Số lần đọc/download: 904 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 49:
4
8. Đoàn Thạch Đào dự trận cờ người,
Ở Kẻ Chợ, phá đôi rắn trắng.
Làm sao từ chối? Cúc Xuyên và chị Tuyết Giang đồng ý ở lại.
Ở lại để rơi vào một cái bẫy không đoán trước được. Cuộc thi cờ này đã bắt đầu hơn tháng nay, gần trăm người dự, từ mọi nơi đến, kể cả mấy danh kỳ Kẻ Chợ. Ngày mai là chung kết, sẽ chơi trên một bàn cờ đặc biệt: quân cờ phía đỏ là thiếu nữ đồng trinh, còn quân cờ đen đều là thanh niên chưa vợ. Cúc Xuyên nghe nói các nơi khác quân cờ đôi bên đều là thiếu nữ mà ở đây, một bên nam, một bên nữ. Như vậy có thể rất hào hứng. Cúc Xuyên và chúng bạn không muốn lỡ dịp này.
Sư bà An Trường cho cả đoàn tá túc ở dãy phòng trai phía đông, nhìn ra hồ sen, mùa này chưa nở hoa, nhưng những lá tròn to óng ánh hát nước dưới ánh trăng, thật ngoạn mục. Cả đoàn nhân dịp nghỉ ngơi hồi sức, vì đã nhiều ngày đường xa cát bụi.
Sắp sửa đi ngủ, thì xã trưởng cùng hai vợ chồng Tộc biểu trưởng đến thăm. Xã trưởng mời tám thiếu nữ Thạch Đào đóng quân cờ cùng thiếu nữ An Trường. Họ muốn thiếu nữ Thạch Đào đóng vai những quân chủ chốt kể cả tướng sĩ...Thạch Đào chỉ có tám người. Sau cùng, ngã ngũ, đồng ý: Tướng sĩ đỏ, hai sĩ đều do thiếu nữ An Trường thủ vai. Năm quân tốt đỏ cũng do thiếu nữ An Trường, vì thiếu nữ Thạch Đào không đủ đồng phục. Thiếu nữ Thạch Đào đóng 2 xe, 2 pháo, 2 mã và 2 tượng, y phục kiểu Thạch Đào.
Cúc Xuyên không ghi lại những cuộc chơi vui vẻ ở An Trường, cũng như hội hè các nơi khác. Chỉ nhắc lại sau đây ván cờ chung kết đặc biệt ở An Trường.
Bàn cờ thật ngoạn mục. Một bên chắc hẳn là một bầy tiên giáng thế. Cúc Xuyên của mẹ cũng hãnh diện. Cúc Xuyên không đếm nổi những ánh mắt chiêm ngưỡng, trách thầm anh Thái hiện giờ ở đâu? Con gái Thạch Đào từng đôi màu sắc. Cúc Xuyên và Tuyết Giang làm đôi xe, đồng phục hồng, còn các đôi khác, thiên thanh, lá mạ, nâu non. Tướng Đỏ do Hoa Khôi An Trường đảm nhiệm, hai sĩ nhan sắc tuyệt trần. Năm cô tốt cũng « chim sa cá lặn ».
Còn bên nam, quả nhiên thanh niên tuấn tú hiên ngang, vẻ phong lưu mã thượng. Tất cả đều võ y. Hồng tâm nền đỏ chữ đen đề tên quân cờ. Tên quân cờ nữ thì trên lá cờ cầm tay...Cúc Xuyên nhìn thấy mấy chị em Thạch Đào rất sung sướng, các bạn sửa soạn điểm trang tuyệt diệu, mải suy tư, quên cả hai danh kỳ chung kết đến bàn cờ. Bên đen, một lão trượng râu trắng, tóc trắng, đôi môi đỏ, đôi mắt sáng quắc, da dẻ hồng hào. Búi tó đỉnh đầu, có cài ngang bằng cái trâm bằng tre. Bộ võ y hơi rộng màu nâu, thắt lưng và đôi hài bồ quân. Trông thật tiên phong đạo cốt. Nghe đâu lão trượng này từ Đàng Trong được mời tới dự. Lão trượng họ Khổng, tên Duy Chính, bộ điệu khoan thai, ai nấy trầm trồ khen ngợi: Chắc hẳn là bậc tiên kỳ. Chả thế mà An Trưòng danh kỳ bị loại rồi. Tuy nhiên mấy danh kỳ An Trường vui vẻ đứng coi.
Còn bên đỏ, võ phục màu sim, trạc khoảng ba mươi trở lại. Cao lớn hiên ngang, đôi mắt sắc bén, cử chỉ nhanh nhẹn, hơi hấp tấp, tương phản với lão trượng đối thủ. Theo luật lệ ông ta tháo kiếm, đặt trên giá, còn lão trượng có chiếc gậy trúc, không coi như vũ khí.
Khi nghe tên danh kỳ võ phục màu sim họ Chu, tên Toàn Thịnh, Cúc Xuyên không khỏi cười thầm thích thú, cái ngẫu nhiên kỳ khôi. Cúc Xuyên của mẹ chắc hẳn đã lây anh Nguyên Thái rồi...Cúc Xuyên nghĩ đến cuộc tranh đấu giữa Chu Du và Khổng Minh...rồi Cúc xuyên yếm thế: Thế nào bên đỏ cũng thua bên đen mà thôi! Đang mải cười thầm thích thú thì Chu danh kỳ đến trước mặt Cúc Xuyên ngắm nghía. Cúc Xuyên nóng bừng đôi má...Những danh kỳ có quyền thay đôi quân cờ. Nhưng chỉ thấy danh kỳ mỉm cười, rồi đi đến quân cờ khác. Không ai thay đổi quân cờ. Quân cờ nam nữ đều ngồi trên ghế đẩu, gỗ gụ, mặt đá vân, thứ ghế rất sang trọng. Ván cờ bắt đầu vào cuối giờ Mùi, hết giờ Thân, mà ván cờ chưa biến thế. Một chú nhỏ cầm chiếc trống bỏi. Mỗi khi trọng tài thấy nghĩ quá thời hạn, ra lệnh chú nhỏ gõ trống bên tai danh kỳ! Trọng tài cũng là một danh kỳ được bầu lên.
Cúc Xuyên không ghi lại đây lịch trình biến chuyển của ván cờ chung kết vì không phải là chủ đích của cuốn này. Tuy nhiên, Cúc Xuyên thuộc tất cả các nước đi của đôi bên, có nhiều khi ngạc nhiên vì thế cờ của Chu danh kỳ. Chàng Chu Du này cứ luôn luôn đến bên Cúc Xuyên Tiểu Kiều, lên xe, xuống xe, làm cho Cúc Xuyên phải đổi chỗ nhiều lần. Danh kỳ họ Khổng tủm tỉm nhìn danh kỳ họ Chu.
Giữa ván cờ, cô Mã đỏ Nguyễn Tuyết Thanh và cô Pháo Đoàn Tuyết Quỳnh bị hạ. cả hai mang ghế ngồi cùng các quân cờ khác. Cúc Xuyên để ý thấy Tuyết Thanh và Tuyết Quỳnh mải mê nói chuyện với mấy quân cờ của Khổng lão trượng đã bị Chu Công thanh toán.
Ông « Chu du » là một danh kỳ Kẻ Chợ cứ ghé tai Cúc Xuyên trêu chọc: « Bản soái sắp dẫn xe sang biên thùy chiếu tướng! Thôi thôi để dành xe nhé » nói thế rồi lại đi pháo. Cúc Xuyên vô cùng lo ngại, ông ta dùng Cúc Xuyên chiếu tướng thì mắc vào nước cờ thông thường, mất xe trong hai nước nữa.
Công chúng ngạc nhiên thấy ông đi nhiều nước kỳ khôi. Khổng lão trượng mới đầu lo ngại, sau cùng tủm tỉm bình tĩnh thanh toán quân đỏ vào nước hớ. Ông Chu cứ đến bên Cúc Xuyên. Không bao giờ Cúc Xuyên xấu hổ đến bực ấy?..Chả lẽ bỏ đi đâu? Bên địch tấn công, mã giao chân sang sông...ông ta đều tiến tốt biên..rồi ông ta lại về cạnh Cúc Xuyên, làm như suy nghĩ, ông ta lẩm bẩm:
« Trời ơi ta lâm vào trận Ô giang rồi. Hán quân mạnh quá...Thôi ta thất trận, nhưng cứu cỗ xe của Ngu Cơ yêu dấu! »
Cúc Xuyên giận, đưa mắt trách ông ta; ông ta chẳng thèm để ý; kể ra con người thực duyên dáng đáng yêu...Có gì cho Cúc Xuyên kính nể quá. Cúc Xuyên không dám to tiếng trách móc.
Lẽ dĩ nhiên, Chu Du thua Khổng Minh. Nhưng Chu Du chả thèm để ý. Lão trượng Khổng Minh tức lắm, Khi Chu Du đến trước lão trượng:
- Ngu điệt xin hàng phục danh kỳ tiền bối! -
Lão trượng mắng khe khẽ, Cúc Xuyên, vị trí con xe ở gần đấy nghe hết:
- Hiền điệt là danh kỳ Bắc Hà đấy hả. Danh kỳ Bắc Hà trúng mỹ nhân kế của ta rồi! Ta được trận chẳng vẻ vang gì...thôi đi về với xe hữu đi! Hiền đệ để ta được, ta không cám ơn mà còn giận hiền điệt thực nhiều...nhưng ta hiểu, ta hiểu, ta cũng đã thua nhiều trận như vậy! Chúc hiền điệt vui vầy hạnh phúc! -
Cúc Xuyên tức quá, nhưng không dám bỏ vị thế quân cờ. Chưa bao giờ xấu hổ đến bực ấy! Công chúng không hài lòng về ván cờ, nhưng cứ tủm tỉm nhìn Cúc Xuyên và ông Chu Du khó chịu ấy!
Khi tuyên bố giải tán ván cờ, Cúc Xuyên cúi chào mọi người rồi trong khi huyên náo, Cúc Xuyên nhảy lên ngựa phi về chùa An Trường. Ông Chu Du thua cờ cũng nhảy lên ngựa đuổi theo. Được một quãng, tạt ngang cánh đồng khô, Cúc Xuyên nghe thấy ông ta ngã ngựa. Cúc Xuyên thương tình, ghìm cương quay lại, được vài bước, thấy ông ta đứng dậy, lên ngựa, trở về công quán. Thì ra ông ta là danh kỳ, không phải là danh kỵ! Cúc Xuyên thấy thương hại lắm, nhưng Cúc Xuyên nghĩ tới anh Nguyên Thái, Cúc Xuyên giục ngựa về Chùa...
Tại sao ông ta không lên ngựa tiếp tục đuổi theo Cúc Xuyên nhỉ? Có mẹ ở đây thì mẹ trả lời con nhỉ. Cả đêm ấy, con cứ nghĩ đến chuyện này. Cúc Xuyên biết tất cả đoàn viên về chùa khá khuya, nhưng Cúc Xuyên không ra mặt. Nghe thấy chị Tuyết Giang truyền quân lệnh, phân công...Cúc Xuyên chợp mắt.
Sáng sau, đang sửa soạn lên đường thì một phái đoàn An Trường lên chùa. Cầm đầu bởi tộc biểu trưởng, gồm có xã trưởng, bà xã trưởng, và mấy vị lão trưởng tộc biểu, các bà tộc biểu và mấy thanh niên, mà Cúc Xuyên nhận diện, những chàng trai đóng quân cờ của Khổng lão trượng. Cúc Xuyên cho là phái đoàn tiễn đưa quá trịnh trọng, ai ngờ tộc trưởng nói:
- Hạ Khê, và An Trường xin được thông gia với Thạch Đào! -
Cúc Xuyên giật mình, tưởng dân làng hỏi Cúc Xuyên cho ông Chu Du kỳ khôi, đang lo lắng tìm cách từ chối thì, tộc trưởng tiếp:
- Được thua không quan trọng. Ván cờ hôm qua là ván cờ lương duyên trời định. Con trai Hạ Khê và con trai An Trường thương yêu hai thiếu nữ Thạch Đào: Nguyễn tiểu thư tên Tuyết Thanh, và Đoàn tiểu thư Tuyết Quỳnh...Nghe nói Nguyễn tiểu thư là một lương y, còn Đoàn tiểu thư thông thạo tầm tang canh cửi, nếu Hạ Khê và An Trường được hai tiểu thư về làm dâu, thực là muôn vàn hạnh phúc! -
Dứt lời, tộc trưởng gọi:
- Trương Quân Bình, con trai Hạ Khê, và Bùi Thành Lộc, con trai An Trường!
Hai thanh niên bước ra khỏi hàng, đến trước Cúc Xuyên và Tuyết Giang, vòng tay cúi chào.
Thực là trịnh trọng, Cúc Xuyên và cả chị Tuyết Giang lúng túng chưa biết xử trí thế nào, Tộc biểu giải thích:
Hạ Khê, và An Trưòng mới liên minh mấy được mấy tháng. Trương Quân Bình là con xã trưởng Hạ Khê, sang An Trường tập nghề kim khí, An Trường có lò đúc sắt, đồng, các thứ kim khí. Bùi Thành Lộc, con trai An Trường, du học Kẻ Chợ, đã đậu cử nhân, nhưng không thích hoạn lộ, về làng mở trường dạy học.
Cúc Xuyên và Tuyết Giang đáp lễ, xin phép rút lui vào phòng trai, « Liệt vị an tọa, chừng mươi phút, xin trả lời! »
Thực là một tình trạng bất ngờ. Hai chàng trai khôi ngô tuấn tú, hiên ngang, đường hoàng, minh chính. Bùi Thành Lộc đã đậu cử nhân, còn Trương Quân Bình, nếu là con trai xã trưởng Hạ Khê thì có thể là anh trai của Quyên Quyên. Cả đoàn cũng có cảm tình với hai chàng trai.
Khó xử, tuy có giấy phép của Thạch Đào, về lương duyên đoàn viên, nhưng quyết định thực quan trọng...cần nhất có sự thỏa thuận của « đương sự ».
Cúc Xuyên lên mặt « già nua » hỏi Nguyễn Tuyết Thanh và Đoàn Tuyết Quỳnh. Hai nàng đứng dậy bẽn lẽn, đôi má đỏ hồng, cúi nhìn mắt bàn ấp úng:
- Dạ thưa đoàn trưởng... Chị Tuyết Giang đến cầm tay hai em:
- Ở đây chỉ có chị em chúng ta, hai em đồng ý thì gật đầu!-
Hai nàng gật đầu, vẫn cúi gầm không dám nhìn chúng bạn. Tuyết Giang bỗng rơm rớm nước mắt đến bên Cúc Xuyên nói khẽ:
- Em Cúc Xuyên ơi, hạnh phúc con người thật là mong manh. Coi như chị đây, chị đã mất người yêu ở trận Thạch Đào...nếu các em nó thương yêu nhau, em đứng quá chấp.Vả lại...Hạ Khê cần một lương y. Đó là một dịp may. Còn em Tuyết Quỳnh, nó sẽ khuếch trương tầm tang canh cửi ở đây. Thực hợp ý trời! -
Cúc Xuyên đâu có cố chấp. Cúc Xuyên còn trẻ quá mà nay mang trách nhiệm về hạnh phúc của bạn đoàn...Cúc Xuyên cùng Tuyết Giang đồng ý, vì hôm qua Cúc Xuyên thấy hai nàng nói chuyện với hai chàng trai rất lâu, rất lâu, mà như tâm đầu ý hợp.
Cúc Xuyên và Tuyết Giang ra trước hội đồng tuyên bố đồng ý, xin An Trường cử người cấp tốc về Thạch Đào báo hỉ.
Tháng này, tháng hội hè, tháng tốt của An Trường, tộc biểu xin đón dâu ngay. Thế là đoàn phải ở lại An Trường mấy ngày. Sư bà An Trường thay mặt trưởng tộc nhà gái...Đám cưới cử hành trọng thể ở công quán...
Nhìn trai gái thực xứng đôi vừa lứa. Cúc Xuyên bàng hoàng lo ngại, liếc nhìn chị Tuyết Giang, chị luôn luôn quay đi chùi nước mắt. chị thương thân, hay chị nhớ các em? Còn Cúc Xuyên thì giận anh Nguyên Thái nhiều quá...Sao anh bỏ Thạch Đào...Sao anh bỏ Cúc Xuyên?
Bất ngờ trong tiệc cưới lại hiện diện hai danh kỳ chung kết. Ông Chu Du tinh nghịch, rót một li rượu, đến trước mặt Cúc Xuyên, hai tay nâng li:
- Li rượu mừng này dành cho đoàn trưởng.. à quên dành cho mỹ nhân Thạch Đào, người đã làm tôi thua trận! -
Cúc Xuyên đang lúng túng, chưa biết xử trí, thì chị Tuyết Giang đứng dậy, đỡ lấy li rượu:
- Tuyết Giang tôi xin uống thay em Cúc Xuyên, để cám ơn một nghệ sĩ đã hy sinh thanh danh trước sắc đẹp...Thử hỏi đã hy sinh thanh danh mấy lần rồi? -
Dứt lời nâng li, nhấp môi, rồi đặt li xuống bàn. Cử toạ vỗ tay tán thưởng.
Ông Chu Du ấy liếc nhìn Tuyết Giang, cô « xe » mà ông đã quên không xử dụng trong ván cờ. Giật mình, chưa bao giờ Cúc Xuyên thấy chị Tuyết Giang rạng rỡ xinh tươi như vậy. Chị đã an ủi tấc lòng rồi? hay chị giả vờ che đậy nỗi đau thương thầm kín? Cúc Xuyên chỉ muốn chị tìm lại vui tươi hạnh phúc.
Ông Chu Du khó chịu ấy cầm li rượu vừa đặt xuống bàn, một hơi ông ta uống cạn, nói như lệnh vỡ:
- Xin lỗi, muôn vàn xin lỗi, Lê cô nương đã giải nguy cho chủ tướng, nay tôi xin giải nguy cho Lê cô nương, và..và..rất tiếc đã không biết dùng xe tả (xe tả vai của Lê Tuyết Giang) nên mới thua trận... -
Tuyết Giang, chị của Cúc Xuyên giỏi thực, chị bình tĩnh trêu chọc:
-Trong lịch sử, Chu Du đâu có được Khổng Minh? Thua là phải, nhất là trong nước đuổi « xe » bị « mã » giao chân! -
Chị muốn nói ông Chu Du ngã ngựa! Ông ta không hề tức giận:
- Thôi tiểu tốt tôi - ông ta nói - hàng phục...nhất là hàng phục Khổng lão trượng..nay mai danh sĩ Bắc Hà thua danh sĩ Đàng Trong mà thôi..tôi là người đầu tiên thua trận! -
Lời nói ngụ ý gì, Cúc Xuyên không hiểu cũng cứ ghi vào đây.Sau ngày nhị hỉ, Đoàn còn sáu người nhổ trại.Thế là quân số thiệt 2, thiệt trong một trận chiến bất ngờ? Nhưng mẹ ơi, thua trận cho hạnh phúc, phải không mẹ? Sao chính con chưa hạnh phúc?
Cúc Xuyên, con của mẹ yêu dấu, con sẽ thua trận với ai đây.
Đến dòng này, Nguyên Thái bồi hồi tấc dạ, Cúc Xuyên luôn nói đến chàng. Vừa sung sướng vừa bực tức, sao Cúc Xuyên nói nhiều về ông Chu Du thế? Lại thêm trong phần hội họa có trang, Cúc Xuyên vẽ một chàng trai hiên ngang mã thượng, đứng trên mỏm núi, hai chân thế bình...cầm ngang bảo kiếm...Nhất định không phải là mình rồi! Lần đầu tiên Cúc Xuyên họa người khác, phải hỏi cho ra...Đọc thêm mấy chương nữa, Thái ghi chuyện Đôi bạch xà của Cúc Xuyên.
Đôi bạch xà.
Khi tới Kẻ Chợ đoàn nữ y dược Thạch Đào đóng tại quán trọ của hội Song Lưu cạnh Tây Hồ. Từ nơi đây, có thể đến ngay nơi chúa Trịnh Sâm thường hay mở hội Hoa Đăng, mục đích giăng bẫy bắt cóc⬘chúa cậu⬙ Đặng Mậu Lân, em trai của ái phi Huệ, vì những hành đng tàn ác đối với phụ nữ của hắn...
Đoàn Thạch Đào đến Kẻ Chợ vào hai mươi ba tháng chạp, nhà nhà cúng ông Táo. Nhưng quán trọ thì không, hỏi bà Từ Mẫu (quản lý các quán trọ Song Lưu đều gọi là từ mẫu),bà này, tên Hiền Hoà, trả lời:
- Mẹ không cò gì phải giấu giếm Thiên-Đình...mặc ông ta muốn tâu với Ngọc Hoàng thế nào cũng được! mà này các con ơi, nếu ba đồ rau trong bếp đều là Táo quân cả thì biết ai bay lên trời? vả lại, vả lại, theo tục lệ, ba đồ rau là hai ông, một bà!, chuyện ngược đời! mẹ không thích!-
Nót rồi tủm tỉm, tinh nghịch, nhìn bọn Cúc Xuyên. Cả đoàn vui vể nhận ra bà này tuy tên Hiền Hoà, nhưng chả hiền tí nào lại còn sắc sảo, hài hước, châm biếm.
Đang vui chơi cười đùa thì nghe tiếng mõ rao:
- Huyện quan sở tại cho hàng phố hay, quan đã bắt được đôi bạch xà hiện thành người, nuốt vàng bạc châu báu của dân gian, quan đã yểm bùa để chúng nó không về được nguyên hình! Huyện quan truyền rằng đôi rắn đóng cũi để ở cổng đến huyện đường trước khi xử xét....-
Lúc ấy Cúc Xuyên mới nhớ lại trên đường vào Kẻ Chợ có nhiều niêm yết treo thưởng bắt Bạch Xà.. Niêm yết thì vẽ hai con rắn tráng, mồm đỏ, lưỡi lè, răng nhe như cười rỡn, trông thực vụng về, ngờ nghệch, khôi hài.
Đi coi, bọn Cúc Xuyên tới cổng huyện thì thấy cái cũi giam hai thiếu nữ sơn cước, mình đày bùa chú, thầy phù thủy oai phong lẫm liệt đứng canh, mấy bó đuốc bập bùng nhả khói..
Dân chúng không dám đến gần, sợ sệt, cung kính.
Xuyên liên tưởng tới truyện tầu cổ điển: Con bạch Xà ở Tây Hồ tỉnh Hàng Châu. Truyện này có trong tủ sách của gia-đình Xuyên.
Nàng tóm tắt như sau: Một con rắn trắng tu luyện biến thành thiếu phụ xinh đẹp tuyệt trần, hoa khôi nổi tiếng Hàng châu... Thiếu phụ rắn ấy lấy chồng nghèo... Lãy vợ chỉ có ít lâu sau, chàng trai thành giầu có, nỏi tiếng thương trường. Đó là nhờ vợ rắn đào hang đến các nhà giầu lấy vàng bạc đem về. Chính quyền khám nhà thì thấy một cái hang nhỏ còn mấy đòng tiền vàng đang tự nhiên lăn đến...Chàng trai bị bắt nhưng được thả, vì không phải tự anh ăn trộm. Về nhà căn vặn, vợ thú nhận mình là rắn, khóc như mưa, nhắc là nàng yêu thương chàng còn hơn người nữa. Anh ta chưa thấy vợ hiện thành rắn bao giờ, anh ta cho là người đời ghen ghét vu oan cho nên tiếp tục sống hạnh phúc bao lâu sau nữa không biết, nhưng lẽ dĩ nhiên rồi cũng có lúc bất hoà cãi cọ. Sau cùng hắn ta nhờ một thầy phù thủy cao tay bắt vợ hiện nguyên hình, thành con rắn, phù thủy lấy bát úp lên mang đi...
Cuc Xuyên nói tới đó thì tủm tỉm cười: -
Thưa từ mẫu và các chị, tác giả truyện ấy không kể lại là bao nhiêu lâu nữa, hay chỉ vài hôm sau thôi,thì chàng kia lấy vợ khác.?Cúc xuyên tôi nghi quá!-
Từ mẫu Hiền Hoà:
- Mẹ cũng đã đọc truyện đó, dân ta ham mê truyện Tàu, kể cả những truyện hoang đường vô lý. Mẹ không phản đói việc học hỏi văn hoá ngoại bang, nhưng không nên khinh rẻ, sao lãng những sàch do chính người mình viết. Truyền Kỳ mạn lục của ông Nguyễn Dữ viết cách đạy hơn hai trăm năm, hỏi nhiều người biết không?-
Đêm ấy, dân chúng Thăng Long, người thì náo nức đi Tây Hồ coi chúa Trịnh Sâm mở Hoa Đăng trên nước với ái phi Đặng thi Huệ, kẻ thì lễ chùa Báo Ân bờ hồ ThủyQuân, cho nên không ai để ý đến cấi cũi rắn này nữa.
Bọn Cúc Xuyên trở lại, đến bên cũi không thấy ai cản trở. Hai lính canh cùng thầy phù thủy say rượu, ngáy như sấm, dựa tường mê mệt. Bọn Xuyên mở cũi, mang hai thiếu nữ về quán..
Thực ra chẳng có gì thần bí, chỉ là một chuyện ghen tuông... Bà Huyện, con một vị quan to phủ Trịnh...quan sợ vợ, nổi tiếng. Bà thường nhắc: Ông đừng quên, nhờ ai mà có ⬘chức trọng quyền cao⬙?... vì thế ông nhớ lắm.
Hôm ấy; thấy hai thiếu nữ sơn cước bán lâm sản qua huyện đường, ông cho đòi vào, bờm sơm cợt nhả. Chẳng may bà huyện về, nổi cơn thịnh nộ, ông vội hớt hải sai lệ đuối hai cô đi.
Muốn cho ông bài học, bà sai thủ hạ bắt giam hai cô sơn cước. Thời gian ấy thiên hạ đồn đại hai con rắn trắng nuốt mất.rât nhiều châu báu, nữ trang, vàng bạc ở phường Đường Nhân, rôi gây thiềt hại nhiều ở các phường khác nhất là phường Đông Tác, nhưng không biết thiệt hại gì, chỉ biết họ nói vài thiếu nữ, thiếu phụ bị rắn mê hoặc!... không biết mê hoặc thế nào? Nhưng có người kể rằng có cả vài thiếu nữ, con nhà, ở phường Bích Câu, kín cổng cao tường mà bỗng nhiên mang thai của rắn. Thì thào bàn tán, sợ sệt, lo âu. Họ kết luận là rắn đực, nhưng theo những phù thủy cao tay, rắn tu luyện thành tinh có thể tùy lúc thành đực hóa cái, bất thường. Nhà nào cũng đề phòng, rắc vôi bột chung quanh, để rắn khỏi bò vào. Rắn chưa gây án mạng nhưng không thể để rắn bỉ mặt quan chức làm càn, cho nên mới có yết thị treo thưởng ai bắt được hai rắn thủ phạm ấy. Cũng có kẻ bắt được rắn lớn đem trình, nhưng mổ bụng không thấy vàng bạc, nữ trang chi hết.....
Bà huyện dàn cảnh, nào là thầy phù thủy, nào là cũi rắn, cho mõ đi rao, quan không dám phản đối. Định tâm sáng sớm, thả hai cô ra, đuổi đi, nhưng sáng sau không thấy hai cô trong cũi nữa., bà đành đuổi thầy phù thủy của bà đi, rồi bỏ hai con rắn bằng giấy vào cũi...
Thiên hạ loan đồn quan huyện, cao tay ấn biến hai con rắn ấy thành rắn giấy, đem đốt trước công đường. Dân chúng đi coi như hội.
Thế nhưng ngay tối hôm đốt rắn ấy, tiệm kim hoàn trứ danh Vạn Kim ở phường Bích Câu bị rắn về nuốt mất nhiều châu bắu nữ trang. Tiệm này nổi danh cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, làm nữ trang cho các danh gia thế tộc, kể cả các công chúa công nương phủ Trịnh, Cung Lê, mà lúc nào cũng canh phòng nghiêm ngặt, thế mà rắn cũng nuối vàng....
Bản niêm yết lại được treo các khu phố nẻo đường. Rao rằng vẫn trọng thưởng ai bắt được rắn trắng làm càn. Giải thích rằng, đã bắt được rồi, khi phù phép cho nó biến thành giấy để dốt đi, quên không cắt nó ra thành nhiều khúc trước khi châm lửa.cho nên nó lại hiện về nguyên vẹn...
Mải mê điều tra, bọn Xuyên quên thời gian, và quên cả việc giăng bẫy ⬘bắt⬙ Chúa Cậu Đặng Mậu Lân Tết ở Kinh Đô Thăng Long vô cùng náo nhiệt. Chung quanh hồ Thủy Quân (hồ Hoàn Kiếm, ngày nay), đêm nào cũng treo đèn kết hoa, các vị tổng lãnh binh, như Quận Huy, Quặn Bảo..., thay nhau tập trận thủy chiến hào hứng ngoạn mục. Bọn Xuyên cũng thích thú dự vui chơi của Kinh Đô.
Quán trọ Song Lưu đêm nay không khí trang nghiêm khác thường. Từ Mẫu Hiền Hoà điều động nhân viên canh gác cẩn mật. Phân hội sở tại Song Lưu lập toà án để xử thủ phạm Bạch Xà. Ghế chánh án là Nguyễn thị Quế Anh, thường gọi là Quế Anh Dương Châu từ Kinh Bắc về. Phụ thẩm nhất là Từ Mẫu Hiền Hòa. Phụ thẩm hai, Tuyết Anh Thạch Đào. Công tố thực bất ngờ: đó chỉ là Sen Em, người của Song Lưu, ngoài mặt chỉ là một người nhỏ nhặt không ai để ý, giúp việc vặt sai bảo trong huyện đường. Biện hộ là Phi Yên, một nữ văn sĩ của quán Song lưu. Cúc Xuyên và ba bạn đồng hành, hợp với nhân viên của quán, phụ trách trật tự an ninh vì...tội nhân không phải tay vừa!.
Mọi người an tọa. Họ ra lệnh dẫn tội nhân vào phòng án, một thanh niên cao lớn, hiên ngang chững trạc, đôi mắt linh động sáng ngời, dáng dấp văn nhân lỗi lạc tài hoa.Tội nhân mặc áo chẽn đen mà mỗi cánh tay thêu một con rắn trắng hai mắt long lanh sáng chói, miệng đỏ lòm.
Chánh Án Quế Anh Dương Châu tuyên bố:
- Toà Án Danh Dự Giang Hồ của Song Lưu Hiệp Hội, họp xử hảo hán Tôn Thiếu Vỹ về tội đã bôi nhọ giới hiệp sĩ, hạ mình phạm tội đạo chích, không xứng đáng với hàng anh hùng giang hồ và nặng hơn nữa là đã phạm luân thường đạo lý, lừa lọc, mê hoặc phụ nữ Thăng Long, đến nỗi có phụ nữ dang mang thai.
Tôn thiếu Vỹ, vòng tay, cúi đầu:
- Thiếu Vỹ tôi xin kính chào Toà Án Giang Hồ, mà tôi xin hân hạnh chấp nhận quyết định! khiếu nại rằng tôi, nam nhân, mà toà xử toàn phụ nữ. Hân hạnh được quí cô nương xét xử. Tôi xin nhận tội đạo chích, nhưng tôi không bao giờ mê hoặc phụ nữ nào....
Cả Toà giật mình thấy Thiếu Vỹ bị chói chặt tay sau lưng mà lại vòng tay chào Tòa. Nhìn ra, thì dây chói đã rớt dưới đất.Thiếu Vỹ hiểu ý, tiếp tục:
- Tôi xuất thân Võ Đạo Sön Đông, tự cởi chói có khó gì....nhưng tôi tuân lệnh toà, nếu không tôi đã phi thân lên xà nhà cao vút kia, phá ngói, chạy trốn rồi. Xin quý cô nương yên lòng xử xét.Chỉ trách Toà sao không đường hoàng minh chính gọi tôi mà lại đánh bẫy lừa tôi. Mải nghe Cúc Xuyên cô nương, tôi không đề phòng phụ thẩm Tuyết Giang cô nương phóng kim tiêu Mê Hồn. Tôi vui lòng bại trận..vì...vi..Cúc Xuyên cô nương. -
Hói hận, Cúc Xuyên mang ghế cho Thiếu Vỹ. Thiếu Vỹ vòng tay cám ơn, ngồi xuống tiếp tục:
- Thực ra tôi là người ta, sinh quán phường Đông Tác, Kẻ Chợ, tên là Đặng văn Ba, nhưng từ thủa nhỏ theo dưỡng phụ, người Tàu, sang Trung Quốc. Lãy họ dưỡng phụ, tôi nay tên là Tôn Thiếu Vỹ, đi học và đã dự thi Hội, không trúng tuyển vì lời văn ngang nghạnh...tôi bỏ đi tứ xứ, bán thuốc mãi võ độ thân..thế là đã gần hai mươi năm... tôi nói được Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu và cả tiếng người Lãng Sa...còn tiếng ta từ ngày về nước thế là đã ba bốn năm, quý nương tử nữ hiệp đừng ngạc nhiên khi nghe tôi nói sõi tiếng Kinh. Tìm mãi không thấy gia đình cho nên cólúc vui chơi, dùng áo chẽn vẽ rắn trắng này lấy mấy đồ nữ trang của một tiệm kim hoàn tên Chân Chính, tiệm này nổi tiếng gian ngoan, cân thiếu, vàng không đủ tuổi ghi hoá đơn, lừa gạt khách hàng. Lấy đồ nữ trang không khó khăn gì. Hôm ấy, buổi tối, tiệm sắp đóng cửa, tôi đưa hai cánh tay rắn vào quầy hàng, tức thì hai gia nhân hét lớn bỏ chạy, tôi liền lấy mấy thứ bỏ túi. Nhưng xin nói rõ ràng rằng, chỉ muốn cho họ bài học thôi, tôi đã bí mật cảnh cáo, hoàn lại rồi.. Văy mà tiệm này không những không công bố châu đã về hợp phố, lại còn nói rắn nuốt thêm nhiều nữa. Thiên hạ cũng hùa theo tiệm nào cũng bị rắn nuốt vàng bạc, châu báu..kể cả tiệm Vạn Kim phường Bích Câu là tiệm khai bị⬙nuốt⬙ nhiều nhất. Đêm huyện sở tại đốt rắn giấy, tôi đã quyết định bỏ trò chơi này. không ngờ tiệm Vạn Kim lại khai mất của.Tôi chưa đến Bích Câu bao giờ.-
Chánh Án Quế Anh:
- Theo công tố Sen Em, công nhân của tiệm Chân Chính biết rắn nhả trả lại, nhưng chủ nhân cấm không được nói ra. Các tiệm khác, nhân dịp này cũng tuyên bố mất đồ.. còn tiệm Vạn Kim, chủ mới là con chủ cũ, ham mê cờ bạc, sắp tuyên bố sập tiệm..Những chuyện ấy bỏ đi rồi còn Toà chỉ trách cứ Tôn hảo hán tội lừa dối hãm hại phụ nữ chúng tôi. Vì vậy Toà này chỉ toàn nhân viên nữ ..-
Phi Yên, biện hộ, từ nẫy ngồi yên, đứng lên:
- Theo bản điều tra về tội thứ hai này của chị Sen Em, anh Thiếu Vỹ cũng không phạm tội gì. Tổng cộng sáu vụ phụ nữ bi rắn mê hoặc. Chính chị công tố Sen Em đã loại bỏ bốn vụ...Đó là ba vụ mấy thiếu nữ chốn mẹ đi chơi ở sân chùa Báo Ân, mải mê nói chuyện với bạn trai, gần sáng về nhà nói là bị hai rắn trắng cản đường, vụ thứ tư thì một thiếu phụ về muộn -, tôi không nêu lên ở đây lý do về muộn,- chỉ biết là về nhà thì nói với chồng là đã bị rắn trắng bắt giữ ít lâu...Còn vụ thứ năm, ái nữ một danh gia ở Tả Vọng, tiếp bạn trong phòng, người nhà bắt gập, chàng trai mặc võ phục đen, nhẩy qua tường chốn mất, Đoàn nương nói là rắn đến...Vụ thứ sáu thì xin phép trình Toà là chính đôi rắn Thiếu Vỹ là thủ phạm! Nhưng nếu thế là thủ phạm thì chúng ta ai ai cũng sẵn sàng thủ phạm như anh.Tôi xin kể lại câu chuyện như sau:
- Anh Thiếu Vỹ về cố hương, đến sinh quán, phường Đông Tác, thì nhà cũ đã bị phá đi rồi, nay thay thế bởi một biệt thự khang trang, có quân lính canh phòng cẩn mật, dinh thự của Đô Đốc họ Trịnh. Anh Thiếu Vỹ xin yết kiến Đô Đốc không được vì anh chỉ là mt khách trú bán thuốc ê!
-Đang ngần ngừ trước cổng dinh thì kiệu bà đô đốc về, bà cho theo bà vào. Bà đang hỏi mua thuốc thì Trịnh tiểu thư, tên Thanh Tâm vào sảnh đường. Cô đứng sững nhìn anh Thiếu Vỹ mà anh cũng không kém ngạc nhiên mừng rỡ. Họ đã nhận ra nhau sau hơn hai mươi năm cách biệt. Nhận nhau qua đôi mắt của trẻ thơ xưa kia. Anh buột miệng? quên cả lễ phép trước tiểu thư quý phái:-Em Tâm!
-Còn Thanh Tâm cũng quên cả lề lối con nhà,: - anh! anh Ba! Em không quên anh!
-Bà Đô Đốc cũng ngạc nhiên, nhưng bà chău mày. Nghe anh Thiếu Vỹ kể lại xưa kia thân phụ của Thanh Tâm là đội lệ ở Vĩnh Xương, anh và bố me là hàng xóm. Thanh Tâm và anh, cùng học ông Đồ cuối phố. Nhà nghèo, bố mẹ cho anh theo một ông lang Trung Hoa. Cùng ông sang Tàu khi lên tám. Bà Đô Đốc này là mẹ kế. Bà lấy ông đô đóc sau khi ông này, chinh bắc, chinh nam, khắp nước, chiến công lừng lẫy, nay thành tổng lãng binh quan trọng, được đổi thành họ Trịnh, còn gia đình anh bỏ đi lập nghiệp ở Đàng trong, Bà Đô Đốc bỗng nhiên đổi hẳn nét sắc, quát tháo, đuổi Tâm về phòng, và gọi lính đuổi anh Thiếu Vỹ. Anh ra tới cửa sảnh đường thì Thanh Tâm chạy theo đưa anh một hộp vuông bọc lụa hồng. Tâm nói khẽ: vật xưa còn giữ, lòng này vẫn mong...Người lính xô anh ra cửa..
-Về nhà mở gói thì ra là con quay, vật lưu niệm
từ biệt Tâm, lên đường Trung Quốc. Con quay tuyệt đẹp của dưỡng phụ cho. Con quay, mỗi khi ném ra, có tiếng tiêu trong gió...khi gần hết quay, sắp ngã thì như có vài tiếng đàn...Anh cảm động, nhớ bố mẹ, nhớ chuyện xưa và hình dung em Tâm của anh khi cả hai còn nhỏ... lúc ấy anh tám tuổi, còn Tâm lên sáu...
-Anh buồn rầu nghĩ là chuyện trẻ con, chuyện chỉ có thế thôi....nhưng mấy ngày sau anh nhận được thư của Thanh Tâm nhắc lại chuyện xưa, Thanh Tâm không lấy chồng, các em thì đều thành gia thất từ lâu...Tâm vẫn chờ anh. Bà mẹ kế thấy nàng gần ⬘quá lứa⬙ sắp gả cho người cháu ở Vĩnh Thuận. Ông Đô Đốc có nhà thì chiếu con gái đàu lòng, nét dáng hệt như vợ cả, không ép buộc con đi lấy chồng, dù nhiều đám rắp ranh. Nhưng ông còn ngoài tiền tuyến, quyền xếp đặt là nơi mẹ kế... Anh cảm động cho đó là số trời, anh đã về kịp, chả thế mà chính anh cũng chưa lấy vợ, dù có nhiều dịp trong đời phiêu lưu tứ xứ..
-Thế là anh dùng áo chẽn đen vẽ rắn trắng vào dinh họ Trịnh mấy lần. Thiên hạ càng đồn đại thêm nhiều chuyện về đôi rắn trắng. Tuy nhiên, đôi tình nhân này tuy mặt nhìn mặt, tay cầm tay, cũng không bao giờ đi quá. Luôn luôn nữ tỳ có mặt trong phòng. Anh Thiếu Vỹ đang sửa soạn đi Nghệ An yết kiến ông tướng họ Trịnh để trình bầy sự thể thì bị chúng ta lừa bắt.
- cho nên theo tôi, anh Đặng van Ba - Tôn thiếu Vỹ không phạm tội gì; Xin Toà miễn cứu...-