What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
iệc Đuổi Cả Bầy Quỷ Máccô 5,1-13
1 Đức Giêsu và các môn đệ sang tới bờ bên kia Biến Hồ, vùng đất của dân Ghêrasa.2 Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người.3 Anh này thường song trong đám mồ mả và không ai cổ thế trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích.4 Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thế kiềm chế anh được.5 Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru trẻo và lấy đả đập vào mình.6 Thấy Đức Gỉêsu tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Người7 và kêu lớn tiếng rằng: “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Toi Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi!” s Thật vậy, Đức Giêsu đã bảo nó: "Thần ô uế kia, xuất khỏi người này!” y Người hỏi nó: “Tên ngươi là gì?” Nó thưa: "Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lam. ”10 Nó khấn khoản nài xin Người đừng đuôi chúng ra khỏi vùng ấy.11 Ớ đó có một bầy heo rất đông đang ărì bên sườn mũ.12 Đám thần ỏ uế nài xin Người rằng: “Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia. ”/J Người cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo - chừng hai ngàn con - từ trên sườn núi lao xuống biên và chêt ngập dưới đó.
Đây là một câu chuyện sông động nhưng khác kỳ dị. Đây là loại chuyện mà chúng ta phải hết sức cố gắng hiểu những gì đã ghi trên giấy trắng mực đen, vì nó vốn được suy nghĩ và nói ra rằng bằng những ngôn từ rất quen thuộc với dân chúng Palestine vào thời của Chúa Giêsu, nhưng hoàn toàn xa lạ với chúng ta.
5,1-13
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​109
Nếu câu chuyện này có liên hệ mật thiết với câu chuyện trước hay đó là ý định sắp xếp của Máccô, thì nó phải xảy ra rất muộn vào buổi chiều, có thể lúc xế chiều hoặc đã tối. Như thế câu chuyện càng có vẻ quái dị hơn, rùng rợi hơn khi chứng kiến sự việc xảy ra trong bóng đêm.
Câu 35 cho biết lúc Chúa Giêsu và các môn đệ xuống thuyền thì trời đã về chiều. Khoảng cách dài nhất của hồ Galilê là 22km, chỗ rộng nhất 13km. Phần đặc biệt phải vượt qua ở đây thì dài khoảng 8km. Trong lúc vượt biển hồ, đoàn người đã gặp bão. Nhưng bây giờ họ đã vào bờ. Đây là một phần của bờ hồ, là nơi có nhiều hang hốc đá vôi, và nhiều hang đá vốn được dùng làm mồ chôn người chết. Vào những lúc đẹp trời nhất, nơi đây cũng khá hoang vắng, nên khi màn đêm buông xuống, thì cảnh trí hẳn phải ghê rỢn lắm.
Giữa các mồ mả ấy, có một người bị quỉ ám đi ra. Đây là chỗ thích hợp cho anh ta, vì theo người thời bấy giờ, ma quỉ hay trú ngụ trong các rừng cây, các khu vườn, các vườn nho và những nơi bẩn thỉu, những chỗ hoang vu vắng vẻ và tại các nghĩa địa. Ma quỉ hoạt động tích cực đặc biệt về đêm và trưđc khi gà gáy. về đêm ngủ một mình trong một căn nhà trông trải là điều nguy hiểm, chào hỏi bất cứ ai trong bóng tôi là chuyện nguy hiểm, vì kẻ ấy có thể là một con quỉ. Đi ra đường ban đêm mà không cần đèn đuốc là tự chuốc lấy họa vào thân. Đây là chỗ nguy hiểm, vào một giờ nguy hiểm và con người này cũng là một con người nguy hiểm.
Người này tự nhận biết mình bị quỉ ám đến mức độ nào có thê nhận thấy trong cách nói của anh ta. Thỉnh thoảng anh ta dùng số ít dường như chỉ có mình anh nói, đôi lúc anh ta lại dùng sô nhiều, dường như tất cả các quỉ đang ám anh ta đồng thanh lên tiếng. Anh biết ma quỉ thuyết phục rằng ma quỉ đang ở trong anh đên nỗi anh cảm thấy chúng đang nói qua anh. Khi hỏi tên anh ta là gì, anh ta trả lời là đạo binh (légion). ít nhất cũng có hai lý do cho danh xưng này.
Một đạo binh là một đạo quân Roma gồm 6.000 người. Có thể người này từng trông thấy cả một binh đoàn Roma và anh ta cảm thây trong người mình cũng có cả một đoàn quỉ đông đảo như thế. Người Do Thái tin rằng khi người nào đã biết rõ số quỉ đang vây
quanh mình, thì không thể nào sông được. Chúng “giống như đất ném lên chung quanh một liếp đất đã gieo giống lên rồi”. Bên trái có một vạn quỉ, bên phải có một ngàn quỉ. Nữ hoàng của các quỉ cái có không dưới 180.000 tùy tùng. Tục ngữ Do Thái có câu: “Có cả một binh đoàn tà ma rình rập con người và bảo nhau: Bao giờ hắn ta sẽ sa vào một trong những điều đó để chúng ta bắt hắn đi?” Chắc chắn là người này biết rõ những điều đó, và tâm trí khốn khó, lạc lõng của anh ta cho rằng cả đám quỉ ấy đang bắt lấy anh ta và ở trong anh ta.
Người này cần được giải cứu cấp bách. Đúng lúc ấy, anh ta thấy một bầy heo đang trên sườn núi. Anh ta cảm thấy các quỉ không muốn bị tận diệt, bèn xin được phép nhập vào bầy heo. Anh ta luôn la hét và bị đau đớn cùng cực. Chúa Giêsu là một thầy thuốc khôn ngoan, hiền hậu, thông cảm với người bệnh. Ngài đã chữa lành cho anh và dùng chính sự việc xảy ra đó để giúp hồi phục phần tâm trí bị rối loạn của anh được trở lại an bình.
Có những người qua khích đã trách Chúa Giêsu vì việc chữa bệnh cho người kia có liên quan đến cái chết của bầy heo. Chắc chắn đây là một cái nhìn sự việc cách mù quáng. Làm sao lại đem số phận bầy heo để so sánh với số phận linh hồn bất tử của một người? Chúng ta đâu có lên tiếng việc ăn thịt heo bởi vì có liên quan đến cái chết của mấy con heo. Chắc chắn chúng ta làm thịt một số thú vật để có thức ăn dinh dưỡng hay khỏi phải đói thì đâu có thể phản đối việc cứu cho tâm trí và linh hồn một người, nếu việc ấy đòi hỏi cả một bầy heo phải chết? Có thứ tình cảm rẻ tiền, buồn khổ vì một con thú bị đau đớn, nhưng chẳng bao giờ chịu mất một sợi lông để cứu vãn tình trạng lầm than của triệu triệu con người thuộc về Thiên Chúa. Nói thế không có nghĩa là chúng ta không cần quan tâm đến loài vật cũng là thụ tạo của Thiên Chúa vì Ngài vốn yêu thương từng loài thụ tạo do chính tay Ngài chíng nên, nhưng chỉ có nghĩa là chúng ta phải ý thức về sự cân xứng và trong nấc thang cân xứng của Thiên Chúa thì chẳng có gì quý hơn linh hồn con người.
3,1*-1 '
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 11 1
Xin Chúa Cứu Thế Hãy Đi Nơi Khác
Máccô 5,14-17
14 Các kẻ chăn heo hô chạy, ¡oan tin trong thành và thôn xóm. Thiên hạ đến xem việc gì đã xảy ra.15 Họ đến cùng Đức Giêsu và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hàn hoi và trí khôn tỉnh táo - chính người này đà bị đạo binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ.16 Những người chứng kiến đã kê lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và chuyện bầy heo.17 Bấv giỏ' họ lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ.
Số người phụ trách chăm bầy heo đó chạy về thành phố và các nông trại để báo chuyện lạ vừa xảy ra. Lúc đám dân chúng hiếu kỳ kéo tới nơi, thì thấy người trước kia vốn điên loạn bây giờ đang ngồi đó, mặc quần áo chỉnh tề, hoàn toàn tỉnh táo. Con người trước kia man dại trần truồng, bây giờ là một công nhân tỉnh trí nhạy cảm. Đến đây thì câu chuyện xoay chuyển thật bất ngờ, một điều mà thật không ai ngờ tới. Ta cứ tưởng họ sẽ vui mừng khi thấy sự việc đó, nhưng họ lại nhìn nó bằng con mắt kinh hoàng. Ta cứ tưởng họ sẽ nài nỉ Chúa Giêsu ở lại với họ để có thêm nhiều việc quyền năng lạ lùng của Ngài, nhưng họ lại yêu cầu Ngài ra khỏi địa phương của họ càng sớm càng tốt. Sao họ muốn thế? Một người được chữa lành nhưng cả bầy heo của họ đã bị tiêu diệt, do đó, họ không muôn bị tổn thất thêm nữa. Nếp sông theo thói quen của họ đã bị xáo trộn, bị quấy rầy, vì thế họ muôn yếu tô" gây rắc rối đó được loại bỏ càng sớm càng tốt.
Có một tiếng la hét trong cuộc chiến nội tâm của con người là “xin đừng quấy rầy tôi”, nói chung thì một điều mà mọi người mong muốn là cứ để cho họ yên.
1/ Theo bản năng, con người vẫn nói “Đừng quấy rầy sự an ổn của tôi”. Nếu có người đến bảo chúng ta rằng, “Tôi có thể hiến cho bạn và cho loài người nói chung một thế giới khá hơn, nhưng sự an vui hiện tại của bạn- ít nhất là tạm thời- phải bị quấy rầy, bị đảo lộn và bạn sẽ phải chịu mất mát đôi điều vì kẻ khác”, phần đông chúng ta sẽ bảo “Thôi, xin cứ để yên mọi sự như vậy đi”. Đó chính là tình trạng của chúng ta đang sống giữa cuộc cách mạng xã hội hiện nay. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ Cần phân
phối lại mọi sự. Đối với vô số người thì chúng ta đang ở trong tình trạng xã hội có khá hơn trước đây, nhưng với một số người thì điều đó có nghĩa là đời sống không còn được dễ chịu, an vui như trước, và vì lý do đó khắp nơi vẫn có kẻ oán hận bởi vì một số những an vui thoải mái của họ bây giờ không còn.
Nhiều người vẫn đề cập những gì mà cuộc đời mắc nợ mình. Đúng ra cuộc đời chẳng hề mắc nợ chúng ta, nếu có nợ nần thì phải nói ngược lại mới đúng. Chính chúng ta mắc nợ cuộc sống và phải hoàn trả mọi sự cho cuộc sông. Chúng ta là môn đệ của Đấng đã bỏ tất cả vinh hiển trên trời để xucing nơi trần gian chật hẹp này, đã bỏ hết niềm vui nơi Thiên Chúa để nhận lấy sự đau đớn của thập giá. Chính bản tính con người không muốn sự thoải mái của mình bị quấy rầy, nhưng về phía Thiên Chúa thì Ngài sẵn lòng chịu xáo trộn để những người khác được thoải mái hơn.
2/ Theo bản năng, con người vẫn nói “Đừng quấy rầy, đừng động chạm gì đến tài sản của tôi”. Đây cũng là một góc cạnh khác của cùng một sự việc. Không ai thật sự muôn tự ý buông ra điều mình chiếm hữu. Càng lớn tuổi chúng ta càng muốn bám chặt hơn vào đó. Borrow, người biết rõ những người thuộc nhóm Gypsy, cho chúng ta biết rằng cách làm ăn của thầy bói Gypsy là hứa hẹn nhiều thú vui cho người trẻ và bảo trước cho người già rằng họ sẽ giàu có và chỉ có giàu có mà thôi, vì những người ấy hiểu biết khá đầy đủ về lòng dạ con người, nên đã ý thức được rằng “sự tham lợi là đam mê cuối cùng bị dập tắt trong lòng người”. Chúng ta có thể thấy ngay một người có thật sự chấp nhận niềm vui của mình, có thật sự tin vào nguyên tắc đạo đức hay không, bằng cách quan sát xem neười ấy có sẵn sàng trở nên nghèo hơn vì Chúa không.
3/ Theo bản năng, con người vẫn nói “Đừng quấy rầy, động chạm đến tôn giáo của tôi”.
(a) Con người hay nói “Đừng đem những đề tài bậy bạ đến quấy rầy khung cảnh được trang trí đẹp đẽ trong tôn giáo của tôi”. Edmund Gosse vạch ra một thiếu xót kỳ lạ trong các bài giảng của nhà thần học lừng danh Jeremi Taylor. “Các bài giảng ấy thuộc loại hay nhất, sâu sắc nhất, nhưng chúng không hề đề cập đến người nghèo, không hề nhắc đến những nỗi sầu khổ của họ và chẳng chút quan tâm đến tình trạng của họ. Các bài giảng ây được
J,!-* 1 '
UN MUNG THEO THÁNH MÁCCÔ 113
rao giảng tại Miền Nam xứ Wales, là nơi tràn ngập cảnh nghèo túng. Tiếng kêu gào của người nghèo đói, rách rưới, thiếu thốn, không ngớt bay lên trời và kêu xin được thương hại, cứu trợ, nhưng nhà thần học uyên bác ây dường như chẳng hề nghe thây. Ông sống, viết và giảng trong khi bị những kẻ nghèo đói, đau khổ vây quanh, nhưng dường như ông chẳng biết đến sự hiện hữu của họ”.
Giảng về những điều tòt đẹp của niềm tin và giáo lý dễ hơn là giảng về các nhu cầu của đời sống và những lạm dụng trên đời. Điều đáng chú ý, không phải vì Chúa Giêsu đã giảng về Thiên Chúa mà gặp rắc rối, nhưng chính vì Ngài giảng về con người và về các nhu cầu của con người, khiến nhiều người thời Ngài bị chạm tự ái.
(b) Người ta vẫn biết con người hay nói rằng “Xin đừng để những mối kết hiệp cá nhân phá rối tôn giáo của chúng tôi”. James Burns có dẫn chứng một điều thú vị trong vấn đề này từ đời sống của một nhà thần bí học nổi danh người Ý là Angela di Foligras. Bà ta được ơn thỉnh thoảng xuất thần như không còn sống trên thế gian này nữa. Khi tỉnh, bà đã kể lại những chuyện hết sức êm đềm về sự kết hiệp với Chúa. Bà từng nói “Lúc ấy theo ý Chúa, mẹ tôi mất đi. Bà là trở ngại lớn lao nhất cho tôi trên đường theo Chúa. Chồng tôi cũng chết như vậy, và chẳng bao lâu cả các con tôi cũng chết hết, vì tôi đã bắt đầu đi theo con đường đã được báo trước. Tôi đã cầu nguyện xin Chúa giải thoát tôi khỏi họ. Họ mất đi là điều an ủi lớn cho tôi, tuy tôi cũng cảm thây buồn bã chút ít”. Gia đình bà ta là sự rắc rối cho tôn giáo của bà ta.
Có một loại tôn giáo thích lập ban này, ban nọ hơn là dành thì giờ làm công việc trong nhà, dành nhiều thì giờ để tĩnh tâm hơn là phục vụ người khác. Nó tự hào là đã phục vụ Hội Thánh và để nhiều thì giờ tĩnh tâm trong khi dưới mắt của Chúa thì nó đã sai lầm khi đảo ngược mọi sự như vậy.
(c) Con người vẫn nói “Xin đừng quấy rầy điều tin tưởng của tôi”, có mội loại tồn giáo thường nói “Ông bà tôi làm sao thì tôi cũng làm như vậy”. Có người không muốn biết tới điều gì mới mẻ cả vì họ hiểu, nếu biết được điều mới, họ sẽ phải nhọc trí suy nghĩ lại mọi sự để đi đến những kết luận mới. Sự hèn nhát của tư tưởng, sự lờ đờ của tâm trí, say ngủ của linh hồn là những điều hết sức khủng khiếp.
1 14 WILLIAM BARCLAY
J, i 0-Z.U
Sở dĩ người Ghêrasa đã đuổi Chúa Giêsu vì Ngài đã quấy rầy họ, và ngày nay, con người vẫn tiếp tục làm vậy.
Một Chứng Nhân Cho Chúa Cứu Thế
Máccô 5,18-20
18 Khi Người xuống thuyền, thì kẻ trước kia đã bị quỷ ảm nài xin cho được ở với Người.Iụ Nhmĩg Người không cho phép, Người bảo: “Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điểu Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế neto. "20 Anh ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tinh tất cả những gì Đức Giêsu đã lảm cho anh. Ai nấy đêu kinh ngạc.
Điều thích thú trong đoạn này là chúng ta biết địa điểm xảy ra câu chuyện miền Thập Tỉnh. Miền này theo nghĩa đen là mười Thành Phô". Gần sông Giođan, ở bờ phía Đông sông ấy có mười thành phố đặc biệt. Chúng mang đặc tính Hi Lạp rất rõ rệt. Tên các thành phô" ấy là Scythopolis là một thành phô" duy nhất ở bờ phía tây sông Giôđan, Pella, Dion, Gerasa, Philadelphia, Gadara, Raphana, Kanatha, Hiptos và Damas. Trong cuộc chinh phạt của Alịchsơn Đại Đế, người Hy Lạp xâm nhập Palestine và Siri.
Những thành phô" Hy Lạp đã được xây dựng có một tư thế khá kỳ lạ. Chúng nằm trong xứ Siri, nhưng lại được độc lập khá rộng rãi. Chúng có các hội đồng quản trị và có hệ thống tiền tệ riêng, có quyền tự trị, chẳng những trong phạm vi địa phương mình, mà còn lan sang các vùng phụ cận nữa. Chúng có quyền liên kết với nhau để tự phòng thủ và nhằm các chủ đích thương mại nữa. Chúng tồn tại như một khu vực bán độc lập mãi đến thời kỳ của dòng họ Macabêô khoảng giữa thế kỷ thứ 2 TCN. Anh em Macabêô là những nhà chinh phục, họ đặt phần lớn các thành phô" ấy dưới quyền cai trị của người Do Thái.
Hoàng đế Roma là Pompei giải phóng các thành này khỏi ách đô hộ Do Thái khoảng năm 63 TCN. Chúng vẫn ở trong một tư thế kỳ lạ. Chúng được phần nào độc lập, nhưng vẫn nộp thuế, cung cấp lính cho người Roma, quân đội Roma không trú đóng nơi ây, nhưng quân đội Roma trong các chiến dịch nhằm chinh phạt phía
5,18-21)
TIN M ỪNG TH EO THÁN H M Áccô 115
Đông thường đặt tổng hành dinh tại đó. Bấy giờ, người Roma cai trị phần lớn thế giới bằng một hệ thông các vua chư hầu. Người Roma đã bảo vệ được rất ít cho các thành phô" ấy nên chúng phải tự liên kết với nhau để chông lại các cuộc xâm lấn của người Do Thái và Árập. Chúng là những người Hy Lạp cứng cổ. Chúng là những thành phố’ đẹp đẽ, có các thần, các đền thờ, các hí viện Hy Lạp, họ sống theo lối sống Hy Lạp.
Nhưng đây là điều lý thú nhất. Chúa Giêsu đến miền Thập Tỉnh, dấu chỉ sắp có gì xảy ra. về cơ bản, khu vực này thuộc Hy Lạp, nhưng chắc có dân Do Thái ở đó. Đây là điều báo trước về một thế giới cho Chúa Cứu Thế. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thây Ki tô giáo vượt khỏi các ranh giới của Do Thái giáo để lan tràn khắp thế giứi. Các thành phố' Hy Lạp ấy ra làm sao và quan trọng như thế nào, có thể được thấy rõ qua sự kiện chỉ từ một nơi là Gadara mà thôi đã sản sinh một Philodemus, đại triết gia của phái Đạm Bạc (Epicurism) người đồng thời với Cicero, Meleager, bậc thầy về thơ trào phúng của người Hy Lạp, một Menippus, nhà châm biếm lừng danh và một Theodorus nhà tu từ học, nổi danh là thầy dạy cho Tiperuius, hoàng đế Roma đang trị vì thời bấy giờ. Vào ngày mà Chúa Giêsu đặt chân vào địa phận Thập Tỉnh một số sự việc đã xảy ra.
Bây giờ chúng ta xem lý do tại sao Chúa Giêsu sai người ấy về nhà.
1/ Người ấy phải làm chứng nhân cho Kitô giáo. Người ấy phải là một chứng nhân sông, đi đứng sống động để không thể chối cãi được về việc Chúa Cứu Thế làm gì cho một người. Vinh quang của chúng ta không dựa vào những gì chúng ta đã làm được cho Chúa Giêsu, nhưng vào những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Chứng cớ không thể chối cãi được của Kitô giáo là một người được tái tạo.
2/ Người ấy phải là hột giống đầu tiên, để qua đó khi đến thời điem sẽ đem về một mùa gặt bội thu. Cuộc tiếp xúc đầu tiên với nên văn minh Hy Lạp đã được thực hiện tại miền Thập Tỉnh. Mọi sự đều phải được bắt đầu ở đâu đó, và vinh quang của toàn thể Kitô §iáo một ngày kia sẽ nở hoa trong tinh thần và thiên tài Hy Lạp yôn bắt đầu nơi con người từng bị quỉ ám và được Chúa Giêsu chữa lành. Chúa Giêsu luôn luôn bắt đầu từ một người nào đó. Trong
116 WILLIAM BARCLAY
5,21-24
vòng bà con, trong xã hội của bạn, tại sao Ngài lại không thể bắt đầu từ chính bạn?
Trong Giờ cần Kíp
Máccô 5,21-24
21 Đức Giêsii xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Ngưò‘i. Lúc đó, Người đang ở trên.bờ Biên Hồ.22 Có một ông trưởng hội đường tên là Giaia đi tới. Vừa thầv Đức Giêsu, ông ta sụp xuonẹ dưới chân Người,23 và khan khoản nài xin: “Con bẻ nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, đế nó được cím thoát và được sống. ”24 Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lẩn Người.
ở đây có đầy đủ các yếu tố của một tâm thảm kịch. Khi có một đứa trẻ lâm bệnh, bao giờ cũng là chuyện đáng lo. Câu chuyện này cho chúng ta biết ông trưởng hội đường có đứa con gái mười hai tuổi ngã bệnh nặng. Theo tập tục Do Thái, một cô gái được kể là trưởng thành vào lúc được mười hai tuổi một ngày. Cô gái này đang đứng trước ngưỡng cửa để trở thành người lớn mà cái chết lại đến đúng vào lúc ấy thì bi thảm gấp bội.
Câu chuyện cho chúng ta biết đôi điều về ông trưởng hội đường này. Người này chắc phải là một nhân vật quan trọng, ông là chủ tịch Ban Quản Trị hội đường và là chủ tịch Hội đồng Kỳ mục có trách nhiệm thu xếp mọi việc trong hội đường cho tốt đẹp. Ông có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các buổi hội họp, có trách nhiệm phân phối công việc và xem xét mọi việc thực hiện đúng khuôn phép và trật tự. Ông là nhân vật rất quan trọng và khả kính nhât trong cộng đồng, nhưng khi con gái ông ngã bệnh, ông nghĩ ngay đến Chúa Giêsu.
1/ Ông đã quên đi các thành kiến. Chắc trước đó ông đã coi Chúa Giêsu như một người xa lạ, một người giảng tà giáo rất nguy hiểm, bị các hội đường cấm cửa, một người mà bất luận người nào coi trọng chính thống giáo cũng phải xa tránh. Nhưng ông đủ khôn ngoan để biết từ bỏ các thành kiến của mình vào giờ cần thiết. Thật ra thành kiến có nghĩa là sự phê phán, xét đoán trước. Đó là
5,21-24
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 1 17
một phán đoán đã hình thành trước khi xem xét bằng chứng, hoặc một án lệnh đưa ra vì không chịu xem xét chứng cớ. Hầu như mỗi sự tiến bộ đều là một cuộc đấu tranh chống lại các thành kiến trước kia người ta đã có về nó. Lúc Sir James Simpson phát minh ra cách dùng Chloroform làm thuốc mê, nhất là khi sanh nở, người ta cho rằng đó là “mồi của Satan, thoạt nhìn dường như đem hạnh phúc đến cho phụ nữ nhưng rốt cuộc khiến họ cứng lòng và cướp mất của Thiên Chúa những tiếng kêu xin sâu xa, nhiệt thành đáng lẽ phải được dâng lên cho Ngài trong cơn hoạn nạn”. Một thành kiến ngự trị trong con người sẽ đóng chặt tâm trí làm mất khả năng lãnh nhận các phúc lộc.
2/ Ông đã quên đi phẩm giá của mình. Ông là trưởng hội đường mà lại đến hạ mình dưới chân Đức Giêsu, là một ông thầy giảng đạo nay đây mai đó. Lắm khi người ta phải quên đi phẩm giá của mình để cứu lấy mạng sống, cứu lấy linh hồn mình. Trong câu chuyện xưa được kể lại, có trường hợp của Naaman (2V 5). Ông ta phải đến với Êlisê để được chữa khỏi bệnh phong. Đơn thuốc Êlisê kê ra là ông ta phải xuống sông Giođan tắm bảy lần. Thật là cách đối xử hết sức tồi tệ với ngài đại tướng nước Siri. Elise cũng không đích thân truyền thông điệp ấy, mà sai đầy tớ ra bảo Naaman như vậy. Hơn nữa, các sông nước bên Siri không tốt hơn nước của con sông Giođan bé nhỏ, ngầu đục hay sao? Đó là những ý nghĩ đầu tiên của Naaman, nhưng ông ta đã biết dẹp tánh kêu ngạo của mình qua một bên và bệnh phong của ông ta được sạch.
Có một câu chuyện nổi tiếng kể lại về Diogenes một triết gia phái hoài nghi. Ông ta bị bọn cướp bắt và đem bán làm nô lệ. Khi quan sát đám người đứng chung quanh để trả giá mình, ông ta nhìn vào một người và nói “Hãy bán cho tôi ông này đi, ông ta đang cân một ông thầy (hay là chủ)”. Người ấy mua ông, giao cho ông làm quản gia và dạy dỗ các con mình. Ông ta thường nói “Ngày nrâ Diogenes đã đặt chân vào nhà tôi, đúng là một ngày tốt lành”. Điêu đó quả đúng như vậy, nhưng nó đòi hỏi việc phải từ bỏ phẩm §!á. Tiếc thay, con người thích khư khư giữ chặt phẩm giá của mình mà đành đánh mất ân huệ.
3/ Ông đã quên đi tính kiêu ngạo. Việc đến và xin Đức Giêsu, người Nazaret giúp mình là một nỗ lực ý thức về sự hạ mình mà người này phải làm. Thật chẳng ai muốn phải mắc nợ người khác
118 WILLIAM BARCLAY
5,25-29
cả. Chúng ta muốn tự lo liệu lấy cho đời sống mình. Nhưng bước đầu tiên của đời sống là nhận thức mình chẳng có thể làm gì khác hơn là chịu mắc nợ Thiên Chúa.
4/ Đến đây chúng ta bước vào địa hạt của suy luận, vì theo thiện ý, chúng ta có thể bảo người này đã quên hết bạn bè. Rất có thể họ sẽ chống đến cùng việc ông cầu cứu Chúa Giêsu. Điều khá lạ lùng là ông đã đích thân đến với Chúa Giêsu chứ không sai người nhà. Điều cũng khó hiểu là ông lại chịu bỏ mặc đứa con gái đang hấp hôi nằm đó một mình. Có lẽ sở dĩ ông ta phải đi vì chẳng còn ai khác chịu đi. Người nhà ông đều tỏ ra nghi ngờ và bảo ông rằng đừng đi tìm ông Giêsu đó làm gì cho mất công. Theo tinh thần câu chuyện, nếu ông không đi tìm Chúa Giêsu để xin Ngài giúp đỡ, họ còn hài lòng hơn. Người này đã bất chấp dư luận và thách đô" cả những lời khuyên bảo của người nhà khi ông ta đến kêu cứu Chúa Giêsu. Nhiều người đã trở thành khôn ngoan nhất khi các bạn bè khôn ngoan của họ trên đời này nghĩ họ đang hành động như người ngu dại.
Đây là một con người đã quên hết mọi sự, trừ việc muốn được Chúa Giêsu cứu giúp mình, chính vì ông biết quên hết cho nên ông nhớ mãi rằng Chúa Giêsu là Chúa Cứu Thế.
Khi Vọng Cuốĩ Cùng của Kẻ Đang Đau Khổ
Máccô 5,25-29
25 Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm,26 bao phen khô sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tản gia bại sản, mà vẫn tiền mat tật mang, lại còn thêm nặng là khác.27 Được nghe đồn về Đức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, vờ sờ vào áo của Người.28 Vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cún. ”29 Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh.
Người đàn bà trong Chúa câu chuyện này mắc một chứng bệnh hết sức thông thường nhưng rất khó chữa trị. Chính kinh Talmud đã đề ra không dưới mười một cách chữa trị bệnh ấy. Có vài phương pháp là tốt nhưng phần lớn hoàn toàn do mê tín, chẳng hạn như
5,25-29
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​119
mang tro của một trứng chim đà điểu đựng trong miếng vải lãnh rách vào mùa hè và trong miếng vải bông rách vào mùa đông, hoặc mang theo trong người một bông lúa mạch lượm từ đống phân của con lừa cái lông trắng. Chắc chắn bà này đã khổ công thử mọi thứ thuốíc, và ngay cả thử những cách trị liệu mê tín này. Điều rắc rối là chứng bệnh đó chẳng những làm hại sức khỏe, mà còn khiến bà luôn luôn bị ô uế, ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa, và giao thiệp với bè bạn của bà nữa (Lv 15,25-27).
ở đây, Máccô có một câu chế giễu nhẹ nhàng mấy ông thầy thuốc. Bà ta đã tìm đến đủ mặt các lương y rồi, nhưng tiền mất tật mang, chẳng những bệnh không thuyên giảm mà lại nặng thêm. Văn học Do Thái có nhiều ám chỉ lý thú về mấy ông y sĩ. Có một nhân vật bảo “Tôi thường đến với một thầy thuốc mong được chữa bệnh, nhưng ông ta càng sức dầu, bôi thuốc cho tôi, thì hai mắt tôi càng mờ, cho đến khi tôi bị đui hẳn” (Tb 2, ] 0). Trong khi Mishnah có một đoạn tóm tắt luật truyền thống, đề cập đến những nghề mà người ta có thể truyền lại cho con trai mình. Rabi Giuđa nói “Bọn “tài” lừa phần đông đều gian ác, bọn “tài” lạc đà đa số là dân thường, thủy thủ phần lớn là lương thiện, kẻ tốt nhất trong các thầy thuốc đáng ở địa ngục, còn tên đồ tể quê mùa hơn hết cũng là phe đảng của dân Amaléc”. Nhưng rất may và cũng công bằng, là cũng có những tiếng nói ngược lại. Một trong những sự bày tỏ lòng kính trọng vĩ đại nhất được dành cho các thầy thuốc được nêu trong “Sách của Sirach (một trong các thứ kinh được viết vào giữa Cựu và Tân Ước)” chương 38,1-15 như sau:
“Hãy bồi dưỡng thầy thuốc tùy theo nhu cầu của ông ta, vì ông ta cũng được Thiên Chúa tấn phong. Chính từ nơi Thiên Chúa mà thầy thuốc nhận được khôn ngoan, và từ nơi nhà vua mà ông ta được bổng lộc.
Tài năng của người thầy thuốc khiến ông ta ngẩng đầu lên khỏi vai, có thể đứng trước mặt những người quý phái. Thiên Chúa đã khiến thuốc men ra từ đất, vậy người có nhận thức đừng chối từ chúng.
Nhờ thuốc men, thầy thuốc xoa dịu nỗi đau thương, cũng vậy, nhà làm thuốc chế ra dầu, để công trình của Ngài không bao giờ ngưng lại, cũng như sức khỏe không bị cất khỏi mặt đất.
120 WILLIAM BARCLAY
5,25-29
Hãy dành cho thầy thuốc một chỗ, cũng đừng để ông ấy ở xa vì chúng ta cần đến ông. Có lúc chỉ có tài năng của ông mới tạo được sự giúp đỡ cần thiết. Vì ông cũng cầu khấn Thiên Chúa, giúp cho việc chữa bệnh của mình thành công, và việc chữa trị sẽ khiến bệnh nhân bình phục”.
Nhưng về chứng bệnh của người phụ nữ này thì các y sĩ đều bó tay và bà có nghe nói về Chúa Giêsu. Nhưng bà gặp chuyện khó xử: chứng bệnh của bà thật rắc rối. Công khai ra trước đám đông là việc bà không thể làm được, do đó bà quyết định chỉ lén chạm vào Ngài mà thôi. Và thời Chúa Giêsu, tất cả những người Do Thái ngoan đạo đều mặc một chiếc áo khoác ngoài có bôn cái tua, ở mỗi góc vạt áo có một cái. Đó là theo sách Dân số 15,38-40, để khi nhìn thấy chúng thì người khác và bản thân người mặc áo nhớ đây là một người thuộc tuyển dân của Thiên Chúa. Các tua đó là dấu hiệu của một người Do Thái tin kính. Người đàn bà nợ đã chen đám đông, lén đến rờ vào một trong các tua áo ấy, và sau khi đã rờ vào, bà kinh ngạc thấy mình được lành bệnh.
Đây là một phụ nữ đã tìm đến Chúa Giêsu như một lối thoát cuối cùng, sau khi đã thử tất cả những gì đời này có thể cung cấp, cuối cùng bà ta phải thử chính Chúa Giêsu. Biết bao người đã đến với Chúa Giêsu khi chính họ lâm vào bước đường cùng. Có lẽ họ từng chiến đấu với cám dỗ cho đến khi sức cùng lực tận, để chì còn đưa bàn tay lên và kêu lớn “Lạy Chúa, xin cứu lấy con, con sắp chết mất”. Có lẽ người ấy từng chiến đấu với một trọng trách nào đó cho đến khi kiệt sức, cho đến khi cuối cùng, người ấy chỉ còn có thể kêu cứu một sức mạnh không phải là sức lực riêng mình. Có lẽ người ây từng khổ tâm nhọc sức để đạt được điều kiện vẫn ám ảnh mình, để thấy cái lý tưởng ấy cứ lùi xa dần cho đến khi thất vọng hoàn toàn. Không ai chịu đến với Chúa Cứu Thế bằng áp lực của hoàn cảnh, nhưng có nhiều người phải đến bằng con đường đó, và cả khi chúng ta đến với Ngài như thế, Ngài cũng chẳng bao giờ đê chúng ta ra về tay không.
5,30-34
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​12 1
Giá Phải Trả Để Chữa Bệnh
Máccô 5,30-34
30 Ngay lúc đỏ, Đức Gièsu thay có một năng lực tự nơi mình phát ra, Người liền quay lại giữa đám đông mà hôi: “Ai đà sờ vào áo tôi? ” 31 Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lẩn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã sờ vào tôi? ” 32 Đức Giêsu ngó quanh đế nhìn người phụ rtữ đã làm điều đó.33 Bà này sợ phát run lên, vì biết cải gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người.34 Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cihi chữa con. Con hãy về bình an và khỏi han bệnh. ”
Đoạn sách này có nói với chúng ta về ba hạng người.
1/ Chúa Giêsu. Nó cho ta biết giá trị phải trả để chữa bệnh. Mỗi lần Chúa Giêsu chữa lành cho một người, có cái gì đó ra khỏi Ngài. Đây là một định luật phổ quát cho đời sống. Chúng ta sẽ chẳng làm nên chuyện gì lớn lao, nếu không sẩn sàng đặt một cái gì của chính bẳn thân, chính đời sông và chính tâm hồn chúng ta vào đó. Không một nhạc sĩ nào có thể chơi đàn thật hay nếu chỉ trình tấu khúc nhạc với một kỹ thuật hoàn hảo, ngoài ra chẳng có thêm gì nữa. Sự trình tấu chẳng có gì là vĩ đại nếu cuối cùng nhạc sĩ không kiệt lực vì đã dốc đổ chính bản thân mình. Một kịch sĩ sẽ chẳng bao giờ thể hiện trình diễn cách xuất sắc, nếu anh chỉ lập lại các câu nói cho đúng, làm những động tác phải lẽ, như một người máy. Khi anh khóc trên sân khấu, nước mắt anh ta phải là nước mắt thật, các cảm xúc phải là cảm xúc thật, phải có một cái gì từ chính người anh ta tuôn đổ vào đó khi diễn xuất. Không có một nhà truyền giáo nào giảng một bài giảng có hồn, nếu người ấy không bước xuống khỏi tòa giảng với cảm giác đã có một cái gì đó trong người mình như bị vắt cạn, vắt kiệt đi.
Nếu chúng ta sẵn sàng trợ giúp người khác, chúng ta cũng phải sẩn sàng chịu hao tốn, chịu mất đi một điều gì đó của bản thân ta. Mọi sự đều do thái độ của chúng ta đối với tha nhân. Mathew Arnold, nhà phê bình văn học nổi tiếng có lần đã nói về giới trang lưu “Hãy nhìn giới ây mà xem, nhìn quần áo họ mặc, sách báo họ đọc và cái tạo thành các ý tưởng của họ, liệu có khoản tiền nào bù trừ nổi cho viêc ho trở thành môt con ncniíỉi như ihr rhănơ?” Ý rủi»
122 WILLIAM BARCLAY
5,30-34
câu nói ấy có thể đúng, cố thể không và vấn đề chính là lòng khinh ghét đã phát sinh. Ông đã nhìn những người này như một thứ đáng ghê tởm; và không một ai nhìn con người theo cách đó lại có thể giúp đỡ họ được.
Mặt khác, hãy nhớ xem tâm tình của Môsê khi thấy dân Israel đúc một con bò vàng lúc ông đang ở trên đỉnh núi. Hãy nhớ lại ông đã xin Chúa xóa tên ông khỏi sổ trường sinh, miễn sao dân được tha tội. Hãy nhớ lại, Phaolô đã nói thà ông chịu hư mất, miễn sao cả thế giới ngoại đạo đang hư mất kia được cứu.
Chỗ vĩ đại của Chúa Giêsu là Ngài sẩn sàng trả giá để chữa lành cho người khác, và giá ấy là một phần sự sống của Ngài bị tiêu hao. Chúng ta chỉ thật sự noi dâu chân Chúa khi phải sẵn sàng chịu hao phí vì kẻ khác, chẳng những là của cải vật chất mà cả đến sức lực, linh hồn nữa.
2/ Các môn đệ. Tại đây chúng ta thây cách sống động về giới hạn của điều vẫn được gọi là lương tri. Các môn đệ của Chúa có quan điểm theo lương tri. Đi giữa một đám đông như thế làm sao Chúa Giêsu tránh khỏi bị chèn ép, đụng chạm? Đó là cách nhìn mọi sự việc bằng cảm giác. Ớ đây đã nổi bật sự kiện lạ lùng và đau lòng là họ chẳng hề nhận thấy hay nhận thức được rằng khi chữa bệnh cho người ta, Chúa Giêsu đã phải trả giá nào đó.
Một trong những tấn thảm kịch ở đời là sự không nhạy cảm của tâm trí con người. Chúng ta thường chẳng nhận biết chút gì về chuyện người khác đang trải qua. Có lẽ bản thân ta chưa hề kinh nghiệm về việc đó, nên ta chẳng bao giờ nghĩ một ai đó đã phải trả một giá như thế nào. Có thể một việc gì đó đã đến quá dễ dàng cho ta, nên chẳng bao giờ ta hay biết rằng người khác phải nỗ lực đến mức nào mới có thể có được như thế. Chính vì thế lắm khi chúng ta gây tổn thương trầm trọng cho những người mà ta yêu mến. Người ta có thể cầu nguyện để biết cư xử theo lương tri, nhưng nhiều khi chúng ta phải cầu nguyện để có nhạy cảm, hiểu biết sáng suốt đế thây được những điều ẩn kín trong lòng người khác.
3/ Người đàn bà đã được chữa lành. Bài học này cho chúng ta biết về sự xưng tội cất được gánh nặng trên con người. Mọi sự trước đó thật khó biết bao, nhục nhã biết bao. Nhưng sau khi nói hết ra sự thật với Chúa Giêsu, nỗi kinh hoàng run rẩy đều tiêu tan,
5,35-39
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​123
một đợt sóng thoải mái, nhẹ nhõm tràn vào lòng bà. Sau khi đã xưng nhận tình cảnh đáng thương của mình, người đàn bà đã nhận thấy sự nhân từ, dịu hiền của Chúa.
Xưng tội với Đấng vốn thương cảm với chúng ta như Chúa Giêsu chẳng có gì là khó khăn, nặng nề. Và chỉ một mình Ngài mới ban ơn tha thứ toàn diện, chữa lành kỳ diệu, cứu chuộc tâm linh trọn vẹn và phục hồi nhân phẩm nhanh chóng nhất.
Thất Vọng Và Hy Vọng
Máccô 5,35-39
33 Đức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầv chi nữa? ” 36 Nhimg Đức Giêsu nghe được câu nói đỏ, liền bảo ông trướng hội đường: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi. ”37 Rồi Ngirời không cho ai đì theo mình, trừ ông Phêrô, ông Giacôbê VCI em ông này là ông Gioan.38 Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Đức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. 39 Người bước vào nhà và bào họ: "Sao lại náo động và khóc lóc rìhư vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! ”
Các tập tục về tang chế của người Do Thái rất sinh động, tỉ mỉ, nhưng thật ra mọi điều đó chỉ nhằm tăng thêm cô quạnh của sinh ly, tự biệt.
Ngay sau khi có người qua đời, thì tiếng khóc vang lên để mọi người đểu hay là thần chết vừa hành động. Việc than khóc sẽ tái diễn bên cạnh phần mộ. Những người than khóc vây quanh thi thể người chết, thỉnh cầu từ đôi môi im lặng đó một câu trả lời. Họ đấm ngực, bứt tóc, xé áo mình.
Việc xé áo được thực hiện chiếu theo một sô" luật lệ và quy tắc. Nó được thi hành trước giây phút cuối cùng, khi xác chết bị che khuất không còn nhìn thấy được nữa. Áo bị xé đến chỗ trái tim, cho đến khi da thịt bị banh ra nhưng không được xé sâu qua rốn. Với bậc cho mẹ, thì chỗ áo bị xé ở về phía bên trên chỗ quả tim về phía trái, còn đối với những người khác thì xé phía bên mặt. Phụ nữ xé áo trong chỗ riêng tư, sau đó, mặc ngược áo từ sau ra trước,
124 WILLIAM BARCLAY
5,35-39
tiếp theo là xé áo ngoài, để da thịt khỏi phơi bày ra. Áo bị xé được mặc luôn suốt ba mươi ngày tiếp theo đó. Sau bảy ngày chiếc áo được may sơ sài lại, sao cho chỗ khâu lại cũng được thấy rõ ràng. Sau ba mươi ngày, chiếc áo được may lại hẳn hoi.
Những kẻ thổi sáo đóng vai trò chính yếu trong tang lễ. Hầu như khắp nơi thuộc thế giới thời cổ từ Roma đến Hy Lạp, Phênixi, ASyri và Do Thái, than khóc bằng tiếng sáo, được kết hợp chặt chẽ với chết chóc và chuyện đau buồn. Luật quy định rằng dù người đàn ông nào nghèo đến đâu chăng nữa khi làm đám tang cho vợ, cũng phải có ít nhất hai người thổi sáo. w.Taylor trong bộ từ điển về “Chúa Cứu Thế và Phúc Âm”, do nhà xuất bẳn Hastinh ấn hành, đã dẫn chứng hai thí dự thú vị về việc sử dụng phường thổi sáo, cho thấy tập tục ấy đã được phổ biến rộng rãi đến mức độ nào. Trong tang lễ của Claudius, hoàng đế Roma có phường thổi sáo. Năm 67 SCN, khi tin Jotapata thất thủ vào tay quân đội Roma được đưa đến Giêrusalem, sử gia Josephus kể lại rằng: “Hầu hết dân chúng thuê phường thổi sáo để hướng dẫn việc than khóc của họ”.
Tiếng sáo kêu gọi người chết, áo xống bị xé rách, bứt đầu, tạo cho nhà tang thành một nơi khiến ai nấy phải xúc động đau lòng.
Khi có người trong nhà chết, kẻ chịu tang bị cấm làm việc, không xức dầu và không mang giày dép. Cả đến những người nghèo nhất cũng phải nghỉ việc ba ngày. Người ấy không được đi ra ngoài mà mang theo hành hóa, lệnh câm làm việc cũng lan cả đến tôi tớ của người ấy. Người ấy ngồi trùm đầu lại, không được cạo râu hoặc làm “Bất cứ việc gì để bản thân được thoải mái, dễ chịu”. Người ấy không được đọc sách luật và ngôn sứ, vì đọc các sách ấy là một niềm vui. Người ấy được đọc sách Gióp, Giêrêmia, Aica. Chỉ được ăn trong nhà mình, phải hoàn toàn kiêng cữ rượu thịt, cũng không được phép rời khỏi thành phố hay làng mình đang ở trong ba mươi ngày. Phong tục không cho phép người ấy ăn tại bàn ăn, phải ngồi bệt trên sàn nhà, dùng một chiếc ghế ngồi làm bàn ăn. Theo phong tục vẫn còn thịnh hành ngày nay, người ấy phải ăn trứng chấm tro với muối.
Cũng có một phong tục kỳ dị. Phải đổ hết mọi thứ nước trong nhà và cả ba nhà bên cạnh ở cả hai phía, vì người ta cho rằng thần
Í),4(J-4J
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 125
chết gây ra cái chết bằng một lưỡi gươm nhúng trong nước lấy từ nơi gần tầm tay. Cũng có một tập tục rất cảm động, với người chết còn quá trẻ, chưa lập gia đình, thì một lễ cưới được thực hiện như một phần trong tang lễ. Suốt thời gian chịu tang, kẻ cư tang được miễn giữ luật, vì người ấy được kể như đang bị bối rối, bị điên đầu vì nỗi buồn khổ gây ra.
Kẻ chịu tang phải đến hội đường. Khi người ấy bước vào, tất cả sẽ nhìn thẳng mặt anh ta và nói “Đáng chúc phúc Đấng an ủi kẻ bị tang chế”. Sách Kinh của Do Thái giáo, có một bài cầu nguyện đặc biệt dùng trước bữa ăn trong nhà có tang: “Đáng chúc phúc Chúa là Chúa, là vua toàn cõi vũ trụ, Thiên Chúa của các tổ phụ chúne tôi. Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Chuộc, Đấng khiến chúng tôi nên thánh, Đấna Thánh của Giacóp, Vua của sự sống, Đấng vốn thánh thiện và làm điều thánh thiện. Thiên Chúa của chân lý, Vị quan tòa chân chính, xét đoán trong sự công chính, Đấng đem linh hồn con người ra phán xét, một mình Ngài cai trị cả vũ trụ, làm việc đó theo ý Ngài và mọi đường lối Ngài đều dẫn đến phán xét, còn chúng tôi là dân Ngài, các tôi tớ của Ngài, trong mọi sự chúng tôi cảm tạ, tán tụng Ngài, Đấng che chở mọi tai họa cho dân ítraen, sẽ che chở chúng tôi trong tai họa này và do việc tang chế này sẽ đem đến cho chúng tôi sự sông bình an. Lạy Thiên Chúa chúng tôi, xin an ủi toàn thể kẻ tang chế của Giêrusalem, đang khóc lóc vì nỗi đau buồn của chúng tôi. Xin an ủi họ trong tang chế của họ, khiến họ được vui vẻ trong cơn đau đớn như một người được mẹ mình vỗ về an ủi vậy. Đáng cảm tạ Ngài là Thiên Chúa, là Đấng an ủi của Sion, Đấng sẽ lập lại Giêrusalem.
Bài cầu nguyện ấy có từ trước thời Tân Ước cho nên chúng ta đọc câu chuyện về cô bé gái chết ở đây trone bối cảnh xa xưa, nhằm diễn tả trọn ven nỗi đau buồn đó.
Chỗ Khác Nhau Mà Đức Tin Tạo Ra
Máccô 5,40-43
40 Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dân cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang năm.41 Người câm lây tay nó và nói: “Talitha kum ”, nghĩa là: “Này
bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi! ”42 Lập tức con bẻ đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sũng sờ. 4iĐức Giêsu nghiêm cẩm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.
Có một điều thật đẹp đẽ ở đây. “Talitha kum” là tiếng Aram, có nghĩa là “Hỡi con gái nhỏ, hãy trỗi dậy”. Làm thế nào câu nói bằng tiếng Aram đó có thể chen vào quyển sách Phúc Âm viết bằng chữ Hi Lạp này? Chỉ có một lý do duy nhất, là Máccô đã nhận phần tài liệu này từ Phêrô. Ngay đến Phêrồ, ít nhất, trong lúc sống ngoài xứ Palestine, ông cũng phải nói tiếng Hy Lạp. Nhưng Phêrô đã có mặt chính thức lúc xảy ra sự việc, ông vốn là một trong ba môn đệ thân cận đã được chọn để cùng đi với Chúa Giêsu đến đó. Hẳn ôns đã không bao giờ quên được giọng nói của Chúa Giêsu. Trong tâm trí và ký ức ông vẫn nghe Vùng vọng “Talitha kum” suốt cả cuộc đời. Tình yêu thương, vẻ hiền từ, âu yếm trong câu nói ấy đã ở trong ông mãi mãi, cho nên ông không thể nào suy nghĩ về nó bằng tiếng Hy Lạp, vì ký ức ông chỉ nghe nó bằng giọng nói của Chúa Giêsu, bằng chính lời lẽ inà Chúa Giêsu từng thốt ra.
Đoạn sách này là một câu chuyện của những tương phản.
1/ Có tương phản giữa tuyệt vọng của những kẻ tang chế đang khóc than với niềm hy vọng của Chúa Giêsu. Họ bảo “Còn làm phiền thầy chi nữa? Bây giờ còn ai làm được gì nữa đâu? Chúa Giêsu phán “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi Một bên là tiếng nói tuyệt vọng, bên kia là tiếng nói hy vọng.
2/ Có tương phản giữa cơn bối rối vô bờ bến của những kẻ than khóc và vẻ thanh thản bình tĩnh của Chúa Giêsu. Họ khóc lóc than vãn, bứt tóc, bứt đầu, xé áo trong cơn bối rối cực độ. Chúa thì hoàn toàn bình thản, tự chủ.
Tại sao có chỗ khác nhau ấy? Do Chúa Giêsu hoàn toàn tin cậy vào Thiên Chúa. Những điều bất hạnh tệ hại nhất con người có thể đối phó cách can đảm và nhẹ nhàng nếu chúng ta đối phó cùng với Thiên Chúa. Chúng cười nhạo Chúa Giêsu vì tưởng rằng niềm vui của Ngài vô căn cứ, và Ngài đã bình thản sai lầm. Nhưng sự kiện quan trọng trong đời sông Kitô hữu là điều xem như hoàn toàji bó tay đối với loài người thì Thiên Chúa làm được, điều mà xét trên
1
u,l-u
TIN MƯNG THEO THÁNH MÁCCÔ 127
lãnh vực con người là việc không hề dám mơ ước đã trở thành hạnh phúc thực sự khi có hiện diện của Chúa. Chúng cười nhạo Ngài, nhưng cười nhạo đó trở nên mối kinh ngạc sững sờ khi nhận biết được điều Thiên Chúa làm. Họ tin tưởng sai lầm. Họ nghĩ Chúa Giêsu thất bại, đứa bé vĩnh viễn ra đi. Bây giờ họ sửng sốt khi thây Chúa Giêsu đã cứu sông, nó bước đi ngay trước mặt họ. Chẳng có gì bất khả đốì diện, chẳng có gì bất khả chinh phục-kể cả sự chết- khi chúng ta đổi diện và chinh phục trong tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay