Love is a puzzle posed by the emotions and not likely to be solved by reason.

Anon

 
 
 
 
 
Tác giả: Wen Bin
Thể loại: Truyện Ngắn
Dịch giả: Nguyễn Vạn Lý
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 9
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 626 / 0
Cập nhật: 2016-06-03 16:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
au khi tiễn Mẹ, chúng tôi quay về nhà, không ai nói một lời. Chị Cả dường như mải suy nghĩ, trong khi Em Năm rất tức giận Chị Cả đã để Mẹ về quê. Tôi nhìn xuống con đường dưới chân tôi, rồi ngẩng lên nhìn bầu trời. Tôi không thể nào quên được cái nhìn cuối cùng của Mẹ, và sự biểu lộ qua ánh mắt của Mẹ. Và tôi không làm sao phân tích được cảm giác của riêng tôi.
Sau này, với tất cả những thay đổi trong cuộc đời của chúng tôi, cả Mẹ và chúng tôi đều không nhắc tới vấn đề này nữa. Năm tháng qua đi, và chị em chúng tôi đã quên hẳn chuyện này.
Sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ nhiệm tới một xưởng máy tại vùng đông bắc. Em Năm và chồng tình nguyện đi Tân Cương tại vùng viễn tây. Chị Cả vẫn ở lại Bắc kinh, Chị Hai ở miền nam và Chị Ba vẫn ở quê của chúng tôi tại miền tây bắc. Chị em chúng tôi quả thực phân tán khắp bốn phương trời. Mẹ phải chia thời giờ giữa chúng tôi, hối hả chạy từ con gái này tới con gái khác, với cái túi nhỏ trên cánh tay. Xe lửa, xe buýt, xe ngựa, và ngay cả xe đẩy -- bất kể phương tiện chuyển vận nào, miễn là Mẹ tới được với các con gái.
Ðất nước vô cùng bận rộn chế tạo thép năm 1958, cái năm bất đầu kế hoạch Ðại Nhảy Vọt. Khắp nơi từ bắc xuống nam từ đông sang tây, lửa và khói tỏa khắp trời. Tất cả quần chúng bị cuốn hút vào cái cơn cuồng nhiệt hai mươi bốn giờ một ngày ấy. Một hôm, ngay lúc tôi vừa từ một nhiệm vụ đúc thép trở về, thì Mẹ đến thăm.
Mẹ mệt mỏi và người đầy bụi bậm vì đường xa. Mái tóc của Mẹ đã bạc xám, khuôn mặt xạm nắng, và những nếp nhăn hằn sâu hai bên thái dương. Nhưng Mẹ rất phấn khởi và sung sướng khi trông thấy tôi.
Một hôm tôi cố gắng dành vài phút nghỉ, bước khỏi lò luyện thép và ngồi với Mẹ một giây lát. Mẹ dịu dàng vuốt tóc tôi. Tôi nghĩ lại Mẹ đã phải vội vã chạy hết chỗ này đến chỗ kia vì con gái, và cái "nghị quyết" trước "đơn xin" của Mẹ, và trái tim tôi đau nhói. Tôi nói với Mẹ một cách hối hận, "Mẹ, chúng con quá trẻ nên không hiểu mẹ. Bây giờ có lẽ..."
Mẹ để mặc nước mắt chảy, nhỏ lên mu bàn tay tôi. "Bây giờ nói đến chuyện ấy còn ích gì nữa? Mẹ đã bước một chân xuống mộ rồi. Cuộc đời của mẹ đã qua rồi."
Tôi không biết nói gi, chỉ biết ôm chặt lấy Mẹ. Cùng lúc đó, tôi tự nhủ: Tình cảm nồng nhiệt của Mẹ có lẽ đã nguội tàn theo năm tháng rồi.
Mẹ giặt giũ, khâu vá và bận rộn sắp xếp lại nhà tôi cho ngăn nắp. Sau đó, Mẹ còn phải đi tới tận Tân Cương xa xăm để săn sóc em gái tôi sắp sửa sinh con. Và sau đó Mẹ trở lại Bắc Kinh sống với vợ chồng Chị Cả. Anh chị tôi đều là nạn nhân của chiến dịch chính trị tố cáo những kẻ thời cơ cánh hữu.
Lúc đó Chị Cả viết thư cho tôi, như sau:
“Em Lan,
Ðúng lúc anh chị cần mẹ nhất thì mẹ tới. Mẹ quả thực là một niềm an ủi. Mẹ nói, "Cuộc đời hay có nhiều thăng trầm, nhưng chúng ta bao giờ cũng vượt qua được." Lời nói của mẹ đã hỗ trợ anh chị. Cuộc đời quả thực không đoán trước được. Ai có thể nghĩ rằng chúng ta, những người được tôi luyện trong cách mạng, mà không bao giờ hiểu được mẹ. Chúng ta chỉ bắt mẹ làm việc không ngừng nghỉ cho chúng ta, và hơn thế nữa, chúng ta đã bắt mẹ phải chia xẻ những lo lắng buồn sầu của chúng ta.
Gần đây, chị thường nghĩ tới cái "nghị quyết" của chúng ta về ước muốn của mẹ. Bây giờ chị cảm thấy rằng nếu mẹ tái giá, thì mẹ đã sung sướng hơn là lúc nào cũng làm việc như nô lệ cho những đứa con gái vô tích sự của mẹ...”
Tôi đọc đi đọc lại thư Chị Cả đến nỗi không thể ngủ được.
Thời gian trôi qua, đem lại những thay đổi. Tôi lại mất liên lạc với Mẹ, chỉ được biết nơi ở của Mẹ qua thư của chị em. Rồi bỗng nhiên tôi nhận được điện tín sau đây:
“Lan, mẹ chết vì một cơn bệnh bất ngờ. Hãy về dự tang lễ.
Chị Ba.”
Tất cả tối xầm lại trước mắt tôi. Tôi không biết làm cách nào tôi đã về được đến nhà. Khi tôi thức giấc, chiếc gối của tôi ướt sũng. Tôi không nhớ làm thế nào tôi lên được xe lửa hoặc bất cứ điều gì trên đường về. Lúc nào tôi cũng trông thấy Mẹ trước mặt tôi, khuôn mặt hiền từ, nụ cười dịu dàng, hai bàn tay đã vuốt ve tôi - nhưng bây giờ thì tôi đã mất Mẹ vĩnh viễn rồi!
Chị Ba, mặc tang phục, đang ngồi cạnh linh cữu và khóc lóc thảm thiết. Mẹ nằm bình yên trong quan tài, mặc quần áo chôn cất, như là đang nằm nghỉ sau một cuộc hành trình dài và gian khổ. Tôi cảm thấy tim tôi muốn vỡ ra trước cảnh ấy.
Chị Ba bảo tôi, "Em đã biết cảnh khan hiếm mấy năm qua. Các chị viết thư năn nỉ mẹ ra sống tại thành phố với các chị. Nhưng mẹ nhất định ở lại với chị qua những năm đói. Mẹ không thể nào chịu đựng được phải xa đứa cháu trai bé nhỏ, cam chịu đói khát và mệt mỏi từng ngày..." Chị Ba đấm tay vào ngực và gào lên, "Ðó là lỗi của tôi, tôi đáng chết lắm. Chính tại tôi và con trai tôi. Chúng tôi đã gây ra cái chết của mẹ."
Phải, chị nói đúng lắm. Lũ con gái chúng tôi đã gây ra cái chết của Mẹ. Chúng tôi đã bắt Mẹ phải hy sinh cuộc đời của Mẹ cho chúng tôi. Tôi luôn luôn mghĩ rằng sau khi chúng tôi qua được giai đoạn đen tối này, tôi sẽ xin Mẹ ở với tôi. Tôi không thể để Mẹ tất tả ngược xuôi nữa. Nhưng tất cả những mong ước này chỉ là mơ hồ. Chúng tôi không bao giờ gặp lại Mẹ nữa.
Ngày hôm sau là ngày chôn Mẹ. Chú đã vượt núi cao đồng xa tới dự. Người Chú bụi bậm từ đầu tới chân. Tóc Chú đã ngả màu xám, nhưng Chú vẫn còn mạnh mẽ tráng kiện. Chú quỳ xuống trước quan tài Mẹ, nước mắt tuôn tràn như mưa. Khi quan tài sắp được đóng lại, bằng hai bàn tay run rẩy, Chú lấy ở ngực ra những đồ chơi đan bằng lá cỏ - những con ngựa, con nai, con cừu. Chú khẽ đặt chúng bên cạnh gối của Mẹ, để làm những người bạn vĩnh cửu, và bày tỏ lòng tưởng niệm thiên thu của Chú.
Chú đứng nhìn trong lúc quan tài của Mẹ hạ huyệt. Rồi Chú tự tay đắp đất lên ngôi mộ, và trồng một vài cây liễu non.
Năm tháng qua đi, trừ Chị Ba, không một người nào trong chúng tôi có thể tới viếng thăm mộ của Mẹ. Chị Ba viết thư và cho biết Chú bây giờ tóc bạc trắng rồi, vẫn tiếp tục viếng thăm mộ Mẹ đều đặn vào dịp lễ Thanh Minh, và mang đến hương và hoa quả. Về sau, trong suốt mười năm hỗn loạn, chúng tôi xa cách nhau và bị cơn bão thời đại cuốn đi, và phấn đấu chỉ để sinh tồn. Như vậy chỉ còn một mình Chú không bao giờ quên tuởng nhớ Mẹ chúng tôi. Chỉ mình Chú không quên đắp thêm đất cho ngôi mộ và trồng những cây liễu non.
Mẹ đã đi từng bước trên con đường chua chát của Mẹ. Mẹ đã hy vọng một cuộc đời mới, hy vọng được trông thấy các con gái trưởng thành, hy vọng đoàn tụ, hy vọng...
Thời đại mới đã cống hiến Mẹ những khởi đầu của một đời sống mới và đã thắp sáng hy vọng của Mẹ. Niềm vui và ước mơ của Mẹ đã thành đạt.
Ngay cả trong lúc này đây, tôi cảm thấy tôi vẫn nghe được âm thanh rung động từ khúc hát của Mẹ. Tuy bên ngoài bình tĩnh và cam chịu nhẫn nhục, nhưng lòng Mẹ quả thực tràn đầy những tình cảm mãnh liệt. Chắc Mẹ đã tin tưởng niềm mơ ước của Mẹ sẽ được các con gái Mẹ hỗ trợ, những đứa con có giáo dục và quan tâm đến những giá trị đích thực. Thế mà tình yêu của Mẹ, quá quí báu, quá hiếm hoi, đã mệnh yểu. Tình yêu ấy đã bị dày xéo thô bạo, tàn nhẫn và thiếu suy nghĩ.
Ðúng là một bà mẹ bao giờ cũng sẵn sàng hy sinh thân mình cho con cái, cho con cái tất cả tình yêu nhưng giấu diếm nỗi lo buồn trong lòng. Nhưng còn những ý tưởng và hành động đáng trách của con cái thì sao? Con cái của Mẹ sẽ tự giải thích thế nào, những kẻ tự nhận là thế hệ đã được khai hoá?
Bây giờ tôi cũng đã ngoài bốn mươi, đúng cái tuổi của Mẹ trong lần đoàn tụ đầu tiên sau giải phóng. Suốt mười năm trong cuộc Cách mạng Văn hóa, tôi bị đầy tới một miền núi hẻo lánh cùng với các con tôi, bị tách lìa khỏi thế giới bên ngoài. Vào lúc đó, tôi ao ước được gặp chồng tôi và các người thân biết chừng nào. Tôi không còn sinh thú nữa, và gần như muốn quyên sinh. Mãi đến lúc đó tôi mới thấu hiểu nỗi giầy vò tình cảm mà Mẹ đã phải trải qua.
Vào giữa cơn ác mộng kéo dài đó, khi mà tất cả mọi giá trị đều bị đảo lộn, một hôm tôi nhận được thư của Em Năm. Em căm phẫn tố cáo, "cái sự chà đạp đáng kinh tởm lên niềm tin, hy vọng và những tình cảm quí báu nhất của con người." Em nói thêm, "Nó làm em sôi máu..."
Nhưng trong lá thư hồi âm được chuyển lậu ra khỏi nơi bị giam cầm, tôi hỏi em, "Em ơi, cái mà em ám chỉ có lẽ không phải là tai họa do bên ngoài gây ra. Có lẽ sự khởi đầu đã tiêm nhiễm vào máu chúng ta từ trước?"
“Lan, suốt đời mẹ không được ai săn sóc, không được ai thương yêu. Mẹ suốt đời thui thủi một mình, như một bóng ma cô độc...”
Những lời của Mẹ vẫn nhức nhối trong tim tôi cùng với nỗi xót xa. Những lời ấy bắt tôi phải nhớ lại, suy nghĩ và xé nát tôi thành từng mảnh. Và rồi tôi cảm thấy như là một lưỡi dao đang cắm sâu vào tim tôi.
Chị Cả và chồng chị đã lìa bỏ thế giới này rồi, và không thể suy nghĩ lại quá khứ. Anh chị đã vĩnh viễn mất cơ hội ăn năn thống hối và cầu xin sự tha thứ bên mộ Mẹ. Nhưng chúng tôi là những kẻ còn sống, chúng tôi có một sự bắt buộc phải nhìn thẳng vào cuộc đời, để nhìn rõ con người chúng tôi, vì cuộc đời vẫn còn trải ra trước mặt?
Ôi, Mẹ vô cùng thưong yêu của con! Mẹ đã quên mình. Khi còn sống, Mẹ đã hy sinh tình yêu ao ước thầm kín của Mẹ cho đời sống và hạnh phúc của con cái. Bây giờ trong cõi chết, Mẹ có còn cầu mong một cuộc đời đẹp đẽ hoặc khao khát những điều tốt lành cho những đứa con gái lầm lẫn của Mẹ không?
Mẹ ơi, khi bình minh chiếu ánh hồng lên khung cửa sổ của con và những làn gió xuân ấm áp thổi gợn cánh đồng cỏ, con dường như lại nghe thấy khúc hát ngọt ngào và buồn bã của Mẹ. Cái nhìn dịu dàng của Mẹ mãi mãi dõi theo các con của Mẹ, giúp nghị lực cho các con của Mẹ tiếp tục những bước đi vững chắc trên đường đời.
Nguyễn Vạn Lý phỏng dịch
Thầm Tưởng Niệm Thầm Tưởng Niệm - Wen Bin