Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13
Ố Phận Của Một Thành Phố
Máccô 13,1-2
1 Đang khi Đức Giêsn ra khỏi Đen Thờ, thì một trong các môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, Thầy xem: đả lớn thật! Công trình kiến trúc vĩ đại thật!” 2 Đức Giêsu đáp: “Anh nhìn ngắm công trình vĩ đại đó ư? Tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đả nào; tất cả đều sẽ bị phá đố. ”
Chúng ta bắt đầu với lời tiên tri của Chúa Giêsu về sô" phận thành Giêrusalem. Đền thờ do vua Hêrôđê xây dựng là một trong những kỳ quan của thế giới. Người ta bắt đầu xây dựng từ năm 19-20 TCN nhưng vào thời của Chúa Giêsu nó vẫn chưa hoàn tất. Đền thờ được xây trên đỉnh núi Môria. Thay vì san bằng đỉnh núi, người ta đã xây lên những bức tường dày vây quanh toàn khu vực. Bên trên các vách tường người ta xây một sàn nền, sàn nền được gia cố bằng trụ nhằm phân phối đồng đều sức nặng của siêu kiến trúc. Josephus cho biết có một vài khôi đá dài tới 13m, cao 4m, rộng 6m. Chính các khôi đá khổng lồ đó đã khiến các môn đệ người Galilê của Chúa Giêsu vô cùng kinh ngạc. Cửa vào đến thờ tráng lệ nhất là góc Tây Nam. Tại đó, nằm giữa thành phô" và đền thờ là thung lũng Tyropoeon. Một chiếc cầu kỳ vĩ được bắc ngang qua thung lũng ấy. Mỗi nhịp cầu dài 13m và có những khôi đá dùng trong công trình xây cất này, đo được độ 7m chiều dài. Thung lũng Tyropoeon nằm ở độ sâu khoảng 70m bên dưới. Khoảng cách giữa hai đầu cầu khoảng 11 Om, cầu rộng 15m. Chiếc cầu đưa thẳng tới cửa Vua. Hành lang cửa Vua gồm hai hàng cột theo kiểu Côrintô, tất cả đều cao 12m và được đục từ tảng cẩm thạch nguyên khối, về chính ngôi đền thờ, Josephus đã viết “Mặt trên phía ngoài đền thờ gây kinh ngạc cho tâm trí và đôi mắt con người, vì nó được bọc toàn bằng những là vàng nặng, và khi mặt trời mọc, thì chúng phải chiếu thành một khôi hào quang sáng chói, khiến những ai cố’ nhìn vào đó sẽ phải quay mặt đi vì chẳng khác gì người ấy nhìn thẳng vào các tia mặt trời. Nhưng với người lạ khi nhìn từ xa sẽ thấy ngôi đền thờ như một ngọn núi bị tuyết phủ, vì các phần không được bọc vàng thì nó có màu thật trắng...về các tảng đá, thì có khối dài tới 45 và rộng đến 5 hay 6 thước mộc (Cubits, mỗi thước mộc dài 0,45m).
284 WILLIAM BARCLAY
13,14-20
Tất cả vẻ huy hoàng đó đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên các nghệ thuật nhân loại và quá vĩ đại vững chắc để có thể đứng vững đời đời. Nhưng Chúa Giêsu đã nói một câu khiến mọi người đều kinh ngạc, là sẽ một ngày, không còn một tảng đá nào chồng trên tảng đá nào. Chưa đầy 50 năm sau đó, lời tiên tri của Chúa Giêsu đã ứng nghiệm hoàn toàn.
Cơn Hấp Hối Của Một Thành Phố
Máccô 13,14-20
14 “Khi anh em thav Đồ - Ghê - Tởm - Khốc - Hại đứng ở nơi nó không được phép đứng - người đọc hãy lo mà hiểu! - thì bây giờ ai ở miền Giuđê, hãy tron lèn núi;15 ai ở trên sân thượng thì đìmg xuống và đừng vào ì ẩy gì ra khỏi nhà;'6 ai ở ngoài đồng, đừng trở lại lấy áo choàng của mình.17 Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó!IS Anh em hãy cầu xỉn cho điều ẩy đừng xảy ra vào mùa đông.19 Vì những nẹày đó sẽ là những ngày gian nan đến mức từ lúc khởi đầu, khi Thiên Chúa tạo thành vạn vật cho đến bây giờ, chưa khi nào xảy ra và sẽ không còn xảy ra tĩhư vậy nữa.70 Nếu Chúa không rút ngắn những ngày ấy lại, thì không ai được cứu thoát; nhưng vì những kẻ Người đã tuyển chọn, Người đà rút ngan những ngày ấy lại.
Tại đây, Chúa Giêsu báo trước một vài việc kinh hoàng, khủng khiếp khi thành Giêrusalem bị bao vây và cuối cùng bị thất thủ. Ngài cảnh báo rằng khi thấy các dấu hiệu đầu tiên, thì dân chúng phải chạy trốn cho kịp thời, đừng chần chừ trở vào nhà lấy áo ngoài hoặc chuyển của cải. Thật ra, dân chúng đã làm trái ngược lại. Họ chen nhau chạy vào Giêrusalem, và cái chết đã đến với họ vô cùng khủng khiếp, rùng rỢn đến nỗi người ta khó nghĩ tới.
Câu “Đồ Ghê Tởm Khốc Hại” có nguồn gốc trong Đanien (Đn 9,27; 11,31; 12,11). Thành ngữ Do Thái này có nghĩa đen là sự làm ô uế gây kinh hoàng, nguồn gốc câu này liên hệ đến vua Antiochus. Chúng ta đã thấy là vua ấy muôn xóa sạch Do Thái giáo nên đã đưa tư tưởng và nếp sông Hy Lạp vào. Ông ta làm ô uế đền thờ bằng cách dâng thịt heo trên bàn thờ lớn và biến hành lang thánh thiêng thành các nhà chứa gái điếm. Ngay trước nơi thánh,
13,14-20
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 285
Ông ta dựng một tượng lớn thần Zeus núi Olympia và truyền cho dân Do Thái phải thờ lạy tượng đó. về việc này, sách Macabêô thứ nhất nói “Ngày 15 tháng Casleu, năm thứ 145, chúng lập sự tan nát sớm ghiếc trên bàn thờ và dựng các bàn thờ thần tượng khắp các thành phố’ và khắp nơi trong Giuđê (lMcb 1,54). Câu “Đồ Ghê Tởm Khốc Hại” hay sự làm ô uế gây kinh hoàng nguyên được dùng chỉ hình tượng ngoại đạo và mọi việc đi chung với nó mà Antiochus đã dùng làm ô uế đền thờ. Chúa Giêsu nói tiên tri rằng một việc y như thế cũng sắp xảy ra. Việc này suýt xảy ra vào năm
40 SCN, khi Caligula làm hoàng đế Roma. Ông ta bị chứng động kinh và cuồng trí, nhưng ông ta khăng khăng bảo rằng mình là thần. Ông ta nghe về việc thờ phượng không có hình ảnh gì cả tại đền thờ Giêrusalem, nên trù tính dựng chính tượng của ông tại nơi Thánh. Các cô" vấn khuyên ông ta không nên làm thế, họ biết khi làm vậy thì một cuộc nội chiến đẫm máu sẽ bùng nổ tại Palestine. Ông ta vẫn ngoan cố, nhưng may nắm là ông đã băng hà vào năm
41 SCN trước khi có thể thực hiện kế hoạch của mình.
Chúa Giêsu đã ngụ ý gì khi Ngài đền cập Đồ Ghê Tởm Khốc Hại? Vào thời Chúa Giêsu chẳng những người ta trông chờ một Đấng Mêsia mà còn chờ đợi xuất hiện một quyền lực, một nhân vật gian ác nhập thể, một nhân vật thu tóm cho mình tất cả những gì nhằm chống lại Thiên Chúa. Phaolô gọi con người thế lực đó là Người gian ác, đứa hư hỏng (2Tx 2,3). Trong sách Khải Huyền. Gioan thây thế lực ấy nơi Roma (Rm 17). Điều Chúa Giêsu muốn nói là “Một ngày rất gần, các ngươi sẽ thấy thế lực của ma quỉ nhập thể dấy lên, cố tình hủy diệt dân ta và nơi thánh của Chúa”, Ngài dùng một câu nói cổ xưa để mô tả những điều thật khủng khiếp sắp xảy đến.
Cuối cùng vào năm 70 SCN, Giêrusalem đã bị thất thủ vào tay đạo quân của Titus, người sau này trở thành hoàng đế Roma. Những sự kinh hoàng bao vây thành này đã tạo nên một trong những trang đen tối nhất trong lịch sử. Dân chúng ở thôn quê kéo nhau đổ xô vào Giêrusalem. Titus không có cách gì khác hơn là bao vây thành cho đến khi kẻ địch phải đầu hàng, vấn đề càng phức tạp thêm là ngay giữa thời gian đầy kinh hoàng đó, trong thành lại có nhiều phe phái nên Giêrusalem bị xé nát cả bên trong lẫn bên ngoài. Josephus kể lại câu chuyện vây thành khủng khiếp
286 WILLIAM BARCLAY
13,9-13
đó trong quyển thứ năm bộ sách “các trận chiến của dân Do Thái”. Ông cho biết rằng có 97.000 người đã bị bắt và 1.100.000 người đã chết vì đói và chết bởi gươm. Ông cho biết thêm “rồi nạn đói lan tràn, gia tăng, ăn nuốt dân chúng trọn cả nhà, cả gia đình. Các phong trào đều đầy ngập đàn bà và trẻ con đang chết đói. Các vùng đất trống trong thành phố tràn ngập xác chết người cao tuổi. Trẻ con và thanh niên đi lang thang ngoài phố như những bóng ma, tất cả đều đói và chết khắp nơi. về việc chôn cất, số người đau yếu không làm nổi, số người có lòng tốt và còn sức thì kinh hoàng vì số xác chết quá nhiều và họ cũng không biết bao giờ đến lượt mình, nhiều người ngã chết trong khi đang chôn xác kẻ khác, nhiều người đã phải chui vào quan tài của mình ngay trước giờ khủng khiếp đó xảy ra. Trong cảnh hoạn nạn đó, người ta không hề nghe thấy một tiếng khóc than... cái đói đã dập tắt mọi tình cảm tự nhiên...một bầu không khí yên lặng nặng nề và một thứ đêm tối chết chóc đang tóm lấy cả thành phô"”. Thêm vào cảnh rùng rỢn đó, còn có nạn “ma cà rồng” đi cướp xác chết nữa. Josephus cho biết cả cỏ cũng không còn để cho họ ăn. Một số người còn khổ sở khủng khiếp đến mức tìm nơi các ông cống, những đống phân thú vật cũ và ăn số phân họ tìm được, những thứ mà trước kia không họ dám nhìn, bây giờ họ lại làm thức ăn. Ông tả cảnh rùng rỢn những người nhai dây da và giày dép, kể lại câu chuyện khủng khiếp về một phụ nữ giết con mình, đem thị nướng lên chia cho những người đi tìm thức ăn số thực phẩm khung khiếp đó.
Phần lớn những lời tiên tri của Chúa Giêsu về những ngày sắp đến với thành Giêrusalem đã ứng nghiệm, số người đổ xô nhau vào trong thành phố để tìm sự an toàn đã bị chết hàng trăm ngàn và chỉ có số người theo lời khuyên của Ngài chạy lên núi mới thoát được nạn mà thôi.
Con Đường Gian Khổ
Máccô 13,9-13
9 “Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng và các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, đê làm chứng cho
13,9-13
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 287
họ được biêt. 10 Nhưng trước tiên, Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi dân tộc. " “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đìmg lo trước phải nói gì, nhimg trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ẩy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói. 12 Anh em sẽ nộp nhau cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lẽn chổng lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 13 Vì danh Thầv, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bển chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
Chúng ta tìm hiểu những lời cảnh báo về sự bách hại sắp đến. Chúa Giêsu không hề để những người theo Ngài phải nghi ngờ về việc họ đã chọn lấy một con đường gian khổ. Không ai có thể bảo rằng họ không biết trước các điều kiện nên muôn phục vụ Chúa Giêsu.
Việc bị nộp trước tòa án, bị đánh đồn ám chỉ cách bắt bớ bách hại của dân Do Thái. Tại Giêrusalem có Tòa Công Luận là tòa án tối cao của dân Do Thái, nhưng tại một thành phô" đều có những tòa án địa phương. Người bị cáo theo tà giáo sẽ bị đưa ra xét xử trước những tòa án đó, trong hội đường thì họ bị đánh đòn công khai trước cộng đoàn. Các quan tổng đốc và các vua ám chỉ những vụ xét xử trước các tòa án Roma như những vụ xử Phaolô trước mặt Phêlít và Phêtu với vua Acrippa.
Một sự kiện hết sức rõ ràng là qua những thử thách đó đức tin của Kitô hữu được vững mạnh cách lạ lùng. Khi đọc về những vụ xét xử những người tử đạo, dù họ thường là những người chất phác ít học, chúng ta thường có ấn tượng là chính các quan tòa đã bị đưa ra xét xử, chứ không phải là Kitô hữu. Đức tin giúp những người đơn sơ chất phác kính sợ Chúa đến nỗi họ chẳng còn sợ hãi khi phải đối diện với bất kỳ ai.
Thật vậy, lắm lúc chính người ở ngay trong nhà đã phản bội, tố cáo họ. Vào thời gian đầu của đế quốc Roma, một trong những điều đáng nguyền rủa là chỉ điểm. Có những kẻ muôn lấy điểm với nhà cầm quyền đã không ngần ngại phản bội chính thân nhân, bà con của mình. Đây là tai họa đau đớn nhất. Nước Đức vào thời Hitle, có một người bị bắt vì chủ trương tự do. Ông ta can trường chịu giam cầm, tra tấn mà không một lời than van. Cuối cùng ông ta được thả ra, tinh thần vẫn vững vàng. Sau đó ít lâu, ông ta tự sát.
288 WILLIAM BARCLAY
13,9-13
Nhiều người lây làm lạ không hiểu tại sao. Cũng có nhiều người biết rõ lý do: ông ta đã khám phá ra rằng chính con trai ông đã chỉ điểm để bắt ông. Sự phản bội của một người thân đã đánh gục ông trong khi kẻ thù bạo tàn đã khồns làm được.
Sự thù nghịch trong nhà và của người thân là một trong những yếu tố thường thấy trong bảng liệt kê những nỗi kinh hoàng của những ngày sau hết đầy khủng khiếp. Bạn bè sẽ thình lình tấn công lẫn nhau. “Bạn bè ghét nhau và chọc giận để đi đến chỗ đánh nhau” (Br 70,3). Họ sẽ đánh nhau, người trẻ với nsười già, người già với người trẻ, kẻ nghèo với người giàu, kẻ thấp hèn với người cao trọng, kẻ ăn mày với vua chúa “Trẻ con sẽ bêu xấu người già, người già sẽ chỗi dậy chống đối trẻ con” (Mishnah, Sotah 9,15). Vì con trai sẽ sỉ nhục cha, con gái chông cự mẹ, con dâu nghịch cùng mẹ chồng, và kẻ thù của mỗi người tức là người nhà mình” (Mk 7,6). Thật vậy, trần gian này sẽ biến thành hỏa ngục khi lòng trung thành của con người không còn nữa và khi con người không còn tin cậy được vào tình yêu nào nữa.
Quả thật, Kitô hữu sẽ bị thù ghét. Tacius bảo Kitô giáo là một mê tín đáng nguyền rủa. Suetonius thì gọi đó là một sự mê tín mới mẻ và gian ác. Lý do chính của sự thù ghét đó là vì nếp sống Kitô giáo đã đụng chạm đến mối dây ràng buộc của gia đình. Sự thật hiển nhiên là con người phải yêu Chúa hơn cả cha mẹ, con trai, con gái mình. Nhưng điều làm cho rắc rối hơn là Kitô giáo đã bị nói xấu quá nhiều. Rõ ràng dân Do Thái đã khuyên khích những lời gièm pha đó. Sự vu cáo trầm trọng nhất là lời tố cáo được hậu thuẫn bằng lời lẽ trong Thánh Lễ, đề cập việc ăn thịt và uống máu của Chúa Giêsu.
Trong vấn đề này cũng như về mọi điều khác, hễ ai bền đỗ đến cùng thì người ấy sẽ được cứu. Đời sống không là một cuộc chạy đua nước rút, ngắn ngủi, nó là một cuộc đua đường trường. Đời sống không phải là một trận chiến duy nhất, nó là một chiến dịch trường kỳ. Tiến sĩ G.J, Jeffrey nói về một nhân vật nổi tiếng không chịu cho người ta viết tiểu sử mình khi ông còn sống. Ông nói “Tôi đã được thấy quá nhiều người ngã quỵ ngay ở chặng cuối cùng của cuộc đua”. Cuộc đời vẫn chưa được đảm bảo an toàn cho đến khi cuộc hành trình hoàn toàn kết thúc. Chính Bunyan, trong giấc mơ, đã thấy từ chính cửa thiên đàng có
13,3-6.21-23
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 289
một con đường dẫn thẳng xuống hỏa ngục. Chỉ có người bền lòng đến cùng thì mới được cứu.
Các Nguy Cơ Của Những Ngày Sau Cùng
Máccô 13,3-6.21-23
3 Lúc Đức Giêsu ngồi trên núi Ồliu, đối diện với Đen Thờ, các ông Phêrô, Giacôbê, Gìoan và Anrê hỏi riêng Người: 4 “Xỉn Thầy nói cho chủng con biết bao giờ các sự việc ẩy sẽ xảy ra, và khi tất cả sắp đến hồi chung cục, thì có điềm gì báo trước? ” 5 Đức Giêsu bắt đầu nói với các ông: “Anh em hãy coi chùng kẻo bị người ta lừa gạt. 6 Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta ãâyl”, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.
21 Bấv giờ, nếu cỏ ai báo anh em: “Này, Đấng Kitô ở đây! Kìa, Đấng Kitô ở đó! ”, anh em đùng cỏ tin. 22 Thật vậy, sẽ có những kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, làm những dấu lạ và nhĩmg việc phi thường, đế lừa gạt những mỊirời đã được tuyên chọn, nếu có thể. 23 Phần anh em, hãy coi chừng: Thầy đã báo trước tat cả cho anh em!
Chúa Giêsu biết rõ trước khi mọi sự kết thúc, các tà giáo và những kẻ xuyên tạc chân lý sẽ nổi lên. Hội Thánh ra đời chẳng được bao lâu thì các tà giáo đã xuất hiện. Sở dĩ tà giáo nổi lên là do năm nguyên nhân chính sau đây:
1/ Tà giáo nổi lên do người ta tạo ra một giáo lý cho phù hợp với riêng mình. Trí tuệ C011 người có khả năng vô tận để suy nghĩ những điều viển vông. Tác giả Thánh Vịnh nói “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng không có Đức Chúa Trời”. Kẻ ngu dại mà tác giả Thánh Vịnh đề cập không phải là kẻ không có sự khôn ngoan. Hắn là kẻ ngu dại về phương diện đạo đức. Sở dĩ hắn khẳng định không có Thiên Chúa, chỉ vì hắn không muốn có Thiên Chúa. Vì nếu có Thiên Chúa thì thật tai hại cho hắn, do đó hắn phải loại Thiên Chúa ra khỏi giáo lý của hắn và khỏi vũ trụ này. Có một loại tà giáo vẫn luôn luôn ở giữa chúng ta, đó là tà giáo chông luật lệ (antinomianism). Người chủ trương cho rằng luật lệ đã bị hủy bỏ, và theo một nghĩa nào đó thì người ấy cũng có lý. Người ấy tiếp tục bảo không có gì khác ngoài ân sủng và người ấy cũng
290 WILLIAM BARCLAY
13,3-6.21-23
có lý. Rồi người ấy lại tiếp tục lý luận như Phaolô đã chứng minh trong Roma 6 bằng những lời lẽ như sau “Bạn có đồng ý rằng ân sủng của Chúa vốn rộng rãi đủ để che đậy tất cả tội lỗi không?” Câu trả lời “đồng ý”, “Thếbạn đồng ý rằng Chúa sẵn lòng tha thứ hết mọi tội lỗi chứ?”. “Đồng ý”. “Bạn đồng ý rằng ân sủng của Chúa là điều vĩ đại, rộng lớn và kỳ diệu nhất trong toàn cõi vũ trụ này chứ?”. “Đồng ý”. Và kẻ chủ trương chống luật đã đưa ra kết luận “Thế thì chúng ta cứ phạm tội cho thỏa thích đi vì càng phạm nhiều tội, chúng ta càng có nhiều hy vọng được thấy sức tác động kỳ diệu của ân sủng Chúa. Vậy tội lỗi là điều tốt, vì tạo cơ hội cho ân sủng tác động, cho nên hãy cứ làm bất cứ điều gì mình thích”. Ân sủng của Chúa đã bị xuyên tạc cho phù hợp với kẻ muốn phạm tội. Cách lý luận đó cũng được sử dụng khi người ta tuyên bố chỉ có linh hồn mới quan trọng, còn thân thể con người thì chẳng quan hệ gì. Nếu vậy, lý luận tiếp tục, ta có thể dùng thân xác mình làm bất cứ chuyện gì, và khi đã có khuynh hướng đó, người ấy có thể đắm mình vào đủ thứ tham dục. Một trong những phương pháp thông thường nhất để đi đến tà giáo là nhào nặn chân lý Kitô giáo sao cho phù hợp với các khuôn mẫu của mình. Có thể cả hai giáo lý về hỏa ngục và về tái lâm cũng bị loại ra khỏi nhiều tư tưởng tôn giáo và cả hai đều gây khó chịu cho họ. Không ai muốn đem bất cứ giáo lý nào trong hai giáo lý này trở lại dạng thô sơ của nó, nhưng có phải chúng ta đã bị bỏ rơi quá xa khỏi tư tưởng Kitô giáo vì nó không thích hợp cho chúng ta tin không?
2/ Tà giáo nổi lên là do nhấn mạnh quá đáng một phần chân lý nào đó. Chẳng hạn như nhấn mạnh quá đáng một thuộc tính của Thiên Chúa cũng là điều sai lầm.... Nếu chỉ nghĩ về sự thánh thiện của Chúa, chúng ta sẽ chẳng bao giờ dám thân mật đến gần Ngài, chúng ta sẽ nghĩ về Ngài là một Thiên Chúa hoàn toàn xa lạ, biệt lập với trần gian này. Nếu chỉ nghĩ về công lý của Chúa, chúng ta sẽ chẳng bao giờ thoát ra khỏi nỗi sợ hãi Chúa. Chúng ta sẽ luôn luôn bị ám ảnh, và đạo giáo sẽ chẳng giúp được gì cho chúng ta. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về tình yêu của Chúa thì đạo giáo là loại tình cảm dễ dãi. Trong Tân Ước, còn có nhiều điều khác hơn là Luca 15. Trong Kitô giáo, luôn luôn có nghịch lý, Thiên Chúa là tình yêu nhưng Ngài cũng là công lý. Con người vốn tự do, nhưng Thiên Chúa vẫn kiểm soát. Con người là loài thụ tạo trong cõi thời gian, nhưng cũng là một thụ tạo của cõi đời
13,3-6.21-23
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 291
đời. G.K.Chesterton bảo rằng chính thông giáo giông như một người đi dọc theo một ghềnh đá như lưỡi dao mà hai bên là vực thẳm đang hả rộng miệng. Chỉ cần bước sai một bước sang trái hoặc sang phải thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại. Như người Hy Lạp từng nhấn mạnh, chúng ta phải nhìn cuộc đời cách kiên định và nhìn nó cách toàn diện.
3/ Tà giáo nổi lên do nỗ lực tạo ra một tôn giáo phù hợp với mọi người, một tôn giáo được ưa chuộng và hấp dẫn. Muôn tạo một tôn giáo như thế thì phải hạ thấp tiêu chuẩn xuống. Những câu nói gây khó chịu, lên án sự hạ mình, hay những đòi hỏi đạo đức phải được loại bỏ. Bổn phận của chúng ta không phải là thay đổi Kitô giáo sao cho phù hợp với con người, nhưng là thay đổi người ta sao cho phù hợp với Kitô giáo.
4/ Tà giáo nổi lên là do ta tự ly khai mình khỏi sự thông hiệp Kitô giáo. Người nào cứ tự suy nghĩ một mình, người ấy sẽ sa vào các cơ nguy trầm trọng là sẽ suy nghĩ sai lầm. Hội Thánh là người bảo vệ chân lý. Nếu ai thấy tư tưởng của mình phân rẽ chính mình khỏi sự hiệp thông với nhiều người khác, chắc chắn có cái gì đó trục trặc trong tư tưởng của mình. Giáo Hội Công Giáo Roma có một nguyên tắc là khi một người muốn có Chúa làm Cha thì phải có Giáo hội làm mẹ.
Tà giáo nổi lên khi cố gắng làm cho mọi sự trở thành rõ ràng dễ hiểu. Đây là một trong những nghịch lý quan trọng hơn hết. Chúng ta luôn luôn bị đòi buộc phải hiểu đạo của mình. Nhưng vì chúng ta chỉ là những sinh vật hữu hạn còn Chúa vốn vô hạn, nên chẳng bao giờ chúng ta thấu triệt mọi sự. Chính vì lý do này một niềm tin có thể trình bày cách rành mạch trong một loạt các mệnh đề và được minh chứng rõ ràng trong một loạt các bước hợp lý như một định lý hình học là một sự mâu thuẫn trong ngôn từ. Chesterton nói “Chỉ có kẻ ngu dốt mới cố gắng nhét thiên đàng vào trong đầu mình và đầu kẻ ấy vỡ tung cũng là chuyện đương nhiên. Người khôn ngoan bằng lòn" đưa đầu mình vào trong thiên đàng”. Dù có một trí tuệ cao siêu đến đâu đi nữa, chúng ta phải nhớ rằng có một chỗ cho sự huyền nhiệm tối hậu mà đứng trước nó chúng ta chỉ có thể cúi đầu, cung kính bái phục, ca tụng và tôn thờ mà thôi. Như Tertullian đã nói “Tồi tin, vì đó là chuyện bất khả”.
292 WILLIAM BARCLAY
13,7-8.24-27
Sự Tái Lâm
Máccô 13,7-8.24-27
7 Khi anh em nẹhe có giặc giã và tin đon giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phái xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. 8 Quả thế, dân này sẽ noi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có động đất ở nhiều nơi, sẽ có những cơn đói kém. Những sự việc ấy là khởi đầu các con đau đớn. 24 "Nhưng trong những ngàv đó, sau cơn gian nan ẩy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sảng, 25 các nẹỏi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyểrt. 26 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầv quyền nàn% và vinh quang ngự trong đảm mây mà đến. 27 Lúc đó, Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bổn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.
Tại đây chắc chắn là Chúa Giêsu đang đề cập sự tái lâm của Ngài. Điểm quan trọng là Ngài khoác lên ý niệm của Ngài ba hình ảnh vốn là những phần của cơ cấu liên hệ với Ngày Của Chúa.
1/ Ngày của Chúa sẽ đến sau một thời gian chiến tranh. Trước ngày của Chúa sẽ có: “Động đất nhiều nơi, các dân tộc náo loạn. Các nước mưu đồ, các lãnh tụ bối rối, các vua chúa lo âu”.
“Vào giữa số dân chúng sống trên mặt đất, sẽ có sự kinh ngạc sửng sốt. Họ âm mưu gây chiến tranh với nhau, thành phố này chống lại thành phố nọ, địa điểm này chống địa điểm khác, dân nọ chông dân kia, vương quốc chông với vương quốc”.
Sách Các Sấm ký của Sybille thấy trước: “vua này cướp đất và bắt vua kia làm tù binh, dân tộc này cướp phá dân tộc khác và áp bức nhân dân, các nhà cầm quyền trên đất xông vào xứ của nhau, và đất nước biến thành người và một đế quốc dã man sẽ tàn phái Hellas và lấy đi sự giàu có của vùng đất phì nhiêu của nó, và người ta sẽ đối mặt để tranh chiến nhau” (3,633-647).
Sách Barúc 27,5-13 kể ra 12 việc sẽ đến trước kỷ nguyên mới “Trước hết sẽ có sự náo động khởi đầu, thứ hai sẽ có các nhân vật quan trọng bị giết. Thứ ba sẽ có nhiều người chết và thứ tư, gươm sẽ được gửi đi khắp nơi. Thứ năm sẽ có đói kém, hạn hán. Thứ sáu sẽ có động đất và nhiều chuyện kinh hoàng (trong bản thảo có một
13,7-8.24-27
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 293
khoảng để trống), thứ tám sẽ có một đám đông vô số những bóng ma và sự tấn công của ma quỉ. Thứ chín, sẽ có lửa sa xuống. Thứ mười sẽ có cướp bóc và nhiều áp bức. Thứ mười một sẽ có sự gian ác và loạn dâm. Thứ mười hai sẽ có hỗn loạn vì tất cả những gì đã được nói trước đây đều hòa lẫn vào nhau”.
“Toàn dân trên đất đều bị thúc đẩy để chông nghịch lẫn nhau” (48,31)- Và họ sẽ thù ghét nhau, gây chiến với nhau... Và ai thoát được chiến tranh thì lại chết vì động đất. Ai thoát khỏi động đất sẽ bị lửa thiêu rụi. Và ai thoát được lửa sẽ bị đói kém tiêu diệt”.
Rõ ràng khi Chúa Giêsu đề cập chiến tranh và tiếng ồn ào của chiến tranh là Ngài dùng các hình ảnh từng là những phần về các viễn ảnh tương lai của dân Do Thái.
2/ Trước ngày của Chúa, mặt trời, mặt trăng sẽ tối tăm. Chính Cựu Ước cũng đầy dẫy những câu như thế (Am 8,9; 2,10; 3,15; Is 13,10; 34,4).
Một lần nữa rõ ràng Chúa Giêsu đã sử dụng phần ngôn ngữ phổ thông mà ai cũng biết.
3/ Một phần của hình ảnh vẫn thường xuất hiện, là dân Do Thái từ bôn phương trời sẽ được thâu gọn về Palestine. Cựu Ước vốn đầy những ý niệm như vậy (Is 27,13; 35,8-10; Mk 7,12; Der 10,6- 11). Nền văn chương đại chúng cũng rất thích ý niệm đó “Hãy thổi kèn trong Siôn để kêu gọi các thánh, hãy làm cho trong cả Siôn, người ta đều nghe tiếng Đấng đem Tin Mừng đến, bởi Thiên Chúa đã thương xót dân Israel và thăm viếng họ. Hãy đứng trên đỉnh núi, hỡi Giêrusalem và nhìn xem con cái người từ phương Đông và phương Tây được Đức Chúa tập họp lại (Tvl 1,1-3).
Khi đọc những lời lẽ đầy hình ảnh của Chúa Giêsu về sự ái lâm, chúng ta phải nhớ Ngài không hề ban cho chúng ta một bản đồ về cõi đời đời hay một thời biểu cho tương lai, nhưng Ngài chỉ dùng ngôn ngữ và các hình ảnh người Do Thái đã từng biết và sử dụng từ nhiều thế kỷ trước Ngài.
Nhưng điều vô cùng lý thú là những điều Chúa Giêsu tiên báo đó đã thật sự xảy ra. Ngài nói tiên trì về chiến tranh và trỏ 11 thực tế, đạo quân đáng sợ của dân Bạtthê đang gây áp lực tại các biên giới của đê quốc Roma. Ngài đã nói tiên tri về động đất thì
294 WILLIAM BARCLAY
13,28-37
trong vòng bôn mươi năm, thế giới thuộc đế quốc Roma đã phải kinh hoàng vì cơn động đất tàn phá Laodikia và vụ núi Vesuvius phun lửa và phun thạch chôn vùi thành phô" Pompeii. Ngài nói tiên tri về đói kém, thì dươi thời Claudius, thành phô" Roma đã bị nạn đói. Thật đó là một thời kỳ đầy kinh hoàng, đến nỗi lúc Tacitus bắt đầu viết sử, ông đã bảo dường như mọi chuyện sắp xảy ra đều chứng tỏ các thần đang tìm cách báo thù chứ không phải cứu vớt đế quốc Roma.
Trong đoạn này, điều duy nhất chúng ta phải giữ là sự kiện Chúa Giêsu đã nói trước rằng Ngài sẽ tái lâm.
Hãy Tỉnh Thức
Máccô 13,28-37
28 "Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mci học hỏi. Khi cành nỏ xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. 29 Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người đà đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi. 30 Thầy bảo thật anh em: thế hệ nàv sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. 3Ì Trời đất sẽ qua đi, nhimg những lời Thầy nói sẽ chang qua đâu. 32 “Còn về ngày hay giờ đỏ thì không ai biết được, ngav cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi. 33 “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. 34 Cũng như người kia trẩy phương xa, đê nhà lại, trao quyển cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. 35 Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập toi hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. 36 Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. 57 Điểu Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảv mọi người là: phải canh thức! ”
Trong đoạn này có hai điểm đặc biệt cần ghi nhận.
1/ Thỉnh thoảng có người nghĩ Chúa Giêsu bảo các việc này xảy ra trong vòng một thế hệ là Ngài nói sai. Nhưng Chúa nói đúng, vì câu này không hề ám chỉ tái lâm. Câu này không thể nói như thế vì ngay câu tiếp theo đó, Ngài bảo không có ai biết ngày
13,28-37
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 295
giờ nào việc ấy sẽ xảy ra. Nó ám chỉ về những lời tiên tri của Chúa Giêsu và việc thành Giêrusalem thất thủ và đền thờ sẽ bị tàn phá, là những việc đã ứng nghiệm.
2/ Chúa Giêsu bảo rằng Ngài không biết ngày giờ nào Ngài sẽ tái lâm. Có nhiều điều Ngài giao trọn vào tay Thiên Chúa mà không thắc mắc. Không có lời cảnh cáo và quở trách nào nghiêm trọng hơn cho những kẻ muôn tính ngày giờ cho việc Chúa tái lâm. Chắc chắn nếu chúng ta muôn truy tìm, tra vấn cho ra điều mà chính Chúa bằng lòng không tìm biết, thì tội đó quả là tội phạm thượng.
3/ Cho nên Chúa Giêsu rút ra một kết luận thực tiễn. Chúng ta cũng giống như những người đầy tớ, biết chủ mình sẽ về nhưng không biết lúc nào. Chúng ta đang sống trong bóng của cõi đời đời. Không có lý do gì để sợ hãi hoặc suốt ruột chờ trông. Điều có ý nghĩa nhất là hàng ngày chúng ta chu toàn bổn phận của mình, chúng ta phải sống, coi việc Ngài tái lâm lúc nào là việc rất bình thường. Ngài đã giao cho chúng ta nhiệm vụ quan trọng là mỗi ngày phải làm việc để Ngài sẽ xem xét, bất cứ giờ phút nào chúng ta cũng phải sẩn sàng để gặp mặt Ngài mặt đối mặt. Cả đời sông chúng ta là việc chuẩn bị để gặp Vua!
Khi mở Phúc Âm Máccô 13, chúng tôi nói ngay đây là chương sách khó hiểu, nhưng cuối cùng một chân lỷ để lại cho chúng ta, vài điểm của chân lý đó là:
1/ Nó cho chúng ta biết chỉ có người' của Chúa mới nhìn vào những bí mật của lịch sử. Chúa Giêsù’đã thấy số phận của Giêrusalem mặc dù những người khác mừquáng, chẳng thấy gì. Một chính khách thật sự phải là người của Chúa. Một người muốn hướng dẫn xứ sở thì chính mình phải được Chúa hướng dẫn. Chỉ có người biết Chúa, mới có thể tham gia phần nào trong kế hoạch của Chúa.
2/ Nó cho ta biết hai điều về giáo lý Chúa tái lâm. (a) Đoạn này cho biết nó hàm chứa một sự kiện mà nếu ta quên hoặc xem thường, sẽ vô cùng nguy hiểm, (b) Nó cho biết bức tranh chứa đựng là hình ảnh của thời Chúa Giêsu, cho nên suy đoán về nó là
296 WILLIAM BARCLAY
14,1-2
điều vô ích, khi chính Chúa Giêsu cũng bằng lòng với sự không biết. Điều ta có thể chắc chắn là lịch sử phải đi về một điểm nào đó, phải có một kết thúc xảy ra.
3/ Nó cho ta biết trong mọi sự, việc làm điên dại hơn hết là quên Chúa mà đắm chìm trong thế gian. Người khôn ngoan không bao giờ quên rằng mình phải sẩn sàng để nghe tiếng kêu gọi. Nếu chúng ta sống và luôn luôn nhớ rõ như vậy thì kết cục sẽ không kinh khủng, nhưng là niềm vui đời đời.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay