A good book on your shelf is a friend that turns its back on you and remains a friend.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Tracy Chevalier
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Girl With A Pearl Earring
Dịch giả: Đặng Tuyết Anh
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Little rain
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2224 / 71
Cập nhật: 2015-12-31 12:49:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1: 1664
ẹ chẳng hề nói với tôi là họ sẽ đến. Về sau bà bảo bà không muốn tôi có vẻ lo lắng. Tôi ngạc nhiên vì tưởng bà hiểu rõ tôi. Những người lạ hay nghĩ rằng tôi là người bình tĩnh. Tôi không hề khóc lóc như trẻ con. Chỉ có mẹ mới nhận thấy hàm tôi hơi nghiến lại, đôi mắt vốn dĩ đã to còn mở to hơn.
Tôi đang thái rau trong bếp thì nghe thấy những tiếng nói ngoài cửa trước - một giọng đàn bà sáng lóa như đồng thau và một giọng đàn ông trầm, tối như loại gỗ cái bàn tôi đang thái rau. Tôi vẫn tiếp tục công việc. Đó là những kiểu giọng nói hiếm khi gặp ở nhà chúng tôi. Tôi có thể nghe thấy những tấm thảm đắt tiền trong giọng nói của họ, những cuốn sách, ngọc trai và lông thú.
Tôi thấy mừng là trước đó đã ra sức kỳ cọ bậc thềm nhà.
Giọng mẹtôi - một cái chảo, một cái lọ - vọng đến từ phòng trước nhà. Họ đang đi xuống bếp. Tôi gạt chỗ tỏi tây đang thái vào một chỗ, sau đó đặt con dao lên mặt bàn, chùi tay vào tạp dề và mím môi cho làn môi mềm lại.
Mẹ tôi xuất hiệnở cửa với đôi mắt nhắc nhở. Phía saubà, người đàn bà phải cúi đầu xuống vì cô ta rất cao, cao hơn cả người đàn ông đi đằng sau.
Mọi người trong gia đình tôi, thậm chí cả bố và em trai tôi, đều là những người có vóc dáng nhỏ bé.
Người đàn bà trông như thể bị gió quật tơi tả, mặc dù đó là một ngày yên ả. Chiếc mũcủa cô ta lệch đi khiến những lọn tóc vàng nhỏ xấu rơi ra, buônglòa xòa trước trán như những con ong mấy lần liền cô ta bực bội xua đi. Cổ áo cô ta không phẳng lắm và không được hồ cứng đủ độ. Cô ta đẩy cái áo choàng không tay màu xám qua sau vài và khi đó tôi nhận thấy, bên dưới cái váy xanh đậm một đứa trẻ đang lớn dần. Chắc cô ta sẽ sinh vào cuối năm, hoặc trước đó.
Khuôn mặt người đàn bà giống như một chiếc đĩa hình bầu dục, thỉnh thoảng sáng bừng lên, lúc khác lại u ám. Đôi mắt cô ta như hai chiếc cúc áo màu nâu nhạt, một màu hiếm khi tôi thấy đi đôi với tóc vàng. Cô ta gắng tỏ vẻ chăm chú quan sát tôi nhưngrồi không thể tập trung được, đôi mắt cứ đảo quanh căn phòng.
- Vậy đây là con bé đó?- cô ta đột ngột hỏi.
- Đây là Griet, con gái tôi,- mẹ tôitrả lời. Tôi kính cẩn cúi chào người đàn ông và người đàn bà.
- Xem nào. Con bé không được lớn lắm. Liệu nó có đủ sức khỏe không đấy?
Người đàn bà quay lại nhìn người đàn ông khiến nếp gấp chiếc áo choàng vướng vào đuôi con dao tôi dùng lúc trước, làm nó rơi xuống khỏi bàn, quay trên sàn nhà.
Người đàn bà hét lên.
- Catharina, - người đàn ông điềm tĩnh nói. Ông ta lúng túng gọi tên cô ta cứ như thể đang ngậm hột thị trong miệng. Người đàn bà im tiếng, gắng trấn tĩnh lại.
Tôi bước tới, nhặt con dao lên, chùi qua vào tạp dề trước khi đặt lại nó lên mặt bàn. Con dao chạm vào chỗ rau. Tôi đặt lại một miếng cà rốt vào vị trí của nó.
Người đàn ông quan sát tôi, mắt ông xám như biển cả. Ông có khuôn mặt dài, xương xẩu. Nét mặt thể hiện sự điềm tĩnh, ngược lại với nét mặt bà vợ, bập bùng cứ như ngọn nến. Ông không để râu và tôi thấy mừng, vì như vậy nó mang lại cho ông một vẻ ngoài sáng sủa. Ông khoác một cái áo choàng,áo sơ mi trắng, cổ còn phẳng phiu. Chiếc mũ của ông ép vào mái tóc màu đỏ của gạch thấm đẫm nướcmưa.
- Cô đang làm gì ở đây vậy, Griet? - ông ta hỏi.
Câu hỏi khiến tôi ngạc nhiên nhưng tôi đã đủ biết để giấu sự ngạc nhiên của mình.
- Thưa ngài, thái rau ạ. Thái rau để nấu súp.
Tôi luôn đặt nhữngmiếng rau thành vòng tròn, mỗi loại một chỗ giốngnhư những phần của chiếc bánh nướng. Có năm phần: bắp cải tím, hành, tỏi tây, cà rốt và su hào. Tôi dùng lưỡi dao để khuôn từng phần lại rồi đặt một khoanh tròn cà rốt ở chính giữa.
Người đàn ông gõ ngón tay lên mặt bàn:
- Có phải chúng được sắp xếp theo đúng thứ tự để cho vào súp? - ông vừa nhìn chăm chú vòng tròn rau vừa hỏi.
- Thưa ngài, không ạ,- tôi ngập ngừng. Tôi không thể nói vì sao tôi lại xếp rau theo cách đó. Tôi chỉ đơn giản đặt chúng theo cách tôi cảm thấy hiển nhiên phải như vậy, nhưngtôi quá sợ hãi, chẳng nói được như thế với người đàn ông.
- Tôi thấy cô để tách riêng những thứ màu trắng ra, - ông ta vừa nói vừa chỉ tay vào chỗ su hào và hành. - Rồisauđó là màu vàng cam và tía, các màu không để lẫn với nhau. Tại sao lại thế? - Ông ta nhặt lên một miếng bắp cải và một mẩu cà rốt rồi lắc chúng trong tay như những viên súc sắc.
Tôi nhìn mẹ đang khẽ gật đầu.
- Các màu chọi nhau khi chúng xếp cạnh nhau, thưa ngài.
Ông ta nhướng mày, như thể khônghề chờ đợi một câu trả lời như vậy.
- Vậy cô có mất nhiều thời gian sắp xếp rau trước khi nấu?
- Không, không hề, thưa ngài, - tôi trả lời, cảm thấy lúng túng. Tôi không muốn ông ta nghĩ tôi lười nhác.
Tôi thoáng liếc thấy một bóng người, cô em gái Agnes đang ngó quanh cột cửa và lắc đầu trước câu trảlời của tôi. Không mấy khi tôi nói dối. Tôi nhìn xuống.
Người đàn ông hơi quay đầu lại và Agnes biến mất. Ông ta buông những mẩu cà rốt và bắp cải xuống chỗ của chúng. Miếng bắp cải rơi hơi chạm vào đám hành. Tôi muốn vươn người ra và đặt lại chúng vào chỗ cũ. Tôi không làm như vậy nhưng ông ta biết rằng tôi muốn. Ông ta đang thử tôi.
- Vớ vẩn thế đủ rồi, - người đàn bà thốt lên. Mặc dầu cô ta bực bội vì người đàn ông chú ý đến tôi nhưng cô ta lại cau mặt với tôi. - Vậy ngày mai nhé? - cô ta nhìn người đàn ông trước khi lướt ra khỏi phòng. Mẹ tôi bước theo sau. Người đàn ông nhìn một lần nữa vào những thứ sẽ là món súp, sau đó gật đầu với tôi và đi theo người đàn bà.
Khi mẹ quay lại, tôi đang ngồi bên cạnhvòng tròn rau. Tôi chờ mẹ nói. Bà so vai như thể để chống lại cái lạnh buốt giá mùa đông dù rằng đang là mùa hè và căn phòng bếp tỏa hơi nóng.
- Từ ngày mai con sẽ là người hầu gái của họ. Nếu làm tốt, con sẽ được trả tám stuiver 1 một ngày. Con sẽ sống ở chỗ họ.
Tôi mím môi lại.
- Con đừng nhìn mẹ như thế, Griet,- mẹ tôi noid.- Chúng ta buộc phải làm như vây, khi mà giờ đây cha các con đã mất việc.
- Họ sống ở đâu ạ?
- Ở Oude Langendijck, chỗ cắt với Molenpoort.
- ỞKhu người Gia tô? Họ theo đạo Thiên chúa?
- Ngày Chủ nhật thì con có thể về nhà. Họ đã đồng ý vậy.
Mẹ tôi khum lòng bàn tay xung quanh những miếng xu hào, bốc chúng lên cùng vài miếng bắp cải và hành rồi thả vào nồi nước đang chờ trên bếp. Những phần bánh tôi đã kỳ công cắt tỉa đến thế bị hỏng hết.
o O o
Tôi trèo lên cầu thang để gặp cha.Ông đang ngồi ngay trước căn phòng áp mái, bên cạnh cửa sổ, nơi ánh sáng chạm vào khuôn mặt. Giờ đây, chỗ này là nơi ông gần với cảm giác nhìn thấy hơn cả.
Cha trước kia là thợ vẽ gạch, nhữngngón tay ông vẫn còn dính vệt xanh do vẽ những thần ái tình, cô hầu, anh lính, con tàu, trẻ con, cá, hoa hay các con vật lên những viên gạch trắng, rồi tráng men, nung và bán. Một hôm, lò nung nổ, lấy đi của ông đôi mắt và cả việc làm. Ông là người may mắn, hai người đàn ông khác đã chết.
Tôi ngồi xuống bên ông và cầm đôi bàn tay ông.
- Cha nghe thấy rồi. Cha đã nghe thấy hết mọi chuyện rồi, - ông nói trước khi tôi kịp bắt đầu. Đôi tai ông đã thu nhận sức mạnh từ đôi mắt bị mất.
Tôi không thể nghĩ ra điều gì để nói mà nghe không có vẻ trách móc.
- Cha xin lỗi, Griet. Giá như cha có thể lo cho con tốt hơn. Nhưng ông ta là một quý ông tốt và công bằng. Ông ta sẽ đối xử tử tế với con.
Nơi trước kia là đôi mắt, chỗ bác sĩ đã khâu kín da lại, toát lên vẻ đau buồn.
Ông không nói gì về người đàn bà.
- Cha ơi, làm sao mà cha có thể tin chắc như vậy được? Cha có biết ông ta không?
- Con không biết ông ta là ai à?
- Không ạ.
- Con có nhớ bức tranh chúng ta nhìn thấy ở Tòa thị chính vài năm trước, bức mà ngài Ruijven treo sau khi mua nhà ấy? Đó là cảnh thành phố Delft nhìn từ cổng thành Rotterdam và Schiedam. Với bầu trời chiếm một khoảng rất lớn trong bức tranh và ánh nắng chiếu trên mấy ngôi nhà.
- Và trong nước sơn có cát để những chỗ xây bằng gạch và những mái nhà trông xù xì, còn có những cái bóng dài đổ trên mặt nước và những người bé tí trên bãi biển gần chúng ta,- tôi nói thêm.
- Chính bức đó đấy.
Hốc mắt của cha rộng ra, như thể đôi mắt vẫn còn đó và ông đang ngắm bức tranh một lần nữa.
Tôi nhớ bức tranh đó rất rõ, nhớ cả chuyện tôi nghĩ tôi đã đứng chính ở chỗ đó rất nhiều lần mà chưa bao giờ thấy Delft theo cách người họa sĩ đã nhìn thấy.
- Thế người đàn ông đó là ngài Ruijven à?
- Người bảo trợ á? - Cha tôi cười lặng lẽ, - Không, không, con gái bé bỏng, không phải ông ta đâu. Đó là ông họa sĩ. Vermeer. Đó là Johannes Vermeer và vợ ông ta. Con sẽ dọn dẹp xưởng vẽ của ông ta.
Kèm theo vài thứ ít ỏi tôi mang theo người, mẹ tôi để thêm vào một cái mũ vải, một chiếc cổ áo và một chiếc tạp dề để hàng ngày tôi có thể giặt cái này rồi dùng cái kia và sẽ trông luôn sạch sẽ. Bà còn đưa tôi chiếc lược chải đầu hình vỏsò bằng đồi mồi, đó là món trang sức bà tôi để lại và quá đẹp đối với một cô hầu gái, một cuốn sách kinh để tôi có thể đọc khi cần phải trốn tránh khỏi đạo Thiên chúa xung quanh mình.
Trong lúc chúng tôi thu xếp đồ đạc, bà giải thích tạo sao tôi lại đi làm cho nhà ông bà Vermeer.
- Con có biết ông chủ mới của con là người đứng đầu giáo phường St Luke và có mặt khi cha con gặp tai nạn hồi năm ngoái không?
Tôi gật đầu, vẫn còn cảm thấy sốc khi biết mình sẽ làm việc cho một họa sĩ như vậy.
- Giáo phường tự chăm lo cho họ, trong chừng mực tốt nhấtmà họ có thể. Con có nhớ chiếc hộp mà cha con luôn bỏtiền vào hàng tuần suốt trong nhiều năm trời không? Chiếc hộp đó dành cho những thợ cả gặp hoạn nạn, như chúng ta bây giờ. Nhưng nó chỉ đủ cho một số việc, conthấy đấy, đặc biệt là bây giờ, khi Frans còn đang học việc và chưa kiếm được đồng nào. Chúng ta không có lựa chọn nào cả. Chúng ta sẽ không nhận tiền cứu tế, không nhận chừng nào còn có thể gắng đượcmà không cần đến nó. Rồi sau đó cha con nghe tin rằng ông chủ mới của con đang cần người giúp việc, ai đó có thể lau chùi dọn dẹp xưởng vẽmà không di chuyển bất cứ thứ gì, và ông ấy đưa tên con, nghĩ rằng với tư cách là người đứng đầu và biết rõ hoàn cảnh của chúng ta, chắc ông Vermeer sẽ cố gắng giúp đỡ.
Tôi suy xét những lời bà nói.
- Làm sao dọn dẹp một căn phòng mà không di chuyển bất cứ thứ gì hả mẹ?
- Tất nhiên là phải di chuyển chứ con, nhưng con phải tìm cách để chúng vào chỗ cũ sao cho trông y như thể không có gì bị xáo trộn. Như con giúp cha con bây giờ ấy, khi ông ấy không thể nhìn thấy gì.
Sau khi cha tôi bị tai nạn, chúng tôi đã học được cáchđặt đồ vật vào những vị trí mà ông luôn biết để tìm. Nhưng làm việc đó cho người đàn ông mù là một chuyện. Làm việc đó cho người đàn ông có đôi mắt của một họa sĩ lại là một chuyện khác. Agnes không nói gì với tôi sau chuyến đến thăm của họ. Tối đó, khi tôi lên giường nằm cạnh em, em im lặng dù rằng không quay lưng lại tôi. Em nằm đó và nhìn trân trân lên trần nhà. Khi tôi thổi nến, căn phòng trở nên tối đến mức tôi chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Tôi quay sang phía em gái.
- Em biết là chị không muốn đi. Nhưng chị phải đi.
Im lặng.
- Chúng ta cần tiền. Bây giờ thì cha không thể làm việc, chúng ta chằng còn gì nữa.
- Tám stuiver một ngày chẳng nhiều nhặn gì cho cam, - giọng Agnes khàn khàn, cứ như thể có những sợi tơ nhện chăng ở cổ họng.
- Nó giúp cho gia đình mình có bánh mì. Và một chút pho mát. Ngần ấy không phải là quá ít.
- Em sẽ còn lại mỗi một mình. Đầu tiên là anh Frans, sau đó là chị.
Trong nhà, Agnes là người buồn nhất khi Frans ra đi vào năm ngoái. Hai anh em luôn cãi nhau như chó với mèo nhưng nó đãxị mặt mấy ngày liền khi Frans đi. Ở tuổi lên mười, nó là đứa em út trongba anh chị em và chưa bao giờ phải chịu cảnh không có Frans và tôi ở nhà.
- Mẹvà cha vẫn ở đây. Và chị sẽ về thăm vào các ngày Chủnhật. Mà ngoài ra, chuyện Frans đi thì đâucó phải là điều bất ngờ.
Từ hàng năm trước đó chúng tôi đã biết rằngFrans sẽ bắt đầu thời kỳ học việc khi sang tuổi mười ba. Cha ôi dã phải gắng dành dụm để trả tiền học việc và nói không ngừng về việc Frans sẽ học được khía cạnh mới của công việc, sau đó quaytrở về và họ sẽ cùng nhau mở một xưởng gạch.
Giờ đây, cha tôi ngồi bên cửa sổ và chẳng bao giờ còn nói về tương lai.
Sau khi xảy ra tai nạn, Frans về nhà hai ngày. Kể từ đó đến giờ cậu vẫn chưa về thăm gia đình. Lần gần đây nhất gặp cậu, tôi phải đi qua thành phố đến tận xưởng, nơiFrans đang học việc. Trông cậu rã rượi và có những vết bỏng dọc suốt cánh tay do phải kéo gạch từ lò nung ra. Cậu nói với tôi phải làm việc từ tinh mơ cho tới tận khuya và nhiều khi mệt đến mức không thiết ăn nữa.
- Cha chẳng bao giờ nói với em là công việc sẽ nặng nhọc đến mức này. Ông luôn nói học việc đã giúp ông nên người,- Frans phẫn nộ cằn nhằn.
- Có thể là như vậy,- tôi trả lời. - Việc đó đã làm nên cha như bây giờ.
Sáng sớm ngày hôm sau, khi tôi chuẩn bị rađi, cha tôi lê bước ra bậc thềm ngoài, tay lần theo bức tường
dò tìm đường. Tôi ôm cha và em Agnes.
- Rồi đến Chủ nhật ngay ấy mà, - mẹ bảo.
Cha đưa cho tôi một cái gì đó gói trong chiếc khăn, - Đểcon nhớ về nhà, nhớ cha mẹ và em, - ông nói.
Đó là viên gạch yêu thích của tôi do ông làm. Phần lớn những viên gạch do ông làm mà chúng tôi có ở nhà đều là những viên bị lỗi, cắt hoặcgọt không thẳng, hoặc tranh trên đó bị nhòe đi do lò nung quá nóng. Nhưng viên gạch này thì ông đã giữ riêng cho chúng tôi. Đó là một bức tranh đơn giản với hai dáng hình nhỏ, một cậu bé và một cô bé lớn tuổi hơn. Chúng không đùa nghịch như những đứa trẻ thường làm trên những viên gạch. Chúng chỉ đơn giản là đi dạo cùng nhau và trông giống Frans và tôi lúc chúng tôi cùng đi dạo- rõ ràng cha đã nghĩ đến chúng tôi khi ông vẽ bức tranh này. Cậubé đi trước cô bé mấy bước nhưng quay lại nói với cô bé điều gì đó. Khuôn mặt cậu trông tinh nghịch, đám tóc rối bù. Cô bé đội chiếc mũ giống như cách tôi đội, không giống kiểu phần lớn những cô gái khác, với những đầu dây được buộc dưới cằm hay sau gáy. Tôi thích kiểu mũ trắngcó diềm rộng bao quanh khuôn mặt, che hết tóc, buông xuống ở hai bên má và nếu nhìn nghiêng thì nét mặt tôi hoàn toàn bị che đi. Tôi giữ chiếc mũ được hồ cứng bằng cách đun nó vớivỏ khoai tây.
Tôi rời khỏi nhà mình, đem theo nhữngđồ vật được buộc trong một chiếc tạp dề. Vẫn còn sớm những người hàng xóm của chúng tôi đang hắt những xô nước lên bậc thềm và đoạn đường trước cửa nhà họ rồi cọ rửa. Agnes giờ đây sẽ phải làm việc đó cũng như nhiều công việc khác thay tôi. Em sẽ có ít thời giờ hơn để chạy chơi ngoài phố hay dọc theo con kênh. Cuộc sống của em cũng sẽ thay đổi.
Mọi người gật đầu với tôi và tò mò dõi theo tôi đi qua. Chẳng ai hỏi tôi đi đâu hay nói ra lời chào thân ái. Họ không cần phải hỏi - họ biết điều gì sẽ xảy đến với một gia đình khi người đàn ông mất đi công ăn việc làm. Đó sẽ là điều để bàn tán sau đó - Griet trẻ tuổi trở thành người hầu gái, cha cô ta đã khiến gia đình lụn bại. Tuy vậy, họ sẽ không hả hê. Chuyện tương tự cũng có thể dễ dàng xảy đến với họ.
Tôi đã đi dọc con phố đó cả cuộc đời mình, nhưng chưa bao giờ ý thức rõ đến thế rằng mình đang quay lưng lại phía gia đình. Dù vậy, khi tôi đến được cuốiconphố và không còn nhìn thấy nhà mình nữa, bước chân tôi trở nên vững vàng hơn một chút và tôi nhìn xung quanh. Buổi sáng vẫn còn lạnh, bầu trời một màu trắng đục sà xuống rất thấp trùm lên Delft như một tấm chăn và mặt trời mùa hè vẫn chưa đủ caođể thiêu trụi nó. Con kênh tôi đang đi dọc theo bờ là một tấm gươngánh sáng trắng nhuốm màu xanh lá cây. Khi mặt trời rực rỡ hơn, con kênh sẽ sầm lại thành màu của rêu.
Frans cùng tôi và em Agnes thường ngồi bên bờ conkênh này và các thứ xuống đó - sỏi, cọng cây, có lần là một viên gạch vỡ - và tưởng tượng chúng có thể chạm phải cái gì dưới đáy, không phải cá, mà là những con vật trong trí tưởng tượng của chúng tôi, có nhiều mắt,vảy, tay và vây. Frans bịa ranhữngcon quái vật thú vị nhất. Agnes thì sợ hãi hơn cả. Tôi luôn dừng trò chơi lại, mặc dầu rất sẵn lòng chiêm ngưỡng các con vật vì chúng có khả năng tưởng tượng ra những thứ chẳng hề tồn tại.
Trên dòng kênh, lác đác vài con thuyền đang đi về phía Quảng trường Chợ. Tuy vậy, hôm đó không phải là ngày chợ phiên, khi con kênh đầy thuyền bè tới mức không thể nhìn thấy mặt nước. Một con thuyền đang chở cá sông cho các quầy hàng ở Jeronymous Bridge. Một con thuyền khác chở đầy gạch, khẳm trong nước. Người đàn ông chèo thuyền hét lên chào tôi. Tôi chỉ gật đáp lại, cúi đầu xuống saocho diềm mũ che đi khuôn mặt.
Tôi vượt qua cây cầu bắc ngangdòng kênh và đi vào khu mở của Quảng trường chợ mới lúc đó đã tíu tít người qua lại với công việc của mình - mua thịt ở Khu Hàng thịt, hay bánh mì chỗ hàng bánh, mang củi đi cân ở Khu Nhà cân. Trẻ con chạy việc vặt cho bố mẹ, đám học việc cho ông chủ, người hầu gái cho các gia đình. Ngựa và xe kêu lọc cọc khi đi qua các viên đá. Phía bên phải tôi là tòa thị chính, với mặt tiền mạ vàng và những tấm đá hoa cương trắng từ những phiến đá đỉnh vòm phía trên các của sổ đangnhìn xuống. Bên trái tôi là Nhà thờ Mới, nơi mười sáu năm trước tôi đã được làm lễ rửa tội. Cái tháp cao và nhỏ của nó khiến tôi nghĩ đến chiếc lồng chim bằng đá. Một lần cha đã đưa chúng tôi lên đó. Tôi sẽ không bo giờ quên được phong cảnh Delft trải dài bên dưới chúng tôi, từng ngôi nhà gạch nhỏ hẹp với mái dốc màu đỏ cùng con kênh màu xanh và cổngthành đã in hằn vào trí nhớ tôi mãi mãi, nhỏ bé nhưng rất rõ ràng. Khi đó tôi đã hỏi cha liệu có phải thành phốnào của Hà Lan trông cũng giống như thế chăng nhưng ông khongbiết.Ông chưa từng đi đến một thành phố nào khác, ngay cả Hague, chỉ cách chỗ chúng tôi có hai giờ đi bộ.
Tôi đi đến trung tâm quảng trường. Ở đây người ta đặt nhữngviên đá tạo thành một ngôi sao tám cánh bên trong một vòng tròn. Mỗi cánh hướng ra một khu của Delft. Tôi nghĩ về nơi này như khu vực trung tâm nhất của cả thành phố và cũng là tâm điểm cuộc sống của tôi. Tôi, Frans, Agnes đã chơi trên ngôi sao đó kể từ khi chúng tôi đủ lớn để có thể tự chạy ra chợ. Trong trò chơi yêu thích của chúng tôi, một trong ba chị em chọn một cánh còn một người khác gọi tên một vật- con cò, nhà thờ, xe cút kít, bông hoa - và chúng tôi chạy về hướng dó tìm kiếm vật được gọi tên. Chúng tôi đã khám phá phần lớn Delft theo cách này.
Tuy nhiên, có một hướngchúng tôi không bao giờ đi. Tôi chưa bao giờ đi về phía Khu người Gia tô, nơi những người theo đạo Thiên chúa sinh sống. Ngôi nhà nơi tôi sẽ làm việc chỉ cách nhà tôi có mười phút, khoảng thời gian để đun sôi một ấm nước, nhưng tôi chưa bao giờ đi ngang qua chỗ đó.
Tôi chẳng biết người theo đạo Thiên chúa giáo nào. Ở Delft không có nhiều người theo đạo Thiên chúa và ở phố chúng tôi hay ở những cửa hàng của chúng tôi thường ghé cũng không có ai cả. Không phải chúng tôi tránh họ mà là họ khép kín với nhau. Ở Delft, người ta chấp nhận họ, nhưng họ không được phép công khai phô trương đức tin của mình. Họ tổ chức các buổi lễ một cách kín đáo, ở những nơi giản dị, nhìn bên ngoài không giống như nhà thờ.
Cha tôi đã làm việc với những người theo đạo thiên chúa và bảo tôi rằng họchẳng khác gì chúng tôi cả. Nếu có chẳng thì chỉ là họ ít trang nghiêm hơn. Họ thích ăn uống, hát hò và chơi bài. Ông nói điều này gần như thể ông ghen tỵ với họ.
Giờ đây, tôi đang bước theo một cánh sao, đi qua quảng trường chậm hơn bất cứ ai vì lưỡng lự không muốn rời bỏ vẻ quen thuộc của nó. Tôi vượt qua cây cầu bắc ngang con kênh và rẽ trái vào phố Oude Langendijick. Bên trái tôi, dòng kênh chạy song song với con phố, tách nó khỏi Quảng trường Chợ.
Ở chỗ cắt với phố Molenpoort, bốn đứa con gái nhỏ đang ngồi trên cái ghế băng bên cạnh cánh cổng mở của một ngôi nhà. Bọn chúng ngồi theo trật tự lớn bé, từ đứa lớn nhất, trông vào khoảng độ tuổi Agnes, cho đến đứa bé nhất, chắc khoảng bốn tuổi. Một đứa ngồi giữa ôm đứa trẻ trong lòng, đứa trẻ khá to, có lẽ đã biết bò và chẳng mấy chốc sẽ tập đi.
Năm đứa trẻ, tôi thầm nghĩ, và sắp có thêm một đứa nữa.
Đứa lớn nhất đang thổi bong bóng qua một chiếc vỏ sò được đính chặt vào đầu một cái que rỗng, rất giống cái mà cha đã làm cho chúng tôi. Những đứa khác nhảy lên và chộp những quả bong bóng khi chúng xuất hiện. Đứa bé đang ôm em không thể di chuyển được nên chẳng chộp được gì mấy mặc dù rằng nó ngồi ngay cạnh đứa đang thổi. Đứa bé nhất ở cuối ghế ngồi xanhất và nhỏ nhất nên chẳng có cơ hội nào. Đứa nhỏ thứ hai là đứa nhanh nhất, lao theo những quả bóng rồi đập tay vào chúng. Nó có mái tóc rực rỡ nhất trong cả bọn, màu đỏ giốngnhư màu của bức tường thô đằng sau nó.Đứa bé nhất bà đứa ôm em trong lòng đều có mái tóc xoăn vàng giống mẹ, trong khi đứa lớn nhất có mái tóc màu đỏ sẫm giống cha.
Tôi dõi nhìn cô bé có mái tóc rực rỡ đang đuổi theo những quả bóng, chộp lấy chúng trước khi chúng vỡ tan trên những viên gạch ẩm ướt màu xám và trắng xếp chéo thành hàg trước nhà. Sẽ là một đứa gây phiến toái đây, tôi thầm nghĩ.
- Tốt nhất là em nên chộp chúng trước khi chúng chạm nền đất, - tôi nói. - Nếu không thì lại phải cọ những viên gạch kia một lần nữa đấy.
Cô bé lớn nhất hạ thấp ống thổi xuống. Bốn cặp mắt nhìn chăm chăm vào tôi với cùng một cách nhìn khiến người ta không còn nghi ngờ gì nữa rằng đó là bốn chị em. Tôi có thể nhìn thấy những nét khác nhau của cha mẹ chúng nơi bốn chị em - đôi mắt màu xám ở đứa này, đôi mắt nâu ởđứa kia, khuôn mặt xương xẩu, những nét cử động nôn nóng.
- Chị có phải là người hầu mới?- cô bé lớn nhất hỏi.
- Bố mẹ bảo chúng em ngồi chờ chị,- cô bé tóc đỏ ngắt lời trước khi tôi kịp đáp.
- Corlenia, đi vào tìm Tanneke đi,- đứa lớn nhất bảo cô bé tóc đỏ.
- Em đi đi, Aleydis, - Corlenia đến lượt mình lạira lệnh cho đứa bé nhất đang nhìn tôi bằng đôi mắt mở to không chớp.
- Chị sẽ đi.- Đứa lớn nhất chắc quyết định rằng việc tôi đến, suy cho cùng, là việc quan trọng,
- Không, em sẽ đi. Corlenia nhảy lên và chạy trước cô chị, để lại tôi một mình với hai đứa trẻ ít hiếu động hơn.
Tôi nhìn đứa bé đang ưỡn người trong lòng cô bé.
- Em bé là em trai hay em gái đấy?
- Em trai ạ,- cô bé trả lời bằng một giọng nhẹ nhàng êm mượt như nhung.- Tên nó là Johannes. Chị đừng bao giờ gọi nó là Jan nhé, - Cô bé nói những lời cuối cùng như thể đó là những điệp khúc quen thuộc.
- Được rồi, thế còn tên em là gì?
- Lisbeth ạ. Còn đây là Aleydis.
Đứa nhỏ nhất cười với tôi. Cả hai đều ăn mặc rất gọn gàng với váy nâu, tạp dề trắng và đội mũ.
- Thế còn chị em tên là gì?
- Maertge ạ. Chị đừng bao giờ gọi chị ấy là Maria nhé. Bà em tên là Maria. Maria Thins. Đây là nhà của bà.
Đứa bé bắt đầu thút thít. Lisbeth nựng nựng nó trong lòng mình.
Tôi ngước nhìn lên ngôi nhà. Tất nhiên là nó to hơn nhà chúng tôi nhưung không đến mức như tôi đã e sợ. Ngôi nhà có hai tầng, cộng thêm phòng áp mái, trong khi nhà chúng tôi chỉ có một tầng và phòng áp mái nhỏ xíu. Đó là ngôi nhà cuối phố, với phố Molenpoort chạy dọc theo mặt bên, vậy nên nó hơi rộng hơn nhữngngôi nhà khác trên con phố đó. Cảm giác nó đỡ bí bách hơn những ngôi nhà ở Delft, những ngôi nhà bị chèn thành hàng hẹp bằng gạch dọc theo con kênh với ống khói và mái nhà có tầng in khói trong làn nước xanh. Những cửa sổ ở tầng trệt ngôi nhà này rất cao, và ở tầng hai có ba cửa sổ gần nhau chứ không phải hai như những ngôi nhà khác dọc theo con phố.
Trước nhà, ngọn tháp Nhà thờ Mới trông rất rõ ở ngay phía bên kia con kênh. Một khung cảnh kì lạ đối với một gia đình Thiên chúa giáo, tôi thầm nghĩ. Một nhà thờ mà họ thậm chí chẳng bao giờ bước chân vào.
- Vậy ra cô là người hầu đó, phải không? - Tôi nghe thấy tiếng hỏi từ phía sau lưng mình.
Người đàn bà đứngtrong khung cửa có một khuôn mặt to, bị rỗ do căn bệnh từ ngày trước. Mũi chị ta phình ra, trông không đều, và đôi môi dày bị kéo vào với nhau tạo nên một cái miệng nhỏ. Đôi mắt chị ta có màu xanh nhạt, cứ như thể chị đã thu cả màu trời vào đó.Chị ta mặc mộtcái váy màu nâu xám với áo chẽn trắng, một chiếc mũ buộc chặt quanh đầu và một chiếc tạp dề khôngđược sạch sẽ như của tôi. Chị ta đứng chắn cửa khiến Maertge và Corlenia phải lách qua và chị đứngkhoanh tay nhìn tôi như thể chờ đợi một thử thách nào đó.
Chị ta đã cảm thấy mình bị đe dọa, tôi nghĩ. Chị ta sẽ bắt nạt mình ngay nếu mình để chị ta làm thế.
- Tên tôi là Griet, - tôi vừa nói vừa nhìn chị ta một cách bình tĩnh.- Tôi là người hầu mới.
Người đàn bà chuyển mình từ hông này sang hông kia.
- Vậy thì tốt nhất là cô vào đi, - sau giây lát người đàn bà nói. Chị ta lùi vào phía trong mờ tối để cho khuôn cửa được mở rộng.
Tôi bước chân qua ngưỡng cửa.
Điều tôi luôn nhớ về lần đầu tiên có mặt ở phòng tiền sảnh là những bức tranh. Tôi đứng lại phía trong cửa, ôm chặt bọc quần áo và nhìn. Trước đó,tôi đã nhìn thấy những bức tranh, nhưng chưa bao giờ nhiều đến thế trong một căn phòng. Tôi đếm được mười một bức. Bức thứ nhất về hai người dàn ông gần như trần truồng đang vật nhau. Tôi không nhận ra nội dung bức tranh này trong Kinh Thánh và tự hỏi liệu đây có phải là một chủ đề của người theo đạo Thiên chúa. Những bức tranh khác có chủ đề quen thuộc hơn - hoa quả, phong cảnh, con tàu trên mặt biển, chân dung. Chúng có vẻ do vài họa sĩ vẽ. Tôi tự hỏi không biết bức nào là do ông chủ mới của tôi vẽ.Không có bứcnào giống như cái trước đó tôi hình dung về ông.
Về sau, tôi phát hiện ra chúng đều là tranh của họa sĩ khác- ít khi ông treo những bức tranh đã hoàn chỉnh của chính mình ở trong nhà. Ông là họa sĩ, cũng là người buônbán tranh và những bức tranh được treo ở hầu hết mọi căn phòng, thậm chí cả nơi tôi ngủ. Tất cả có hơn năm mươi bức, tuy nhiên số lượng này thay đổi theo thời gian,khi ông mua về và bán chúng đi.
- Vào đi, không cần phải lười nhác và ngáp đâu.
Người đàn bà vội vã đi theo hành lang dài, chạy dọc toàn bộ ngôi nhà ra phía sau. Tôi bước theo khi chị ta bất ngờ rẽ vào một căn phòng ở bên trái. Trên bức tường đối diện treo một bức tranh to hơn tôi. Đó là bức tranh chúa Giêsu trên thánh giá, xung quanh là Đức mẹ Đồng trinh, Mary Magdalene và Thánh John. Tôi cố gắng không chằm chằm nhìn vào đó nhưng tôi kinh ngạc vềkích cỡ và chủ đề của bức tranh. “Những người theo đạo Thiên chúa không khác chúng ta lắm đâu,” cha tôi đã nói. Nhưng chúng tôi không treo những bức tranh như vậy ở nhà, trong nhà thờ, hay bất cứ đâu. Còn bây giờ tôi sẽ nhìn thấy bức tranh này hàng ngày.
Tôi luôn nghĩ về căn phòng đó như phòng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá. Tôi không bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở trong căn phòng đó.
Những bức tranh làm tôi ngạc nhiên đến mức tôi không hề để ý thấy người đàn bà trong góc phòng cho tới khi bà ta lên tiếng.
- Chà, cô gái, - bà ta nói, - đó là một thứ mới cho cô nhìn ngắm đấy.
Bà ta ngồi trong một cái ghế rất thoải mái và đang hút tẩu. Những chiếc răng đang ngậm ống tẩu đã ngả nâuvà ngón tay bà ta dính mực. Phần còn lại của bà ta không chút tì vết- cái váy đen, cổ áo viền ren, chiếc mũ trắng hồ cứng. Dù rằng khuôn mặt nhăn nheo của bà ta có vẻ lạnh lùng, đôi mắt nâu sáng lại như đang cười cợt.
Bà ta là kiểu phụ nữ cao tuổi trông như có thể sống lâu hơn bất cứ ai.
Bà ta là mẹ của Catharina, bất chợt tôi nghĩ. Không phải chỉ do màu mắt và những lọn tóc xoăn màu xám tuột ra khỏi mũ giống hệt như cô con gái. Bà ta có phong thái của người quen quan tâm chăm sóc đến người kém cỏi hớn mình - chăm sóc Catharina. Giờ đây tôi đã hiểu tại sao người ta lại đưa tôi đến chỗ bà chứ không phải chỗ con gái bà.
Mặc dầu bà ta dường như chỉ nhìn thoáng qua tôi, cái nhìn của bà ta rất soi xét. Khi bà ta nheo mắt lại, tôi nhận ra rằng bà ta đọc được mọi ý nghĩ của tôi. Tôi quay đầu đểchiếc mũ che đi khuôn mặt.
Maria Thins rít tẩu thuốc và khẽ cười:
- Đúng rồi, cô gái. Ở đây cô cứ việc giữ ý nghĩ của cô cho riêng mình. Vậy là cô làm việc cho con gái tôi hả. Nó không có nhà, đang đi cửa hàng. Tanneke đây sẽ chỉ cho cô mọi cái và giải thích cô phải làm gì.
Tôi cúi đầu.
- Vâng, thưa bà.
Từ nãy tới giờ Tanneke vẫn đứng bên cạnh Maria Thins và bây giờ đi ngang qua tôi. Tôi bước theo trong lúc đôi mắt Maria Thins thiêu đốt đằng sau. Tôi ghe thấy bà ta cười lần nữa.
Trước tiên Tanneke đưa tôi ra đằng sau ngôi nhà, nơi có bếp, phòng giặt, và hai phòng kho. Phòng giặt dẫn ra một khoảng sân nhỏ đang phơi đầy những ga gối trắng.
- Cần phải là những thứ này, trước tiên là như vậy, - Tanneke nói. Tôi không nói gì, dù rằng có vẻ như đám đồ chưa được ánh mặt trời trưa tẩy 2 kỹ càng lắm.
Chị ta dẫn tôi trở vào trong và chỉ vào cái lỗ trong một căn phòng kho có thang dẫn xuống dưới.
- Cô sẽ ngủ ở đây, - chị ta tuyên bố.- Bây giờ thì vứt đồ của cô xuống đây rồicô có thể sắp xếp lại sau.
Tôi miễn cưỡng thả gói đồ của mình vào cái lỗ tối lờ mờ, nghĩ về những viên đá mà tôi cùng Agnes và Frans đã ném xuốngconkênh để tìm quái vật. Túi đồ của tôi rơi xuốngnền nhà bẩn thỉu. Tôi có cảm giác giống như cây táo vừa bị vặt trụi quả.
Tôi theo Tanneke đi ngược lại hành lang dài, mọi căn phòng đều thông ra đó - nhiều phòng hơn ở nhà tôi rất nhiều. Cạnh phòng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá, nơi Maria Thins ngồi, hướng ra phía trước ngôi nhà là một phòng nhỏ hơn với những chiếc giường dành cho trẻ em, bô nước tiểu, ghế và bàn nhỏ, trên đó bày những đồ bằng đất nung, giá nến, kéo cắt hoa đèn và quần áo, tất cả đều lộn xộn.
- Bọn trẻ con ngủ ở đây,- Tanneke lúng búng, có lẽ cảm thấy hơi xấu hổ về sự bừa bộn.
Chị ta lại đi ra hành lang và mở cánh cửa vào một phòng rộng, nơi ánh sáng tuôn vào từ những ô cửa sổ mặt tiền, trải trên nền gạch đó và xám.
- Đây là phòng lớn,- chị ta thì thầm.- Ông chủ và cô chủ ngủ ở đây.
Giường của họ treo rèm lụa màu xanh. Trong phòng còn có những món đồ gỗ khác - một cái tủ lớn khảm gỗ mun, một cái bàn gỗ dương đặt cạnh cửa sổ với mấy cái ghế kiểu Tây Ban Nha bọc da xếp xung quanh. Nhưng lại một lần nữa, chính những bức tranh là thứ khiến tôi kinh ngạc. ở trong phòng này nhiều tranh hơn bất cứ phòng nào khác. Tôi đếm thầm được mười chín bức. Phần lớn là tranh chân dung, có vẻ là chân dung của các thành viên hai bên gia đình. Còn có bức tranh Đức Mẹ Đồng trinhvà một bức vẽ ba ông vua đang chắp tay tỏ lòng thành kính với đức chúa hài đồng. Tôi nhìn chằm chằm vào cả hai bức tranh một cách bứt rứt.
- Nào, bây giờ thì đi lên tầng.
Tanneke bước trước lên cầu thang dốc rồi sau đó đặt một ngón tay lên môi ra hiệu. Tôi cố gắng đi thật nhẹ nhàng. Lên đến bậc trên cùng tôi nhìn xung quanh và thấy một cánh cửa đóng kín. Đằng sau đó là sự im lặng mà tôi biết rắng đó chính là ông.
Tôi đứng đó, mắt dán vào cánh cửa, không dám đi tiếp, sợ nó bật mở và ông bước ra.
Tanneke quay sang tôi thì thầm:
- Cô sẽ lau chùi dọn dẹp trong phòng này, cô chủ sẽ giải thích cho cô sau. Còn những phòng kia chị ta chỉ vào những cánh cửa ở phía sau ngôi nhà - là phòng bà chủcủatôi. Chỉ có tôi vào đó dọn dẹp.
Chúng tôi lại rón rén đi xuống. Khi chúng tôi đã trở lại phòng giặt, Tanneke bảo:
- Cô sẽ lo việc giặt giũ cho ngôi nhà, - và chị ta chỉ vào đống quần áo to tướng- lẽ ra đã phải giặt từ lâu. Tôi sẽ phải vật lộn để kịp giặt.- Có bể chứa nước trong bếp nhưng tốt nhất là cô lấy nước giặt từ dưới kênh - ở khu này thì nước đủ sạch để giặt giũ đấy.
- Chị Tanneke này, - tôi nói nhỏ, - có phải tự chị đã làm tất cả những công việc này? Vừa nấu nướng, dọn dẹp và giặt giũ cho ngôi nhà?
Tôi đã chọn đúng từ.
- Và cả một số việc mua bán nữa. - Tanneke dương dương tự đắc với công việc của mình. - Dĩ nhiên cô chủ tự mình mua bán phần lớn mọi thứ, nhưng khi có chửa thì cô bỏ qua hàng thịt và cá. Và chuyện đó kháthường xuyên.
Chị ta thì thầm nói thêm:
- Cô sẽ phải đi đếnKhu Hàng thịt và quầy cá nữa. Đó sẽ là một công việc khác nữa của cô.
Với những lời nói đó chị ta bỏ tôi ở lại với đống quần áo. Tính cả tôi giờ đây trong ngôi nhà có cả thảy mười người, trong đó có một đứa bé sẽ làm bẩn quần áo hơn tất cả những người khác. Tôi sẽ phải giặt giũ hàng ngày, đôi bàn tay sẽ nứt na vì nước và xà phòng, mặt sẽ đỏ vì phơi ra trên hơi nước nóng, lưng đau vì vớt quần áo ướt, tay bỏng vì bàn là. Nhưng tôi là người mới và tôi còn trẻ- người ta cho rằng tôi phải làm những công việc nặng nề nhất.
Cần phải ngâm mọi thứ một ngày trước khi bắt tay vào giặt. Trong phòng kho, nơi dẫn xuống hầm chứa tôi tìm thấy hai bình thiếc để đựng nước và một chiếc ấm đồng. Tôi cầm theo những chiếc bình và đi cả đoạn hành lang dài ra cửa trước.
Đám trẻ con vẫn còn ngồi trên ghế băng. Lúc này Lisbeth đang cầm cái thổi bong bóng trong khi Maertge cho đứa bé ăn bánh mì chấm sữa. Cornelia và Aleydis đang đuổi theo những quả bong bóng. Khi tôi xuất hiện, tất cả chúng ngừng lại và nhìn tôi chờ đợi.
- Chị là người hầu mới.- con bé có mái tóc màu đỏ tươi tuyên bố.
- Đúng rồi, Corneliaạ.
Cornelia nhặt lên một hòn sỏi và ném qua con đường xuống dòng kênh. Có những vết xước dài dọc theo cánh tay con bé - chắc là con bé trêu trọc con mèo.
- Chị sẽ ngủ ở đâu?- Maertge vừa hỏi vừa chùi những ngón tay mềm mại vào tấm tạp dề.
- Dưới hầm chứa.
- Bon em rất thích ở đó,- Cornelia nói - Tụi mình đi chơi ở đấy đi.
Cô bé lao vào trong nhưng không đi xa. Khi chẳng thấy ai theo mình, cô bé lại quay ra, mặt nhăn nhó.
- Aleydis, - tôi vừa nói vừa chìa tay ra với đứa bé nhất, - em có thể chỉ cho chị biết lấy nước dưới kênh chỗ nào không?
Cô bé cầm tay tôi và ngước lên nhìn tôi. Đôi mắt cô bé như hai đồng xu lấp lánh màu xám. Chúng tôi sang đường. Cornelia và Lisbeth đi đằng sau. Aleydis dẫn tôi tới những bậcthang thấp dần xuống mé nước.Trong lúc chúng tôi nghiêng người nhìn xuống, tôi nắm tay cô bé chặt hơn như hàng năm trước đây tôi đã làm như vậy với Frans và Agnes bất cứ khi nào chúng tôi đứng gần bờ nước.
- Em đứng lui xa bờ đi nào, - tôi ra lệnh. Aleydis ngoan ngoãn bước lùi lại một bước. Nhưng Cornelia bám sát ngay sau lưng khi tôicầm chiếc bình và bước xuống các bậc.
- Cornelia, em có ý định giúp chị xách nước không? Nếu không thì quay lại chỗ các em của em đi.
Con bé nhìn tôi và rồi nó làm điều tồi tệ nhất. Nếu nó hờn dỗi hay hét toáng lên thì tôi sẽ biết là mình làm chủ được nó. Đằng này nó lại cười phá lên.
Tôi chồm tới và tát nó. Mặt nó đỏ lên, nhưngnó không khóc. Nó chạy ngược lên các bậc. Aleydis và Lisbeth nhìn tôi vẻ rất nghiêm nghị.
Khi đó tôi có một cảm giác. Mẹ con bé cũng sẽ làm như thế này, tôi nghĩ, chỉ có điều là tôi không thể tát cô ta.
Tôi lấy đầy hai bình nước rồi xách lên bậc trên cùng. Cornelia đã biến mẩt. Maertge vẫn ngồi đó với Johannes. Tôi xách một bình vào trong nhà và đi vào phòng giặt, ở đó tôi nhóm lửa, đổ đầy nước vào ấm đồng rồi đặt lên bếp.
Khi tôi trở lại Cornelia đã lại ở ngoài đó, mặt vẫn còn đỏ. Bọn trẻ con đang chơi quay trên nền gạch trắng và xám. Chẳng đứa nào nhìn tôi.
Chiếc bình tôi để lại đã biến mất. Tôi nhìn xuống dòng kênh và thấy chiếc bình đang trôilộn ngược, bập bềnh ngoài tầm với.
“Phải rồi, mày sẽ là đứa gây phiền toái,” tôi lẩm bẩm. Tôi nhìn xung quanh tìm cái que để khều chiếc bình nhưng chẳng thể tìm được. Tôi múc đầy nước vào chiếc bình kia rồi mang vào nhà, quay đầu đi để bọn trẻ không nhìn thấy khuôn mặt tôi.Tôi đặt chiếc bình lên bếp, bên cạnh ấm nước. Rồi sau đó tôi lại đi ra ngoài, lần này thì cầm theo cái chổi.
Cornelia đang ném đá vào chiếc bình, có lẽ hy vọng chiếc bình sẽ chìm.
- Chị sẽ tát em lần nữa nếu em không dừng ngay.
- Em sẽ mách mẹ, người hầu không đánh chúng em,- Cornelia lại ném một viên đá khác.
- Vậy chị sẽ kể với bà em là em đã làm gì nhé?
Một nét sợ hãi thoáng lướt qua khuôn mặt con bé. Con bé thả viên đá đang cầm xuống.
Từ hướng Tòa thị chính. Một con thuyền đang trôi dọc theo dòng kênh. Tôi nhậnra người đàn ông đẩy sào buổi sáng sớm - anh ta đã dỡ hết gạch và giờ đây con thuyền trôi đi nhẹ nhàng hơn nhiều. Anh ta cười toe toét khi nhìn thấy tôi.
Tôi đỏ mặt:
- Thưa ngài,- tôi mở lời, - ngài có vui lòng lấy giúp tôi cái bình kia không ạ?
- Ôi, bây giờ khi cô cần tôi thì cô nhìn tôi, có phải thế không? Có thay đổi đấy!
Cornelia tò mò quan sát.
Tôi cố chịu đựng;
- Ở đây tôi không thể với tới cái bình được. Có lẽ ngài có thể...
Người đàn ông cúi xuống, vớt cái bình lên, đổ nước trong đó ra và đưa nó cho tôi. Tôi chạy xuống bậc thềm, cầm lấy nó từ tay người đàn ông.
- Cảm ơn ngài, cảm ơn ngài rất nhiều.
Anh ta không chịu buông chiếc bình ra.
- Đây là tất cả những gì tôi được á? Không hơn à?- Anh ta nhoài người ravà túm lấy ray áo tôi. Tôi giật tay ra và giằng cái bình từ tay anh ta.
- Không phải bây giờ, - tôi cố gắng nói nhẹ nhàng nhất có thể.Tôi chưa bao giờ khéo léo trong những cuộc nói chuyện kiểu này.
Anh ta cười.
- Tôi sẽ để ý tìm bình bất cứ khi nào toi đi ngang qua đây, được không hả, cô gái trẻ? - Anh ta nháy mắt với Cornelia.- Bình và những cái hôn.
Anh ta cầm mái chèo lên và chèo đi.
Khi chèo ngược lên phố, tôi nghĩ mình đã thoáng thấy một bóng người nơi cửa sổ trên tầng hai, căn phòng nơi ông đang ở đó. Tôi nhìn vào đó nhưng không thấy gì ngoài bầu trời được phản chiếu.
Cartharina về khi tôi đangrút đồ phơi ở sân trong.Trước tiên tôi nghe tiếng chìa khóa của cô ta kêu lanh canh trong hành lang. Chúng được treo thành một trùm tướng ngay bên dưới eo, nảy lên chạm vào hông cô ta. Dù tôi thấy chẳng thuận tiện chút nào nhưng cô ta đeo vẻ rất tự hào. Sau đó tôi nghe thấy tiếng cô ta trong bếp, ra lệnh cho Tanneke và cậu bé vừa mang đồ từ cửa hàng về cho cô ta. Cô ta nói vẻ gay gắt với cả hai.
Tôi tiếp tục kéo và cuộc lại nhữngtấm ga trải giường, khăn ăn, vỏ gối, khăn trải bàn, áo sơ mi, áo chẽn, tạp dề, khăn tay, cổ áo, mũ. Chúng được phơi lên một cách cẩu thả, vài chỗ túm lại với nhau nên có những khoảng vẫncòn ẩm.Và chúng không được giũ ra trước khi phơi nên nhăn nhúm khắp mọi nơi. Tôi sẽ phải là cả ngày để sao cho chúng có vẻ coi được.
Catharina xuất hiện ở cửa, trông có vẻ nóng nực và mệt mỏi dù mặt trời vẫn chưa lên đến đỉnh. Áo chẽn của cô ta phồng lên luộm thuộm bên trên cái váy màu xanh da trờivà cái áo mặc trong màu xanh lá
cây cô ta khoác ngoài thì đã nhàu nát. Mái tóc vàng của cô ta quăn hơn bao giờ hết, đặc biệt khi cô ta không đội mũ để ép nó lại. Những lọn tóc giằng co với những chiếc lược đang giữ chúng thành búi nhỏ.
Trông cô ta như thể đangcần ngồi yên tĩnh một lúc bên cạnh con kênh, hình ảnh mặt nước chắc sẽ làm cô ta thấy mát mẻ và bình tĩnh lại.
Tôi không biết chắc mình phải cư xử như thế nào với cô ta - tôi chưa bao giờ làm người hầu, mà cũng chẳng bao giờ chúng tôi nuôi người hầu trongnhà. Ở khu phố tôi chẳng nhànào nuôi người hầu cả. Chẳng ai có khả năng thuê người hầu. Tôi đặt đốngquần áo mình đang cuộn vào một cái giỏ rồi cúi chào cô ta.
- Kính chào cô.
Cô ta cau mày và tôi hiểu rằng đánglẽ tôi phải để cô ta nói trước. Tôi phải cẩn thận hơn với cô ta.
- Tanneke đã đưa cô đi vòng quanh nhà rồi hả?- cô ta nói.
- Vâng, thưa cô.
- Được rồi, vậy thì cô đã biết phảiàm gì rồi và cô sẽ làm những việc đó.
Cô ta ngập ngừng, cứ như thể không tìm được từ để nói và tôi hiểu rằng cũng như tôi không biết phải làm người hầu như thế nào, cô ta còn biết ít hơn về việc làm bà chủ của tôi. Tanneke có lẽ đã được Maria Thins dạy dỗ và vẫn làm theo lệnh của bà ta, bất kể Catharina nói gì.
Tôi sẽ phải giúp cô ta mà không tỏ vẻ là giúp.
- Tanneke đã giải thích rằngngoài việc giặt giũ, cô sẽ muốn tôi đi muathịt và cá, thưa cô, - tôi nhẹ nhàng gợi ý.
Cô ta tươi hẳn lên.
- Đúng rồi, Tanneke sẽ đưa cô đi khi cô giặt giũ xong ở đây.Sau đó thì hàng ngày cô sẽ tự đi. Và những việc khác nữa khi tôi cần,- cô ta nói thêm.
- Vâng, thưa cô, - tôi chờ đợi. Khi cô ta không nói gì nữa tôi kiễng chân để lấy cái áo sơ mi nam bằng vải lanh trên dây phơi.
Catharina chăm chăm nhìn cái áo.
- Ngày mai tôi sẽ chỉ cho cô tầng trên, nơi cô phải dọn dẹp. Rất sớm, việc đầu tiên vào buổi sáng, cô ta tuyên bố trong lúc tôi cuộn cái áo lại. Trước khi tôi kịp trả lời, cô ta đã biến vào bên trong.
Sau khi bê đống đồ vào trong, tôi tìm cái bàn là, lau sạch rồi đặt nó lên ngọn lửa cho nóng. Tôi vừa bắt đầu là thì Tanneke bước vào và đưa cho tôi chiếc làn đi chợ.
- Bây giờ chúng ta phải đi chợ, tôi sắp cần thịt rồi.
Tôi đã nghe thấy tiếng lách cách trong bếp và ngửi thấy mùi củ cải vàng đang được nướng.
Phía bên ngoài, Catharina đang ngồi trên ghế băng, với Lisbeth trên một cái ghế đẩu bên chân cô ta và Johannes ngủ trong nôi. Cô ta đang chải tóc và bắt chấy cho Lisbeth. Bên cạnh là Cornelia và Aleydis đang khâu:
- Không được, Aleydis, - cô ta nói, - kéo chỉ chặt vào, như thế lỏng quá. Con chỉ cho em đi, Cornelia.
Lúc trước tôi không hề nghĩ là tất cả bọn chúng có thể im lặng như thế khi ở bên nhau.
Maertge từ chỗ con kênh chạy tới,
- Các chị đi mua thịtà? Con đi có được không mẹ?
- Với điều kiện con theo sát Tanneke và để ý đến chị ấy.
Tôi thấy vui khi Maertge đi cùng chúng tôi. Tanneke vẫn còn cảnh giác với tôi nhưng Maertge vui tính và nhanh nhẹn, điều đó khiến chúng tôi dễ dàng thân thiện với nhau hơn.
- Ôi, lâu lắm rồi, - chị ta trả lời. - Vài năm trước khi ông chủ và cô chủ cưới nhau và dọn đến đây sống. Tôi cũng bắt đầu đi làm khi tôi trạc tuổi cô. Mà cô bao nhiêu tuổi?
- Mười sáu.
- Tôi bắt đầu đi làm khi tôi mười bốn tuổi, - Tanneke đối lại đầy đắc thắng. Tôi đã làm ở đây nửa cuộc đời mình.
Tôi sẽ chẳng nói những điều đó với vẻ tự hào. Công việc đã tàn phá chị ta khiến chị ta trông già hơn cái tuổi hai tám.
Khu Hàng thịt ở ngay sau Tòa thị chính, phía Tây Nam Quảng trường Chợ. Bên trong là ba mươi hai cửa hàng - có ba mươi hai hàng thịt cha truyền con nối ở Delft. Khu hàng thịt đông đúc với các bà nội trợ, người hầu đang chọn, mặc cả và mua cho gia đình họ, còn đàn ông thì vác những con vật đã bị giết đi qua đi lại. Mùn cưa trên nền nhà hút hết máu, bám vào giầy và gấu váy. Mùi máu đậm đặc trong không khí luôn khiến tôi rùng mình, dù rằng đã có thời gian tuần nào tôi cũng phải đến đây và buộc phải quen với nó. Dù vậy, tôi vẫn cảm thấy dễ chịu vì được ở một nơi quen thuộc. Khi chúng tôi đi ngang qua các hàng thịt, anh hàng thịt mà chúng tôi vẫn quen mua trước khi cha tôi bị tai nạn gọi tôi. Tôi cười với anh ta, cảm thấy nhẹ nhõm khi nhìn thấy một khuôn mặt quen biết. Đó là lần đầu tiên trong ngày tôi cười.
Thật là kì lạ khi gặp gỡ rất nhiều người lạ và nhìn thấy nhiều cái mới như thế trong một buổi sáng, và gặp những người đó, nhìn thấy những cái đó mà bị tách biệt khỏi tất cả những gì quen thuộc đã tạo nên cuộc sống của tôi. Trước kia, nếu tôi có gặp người lạ, thì xung quanh tôi vẫn là gia đình và hàng xóm. Nếu tôi đi đến một nơi mới, tôi đi cùng Frans hoặc mẹ hoặc cha và không cảm thấy sợ hãi gì. Những cái mới khi đó đan cài với cái cũ, giống như chỗ mạng trên một chiếc tất.
Ngay sau khi bắt đầu đi học việc không lâu, Frans nói với tôi rằng cậu gần như đã bỏ trốn, không phải vì công việc nặng nhọc và bởi vì cậu không thể chịu đựng sự xa lạ ngày này sang ngày khác. Cái giữ cậu ở lại đó là ý thức rằng cha chúng tôi đã phải bỏ ra tất cả số tiền ông dành dụm được để trả tiền học việc, và cha sẽ lập tức gửi cậu trở lại đó nếu cậu về nhà. Vả lại, cậu sẽ còn phải gặp nhiều sự xa lạ hơn nữa nếu cậu đến một nơi nào khác.
- Tôi sẽ đến gặo anh khi nào tôi đi một mình, - tôi thì thầm với người bán thịt. Rồi tôi vội vã rảo bước để đuổi kịp Tanneke và Maertge.
Hai người đã dừng lại ở một hàng thịt cách một quãng xa phía trước. Chủ quầy thịt là một người đàn ông điển trai với mái tóc xoăn màu vàng đang ngả xám và đôi mắt màu xanh da trời tươi.
- Pieter, đây là Griet, - Tanneke nói, - Từ giờ cô ấy sẽ đimua thịt cho chúng tôi. Ông cứ cộng thêm vào sổ như bình thường.
Tôi cố nhìn vào mặt ông ta nhưng không thể không nhìn xuống chiếc tạp dề nhuốm máu. Người bán thịt của chúng tôi luôn đeo một chiếc tạp dề sạch khi bán hàng và mỗi khi tạp dề bị dính máu thì anh ta thay ngay.
- Chà! - Pieter nhìn tôi như thể tôi là một con gà béo mà ông ta đang ngắm nghía để quay, - Vậy ngày hôm nay cô muốn mua gì, cô Griet?
Tôi quay sang Tanneke.
- Bốn pound sườn và một pound lưỡi.- chị ta ra lệnh.
Pieter cười.
- Còn cô thì nghĩ thế nào về cái đó, cô bé? - ông ta hướng tới Maertge.- Có đúng là tôi bán loại lưỡi ngon nhất Delft không?
Maertge gật đầu và cười khúc khích trong lúc cô bé nhìn chăm chăm chỗ bày những miếng thịt, xương sườn, lưỡi, chân giò và xúc xích.
- Griet ạ, cô sẽ thấy là tôi bán thịt ngon nhất và cân đủ nhất ở chợ này, - Pieter nhận xét trong lúc ông ta cân lưỡi.- Cô sẽ không kêu ca gì về tôi đâu.
Tôi nhìn chiếc tạp dề của ông ta và nuốt nước bọt. Pieter đặt chỗ sườn và lưỡi vào chiếc làn tôi xách, nháy mắt với tôi và quay sang phục vụ khách hàng tiếp theo.
Sau đó chúng tôi đi sang Khu Hàng cá, ngay bên cạnh Khu Hàng thịt. Những con mòng biển bay lượn bên trên những gian hàng, chờ người ta vứt đầu cá hay bộ lòng xuống dòng kênh. Tannke giới thiệu tôi với người bán cá - cũng là người khác, không phải người chúng tôi hay mua. Tôi sẽ phải thay đổi, một ngày mua cá, một ngày mua thịt.
Đến lúc về, tôi chẳng muốn quay trở lại căn nhà đó, về chỗ Catharina và bọn trẻ ngồi trên ghế băng. Tôi muốn về nhà. Tôi muốn bước vào cănbếp của mẹ và đưa cho mẹ cái làn đầy sườn. Đã hàng tháng trời chúng tôi không ăn thịt.
Khi chúng tôi về đến nhà, Catharina đang chải tóc cho Cornelia. Cả hai chẳng chú ý gì đến tôi. Tôi giúp Tanneke nấu bữa trưa, đảo thịt quay, bày các thứ lên bàn trong phòng lớn, cắt bánh mì.
Khi bữa trưa đã xong thì mấy cô bé đi vào, Maertge giúp Tanneke trong bếp trong khi nhữngcô bé khác ngồi trong phòng lớn. Tôi vừa đặt chiếc lưỡi vào thùng đựng thịt trong phòng kho – Tanneke đểnó ở ngoài và con mèo đã suýt vồ được - thì ông xuất hiện từ phía ngoài, đứngtrong khung cửa sổ ở cuối hành lang, mặc áo choàng và đội mũ. Tôi đứng yên và ông dừng lại, ánh sáng chiếu từ phía saukhiến tôi không thể nhìn thấy khuôn mặt ông. Tôi không biết liệu có phải ông đang nhìn tôi qua hành lang. Chỉvài giây sau ông biến vào phòng lớn.
Tanneke và Maertge phục vụ mọi người trong lúc tôi trông đứa bé trong phòng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá. Khi Tanneke làm xong mọi việc, chị ta đến chỗ tôi và chúng tôi ăn và uống những thứ gia đình họ ăn - sườn, củ cải, bánh mì và bia. Mặc dù thịt của Pieter khôngngon hơn thịt của anh hàng thịt quen, vị nó thật tuyệt khi đã phải thiếu nó nhiều tháng liền. Bánh mì làm bằng lúa mạch đen chứ không phải loại bánh mì đen rẻ hơn mà chúng tôi vẫn ăn, và bia thì cũng không loãng đến thế.
Tôi không đứng phục vụ họ bữa trưa đó thế nên tôi không nhìn thấy ông. Thỉnh thoảng tôi nghe thấy giọng ông, thường là cùng với giọng Maria Thins. Từ giọngnói chuyện có thể thấy rõ là họ rất hòa hợp.
Sau bữa trưa, Tanneke và tôi dọn dẹp rồi lau chùi sàn bếp và phòng kho. Những bức tường trong hai phòng bếp và giặtđược ốp gạch trắng, lò sưởi được ốp loại gạch của Delft màu xanh da trời và trắng vẽ hình chim ở ô này, tàu ở ô kia và những người lính ở một ô khác. Tôi xem xét chúng cẩn thận nhưng không có bức nào do cha tôi vẽ.
Phần lớn thời gian còn lại trong ngày tôi là trong phòng giặt, thỉnh thoảng dừng lại để chăm ngọn lửa, tiếp thêm củi hoặc ra ngoài khoảng sân nhỏ để tránh hơi nóng. Mấy đứa con gái lúc chơi trong nhà, lúc ngoài sân, thỉnh thảngvào xem tôi làm, cời lửa, lúc khác lại trêu trọc Tanneke khi bọn chúng thấy chị ta ngủ trong phòng bếp kế bên, Johannes bò quanh chân chị ta. Bọn chúng hơi không thoải mái với tôi có lẽ chúng nghĩ tôi có thể sẽ tát chúng. Cornelia cau có với tôi và không ở lại trong phòng lâu, nhưng Maertge và Lisbeth thì giúp đêm cất chỗ quần áo tôi đã là vào cái tủ trong phòng lớn. Mẹ chúng đang ngủ ở đó. “Tháng cuối cùng trước khi sinh thì phần lớn thời gian cô chủ sẽ ở trên giường, chèn hết gối xung quanh người.” Tanneke tiết lộ.
Sau bữa trưa, Maria Thins đã về phòng mình trên tầng hai. Tuy vậy, có một lần tôi nghe thấy tiếng bà trong hành lang, và khi tôi ngẩng đầu lên thì bà đang đứng ở khung cửaxem tôi làm. Bà không nói gì, vậy nên tôi quay lại với công việc là quần áo và làm ra vẻ như bà không có ở đó. Giây lát sau, tôi liếc thấy bà gật đầu và lê bước đi.
Ông đang có khách ở trên tầng- tôi nghe thấy hai giọng đàn ông trong lúc họ đi lên cầu thang. Sau đó, khi tôi nghe thấy tiếng họ đi xuống, tôi lén nhìn qua cửa xem họ đi ra. Người đàn ông đi cùng ông trông to béo và cắm một chiếc lông chim dài trên mũ.
Khi trời tối chúng tôi châm nến rồi Tanneke và tôi cùng đám trẻ ăn bánh mì và pho mát với bia trong phòng của Chúa Giê su bị đóng đinh trên thành giá trong khi những người khác ăn món lưỡi trong phòng lớn. Tôi thận trọng ngồi quay lưng lại bức tranh vẽ Chúa Giê su bị đóng đinh trên thành giá. Tôi cảm thấy mệt đến mức hầu như không còn nghĩ được gì. Ở nhà tôi cũng phải làm lụng vất vả như vậy, nhưng việc đó không bao giờ gây mệtmỏi như khi ở trong một ngôi nhà xa lạ, nơi mọi thứ đều lạ lẫm và tôi luôn trong tình trạng căng thẳng và nặng nề. Ở nhà tôi có thể cười đùa với mẹ tôi hay Agnes hay Frans. ở đây thì chẳng có ai mà cười đùa.
Tôi vẫn còn chưa xuống hầm, nơi mình sẽ ngủ, tôi đem theo một cây nến nhưng rồi mệt đến mức chẳng buồn nhìn xung quanh ngoài việc lần ra chiếc giường, gối và chăn. Tôi để mở cánh cửa lây cho làn không khí trong lành mát mẻ có thể đến được với mình rồi cởi giày, mũ, tạp dềvà váy, cầu kinh ngắn gọn rồi nằm xuống. Tôi toan thổi nến thì phát hiện ra bức tranh treo ở phía cuối giường. Tôi ngồi dậy, giờ đây hoàn toàn tỉnh táo. Đó là một bức tranh khác vẽ Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá, nhỏ hơn bức treo trên nhà nhưng thậm chí còn làm người ta bận tâm hơn. Chúa Giê su đang ngửa cổ ratrong cơn đau đớn và đôi mắt Mary Magdalene trợn tròn. Tôi khẽ khàng nằm xuống, không thể nào rời mắt khỏi bức tranh. Tôi không thể hình dung việc ngủ trong căn phòng treo bức tranh đó. Tôi muốn tháo nó xuống
nhưng không dám. Cuối cùng tôi đành thổi nến - tôi không dám lãng phí nến ngay từ ngày đầu tiên khi mình ở trong một ngôi nhà xa lạ. Tôi lại nằm xuống, đôi mắt dán chặt vào chỗ mà tôi biết có bức tranh treo ở đó.
Đêm đó tôi ngủ không ngon, tôi quá mệt mỏi. Tôi tỉnh giấc liên tục và đưa mắt tìm bức tranh. Dù rằng tôi chẳng thể nhìn thấy gì trên bức tường nhưng từng chi tiết đã hằn sâu trong trí óc tôi. Cuối cùng, khi trời đã bắt đầu rạng, bức tranh lại hiện ra lần nữa và tôi tin chắc Đức mẹ Đồng trinh đang nhìn xuống tôi.
Buổi sáng hôm đó, khi thức dậy, tôi cố gắng không nhìn bức tranh, thay vào đó tôi xem xét đồ đạc trong căn hầm dưới ánh sáng mờ lọt xuống qua cửa sổ phòng khi phía trên. Chẳng có gì nhiều để nhìn - vài cái ghế gãy khác, một chiếc gương, hai bức tranh nữa, đều là tranh tĩnh vật, được dựng vào tường. Liệu có ai phát hiện ra không nhỉ nếu tôi thay bức tranh Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá bằng một bức tranh tĩnh vật?
Cornelia sẽ phát hiện ra. Và con bé sẽ mách mẹ.
Tôi không biết Catharina - hay bất cứ ai trong số họ - nghĩ gì về việc tôi là người theo đạo Tin lành. Cảm giác thật tò mò khi phải tự mình nhận biết về chuyện đó. Tôi chưa bao giờ nằm trong số ít cả.
Tôi quay lưng lại bức tranh và trèo lên thang. Những chiếc chìa khoá của Catharina kêu lanh canh ở phía trước nhà tôi và tôi tìm ra cô ta. Cô ta đi lại chậm chạp, như thể vẫn còn đang ngái ngủ nhưng đã cố buộcmình dậy khi trông thấy tôi. Cô ta dẫn tôi lên trên tầng, vừa leo vừa bám chặtvào tay vịn để kéo cơ thể đồ sộ lên.
Đến trước xưởng vẽ, cô ta tìm trong chùm chìa khoá, sau đó mở khóa và đẩy cửa. Căn phòng tối om, những cánh cửa chớp đang đóng và tôi chỉ có thể thấy lờ mờ nhờ luồng sáng lọt qua khe cửa. Căn phòng tỏa ra một mùi gắt và sạch của dầu lanh, gợi tôi nhớ đến quần áo của cha khi ông từ xưởng gạch trở về vào buổi tối. Nó tỏa hương như mùi gỗ và rơm mới trộn với nhau.
Catharina đứng lại ngoài bậc cửa. Tôi không dám bước vào trước cô ta. Sau giây lát khó xử cô ta ra lệnh:
- Mở cửa chớp ra. Không phải cửa sổ bên trái. Chỉ cửa giữa và cửa ở xa kia thôi. Và chỉ cánh dưới ở cửa sổ giữa.
Tôi đi qua căn phòng, lách mình giữa giá vẽvà ghế để đến chỗ cửa sổ giữa. Tôi mở cánh cửa sổ bên dưới ra, tôii mở cửa chớp. Tôi không nhìn bức tranh trên giá vẽ, không nhìn khi Catharina đang quan sát tôi từ ngoài khung cửa.
Một cái bàn được đẩy vào cạnh cửa sổ bên phải với một cái ghế xếp trong góc. Lưng và mặt ghế bọc da có trang trí hình hoa vàng và những chiếc lá.
- Đừng có di chuyển cái gì ở đó,- Catharina nhắc tôi.- Đó là cái ông ấy đang vẽ.
Thậm chí có kiễng chân lên thì tôi vần quá thấp, không với được cửa sổ trên và cửa chớp. Tôi sẽ phải đứng lên ghế nhưng tôi lại không muốn làm như vậy trước mặt cô ta. Cô ta làm tôi luống cuống và cô ta cứ đứng đó, chỗ khung cửa, chờ tôi phạm sai lầm.
Tôi cân nhắc xem nên làm gì.
Chính đứa bé đã cứu tôi. Nó bắt đầu khóc ầm lên ở dưới nhà. Catharina chuyển tư thế đứng từ hông này sang hông kia. Trong lúc tôi còn đang lưỡng lự thì cô ta mất hết kiên nhẫn và cuối cùng bỏ đi tìm Johannes.
Tôi nhanh chóng trèo lên và đứng cẩn thận trên khung gỗ của cái ghế, mở cánh cửa sổ trên, nhoài người ra và mở cửa chớp. Ngó xuống con phố bên dưới, tôi lén nhìn Tanneke đang kỳ cọ những viên gạch trước cửa nhà. Chị ta không nhìn thấy tôi, nhưngcon mèo chạy qua nhữngviên gạch ướt sau chị ta dừng lại và nhìn lên.
Tôi mở cửa sổ dưới và cửa chớp rồi trèo xuống khỏi ghế. Có cái gì đó chuyển động trước mắt tôivà tôi cứng người lại. Chuyển động ngừng lại. Đó là hình tôi trong chiếc gương treo trên bức tường giữa hai cửa sổ. Tôi nhìn thấy mình trong gương. Mặc dù tôi có một vẻ mặt đầy lo âu và tội lỗi, khuôn mặt tôi vẫn tắm trong ánh sáng, khiến làn da sáng lên. Tôi chăm chăm nhìn, cảm thấy ngạc nhiên rồi sau đó bước đi.
Bây giờ thì tôi có một lát để nhìn lướt căn phòng. Đó là một khoảng không rộng, hình vuông, chiều dài không bằng phòng lớn bên dưới. Khi những cửa sổ được mở ra, căn phòng sáng sủa và ngập đầy không khí, tường quét vôi, đá hoa cương lát nền màu trắngvà xám, những viên gạch màu sẫm hơn được đặt theo hoa văn hình vuông chạy chéo. Một hàng những viên gạch của Delft vẽ thần ái tình ốp dọc theo chân tường để bảo vệ tường vôi khỏi bị giẻ lau làm bẩn. Đó không phải là những bức vẽ của cha tôi.
Tuy căn phòng lớn, trong đó bày rất ít đồ gỗ. Trước cửa sổ giữa là giá vẽ và một cái ghế, một cái bàn đặt trước cửa sổ góc trái bên phải. Cạnh ghế lúc trước tôi đã đứng lên còn một cái nữa đặt cạnh bàn, làm bằng da trơn được đóngđinh tán và trên cộ trụ của ghế chạm hai cái đầu sư tử. Dựa vào bức tường phía xa, đằng sau ghếvà giá vẽ là một cái tủ nhỏ với những ngăn tủ đang đóng, vài cây cọ vẽ và một cái bay được đặt trên cùng cạnh nhữngbảng màu sạch sẽ. Cạnh tủ là một cái bàn bên trên có giấy tờ, sách và tranh ảnh in. Hai cái ghế đầu sư tử nữa được đặt dựa vào bức tường gần cửa ra vào.
Đó là một căn phòng ngăn nắp, thiếu vắng sự lộn xộn của cuộc sống thường nhật. Nó hoàn toàn khác với những căn phòng khác trong ngôi nhà, gần như thuộc về một ngôi nhà hoàn toàn khác. Khi đóng cánh cửa lại sẽ khó nghe thấy bọn trẻ con hò hét, tiếng lanh canh của chùm chìa khoá của Catharina, tiếng chổi quét của chúng tôi.
Tôi cầm chổi, xô nước, khăn lau và bắt đầu lau chùi. Tôi bắt đầu từ góc nhà, nơi phông cảnh cho bức tranh đã được dựng lên, nơi tôi biết mình không được di chuyển vật gì. Tôi quỳ xuống trên ghế để lau bụi chỗ cửa sổ tôi đã phải vật lộn mở ra, phủi bụi chiếc rèm màu vàng treo về một bên cửa sổ trong góc, khẽ khàng chạm vào nó sao cho không làm hỏng những nếp gấp. Những tấm kính rất bẩn và cần phải dùng nước ấm lau, nhưng tôi không biết liệu ông có muốn lau sạch chúng không. Tôi sẽ phải hỏi Catharina.
Tôi phủi bụi những cái ghế, lau chùi đi nhau tán bằng đồng và những chiếc đầu sư tử. Đã lâu rồi cái bàn không được lau chùi tử tế. Ai đó đã lau chùi xung quanh những đồ vật ở đó - một cây chổi lông, một cái bát thiếc, một lá thư, một chiếc bình gốm đen, tấm vải xanh da trời xếp đống ở một bên và rơi ra ngoài mép bàn - nhưng cần phải di chuyển chúng thì mới có thể thực sự lau chùi cái bàn được. Như mẹ tôi đã nói, tôi sẽ phải tìm cách di chuyển đồ vật, sauđó lại để nguyên xi vào lại chỗ cũ như thể chúng không hề bị động đến.
Bức thư nằm rất gần góc bàn. Nếu tôi đặt ngón cái của mình lên một mép lá thư, ngón thứ hai lên mép bên kia rồi cong tay lên để ngón út móc vào mép bàn, tôi sẽ có thể di chuyển bức thư, lau bụi chỗ đó, sau đóđặt nó lại vào chỗ cũ theo hướng như ngón tay tôi chỉ.
Tôi đặt những ngón tay của mình lên các mép giấy, hít vào một hơi, sau đó di chuyển lá thư, lau bụi rồi bằng một động tác nhanh đặt lại lá thư vào chỗ cũ. Tôi không biết chắc chắn tại sao tôi lại có cảm giác mình phải làm việc đó thật nhanh. Tôi đứng dậy khỏi bàn. Lá thư dường như vẫn ở đúng chỗ cũ, dầu chỉ có ông mới thực sự biết.
Dù vậy, nếu đây là bài kiểm tra của tôi, tốt nhất là tôi phải vượt qua.
Từ chỗ bức thư, tôi dùng tay để đo khoảng cách tới chiếc chổi lông, sau đó đặt các ngón tay của mình vào những điểm khác nhau ở một bên chiếc chổi lông. Tôi nhấc nó lên, lau bụi, đặt nó lại vào chỗ cũ, rồi đo khoảng cách từ đó đến bức thư. Tôi cũng làm như vậy với cái bát.
Đó là cách tôi lau chùi mà có vẻ như không di chuyển cái gì. Tôi đo khoảng cách giữa mỗi vật với các vật xung quanh. Với những vật nhỏ trên bàn thì khá dễ dàng, đồ gỗ khó hơn - tôi dùng chân, đầu gối, đôi lúc cả vai và cằm để đo khoảng cách giữa những cáighế.
Tôi không biết phải làm gì với tấm vải xanh nằm thành đống lộn xộn trên mặt bàn. Tôi sẽ không thể có được những nếp gấp y như kiểu cũ nếu tôi nhấc nó ra chỗ khác. Tạm thời tôi để mặc nó đấy, hyvọng ông sẽ không phát hiện ra gì trong vòng một hai hôm, cho đến khi tôi tìm được cách để phủi bụi chỗ đó.
Với những chỗ còn lại trong căn phòng tôi có thể cẩu thả hơn một chút. Tôi phủi bụi và quét rồi lau - sàn nhà, tường, cửa sổ, đồ gỗ - thoả mãn với việc lau chùi dọn dẹp một căn phòng đang thực sự cần được dọn dẹp. ở góc phía xa, đối diện với bàn và cửa sổ, một cánh cửa dẫn vào phòng kho chất đầy những bức tranh và các tấm toan, ghế, tủ, đĩa, bô, giá để áo khoác và một hàng những cuốn sách. Tôi lau chùi cả trong phòng đó, dọn dẹp đồ đạc sao cho căn phòng ngăn nắp hơn.
Trong suốt khoảng thời gian đó tôi tránh không lau chùi xung quanh giá vẽ. Không hiểu tại sao nhưng tôi cảm thấy mất bình tĩnh khi nhìn thấy bức tranh trên đó. Mặc dầu vậy, cuối cùng tôi chẳng còn việc gì khác để làm. Tôi lau cái ghế trước giá vẽ, rồi bắt đầu lau chùi giá vẽ, gắng không nhìn vào bức tranh.
Tuy nhiên, khi liếc qua tấm lụa vàng, tôi phải dừng lại.
Tôi vẫn còn chăm chăm nhìn bức tranh khi Maria Thins nói:
- Không phải là một cảnh thường gặp, đúng không?
Tôi không nghe thấy tiếng bước chân bà bước vào. Bà đứng ngay khung cửa, người hơi cúi, mặc cái váy màu đen bóng và cổ áo viền đăng ten.
Tôi không biết phải nói gì và không thể đứng được- tôi quay lại nhìn bức tranh.
Maria Thins cười to:
- Cô không phải là người duy nhất quên hết cách cư xử khi đứng trước một trong nhữngbức tranh của ông ta, cô gái ạ.
Bà ta đến đứng bên tôi.
- Phải, ông ta đã vẽ bức này rất đẹp. Đây là vợ ngài Ruijven.
Tôi nhận ra cái tên là cái tên người bảo trợ mà cha tôi đã nhắc đến.
- Cô ta không đẹp nhưng ông ta đã vẽ cô ta thành đẹp,- bà nói thêm. - Bức này sẽ được giá đây.
Vì đây là bức tranh đầu tiên của ông mà tôi được ngắm, tôi luôn nhớ nó hơn những bức tranh khác, thậm chí nhớ hơn cả nhữngbức mà tôi được nhìn thấy từ khi nó bắt đầu hình thành từ những lớp sơn nền đầu tiên cho tới những nét chấm phá cuối cùng.
Một người phụ nữ đứng trước bàn, quay mình sang chiếc gương trên bức tường tạo thành dáng nhìn nghiêng. Cô ta khoác một cái áo choàng sa tanh vàng óng đính lông chồn trắng và cài một cái nơ năm cánh màu đỏ rất mốt trên mái tóc. Ánh sáng ô cửa sổ chiếu vào cô ta từ phía bên trái, lướt qua khuôn mặt rồi viền theo đường cong thanh tú của cái trán và mũi. Cô ta đang cài chuỗi vòng ngọc trai đeo quanh cổ, giữ nơ cao, đôi tay cô ta lơ lửng trong không khí. Say sưa với chính bản thân mình trong gương, cô ta dường như không biết đến bất cứ ai xung quanh đang nhìn mình. Sau lưng cô ta, trên bức tường trắng sáng là một tấm bản đồ cũ, trong bóng tối nổi bật lên cái bàn với lá thư nằm trên đó, chiếc chổi lông và những đồ vật khác mà tôi vừa phủi bụi xung quanh.
Tôi muốn được khoác cái áo choàng và đeo chuỗi ngọc. Tôi muốn được biết người đàn ông đã nên cô ta như thế này.
Tôi nghĩ đến tôi nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong chiếc gương lúc trước và cảm thấy xấu hổ.
Maria Thins dường như cảm thấy toại nguyện với việc đứng cạnh tôi và thưởng ngoạn bức tranh. Thật là kỳ quặc khi đứng ngắm bức tranh với phông cảnh của chính nó ngay đằng sau. Nhờ việc lau chùi, tôi đã biết tất cả những thứ trên mặt bàn và mối liên quan của chúng với nhau - bức thư ở góc bàn, chổi lông nằm tình cờ bên cạnh cái bát thiếc, tấm vải màu xanh nằm quanh chiếc bình tối màu. Mọi thứ đều có vẻ y nguyên như vậy, chỉ có điều sạch sẽ hơn và tinh khiết hơn. Nó giễu cợt việc lau chùi của tôi.
Bất chợt tôi phát hiện ra sự khác biệt. Tôi hít mạnh.
- Gì vậy, cô gái?
- Trong bức tranh không có những cái đầu sư tử trên cái ghế bên cạnh người đàn bà, - tôi nói.
- Không. Đã có lúc trên cái ghế đó có một chiếc đàn luýt. Ông ta thay đổi rất nhiều. Ông ta không chỉ vẽ cái ông ta nhìn thấy, mà vẽ cái gì phù hợp. Cô gái, nói tôi nghe nào, cô nghĩ bức vẽ này đã xong chưa?
Tôi chăm chăm nhìn bà ta. Câu hỏi của bà ta chắc chắn là một cái bẫy nhưng tôi không thể hình dung được bất cứ thay đổi nào có thể khiến bức tranh đẹp hơn.
- Vậy bức tranh này đã xong rồi ư?- tôi ngập ngừng hỏi.
Maria Thins tỏ vẻ khinh bỉ:
- Ông ta vẽ bức tranh này ba tháng nay rồi. Ta nghĩ là ông ấy sẽ tiếp tục trong vòng hai tháng nữa. Ông ta sẽ thay đổi các đồ vật. Rồi cô sẽ thấy.
Bà ta nhìn xung quanh:
- Cô dọn dẹp xong rồi chứ? Được, vậy thì tiếp tục với các công việc khác của cô đi. Lát nữa ông ấy sẽ đến xem cô làm việc ra sao.
Tôi nhìn bức tranh lần cuối cùng nhưng việc ngắm nó kỹ quá khiến tôi cảm thấy có cái gì đó trôi tuột đi. Giống như ngắm một ngôi sao trên bầu trời đêm - nếu chỉ nhìn chăm chăm vào một ngôi sao, tôi sẽ hầu như không thấy nó, nhưng nếu tôi chỉ liếc nhìn thôi thì ngôi sao trở nên sáng hơn nhiều.
Tôi thu dọn chổi, xô nước và giẻ lau. Khi tôi rời căn phòng, Maria Thins vẫn còn đứng trước bức tranh.
Tôi lấy đầy nước từ con kênh vào những chiếc bình, đặt lên bếp rồi đi tìm Tannake. Chị ta đang ở trong căn phòng nơi bọn trẻ con ngủ,giúp Cornelia mặc váy trong khi Maertge giúp Aleydis còn Lisbeth thì tự mặc. Tâm trạng Tanneke không vui. Chị ta liếc nhìn tôi chỉ để rồi lờ đi khi tôi cố bắt chuyện với chị ta. Cuối cùng, tôi đứng trước chị ta để buộc chị ta phải nhìn tôi.
- Tannake, em đi đến hàng cá bây giờ đây. Hôm nay chị muốn mua gì?
- Đi sớm thế? Chúng tôi bao giờ cũng đi muộn hơn, - Tannake vẫn không nhìn tôi. Chị ta đang bố buộc dải ruy băng trắng vào những ngôi sao năm cánh trên tóc Cornelia.
- Em đang rỗi trong lúc chờ nước sôi và em nghĩ em sẽ đi bây giờ, - tôi trả lời một cách đơn giản. Tôi không nói thêm rằng những miếng thịt cá lúc sớm là những miếng ngon nhất, dù cho người bán thịt hay cá hứa để dành miếng ngon cho gia đình. Chị ta cần phải biết điều đó chứ.- Chị muốn mua gì?
- Hôm nay đừng có mua cá. Đến hàng thịt mua miếng thịt cừu ấy.
Tannake buộc xong nơ và Cornelia nhảy lên rồi chạy vụt qua tôi. Tannake quay đi, mở tủ tìm một cái gì đó. Trong giây lát, tôi nhìn tấm lưng rộng của chị ta, cái váy màu nâu xám ôm chặt lấy nó.
Chị ta ghen tị với tôi. Tôi lau chùi dọn dẹp xưởng vẽ, trong khi chị ta không được phép bước vào đó, nơi mà hình như không ai được vào trừ tôi và Maria Thins.
Khi Tanneke vươn thẳng người dậy, trong tay cầm chiếc mũ trẻ em, chị ta nói:
- Ông chủ đã có lần vẽ tôi rồi đấy, cô biết không. Vẽ tôi đang rót sữa. Ai cũng nói rằng đó là bức tranh đẹp nhất củaông ấy.
- Em muốn được xem quá. Nó còn ở đây không? - tôi đáp lời.
- Ôi, không. Ngài Ruijven mua rồi.
Tôi nghĩ trong giây lát.
- Vậy là một trong những người đàn ông giàu có nhất Delft lấy làm thích thú được ngắm chị hằng ngày ư?
Tanneke cười toét miệng, khuôn mặt rỗ của chị ta dường như còn nở thêm ra. Những lời nói đúng lúc đã thay đổi tâm trạng chị ta ngay lập tức. Tôi chỉ cần đơn giản là chọn đúng từ.
Tôi quay đi trước khi tâm trạng chị ta có thể thay đổi:
- Em đi cùng chị được không? - Maertge hỏi.
- Em nữa,- Lisbeth nói thêm.
- Không phải hôm nay,- tôi nói cương quyết.- các em phải ăn và giúp chị Tanneke.
Tôi không muốn việc đi cùng tôi trở thành thói quen của mấy cô bé. Tôi sẽ sử dụng nó như phần thưởng cho việc chúng quan tâm đến tôi.
Tôi cũng nóng lòng muốn được đi trên những con đường quen thuộc một mình, không có một người luôn gợi nhờ đến hoàn cảnh mới của tôi luyên thuyên bên cạnh. Khi tôi bước chân vào Quảng trường Chợ, để lại đằng sau Khu người Gia tô, tôi hít vào một hơi thật sâu. Tôi không nhậnrarằng tôi đã luôn căng thẳng trong suốt thời gian ở cùng với gia đình đó.
Trước khi đến quầy hàng của nhà Pieter, tôi dừng lại chỗ anh hàng thịt quen. Mặt anh ta rạng rỡ khi nhìn thấy tôi:
- Cuối cùng thì cô đã quyết định nói câu chào cơ đấy! Sao hôm qua cô lại quá cao sang đối với những người như tôi vậy?- anh ta trêu chọc.
Tôi bắt đầu giải thích tình cảnh mới của mình nhưng anh ta ngắt lời.
- Tất nhiên là tôi biết chứ. Ai mà chẳng nói chuyện đó. Con gái ông Jan thợ vẽ gạch phải đi làm việc cho ngài hoạ sĩ Vermeer. Và tôi thấy chỉ một ngày sau đó thì cô ta đã tự hào quá không thèm nói chuyện với bạn bè cũ!
- Tôi chẳng có gì mà tự hào cả khi đi làm người hầu. Cha tôi rất hổ thẹn.
- Cha cô đơn giản là gặp vận rủi. Chẳng ai buộc tội ông ấy cả.Cô cũng không cần phải hổ thẹn, cô gái yêu quí ạ. Tất nhiên chỉ trừ khi cô không mua thịt của tôi.
- Tôi chẳng có lựa chọn nào, tôi e là như vậy. Việc này bà chủ của tôi quyết định.
- À, ra thếà? Vậylà việc cô mua thịt của nhà Pieter không liên quan gì đến cậu con đẹp trai của ông ta chứ?
Tôi cau mày:
- Tôi còn chưa nhìn thấy con trai ông ta.
Anh hàng thịt cười:
- Cô sẽ thấy, sẽ thấy thôi. Thôi cô đi đi. Lần sau gặp mẹ thì nói mẹ cô đến chỗ tôi nhé. Tôi sẽ để dành vài thứ cho bà ấy.
Tôi cảm ơn anh ta và đi dọc theo các quầy hàng cho đến quầy của nhà Pieter. Ông ta có vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi:
- Cô đã đến rồi cơ à? Không thể chờ thêm, muốn có món lưỡi ngon nhất như hôm qua ngay hả?
- Hôm nay tôi muốn mua một miếng thịt cừu.
- Nào, Griet, cô nói đi, có phải cái lưỡi hôm qua là cái lưỡi ngon nhất cô đã từng mua không?
Tôi từ chối không đưa ra lời khen mà ông ta đang moi:
- Ông chủ và bà chủ ăn món đó. Họ không nhận xét gì.
Đằng sau Pieter, một thanh niên trẻ quay lại - anh ta đang xẻ thịt nửa con bò ở cái bàn đằng sau quầy hàng. Chắc đó là con trai của ông ta, vì dù cao hơn ông bố thì anh ta cũng có cùng đôi mắt màu xanh đó. Mái tóc vàng của anh ta dài và dày với những lọn tóc xoăn ôm lấy khuônmặt khiến tôi nghĩ đến quả mơ. Chỉ có chiếc tạp dề dính máu của anh ta khiến người ta khó chịu khi nhìn vào.
Đôi mắt anh ta dừng trên người tôi giống như con bướm đậu trên một bông hoa và tôi không thể không đỏ mặt. Tôi nhắc lại yêu cầu mua thịt cừu, mắt vẫn nhìn vào ông bố. Pieter cha sục sạo trong đống thịt và lấy ra cho tôi một miếng, đặt nó ở góc bàn. Hai cặp mắt quan sát tôi.
Miếng thịt hơi bị thâm ở góc. Tôi ngửi miếng thịt.
- Miếng này không tươi, - tôi nói thẳng.- Bà chủ của tôi sẽ không hề hài lòng khi ông nghĩ gia đình bà có thể ăn loại thịt như thế này, - giọng tôi kiêu căng hơn tôi định. Có lẽ cần phải như thế.
Ông bố và anh con trai nhìn tôi. Tôi nhìn lại ông bố, gắng lờ cậu con trai.
Cuối cùng Pieter quay sang con trai:
- Pieter, đưa chobố miếng thịt để riêng ở bên xe đẩy ấy.
Nhưng đấy là miếng cho…, - Pieter con ngừng lại.Anh ta biến mất,rồi quay trở lại với một miếng khác mà tôi có thể nhận thấy ngay là tuyệt ngon. Tôi gật đầu:
- Miếng đó khá hơn.
Anh con trai gói miếng thịt rồi đặt vào làn của tôi. Tôi cám ơn anh ta. Khi quay đi, tôi nhận thấy cái liếc mắt giữa hai bố con. Thậm chí ngay lúc ấy, bằng cách nào đó tôi đã biết nó có nghĩa gì và nó sẽ có nghĩa gì đối với tôi.
Lúc tôi về, Catharina đang ngồi trên ghế băng cho Johannes ăn. Tôi chìa cho cô ta xem miếng thịt và cô ta gật đầu. Khi tôi chuẩn bị đi vào trong, cô ta nhỏ giọng nói:
- Chồng tôi đã xem xét xưởng vẽ và thấy việc lau chùi như vậy vừa ý ông ấy.- cô ta không nhìn tôi.
- Cám ơn cô, - tôi đi vào trong, mắt liếc nhìn bức tranh tĩnh vật vẽ hoa quả và một con tôm hùm và thầm nghĩ:“Vậy là mình thực sự phải ở lại rồi.”
Phần ngày còn lại trôi đi cũng hệt như phần đầu, và những ngày tiếp theo cũng sẽ như vậy thôi. Sau khi đã lau chùi dọn dẹp xưởng vẽ và đi mua thịt hay cá về thì tôi sẽ lại tiếp tục công việc giặt giũ, một ngày phân loại, ngâm và vò những chỗ ố bẩn, ngày hôm sau vò, giặt, đunvà vắt trước khi phơi lên cho đồ khô và được tẩy trắng dưới ánh nắng buổi trưa, ngày hôm sau nữa thì là, mạng và gấp. Vào một lúc nào đó, tôi luôn ngừngcông việc để giúp Tanneke nấu bữa trưa. Rồi chúng tôi dọn dẹp và sau đó tôi có một chút thời gian rỗi để nghỉ ngơi và khâu vá trên chiếc ghế băng trước nhà, hoặc ở sân sau. Sau đó tôi kết thúc những gì tôi đã bắt đầu lúc sáng, rồi giúp Tanneke nấu bữa tối. Việc cuối cùng chúng tôi làm là lau sàn một lần nữa để có sàn nhà sạch sẽ ngay sáng hôm sau.
Ban đêm, tôi dùng chiếc tạp dề mặc ngày hôm đó che đi bức tranh Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá ở phía cuối giường. Khi đó tôi ngủ ngon hơn. Ngày hôm sau tôi cho tấm tạp dề vào chỗ đó phải giặt giũ trong ngày.
Sáng hôm sau, trong lúc Catharina đang mở khoá cửa xưởng vẽ, tôi hỏi cô ta liệu tôi có thể lau các cửa
sổ.
- Tại saolại không?- cô ta gay gắt trả lời.- Cô không cần phải hỏi tôi những chuyện vớ vẩn ấy.
- Vì ánh sáng, thưa cô, - tôi giải thích. - nếu tôi lau chùi, có thể nó sẽlàm thay đổi bức tranh. Cô có thấy không?
Cô ta không thấy. Cô ta không vào hoặc không thể vào xưởng vẽ để ngắm nhìn bức tranh. Có vẻ như cô ta không bao giờ bước chân vào căn phòng. Khi nào Tanneke vui vẻ tôi sẽ phải hỏi tại sao. Catharina đi xuống tầng dưới để hỏi ông và gọi với lên bảo tôi chừa lại những ô cửa sổ.
Khi tôi lau chùi xưởng vẽ, tôi chẳng thấy gì chỉ ra là ông đã ở đây. Chẳng có gì bị xê dịch, bảng màu sạch sẽ, bức tranh có vẻ không thay đổi gì. Nhưng tôi có thể cảm thấy ông đã ở đây.
Hai ngày đầu tiên khi tôi ở Oude Langendijck, rất hiếm khi tôi nhìn thấy ông. Thỉnh thoảng tôi nghe thấy tiếng ông, trên cầu thang, ngoài hành lang, cười với bọn trẻ con, nhẹ nhàng nói chuyện với Catharina. Nghe thấy giọngông khiến tôi có cảm giác như mình đang đi bên mép con kênh bằng những bước chân chơi vơi. Tôi không biết ông sẽ đối xử với tôi như thế nào trong ngôi nhà của chính ông, liệu ông có quan tâm đến những miếng rau tôi thái trong bếp nhà ông hay không.
Chưa từng có quý ông nào lại quan tâm đến tôi như thế.
Tôi đối mặt với ông vào ngày thứ ba kể từ khi tôi đến ở trong ngôi nhà. Ngay trước bữa tối, tôi đi tìm đến chiếc đĩa mà Lisbeth đã để lại bên ngoài và gần như đâm sầm vào ông khi ông đang bế Aleydis đi dọc hành lang.
Tôi lùi lại. Cả ông và Aleydis đều nhìn tôi bằng đôi mắt màu xám ấy. Ông không cười mà cũng không phải không cười với tôi. Thật khó khi nhìn vào mắt ông. Tôi nghĩ đến người đàn bà đang nhìn mình trong bức tranh trên tầng, đến việc đeo ngọc trai và mặc lụa sa tanh vàng. Cô ta sẽ chẳng khó khăn gì khi bắt gặp cái nhìn của một quý ông. Khi tôi ngước được đôi mắt mình lên để nhìn vào đôi mắt ông, ông đã không còn nhìn tôi nữa.
Ngày hôm sau tôi nhìn thấy chính người đàn bà đó. Trên đường tôi đi mua thịt về, một người đàn ông và một người đàn bà đi đằng trước trên phố Oude Langendijck. Đến cửa nhà chúng tôi người đàn ông quay sang cô ta cúi chào rồi đi tiếp. Trên mũ ông ta cài một chiếc lông chim dài - chắc hẳn ông ta là vị khách từ mấy hôm trước.Từ một cái nhìn nghiêng nghiêng ngắn ngủi, tôi thấy ông ta để râu quai nón và một khuôn mặt tròn trĩnh hợp với cơ thể. Ông ta cười như thể chuẩn bị nói một lời khen nịnh giả dối. Người đàn bà đi vào ngôi nhà trước khi tôi kịp nhìn thấy khuôn mặt cô ta nhưng tôi đã thấy được chiếc nơ năm cánh trên tóc. Tôi lùi lại, chờ ở ô cửa cho đến khi nghe thấy tiếng cô ta bước lên cầu thang.
Lúc sau, khi tôi đang cất ít quần áo vào tủ trong phòng lớn thì tôi nghe thấy tiếng cô ta bước xuống. Khi cô ta bước vào, tôi đứng lên. Cái áo choàng màu vàng vắt trên cánh tay, nơ vẫn cài trên tóc.
- Ôi! - cô ta nói. - Catharina đâu nhỉ?
- Cô ấy cùng mẹ đi đến Toà thị chính, thưa bà. Việc gia đình.
- Tôi biết rồi. Không sao cả, hôm khác tôi sẽ gặp cô ấy vậy. Tôi để cái này lại đây cho cô ấy.
Cô ta trải áo choàng ra giường và thả chuỗi vòng ngọc trai lên đó.
- Vâng, thưa bà.
Tôi không thể rời mắt khỏi cô ta. Tôi có cảm giác như vừa nhìn thấy vừa không nhìn thấy cô ta. Đó là một cảm giác kỳ lạ. Cô ta, như Maria Thins nói, không xinh đẹp khi ánh sáng chiếu vào cô ta như trong bức tranh. Dù vậy cô ta vẫn rất đẹp, nếu chỉ vì tôi nhớ hình ảnh cô tanhư vậy. Cô ta nhìn tôi với một nét mặt khó hiểu, cứ như thể cô ta phải biết tôi vì tôi nhìn cô ta với một sự quen thuộc đến thế, tôi gắngcụp mắt xuống.
- Tôi sẽ nói với cô chủ là bà đến, thưa bà.
Cô ta gật đầu nhưngtrôngvẻ không yên tâm. Cô ta nhìn chuỗivòng ngọc trai cô ta vừa đặt lên tấm áo choàng.
- Tôi nghĩ tôi sẽ để những thứ này ở trên xưởng vẽ của ông ấy.
Cô ta vừa tuyên bố vừa nhặt chuỗi vòng lên. Cô ta không nhìn tôi nhưng tôi biết, cô ta nghĩ rằng không nên tin tưởng giao ngọc trai cho người hầu. Sau khi cô ta đi, khuôn mặt cô ta vẫn còn lẩn quất như mùi hương.
Vào thứ Bảy, Catharina và Maria Thins đưa Tanneke và Maertge cùng họ đi chợ ở quảng trường, nơi họ sẽ mua rau cho cả tuần, nhữngvật dụng chủ yếu và những thứ khác cho ngôi nhà. Tôi muốn đi cùng họ vì nghĩ rằng mình sẽ gặp được mẹ và em gái, nhưng họ bảo tôi ở nhà với mấy đứa con gái nhỏ hơn và đứa bé. Thật khó giữ cho bọn chúng không chạy rachợ.Tôi có thể tự đưa chúng tra đó nhưng tôi không dám bỏ nhà không người trông. Thay vào đó, chúng tôi nhìn ngắm những con thuyền đang ngược xuôi dòng kênh trên đường đến chợ, chở đầy bắp cải, lợn, hoa, gỗ, bột mì, dâu tây, móng ngựa. Khi quay về các con thuyền trống rỗng, nhữngngười chèo thuyền đếm tiền hoặc uống rượu. Tôi dạy mấy đứa con gái những trò hồi trước hay chơi cùng Agnes và Frans, còn chúng thì dạy tôi trò chơi mà chúng tự nghĩ ra. Chúng thổi bong bóng, chơi búp bê, chạy theo cái vòng trong khi tôi ngồi trên ghế băng và bế Johannes vào lòng.
Cornelia có vẻ như đã quên cái tát. Con bé vui vẻ và thân thiện, giúp tôi trông Johannes, nghe lời tôi. “Chị giúp em với,”conbé nhờ tôi khi cố trèo lên thùng rượu mà những người hàng xóm để lại ngoài phố, đôi mắt màu nâu nhạt của nó mở to, ngây thơ. Tôi thấy lòng mình ấm lại vì sự ngọt ngào của con bé, dù biết rằng không thểtin nó được. Nó có thể là đứa hay nhất trong đám, nhưng cũng là đứa tâm tính thất thường ngất- vừa là đứa tử tế nhất lại vừa là đứa ghê gớm hơn cả.
Bọn trẻ đang sắp xếp bộ sưu tập vỏ sò chúng mang ra ngoài, chia thành những đống có màu sắc khác nhau khi ông bước ra khỏi nhà. Tôi ôm chặt đứa bé, cảm nhận được những chiếc xương sườn của nó trong tay mình. Đứa bé kêu ré lên và tôi vùi mũi mình vào tai nó để giấu đi khuôn mặt.
- Bố ơi, con đi với bố được không? - Cornelia hét rồi nhảy cẫng lên và nắm tay ông. Tôi không thể nhìn thấy nét mặt ông- nó bị cái đầu nghiên và vành mũ che đi mất.
Lisbeth và Aleydis bỏ đám vỏ sò đấy.
- Con cũng muốn đi,- chúng cùng hét lên, túm chặt tay ông.
Ông lắc đầu và khi đó tôi có thể nhìn thấy nét mặt bối rối của ông.
- Hôm nay thì không. Bố đến hiệu bào chế.
- Bố có định mua các thứ để vẽ không hả bố?- Cornelia hỏi, vẫn còn bám chặt tay ông.
- Cùng các thứ khác.
Cậu bé Johannes bắt đầu khóc và ông nhìn xuống tôi. Tôi nựng nựng đứa bé, cảm thấy lúng túng.
Trông ông có vẻ như định nói điều gì, nhưng thay vào đó ông rủ mấy đứa congái ra rồi đi xuôi con phố Oude Langendijck.
Ông chưa nói với tôi lời nào kể từ khi chúng tôi nói về màu sắc và hình dạng những miếng rau. Vì nóng lòng muốn được về nhà, Chủ nhật tôi dậy rất sớm. Tôi phải đợi Catharina mở cửa trước nhưng khi tôi nghe thấy tiếng cửa mở, tôi đi ra và thấy Maria Thins với chùm chìa khoá.
- Con gái tôi hôm nay mệt, - bà nói trong lúc đứng sang bên kia để tôi đi ra. - Nó phải nghỉ vài ngày. Cô có thể gắng làm không cần nó được không?
- Tất nhiên, thưa bà, - tôi trả lời, rồi nói thêm, - và tôi luôn có thể hỏi bà nếu tôi có chuyện gì cần hỏi mà.
Maria Thins cười tinh quái.
- Chà, cô gái láu lỉnh. Cô rõ biết nên hái quả ở cây nào. Làm việc thông minh một chút thì không sao cả.
Bà ta đưa cho tôi mấy đồng tiềnxu, tiền lương những ngày tôi làm việc.
- Tôi ngờ rằng cô sẽ về nhà ngay bây giờ, để kể cho mẹ cô nghe mọi chuyện về chúng tôi.
Tôi lẩn đi ngay trước khi bà ta kịp nói thêm, qua Quảng trườngChợ, vượt những người đang đi dự buổi lễ sớm ở Nhà thờ Mới rồi vội vã đi qua các con phố và dòng kênh dẫn tôi về nhà. Khi về đến con phố nhà chúng tôi, tôi nghĩ nó đã khác biết bao so với lúc cách đây chưa đầy một tuần. Ánh nắng dường như sáng hơn và dịu hơn, con kênh rộng hơn. Những cây tiêu huyền dọc bờ kênh đứng im phăng phắc, giống như những người lính gác chờ đợi tôi.
Agnes đang ngồi trên ghế băng trước nhà. Khi nhìn thấy tôi nó gọi toáng vào trong. - “Chị ấy đây rồi!”- rồi chạy đến nắm tay tôi. - “Thế nào? Họ có tử tế không?” - con bé thậm chícòn không chào tôi đã hỏi. “Chị có phải làm việc vất vả lắm không? Chị ngủ ở đâu? Chị có được ăn uống bằng bát đĩa đẹp không?”
Tôi cười và không trả lời bất cứ câu hỏi nào của Agnes cho tới khi tôi ôm mẹ và chào cha. Mặc dù không nhiều nhưng tôi cảm thấy tự hào khi đưa cho mẹ mấy đồng xuít ỏi trong tay mình. Suy cho cùng, đấy là lý do tôi làm việc.
Cha đến ngồi bên chúng tôi và nghe kể về cuộc sốngmới của tôi. Tôi đưa tay cho ông, dẫn ông đến chỗ thềm trước. Ngồi xuống cái ghế băng, ông dùng ngón trỏ vuốt ve bàn tay tôi.
- Tay con nứt nẻ hết cả rồi. Chai lên và trầy xước quá. Con đã có những vết chai này do làm việc vất vả đây này, - ông nói.
- Cha đừng lo, - tôi nhẹ nhàng trả lời. - Có quá nhiều đồ chờ con giặt giũ vìl úc trước họ không có đủ người làm hết. Chẳng mấy chốc mọi việc sẽ dễ dàng hơn ấy mà.
Mẹ săm soi bàn tay tôi.
- Mẹ sẽ ngâm ít cây cẩm quỳ trong dầu. Cái đó sẽ làm cho tay con mềm đi. Agnes và mẹ sẽ về quê kiếm lấy một ít,- bà nói.
- Kể cho cả nhà nghe đi chị,- Agnes gào lên.- Kể cho cả nhà nghe về họ đi.
Tôi kể cho họ nghe. Tôi chỉ bỏ qua rất ít chuyện - tôi mệtnhư thế nào lúc về đêm; bức tranh Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá treo ở phía cuối giường tôi như thế nào; Maertge và Agnes cùng độ tuổi ra sao. Còn ngoài ra tôi kể cho họ nghe tất thảy mọi thứ.
Tôi chuyển lời nhắn của anh hàng thịt cho mẹ.
- Anh ta thật tử tế, - bà nói, - nhưng anh ta biết là chúng ta không có tiền mua thịt và chúng ta sẽ không nhận đồ hảo tâm như vậy.
- Con không cho rằng anh ta nghĩa đó là hảo tâm, - tôi giải thích, - con nghĩ anh ta coi đó là tình bạn.
Bà không trả lời, nhưng tôi biết bà sẽ không đến chổ anh hàng thịt.
Khi tôi nhắc đến chủ quầy thịt mới, cha con nhà Pieter, bà nhướng mày nhưng không nói gì.
Sau đó thì cả nhà đi lễ nhà thờ ở khu chúng tôi, vây quanh tôi là những khuôn mặt quen thuộc và những lời nói quen thuộc. Ngồi giữa mẹ và Agnes, tôi thấy lưng mình tựa thoải mái vào ghế, khuôn mặt tôi nhẹ nhõm giãn ra khỏi chiếc mặt nạ tôi mang suốt cả tuần. Tôi nghĩ mình phải khóc mất.
Mẹ và Agnes không để tôi giúp nấu bữa trưa khi chúng tôi về đến nhà. Tôi ngồi cùng cha trên ghế băng, dưới ánh mặt trời. Ông ngửa mặt lên đón hơi ấm và để đầu ngẩng như vậy suốt khoảng thời gian chúng tôi nói chuyện.
- Nào, Griet, bây giờ kể cho cha nghe về ông chủ mới của con đi. Con hầu như chẳng nói lời nào về ông ấy cả.
- Chẳng mấy khi con nhìn thấy ông ấy, - tôi có thể trả lời một cách trung thực. - Hoặc là ông ấy ở trong xưởng vẻ, nơi không ai được phép quấy rầy, hoặc ông ấy đi ra ngoài.
- Chăm lo công việc của Giáo phường, cha nghĩ vậy. Nhưng con đi vào xưởng vẽ của ông ấy, con đã kể cha mẹ nghe về việc dọn dẹp và đo khoảng cách nhưng con chẳng kể gì về bức tranh ông ấy đang vẽ cả. Tả cho cha nghe đi.
- Con không biết liệu con có miêu tả sao để cha có thể hình dung ra nó.
- Con cố đi. Bây giờ cha chẳng có gì nhiều để nghĩ ngoại trừ những kỷ niệm. Cha sẽ cảm thấy vui thích khi được hình dung ra bức tranh của một bậc thầy, kể cả khi trí tưởng tượng của cha chỉ tạo nên một bản sao nghèo nàn.
Thế là tôi gắng miêu tả người đàn bà đang đeo chuỗi vòng ngọc trai quanh cổ, đôi tay cô ta lơ lửng, mắt nhìn mình trong gương, ánh sáng từ cửa sổ thấm đẫm khuôn mặt cô ta và cái áo choàng màu vàng, phông cận cảnh tối màu tách cô ta ra khỏi chúng tôi.
Cha tôi chăm chú lắng nghe nhưng khuôn mặt ông không sáng ngời lên cho đến khi tôi nói.
- Ánh sáng ở bức tường phía sau ấm áp đến mức nhìn nó có cảm giác giống như mặt trời đang chiếu lên mặt cha bây giờ ấy.
Ông gật đầuvà mìm cười, hài lòng là bây giờ thì ông đã hiểu.
- Đấy là điều con thích nhất về cuộc sống mới của con, việc ở trong xưởng vẽ ấy,- ông nói ngay.
Điều duy nhất, tôi thầm nghĩ, nhưng không nói ra.
Đến lúc chúng tôi ăn bữa trưa, tôi cố gắng không so sánh nó với những gì có trong ngôi nhà ở Khu người Gia tô, nhưng tôi đã trở nên quen thuộc với thịt và bánh mì làm từ lúa mạch đen loại tốt. Mặc dù mẹ tôi nấu nướng khéo léo hơn Tanneke nhưng bánh mì đen thì khô, món rau hầm thì nhạt nhẽovì không có mỡ đểđem lại hương vị cho nó. Căn phòng cũng khác, không có những viên gạch bằng đá hoa cương, không có rèm sa tanh, không có những cái ghế bọc da được trang trí. Mọi thứ đều đơn giản và sạch sẽ, không được trang hoàng gì cả. Tôi yêu nó vì nó thân thuộc, nhưng giờ đây tôi ý thức được sự buồn tẻ của nó.
Đến cuối ngày thì thật nặng nềphải nói lời tạm biệt với cha mẹ - nặng nề hơn lần đầu tiên tôiđi, vì lần này tôi biếtmình sẽ trở về đâu. Agnes đi cùng tôi với Quảng trường Chợ.Khi chỉ còn lại hai chị em, tôi hỏi em xem em thế nào.
- Cô đơn, em đáp lời, một từ thật buồn bã thốt ra từ miệng cô bé mười tuổi.Trước đây, lúc nào em cũng là một cô bé hoạt bát nhưng giờ đây em đã trở nên lặng lẽ.
- Chủ nhật nào chị cũng sẽ về, - tôi hứa. - Và trong tuần chị có thể ghé qya một chút sau khi đã đi chợ mua thịt cá.
- Hoặc em có thể gặp chị khi chị đi ra ngoài mua các thứ,- em đề nghị, mặt rạng rỡ lên.
Chúng tôi quả thật cố gắng gặp nhau vài lần ở Khu Hàng thịt. Tôi luôn mừng khi trông thấy em chừng nào tôi đi một mình.
Tôi bắt đầu tìm chỗ đứng của mình trong ngôi nhà ở Oude Langendijck. Catharina. Tanneke và Cornelia đều có những lúc rất khó tính nhưng thường thì tôi được để yên với công việc của mình. Chắc đây là do ảnh hưởng của Maria Thins. Vì lý do riêng của mình, bà đã quyết định rằng tôi là một sự bổ sung hữu ích, và những người khác, kể cả đám trẻ con, noi theo gương bà.
Có thể bà cảm thấy rằng giờ đây, khi tôi đảm nhiệm việc giặt giũ, quần áo sạch sẽ hơn và được tẩy trắng hơn. Hoặc là giờ đây, khi tôi đi chợ, món thịt cũng mềm hơn. Hoặc ông cảm thấy dễ chịu hơn với xưởng vẽ sạch sẽ. Hai điểm đầu thì đúng. Điểm sau thì tôi không biết. Khi ông và tôi cuối cùng nói chuyện với nhau, câu chuyện không nhắc đến việc dọn dẹp của tôi.
Tôi thận trọng hướng bất cứ lời khen nào về việc chăm lo nhà cửa tốt hơn khỏi mình. Tôi không muốn có kẻ thù. Nếu Maria Thins thích món thịt, tôi nói rằng đó là do cách nấu nướng của Tanneke làm cho món thịt thành ngon như thế.Nếu Maertge nói rằng tạp dề của nó trắng hơn trước kia, tôi bảo do mặt trời mùa hè bây giờ đang đặc biệt chói chang.
Tôi tránh Catharine khi nào có thể. Rõ ràng là ngay từ giây phút cô ta nhìn thấy tôi thái rau trong bếp của mẹ tôi thì cô ta không thích tôi. Tâm trạng cô ta không hề được cải thiện chút nào bởi đứa bé mang trong bụng, nó khiến cô tả trở nên lóng ngóng, vụng về và không còn giống chút nào với vai trò cô ta cảm thấy - quý bà cao quý của ngôi nhà. Đó còn là một mùa hè nóng bức và đứa trẻ thì đặc biệt hiếu động. Nó bắt đầu đạp mỗi khi cô ta đi lại, ấy là cô ta nói vậy. Khi bụng cô ta to hơn, cô ta đi lại trong nhà với một vẻ mệt mỏi, đau đớn. Cô ta nằm lại trên giường ngày càng muộn hơn, thế nên Maria Thins là người cầm chùm chìa khóa và mở cửa xưởng vẽ cho tôi mỗi buổi sáng. Tanneke và tôi bắt đầu làm nhiều hơn công việc của cô ta khi trước - trông nom mấy đứacon gái, mua các vật dụng cho ngôi nhà, thay rửa cho đứa bé.
Một hôm, khi tâm trạng Tanneke vui vẻ, tôi hỏi chị ta sao họ không thuê thêm người hầu cho công việc nhẹ nhàng hơn.
- Với một ngôi nhà lớn thếnày, rồi tài sản bà chủ của chị, rồi những bức tranh của ông chủ, - tôi nói thêm, - chẳng nhẽ họ không thể thuê thêm một người hầu gái! Hay một chị bếp?
- Chà, - Tannke khịt mũi,- họ khó khăn mới trả được lương cho cô đấy.
Tôi ngạc nhiên - những đồng tiền trong tay tôi mỗi tuần thật ít ỏi. Tôi sẽ phải mất hàng năm làm việc mới có thể mua được một thứ gì đó đẹp đẽ như cái áo choàng màu vàng mà Catharia cẩu thả gập trong tủ. Họ không có vẻ là túng thiếu.
- Tất nhiên là họ sẽ tìm được cách để trả tiền vú emtrong vòng vài tháng khi đứa bé được sinh ra, - Tannke nói thêm. Giọng chị ta có vẻ chê trách.
- Tại sao?
- Để vú em cho đứa bé bú.
- Cô chủ sẽ không cho con bú à? Tôi ngốc ngếch hỏi.
- Cô chủ không thế có nhiều con đến thế nếu cô ấy tự cho con bú. Việc đó làm cho không có con được nữa, cô biết đấy, nếu tự cho con bú.
- Chà - tôi cảm thấy mình hoàn toàn mù tịt về những chuyện này, - Thế cô ấy muốn cóthêm con à?
Tannke cười khúc khích.
- Đôi lúc tôi nghĩ cô chủ đang dùng trẻconlắp đầy ngôi nhà vì cô ấy không thể dùng người hầu lấp đầy ngôi nhà như cô ấy muốn.
Chi ta hạ giọng:
- Ông chủ vẽ không đủ để trả công người hầu, cô thấy đấy. Mỗi năm ông ấy thưởng vẽ ba bức tranh. Đôi lúc chỉ có hai. Người ta không trở nên giàu có bằng cách đó được.
- Ông ấy không thể vẽ nhanh hơn được sao? - thậm chí ngay lúc nói tôi đã biết ông sẽ không làm thế. Ông sẽ chỉ luôn vẽ theo tốc độ của riêng ông.
- Bà chủ và cô chủ đôi lúc bất đồng. Cô chủ muốn ông chủ vẽ nhanh hơn, nhưng bà chủ nói rằng vẽ nhanh sẽ làm hỏng ông ấy mất.
- Maria Thins rất tinh tường.
Tôi hiểu rằngtôi có thể nói raý kiến của mình trước mặt Tanneka chừng nào tôi nói những chuyện khen ngợi Maria Thins. Tannke trung thành tuyệt đối với bà chủ của mình. Tuy nhiên, chị ta khôngmấy nhẫn nại với Catharina, và khi tâm trạng vui vẻ, chị ta khuyên tôi về việc phải cư xử thế nào với cô ta.
- Đừng để ý những điều cô chủ nói, - chị ta khuyên. - Đừng biểu lộ gì ra mặt khi cô ấy nói, rồi sau đó làm mọi việc theo cách của cô, hay theo cách mà tôi hay bà chủ bảo. Cô ấy không bao giờ kiểm tra đâu, cô ấy cũng chẳng bao giờ phát hiện ra đâu. Cô ấy chỉ ra lệnh cho chúng ta vì cô ấy cảm thấy cần phải ra lệnh. Nhưng chúng ta biết ai là chủ thật sự của chúng ta, và cô ấy cũng biết.
Mặc dầu Tanneke thường hay cáu với tôi, tôi đã học được cách không để ý đến chuyện đó vì chị ta chẳng bao giờ như vậy lâu. Tâm trạng chị ta luôn thay đổi, có lẽ do bị kẹt giữa Catharina và Marie Thins trong bao năm như vậy. Bất kể những lời tự tin rằngcứ lờ Catharina đi, chính Tanneke lại nghe theo lời khuyên của mình. Kiểu nói khó nghe của Catharina khiến chị ta buồn. Và Maria This, mặc dù rất công bằng, cũng không bảo vệ Tanneke trước Catharina. Tôi chưa từng nghe Maria Thins mắng mỏ congái vì bất cứ điều gì, dù rằng đôi lúc cần phải quở trách cô ta.
Còn có vấn đề trong việc chăm sóc nhà cửa của Tanneke. Có lẽ lòng trung thành của chị ta bù đắp cho tính cẩu thả của chị ta khi chăm sóc ngôi nhà- các góc nhà không được lau chùi, thịt cháy ở bên ngoài và chưa chín ở bên trong, ấm đun nước khôngđược lau chùi sạch sẽ. Tôi không thể hình dung ra nổi chị ta đã làm gì với xưởng vẽ của ông khi chị ta cố gắng dọn dẹp căn phòng đó. Mặc dầu Maria Thins hiếm khi mắng mỏ Tanneke, cả hai người đều biết rằng bà cần phải mắng, và chuyện này khiến Tanneke hoang mang và dễ giận hơn.
Tôi nhanh chóng hiểu ra, dù rằng rất sắc sảo, Maria Thins lại cư xử mềm mỏng với những người gần gũi bà nhất. Những lời chỉ trích của bà không gay gắt như bề ngoài của nó.
Trong số bốn đứa con gái, Cornelia là đứa đồng bóng nhất, như nó đã thể hiện ngay từ buổi sáng đầu tiên. Cả Lisbeth và Aleydis đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, trầm tính, còn Maertge đã đủ lớn đển bắt đầu hiểu được mọi việc trong nhà, việc đó khiến cô bẻ trở nên điềm tĩnh - dù rằng đôi lúc nó cũng có những cơn giận dữ và la mắng tôi y như mẹ nó. Cornelia thì không la hét nhưng có những lúc không thể nào kiểm soát nổi con bé. Thậm chí lời đe dọa về cơn giận dữ của Maria Thins mà tôi đã sử dụng ngày đầu tiên không phải lúc nào cũng hiệu quả. Có thể ngay phút trước thì con bé vui vẻ dễ chịu, sauđó thay đổi ngay, giốngnhư một con mèo đang dễ chịu rên gừ gừ nhưng lại cắn ngay bàn tay sờ vào nó. Trong khi rất trung thành với các chị gái, nó cũng chẳngngại ngần gì làm mấy đứa kia khóc bằng cách cấu các chị thật đau. Tôi cảnh giác với Cornelia và không thể yêu qúy nó như những đứa khác.
Tôi trốn chạy khỏi tất cả những chuyện đó trong khoảng thời gian tôi dọn dẹp xưởng vẽ. Maria Thins mở cửa phòng cho tôi và thỉnh thoảng bà nán lại ít phút xem xét bức tranh, cứ như thể đó là một đứa trẻ đang bị ốm cần bà chăm sóc. Dù vậy, khi bà đi rồi thì căn phòng là của riêng tôi. Tôi nhìn xung quanh xem có gì thay đổi không. Ban đầu nó dường như vẫn thế, ngày này qua ngày khác, nhưng khi đôi mắt tôi đã quen với những chi tiết của căn phòng, tôi bắt đầu nhận ra những thay đổi nhỏ - những cái cọ được sắp xếp lại trên nóc tủ, một trong những ngăn tủ bị hé mở, cái bay pha màu nằm cân bằng trên mép giá vẻ, cái ghế bị xê dịch đi một chút ra khỏi chỗ của nó bên cạnh cửa.
Tuy vậy, trong góc phòng, nơi ông vẽ, không có gì thay đổi cả. Tôi rất thận trọng không di chuyển bất cứ thứ gì, nhanh chóng điều chỉnh cách đo đạc của mình để tôi có thể lau chùi dọn dẹp chỗ đó cũng nhanh và tự tin như nhữngchỗ khác. Và sau khi thử nghiệm với những tấm vải khác, tôi bắt đầu lau chùi tấm vải màu xanh sẫm và cẩn thận sao cho nó hút bụi mà không làm hỏng những nếp nhăn.
Dường như bức tranh không thay đổi gì, dù tôi có xem xét kỹ lưỡng đều đến đâu cũng thế. Cuối cùng thì một hôm tôi thấy có một chiếc vòng ngọc trai khác được vẽ thêm vào cổ người đàn bà. Hôm khác thì bóng của tấm rèm cửa màu vàng đã trở nên lớn hơn. Tôi cũng nghĩ vài ngón tay phải đã bị dịch chuyển.
Cái áo choàng sa tanh bắt đầu trở nên trông thực đến nỗi tôi muốn vươn tay ra chạm vào nó.
Tôi gần như đã chạmvào cái áo thực hôm cô vợ ngài Rujiven để nó lại trên giường. Tôi đang vươn người để vuốt ve cổ áo lông thì tôi ngước lên và thấy Cornelia ở ngoài cửa, đang quan sát tôi. Những cô bé khác khỏi tôi đang làm gì nhưng Cornelia chỉ đơn giản quan sát. Điều đó còn tệ hại hơn bất kỳ câu hỏi nào. Tôi buông tay xuống và con bé mỉm cười.
Mấy tuần sau khi tôi bắt đầu làm cho nhà họ, một sáng Maertge khăng khăng đòi đi cùng tôi đến Khu Hàng cá. Cô bé thích chạy qua Quảng trường Chợ, nhìn các thứ vuốt ve các chú ngựa, tham gia vào các trò chơi của những đứa trẻ khác, ăn thứ món cá hun khói ở nhữnghàng khác nhau. Cô bé thọc vào sườn tôi trong lúc tôi đang muacá trích và hét lên.
- Nhìn kìa, chị Griet, nhìn cái diều kìa.
Cái diều trên đầu chúng tôi có hình một con cái với cái đuôi dài, gió khiến nó trông như đang bơi trong không khí, những con mòng biển chao lượn xung quanh. Trong lúc cười tôi thấy Agnes lởn vờn gần chúng tôi, đôi mắt emdán vào Maertge. Tôi vẫn chưa kể với Agnes rằng có một cô bé tầm tuổi emtrong ngôi nhà đó- tôi sợ chuyện đó làm em buồn và nghĩ rằng em đã bị người khác thay thế.
Đôi lúc, khi về thăm gia đình, tôi cảm thấy lúng túng khi kể cho họ bất cứ điều gì. Cuộc sống mới của tôi đã dần thay thế cuộc sống cũ.
Khi Agnes nhìn tôi, tôi khẽ lắc đầu sao cho Maertge không nhìn thấy và quay đi để bỏ cá vào làn. Tôi rõ ra bận rộn - tôi không thể chịu đựng khi phải nhìn thấy nỗi đau trên khuôn mặt em. Tôi không biết Maertge sẽ làm giò nếu Agnes nói chuyện với tôi.
Khi tôi quay lại Agnes đã không còn ở đó.
Tôi sẽ phải giải thích với em khi tôi gặp em vào Chủ nhật. Tôi nghĩ giờ đây tôi có hai gia đình, và hai gia đình đó không được lẫn lộn với nhau.
Sau đó tôi luôn cảm thấy xấu hổ khi mình đi quay lưng lại với chính em gái mình.
Tôi đang ở bên ngoài phơi đồ, giũ từng món trước khi treo chúng thẳng thớm trên dây khi Catharine xuất hiện, thở nặng nề. Cô ta ngồi xuống cái ghế bên cạnh cửa, nhắm mắt lại và thở. Tôi tiếp tục việc mình đang làm như thể chuyện cô ta đến với tôi là hết sức bình thường nhưng cằm tôi nghiến lại.
- Họ đi chưa?- cô ta bất ngờ hỏi.
- Ai cơ, thưa cô?
- Họ, cái con bé ngốc nghếch này. Chồng tôi và… - đi xem họ đã lên tầng chưa.
Tôi thận trọng bước ra hành lang. Hai đôi chân đang đi trên cầu thang.
- Ông có giữ được nó không?- Tôi nghe tiếng ông hỏi.
- Được, được, tất nhiên. Ông biết là nó không nặng lắmmà, - một người đàn ông khác trả lời, giọng trầm đục như âm thanh từ giếng.- Chỉ hơi bất tiện chút thôi.
Họ lên đến bậc trên cùng cầu thang và vào xưởng vẽ. Tôi nghe tiếng cửa phòng đóng sập lại.
- Họ đi chưa?- Catharina rít lên.
- Họ đang ở trong xưởng vẽ, thưa cô, - tôi trả lời.
- Tốt. Giờ thì giúp tôi đứng dậy.
Catharina chìa tay ra và tôi kéo cô ta đứng lên. Tôi không nghĩ cô ta có thể to ra nhiều thế và vẫn cố đi lại được. Cô ta di động dọc theo hành lang như một con tàu đang chỡ nặng, ép chùm chìa khóa vào người để chúng không kêu leng keng và biến vào phòng lớn.
Sau đó tôi hỏi Tanneke tại sao Catharine lại trốn.
- À, ngài Leeuwenhoek ở đây, - chị ta trả lời, cười khúc khích. - Một người bạn của ông chủ. Cô chủ sợ ông ấy.
- Tại sao?
Tanneke thậm chí còn cười hơn.
- Cô chủ làm vỡ hộp của ông ấy. Cô ấy đang nhìn vào đó thì làm nó đổ. Cô biết cô ấy vụng về thế nào rồi đấy.
Tôi nghĩ đến con dao của mẹ quay tròn trên nền nhà.
- Cái hộp nào?
- Ông ấy có một cái hộp gỗ mà cô nhìn vào đó và thấy các thứ.
- Thứ gì?
- Mọi thứ!- Tanneke trả lời vẻ mất kiên nhẫn. Rõ ràng là chị ta không muốn nói chuyện về cái hộp. - Cô chủ làm vở cái và ngài Leeuwenhoek giờ đây không muốn nhìn thấy cô ấy. Đó là lý do tại sao ông chủ không cho cô chủ vào xưởng vẽ trừ khi ông ấy ở đó. Chắc ông ấy sợ cô ta làm đổ bức tranh!
Tôi đã phát hiện ra cái hộp gì đó vào buổi sáng hôm sau, ngày ông nói với tôi về những thứ mà phải hàng tháng trời tôi mới hiểu được.
Khi tôi vào lau chùi xưởng vẽ thì giá vẽ và ghế đã được dẹp sang một bên. Bàn vẫn ở chỗ cũ, đã được dọn sách giấy và tranh ảnh. Trên đó là một cái hộp gỗ nhỏ hơn được gắnvào bên thành và từ đó nhô ra một vật hình tròn.
Tôi không hiểu đó là cái gì nhưng tôi không dám đụng vào nó. Tôi đi xung quanh làm công việc lau chùi dọn dẹp, thỉnh thoảng lại liếc nhìn nó nhưthể bỗng dưng công dụng của nó sẽ trở nên rõ ràng với tôi.
Tôi dọn sạch góc phòng, sau đó dọn đến phần còn lại của căn phòng, phủi bụi cái hộp gỗ sao cho hầu như không dùng khăn chạm vào nó. Tôi dọn dẹp phòng kho và lau sàn. Khi đã làm xong, tôi đứng trước cái hộp, khoanh tay, đi xung quanh nghiên cứu nó.
Lưng tôi quay lại cửa nhưng bỗng dưng tôi biết rằng ông đang đứng đó. Tôi không hiểu là phải quay lại hay chờ ông lên tiếng.
Chắc là ông làm cánh cửa kêu, vì khi đó tôi có thể quay lại và đối mặt với ông. Ông đang đứng dựa vào cửa, khoác một cái áo choàng dài màu đen bên ngoài quần áo ngày thường. Ông tò mò quan sát tôi nhưng không có vẻ lo lắng rằng tôi sẽ làm hỏng cái hòm.
- Cô có muốn nhìn vào đó không? - ông hỏi. Đó là lần đầu tiên ông nói chuyện trực tiếp với tôi kể từ khi ông hỏi tôi về những miếng rau từ nhiều tuần trước.
- Vâng, thưa ngài, tôi muốn,- tôi trả lời mà không biết mình đang đồng ý cái gì. - Đó là cái gì vậy?
- Đó là hộp xem ảnh.
Những lời đó đối với tôi chẳng có ý nghĩa gì. Tôi đứng sang bên, xem ông mở khóa và nâng một phần nắp hộp lên. Cái nắp chia làm hai phần và được nối với nhau bằng bản lề. Ông chống nắp lên ở góc sao cho cái hộp được mở hé ra. Phía bên dưới có miếng kính nhỏ. Ông vươn người, hé nhìn vào khoảng giữa nắp và cái hộp, sau đó chạm vào miếng hình tròn ở cuối chiếc hộp nhỏ hơn. Ông dường như đang nhìn cái gì đó, mặc dầu tôi không nghĩ có gì nhiều trong chiếc hộp để phải quan tâm đến nhưvậy.
Ông đứng lên, nhìn vào góc nhà tôi đã lau chùi rất cẩn thận, sau đó vươn người ra và đóng cánh cửa chớp chỗ cửa sổ giữa, sao cho căn phòng chỉ còn được chiếu sáng bởi chiếc cửa sổ trong góc.
Sau đó ông cởi áo choàng.
Tôi bứt rứt chuyển từ chân này sang chân kia.
Ông bõ mũ ra, đặt nó lên trên ghế bên cạnh giá vẽ, trùm áo choàng lên đầu khi cúi người xuống cái hộp một lần nữa.
Tôi lùi lại một bước và nhìn khung cửa sau mình. Những ngày này Catharina chẳng có mấy mong muốn trèo lên cầu thang nhưng tôi tự hỏi Maria Thins, hay Cornelia hay bất kỳ ai khác sẽ nghĩ gì nếu nhìn thấy chúng tôi. Khi quay lại, tôi chăm chăm nhìn vào đôi giày ông sáng bóng lên vì vừa được tôi đánh ngày hôm trước.
Cuối cùng thì ông đứng thẳng lên và kéo cái áo choàng ra khỏi đầu, tóc tai rối bù.
- Nào Griet, xong rồi. Bây giờ cô nhìn đi.
Ông bước lùi ra xa, xa khỏi cái hộp và chỉ cho tôi đến đó. Tôi đứng nhưbịchôn chân tại chỗ.
- Thưa ngài.
- Trùm cái áo choàng lên đầu nhưtôi làm ấy. Khi đó hình ảnh sẽ rõ nét hơn. Và nhìn nó từ góc này để hình ảnh không bị lộn ngược.
Tôi không biết phải làm gì. Ý nghĩ tôi bị trùm kín bằng cái áo choàng của ông, không thể nhìn thấy gì, còn trong lúc đó ông thì nhìn tôi khiến tôi muốn ngất xỉu.
Nhưng ông là ông chủ của tôi. Tôi phải làm theo lời ông.
Tôi mìm cười, rồi sau đó bước đến gần cái hộp, về phía nắp đã được nâng lên. Tôi cúi người xuống và nhìn vào ô kính vuông màu sữa được gắn bên trong. Trên đó là một bức tranh lờ mờ về cái gì đó.
Ông nhẹ nhàng dùng cái áo choàng trùm lên đầu tôi đế nó che đi ánh sáng. Cái áo vẫn còn mang hơi ấm của ông và tỏa mùi những viên gạch khi bị ánh mặt trời thiêu đốt. Tôi đặt tay lên mặt bàn cho khỏi run và nhắm mắt lại trong giây lát. Tôi có cảm giác nhưmình uống phần bia buổi tối quá nhanh.
- Cô nhìn thấy cái gì nào? - tôi nghe thấy ông hỏi.
Tôi mở mắt ra và nhìn thấy bức tranh, không có người đàn bà trong đó.
- Ôi!
Tôi đứng vụt dậy khiến cái áo choàng tuột khỏi đầu và rơi xuống sàn nhà. Tôi lùi ra xa khỏi cái hộp, giẫm chân lên cái áo.
Tôi vội dịch chân ra.
- Thưa ngài, tôi xin lỗi. Tôi sẽ giặt cái áo ngay buổi sáng hôm nay,
- Không phải quan tâm chuyện cái áo, Griet. Cô thấy gì?
Tôi nuốt nước bọt. Tôi lúngtúng khủng khiếp, và hơi sợ một chút. Cái ở trong cái hòm là một trò bịp của quỷ sứ, hay một cái gì đó của những người theo đạo Thiên chúa mà tôi không hiểu được.
- Thưa ngài, tôi nhìn thấy bứctranh. Chỉ có điều là không có người đàn bà trong đó và nó nhỏ hơn. Còn mọi cái thì - đảo lộn.
- Đúng rồi, hình ảnh bị lộn ngược từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có gương để chỉnh cái đó.
Tôi không hiểu ông đang nói gì.
- Nhưng.
- Sao?
- Tôi không hiểu, thưa ngài. Làm sao mà nó lại ở trong đó.
Ông nhặt cái áo choàng và giũ. Ông cười. Khi cười, khuôn mặt ông nhưmột cửa sổ đang mở.
- Cô có nhìn thấy cái này không? - ông chỉ vào vật tròn ở đầu chiếc hộp nhỏ hơn. - Đây gọi là ống kính. Nó được làm từ một mẫu kính cắt theo cách nhất định. Khi ánh sáng từ cảnh kia - ông chỉ ra góc- đi qua nó vào cái hộp, nó chiếu lên hình ảnh để chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh ở đây. Ông vỗ vào tấm kính đục.
Tôi nhìn ông thật chăm chú, cố gắng hiểu, đến mứcmắt tôi bắt đầu chảy nước.
- Hình ảnh là gì, thưa ngài? Tôi không biết từ đó.
Có cái gì đó thay đổi trên khuôn mặt ông, cứ nhưthể lúc trước ông nhìn qua vai tôi nhưng giờ đây đang nhìn tôi.
- Đó là bức ảnh, giống nhưmột bức tranh.
Tôi gật đầu. Hơn tất cả mọi điều, tôi muốn ông nghĩ rằng tôi có thể hiểu kịp những gì ông nói.
- Mắt cô rất to,- khi đó ông nói.
Tôi đỏ mặt.
- Tôi đã được nghe nói vậy, thưa ngài.
- Cô có muốn xem lần nữa không?
Tôi không muốn nhưng tôi biết rằng mình không thể nói nhưvậy. Tôi nghĩ trong giây lát.
- Tôi sẽ xem lần nữa, thưa ngài, nhưng chỉ khi tôi được ở lại một mình.
Trông ông ngạc nhiên, sau đó thì cười cười.
- Được thôi, - ông đáp. Ông chìa cho tôi cái áo choàng. - Mấy phútnữa tôi sẽ quay lại và sẽ gõ cửa trước khi bước vào.
Ông đi ra, khép cửa lại sau lưng mình. Tôi cầm cái áo choàng của ông, tay run run.
Trong giây lát tôi nghĩ mình có thể đơn giản giả vờ là đã xem và nói là đã xem. Nhưng ông sẽ biết là tôi nói dối.
Và tôi cũng tò mò. Khi không có ông đứng đó quan sát tôi thì việc xem cũng dễ dàng hơn. Tôi hít một hơi thật sâu và nhìn vào trong hộp. Tôi có thể nhìn thấy trong tấm kính đấy vết mờ mờ của cảnh ở góc phòng. Khi tôi đưa cái áo choàng lên đầu, hình ảnh. Như cách ông gọi, mỗi lúc một rõ - cái bàn, những cái ghế,tấm rèm vàng trong góc phòng, bức tường màu đen với tấm bản đồ treo trên đó, chiếc bình gốm sáng lên trên mặt bàn, chiếc chậu thiếc, chổi lông, bức thư. Tất cả đều ở đó, tập hợp lại trước mắt tôi trên một bề mặt phẳng, một bức tranh mà không phải là bức tranh. Tôi thận trọng sờ vào tấm kính - nó trơn và lạnh, không có dấu vết tranh vẽ trên đó. Tôi bỏ cái áo choàng ra và hình ảnh trông lờ mờ trở lại, dù rằng nó vẫn ở đó. Tôi lại trùm chiếc áo choàng lên người một lần nữa, che đi ánh sáng và quan sát những màu sắc óng ánh xuất hiện trở lại. Chúng dường như còn rực rỡ hơn và nhiều màu sắc hơn khi ở trên tầm kính so với khi chúng ở trong góc phòng.
Rời mắt khỏi cái hộp cũng khó như rời mắt khỏi bức tranh vẻ người đàn bà đeo chuỗi ngọc khi lần đầu tiên nhìn thấynó. Khi nghe thấy tiếng gõ cửa tôi chỉ có vừa đủ thời gian đứng thẳng dậy và để cho cái áo choàng tuột xuống vai trước khi ông bước vào.
- Cô có xem lần nữa không, Griet? Cô có xem cẩn thận không?
- Tôi đã xem, thưa ngài, nhưng tôi vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về những gì mình đã nhìn thấy, tôi chỉnh lại chiếc mũ.
- Thật ngạc nhiên, đúng không? Tôi cũng kinh ngạc như cô khi lần đầu tiên ông bạn chỉ cho tôi xem. 3
3
- Nhưng sao ngài lại nhìn vào đó khi mà ngài có thể ngắm tranh của chính mình?
- Cô chẳng hiểu gì cả, - ông vỗ tay vào cái hộp. - Đây là một công cụ. Tôi sử dụng nó để giúp tôi nhìn, để sao cho tôi có thể vẽ được.
- Nhưng... ngài dùng đôi mắt của mình để nhìn cơmà.
- Đúng rồi, nhưng đôi mắt của tôi không phải lúc nào cũng nhìn thấyhết mọi thứ.
Mắt tôi vụt lia tới góc phòng, cứ như thế chúng sẽ phát hiện được một điều gì đó bất ngờ được giấu từ trước, đằng sau chiếc bút lông, hiện ra từ bóng của tấm vải màu xanh.
- Griet, cô nói đi,- ông tiếp tục,- cô có nghĩ tôi chỉ đơn giản vẽ những gì có ở trong góc này?
Tôi nhìn bức tranh, không biết trả lời sao. Tôi có cảm giác nhưtôi đang bị đưa vào bẫy. Bất kể tôi trả lời thế nào cũng sẽ sai.
- Cái hộp xem ảnh giúp tôi nhìn theo cách khác, - ông giải thích. - Nhìn nhiều hơn những thứ ở đây.
Khi ông nhìn thấy vẻ ngơ ngác trên khuôn mặt tôi, chắc ông phải tiếc là đã nói nhiều đến thế với một người nhưtôi. Ông quay lai đi và đóng cái hộp lại. Tôi cởi cái áo choàng của ông ra và đưa lại cho ông.
- Thưa ngài…
- Cảm ơn cô, Griet, - ông vừa nói vừacầm cái áo từ tay tôi.- Cô đã dọn dẹp ở đây xong chưa?
- Thưa ngài, xong rồi ạ.
- Vậy thì cô có thể đi.
- Cảm ơn ngài, - tôi nhanh chóng thu dọn đồ dùng lau chùi của mình rồi đi ra, cánh cửa đóng lại sau lưng.
Tôi nghĩ về những điều ông nói, về việc cái hộp giúp ông nhìn thấy nhiều thứ hơn. Mặc dầu tôi không hiểu tại sao, tôi biết ông đúng vì tôi có thể nhìn thấy điều đó trong bức tranh vẽ người đàn bà, trong cả những gì tôi nhớ về bức tranh vẽ thành phố Delft. Ông nhìn sự vật theo cách những người khác không nhìn thấy, nên thành phố nơi tôi đã sống ở đó cả đời trởthành một nơi khác lạ, nên một người đàn bà trở nên xinh đẹp khi ánh sáng chiếu trên khuôn mặt cô ta.
Ngày hôm sau, lúc vào xưởng vẽ tôi nhìn vào chỗ cái hộp và nó đã không còn ở đó. Giá vẽ đã trở lại chỗ cũ. Tôi nhìn vào bức tranh. Trước kia tôi chỉ thấy những thay đổi rất nhỏ trong bức tranh. Giờ đây có một thay đổi dễ dàng nhận thấy - tấm bản đồ treo trên bức tường đằng sau người đàn bà đã được bỏ đi khỏi cả bức tranh và cả phông cảnh. Bức tường giờ đây trống trơn. Vì thế bức tranh trông đẹp hơn - nó đơn giản hơn, những đường nét của người đàn bà trở nên rõ nét hơn trên nền bức tường hơi nâu pha trắng. Nhưng sự thay đổi khiến tôi buồn - nó bất ngờ quá. Tôi không nghĩ ông sẽ làm nhưvậy.
Tôi cảm thấy bứt rứt khi rời xưởng vẽ và trong lúc đi lên Khu Hàng thịt tôi không nhìn xung quanh nhưmọi khi. Dù vẫn vẫy tay chào người hàng thịt quen nhưng tôi không dừng lại, thậm chí cả khi anh ta gọi tên tôi.
Pieter con đang trông quầy hàng một mình. Kể từ ngày đầu tiên đó, tôi đã gặp anh ta mấy lần, nhưng lúc nào cũng có mặt bố anh ta, anh ta đứng đằng sau bố trong lúc ông bố lấy tiền. Bây giờ anh ta nói.
- Chào cô Griet. Tôi đang tự hỏi khi nào cô sẽ đến.
Tôi nghĩ nói nhưvậy nghe thật ngốc nghếch vì ngày nào tôi chả mua thịt vào đúng giờ đó.
Mắt anh ta không nhìn vào mắt tôi.
Tôi quyết định không nhận xét gì về lời nói của anh ta.
- Anh cho ba pound bò để hầm. Và anh có còn loại xúc xích mà cha anh bán cho tôi ngày hôm trước không? Mấy cô bé thích mónđó.
- Tôi e không còn.
Một người đàn bà đến đứng sau lưng tôi, chờ đến lượt mình. Pieter con nhìn bà ta.
- Cô có thể chờ một chút được không? - anh ta thấp giọng nói với tôi.
- Chờà?
- Tôi muốn hỏi cô một chuyện.
Tôi đứng sang bên để anh ta có thể phục vụ cho người đàn bà kia. Tôi không thích chờ đợi như vậy khi trong người tôi bứt rứt đến thế nhưng tôi chẳng có mấy lựa chọn.
Khi anh ta đã xong việc và chúng tôi chỉ còn lại một mình, anh ta hỏi.
- Gia đình cô sống ở đâu?
- Oude Langendijck, ở Khu ngườiGia tô.
- Không không, gia đình của cô cơ.
Tôi đỏ mặt vì nhầm lẫn của mình:
- Cách xa Kênh Rietveld, gần Cổng thành Koe. Tại sao anh lại hỏi.
Cuối cùng thì đôi mắt anh ta cũng nhìn thẳng vào mắt tôi.
- Có thông báo về bệnh dịch hạch ở khu vực đó.
Tôi lùi lại một bước, mắt mở to:
- Có lênh cách ly chưa?
- Chưa. Người ta đang định hôm nay.
Về sau tôi mới nhận ra rằng chắc anh ta đã phải hỏi những người khác về tôi. Nếu anh ta không biết từ trước nơi gia đình tôi sống, anh ta sẽ không bao giờ để nói cho tôi chuyện đó.
Tôi không nhớ từ đó tôi đã đi về như thế nào. Chắc là Pieter con để thịt vào làn cho tôi. Tất cả những gì tôi biết là tôi về đến ngôi nhà, thả chiếc làn xuống chân Tanneke và nói:
- Tôi cần phải gặp cô chủ.
Tanneke lục lọi chiếc làn:
- Không có xúc xích mà cũng chẳng có gì thay cho xúc xích. Cô bị làm sao thế hả? Quay lại Khu Hàng thịt ngay.
- Tôi cần phải gặp cô chủ,- tôi nhắc lại,
- Sao vậy,- Tannke trở nên tò mò. - Cô có làm gì sai trái không đấy hả?
- Gia đình tôi có thể bị cách ly. Tôi phảivề với họ.
- Ôi, - Tanneke cựa mình vẻ không chắc chắn. - Tôi không biết gì về chuyện đó. Cô sẽ phải hỏi. Cô ấy đang ở cùng bà chủ.
Catharina và Maria Thins đang ở trong phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá. Maria Thins đang hút tẩu. Họ ngừng nóichuyện khi tôi bước vào.
- Chuyện gì vậy hả cô hầu gái?- Maria Thins cằn nhằn.
- Thưa cô, - tôi hướng tớiCatharina, - tôi nghe nói khu phố nơi gia đình tôi ở có thể bị cách ly. Tôi muốn về thăm họ.
- Cái gì, và mang bệnh lại đâyà? - cô ta đập tay.- Chắc chắn là không. Cô điên đấyà?
Tôi nhìn Maria Thins làm Catharina càng điên tiết hơn.
- Tôi đã nói không, - cô ta tuyên bố. - Tôi mới là người quyết định cô có thể làm gì và không thể làm gì. Cô quên rồià?
- Không, thưa cô, tôi cụp mắt nhìn xuống.
- Chủ nhật cô cũng khôngđược về nhà cho tới khi mọi thứ an toàn. Bây giờ thì đi đi, chúng tôi có chuyện phải bàn, không cần cô cứ luẩn quẩn ở đây.
Tôi đem đống đồ giặt giũ ra sân sau rồi ngồi ngoài đó quay lưng lại cửa để không phải nhìn thấy ai. Tôi khóc trong lúc vò một cái váy của Maertge. Khi ngửi thấy mùi chiếc tẩu của Maria Thins, tôi chùi mắt nhưng cũng không quay lại.
- Cô gái, cô đừng có ngốcnghếch, - Maria Thins nói nhẹ nhàng sau lưng tôi. - Cô không thể làm gì cho họ được và cô phải giữ gìn cho bản thân. Cô là một cô gái thông minh và cô có thể hiểu được điều đó.
Tôi không trả lời. Một lát sau tôi đã không còn ngửi thấy mùi tẩu của bà nữa.
Buổi sáng hôm sau ông bước vào khi tôi đang quét dọn xưởng vẽ.
- Griet, tôi lấy làm tiếcphải nghe về sự không may của gia đình cô.
Từ cây chổi, tôi nhìn lên. Đôi mắt ông ánh lên vẻ tử tế và tôi cảm thấy có thể hỏi ông:
- Thưa ngài, liệu ngài có thể nói cho tôi biết lệnh cách ly đã được đưa ra chưa ạ?
- Rồi, sáng hôm qua.
- Cám ơn ngài đã nói cho tôi biết.
Ông gật đầu và định đi khi tôi nói:
- Thưa ngài, tôi có thể hỏi ngài thêm một chút được không ạ, về bức tranh.
Ông dừng lại nơi khung cửa:
- Gì vậy?
- Khi ngài nhìn vào cái hòm, nó có mách bảo ngài bỏ tấm bản đồ khỏi bức tranh không ạ?
- Có, nó có nói.
Khuôn mặt ông trở nên chăm chú như khi con cò trông thấy một con cá nó có thể bắt.
- Cô có thấy hài lòng là tấm bản đồ đã được bỏ đi không?
- Bức tranh bây giờ đẹp hơn.
Vào lúc khác, tôi không nghĩ mình dám nói một điều như vậy, nhưng nỗi hiểm nguy đối với gia đình đã khiến tôi trở nên liều lĩnh.
Nụ cười của ông khiến tôi phải nắm chặt chiếc chổi.
Tôi không thể nào làm việc tốt được. Tôi lo cho gia đình chứ không bận tâm việc tôi có thể lau nhà sạch sẽnhư thế nào hay giặt giũ những tấm khăn trải giường trắng ra làm sao. Trước đây không ai có thể nói gì về chuyện tôi chăm sóc nhà cửa cẩn thận, nhưng bây giờ ai cũng nhận thấy tôi cẩu thả như thế nào. Lisbeth kêu ca về chiếc tạp dề còn những vết bẩn. Tanneke cảm nhận rằng tôi quét nhà làm bụi bay lên dính đầy vào đĩa. Catharina la mắng tôi mấy lần - vì quên không là cổ tay áo của cô ta, vì mua cá tuyết trong khi tôi phải mua cá trích, vì để lửa tắt ngấm.
Maria Thins lẩm bẩm lúc đi ngang qua tôi ở hành lang:
- Vững vàng lên nào, cô gái.
Chỉ duy nhất ở xưởng vẽ là tôi có thể làm được như trước kia tôi vẫn làm, giữ lại sự chính xác mà ông cần.
Tôi không biết làm gì vào cái ngày Chủ nhật đầu tiên khi tôi không được về nhà ấy. Tôi cũng không được đi đến nhà thờcủa chúng tôivì cả nó cũng nằm trong vùng bị cách ly. Dù vây, tôi không muốn ở lại trong ngôi nhà, bất kể người Thiên chúa giáo làm gì vào các ngày Chủ nhật, tôi không muốn ở lại với họ.
Họ cùng nhau đi đến nhà thờ dòng tên ở góc phố Molenpoort. Mấy đứa con gái mặc những cái váy đẹp, thậm chí Tanneke còn thay một bộ váy len màu nâu hơi vàng và bế Johannes. Catharina bám vào tay chồng đi chậm rãi. Maria Thins khó lại cánh cửa sau lưng. Tôi đứng trên những viên gạch trước cửa ngôi nhà trong lúc họ đi khuất và nghĩxemmình phải làm gì. Tháp chuông Nhà thờ Mới trước mặt tôi bắt đầu đổ chuông báo giờ.
Tôi đã được rửa tội ở đó, tôi nghĩ. Chắc chắn họ sẽ cho tôi vào dự lễ.
Tôi rón rén đi vào một khoảng không bao la, cảm thấy mình như con chuột nấp trong nhà một người giàu có. Bên trong mát mẻ và hơi tối, những chiếc cột tròn nhẵn thín vươn lên,trần nhà cao tít bên trên như thể chạm đến bầu trời. Đằng sauchiếc bục của mục sư là ngôi mộ khảm đá cẩm thạch vĩ đại của William Hoàng đế.
Tôi chẳng nhìn thấy ai quen biết, chỉ có những người mặc những bộ quần áo trang nhã mà cả vải và cách cắt may đều đẹp hơn bất cứ bộ nào tôi từng có. Tôi đứng nấp sau một chiếc cột để dự buổi lễ mà hầu như tôi chẳng nghe thấy gì, tôi quá căng thẳng về chuyện ai đó có thể tiến lại và hỏi tôi đang làm gì ở đây. Đến cuối buổi lễ tôi lẻn ra thật nhanh, trước khi có người đến được gần tôi. Cửa vẫn đóng và khóa im ỉm. Chắc buổi lễ của người Thiên chúa kéo dài hơn buổi lễ của chúng tôi, tôi nghĩ.
Tôi đi xa hết mức có thể về phía nhà tôi và chỉ dừng lại khi đến một chạm gác có người lính đứng chặn đường.
- Thế nào rồi?- tôi hỏi người lính, - trong kia ấy.
Anh ta nhún vai và không trả lời. Trông anh ta thật nóng nực trong cái áo choàng và mũ vì mặc dù mặt trời chưa lên nhưng không khí ấm áp và ngột ngạt.
- Có danh sách không? Những người đã chết ấy? - tôi gần như không thể nói ra lời.
- Vẫn chưa.
Tôi không ngạc nhiên, danh sách luôn chậm trễ, và thường không đầy đủ. Những lời truyền miệng thường chính xác hơn.
- Anh có biết... anh có nghe nói liệu ông Jan thợ vẽ gạch....
- Tôi không biết gì về bất cứ ai ở đây. Cô sẽ phải chờ.
Tôi gắng nói chuyện với một người lính khác ở trạm gác trên một phố khác. Mặc dù có vẻ thân thiện hơn, anh ta cũng không thể nói cho tôi biết gì hơn về gia đình tôi.
- Tôi có thể hỏi quanh đây, nhưng không phải không công,- anh ta nói thêm, cười và nhìn tôi từ đầu đến chân để tôi biết anh ta không định nói đến chyện tiền nong.
- Anh không thấy xấu hổ à? - tôi đập lại, - lợi dụng những người đang trong tình cảnh khổ sở như thế.
Nhưng anh ta không tỏ vẻ xấu hổ. Tôi đã quên mất lính tráng khi nhìn thấy gái trẻ thì chỉ còn nghĩ đến mỗi một điều.
Khi tôi về đến phố Oude Langendijck, tôi cảm thấy nhẹ cả người khithấy ngôi nhà mở cửa. Tôi lẻn vào trong và cả chiều trốn ở sân nhỏ với cuốn kinh. Buổi tối tôi chẳng ăn uống gì mà chui luôn vào giường, bảo với Tanneke là tôi bị đau bụng.
Ở chỗ hàng thịt, trong lúc ông bố đang bận rộn với ai đó, Pieter con kéo tôi sang một bên.
- Cô đã có tin tức gi về gia đình chưa?
Tôi lắc đầu:
- Chẳng ai có thể nói gì cho tôi được cả.
Tôi không nhìn anh ta. Sự quan tâm của anh ta khiến tôi cảm thấy mình như vừa bước chân khỏi con thuyền và mặt đất đang tròng trành dưới chân tôi.
- Tôi sẽ tìm hiểu cho cô, - Pieter tuyên bố. Giọng của anh ta cho thấy rõ là tôi không nên tranh luận với anh ta.
- Cảm ơn anh, - tôi đáp lời sau một khoảng im lặng dài. Tôi tự hỏi không biết mình sẽ làm gì nếu anh ta thực sự tìm ra được điều gì đó. Anh takhông đòi hỏi điều gì như gã lính, nhưng tôi sẽ mang ơn anh ta. Tôi không muốn phải mang ơn ai cả.
- Có thể phải mất mấy ngày đấy, - Pieter lẩm bẩm trước khi anh ta quay sang đưa cho ông bố lá gan bò. Anh ta chùi tay vào tấm tạp dề. Tôi gật đầu, đôi mắt nhìn vào tay anh ta. Chỗ kẽ móng tay dính đầy máu.
Tôi nghĩ tôi sẽ phải quen với cảnh đó.
Tôi mong đến lúc đi làm việc vặt còn hơn mong đến lúc lau chùi dọn dẹp. Dẫu vậy, tôi cũng sợ nó, đặc biệt những giây phút Pieter con ngẩng đầu lên khỏi công việc và nhìn thấy tôi, tôi tìm câu trả lời trong đôi mắt anh ta. Tôi muốn biết, dù vậy, chừng nào tôi chưa biết thì còn có thể hy vọng.
Đã mấy ngày trôi qua kể từ khi tôi mua thịt của anh ta hoặc đi ngang qua hàng anh ta sau khi đã mua cá và anh ta chỉ đơn giản lắc đầu. Sau đó, một hôm anh ta ngẩng đầu lên rồi nhìn đi chỗ khác và tôi biết anh ta sẽ nói gì. Tôi không biết đó là ai.
Tôi phải chờ cho đến khi anh ta bán xong cho mấy khách hàng. Tôi cảm thấy nôn nao đến mức muốn ngồi xuống nhưng nền quầy hàng dính đầymáu.
Cuối cùng thì Pieter con cởi tạp dề và đi đến bên tôi.
- Em gái cô, Agnes,- anh ta nói nhẹ nhàng. - Cô bé rất ốm.
- Thế còn cha mẹ tôi.
- Cho đến bây giờ thì họ vẫn mạnh khỏe.
Tôi không hỏi anh ta phải mất những gì để tìm hiểu được cho tôi.
- Cảm ơnanh, Pieter, - tôi thì thầm.- Đây là lần đầu tiên tôi gọi tên anh ta.
Tôi nhìn vào đôi mắt anh ta và thấy trong đó lòng tốt. Tôi cũng nhìn thấy cái mà tôi sợ - sự mong chờ. -
o O o
Đến chủ nhật thì tôi quyết định đi thăm cậu em trai. Tôi không biết nó có biết gì về việc cách ly hay Agnes không. Tôi rời khỏi ngôi nhà từ sớm và đi bộ đến xưởng nơi học việc, phía bên ngoài thành phố và không xa cổng thành Rotterdam. Khi tôi đến, Frans vẫn còn đang ngủ. Người đàn bà đã trả lời tôi ngoài cổng cười khi tôi gặp Frans.
- Nó sẽ còn ngủ hàng giờ nữa, - bà ta trả lời. - Bọn nó ngủ cả ngày Chủ nhật, cái đám học việc ấy. Ngày nghỉ của tụi nó mà.
Tôi không thích cách nói của bà ta, cả những gì bà ta nói.
- Làm ơn đánh thức cậu ấy dậy và bảo chị gái của cậu ấy ở đây, - tôi yêu cầu, giọngtôi hơi giống giọng Catharina.
Người đàn bà nhướng mày.
- Tôi không biết là Frans xuất thân từ một gia đình cao quý đến thế để họ lên giọng với người khác cơ đấy.
Bà ta biến mất và tôi không biết liệu bà ta có buồn đánh thức Frans không. Tôi ngồi lên một bức tường thấp chờ đợi. Một gia đình đi ngang qua tôi trên đường đi lễ. Bọn trẻ con, hai đứa con gái và hai đứa con trai, chạy phía trước bố mẹ, cũng như chúng tôi ngày xưa. Tôi dõi theo cho đến khi bóng họ khuất hẳn.
Cuối cùng thì Frans cũng xuất hiện, tay đang xoa mặt cho hết buồn ngủ.
- Ôi, chị Griet. Em không biết đó là chị hay Agnes nữa. Em nghĩ là Agnes không đi xa thế một mình được,- cậu nói.
Cậu còn chưabiết. Tôi không thể giấu cậu, thậm chí là nói một cách nhẹ nhàng cũng không.
- Agnes đang bị bệnh dịch hạch,- tôi thốt ra.- Lay Chúa cứu vớt em và gia đình chúng ta.
Frans ngừng xoa amựt. Mắt cậu đỏ hoe.
- Em Agnes à? - cậu lúng túng nhắc lại. Làm sao chị biết chuyện này.
- Có người tìm hiểu giúp chị.
- Chị không gặp cả nhà à?
- Ởđó đang bị cách ly.
- Cách ly á? Bao lâu rồi?
- Cho đến bây giờ là mười ngày.
Frans giận giữ lắc đầu.
- Em chẳng nghe ai nhắc đến chuyện đó cả. Vùi đầu vào cái xưởng này ngày này qua ngày khác, chẳng nhìn thấy gì ngoài những viên gạch trắng. Em nghĩ em phát điên mất.
- Bây giờ thì em sẽ phải nghĩ về Agnes.
Frans cúi đầu vẻ đau khổ. Cậu đã cao lên nhiều kể từ khi tôi gặp cậu mấy tháng trước. Giọng cũng trầm hơn.
- Frans, em vẫn đi nhà thờ đấy chứ?
Cậu nhún vai. Tôi không thể buộc mình hỏi cậu thêm được nữa.
- Bây giờ chị đang định đi cầu nguyện cho cả nhà, em có đi cùng với chị không? - thay vào đó tôi hỏi.
Cậu không muốn đi nhưng tôi cố thuyết phục - phải tôi không một lần nữa phải một mình đối mặt với nhà thờ xa lạ. Chúng tôi thấy một nhà thờ không xa đó lắm và mặc dù buổi lễ không an ủi được tôi, tôi cầu nguyện rất nhiệt thành cho gia đình mình.
Sau đó Frans và tôi đi dọc bờ sông Schie. Chúng tôi nói rất ít nhưng mỗi người đều biết người kia đang nghĩ gì - cả hai chúng tôi đều chưa nghe nói có ai đó bình phục một khi đã mắc bệnh dịch hạch.
Một buổi sáng khi Maria Thins đang mở cửa xưởng vẽ cho tôi, bà nói:
- Rất tốt, cô gái. Hôm nay dọc góc phòng kia.
Bà chỉ vào góc phòng mà ông vẫn vẽ. Tôi không hiểu bà định nói gì.
- Mọi thứ trên mặt bàn phải cất vào ngăn tủ trong phòng kho, - bà tiếp tục, - chỉ trừ cái bát và cái chổi lông của Catharina. Tôi sẽ cầm nó theo,- bà đến bên cái bà và cầm lên hai thứ trong số những vật mà trong suốt nhiều tuần tôi đã cẩn thận đến thế giữchúng ở nguyên một chỗ.
Khi nhìn thấy vẻ mặt tôi, bàbậtcười.
- Đừng lo, ông ấy vẽ xong rồi. Ông ấy không cần nữa. Khi cô dọn xong ở đây, hãy đảm bảo là có lau bụi tất cả mọi cái ghế và xếp chúng ra cạnh cửa sổ giữa. Và mở mọi cửa chớp ra.
Bà đi ra, cầmtheo cái bát thiếc.
Không có cái bát và cái chổi lông, mặt bàn bị biến thành một bức tranh tôi không thể nhận ra. Lá thư, tấm vải, chiếc bình gốm nằm đó chẳng có ý nghĩa gì, cứ như thể đơn giản ai đó để chúng lên mặt bàn. Dù vậy, tôi cũng không thể tưởng tượng việc di chuyển chúng.
Tôi lần nữa việc đó bằng cách đi làm những việc khác. Tôi mở toang tất cả các cánh cửa chớp, khiến cho căn phòng sáng lên và trông rất lạ, sau đó phủi bụi và lau chùi mọi ngóc ngách chỉ chừa cái bàn. Tôi nhìn bức tranh một lát, cố gắng tìm hiểu xem giờ đây điều khác biệt nào khiến nó thành bức tranh hoàn chỉnh. Trong vòng mấy ngày cuối tôi thấy chẳng có sự thay đổi nào.
Tôi vẫn còn đang trầm tư khi ông bước vào.
- Griet, cô vẫn chưa lau dọn xongà? Nhanh lên chứ, tôi đến để giúpcô chuyển cái bàn.
- Tôi xin lỗi, tôi làm chậm quá, thưa ngài. Đó là vì..., - ông có vẻ ngạc nhiên thấy tôi muốn nói điều gì đó,- tôi đã quá quen với những đồ vật ở chỗ của chúng nên ghét phải di chuyển.
- Tôi hiểu. Vậy thì tôi sẽ giúp cô.
Ông nhặt tấm vải xanh lên khỏi bàn và chìa ra. Tay ông rất sạch.Tôi cầm tấm vải mà không chạm vào tay ông và đem ra cửa sổ để giũ. Rồi sau đó tôi gấp nó lại và đặt vào ngăn tủ trong phòng kho. Khi tôi quay trởlại, ông đã thu dọn lá thư cùng chiếc bình gốm màu đen và cất chúng đi.Chúng tôi dịch cái bàn sang một bên phòng và tôi đặt những cái ghế cạnh cửa sổ trong khi ông chuyển giá vẽ và bức tranh vào góc phòng, nơi phong cảnh được dựng lên.
Thật kỳ dị khi nhìn thấy bức tranh trong phông cảnh của nó. Tất cả đều thật lạ lẫm, sự thay đổi bất ngờ này, thay đổi sau hàng tuần yên bình và tĩnh lặng. Điều đó không giốngông. Tôi không hỏi ông tại sao. Tôi muốn nhìn ông, đoánxem ông đang nghĩ gì, nhưng tôi chỉ chăm chú vào chiếc chổi, lau chỗ bụi tung ra từ tấm vải xanh.
Ông để tô ở lại và tôi nhanh chóng kết thúc công việc, không còn muốn nán lại trong xưởng vẽ nữa. Ở đó không còn có cảm giác thoải mái.
Buổi chiều hôm đó ngài Ruijven và vợ ghé thăm. Tanneke và tôi đang ngồi trên cái ghế băng trước nhà và chị tachỉ cho tôi cách chữa cổ tay áo ren. Mấy đứa con gái đã đi ra Quảng trường Chợ và đang thả diều giấy ở gần Nhà thờ Mới, nới chúng tôi có thể nhìn thây chúng. Aleydis giữ một đầu dây trong khi Cornelia giật cho chiếc diều bay lên bầu trời.
Tôi nhìn thấy hai vợ chồng ngài Ruijven đi đến từ rất xa. Khi họ đến gần, tôi nhận ra cô ta từ bức tranh và cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của tôi với cô ta và nhận raông talà người đàn ông để ria mép với chiếc lông trắng trên mũ và nụ cười ngọt xớt, người đã có lần đưa cô ta đến tận cổng nhà.
- Nhìn kìa, Tanneke, tôi thì thầm, kia là quí ông ngắm bức tranh vẽ chị hàng ngày đấy.
- Ôi!
Tanneke đỏ mặt khi nhìn thấy họ. Chỉnh lại chiếc mũ và tạpdề của mình, chị ta giục.
- Đi bảo với cô chủ là họ đến đi!
Tôi chạy vào trong nhà và thấy Maria Thins và Catharina với đưá bé đang ngủ trong phòng. Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá.
Catharina và Maria Thins bỏ mũ ra và chỉnh lại cổ áo. Catharina bám vào bàn và kéo mình lên. Trong lúc họ rời căn phòng, Maria Thins vươn người và chỉnh lại cho ngay ngắn một rong những chiếc lược đồi mồi của Catharina mà cô ra chỉ dùng trong những dịp đặc biệt.
Họ chào đón những vị khách của mình ở phòng trước nhà trong lúc tôi loanh quanh ngoài hành lang. Trong lúc họ đi đến cầu thang, ngài Ruijven nhìn thấy tôi và đứnglại giây lát:
- Ai vậy?
Catharina cau mày nhìn tôi.
- Một trong những cô hầu. Tanneke, đem rượu đến cho chúng tôi.
- Để cô mắt to mang rượu lại cho chúng ta - ngài Ruijvven ra lệnh - Em yêu, lại đây - ông nói với vợ lúc này đang dợm bước lên cầu thang.
Tanneke và tôi đứng cạnh nhau, chị ta khó chịu, tôi lúng túng bởi sự chú ý của ông ta.
- Làm đi chứ!- Catharina hét lên với tôi.- Cô nghe thấy ông ấy nói gì rồi đây. Đem rượu lại đi.
Cô ta nặng nề theo sau Maria Thins lên cầu thang.
Tôi đi vào căn phòng nhỏ, chỗ mấy đứa con gái ngủ, tìm những chiếc cốc được cất ở đó, dùng tạp dề lau chùi năm chiếc rồi đặt chúng lên một cái khay. Sau đó tôi lục lọi trong bếp tìm rượu vang. Tôi không biết được cất ở chỗ nào vì họ không thường xuyên uống rượu vang. Tanneke đã giận dỗi biến đi. Tôi sợ rằng rượu được cất và khóa trong một trong những cái tủ và tôi sẽ phải hỏi mượn chìa khóa của Catharina trước mặt mọi người.
Thật may, Maria Thins đã đoán trước việc này. Trong phòng chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá bà để lại một chiếc bình có nắp bằng thiếc, đựng đầy rượu. Tôi đặt nó lên khay và mang vào trong xưởng vẽ, trước tiên chỉnh lại mũ, cổ áo và tạp dề như những người khác đã làm.
Khi tôi bước vào họ đang đứng bên bức tranh.
- Lại trang sức một lần nữa, em có thấy sung sướng với nó không em yêu? - Ngài Ruijven đang nói với vợ.
- Tất nhiên, - cô ta trả lời. Ánh sáng chiếu qua cửa sổ lên khuôn mặt cô ta và trông cô ta gần như xinh đẹp.
Khi tôi đặt khay lên cái bàn mà sáng nay tôi và ông chủ đã di chuyển, bà Maria bướctới.
- Tôi sẽ tự làm, cô đi đi, nhanh lên nào,- bà thì thầm.
Tôi đã ở ngoài cầu thang khi nghe ngài Ruijven hỏi:
- Cô hầu mắt to đâu rồi?Đi rồi à? Tôi muốn nhìn cô ấy kĩ một chút.
- Không, không, nó có là cái gì đâu, - Catharina vui vẻ nói to. - Cái ngài muốn nhìn chính là bức tranh đấy chứ.
Tôi trở lại cái ghế băng trước nhà và ngồi xuống bên Tanneke giờ đây chẳng nói với tôi một lời. Chúng tôi ngồi trong im lặng, chữa cổ tay áo, nghe những giọng nói vọng ra từ khung cửa sổ bên trên.
Khi họ trở xuống, tôi lẩn vào trong góc đứng chờ, dựa lưng vào nhữn viên gạch ấm áp trên một bức tường ở Molenpoort cho đến khi họ khuất hẳn.
Sau đó, một người hầu trai từ nhà họ đến và biến vào xưởng vẽ bên trên. Tôi không thấy anh ta đi ra vì mấy đứa con gái trở về và muốntôi nhóm lửa cho bọn chúng nướng táo.
Buổi sáng hôm sau thì bức tranh đã không còn ở đó. Tôi đã không có cơ hội ngắm nhìn nó một lần cuối.
Buổi sáng hôm đó khi đến Khu Hàng thịt tôi nghe người đàn ông đằng trước nói lệnh cách ly đã được bãi bỏ. Tôi vội vã đi đến quầy bán thịt nhà Pieter. Cả hai cha conđều ở đó và mấy khách hàng đang chờ mua hàng. Tôi lờ họ đi và tiến thẳng đến bên Pieter con.
- Anh có thể bán cho tôi nhanh được không? Tôi cần về nhà mình. Chỉ ba pound lưỡi và ba pound xúc xích thôi.
Anh ta dừng việc đang làm dở, lờ đi những lời phản đối của người đàn bà lớn tuổi mà anh ta đang phục vụ.
- Tôi cho rằng nếu tôi còn trẻ và cười với anh thì anh cũng sẽ làm bấtcứ điều gì cho tôi, - bà ta quở trách khi anh ta đưa những cái gói cho tôi.
- Cô ấykhông cười, - Pieter đáp lại. Anh ta liếc nhìn bố, rồi đưa cho tôi một gói nhỏ hơn. - Đây là cho gia đình cô, - anh ta nói nhỏ.
Tôi thậm chí còn không thèm cảm ơn anh ta, tôi chộp lấy cái gói và chạy.
Chỉ có kẻ trộm và trẻ con mới chạy.
Tôi chạy suốt quãng đường về nhà.
Cha mẹ tôi ngồi cạnh nhau trên cái ghế băng trước nhà, đầu cúi xuống. Khi tôi đến bên họ, tôi cầm tay cha và đặt nó lên má tôi đẫm nước mắt. Tôi ngồi xuống bên họ, chẳng nói năng gì.
Chẳng có gì để mà nói. Khoảng thời gian sau đó thật là buồn tẻ. Những sự việc từng mang một ý nghĩa nào đó- sự sạch sẽ của đồ vật, đi làm việc vặt hàng ngày, xưởng vẽ tĩnh lặng đều mất đi ý nghĩa, mặc dù chúng vẫn ở đó, giống như những vết thâm trên một cơ thể lặn thành những cục u cứng bên dưới lớp da.
Đó là khoảng thời gian cuối hè, khi em gái tôi mất. Mùa thu đó trời mưa nhiều. Tôi mất nhiều thời gian phơi đồ giặt giũ lên giá trong nhà, chuyển chỗ cho chúng đến gần ngọn lửa, gắng sấy khô đồ trước khi chúng bị mốc nhưng không được làm cháy.
Tanneke và Maria đối xử với tôi khá tử tế khi họ biết về cái chết của Agnes. Tanneke gắng kiểm soát sự cáu kỉnh vài ngày, nhưng chẳng bao lâu chị ta lại giận dỗi, mắng mỏ, để tôi lại phải xoa dịu chị ta. Maria Thins nói ít nhưng để ý ngăn con gái bà khi Catharina trở nên gay gắtvới tôi.
Bản thân Catharina dường như không biết gì về em gái tôi, hoặc không tỏ ra là biết. Cô ta sắp sinh và như Tanneke dự đoán, phần lớn thời gian cô ta ở trên giường, để Johannes cho Maertge chăm sóc. Cậu bé đã bắt đầu tập đi khiến cho mấy đứa con gái bận rộn.
Mấy đứa con gái không biết tôi có một đứa em gáivà vì vậy không hiểu rằng tôi có thể mất đi một người em. Chỉ có Aleydis dường như cảm nhận thấy một điều gì đó không bình thường. Đôi lúc cô bé đến ngồi bên tôi, áp sát cơ thể vào cơ thể tôi như con chó con nép vào lòng mẹ tìm hơi ấm. Cô bé an ủi tôi theo cách đơn giản mà không ai có thể làm.
Một hôm Cornelia ra sân sau chỗ tôi đang phơi quần áo. Con bé đưa cho tôi một con búp bê cũ:
- Tụi em không chơi con búp bê này nữa, kể cả Aleydis. Chịcó muốn lấy cho em gái chị không?
Con bé mở to tròn đôi mắt ngây thơ và tôi biết chắc chắn nó đã nghe ai đó nói về cái chết của Agnes.
“ Không, chị cảm ơn.” Là tất cả những gì tôi có thể nói, giọng tôi gần như nghẹn lại ở mấy từ đó.
Con bé cười và chạy đi.
Xưởng vẽ vẫn trống không. Ông vẫn chưa bắt đầu bức tranh mới. Ông giành nhiều thời gian ra khỏi nhà, hoặc đến Giáo phường hoặc ở Machelen, ngôi nhà trọ của mẹ ông phía bên kia quảng trường. Tôi vẫnlau chùi xưởng vẽ, nhưng giờ đây nó trở nên giống như bất cứ một nhiệm vụ nào khác, chỉ là một căn phòng nữa cần lau chùi dọn dẹp.
Mỗi lần đến Khu Hàng thịt, tôi thấy khó xử khi bắt gặp ánh mắt Pieter con. Lòng tốt của anh ta khiến tôi đau đớn. Tôi phải đáp trả lại lòng tốt của anh ta nhưng tôivẫn chưa làm được.Tôi đáng lẽ phải sung sướng hãnh diện lắm, nhưng không. Tôi không muốn anh ta chú ý đến mình. Tôi đâm thích được bố anh ta phục vụ hơn, ông ta trêu chọc tôi nhưng không đòi hỏi bất cứ thứ gì ngoài việc nhận xét về thịt của ông ta. Mùa thu đó chúng tôiđược ăn thịt rất ngon.
Vào những ngày Chủ nhật, thỉnh thoảng tôi đến xưởng của Frans và giục cậu về nhà cùng tôi. Hai lần cậu đồng ý về,làm cha mẹ tôi vui lên chút ít. Mới chỉ một năm trước họ có ba đứa con ở nhà. Bây giờ họ chẳng còn đứa nào. Khi cả Frans và tôi ở nhà, chúng tôi gợi họ nhớ đến quãng thời gian tốt đẹp hơn. Một hôm thậm chí mẹ tôi còn cười, rồi im lặng và lắc đầu:
- Chúa trừng phạt chúng tavì chúng ta đã coi điều may mắn của mình là hiển nhiên, - bà nói. - Bây giờ chúng ta không được quên điều này.
Việc về thăm nhà cũng chẳng dễ dàng gì. Tôi nhậm ra sau khi phải xa nhà vài Chủ nhật trong thời gian cách ly,gia đình đã trở thành một nơi xa lạ. Tôi bắt đầu quên mẹ tôi để các thứ ở đâu, loại gạch nào ốp chỗ bếp lò, mặt trời chiếu như thế nào trong căn phòng vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Chỉ sau vài tháng tôi đã có thể mô tả ngôi nhà ở khu người Gia tôi rõ hơn ngôi nhà của chúng tôi.
Đối với Frans thì việc về thăm nhà là đặc biệt khó khăn.Sau nhữngngày đêm dài ở xưởng, cậu chỉ muốn được cười đùa, trêu chọc, hay ít nhất là ngủ. Tôi nghĩ việctôi dỗ ngon dỗ ngọt em về nhà là để kết nối gia đình chúng tôi lại lần nữa. Tuy vậy, chuyện đó là không thể. Sau vụ tai nạn của cha tôi, chúngtôi đã trở thành một gia đình khác.
o O o
Một hôm vào Chủ nhật, khi tôi từ chỗ gia đình trở về, Catharina bắt đầu đau đẻ. Tôi nghe thấy tiếng cô ta rên rỉ khi tôi bước vào qua cửa trước. Tôi lén nhìn vào phòng lớn, nơi tối hơn bình thường- cửa sổ dưới được đóng lại để cô ta có được sự riêng tư. Maria Thins đang ở đó cùng Tanneke và bà đỡ. Khi Maria Thins trông thấy tôi, bà nói:
- Đi trông chừng bọn trẻ đi, tôi đã cho bọn nó ra ngoài chơi đấy. Sẽ khônglâu đâu, một tiếng nữa thì quay lại.
Tôi cảm thấy vui mừng được đi. Catharina đang gây ầm ĩ kinh khủng và có vẻ như không đúng lắm khi nghe cô ta la hét trong trạng thái này. Tôi cũng biết rằng cô ta không muốn có tôi ở đó.
Tôi tìm kiếm đám trẻ ở địa điểm chơi yêu thích của bọn chúng - Chợ Gia súc ở góc phố chúng tôi, nơi người ta bán súc vật sống. Khi tôi tìm thấy bọn chúng, đám trẻ đang chơi bi và đuổi nhau. Cậu bé Johannes chập chững đi đằng sau bọn chúng, đứa bé đi còn chưa vững, nửa đi, nửa bò. Đó không phải là trò mà chúng tôi được phép chơi vào những này Chủ nhật, nhưngnhững người Thiên chúa giáo có quan điểm khác.
Khi đã mệt, Aleydis đến ngồi bên cạnh tôi:
- Mẹ em sắp có em bé chưa? - cô bé hỏi.
- Bà nói sắp rồi, lát nữa chúng ta sẽ về và xem.
- Liệu bố em có thích không nhỉ?
- Chịnghĩ chắc chắn là có.
- Liệu bây giờ khi có thêm một em bébố em có vẽ nhanh hơn không nhỉ?
Tôi không trả lời. Những lời của Catharina đang thoát ra từ miệng một đứa trẻ. Tôi không còn muốn nghe thêm tí nào nữa.
Lúc chúng tôi quay về thì ông đang đứng trong khuôn cửa.
- Bố, mũ bố,- Cornelia hét lên.
Các cô bé chạy đến bên bố và cố giật lấy chiếc mũ thêu của người làm cha mà ông đang đội, những dải ruy băng của nó lơ lửng dưới tai. Trông ông vừa tự hào vừa lúng túng. Tôi ngạc nhiên - ông đã làm bố năm lần và tôi nghĩ ông quen với việc đó. Chẳng có lý do gì để ông lúng túng cả.
Chính Catharina là người muốn có nhiều con, khi đó tôi nghĩ vậy. Ông thì thà ở một mình trong xưởng vẽ.
Nhưng điều đó có thể khôngđúng. Tôi biết trẻ con được tạo ra như thế nào. Ông có vai diễn của mình và chắc chắn ông đã diễn rất nhiệt tình. Và khi Catharina trong tình trạng mệt mỏi, tôi thường thấy ông nhìn cô ta, chạm vào vai cô ta, trò truyện với cô ta bằng giọng nói ngọt ngào nhỏ nhẹ.
Tôi không thích nghĩ về ông như vậy, với vợ và những đứa con. Tôi thích nghĩ về ông một mình tong xưởng vẽ. Hoặc không phải một mình, nhưng chỉ là với tôi.
- Các con có thêm một em trai nữa, các con gái ạ, - ông nói. - Tên em là Franciscus. Các con có muốn nhìn em không? Ông dẫn bọn con gái vào bên trong, trong lúc tôi bị bỏ lại ngoài phố, tay dắt Johannes.
Tanneke mở cửa chớp của nhunữg cửa sổ dưới chỗ phòng lớn rồi vươn người ra.
- Cô chủ có khỏe không? - Tôi hỏi.
- Khỏe, cô ấy làm ầm ĩ cả lên nhưng xong rồi. Cô ấy phải làm vậy để sinh con- rặn chúng ra giống như bóc hạt dẻ ra khỏi vỏ. Nào bây giờ thì vào đi, ông chủ muốn đọc kinh tạ ơn.
Mặc dầu cảm thấy không thoải mái, tôi không thể từ chối đọc kinh cùng họ. Những người Tin lành cũng sẽ làm như vậy sau ca sinh nở mẹ tròn con vuông. Tôi bế Johannes vào phòng lớn, giờ đây đã sáng sủa hơn nhiều và đầy người. Khi tôi đặt cậu bé xuống, cậu lẫm chẫm đi ra chỗ các cô chị vây quanh chiếc giường. Rèm cửa được kéo lên và Catharina nằm dựa vào gối, ôm đầu đứa bé trong lòng. Mặc dầu kiệt sức, cô ta vẫn mỉm cười, ít nhất là lần này có tỏ ra hạnh phúc. Ông chủ tôi đứng bên cạnh, nhìn xuống cậu con trai mới sinh. Aleydis cầm tay ông. Tanneke và bà đỡ đang dọn dẹp chậu và những tấm ga trải giường vấy máu trong khi cô vú đứng đợi bên giường.
Maria Thins từ bếp bước vào mang một ít rượu vang và ba chiếc ly trên khay. Khi bà đặt khay xuống, ông buông tay Aleydis ra, bước xa khỏi giường và ông cùng Maria Thins quỳ xuống. Rồi sau đó đến lượt cô vú em, bọn trẻ và tôi, Johannes quờ quạng và khóc khi Lisbeth bắt nó ngồi.
Ông chủ tôi đọc lời kinh cầu nguyện Chúa, cảm ơn Người vì Franciscus đã được sinh raantoàn và Catharina bình yên. Ông thêm vài lời cầu nguyện của Thiên chúa giáo bằng tiếng Latinh mà tôi không hiểu, nhưng tôi chẳng để ý nhiều- ông có một giọng nói trầm, dịu dàng mà tôi thích nghe.
Khi ông cầu kinh xong, Maria Thins rót ra ba ly rượu vang rồi bà cùng ông và Catharina uống mừng sức khỏe đứa bé. Rồi sau đó Catharina đưa đứa bé cho vú em, và chị ta cho đứa bé bú.
Tanneke ra dấu cho tôi và chúng tôi rời căn phòng để lấy bánh mì và cá trích muối cho mấy đứa bé và bà đỡ.
- Bây giờ thì chúng ta sẽ phải chuẩn bị tiệc mừng sinh embé,- Tanneke nói trong lúc chúng tôi sắp xếp các thứ ra.- Cô chủ muốn một bữa tiệc thật to. Chúng ta sẽ phải chạy cuồng chân lên như mọi khi.
Bữa tiệc mừng sinh là buổi lễ lớn nhất mà tôi được chứng kiến trong ngôi nà đó. Chúng tôi có mười ngày để chuẩn bị - mười ngày dọn dẹp và nấu nướng. Maria Thins thuê hai cô gái trong một tuần để giúp Tanneke chuẩn bị thức ăn và giúp tôi dọn dẹp. Cô gái giúp tôi thì hơi đần nhưng được việc chừng nào tôi nói rõ phải làm gì và luôn để mắt tới cô ta. Chúng tôi mất một ngày để giặt tất cả các khăn trải bàn và khăn ăn sẽ dùng cho bữa tiệc, bất kể chúng sạch hay bẩn, cũng như mọi quần áo trong ngôi nhà - áo sơ mi, váy, mũ, cổ áo, khăn quàng, mũ, tạp dề, ga trải giường mấtthêm một ngày nữa. Rồi sau đó chúng tôi rửa sạch tất cả các cốc vại, ly, đĩa, đĩa đất nung, ấm đồng, chảo làm bánh, vỉ sắt, xiên nướng thịt, thìa, muối, cũng như những thứ khác chúng tôi mượn hàng xóm để chuẩn bị cho sự kiện này. Chúng tôi kì cọ những đồ dùng bằng đồng thau, đồng đỏ và bạc. Chúng tôi tháo rèm xuốngvà mang ra bên ngoài giũ bụi, giũ mọi tấm đệmvà thảm. Chúng tôi lau chùi, cọ sạch giường, tủ, bàn ghế, bệ cửa sổ, cho đến khi mọi thứ đều bóng lên.
Đến lúc xong thì bàn tay tôi nứt nẻ và rướm máu.
Ngôi nhà đã rất sạch sẽ để chuẩn bị cho bữa tiệc.
Maria Thins đặt hàng đặc biệt để mua thịt còn non, thịt bê, lưỡi, cả một con lợn, thỏ, gà lôi và gà trống thiến, sò, tôm, trứng cá muối và cá trích, loại rượu vang ngọt và bia hảo hạng, bánh ngọt loại đặc biệt ở chỗ người thợ nướng bánh.
Khi tôi đưa đơn đặt hàng thịt của Maria Thins cho Pieter bố, ông ta xoa tay:
- Vậy là thêm một miệng nữa phải nuôi. Càng tốt hơn cho chúng tôi,- ông ta tuyên bố.
Những bánh xe vĩ đại của Gouda và Edam 3 đến, và những cây atisô, rồi cam, chanh, bưởi, mận, hạnh nhân và quả phỉ. Thậm chí còn có một quả dứa được gửi đến, món quà của một người chị họ giàu có của maria Thins. Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy quả dứa nào, và cũng không dám thử vì sợ cái vỏ có gai nhọn,xù xì của nó.Mà dù sao thì tôi cũng chẳng phải là người được ăn. Không có món nào là chúng tôi được phép, ngoại trừ nếm thử một chút đồ dư mà tanneke cho phép chúngtôi. Chị ta cho phép tôi thử một chút món trứng cá mà tôi không thích nhiều như công nhận với chị ta ta, chỉ vì sự xa xỉ của nó, và một chút rượu vang ngọt, thứ đồ uống có vị tuyệt vời pha với quế.
Củi và than dự trữ chất đống ở sân sau, xiên thịt được mượn từ bên hàng xóm. Những thùng bia xếp trong sân sau và lợn cũng được quay ở đây. Maria Thins thuê một cậu bé trông coi các bếp lửa sẽ cháy suốt cả đêm một khi chúng tôi bắt đầu quay lợn.
Suốt quá trình chuẩn bị Catharina nằm trên giường cùng Franciscus, được vú em chăm sóc, thanh thản như một con thiên nga. Dù vậy, cũng giống như một con thiên nga, cô ta có một cái cổ dài và mỏ nhọn. Tôi tránh xa cô ta.
- Cô ta lúc nào cũng muốn ngôi nhà như thế này hàng ngày, - Tanneke thầm thì với tôi trong lúc chị ta chuẩn bị món thỏ hầm nồi đất và tôi thì đang đun nước để kì cọ cửa sổ. - Cô ta muốn tất cả mọi thứ ở trong trạng thái vây quanh cô ta, bà hoàng của chăn đệm! - Tôi cười khúc khích cùng chị ta, dù biết rằng tôi không nên khuyến khích chị ta phản bội chủ nhưng tôi vẫn vui khi thấy chị ta như vậy.
Trong suốt quá trình chuẩn bị, ông luôn tránh xa, giam mình trong xưởng vẽ hay đến trốn đến Giáo phường. Tôi chỉ nhìn thấy ông có một lần, ba ngày trước bữa tiệc. Cô gái được thuê và tôi đang lau chùi những chân nến trong phòng bếp thì Lisbeth đến tìm tôi.
- Người bán thịt tìm chị, ở ngoài kia ấy,- cô bé nói.
Tôi buông giẻ lau, chùi tay vào tạp dề và đi theo cô bé ra hành lang. Tôi biết đó sẽ là anh con trai. Anh ta chưa bao giờ gặp tôi ở Khu người Gia tô. Ít nhất thì khuôn mặt tôi không bị nứt nẻ và đỏ như vẫn thường hay bị do cúi mặt bên thùng đồ giặt đang tỏa hơi nóng.
Pieter con đang đẩy đến trước ngôi nhà một chiếc xe hai bánh chất đầy những loại thịt mà Maria Thins đã đặt. Mấy đứa con gái đang nhìn vào đó. Chỉ có Cornelia nhìn xung quanh. Khi tôi xuất hiện ở khung cửa Pieter cười với tôi. Tôi giữ bình tĩnh và không đỏ mặt. Cornelia quan sát chúng tôi.
Con bé không phải là người duy nhất. Tôi cảm thấy sự có mặt của ông ở sau lưng mình - ông đã đi dọc hành lang sau lưng tôi. Tôi quay lại nhìn ông và thấy rằng ông đã nhìn thấy nụ cười của Pieter, và cả sự mong chờ trong đó nữa.
Ông chuyển đôi mắt nâu sang nhìn tôi, chúng lạnh lùng. Tôi cảm thấy chóng mặt, cứ như thể tôi đứng lên quá nhanh. Tôi quay lưng lại. Nụ cười của Pieter bây giờ đã bớt tươi. Anh ta thấy tôi bị chóng mặt.
Tôi cảm thấy bị mắc kẹt giữa hai người đàn ông. Đó không phải là một cảm giác dễ chịu.
Tôi đứng sang bên cho ông chủ đi qua. Ông đi sang phố Molenpoort mà chẳng liếc qua hay nói lời nào. Pieter và tôi nhìn ông đi trong im lặng.
- Tôi mang thịt theo đơn đặt hàng của cô đến đây,- anh ta nói. - Cô muốn tôi để ở đâu?
Chủnhật đó, khi về nhà thăm cha mẹ, tôi không muốn kể với họ là có một đứa bé mới được sinh ra. Tôi nghĩ chuyện đó sẽ khiến cha mẹ tôi nhớ đến chuyện họ mất đi Agnes. Nhưng mẹ tôi đã nghe được chuyện đó ngoài chợ nên tôi buộc phải kể cho họ nghe việc sinh đứa bé và việc cầu nguyện cùng gia đình họ và mọi việc chuẩn bị cho bữa tiệc. Mẹ tôi lo lắng về tình trạng đôi bàn tay tôi, nhưng tôi hứa với mẹ là những việc nặng nhọcnhất đều xong rồi.
- Thế còn bức tranh? Ông ấy đã bắt đầu vẽ bức mới chưa? - cha tôi hỏi. Ông luôn hy vọng là tôi sẽ miêu tả bức tranh mới cho ông nghe.
- Chẳng có gì cả,- tôi trả lời. Tuần đó rất ít khi tôi ở trong xưởng vẽ. Chẳng có gì thay đổi cả.
- Có lẽ ông ta lười nhác,- mẹ tôi nói.
- Ông ta không phải như vậy,- tôi đáp ngay.
- Có lẽ ông ấy không muốn nhìn thấy,- cha tôi nói.
- Con không biết ông ấy muốn gì, - tôi nói gay gắt hơn mong muốn. mẹ nhìn tôi. Cha tôi cựa mình trong ghế.
Tôi không nói gì thêm về ông nữa.
Đến tầm trưa ngày lễ, khách khứa bắt đầu đến. Cho đến chiều thì có vẻ có khoảng một trăm người trong và ngoài căn nhà, tràn ra cả sân sau và ngoài phố. Mọi kiểu người đều được mời, từ những thương gia giàu có cho đến ông thợ bánh, thợ may, thợ chữa giày, người bào chế thuốc của chúng tôi. Hàng xóm cũng góp mặt, mẹ và chị của ông chủ tôi, rồi chị em họ của Maria Thins. Những người thợ vẽ cũng ở đó và cả những thành viên khác của giáo phường. Ngài Leeuwenhoek, cả ngài Rujiven cùng vợ đềucó mặt.
Thậm chí cả Pieter cha cũng có mặt ở đó, không mặc chiếc tạp dề thâm máu, gật đầu và cười với tôi trong lúc tôi đi ngang qua với bình rượu pha gia vị.
- Chào cô, Griet, - ông nói khi tôi rót cho ông ít rượu, - con trai tôi sẽ ghen tỵ là tôi có đượcbuổi tối cùng cô.
- Tôi không nghĩ như vậy,- tôi vừa lẩm bẩm vừa len đi khỏi chỗ ông ta, cảm thấy lúng túng.
Catharina là trung tâm của mọi sự chú ý. Cô ta mặc một cái váy lụa màu xanh đã được sửa cho vừa với cái bụng vẫn chưa gọn lại. Bên ngoài cô ta khoác cái áo choàng đính lông chồn mà vợ ngài Rujiven đã mặc trong bức tranh. Trông nó thật là kỳ dị trên vai một người đàn bà khác. Tôi không thích cô ta choàng cái áo đó, mặc dầu tất nhiên đó là cô ta mặc đồ của mình. Cô ta còn đeo vòng cổ và hoa văn thật đẹp đẽ. Cô ta đã nhanh chóng bình phục sau ca sinh nở và giờ đây trông thật vui vẻ và yêu kiều, cơ thể cô ta đã được giải phóng khỏi gánh nặng nó phải mang trong nhiều tháng. Cô ta đi lại nhanh nhẹn qua các phòng, uống và cười với khách khứa, châm nến, gọi thức ăn, giới thiệu mọi người với nhau. Cô ta dừng lại chỉ để làm nhặng lên về Franciscus khi cậu bé đang được vú em cho bú.
Ông chủ của tôi trầm lặnghơn nhiều. Phần lớn thời gian ông đứng trong góc phòng lớn nói chuyện với ngày Leeuwenhoek, mặc dầu đôi mắt ông dõi theo Catharina khắp căn phòng trong lúc cô ta di chuyển giữa những người khách. Ông mặc một cái áo vest nhung đen thanh nhã và đội chiếc mũ dành cho các ông bố. Trông ông thoải mái dù không quan tâm lắm đến bữa tiệc. Đám đông không có sức hút với ông như với vợ ông.
Cuối buổi tối, ngài Ruijven cố dồn tôi vào chân tường trong hành lang khi tôi đi ngang qua đó với cây nến và một bình rượu.
- Này, cô hầu mắt to, - ông ta hét lên, ép người vào tôi. - Chào cô, cô gái của tôi. Ông ta dùng một tay giữ cằm tôi, tay kia nâng cao cây nến lên để soi khuôn mặt tôi. Tôi khôngthích cái cách ông ta nhìn tôi.
- Ông cần phải vẽ cô ấy,- ông ta nói qua vai.
Ông chủ của tôi đang ở đó. Ông đang cau mặt. Trôngông như đang muốn nói gì với người bảo trợ của mình nhưng không thể.
- Griet, lấy cho tôi thêm ít rượu nho, - Pieter cha xuất hiện từ căn phòng Chúa Giê su bị đóng đinh trên thánh giá và chìa chiếc ly ra cho tôi.
- Vâng, thưa ngài, - tôi giật cằm ra khỏi tay ngài Ruijven và nhanh chóng đến bên Pieter cha. Tôi có thể cảm nhận thấy hai cặp mắt dán trên lưng mình.
- Ôi, tôi xin lỗi, thưa ngài, hết rượu rồi. Tôi sẽ lấy thêm ở trong bếp, - tôi vội vã rời đi, tay ôm chặt chiếc bình sao cho họ không phát hiện ra là bình còn đầy.
Mấy phút sau, khi tôi quay lại thì chỉ còn Pieter cha ở đó, đứng tựa vào bức tường.
- Cám ơn ngài,- tôi nói nhỏ trong lúc rót rượu vào ly cho ông ta.
Ông ta nháy mắt với tôi.
- Thật đáng giá được cô gọi là ngài. Chắc là tôi chẳng bao giờ được nghe thế nữa, phải không? - Ông ta nâng ly lên chúc giả vờ và uống.
Sau bữa tiệc, mùa đông đã đến với chúng tôi và ngôi nhà trở nên lạnh lẽo, tẻ ngắt. Ngoài rất nhiều đồ phải giặt giũ, không còn có điều gì đó để trông ngóng. Những đứa trẻ, thậm chí cả Aleydis đều trở nên khó bảo, đòi hỏi phải chú ý, chẳng mấy khi giúp đỡ gì. Maria Thins ở trong phòng mình trên tầng nhiều hơn trước. Franciscus, đứa trẻ luôn ngoan ngoãn cho đến buổi tiệc mừng, bị cảm gió và khóc hầu như không ngớt. Nó tạo ra một âm thanh chói tai có thể nghe thấy khắp nơi trong ngôi nhà - ở sân sau, trong xưởng vẽ, trong hầm chứa. Căn cứ vào bản chất của cô ta, Catharina tỏ ra kiên nhẫn một cách đáng kinh ngạc với đứa trẻ, nhưng cáu kỉnh với bất kỳ ai, thậm chí cả với chồng.
Tôi đã cố gắng không nghĩ về Agnes trong thời gian chuẩn bị cho buổi tiệc, nhưng những kỷ niệm về em cứ quay trở về, thậm chí còn dữ dội hơn ngày xưa. Bây giờ, khi tôi có thời gian để nghĩ, tôi nghĩ quá nhiều. Tôi giống như một con chó liếm láp những vết thương của mình để cho sạch vết thương nhưng chỉ làm chúng đau hơn.
Tệ hơn cả, ông giận dữ với tôi. Từ cái đêm ông Ruijven dồn tôi vào góc tường, có thể là từ hôm Pieter con cười với tôi, ôngtrở nên xa lạ hơn. Tôi cũng có vẻ như hay gặp ông nhiều hơn trước. Mặc dù ông ra khỏi nhà khá nhiều, một phần là để trốn chạy tiếng khóc của Franciscus, tôi dường như luôn bước vào cửa trước khi ông chuẩn bị rời nhà, hay đi xuống cầu thang trong lúc ông chuẩn bị đi lên, hoặc quét phòng Chúa Giê su bị đóngđinh trên thánh giá khi ông ngó vào tìm Maria Thins ở đó. Một hôm khi đi làm việc vặt cho Catharina tôi thậm chí còn gặp ông ở Quảng trường Chợ. Lần nào ông cũng đều lịch sự gật đầu chào, sau đó bước sang bên để cho tôi đi qua mà không nhìn tôi.
Tôi đã làm ông giận, nhưng tôi không biết tại sao.
Xưởng vẽcũng trở nên lạnh lẽo, tẻ ngắt. Trước đó nó tạo cảm giác bận rộn và đầy mục đích - đó là nơi các bức tranh được vẽ ra. Giờ đây, mặc dù tôi nhanh chóng phủi đi bất cứ hạt bụi nào rơi xuống, nó chỉ đơn giản là một căn phòng trống, chẳng còn chờ đợi gì ngoài bụi. Tôi không muốn nó trở thành một nơi chốn buồn bã. Tôi muốn được ẩn trốn ở đó, như tôi đã làm.
Một buổi sáng Maria Thins đến mở cửa cho tôi và thấy rằng cửa đã mở. Chúng tôi nhìn vào căn phòng tranh tối tranh sáng. Ông đang ngủ bên bàn, gối đầu lên tay, lưng quay lại cửa. Maria Thins lùi lại.
- Chắc phải lên đây vì đứa bé khóc quá,- bà lẩm bẩm. Tôi cố nhìn lần nữa nhưng bà đã chắn lối. Bà nhẹ nhàng đóng cửa.- Kệ ông ấy. Cô có thể dọn dẹp ở đây sau.
Sáng hôm sau, vào đến xưởng vẽ tôi mở tất cả các cửa chớp và nhìn xung quanh phòng tìm kiếm một cái gì đó tôi có thể làm, một cái gì đó tôi có thể chạm vào mà không làm phật ý ông, một cái gì đó tôi có thể di chuyển mà không khiến ông để ý. Mọi thứ đều ở chỗ của nó - cái bàn, những cái ghế, bàn làm việc có sách và giấy, tủ với những cái cọ và dao được để cẩn thận trên nóc, giá vẽ được dựng vào tường, những bảngmàu sạch sẽ bên cạnh. Những vật ông đã vẽ được cất trong phòng kho hoặc lại được sử dụng trong nhà.
Một trong những chiếc chuông của Nhà thờ Mới bắt đầu điểm giờ. Tôi đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Vào lúc đồng hồ điểm hết sáu tiếng tôi biết mình sẽ làm gì.
Tôi lấy một ít nước đã được đun nóng trên bếp,xà phòng, giẻ lau và mang chúng vào xưởng vẽ, nơi tôi bắt đầu lau chùi cửa sổ. Tôi phải đứng lên bàn để với tới những tấm kính trên cùng. Tôi đang lau chiếc cửa sổ cuối cùng thì nghe tiếng ông bước vào. Tôi quay đầu lại để nhìn ông qua vai mình, mắt mở to.
- Thưa ngài, - tôi lúng túng mở miệng. Tôi khôngbiết phải giải thích thế nào về động cơ lau chùi của mình.
- Dừng lại.
Tôi sững người, hoảng hốt rằng tôi đã làm trái ý ông.
- Đứng yên.
Ông chăm chăm nhìn tôi như thể một con ma bất thần xuất hiện trong xưởng vẽ của ông. - Tôi xin lỗi, thưa ngài, - tôi nói, thả miếng giẻ lau vào xô nước. - Lẽ ra tôi phải hỏi ngài trước. Nhưng hiện giờ ngài đang không vẽ gì và…
Trông ông bối rối, sau đó ông lắc đầu.
- À, những chiếc cửa sổ. Không sao, cô có thể tiếp tục việc đang làm.
Tôi ước gì không phải lau chùi trước mặt ông nhưng vì ông cứ đứng đó, tôi chẳng còn lựa chọn nào. Tôi nhúng miếng giẻ vào nước, vắt và bắt đầu lau những tấm kính lần nữa, cả bên trong lẫn bên ngoài.
Tôi lau chùi xong những chiếc cửa sổ và lùi lại để ngắm hiệu quả. Ánh sángchiếu vào nhìn trong trẻo.
Ông vẫn đứng đằng sau tôi.
- Thưa ngài, ngài có hài lòng không ạ?
- Quay nhìn tôi qua vai lần nữa nào.
Tôi làm như ông ra lệnh. Ông đang quan sát tôi. Ông lại quan tâm đến tôi.
- Ánh sáng, bây giờ nó rõ hơn,- tôi nói.
- Đúng rồi,- ông nói, - đúng rồi.
Buổi sáng hôm sau cái bàn được di chuyển trở lại góc vẽ và được phủ một tấm khăn trải bàn màu đỏ, vàng và xanh. Cái ghế được đặt dựa vào bức tường phía sau và một tấm bản đồ treo bên trên nó.
Ông đã lại bắt đầu.
Chú thích
(1)Đơn vị tiền tệ của Hà Lan vào thế kỷ 17.
(2)Phương pháp tẩy bằng cách phơi ra ánh nắng mặt trời được áp dụng vào thời cổ đại và trung đại ở Ai Cập, Trung Quốc, châu Âu và một số nơi ở châu Á.
(3)Tên hai thành phố phía tây Hà lan. Gouda là thành phố nổi tiếng với sản phẩm pho mát thế kỉ 17, Edam là thành phố cảng lớn.
Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai - Tracy Chevalier Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai