Ta thử áp dụng cho nó một hệ thống giáo dục khác... vì nó không giống mọi người. Nó sẽ học những cái nó phải biết bằng cách quan sát trực tiếp. Người ta sẽ dạy tại chỗ cho nó biết sỏi đá, vườn tược, đồng ruộng: người ta sẽ giải thích cho nó hiểu sự hoạt động của thành phố, nhà máy và tất cả những gì có thể giúp nó trở nên một người lớn. Suy cho cùng, cuộc đời là trường học tốt nhất. Chúng ta chắc sẽ thấy kết quả.
Bà mẹ phấn khởi tán thành quyết định của ông bố. Thậm chí, bà còn tiếc không có những đứa con khác để áp dụng hệ thống giáo dục hấp dẫn ấy.
Đối với Tix-tu, thế là hết những lát bánh mì phết bơ nuốt vội, hết cặp sách phải mang, hết bàn học sinh mà em thường gục xuống, hết từng nắm điểm dê-rô trong túi; một cuộc sống mới sắp bắt đầu.
Mặt trời lại lấp lánh.
Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh - Maurice Druon Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh