In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1776 / 29
Cập nhật: 2015-07-10 14:37:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ôi nằm sấp trên đi văng, đầu ngóc lên như con thằn lằn. Xung quanh tôi, đám con ông chú nhìn tôi bằng ánh mắt hãi sợ.
Tờ báo có bái tuỳ bút của tôi ký tên thật nằm ngay trước mặt và chú tôi thì cầm chổi lông gà cán mây, đôi mắt ông lấp lánh sau cặp kính trắng. Ông nổi giận, cơn giận có thể khủng khiếp lắm, nhưng ông cố kìm lại bằng tiếng thở dài tuyệt vọng, ông khẽ lắc đầu:
- Long, con có nghe chú nói không?
- Dạ, con nghe chú nói.
- Bố con chết được mấy năm rồi?
- Dạ, thưa ba năm.
Giọng ông chú trở nên buồn bã:
- Bố con trước đây là một họa sĩ xuất thân từ Beaux Art ( Cao Đẳng Mỹ Thuật ) Đông Dương ra có bằng cấp đàng hoàng mà suốt đời chẳng làm nên trò trống gì. Sống nghèo rớt mùng tơi cho đến lúc chết. Bố con kỳ vọng ở con rất nhiều, gửi con cho chú, hy vọng con sẽ học hành đến nơi đến chốn, có bằng cấp làm nên ông nọ ông kia, ngờ đâu con lại xao lãng việc học hành mơ làm văn sĩ, con chọn sai đường rồi....
Giọng ông hằn học nhưng không kém phần buồn bã:
- Làm văn sĩ không phải là chuyện gì xấu xa, chú khẳng định như vậy, nhưng đời nghệ sĩ khốn khổ lắm con ơi, nhất là nghệ sĩ ở đất nước mình, mang cái nghiệp đó vào thân rồi khổ cả một đời đấy con ạ. Con không thấy bao nhiêu văn nghệ sĩ ở đất nước mình than thân trách phận đó sao: Anh thì than đói, than nghèo, than khổ, nợ nần ngập đầu, rõ ràng là họ đã viết thành văm, làm thơ.....
Tôi ngạc nhiên vì thấy chú tôi đọc ra mấy câu thơ dẫn chứng cho lối nói của ông. Hình như mấy câu thơ của Nguyễn Vỹ. Giọng chú tôi như muốn gầm lên:
- Đấy nhé, chính mấy anh làm thơ viết văn nói ra để " khuyên đời ", răn đe những kẻ lăm le đi theo con đường ấy, chú không dặt điều nói bậy. Chú khuyên vậy nhưng vẫn chưa thể ngấm vào da thịt con được đâu. Chú cần phải cho con thấm hơn, thấm đến tận đầu, xương tuỷ và nhớ đến già. Con xứng đáng nhận mười cái chổi lông gà....
Tôi kinh hoàng, nhưng biết làm sao được, đành nhắm mắt nghiến răng chịu trận tỏ ra can đảm không khóc để giữ " sĩ khí " của kẻ cầm bút. Cái chổi vun vút phết vào mông đít tôi bỏng rát, quả là thấm đến tận tâm gan, tì, phế. Khi đó tôi chỉ mơ ước cái mông đít của tôi bỗng dưng biến thành mo cau. Tôi không hét lên, nhưng nhất định không van xin để bớt đòn.
Thằng Hiền, thằng em láu cá con chú, vô công rỗi nghề ngoác miệng đếm từng roi, thỉnh thoảng nó còn đếm lộn. Con bé Hạnh giận lên đùng đùng như chính nó bị ăn roi.
Trận mưa roi đã qua, tôi đau quắn đít mà không khóc được, nhưng con bé Hạnh thì khóc nức nở đi " cứu thương " bằng cách đề nghị xát muối ớt vào những vết thương " văn nghệ " của tôi lằn lên như con lươn.
Cuối cùng ông chú nghiêm khắc của tôi cụng phải phì cười. Tôi cuống cuồng van xin con bé Hạnh đừng cứu vớt " thể xác đớn đau " của tôi cái kiểu đó.
Thằng Đức nhảy tưng tưng như mọi da đỏ, đếm:
- Mơ làm văn sĩ này....một, ái da đau. Mơ làm văn sĩ này....hai. Ối chu choa. Mơ làm văn sĩ này....ba. Trời đất ơi....
Cứ thế nó đếm tới mười, cho đến lúc cả bọn bị chú nạt lên mới chịu im
Buổi tối hôm ấy đến giờ học bài, chú tôi kiểm soát bài vở chặt chẽ của tôi và chú đã khám phá ra khá nhiều bài thơ tôi chép vào sau cuốn vở toán. Ông lắc đầu ngao ngán:
- " Thi văn đoàn Lãng Bạc " của mày không biết là cái quái gì. Mày đáng được hưởng thêm mười cái chổi lông gà nữa rồi con Hạnh sát muối ớt vào đít. Làm toán đi, mày phải làm xong mấy bài toán đại số này không thì chết đòn, suốt ngày mơ mơ mộng mộng, nút mắt ra đã làm thơ tình ái, nguy hiểm đáng báo động.
Một sự thật hết chối cãi, cái tên thật của tôi làm so giấu chú được. Phần thì đớn đau mông đít, phần thì tủi thân vì bị " đàn áp ". Tô ra vườn một mình ngồi " sầu thế sự ".
Dưới bóng lá cây chấp chới trên đầu, tôi ngước lên ước ao nhìn thấy một ngôi sao cô đơn. Đêm này thật yên tĩnh, bây giờ tôi mới khóc được. Nước mắt tôi nhoè nhoẹt, ngôi sao của tôi cũng mờ đi.....Chỉ còn một ngôi sao cô đơn làm bạn với tôi giữa đêm trường thanh vắng. Sương đêm xuống nhiều, trời hơi lành lạnh. Có lẽ giờ này chú tôi đã ngủ yên giấc, đời sống chú tôi rất mực thước và kỷ luật, chú luôn luôn theo đúng giờ giấc như chiếc đồng hồ treo tường của chú, kể cả lúc chú chơi văn nghệ giải trí. Đúng sáu giờ chiều chú ôm cây đàn Mandoline, gảy tưng tưng đúng mười lăm phút, tôi đếm được 3 bản nhạc, có khi chỉ hai bài rưỡi chú ngừng vì đã hết giờ. Sau đó đọc báo 45 phút. Bảy giờ chiều ăn cơm, nghỉ một lát. Tám giờ tối chúng tôi vào phòng học. Đến 9 giò 15 tối tất cả chúng tôi phải đi ngủ. Sáu giờ sáng tất cả phải dậy ra sân tập thể thao với ông. Bảy giờ sáng làm vệ sinh cá nhân, ăn điểm tâm rồi đi học.
Trong tủ sách của ông ngoài những sách toán, khoa học, ngoại ngữ tôi thấy thêm loại sách " học làm người ".
Chỉ riêng ngày hôm nay ông phá lệ " ban " cho tôi một trận đòn nên thân vì tôi dám mơ ước làm văn sĩ. Cái nghề văn sĩ, thi sĩ qua con mắt môt người mực thước như ông là một nghề cùn mằn, dở ông dở thằng, bất mãn đời mới lao vào. Con người đó là con người lung tung chẳng còn ra làm sao hết, tự hại mình, ăn hoang phá hoại, trác táng hư hỏng. Mất cả đàng hoàng đứng đắn. Tôi có thể lây cái tính nghệ sĩ đó sang các con ông không chừng. Tôi biết trong đầu ông nghĩ như thế. Tôi nguyện sẽ ghi điều này vào nhật ký. Như Anne Frank. Tôi lại mơ mộng mình viết nhật ký như thế nào cho lâm ly thống thiết. Nhưng nguồn cảm hứng tôi bị cắt ngang thảm hại, vì không phải chỉ có mình tôi ngồi trong khu vườn quạnh quẽ đêm hôm khuya khoắt này.
Tôi nghe tiếng động, tiếng cành cây khô gãy dưới bước chân ai. Lạy trời, không phải là chú! Không phải là chú. Con chó lông xù nhảy chồm lên liếm mặt tôi lia lịa. Con chó Lu tất nhiên có bé Hạnh. Quả nhiên cái bóng của nó ló ra ngay sau đó. giọng con bé đầy ngậm ngùi:
- Ba đánh anh Long đau lắm hả?
Tôi nổi cáu:
- Vớ vẩn, kệ tao, ông ấy mà biết lại khốn khổ cho mày thôi, vào nhà ngủ đi.
Giọng con bé Hạnh thì thào:
- Ba không biết đâu, ngủ rồi, mà anh có đau không?
Tôi bực mình vì con bé HẠnh lẩn thẩn:
- Bị đánh mà không đau sao cho được, thân xác người ta chứ có phải.......
Con Lu vẫn chồm lên liếm mặt tôi, rít lên những tiếng thật dễ thương. Bé Hạnh mau mắn:
- Em có mang thuốc ra cho anh, để em xức thuốc cho anh.
Tôi giật nẩy mình, giọng thảng thốt:
- Thuốc gì vậy?
- Muối ớt, có trộn thêm tiêu nữa.
Tôi la lên:
- Vậy thì chết tao rồi, mày có cho thêm hành tỏi dấm chua nữa không, như nước mắm cơm tấm bì.
Trong ánh sáng mờ mờ của sao đêm, tôi cũng nhận thấy mặt cô bé ngệt ra vì ngây thơ vô tội, không hiểu gì hết.
- Chưa có thêm hành tỏi dấm, me vào bếp lấy thêm.
Đang buồn tôi cũng bật phì cười, chắp tay vái cô em gái lia lịa:
- Tao van mày, tao lạy mầy trăm lạy, mày cứu thương kiểu đó bằng giết tao mất.
Con bé ngây thơ, có tiếng là " ngu dốt " nhất nhà, hỏi lại tôi:
- Sao vậy anh?
- Còn sao nữa, tao mà phải giải thích cho mày hiểu được thì tao phải hụt hơi chết mất thôi. Cho tao xin đi, tao chỉ nói đó là thuốc độc, mày mà thoa cho tao, tao chết liền, chỉ có thế thôi.
Con bé hạnh rụt cổ, le lưỡi:
- vậy mà em đâu có biết, em thấy ai bị thương đều thoa muối hết mà.
Tôi không nín cười được:
- Ừa chỉ có muối thôi, chớ không có ớt tiêu hành tỏi dấm gì ráo, thôi vào nhà đi ngủ cho tao yên.
Con bé vẫn lân la bên cạnh tôi không chịu vào nhà. Nó ôm con Lu ngồi ngay bên cạnh:
- Anh dám mơ làm văn sĩ tội nặng lắm phải không? Mà văn sĩ là " con " gì vậy anh?
Trời ơi là trời, tôi phải la lên như vậy. Là con gì ư? Nào tôi có biết alà con gì đâu mà giải thích cho nó hiểu chứ. Nó vô tình, ngây thơ dốt đã xúc phạm đến giấc mơ " cao cả " của tôi, nếu nó là con trai như thằng Hiền, thằng Đức, thằng Hoà dám ăn một cái thoi của tôi lắm. Nhưng nó lại là gái, thương anh bị đòn, như con chó Lu thương tôi vậy. Tốt hơn hết tôi không thèm nói chuyện văn nghệ với nó. Có bửa váo đầu nó cũng không thể nào hiểu nổi sự cao đẹp của nghề văn sĩ. dù bị đòn đau tôi vẫn sùng bái như thường. Chợt nhớ ra, tôi móc túi lấy cho nó một cái kẹo bạc hà. cái kẹo bạc hà the the ngọt ngọt mà con bé rất khoái. Con bé nhìn sát vào cái kẹo, hít hít ngửi ngửi rồi nhẩy cẫng lên:
- Ừa, đúng rồi, mà sao anh có tiền mua cho Hạnh vậy?
Tôi xuỵt khẽ, ra cái điều quan trọng:
- Bí mật, nói riêng với Hạnh thôi, tiền anh làm văn sĩ đó, người ta trả công cho anh.
Con bé Hạnh mút kẹo một cách ngon lành:
- Thế hả, văn sĩ không phải con gì hả, văn sĩ là người, có đúng không?
Mãi bây giờ con bé mới phát ngôn một câu dễ nghe.
- Đúng rồi, ăn hết đi rồi vào nhà, cấm không được nói với ai tao làm văn sĩ nghe chưa!
Con bé vừa mút kẹo vừa gật đầu lia lịa:
- Anh nên làm văn sĩ, mai lại làm nữa nhé. Hạnh không mách ai đâu, mà anh phải mua kẹo cho Hạnh à, cả một cái bánh bông lan nữa. Hạnh sẽ cho con chó Lu một miếng.
Từ hôm đó, cả nhà chỉ có con bé Hạnh đồng ý với tôi nên làm văn sĩ, đi đâu nó cũng hỏi tôi đã làm " văn sĩ " thêm chưa.
Tôi mệt với con nhóc, nhưng cũng thấy vui vui. Ít ra trong nhà chú, tôi cũng có một đồng minh, một đồng minh tuy không hiểu gì nhưng coi tôi như thần, vì có kèm theo những viên kẹo bạc hà, đôi khi có một chiếc bánh bông lan.
Tôi nói với nó:
- Hôm nay toa làm văn sĩ thêm " một xăng ti mét "
- Bao giờ anh làm văn sĩ dài đến một " cây số " thì nhiều kẹp và bánh lắm hả?
Tôi thở phào chán chường như một triết gia:
- Biết sao được, làm văn sĩ mà dài đến một cây số thì cũng mệt lắm.
Tôi đọc liền một câu của cụ Nguyễn Bá Học:
- " Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ".
Con bé Hạnh ngẩn tò te, chẳng hiểu tôi nói gì nữa mà lảm nhảm như vậy, nó đưa kẹo cho chó Lu liếm, thế là hai đưa ăn chung kẹo, thành thói quen, đến độ con bé ăn chung cơm với cả chó khi cả nhà phát hiện ra thì chuyện đã xảy ra quá lâu!
Sau này tôi còn học được một vài câu thơ chữ Hán cũng xổ thơ loạn lên với con bé, nó chẳng hiểu gì, càng tốt.
Cái mặt tôi cứ vác lên kênh kênh, có lẽ coi đáng ghét lắm.
Tôi mơ ước mua được một cặp kính trắng đeo, làm nhà văn cho thêm phần trí thức. Còn nhiều thứ lỉnh kỉnh khác nữa làm hành trang cho môt văn sĩ, theo quan điểm của tôi thuở đó, một thuở non nớt mang không biết bao nhiêu sai lầm.
Đến bây giờ tôi vẫn còn hình dung thấy khu vườn nhà chú tôi đêm nào. Những suy nghĩ ước vọng thuở đầu đời. Ngôi nhà và khu vường đó cũng mất rồi. Bé Hạnh cũng không còn nữa, cô em gái tôi đã bỏ xác trên biển cả trong lần vượt biên bỏ quê hương mà đi. Lòng tôi đau quặn thắt, tôi muốn nói với linh hồn em rằng, tôi vẫn muốn làm văn sĩ như ước vọng thuở đầu đời. Tôi đã bước một bước dài, không phải chỉ bước nhích từng xăng ti mét. Một bước dài lịch sử một thế kỷ. nhưng tôi đã làm được gì? Chưa, chưa gì cả, mà sức lực đang mòn kiệt theo thời gian. Chưa gì cả phải không hay mới lá bắt đầu? Vậy thì giao thừa năm 2000 tôi sẽ leo lên căn gác bút cầu xin cho tôi sống lâi trăm tuổi, tôi làm trọn nghiệp mà tôi hằng mơ ước. Tôi đã mất một khoảng thời gian khá dài, tôi xin bù đắp dù bằng sức tàn. Hỡi linh hồn người thân, bạn bè bằng hữu hãy phù hộ cho tôi, những người cùng thế hệ với tôi đã nằm xuống. Hồi đầu năm 1999 tôi nghe tin qua làn sóng điện Lê Đình Điểu ở nơi xa xôi ngoài quê hương đã nằm xuống. Chúng ta hãy tạm gác bên ngoài mọi chính kiến để làm việc mình từng mơ ước. Thực hiện những điều " thuở mơ làm văn sĩ ".
Thuở Mơ Làm Văn Sĩ Thuở Mơ Làm Văn Sĩ - Nguyễn Thụy Long Thuở Mơ Làm Văn Sĩ