There's nothing to match curling up with a good book when there's a repair job to be done around the house.

Joe Ryan

 
 
 
 
 
Tác giả: Dang Chi Binh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 214
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4611 / 116
Cập nhật: 2023-03-29 02:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 133: Miếng Ngọc Của Đời
áng hôm nay, sau khi toán 2 cũng như các toán khác, xếp hàng đôi ra đến chỗ quy định, ngồi chờ cán bộ gọi toán xuất trại như mọi khi, anh Tiềm toán trưởng tiến ra gần cổng trại chỗ đám đông cán bộ, bộ đội vũ trang để báo cáo như thường nhật với ông Lê Trí Miễn, cán bộ toán. Tiềm trở về chỗ toán ngồi xếp hàng, anh đến chỗ tôi tươi mặt:
- Ông Miễn chỉ định phân công Bình với Nguyễn Thanh Đương, hôm nay vào K2 sửa chữa sàn và cửa. Bình theo toán ra lán thủ công lấy dụng cu, rồi có cán bộ dẫn vào K2.
Mấy người ngồi gần nghe thấy đều ồ… ồ… lên, anh chàng Gôm ré lên:
- Tôi xin tình…
Anh Đồng ngồi cạnh đấy đã cắt câu nói của Gôm:
- Không phải ai cũng được vào K2; phải tương đối nghiêm trang, đứng đắn, chứ ồn ào như cậu, vào đấy để làm loạn à?
Ra tới lán, sau khi anh Tiềm đứng nghiêm trang báo cáo với tên công an võ trang, con số toán vừa xuất trại theo thủ tục, tôi và Đương chạy về phía cầu bào của mình để lấy dụng cụ. Tôi còn đang lúi húi xếp vài cái dụng cụ cần thiết vào cái hòm con cho Đương xách đi, thì anh Tiềm tiến lại cầu bào, bảo tôi:
- Ông Miễn bảo Bình lên gặp ông!
Khi tôi bước vào căn buồng riêng của ông, ông nói ngay:
- Tôi định để anh Chăn đi với anh, nhưng anh ấy phải ở lại tổ kỹ thuật, vả lại “thầy 1 thợ đôi” anh chỉ cần 1 thợ phụ thôi.
Khi tôi chào ông bước ra, ông ta còn nói với theo:
- Tôi tin tưởng nơi anh.
Tôi và Đương xách hòm dụng cụ và cái cưa con đi ra cổng lán thủ công, cũng là lúc một tên công an võ trang đang đứng với ông Miễn ở cổng lán, đi ra theo.
Mây trời lãng đãng vài vạt lửng lơ không một ngọn gíó, cây rừng đứng im phăng phắc. Mới giữa tháng năm mà hôm nay sao nóng lạ? Chỉ hơn 2 cây số đường mòn, mà áo tôi và Đương đã ướt đẫm mồ hôi; tên công an đi phía sau chắc cũng chảy nước! Chẳng nói với nhau một lời, tuy cùng một quê hương nhưng thành 2 thế giới, mỗi bên đều có một bức tường riêng.
Trong khi tôi với Đương thì ríu rít chuyện trò, như được xổ lồng, phơi phới đón nhận cảnh núi rừng thiên nhiên. Tôi dõi mắt theo một đôi bướm vàng đang đuổi nhau, chúng lả lơi luồn dưới cành này, lách qua mấy cành kia nhởn nhơ nhung nhăng, phớt lờ coi như không có chúng tôi đang đi ở trên đường; nghĩ lại cảnh đời của mình, một hơi thở dài nhè nhẹ xì ra không nín được.
Kia rồi, đã tới cổng của trại nữ, trại vây bọc bằng nứa cây, giống như phân trại E tôi đã ở. Nhìn thoáng bên trong có chừng 7, 8 ngôi nhà tranh dài như lán chúng tôi, ngoài khu A trại chính. Một nữ cán bộ, mặc bộ đồ vàng, chừng ba chục tuổi, tay cầm một cuốn sổ và một nữ tù trẻ hơn mặc áo sọc, quần đen ra cổng đón chúng tôi. Tên vũ trang nói gì với cán bộ nữ, bấy giờ y quay lại mới mở miệng nói với chúng tôi:
- Khoảng 5 giờ chiều tôi sẽ trở lại đây đón các anh!
Chúng tôi đều dạ …theo thủ tục, trong khi y đã quay ngoắt đi trở lại con đường rừng. Người nữ cán bộ quay lại vẻ mềm mỏng:
- Các anh đã ăn sáng chưa? Tôi là cán bộ trực trại, còn đây là chị Mai, trật tự thi đua của trại, chị ấy sẽ dẫn các anh đến buồng số 3 có một cái sàn bị sập, có gì cần cứ nói với chị.
Thấy người nữ cán bộ trực trại thái độ nhã nhặn, nên tôi cũng cởi mở:
- Cảm ơn bà… chúng tôi đã ăn sáng rồi!
Rồi tôi quay sang cô Mai trật tự, hơi gật đầu như chào:
- Cô vui lòng dẫn chúng tôi tới ngôi nhà số 3.
Không hiểu vì lý do gì, cô Mai có vẻ hơi ngập ngừng không được tự nhiên, khi dẫn chúng tôi đi. Tôi tươi mặt dịu dàng hỏi:
- Một sự tình cờ được gặp cô, cô có thể vui lòng cho chúng tôi thăm hỏi cô một chút, có được không ạ?
Cô nhỏ nhẻ khe khẽ:
- Anh cứ hỏi đi!
Tôi thấy cứ thẳng thắn nêu vấn đề, điều gì mình muốn biết. Quan điểm của tôi: cởi mở thì sẽ gặp cởi mở, hoặc ngược lại, vì thế tôi nói thẳng:
- Dù sao chúng ta cũng đều là tù cả, tôi đã bị tù 10 năm rồi, còn cô?
Cô mở to mắt hỏi như ngạc nhiên:
- Anh tội gì mà ghê thế? Em bị bắt hơn 2 năm rồi!
Để trông cái thông thường, cần giản dị:
- Tội của tôi thuộc về tư tưởng xét lại hiện đại! Còn cô?
Thấy cô có vẻ ngập ngừng, ngại ngần, tôi nói luôn:
- Nếu cô thấy hơi ngại, thì thôi! Không sao cả!
Cũng là lúc đến một cái cửa, tôi nhìn lên thấy số 3 bằng sơn trắng: Vào trong buồng, nhìn dọc sang hai đầu nhà; cũng sàn trên, sàn dưới bằng gỗ giống như những lán chúng tôi đang ở. Cô Mai dẫn chúng tôi tới gian thứ hai phía trái, sàn dưới bị gẫy sập xuống. Một cái cửa vào nhà cầu bị rơi bản lề ra, nên cửa phải dựng ở bên cạnh. Một gian khác có mấy tấm ván long đinh ra, vài chỗ khác không đáng kể. Cả buồng có 3 người bị ốm, có lẽ ông Miễn đã biết trước nên đã bảo tôi đem đi, 2 hộp đinh 5 phân đóng sàn.
Đương và tôi, bắt đầu bỏ đồ nghề hì hục thao tác, chúng tôi làm được khoảng 1 giờ, nóng quá tôi xin lỗi 3 người bịnh để cởi trần. Khoảng 10 giờ, cô trật tự Mai đưa đến cho chúng tôi một cái rá con đựng sắn luộc, chừng hơn 1 ký còn đang bốc khói, cô nói một cách ngại ngần:
- Đây là sắn ở nhà bếp còn thừa, bà cán bộ trực trại bảo em đưa lên, mời các anh.
Dù trong bụng chúng tôi đang đói, nhưng cũng không khao khát ăn như thế, tuy vậy tôi cũng nói thẳng ý này.
- Xin cảm ơn cô Mai, chúng tôi đã ăn sáng ở trại, nhưng cô đã đưa ra chúng tôi xin nhận, và nhờ cô cám ơn bà cán bộ trực trại.
Trong lúc cạy sửa 1 số sàn, chúng tôi thấy ở những chỗ kẽ, phía dưới sàn 2, 3 miếng bằng gỗ nhẵn nhụi như cái chầy con, đường kính khoảng 2 phân rưỡi đến 3 phân, dài chừng 14, 15 phân. Nguyễn Thanh Đương giơ ra hỏi tôi, tôi cũng lắc đầu, chịu chết, chẳng biết họ dùng những cái đó để làm gì, nên chúng tôi cứ để lại chỗ cũ, sau khi sửa sàn xong. Một lúc sau, cô Mai đến nhẹ nhàng nói:
- Gần 12 gìờ, xin các anh nghỉ tay, mang dụng cụ lên chỗ phòng trật tự. Các anh ra giếng rửa mặt, tay chân, rồi trở lại phòng trật tự đã có cơm sẵn.
Miệng nói tay cô chỉ cho chúng tôi một gian nhà con con, gần phía nhà bếp.
Tôi và Đương đang lúi húi rửa tay chân, mặt mũi, thì ầm ầm, bình bịch, tiếng la hét, rồi một đám đông hàng trăm người già trẻ lớn bé, nhàng nhàng nhỡ nhỡ, đàn bà, con gái, trần truồng như nhộng, từ cổng trại uà vào trong giếng…
Thật là bất ngờ, tôi và Đương quýnh cả lên! Tội nghiệp anh chàng chủng sinh Đương, cố chạy ra cửa giếng, bị họ đẩy xô vào ngã xấp, ngã ngửa mặt đỏ như gấc chín. Còn tôi cũng chẳng hơn gì, tôi không biết làm sao, chạy ra không được. Phải nói 4, 5 chục người xô vào trong giếng, quần áo họ đã vắt hết lên liếp chung quanh giếng; họ giật lấy cả cái gầu tôi đang rửa.
Trong thâm tâm cũng muốn nhìn cho rõ khi họ cởi truồng, nhưng vì họ đông quá, làm cho tôi không dám mở mắt ra nhìn, đành lấy khăn mặt che đôi mắt bằng hai tay, mặc cho họ đẩy xô chỗ này, sang chỗ khác. Giữa những tiếng la hét, những tiếng cười rũ rượi và nước dội xối xả. Mãi hàng mươi phút sau tôi và Đương mới thoát ra khỏi giếng, mất cả dép và khăn mặt mà không dám vào lấy.
Suốt đời tôi không quên được, anh chàng Đương ngày nay (2002) đã là một linh mục thuộc địa phận Qui Hậu, Tân Kỳ, Nghệ An, cho tới khi về với Chúa thì cũng chắc chẳng thể quên.
Thực ra, bên trại tù đàn ông của chúng tôi, thì mùa Hè nào cũng vậy. Cả khu trại có một cái giếng, cho nên toán nào cũng thì thọt, mánh với công an võ trang cho về sớm mươi phút trước. Về chậm, về sau, giếng chỉ còn nước đục; nếu không nói là cạn hết, chỉ còn nước bùn.
Nhưng trước đây, ở trại tù đàn ông chúng tôi, cái cảnh vào khỏi cổng trại, là tranh thủ vừa chạy vừa cởi quần áo để xông vào giếng, là chuyện bình thường. Nhưng bây giờ tôi mới hiểu do hoàn cảnh khó khăn bên trại nữ cũng vậy, chỉ mấy anh chàng bộ đội vũ trang ở mấy chòi gác là bở. Mùa Hè, ngày nào cũng được rửa mắt để nhìn, để chiêm ngưỡng những “miếng ngọc” của trời.
Thép Đen Thép Đen - Dang Chi Binh Thép Đen