Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Dang Chi Binh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 214
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4611 / 116
Cập nhật: 2023-03-29 02:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 138: Hy Vọng Treo Trong Mưa
au những thăm dò, gợi ý, tôi và Tiệp đã bí mật thỏa thuận một kế hoạch, do khả năng vận động điều hành của Tiệp là chính.
Để vớt vát phần nào danh dự cho vụ cướp phi công, ở Sơn Tây 11/1971 Mỹ đã thất bại chua cay, để cổ vũ khích lệ cho những người có tinh thần chống đối, trong chính quyền cũng như, ngoài nhân dân. Chuẩn bị, dự trù, sơ lược:
Phương tiện: Chỉ cần 3 máy bay trực thăng, loại cơ biến tối tân nhất, bất ngờ đột nhập từ phiá Lào sang.
- Hai cái, có nhiệm vụ bắn phá, kìm hãm mấy cơ sở bộ đội và Công An Nhân Dân, trong bán kính 5 km.
- Một cái, sẽ đáp xuống sân trại tù Phong Quang, Yên Bái để giải cứu chừng 8 – 12 người tù.
Thời gian quy định tối đa 30 phút (từ lúc đến tới lúc đi) vào đêm, từ 1 – 3 giờ ngày 15 mỗi tháng. Tám đến mười hai người này, dấu hiệu: Khăn trắng buộc cánh tay trái. Khẩu hiệu: Hỏi: Đi đâu? Đáp: Hải Phòng!
- Tám đến mười hai người này, ngoài những nhiệm vụ thức đêm của ngày 15 mỗi tháng, từ 1- 3 giờ, cùng hô hào, phá vách, phá cửa. Tùy mỗi người tù, tự ý giải quyết đời mình. Ngăn chặn bất cứ ai không đúng mật khẩu quy định, xông vào máy bay.
Mục đích chính: Cổ vũ khích lệ cho những người có tinh thần chống VC, trong chính quyền cũng như ngoài nhân dân.
Nếu thành công, 8-12 người tù thì nhỏ, nhưng về chính trị sẽ to lớn đến trăm, ngàn lần. Cuối cùng, tôi còn nhắc Tiệp: Về tới miền Nam, phải nỗ lực xúc tiến, nỗ lực ưu tiên cho kế hoạch.
Sáng ngày 20-5-1973, trước sân trại đông đầy các toán. Đông đủ cán bộ trại, có mấy cán bộ lạ, họ đã đọc tên 4 người: Đằng, Vinh, Tiệp, và Thuần được tha về miền Nam, theo hiệp nghị Paris, để hoà giải dân tộc. Bốn cậu đều được mặc quần áo nâu mới, một túi xách, tôi chỉ kịp thời nói riêng với Tiệp một câu:
- Tháng 7 bắt đầu!
Một chiếc comanca đã đợi sẵn ngoài cổng trại, phần tôi với bao công trình bí mật, chuẩn bị với các buồng. Những ai là hạt nhân, cốt cán đã được tôi luyện, thử thách.
Sau khi 4 người đi cũng có nguồn tin, có khi ra ngoài kia (cách trại 5 – 7 cây số) đã có xe khác đón đi. Hoặc chính chiếc comanca đó, ở cổng trại sẽ đưa các cậu, về một trại giam khác (Điều này trước đấy, đã xẩy ra nhiều ở các trại). Có những người tù được tuyên bố tha ở trại này, dăm ba năm sau lại gặp ở một trại khác.
Chừng 5 tháng sau ngày Tiệp về, có một em hình sự bí mật cho tôi biết: Do gia đình tiếp tế nghe đài ở Sài Gòn, Tiệp có họp báo ở SG, Tiệp được thăng cấp là trung úy. Nhưng còn chúng tôi, từ tháng 7-1973 cứ mòn mỏi, khắc khoải băn khoăn mãi, cho tới khi mất miền Nam, mới hiểu được gần đúng cái nguyên nhân tại sao!
Bây giờ đây (March 04) anh chàng Tiệp ở nơi nào, còn sống hay đã đi về với gió bụi? Ở nước ngoài hay còn ở trong nước? Tại sao ngày ấy lại lơ là, bỏ quên hở Tiệp? Lý do nguyên nhân thì nhiều lắm! Nhưng tôi vẫn mong ước, muốn nghe đích xác vì sao? Để phần nào lấp đi những nỗi niềm, gần 2 năm vò xé khắc khoải của cõi lòng, của mỗi đêm ngày 15 mỗi tháng?
Dù ở cảnh ngộ nào, khi trong lòng có niềm hy vọng, thì tinh thần sảng khoái, nét mặt sẽ lộ đầy sinh khí. Tôi vẫn đi lao động hằng ngày, nhưng với một tinh thần năng nổ, lạc quan khác mọi khi.
Sáng nay, trời trong xanh, không một vẩn mây; ngước mắt nhìn khắp bầu trời, lòng tôi nao nao yêu trời, yêu đất, yêu thiên nhiên lạ thường. Bên cạnh một hố phân to, với những phân đánh đống trên bờ. Hôm nay tôi và anh Vàng Dơ, thay phiên nhau anh đi tưới, còn tôi đảo phân dưới hố, và đắp che lại những đống phân, ở trên bờ.
Trời cao lồng lộng, rừng rộng, núi cao, chỉ một mình tôi với trời. Đột nhiên nghe vi vu, re re như một tổ ong bị vỡ; rồi ríu rít, vù vù, một đàn sáo sậu đến 3, 4 chục con, bay sà đến đậu ở cây muồng mun, duy nhất của vườn rau, cạnh hố phân. Chẳng biết chúng có phiên họp, hay những cuộc hẹn hò gì, mà cứ như cái chợ.
Chúng nhẩy nhót lung tung, chuyền cành, mỏ thì ríu ra, ríu rít. Lại một đàn sẻ, cũng từ mãi phía căn nhà con, của cán bộ Mão, rào rào bay đến. Tôi vẫn cắm cúi giấn sâu cái cần đảo, xuống giữa hố, để đẩy những đống phân đóng cục lâu ngày. Chưa được mươi phút, một đàn sáo đá đến hơn chục con ở đâu cũng lướt đến.
Thấy khác thường, những ngày trước cũng có những đàn chim, mò đến cây muồng này, nhưng không nhiều như hôm nay. Ở trên cây, chúng nó cãi cọ nhau như mổ bò, nhưng dù sẻ hay sáo hầu hết chúng cứ chằm chằm, nhìn tôi đang đảo phân. Tôi có cảm tưởng, như chúng nó muốn nói gì với tôi. Nhìn những con bọ đang lềnh bềnh, bơi trên hố phân. Lại nhìn một đống bọ trắng hếu, chảy dài như một giòng suối con, từ trong đống phân chảy ra, tôi chợt hiểu, chính vì những chú bọ này. Tôi phải biết điều, nhìn lên cây muồng chỗ đám chim, như tôi muốn nói với chúng:
- Xin mời các quý vị, tôi thật là dốt, tôi có biết đâu!
Tôi bỏ cần đảo phân, rồi chạy chui vào vườn ớt, ngồi im. Đúng như rằng, sau vài phút nghe ngóng, chúng rào rào chúng bay xuống hố phân, đống phân trông cứ như… một đàn chim rừng nhiều loại!
Thiên nhiên cũng lạ lùng! Đàn nào nó ra đàn nấy, không hề lẫn lộn, để ý nhìn, tôi chưa thấy con sẻ lại nói chuyện với con sáo. Hoặc ngay sáo sậu với sáo đá, chắc cũng cùng họ hàng giòng giống với nhau, vậy mà tôi cũng không thấy chúng hỏi han tâm tình với nhau, dù chỉ là lịch sự, xã giao. Anh Vàng Dơ đã quang gánh trở về, đàn chim vù vù tán loạn bay đi, sau khi đã làm sạch bữa tiệc thịnh soạn, do tôi mời.
Nhìn hai con chim Di bé tí đang luồn lách trong mấy cây ớt tìm sâu, tôi nghĩ tới tối hôm qua. Vì ở nhà B trong khu 1 tôi chợt nhớ chuyện của anh Bổn hôm nọ đã hô hoán trong đêm:
“Nói dối được công nhận hợp pháp trong xã hội”.
Do muốn tìm hiểu sự việc, nên phải qua một số anh, cuối cùng phải có anh Bằng trật tự, tôi đã một lần trực tiếp nói chuyện với anh Bổn, nên đã hiểu sơ về anh. Anh là Trần Phú Bổn, trung đội trưởng du kích, đặc công của huyện Nghĩa Đàn (Quê của HCM), tỉnh Nghệ An. Anh cũng là phó bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản (sau này mới đổi thành đoàn thanh niên HCM).
Trong đợt chống phá ngăn chặn, “đồng bào di cư vào Nam, theo Mỹ Diệm” (1954), anh là trưởng đoàn đặc công của Huyện. Nhiệm vụ của đoàn là tìm mọi phương cách ngăn cản (tuyên truyền, phao những tin thất thiệt, kể cả bạo động: đốt nhà, bắt cóc trẻ con, thủ tiêu v.v…). Làm sao thực hiện hữu hiệu ngăn chận, những người công giáo, “theo Mỹ Diệm vào Nam”.
Anh tâm sự:
- Trong quá trình thực hiện công tác, anh ra lệnh cho từng tổ, đôi khi chính anh dẫn một tổ đi làm nhiệm vu, vì lòng hăng say phục vụ công tác khi ấy.
Anh nói như than thở những câu:
- Chỉ vì khi ấy, tôi cũng như nhiều thanh niên khác quá tin vào cái bánh họ vẽ ra! Không những họ nói láo, nói bịp với người dân, họ còn bịp cả nhau nữa: Bàn giấy này bịp bàn giấy kia; cơ quan này bịp cơ quan kia; tổng bí thư bịp bộ chính trị, bộ chính trị bịp ủy ban trung ương, trung ương bịp tỉnh, giám đốc v.v… Nghĩa là cả một xã hội nói láo, ai cũng biết, nhưng không ai thắc mắc. Tôi đã hăng say đốt nhà, có khi phải thủ tiêu người để lập công với Đảng!
Cuối cùng anh nói:
- Rồi đây, tôi sẽ phải làm một cái gì để đền tội, của tôi! Tóm lại, anh và cả tổ 3 người bị bắt đêm 29-3-1955 (Hãy còn khu vực 300 ngày Hải Phòng). Do ông cha và đám thanh niên công giáo một họ đạo… Họ trói chúng tôi cho tới sáng.
Cơ quan của huyện xuống, tôi và đồng chí huyện ủy đã nháy nhau. Tôi tưởng họ sẽ dẫn về huyện là xong, nhưng họ đã dẫn vào trại giam. Chúng tôi chờ ở trại giam cả tuần không thấy gì. Tôi gọi lão trực trại vào, bảo y mở cửa để chúng tôi ra, y cứ lừ lừ nhìn, tôi tức mình chửi cho một chập, rồi cứ thế chúng đưa hết trại này đến trại kia.
Ở trong tù, tai nghe, mắt thấy rồi có điều kiện ngẫm suy, tôi đã sáng mắt ra hiểu được nhiều vấn đề trong bóng đêm của địa ngục, tôi điên, tôi đã chửi ráo. Hai người kia cùng tổ, bây giờ không biết ở đâu, tôi bị đưa về trại này hơn 5 năm rồi.
Sau khi nghe hiểu biết về anh Bổn, tôi nghĩ anh đã phạm vào một cái tội quá nặng nề, trong tay cộng sản. Đó là cái tội “không thể tha!” Trong xã hội cộng sản, có một loại người bị cái tội này. Nếu không tha Bổn chỉ có một mình anh ta khổ cực, gia đình vợ con anh ta nhớ thương khổ đau. Tha anh ta thì mất chính trị (đảng sai làm, rồi bỏ tù) thiệt hại cho Đảng. Chưa nói, nếu anh ta lại đem cái hiểu biết đó cho nhiều người biết, thì còn bị thiệt hại nguy hiểm đến chừng nào.
Kỳ này lại càng có nhiều trại chuyển tù về đây; trại thì mươi người; trại thì vài chục người v.v… Tôi có cảm nghĩ cộng sản đã ký hiệp nghị Paris, chúng suy đoán có thể rồi đây có các phái đoàn Quốc Tế sẽ đến quan hệ, xem xét, du lịch, tham quan v.v…Vậy phải dẹp bớt trại giam. Lọc lõi những trại nào, thành phần, tội lỗi xét ra không nguy hại lắm thì cho về. Bởi vì có cho về cũng chỉ là cho chúng ra cái lồng lớn hơn, mà thôi. Khi tình hình cần thiết thì lại bắt vào, chứ chúng chạy đi đâu được! Còn những tên nào xét ra không thể tha, chưa thể tha v.v… Hãy dồn chúng vào một số trại đặc biệt, còn thì phá bỏ bớt trại giam đi.
Trưa hôm qua, tôi đang nằm nghỉ mươi, mười lăm phút để chiều đi làm, thì nghe mấy người ở cổng khu hô hoán:
- Các anh ơi! Có ra xem vua tù không?
Nghe lạ tai, tôi cũng mò ra. Ở sân trại chính có hơn chục người ôm chăn chiếu: Họ chỉ một anh tóc đã có sợi bạc, gọi bằng bác thì quá trẻ, vì cái mặt chỉ hơn 5 chục. Họ bảo anh đó là Tôn Thất Tần người tù từ 1945. Nghĩ mình đã tù 11 năm, đã thấy là lâu, anh Bổn 18 năm rồi. So với một đời người đã thấy ghê sợ; nhưng Tôn Thất Tần 28 năm mà vẫn còn ở trong tù, thì đáng là vua rồi. Khó có ai hơn, vì có ai đó, thì phải chết rồi còn đâu! Nghĩ như vậy, tôi định có bữa nào sang làm quen.
Thép Đen Thép Đen - Dang Chi Binh Thép Đen