Chớ nên vì ngượng ngùng khi mắc phải lỗi lầm nhỏ mà mãi che giấu, khiến chúng biến thành tội ác lúc nào không hay.

Khổng Tử

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 283
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Câu Mơ Hồ
.1. Tiếng Việt có mơ hồ, thiếu chính xác?1
Trong phần này chúng ta chỉ đề cập tới hiện tượng mơ hồ - một câu có ít nhất hai cách hiểu, chứ chưa bàn tới kiểu người khôn ăn nói ‘nửa chừng’, hay làm trai cứ ‘nước hai’ mà nói. Thứ tiếng nào cũng có những câu mơ hồ. Tiếng Việt không là ngoại lệ.
Đã từng có quan niệm ‘tiếng Việt là thứ tiếng của thi ca, tiếng Anh - thứ tiếng của thương mại, tiếng Pháp - thứ tiếng của ngoại giao’. Quan niệm xưa cũ này vừa khen lại vừa chê tiếng Việt: một thứ ngôn ngữ nhiều hàm ý thích hợp với đặc thù ‘ý tại ngôn ngoại’ của ngôn ngữ thơ ca, nhưng cũng chính vì thế mà thiếu chính xác, mơ hồ trong diễn đạt.
1 Bài đã đăng trên SGTT, ngày 26.07.2010 56
ngôn ngữ nào cũng mơ hồ
hẳn bạn biết không ít chuyện cười do có những câu không biết hiểu thế nào cho đúng. nghe câu ‘Ba về làng hỏi vợ’ quả là chúng ta không biết Ba về làng để cầu hôn hay xin ý kiến bà xã.
Sự kết hợp các chuỗi mơ hồ làm khả năng mơ hồ tăng lên.
năm 1969, trong một quyển sách nghiên cứu về ngữ pháp tạo sinh trong tiếng Anh, R. Jacobs và P. Rosenbaum đã chỉ ra câu tiếng Anh sau đây có 6 cách hiểu: ‘The seniors were told to stop demonstrating on campus’.
1) On campus có thể làm rõ nghĩa cho 3 hành động tell (nói); stop (dừng lại), demonstrate (biểu tình): nói ở khu trường, dừng lại ở khu trường, biểu tình ở khu trường;
2) Kết hợp với hai cách hiểu về chủ thể của hành động biểu tình: sinh viên hay những người khác? sẽ thành 6 cách giải thích.
Iu. Aprexjan, nhà ngôn ngữ học nga, trong quyển sách những quan niệm và phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc hiện đại xuất bản năm 1966, đã đưa ra một câu tiếng nga có tới 32 cách giải thích khác nhau kia đấy. Theo phép chuyển tự chữ nga sang chữ Latinh câu này như sau: ‘Splochenie rabochikh brigad vyzvalo osuzhdenie tovarishcha ministra’ (sự hợp nhất - của công nhân - của các đội - đã gây ra - sự phán xét - của đồng chí - của bộ trưởng).
32 cách giải thích như sau:
1) Đầu tiên, splochenie rabotchikh có hai cách hiểu vì nó
57
đồng thời là kết quả của phép danh ngữ hóa hai câu khác nhau: nekto splachivaet rabotchikh (có ai đó hợp nhất công nhân lại) và Rabochie splachivajutsija (công nhân tự hợp nhất lại). Tương tự, splochenie brigad cũng có hai cách hiểu. Cho nên hợp hai danh ngữ này lại sẽ tạo thành danh ngữ ‘splochenie rabochikh brigad’ có tới 4 cách hiểu.
2) Lập luận hoàn toàn tương tự, danh ngữ osuzhdenie tovarishcha ministra cũng có 4 cách hiểu.
3) Bốn cách hiểu của danh ngữ thứ nhất kết hợp với 4 cách hiểu của danh ngữ thứ hai tạo ra 16 cách hiểu.
4) Cả hai danh ngữ trên đều là giống trung nên đều có thể làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu đang xem xét. Do vậy thành 16x2 = 32 cách giải thích.
Có sự mơ hồ do những từ đồng âm. Khi ông thầy bói gieo cho bà lão móm tính chuyện đi bước nữa một quẻ ‘Lợi thì có lợi (nhưng răng không còn)’ ấy là ông đã chơi chữ trên hai từ lợi đồng âm. Số lượng từ đồng âm trong nhiều ngôn ngữ lớn gấp nhiều lần so với tiếng Việt. Tiếng hàn chẳng hạn. Trong tiếng hàn có rất nhiều từ gốc hán. Tiếng hán có 4 thanh, còn tiếng hàn thì không. Mà chữ hàn là thứ chữ ghi âm. Thế là rất nhiều từ hán cùng vần khác thanh khi vào tiếng hàn liền trở thành những từ đồng âm. người hàn đọc chữ hàn nhiều khi cũng chẳng hiểu đích thực nghĩa. Ví dụ: có nhiều tiếng hàn phát âm là sung nên khi viết từ Samsung công ty này đã phải chua chữ hán tinh vào sau chữ sung để người đọc hiểu rằng Samsung là tam tinh. Logo trước đây của Samsung là ba ngôi sao.
58
giữa các ngôn ngữ tự nhiên có những kiểu mơ hồ giống hệt nhau.
Mơ hồ ở cấp độ cụm từ. Một cụm từ có thể dùng thể hiện nhiều kiểu quan hệ ngữ pháp khác nhau. Đây là hiện tượng mơ hồ ngữ pháp.
Khi viết ‘sự phê bình truyện ngắn của nguyễn Công hoan’ chúng ta đã tạo ra một cụm từ mơ hồ. người đọc không biết nên hiểu là ‘nguyễn Công hoan viết bài phê bình các truyện ngắn’ hay ‘người ta phê bình các truyện ngắn của nguyễn Công hoan’. Tương tự, danh ngữ tiếng Anh the shooting of the hunters, tiếng Pháp le tir des chasseurs hoặc tiếng nga strel’ba okhotnikov đều có thể hiểu là sự bắn là của người đi săn mà cũng có thể hiểu là sự bắn người đi săn.
Mơ hồ ở cấp độ câu. Lấy câu so sánh làm ví dụ.
Khi viết (1) ‘Tôi cũng thích trà như cà phê.’, thì trà và cà phê là hai đối tượng mà tôi thích như nhau. Khi viết câu (2) ‘Tôi cũng thích trà như anh.’, thì trà là đối tượng mà cả anh và tôi đều thích. Còn câu (3) ‘Tôi cũng thích cô ấy như anh.’, chấp nhận cả hai cách giải thích nên nó thành mơ hồ. hoặc là cô ấy và anh là hai người mà tôi thích như nhau. hoặc là tôi và anh thích cô ấy như nhau. Trong tiếng Pháp và tiếng Anh, lối so sánh này cũng mơ hồ y hệt như vậy.
Có thể dẫn ra hàng loạt kiểu mơ hồ giống nhau giữa các ngôn ngữ tự nhiên.
Tuy nhiên, ngôn ngữ nào cũng có những kiểu mơ hồ đặc thù. Cách đây hơn 50 năm, nhà văn hóa Phan Khôi đã ‘kiểm
59
thảo đại danh từ’ tiếng Việt. Theo ông, nó rắc rối quá. Vào một nhà lạ chẳng biết xưng hô thế nào với từng người cho phải phép, cho hợp với quan hệ tôn ty của họ trong gia đình ấy. nhưng chính vì cách xưng hô khá tinh tế và mang màu sắc tôn ty, trọng-khinh, thân-sơ... này mà số lượng những câu mơ hồ liên quan đến lớp đại từ sở hữu ở tiếng Việt ít hơn hẳn so với các tiếng nga, Anh, Pháp - những ngôn ngữ có lớp đại từ trung hòa về sắc thái nghĩa. gặp câu (A) ‘Max told to Robert that his wife is beautiful’, (P) ‘Marcel a dit à Robert que sa femme était jolie’, chúng ta không biết Max khoe vợ mình xinh đẹp hay khen vợ Robert hay vợ ai đó xinh đẹp. [Tôi muốn lưu ý là những câu tiếng Anh, Pháp, nga dẫn trong mục này chỉ là những cách nói có thể chứ không phải là cách nói duy nhất và càng không phải là cách nói hay nhất.]
Vì sao nói tiếng Việt chính xác?
Thực tế, chúng ta đã và đang dùng tiếng Việt để diễn đạt chính xác những văn bản quan trọng về ngoại giao, quân sự, thương mại, luật pháp... Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt chính xác những điều cần bộc lộ.
nếu thiếu từ ngữ diễn đạt những khái niệm mới thì chúng ta vay mượn. Điều này đã và đang xảy ra với mọi ngôn ngữ.
Vấn đề còn lại chỉ là khả năng diễn đạt chính xác của tiếng Việt.
Tuy có những hiện tượng mơ hồ, nhưng phần lớn khi đặt trong tình huống giao tiếp cụ thể hiện tượng mơ hồ đều mất đi.
60
hãy lấy hai câu khác nhau đúng một phụ âm cuối: a) Chú tôi bị Mỹ bắn trong lúc đi càn.
b) Chú tôi bị Mỹ bắn trong lúc đi cày.
Về lý thuyết hai câu trên đều mơ hồ: Mỹ hay chú tôi đi càn/ đi cày? nhưng trong thực tế không có chuyện ‘Mỹ đi cày’ ở Việt nam nên câu (b) là rõ ràng.
Tiếng Việt có những phương thức diễn đạt chính xác và rõ ràng nội dung cần thông báo. Đó là phương thức dùng dấu câu, dùng trật tự từ, dùng từ hư, từ đồng nghĩa, thay đổi cấu trúc câu... Một ví dụ:
(1) Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7 quyển sách mới mua hôm qua.
nếu muốn nói rõ ‘7 quyển sách’ chứ không phải là ‘Thầy giáo chủ nhiệm lớp 7’, và đây là ‘sách mới’ chứ không phải là ‘mới mua’ thì chỉ cần thêm hai dấu phẩy:
(1b) Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách mới, mua hôm qua.
nếu muốn nói là ‘biếu hôm qua’ chứ không phải ‘mua hôm qua’ thì chỉ việc đảo trật tự:
(1c) hôm qua Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách mới mua.
nếu muốn nhấn mạnh tới mới mua thì hãy dùng cách thêm (/thay) từ:
(1d) hôm qua Ba đã biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp, 7 quyển sách vừa mới mua.
61
Thực tế, chúng ta đã và đang dùng tiếng Việt để diễn đạt chính xác những văn bản quan trọng về ngoại giao, quân sự, thương mại, luật pháp... Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt chính xác những điều cần bộc lộ.
Ở đây chưa bàn đến cách khai thác hiện tượng mơ hồ trong ngôn từ nghệ thuật.
3.2. Đại cương về câu mơ hồ trong tiếng Việt
3.2.1. Có những câu mơ hồ cần thiết và những câu mơ hồ tai hại
Một yêu cầu quan trọng trong giao tiếp, nói cũng như viết, là cần rõ ràng và chính xác. nếu không chú ý, chúng ta có thể tạo ra những câu sai, những câu tối nghĩa, những câu mâu thuẫn nhau hoặc những câu có thể hiểu thế nào cũng được. Loại câu cuối này được gọi là câu mơ hồ.
Có những câu mơ hồ vô hại, có những câu mơ hồ cần thiết (trong những văn bản ngoại giao, thương mại...) nhưng cũng có những câu mơ hồ tai hại, phản lại ý mình.
Khăn giấy ướt của cửa hàng ăn X&n trên đường Đặng Thái Mai, Tây hồ, hà nội, có tên (in hoa) SEN ĐẦM TRỊ vì cửa hàng bên đầm Trị đầy sen ngát hương. Sen của đầm Trị nổi tiếng để ướp trà. nhưng nếu hiểu từ trị theo nghĩa hán-Việt là đường lối, chính sách, như trong gia trị, quốc trị, pháp trị... thì tên trên sẽ thành ‘sen đầm trị’ một nghĩa mà chủ hàng không mong muốn!
62
(1) Còn ở ta, các tập đoàn hoạt động trong một cơ chế kiểm soát lỏng lẻo và không có quyền tự chủ, một điều kiện tiên quyết để tạo nên một tập đoàn kinh tế thực thụ. (b., 27.01.2008)
Cụm từ ở sau dấu phẩy có thể dùng giải thích cho cụm từ trước nó. Thế là từ không gây ra hiểu lầm, tạo ra một câu trái ý tác giả ‘... không có quyền tự chủ là một điều kiện tiên quyết để tạo nên một tập đoàn kinh tế thực thụ’?
(2) Thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của chính phủ.
(3) Tại cuộc hội đàm của Tổng thống B. Enxin với Chủ tịch Trung Quốc giang Trạch Dân, Chủ tịch giang Trạch Dân cũng đã tuyên bố hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tại Chesnia của nga và trừng trị phong trào ly khai ở cộng hoà này. (b., 11.12.1999)
Câu trên đây còn có thể hiểu: ‘chủ nghĩa cực đoan tại Chesnia của nga’.
Lẽ ra nên viết ba câu trên như sau:
(1a) Còn ở ta, các tập đoàn hoạt động trong một cơ chế kiểm soát lỏng lẻo và không có quyền tự chủ. Một điều kiện tiên quyết để tạo nên một tập đoàn kinh tế thực thụ là quyền tự chủ.
(2a)... thái độ quyết tâm cao của chính phủ chống tệ nạn buôn lậu.
(3a)... hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến của nga chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tại Chesnia, và trừng trị phong trào ly khai ở cộng hoà này.
63
(4) Ấn Độ đã đề ra nhiều hạng mục mua vũ khí chống tàu ngầm, trong đó có máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-81 tiên tiến nhất của Mỹ. (b., 28.06.2009)
‘P-81 là tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ’?
Dư ‘chống tàu ngầm’ 2.
Sửa: ‘Ấn Độ đã đề ra nhiều hạng mục mua vũ khí chống tàu ngầm, trong đó có máy bay tuần tra P-81 tiên tiến nhất của Mỹ.’
(5) Theo kết quả bầu cử, nhiều thành viên chính phủ không tham gia Ban chấp hànhTrung ương khóa XI như: [...] Bên cạnh đó, nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (là ủy viên Trung ương khóa X) cũng không tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XI như:... (b., 19.01.2011)
Cách viết ‘Theo kết quả bầu cử, nhiều thành viên... không tham gia’ là mơ hồ: ‘không tham gia’ là ‘không trúng...’ hay là ‘không có tên trong danh sách’?
(6) nạn nhân tri hô, ngay lúc đó ba anh h., h. và L. có mặt kịp thời đã đuổi bắt được hai tên trên, thu phương tiện gây án và tài sản trả người bị thiệt hại. hiện CA Q.5 đang lập hồ sơ xử lý các đối tượng này. (b., 13.07.1999)
Câu trên mơ hồ: Sao lại đưa phương tiện gây án cho người bị hại? Công an thành phố đang lập hồ sơ xử lý những ai?
Vì vậy, tìm hiểu về hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt và các cách diễn đạt rõ ràng là một công việc cần thiết và có lợi ích thiết thực với mọi người.
64
3.2.2. Thế nào là một câu mơ hồ?
những câu vừa nêu và những câu dưới đây là mơ hồ: (7) Chả ngon lắm.
(8) người sinh viên mới đi tới.
(9) hai người mua ba quyển sách.
(10) Con có ăn chiếc bánh mẹ mua sáng nay không?
Câu 7 được hiểu là lời khen về món chả (nem), mà cũng có thể hiểu là lời chê một món ăn nào đó chả (/chẳng) ngon. Chúng ta nói đó là hiện tượng mơ hồ từ vựng: Có hai từ ‘chả’ đồng âm trong câu này.
Các từ ngữ trong câu 8 đều rõ ràng, nhưng chúng ta lại không rõ từ ‘mới’ kết hợp với yếu tố đứng trước nó (người sinh viên mới đi tới) hay là với yếu tố đứng sau nó người (sinh viên mới đi tới). Chúng ta nói câu 8 đã mơ hồ về cấu trúc.
Các từ ngữ trong câu 9 đều rõ ràng, cấu trúc cú pháp cũng rõ ràng nhưng chúng ta lại không rõ là cả hai người mua tổng cộng là 3 quyển sách hay mỗi người mua 3 quyển sách. Vì thế, câu 9 được gọi là mơ hồ về lô gích.
Câu 10 hoàn toàn rõ ràng về từ vựng, về cấu trúc và về lô gích. nhưng câu này mơ hồ một cách tiềm năng. nó có thể được dùng cho hai loại câu hỏi: một câu hỏi về nguyện vọng và một câu tra xét, tra hỏi về sự kiện. Là một câu hỏi về nguyện vọng, người mẹ muốn biết đứa con có muốn ăn chiếc bánh hay không. Thấy không còn chiếc bánh, người
65
mẹ hỏi, tra xét xem đứa con có ăn hay không. Câu 10 được gọi là mơ hồ về ngữ dụng.
Lại có hiện tượng trên chữ viết thì rõ ràng nhưng khi nói thì mơ hồ. Mặt khác, có những câu mơ hồ khi viết nhưng khi nói lại trở thành rõ ràng nhờ cách nhấn âm và ngắt giọng. Trong sách này chúng tôi chỉ giới thiệu câu mơ hồ trên cấp độ chữ viết.
Định nghĩa: Câu mơ hồ là câu có ít nhất hai cách hiểu. 3.2.3. Mơ hồ là hiện tượng tất yếu của ngôn ngữ tự nhiên
Không phải chỉ tiếng Việt mới có câu mơ hồ. Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng ngôn ngữ tự nhiên nào cũng có hiện tượng mơ hồ.
Có nhiều công trình khảo cứu về hiện tượng mơ hồ trong ngôn ngữ tự nhiên. ngày nay, việc nghiên cứu về tính mơ hồ trong ngôn ngữ còn có ý nghĩa rất quan trọng vì nó được ứng dụng để giải quyết vấn đề dịch máy nói riêng và những vấn đề ngôn ngữ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) nói chung.
Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc điểm nhất định. Vì vậy, bên cạnh những kiểu mơ hồ thường gặp, mỗi ngôn ngữ lại có những kiểu mơ hồ riêng.
Dưới đây chúng ta nêu một vài ví dụ về những câu mơ hồ trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng nga để những bạn quan tâm tới vấn đề này tham khảo.
66
Mơ hồ từ vựng:
(1A) Bill proposes John to paint the picture.
hiểu câu trên thế nào? Ai vẽ tranh? Bill hay John?
(1P) Je propose à mon fils de sortir.
hiểu câu trên thế nào? Ai ra đi? Tôi hay con trai tôi?
Mơ hồ cú pháp:
+ Về cụm danh từ:
(2A) The shooting of the hunters
(2P) Le tir des chasseurs
(2n) Strel’ba okhotnikov
(Trong các câu 2, người đi săn thực hiện hành động bắn hay người đi săn là đối tượng của hành động bắn?)
+ Về trạng ngữ:
(3A) I saw the man in the street.
(3P) J’ai vu l’homme dans la rue
(Trong các câu 3, người đàn ông ở trên đường hay tôi ở trên đường?)
+ Về phạm vi tác động:
(4A) Old men and women...
(4n) Starye muzchiny I zhenshiny...
hiểu câu 4 thế nào? ‘những ông lão và những bà lão’ hay ‘những ông lão và những phụ nữ’?
(5A) John doesn’t beat his child because he loves him. (5P) Jean ne bat pas son enfant parce qu’il l’aime.
67
(Trong các câu 5, John có đánh con hay là không đánh con?)
Mơ hồ lô gích:
+ Về đại từ:
(6A) Ivan told Pierre that his book is interesting.
(6P) Ivan a dit à Pierre que son livre est intéressant.
(6n) Ivan skazal Petru, chtou nego interesnaja kniga
(Trong các câu 6, quyển sách của ai thì lý thú? Của Ivan, của Pierre hay của một người thứ ba nào đó?)
+ Về số từ:
(7A) Three rules on this page.
(7P) Trois règles dans cette page.
(7n) Tri pravila na etoy stranice.
(Trong các câu 7, trang sách này có hơn 3 quy tắc hay chỉ có đúng 3 quy tắc?)
+ Về liên từ:
(8A) If John is present or Williams up for our proposal and Stark doesn’t come out, it will be adopted. (Ví dụ của S.C. Kleene trong Mathematical Logic)
[(8V) nếu John có mặt hoặc là nếu Williams ủng hộ đề nghị của chúng ta và nếu Stark không phản đối thì đề nghị của chúng ta sẽ được chấp nhận.] Câu (8A), (8V) mơ hồ về phạm vi tác động của hai liên từ or và and, hoặc và và. hai cách diễn đạt lô gích của chúng là:
(8a) ((J ∨ W) ∧ ¬ S) ⇒ A (8b) (J ∨ (W ∧ ¬ S)) ⇒ A
68
3.2.4. những kiểu mơ hồ thường gặp: từ vựng, cấu trúc, lô gích
3.2.4.1. Mơ hồ về từ vựng
Trong một câu, nếu một từ có thể được hiểu theo hai nghĩa thì chúng ta nói câu đó đã mơ hồ (về) từ vựng.
Có hai loại mơ hồ từ vựng: sự đồng âm của từ đơn và sự đồng âm của chuỗi từ.
(1) Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi.
(Câu đối của nguyễn Khuyến tặng Bảng Long, viên quan võ chột mắt)
Từ ngươi có hai nghĩa, sự đồng âm của hai từ khác nhau: (con) ngươi và (nhà) ngươi.
(2) (hai cô vào một nhà sách, mua xong, một cô nói): Chồng mày mày ôm, chồng tao tao ôm.
(3) Đừng có qua mặt ông ấy.
Trong câu trên, qua mặt có hai nghĩa: a) đi qua trước mặt, b) coi thường, không đếm xỉa gì đến.
(4) Thứ thuốc độc nhất.
Trong câu trên, độc nhất có hai nghĩa: a) duy nhất, b) độc hại nhất.
Một số ví dụ khác:
- Cành táo đầu hè. (hè ← mùa hạ/hè sân); Chân trạng nguyên. (chân ← cẳng/đích thực); - Bác được mấy cháu? (Cháu ← con/con của con mình);
69
- Ba bảo năm đi Vũng Tàu. (bảo ← nói rằng/ ra lệnh cho) - Con chó cắn con mèo chết. (chết←cắn chết/cắn chết
mất!)
- Lớp trưởng có bầu không? (bầu ← bầu cử/mang bầu)
- Tiếng huế nghe được không chị? (được ← hay/rõ)
- Chiều nay nó phải có mặt ở Đà Lạt rồi. (phải ← nghĩa vụ bắt buộc/chắc chắn)
- Thời gian học đại học tôi mới dám viết thư về xin chị lấy chồng. (xin ← đề nghị/xin phép)
3.2.4.2. Mơ hồ về cấu trúc
Sự mơ hồ của liên từ và giới từ làm cho từ ngữ trong câu có những chức năng ngữ pháp khác nhau, những vai ngữ nghĩa khác nhau.
- Quà tặng của Thu Phương.
Danh ngữ trên có thể hiểu:
a) Thu Phương là người tiếp nhận quà.
b) Thu Phương là người tặng quà.
Sự kết hợp của nhiều tiếng thành những cấu trúc khác nhau.
những câu dưới đây mơ hồ vì đều có hai cách hiểu: - Cần thiết lập lại trật tự nơi đây.
(a) Lập lại trật tự nơi đây là cần thiết.
(b) Cần phải thiết lập lại trật tự nơi đây.
- Đêm hôm qua cầu gãy. 70
(a) Đêm hôm đi qua cầu gãy.
(b) Cầu gãy đêm hôm qua.
- Bác nông dân ranh mãnh đáp.
Từ ranh mãnh kết hợp với danh từ hay với động từ? (a) Bác nông dân ranh mãnh đáp.
(b) Bác nông dân ranh mãnh đáp.
• Phép chêm câu và hiện tượng mơ hồ
Từ một câu đơn có thể mở rộng thành một câu phức. Một trong những cách mở rộng là dùng phép chêm câu: đem một câu B chêm vào sau một thành phần nào đó của câu A để mở rộng câu A.
Phép chêm câu có thể dẫn tới những câu mơ hồ. Ví dụ: A = Anh ấy đã gặp con.
B = Anh ấy trên đường về chợ.
Để mở rộng thành phần ‘anh ấy’ của câu A ta đem câu B đặt vào sau thành phần này trong câu A. Sau đó thực hiện rút gọn yếu tố lặp lại sẽ được câu:
A (+B) = Anh ấy - Anh ấy trên đường về chợ - đã gặp con.
→ (a) Anh ấy trên đường về chợ đã gặp con.
Để mở rộng thành phần ‘anh ấy’ của câu B ta đem câu A đặt vào sau thành phần này trong câu B. Sau đó thực hiện rút gọn yếu tố lặp lại sẽ được câu:
B (+A) = Anh ấy - Anh ấy đã gặp con - trên đường về chợ. → (b) Anh ấy đã gặp con trên đường về chợ.
71
Câu b có hai cách hiểu mà cách thứ nhất chính là câu a. Xuất hiện cách hiểu thứ hai:
(c) Anh ấy đã gặp con trên đường con về chợ.
Ở câu b còn một cách hiểu nữa liên quan đến từ ‘con’:
con của anh ấy
Có hàng loạt câu mơ hồ về cấu trúc liên quan đến phép chêm câu.
• Sự phủ định
những từ dùng để phủ định, như không, không phải, chưa, chẳng, hay những từ dùng để ra những mệnh lệnh không được thực hiện một hành động nào đó, như: cấm, không được, và cả những lời khuyên không nên thực hiện một hành động nào đó, như: không nên, đừng, chớ,... thường gây ra những hiện tượng mơ hồ về cấu trúc. nguyên nhân: người ta không rõ phạm vi tác động (scope) của những từ phủ định, cấm đoán hay khuyên bảo này tới đâu. Ví dụ:
- Quận 6, Toàn bộ các tuyến đường không được kẻ vạch báo giao thông. (tít báo - chưa được kẻ vạch hay cấm kẻ vạch?)
- Cấm lái xe có mùi bia rượu. (có thể hiểu: xe có mùi bia rượu?)
Kiểu mơ hồ về phạm vi tác dụng của từ ‘không’:
1) Anh Bang không phải là ba thằng Mão như cô Thìn đã nói.
[a) Đồng ý với lời cô Thìn ‘anh Bang không phải là ba thằng Mão’.
72
b) Bác bỏ lời cô Thìn ‘Anh Bang là ba thằng Mão’.
Có thể viết rõ ràng theo nghĩa a: ‘Đúng như cô Thìn đã nói anh Bang không phải là ba thằng Mão’ hoặc theo nghĩa b: ‘Cô Thìn nói ‘anh Bang là ba thằng Mão’ là không đúng.’
2) Một ông vừa tục huyền nói với cô vợ mới:
- Em yêu, anh có một nhược điểm lớn là hay ghen vô cớ lắm!
- Anh yên tâm đi, em sẽ không bao giờ để anh phải ghen vô cớ đâu!
Câu trả lời tạo ra sự mơ hồ do phạm vi tác động của cụm từ không bao giờ. Có thể cô vợ muốn nói ‘em sẽ không bao giờ để anh phải ghen’ nhưng người đọc thường hiểu thành ‘em sẽ không bao giờ để anh phải ghen vô cớ’ (!)
3) Vì những bà mẹ này không may mắn gặp được nữ hộ sinh tốt bụng như tôi. (b., 26.07.2009)
những bà mẹ này không may mắn như tôi gặp được nữ hộ sinh tốt bụng hay tôi là nữ hộ sinh tốt bụng?
3.2.4.3. Lưu ý
Một câu có thể chứa nhiều kiểu mơ hồ khác nhau. Trong những trường hợp này, câu thường có nhiều hơn hai cách hiểu. Ví dụ:
(1) Mẹ con đi chợ chiều mới về.
những cách hiểu câu 1:
Con chào mẹ để đi chợ: Mẹ! Con đi chợ, chiều mới về. Con chào mẹ khi về nhà: Mẹ! Con đi chợ chiều mới về.
73
Con trả lời bố (hoặc người trên): Mẹ con đi chợ, chiều mới về.
Con thông báo cho bố là mẹ đã đi chợ: Mẹ con đi chợ chiều mới về.
Bố trả lời con: Mẹ con đi chợ, chiều mới về.
Bố báo cho con: Mẹ con đi chợ chiều mới về.
người hàng xóm nói với nhau: Mẹ con (nhà ấy) đi chợ chiều mới về.
74
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp