Nghịch cảnh là thước đo giá trị của một con người. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau những khủng hoảng trong cuộc sống.

Lou Holtz

 
 
 
 
 
Tác giả: Albert Camus
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2681 / 146
Cập nhật: 2017-08-30 02:58:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Kirilov
ất cả các nhân vật chính của Dostoevsky đều tự đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống. Về mặt này những nhân vật ấy khá là hiện đại: họ không sợ bị chế giễu. Điều phân biệt cảm thức hiện đại và cảm thức cổ điển là cái sau tôn cao các vấn đề đạo đức còn cái đầu nhấn mạnh về các vấn đề siêu hình. Trong các tiểu thuyết của Dostoevsky câu hỏi được đặt ra dữ dội đến nỗi mà nó chỉ có thể thu hút các giải pháp cực đoan. Tồn tại là hư ảo hoặc là vĩnh cửu. Nếu Dostoevsky bằng lòng dừng ở đòi hỏi lựa chọn này, ông đã là một nhà triết học. Nhưng ông lại minh họa những kết quả của câu đố trí tuệ đó trong đời sống con người, như vậy ỏng là một nghệ sĩ. Trong số những kết quả này, ông đặc biệt chăm chút cho tác phẩm cuối cùng là Nhật ký của một Nhà văn, mà ông gọi là sự tự sát logic. Trong những bài viết đăng tháng 12 năm 1876, ông đã thực sự hình dung ra lập luận về “tự sát logic.” Khi tin chắc rằng tồn tại của con người là sự phi lý tuyệt đối đối với những ai không tin vào sự bất tử, con người tuyệt vọng đi đến những kết luận sau đây:
“Vì trong lời đáp cho những câu hỏi của tôi về hạnh phúc, tôi nghe thấy, qua trung gian là ý thức của tôi, rằng tôi không thể hạnh phúc trừ khi hòa hợp với Đấng vĩ đại mà tôi không hiểu, và cũng sẽ không bao giờ ở vị thế nào để có thế hiểu được, điều đó là hiển nhiên...”
“Bởi vì cuối cùng, tôi đóng cả hai vai nguyên đơn lẫn bị đơn, bị cáo lẫn thẩm phán, và bởi vì tôi coi tấn hài kịch mà tôi phạm vào do bản chất của mình là hoàn toàn ngu ngốc, tôi thậm chí thấy nhục nhã khi hạ cố tham gia vào...”
“Với tư cách không thể chối cãi của nguyên đơn và bị đơn, của thẩm phán và bị cáo, tôi kết án cái bản chất trơ tráo đã đưa tôi vào cuộc sống để bắt tôi chịu đựng đau khổ – tôi kết án nó phải bị tiêu diệt cùng với tôi.”
Quan điểm ấy hãy còn chứa một chút hài hước. Hành động tự giết chính mình này, xét ờ bình diện siêu hình, là bởi anh ta bị làm phật ý. Xét theo một nghĩa nào đó, kẻ ấy đang thực hiện cuộc trả thù của mình. Đây là cách anh ta chúng minh rằng mình “sẽ không bị lừa.” Tuy nhiên, như ta đã biết, cùng một chủ đề này được thể hiện một cách khái quát tuyệt vời nhất ở nhân vật Kirilov trong tác phẩm Lũ người quỷ ám, một nhân vật cũng ủng hộ sự tự sát logic. Kirilov, người kỹ sư tuyên bố rằng ông muốn sống cuộc đời theo ý mình bởi nó “là ý tưởng của ông.” Rõ ràng ở đây phải hiểu đúng nghĩa từ ấy. Nó chỉ một ý tưởng, một suy nghĩ, rằng ông ta đã sẵn sàng chết. Đây là sự tự sát ờ cấp độ cao siêu. Theo diễn tiến câu truyện, trong hàng loạt cảnh mà trong đó tấm mặt nạ che đậy của Kirilov dần dược soi tỏ, cái tư tưởng nhuốm mùi chết chóc thôi thúc ông ta dần hé lộ trước mắt chúng ta. Thật sự, quan điểm ấy của người kỹ sư lại quay về các luận điểm trong Nhật ký. Ông cảm thấy rằng Chúa là cần thiết, và như vậy ông phải tồn tại. Nhưng ông cũng biết mình không, và không thể tồn tại. Ông thốt lên: “Tại sao người không nhận ra rằng với lý do đó là đã đủ giết chính mình?” Quan điểm ấy cũng đưa đến cho ông một số hệ quả phi lý. Do dửng dưng, ông kệ cho vụ tự sát của mình bị lợi dụng trong một vụ giết người mà ông khinh miệt. “Tối qua tôi đã quyết định rằng tôi chẳng thèm quan tâm.” Và cuối cùng, ông chuẩn bị cho hành động ấy của mình trong tâm trạng lẫn lộn giữa nổi dậy và tự do. “Tôi sẽ giết chính mình để khẳng định sự bất phục tùng của tôi, tự do mới mẻ và đáng sợ của tôi.” Đó không còn là trả thù, mà đã trở thành sự nổi dậy. Do đó Kirilov là một nhân vật phi lý, tuy nhiên phải đi kèm với điều kiện tiên quyết là: ông tự sát. Bản thân con người ông giải thích cho mâu thuẫn này, cùng lúc, hé lộ bí mật của phi lý trong vẻ tinh khiết trọn vẹn. Thực vậy, ông thêm vào cái logic chết người đó một tham vọng phi thường, đưa ra cho nhân vật thấy trọn logic đó: Ông muốn tự giết mình để trở thành chúa.
Lập luận thật rõ ràng và kinh điển. Nếu Chúa trời không tồn tại, thì Kirilov là chúa. Nếu Chúa trời không tồn tại, thì Kirilov phải tự sát. Như vậy, Kirilov phải tự sát để trở thành chúa. Logic đó quả là phi lý, nhưng cần như thế. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ nó gán một ý nghĩa cho thế lực thần thánh đó được hồi sinh ở trái đất. Điều đó chẳng khác nào tuyên bố: “Nếu Chúa trời không tồn tại, thì tôi là chúa”, mà lập luận này vẫn khá là mù mờ. Quan trọng là phải chú ý ngay từ đầu rằng người đàn ông cất lời tuyên bố điên rồ đó thật sự thuộc về thế giới này. Ông mỗi sáng đều tập thể dục để bảo vệ sức khỏe. Ông bứt rứt không yên khi thấy Shatov vui sướng khi tái hợp với bà vợ. Trên mảnh giấy mà người ta tìm thấy sau khi ông chết, ông muốn vẽ một khuôn mặt thè lưỡi vào “bọn chúng nó.” Ông trẻ con và nóng nảy, sôi nổi, ngăn nắp và nhạy cảm. Ông không có yếu tố gì của một siêu nhân ngoài logic và nỗi ám ánh, trong khi ông có đầy đủ mọi yếu tố của một con người. Tuy nhiên, cũng chính con người này nói về sự thần thánh của mình một cách rất bình tĩnh. Ông không điên, bởi nếu vậy Dostoevsky hẳn cũng điên. Do đó thứ kích thích ông không phải là ảo tưởng của chứng hoang tưởng tự đại. Và trong trường hợp này, lẩy ra từng từ để xét theo nghĩa cụ thể là ngớ ngẩn.
Chính Kirilov giúp ta hiểu ông. Khi trả lời một câu hỏi của Stavrogin, ông nói rõ rằng mình không có ý chỉ một con-người-thần-thánh. Có lẽ có người nghĩ rằng ông muốn phân biệt mình với Chúa Jesus. Nhưng thật ra, ông mong muốn nhập làm một với Chúa Jesus. Kirilov rất háo hức mong chờ đến thời khắc Jesus chết và không thấy chính ngài được lên thiên đàng. Khi đó Chúa nhận ra sự tra tấn ngài phải chịu là vô ích. Viên kỹ sư nói, “Các quy luật của tự nhiên khiến Chúa sống giữa lầm ảo và chết trong lầm ảo.” Chỉ trong nét nghĩa này, Jesus thực sự là hiện thân của toàn bộ tấn kịch nhân loại. Ngài là con người hoàn chỉnh, là con người nhận thức được bối cảnh phi lý nhất. Ông không phải là con-người-thần-thánh mà là một vị-thần-người. Và cũng như ông ta, mỗi người chúng ta đều có thế bị đóng đinh câu rút hoặc bị biến thành vật hy sinh ở mức độ nào đó.
Vì thế đấng thần linh nhắc đến ở đây hoàn toàn ở ngay tại trái đất này. Kirilov nói: “Trong suốt ba năm, tôi tìm kiếm các thuộc tính thánh thần trong tôi và đã tìm ra nó. Thuộc tính thánh thần chính là sự độc lập.” Đến đây tiền đề lập luận của Kirilov đã rõ: “Nếu Chúa không tồn tại, thì tôi là chúa.” Trở thành chúa chỉ đơn giản là trở nên tự do trên trái đất này, không phải phụng sự một đấng bất tử nào. Tất nhiên, trên hết, có thế rút ra mọi kết luận từ sự độc lập đau đớn đó. Nếu Chúa tồn tại, mọi sự đều cậy vào ngài, và ta không thế làm gì trái với ý chí của ngài. Còn nếu ngài không tồn tại, thì mọi sự đều tùy thuộc vào chính chúng ta. Đối với Kirilov, cũng như với Nietzsche, giết Chúa là tự mình trở thành chúa: là nhận ra cuộc sống vĩnh cửu trên trái đất này, như Phúc Âm đã viết. Nhưng nếu chỉ riêng tội ác siêu hình này cũng đã đủ thành toàn cho con người, vậy thì cần thêm tự sát làm gì nữa? Tại sao phải tự sát và rời khỏi thế giới này một khi đã giành được tự do? Đó là điểm mâu thuẫn. Kirilov củng nhận rõ điều đó, vì ông có nói thêm rằng: “Nếu anh cảm thấy được điều đó, thì hẳn anh là Sa hoàng, và thay vì tự sát, anh sẽ sống ngập trong huy hoàng.” Nhưng nói chung, con người không hiểu điều đó. Họ không cảm thấu được điều đó. Con người ấp ủ những hy vọng mù quáng hệt như thời thần Prometheus. Họ cần được chỉ lối và không thể làm gì nếu không nghe thuyết giảng. Do đó, Kirilov phải tự sát vì tình yêu nhân loại. Ông phải cho những người anh em của mình thấy con đường vương giả và khó khăn mà ông tiên phong dấn bước vào. Đó là vụ tự sát có tính giáo dục. Kirilov hy sinh bản thân. Nhưng dù ông có bị hành hạ đi nữa, thì ông cũng sẽ không bị biến thành vật hy sinh. Ông vẫn là một vị-thần-người, tin tưởng vào cái chết không có gì sau nó nữa, thấm đẫm vẻ sầu muộn của kinh phúc âm. Ông nói: “Tôi bất hạnh bởi tôi buộc phải khẳng định sự tự do của mình.”
Nhưng một khi ông chết và con người cuối cùng cũng được giác ngộ, thì trái đất này sẽ toàn là các Sa hoàng và sáng bừng vinh quang của con người. Phát súng lục của Kirilov sẽ là sự báo hiệu cho cuộc cách mạng cuối cùng. Như vậy, không phải nỗi tuyệt vọng đẩy ông đến cái chết, mà ông chết vì tình yêu và lợi ích của đồng loại. Trước khi kết liễu trong máu đỏ cuộc phiêu lưu tinh thần khôn tả của mình, Kirilov buông một câu cũng cũ xưa như nỗi đau khổ của con người: “Mọi chuyện đều tốt đẹp.”
Do đó, chủ đề tự sát trong tác phẩm của Dostoevskv thực sự là một chủ đề phi lý. Cần lưu ý điểm này, trước khi tiếp tục xét sự tái hiện của Kirilov ở những nhân vật khác mà bản thân những nhân vật ấy cũng được đặt trong những chủ đề phi lý khác. Stavrogin và Ivan Karamazov thử áp những chân lý phi lý vào đời sống thực tế. Họ là những người dược giải thoát bởi cái chết của Kirilov. Họ thử vào vai Sa hoàng. Stavrogin sống cuộc đời “đầy mỉa mai”, và khá nổi tiếng về mặt này. Ông gợi lên lòng căm thù xung quanh mình. Tuy thế, chìa khóa để hiểu được nhân vật này lại được tìm thấy trong lá thư vĩnh biệt: “Tôi chưa từng khi nào có khả năng ghét cay ghét đắng bất cứ điều gì.” Ông ta là một Sa hoàng trong sự thờ ơ. Tương tự, Ivan “thử vai” bằng cách khước từ quy phục vương quyền của tâm trí. Đối với những người dùng cuộc sống của chính mình để chứng minh, như em trai của Ivan, rằng quan trọng là phải hạ thấp bản thân đi để giữ niềm tin, Ivan có lẽ sẽ đáp trả rằng điều kiện ấy quả đáng xấu hổ. Nhận định chủ chốt cúa ông là: “Mọi điều đều được phép,” ẩn dưới tán u sầu đủ rộng. Giống như Nietzsche, người nổi tiếng nhất trong những kẻ rắp ranh giết chết Chúa trời, ông ta cuối cùng hóa điên. Nhưng đây là một rủi ro đáng để liều, và khi phải đối mặt những kết thúc bi thảm như vậy, sự thôi thúc thuộc về bản chất của tâm trí phi lý sẽ hỏi: “Điều đó chứng minh cho cái gì?”
***
Những tiểu thuyết như Nhật ký, nêu lên vấn đề phi lý. Chúng dựng lên logic dẫn đến cái chết, sự tôn vinh, tự do “đáng sợ”, niềm vinh quang của các Sa hoàng trở nên rất con người. Mọi chuyện đều ổn, mọi điều đều được phép, không có gì là đáng ghét – đây là những phán xét phi lý. Nhưng đó quả là thế giới sáng tạo tuyệt vời, nơi những con người như đồng thời được tạo ra từ lửa và băng đó dường như quá quen thuộc với chúng ta. Thế giới của sự dửng dưng mà đầy sôi nổi vang dội trong trái tim những nhân vật ấy, đối với chúng ta sao chẳng có vẻ gì là quái gở. Ta nhận ra nó trong những lo âu hàng ngày. Và có lẽ chưa có ai phủ cho thế giới phi lý vẻ mê hoặc đau đớn và quen thuộc như Dostoevskỵ.
Vậy nhưng kết luận cuối cùng của ông là gì? Hai câu trích dưới đây thể hiện quan điểm siêu hình đối ngược hoàn toàn của tác giả. Lập luận của người cam nguyện tự tử logic đã làm dấy lên những chỉ trích; tác giả, trong phần đăng tiếp theo của Nhật ký, bàn sâu rộng hơn về quan điểm của mình và kết luận: “Nếu con người cần đức tin vào sự bất diệt đến như vậy (đến nỗi khi không có nó thì tự sát), thì nó phải là một trạng thái bình thường của nhân loại. Mà nếu vậy, linh hồn con người chắc chắn bất tử, không hồ nghi gì nữa.” Rồi ở những trang cuối của cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ở đoạn kết cuộc chiến vĩ đại ở Chúa, những đứa trẻ hỏi Aliosha: “Karamazov, có phải tôn giáo dạy rằng chúng ta sẽ hồi sinh từ cái chết, và sẽ được hội ngộ lần nữa?” Aliosha đáp: “Hẳn rồi, chúng ta sẽ hội ngộ lần nữa, khi đó chúng ta sẽ vui sướng kể cho nhau nghe mọi điều đã xảy ra.”
Nói như vậy, Kirilov, Stavrogin và cả Ivan đều đã bại. Anh em nhà Karamazov dã đáp lời cho Lũ người quỷ ám. Và đó chính là một kết luận. Trường hợp của Aliosha không hề mơ hồ như hoàng thân Myshkin. Ông hoàng ốm yếu sống trong một thực tại miên viễn, nhàn nhạt những nụ cười và sự dửng dưng, và trạng thái hạnh phúc ấy có lẽ chính là cuộc đời vĩnh cửu mà ông nói đến. Ngược lại, Aliosha nói rất rõ ràng: “Chúng ta sẽ gặp nhau lần nữa.” Chuyện tự tử hay hóa điên không còn đặt ra ở đây. Bởi những kẻ đã nắm chắc sự bất diệt cùng những niềm hạnh phúc nó đưa lại đâu cần đến chúng làm gì? Con người đánh đổi sự thần thánh của mình lấy hạnh phúc. “Chúng ta sẽ vui sướng kể cho nhau nghe mọi điều đã xảy ra.” Như vậy là một lần nữa tiếng súng của Kirilov lại vang lên đâu đó ở nước Nga, nhưng thế giới này vẫn tiếp tục tôn tụng những hy vọng mù quáng. Con người đã không hiểu được điều đó.
Do vậy ở đây không phải một tiểu thuyết gia phi lý đang nói với chúng ta một tiểu thuyết gia hiện sinh. Ở đây bước nhảy thật thống thiết, làm cao quý thêm cho môn nghệ thuật đã truyền cảm hứng cho nó. Nó là một sự cam thuận không yên, lổn nhổn những nghi ngờ, không chắc chắn và cháy bỏng, về tác phẩm Anh em nhà Karamazov của mình, Dostoevsky viết: “Vấn đề chính yếu được đặt ra xuyên suốt tác phẩm này chính là điều dằn vặt tôi suốt đời, một cách có ý thức hay vô ý thức: Đó là sự tồn tại của Chúa.” Thật khó lòng tin nổi một tiểu thuyết có thể chuyển biến nỗi đau khổ suốt đời đó thành niềm hạnh phúc chắc chắn. Một nhà phê bình đã chỉ ra rất chính xác rằng Dostoevsky đứng về phía Ivan, và những chương tiểu thuyết đầy tính khẳng định đó được viết trong ba tháng ròng nỗ lực, trong khi những phần “báng bổ”, nói như lời ông, được viết trong vỏn vẹn ba tuần trong tâm thế phấn khích. Không nhân vật nào của ông không phải mang gai nhọn đớn đau trong da thịt, không ai không vạch ngoáy nó thêm hay cố tìm cách chữa trị nó thông qua cảm thức hay sự bất diệt. Dù cách nào đi nữa, chúng ta hãy cứ giữ mối hoài nghi này. Đây là một tác phẩm phối hợp thủ pháp tương phản vô cùng rõ ràng, cho phép chúng ta hiểu thấu cuộc đấu tranh của một người chống lại những hy vọng của mình. Một khi đã đến tận cùng, người sáng tạo lại quyết định chống lại nhân vật của ông. Mâu thuẫn đó giúp ta phân biệt rõ. Đây không phái là một tác phẩm phi lý, mà là tác phẩm gọi lên vấn đề phi lý.
Câu trả lời của Dostoevsky là nhục nhã, hay nói như Stavrogin là “đáng xấu hổ.” Ngược lại, tác phẩm phi lý không đưa ra câu trả lời; sự khác biệt chính là nằm ở đó. Hãy để ý kỹ điều này trong phần kết: Trong tác phẩm đó, đối ngược với sự phi lý không phải là bản chất Thiên Chúa trong nó, mà là tuyên ngôn về cuộc sống tương lai. Hoàn toàn có thể là người Thiên Chúa giáo và là người phi lý. Đã có những ví dụ về người theo đạo Thiên Chúa nhưng không tin vào kiếp lai sinh. Xét về tác phẩm nghệ thuật, đúng ra nó có thể vạch ra một trong số những hướng phân tích phi lý vốn đã được tiên báo trong những trang trước. Nó khơi lên “sự phi lý của Phúc Âm.” Nó soi sáng ý tưởng này, vun bón bằng những hậu quả, sự chắc chắn ấy không ngăn được mối hoài nghi. Ngược lại, dễ thấy rằng tác giả của Lũ người quỷ ám, do đã quá quen với những nẻo đường như vậy, khi kết luận lại chọn con đường hoàn toàn khác. Câu trả lời đáng ngạc nhiên của người sáng tạo cho những nhân vật của mình, của Dostoevsky với Kirilov, có thể tóm tắt bằng một câu: Tồn tại là ảo tưởng và nó bất diệt.
Thần Thoại Sisyphus Thần Thoại Sisyphus - Albert Camus Thần Thoại Sisyphus