If there's a book you really want to read but it hasn't been written yet, then you must write it.

Toni Morrison

 
 
 
 
 
Tác giả: Dang Chi Binh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 214
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4611 / 116
Cập nhật: 2023-03-29 02:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 181: Mẹ Đã Đi Với Thầy
áng sớm hôm sau, xách hai gói mì, tôi chạy vào ngôi “biệt thự ” giữa rừng hoang, của tôi. Trang trọng, nhóm lửa, ca nước sôi, vừa uống vừa ăn mì xong, tôi ghé ra dòng suối tiên rửa mặt, rửa tay, chải đầu, bấy giờ tôi mới nhẹ nhàng khe khẽ, bóc lá thư. Từng chữ ngọt ngào của vợ tôi như múa, như giẫy lên đành đạch trước mắt tôi.
Tôi nhắm mắt ngồi im, chỉ còn tiếng gió rừng thì thào, tiếng suối rỉ rả cười, khóc triền miên. Tôi lại mở mắt ra đọc lại lá thư lần nữa, cố coi như ấn tượng khi nãy chỉ là ảo giác. Người mẹ kính yêu của tôi đã về với thầy tôi‟
Người đã mất 36 ngày rồi, lá thư Hoa đã viết ngày 8 tháng 5 1983, sau khi mẹ tôi đã mất đúng một tuần. Một ý tưởng dậy bảo của Đức Không Phu Tử, lấp ló trong đầu:
Phụ mẫu tại đường..-…bất khả viễn du..-…
(Cha mẹ già còn sống, con cái không được đi xa)
Tôi có lý do vững vàng, nhưng mắt tôi vẫn mờ đi. Hai giọt nước mắt đã rơi xuống đùi, chính mẹ tôi đã cho phép, và giục giã tôi ra đi. Cũng một ý tưởng khác chợt đến, làm cho mắt tôi sáng dần ra. Mẹ tôi sống ngày nào trong mù lòa tăm tối, xa chồng, xa con, càng mòn mỏi héo hon. Như vậy mẹ tôi về với thầy tôi sớm ngày nào, tôi phải vui lòng, tuy còn một chút co xoắn vặn vò: Tôi chưa đi hẳn tới bờ, nên mẹ tôi chưa hề được nếm thử một trái ngọt, hoa thơm, mà người đã bỏ công vun trồng.
Bù lại, trong lá thư tôi đã để lại một giọt máu nữa, trong Hoa. Không biết là trai hay gái, gần 7 tháng rồi, vợ tôi bụng chửa, con còn dại, giữa chợ đời khoai sắn, cũng không đầy bao tử.
Lá thư có mỗi một điều, làm cho bụng tôi cũng phải nở nụ cười, Hoa nói: ” Cô Ngọc Anh CA khu vực đã trợn mắt nói với Hoa: Anh Bình vẫn nói: Còn người mẹ mù lòa, tàu có đến đón, cũng không đi.”. Thế mà đã biến rồi, ai ngờ được?
Tôi cười bụng, vì tôi đã lừa được chúng. Hai ngày sau, tôi đã được phái đoàn Mỹ chấp nhận. Họ hỏi tôi:
- Anh không có thân nhân nào ở Mỹ, vậy anh muốn đến tiểu bang nào?
Tôi đã trả lời rành rọt:
- Tôi xin ghi lòng, nhân dân Mỹ đã mở bàn tay nhân đạo, đón nhận tôi. Bất cứ nơi đâu trên thế giới này, không có mùi tanh hôi mủ máu của con Hồng Tuộc, là thiên đàng của tôi rồi.
Còn 13 ngày nữa, tôi sẽ được đi chuyển vào Galang II, là khu cho những đồng bào, đã được phái đoàn Mỹ chấp nhận. Già một nửa thuyền của tôi không được Mỹ đón nhận, họ đi Úc, Canada, v.v…
Đặc biệt có anh Trường, đại úy công an, không được đi Mỹ. Lại có dư luận về tới Việt Nam, là do tôi, có ý kiến với phái đoàn Mỹ.
Thân tôi cũng bèo bọt như những người tị nạn khác. Nếu tôi được làm theo ý, anh Trường là người được ưu tiên nhất đi Mỹ. Anh đã thực sự kinh tởm cái chế độ phi nhân tính, anh đã tẩy trừ được máu độc, bùa mê của con Hồng Tuộc trong con người của anh. Anh đáng được khích lệ, biểu dương hơn nhiều người của chúng ta, trong đó có tôi.
Một buổi trưa, tôi đang ngồi cặm cụi nhặt lưọm một số từ Anh Văn trong căn lều con giữa rừng thì có bóng một người thấp thoáng tiến vào. Cô Hoài! Cô là chị của Hằng, làm cho tôi đến ngỡ ngàng. Căn lều chỉ đủ chỗ cho hai người ngồi, vậy mà cô cố lách vào.
Điều chính yếu là cô muốn khoe với tôi, cô đã được phái đoàn Mỹ nhận và cô cũng sắp vào Galang II. Ngồi trong căn lều chật, hơi hướng của cô phả ra như mưa bụi, nhiều lúc tôi phải nín thở để đè ngọn lửa, cứ đòi phực lên trong lòng. Lẽ thông thường, mèo đi lùng sục tìm mỡ, nhưng hôm nay, do hoàn cảnh tị nạn đã đến được bờ tự do.
Lòng của ai, to nhỏ tùy theo đều mở, nên mỡ đã bò đến miệng một con mèo. Con mèo này cũng thèm lắm, nhưng có một sức mạnh vô hình áp đảo, nên đành dội cho tắt ngấm ngọn lửa ở trong lòng.
Hơn một giờ chuyện trò, có lúc cô đã rủ tôi ra bên dòng suối mơ, đứng nghe tiếng cười róc rách của những giọt đời khua khoắng. Sau khi tiễn cô ra, tôi lại mò mẫm vào căn lều, hãy còn đầy ắp hơi hướng của cô Hoài.
Từ ở Natuna, Kuku, cho đến Galang tôi chưa một lần nói chuyện hai người, kể cả những điện từ của đôi mắt với cô. Hẳn cô thấy từ 6, 7 tháng nay tôi và cô Hằng, không còn liên hệ gì với nhau? Thôi cứ để cho dòng đời tôi theo những nẻo riêng, của mỗi người. Tuy vậy, cô Hoài cũng đã khuấy rối lòng tôi, cả buổi chiều hôm ấy. Ngồi, nhìn những từ ngữ tôi đang cần thu nhặt, chúng cứ ngoáy lên chẳng chịu chui vào trong tiềm thức.
Nghe một tiếng chim kêu lạ, tôi chui ra khỏi lều, một con chim to như con thỏ non đến thì, có cái đuôi cánh chả dài như đuôi công. Đầu nó có một chùm lông, trông như một cái ngù vàng và đỏ, tưởng như nó đang đội một cái mũ cánh chuồn. Nó nhìn xuống dòng suối, rồi lại nhìn tôi, kêu:
Kê … tai … kê … tai … mà tôi nghe như kề tai …..kề … tai ….Tôi định dướn lên hỏi nó: ” Kề tai để làm gì? ” Nhưng tôi chợt kìm lại, làm sao nó hiểu được tiếng người? Tôi chưa hề trông thấy một con chim nào như vậy ở quê hương. Tôi đã ngẩn ngơ nghe nó kêu lâu lắm, cho đến khi nó cất cánh bay đi.
Nhớ lại, lúc nói chuyện với cô Hoài, tôi được biết vợ chồng Phạm Lộc, cả gia đình bác Lý Văn Bang, cả cậu Sinh vua trèo dừa, cũng sang Úc. Và cậu Sinh cũng sẽ là rể tương lai, của bác Bang. Ngay buổi chiều hôm ấy, tôi đã gặp vợ chồng Lộc. Vì người ân, và vì món nợ danh dự 3 cây vàng, Lộc+ Liên chưa có địa chỉ ở Úc. Tôi và Lộc đều lờ đi “cái quắc mắt lườm” hôm ấy. Có thể thấy tôi và Hằng như không còn liên hệ, nên vợ chồng Lộc lại vồn vã như xưa. Phái đoàn Mỹ đã cho tôi một cái địa chỉ ở Mỹ, để liên lạc thư từ.
Hội IRC 140 Boyston st. MA. 02101.
Tôi chẳng biết nó ở đâu, tôi cứ đưa cho vợ chồng Lộc để sau này phòng hờ, liên lạc. Ngày 8 – 6 tôi được chuyển vào Galang II, cách Galang I chừng 3 cây số. Galang II lúc ấy có khoảng 4.000 đồng bào, cũng có một ban đại diện.
Từ hơn một tháng trước, do tình cờ tôi quen một anh đại úy pháo binh, tên là Đỗ Văn Thịnh. Cái lon Đại Úy của anh phải đeo hàng chục năm, chỉ vì anh là loại người đứng thẳng bằng đôi chân của mình, và đầu của anh cũng không biết cúi. Đấy cũng là điều tôi trọng quý anh.
Sau khi anh biết sơ lược về chuyện tù đày của tôi, và thấy tôi cứ hay vào rừng một mình. Anh khích lệ, là tôi cần phải hòa đồng với mọi người.
Anh đã trên 50, và anh lại là người từ chối, không đi Mỹ, dù anh đã đi tu nghiệp ở Mỹ gần 2 năm. Anh đã xin đi Úc. Cũng chính do anh giới thiệu, nên khi vào Galang II tôi đã đảm nhận phần việc Trưởng phòng tiếp liệu. Vì anh đã hiểu tôi, nhìn lợi và danh, như nhìn lá cây trong rừng.
Phòng tiếp liệu ở một trại tị nạn, cũng chẳng có gì. Tuy vậy, do buổi đầu nhiều khó khăn thiếu thốn, cũng đã làm cho nhiều người khúc mắc. Cụ thể, mấy ông trưởng phòng trước, cũng có một vài vấn đề. Cũng chẳng có gì: Mì gói, gạo, cá khô, xà phòng, trứng vịt, gà. Đôi khi có chăn màn, văn phòng phẩm v.v…do Cao ủy tị nạn cung cấp.
Tôi cũng đã đắn đo mấy ngày, dù chưa bao giờ có, nhưng danh và lợi đối với tôi vẫn bàng bạc như lá thu, còn cõng hè. Nhìn lại suốt 18 năm tù ngục, ở cả các trại tù trung ương. Nếu ham muốn, tôi cũng tạm đủ khả năng làm trật tự thi đua, buồng trưởng, đội hay toán trưởng. Nhưng cao nhất chỉ là tổ trưởng một tổ mộc kỹ thuật, về chuyên môn, đó cũng là chỗ đứng của tôi ở trong tù. Nếu không thì sẽ cũng như anh Luyện, “ăn đói nằm co, còn hơn ăn no, vác nặng”. Nhưng mà nằm “co” một chỗ thì làm sao hiểu, biết được những sự việc ở bên ngoài trại chung?
Huống chi ở đây là làm cho mình, cho những đồng bào tị nạn cộng sản như mình, nên tôi đã nhận lời.
Ban đại diện khi đó, do anh Vũ Minh làm trại trưởng, bác sĩ Vũ Linh Huy là tổng thư ký và có 4 phòng: Trật tự, giáo dục, thông tin và tiếp liệu.
Phòng tiếp liệu có 5 nhân viên phụ giúp, lương tượng trưng mỗi nhân viên 500 Rupias, trưởng phòng 800 Rupias. Tôi ở thuộc Zone D, mỗi Zone từ 5 đến 7 banack. Tôi nhớ Cao Xuân Huy cùng tàu khi ấy, cũng là Zone trưởng một Zone.
Galang II bắt đầu có chủ trương mới, mọi người được nhận vào Galang II để đi Mỹ, đều phải được khảo sát về trình độ Anh Ngữ. Tùy theo trình độ để phân bổ thành các lớp học từ 3 đến 5 tháng. Sau đó, phải học thêm nếp sống văn hóa của nước Mỹ. Như thế, lớp cao nhất là C.O (Cultural only), nghĩa là, chỉ cần học để có khái niệm, về nếp sống văn hóa ở xã hội Mỹ.
Tôi do may mắn, và cũng có thể do ấn tượng, trong lúc trao đổi khảo sát, của những giáo viên Anh Ngữ Indo. Khi họ biết tôi đã được CIA huấn luyện đào tạo, ở Sài Gòn (hơn 20 năm xưa), nên tôi chỉ phải tham dự lớp C.O. Họ chăm chú, tò mò hỏi những chuyện, một mình tôi dám xông vào bên trong bức màn sắt của cộng sản?
Trong một cái trại tị nạn cộng sản hơn 4000 người, thì hàng ngày có nhiều những sự việc, tình huống xẩy ra. Có một sự việc vẫn còn đeo mắc, trong lòng tôi đến ngày hôm nay. Hôm ấy là một ngày phát phần thường mãn khóa cho các lớp học Việt Ngữ, của các cháu nhỏ từ 7 đến 15 tuổi.
Hàng mấy trăm các em thiếu nhi, hàng nghìn phụ huynh và đồng bào trong trại, có quan khách Indo và Cao ủy tham dự. Ngoài sân trại ban đại diện, lá cờ vàng 3 sọc đỏ tươi roi rói, uốn éo sóng đôi với lá cờ Indo, mầu trắng đỏ, đứng bên cạnh.
Sau bài quốc ca chào cờ của Indo, đến khúc nhạc chuẩn bị chào Quốc Kỳ Việt Nam. Đứng trong hàng ban đại diện, tôi dõng dạc, hùng hồn cất cao lời ca, hòa đồng với hàng ngàn cái miệng, làm nóng sôi, râm ran bầu không khí của cả một vùng. Nhiều chỗ, tôi phải dựa vào chung quanh để gào, hát Quốc Ca từ hơn 20 năm không được dự hưởng.
Mắt tôi ngước nhìn lá cờ vàng, của Tổ Quốc giẫy dọn, như đang cuốn hồn dân tộc, khí thiêng của sông núi trong ánh hào quang của mặt trời, lòng tôi thổn thức rung rưng sung sướng. Nhiều người lên nói chuyện tôi đã quên rồi, nhưng ông Siu Năng Năng đại diện của Galang, nhìn xuống các em thiếu nhi Việt Nam, nhắc nhở:
- Rồi đây các em sẽ đến sống lập nghiệp ở một nước thứ ba (nước Mỹ). Các em hãy luôn luôn ghi nhớ mình là người Việt Nam, thì phải biết tiếng Việt Nam!
Bằng những âm sắc hơi là lạ của tiếng Anh, ông đã làm tôi xúc động đờ đẫn:
“Một người Indo, lại quan tâm nhắc nhở con em của dân tộc tôi. Nhưng chính chúng tôi, những ai còn ý thức tự trọng mình là người Việt Nam? Tôi xin cảm ơn ông Siu Năng Năng mãi mãi “.
Ông đã dậy cho tôi một bài học ý nghĩa.
Một thoáng chợt về gặp cụ Bàng Bá Lân:
Đừng lo đàn con dốt Anh Văn! Mà sợ chúng quên gốc, quên nguồn, mà thôi.
Một buổi trưa, tôi đang ngồi làm tổng kết cho quý hai, thoáng một bóng người lấp loáng, ngoài cửa văn phòng. Một anh chừng 4 chục tuổi, giọng Nam Trung nhẹ như ca, như hát:
-Ông là trưởng phòng hả? Vui lòng cho tôi xin một lọ corrector!
Sau khi được biết anh là Lý Tống, như thấy được món hàng tôi đang cần tìm. Dịp may đưa đến, tôi đã vồn vã, cả buổi chiều hôm ấy, anh và tôi đã say sưa đưa nhau ra hội trường vắng vẻ, đổi trao những chuyện quê hương và những chuyện đời. Khi đã là bạn bè, tôi đã trầm trồ muốn được đọc, xem cái kế hoạch tiêu diệt cộng sản anh đã nói với ông đại sứ Mỹ ở Thái Lan. Anh đã trả lời tôi là: ” Anh quá nhiều sách vở, giấy tờ, bây giờ không biết để lẫn vào đâu? ” Anh hứa sẽ tìm. Những lần sau tôi hỏi đến, anh vẫn chưa tìm thấy.
Một kế hoạch thần kỳ như vậy, thật đáng tiếc cho quê hương, cho nhân loại!
Cho tới ngày sang Hoa Kỳ, khóa học trước, sau, mỗi người một hướng, trong cái bao la của nước Mỹ với vạn nẻo đường tị nạn quê người, chưa một lần nào Lý Tống và tôi gặp lại. Dù khi chia tay ở Galang Lý Tống đã viết vào cuốn sổ của tôi một địa chỉ ở đại học Harvard để liên lạc, khi đến Mỹ. Thậm chí 2002, tôi đã lên đài Sống Trên Đất Mỹ để ca tụng những chiến công có một không hai của anh ở Việt Nam, ở Cuba.
Một lần, đài Sống Trên Đất Mỹ đã mời hai diễn giả trong một buổi lễ kỷ niệm của đài, là Lý Tống và tôi. Nhưng thật không may ngày ấy, dù ông Vạn Võ đã gửi vé máy bay sang, một lý do bất khả kháng, tôi không đi được. Tôi đã tưởng buổi ấy, để Lý Tống biết được tác giả Thép Đen chính là người đã quen nhiều với Lý Tống ở Galang.
Đã có những chuyện ngộ nghĩnh như một anh đại úy Dù (quen ở Galang), đã mua hai cuốn l+ 2 Thép Đen, gửi cho tôi với lời đề tặng:
“Đây là một tác phẩm đáng giá, anh cần phải đọc” (Tôi vẫn giữ để kỷ niệm).
Cũng thật là hiếm trong lĩnh vực văn chương, mua sách của tác giả, để tặng cho tác giả. Cho đến bây giờ anh bạn đại úy ấy, cả Lý Tống và nhiều người nữa, vẫn hiểu ĐCB và người quen biết cũ, là hai người.
Một buổi trưa, tôi ở phòng tiếp liệu trở về barrack, bà con kháo nhau là cái cô Hoài rất ăn diện. Đêm qua, có một anh trung úy hải quân đã từ buồng của cô trèo qua cửa sổ ngã, phải đi băng đầu gối. Tôi thấy chuyện như vậy là bình thường. Biết bao nhiêu cô gái thích ăn diện lại không có tiền, trong khi thoát khỏi sự kiềm tỏa của gia đình.
Tôi đã đau lòng với những cô gái Việt, sóng đôi, hoặc thậm thụt với cảnh sát Indo. Tràn lan những chuyện ngược xuôi não ruột, thậm chí có cô bụng chửa, có cô đẻ con. Những vấn nạn này, nguồn gốc do đâu?
Một ngày chủ nhật, tôi rủ cậu Công và cậu Ngọc Anh (tên giống cô công an khu vực) lần mò ra cái nghĩa địa ở một nơi hẻo lánh, giữa Galang I và II. Tôi và hai cậu cứ lang thang cả buổi, hết ngôi mộ này đến ngôi khác. Gần hai chục nấm mồ vô chủ, đã nằm lại nơi đất khách. Như một chút lòng của người cùng một nước, chúng tôi thăm viếng.
Hai cậu đều là nhân viên phòng tiếp liệu, do một sự tình cờ năm 2001, tôi gặp lại cậu Ngọc Anh ở một Super Market. Mãi tôi mới nhận ra, cậu đã có sự nghiệp, nhà cửa vợ con ở thành phố Milton, cùng tiểu bang MA.
Thép Đen Thép Đen - Dang Chi Binh Thép Đen