What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Wen Bin
Thể loại: Truyện Ngắn
Dịch giả: Nguyễn Vạn Lý
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 9
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 626 / 0
Cập nhật: 2016-06-03 16:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
húng tôi đều rất bận rộn; mỗi người chúng tôi theo đuổi nghề nghiệp và lý tưởng của mình. Chồng Chị Cả rất say mê triết lý. Anh thường vừa ăn vừa đọc sách. Thì giờ của Chị Cả dồn hết vào công việc duyệt đọc phụ trang cho tờ báo của chị. Em Năm và tôi, là sinh viên, sống suốt ngày ở trường. Chị Hai ở trong một tỉnh miền nam, và Chị Ba ở nhà quê, cũng rất là bận rộn. Toàn thể nước tôi có thể mô tả bằng một chữ: bận-rộn.
Mỗi chủ nhật khi chúng tôi gặp Mẹ, chúng tôi nhận thấy một sự thay đổi tốt hơn. Sức khoẻ của Mẹ cải tiến đều đặn; tinh thần Mẹ vui tươi hơn; ngay cả dáng điệu của Mẹ cũng bộc lộ sự tin tưởng - và Mẹ cũng học hỏi mau lẹ lắm. Những chữ Mẹ phải học thêm hàng ngày được viết trên một tấm bảng đen nhỏ treo trong bếp. Ðôi khi Mẹ hỏi chúng tôi về những vấn đề liên hệ tới cái xã hội mới này.
Em Năm quyết định rằng Mẹ không có lý do gì ăn mặc giống như một bà già. Em đòi cắt ngắn mớ tóc dài của Mẹ. Sự thay đổi thực là kinh ngạc. Với mớ tóc ngắn ôm hai tai, Mẹ dường như trẻ hơn. Thoạt đầu, Mẹ có vẻ xấu hổ trước cái bề ngoài mới; Mẹ sợ không dám đi chợ nữa - và Mẹ hay nấp trốn khi có khách đến thăm. Dần dần, Mẹ quen với kiểu tóc mới.
Một hôm, tôi phải tham dự một cuộc triển lãm về kỹ thuật ngoại quốc, và tôi ghé thăm nhà trên đường đi. Khi tôi đi ngang cửa sổ, tôi nghe thấy tiếng hát:
"Nhà tôi trong thung lũng ngàn hoa, giữa núi cao sông dài
Muôn loài chim nhởn nhơ hót điệu sơn ca..."
Tiếng hát thật nhẹ và khẽ, nhưng rất cảm động. Lời ca và điệu nhạc quen thuộc, nhưng tôi không nhớ tôi đã nghe thấy ở đâu và bao giờ. Tôi đứng hẳn lại và lắng nghe. Tiếng hát dâng lên cao rồi dần dần xuống thấp. Nó không giống một bài ca nào trên đời này. Nó khơi dậy những tình cảm xâu xa nhất.
Ai hát thế? Có thể là cô em gái tính tình như con trai của tôi? Ai có thể gây được những xúc dộng như thế? Tôi mở cửa để bắt quả tang người đó. Tôi thật là sững sờ! Tôi không thấy em gái tôi đâu cả. Chỉ có một mình Mẹ ngồi bên cửa sổ, đang cúi xuống khâu vá cái gì, vừa làm việc vừa hát. Tôi chợt nhớ lại điệu hát: đó là bài sơn ca Mẹ thường hát khi làm lồng đèn vào ngày 15 tháng giêng Tết. Tuy nhiên hồi đó tiếng hát của Mẹ rất buồn bã; bây giờ giọng hát của Mẹ tràn đầy niềm vui, hy vọng và hăng say. Tôi sợ làm gián đoạn tư tưởng và bài hát của Mẹ, vì thế tôi đứng im lặng ngay tại chỗ.
Tình cờ Mẹ ngẩng lên. Khi trông thấy tôi, tiếng hát của Mẹ ngừng lại ngay và mặt Mẹ đỏ bừng. Tôi hỏi:
- Mẹ, trước kia con đã nghe thấy bài hát đó rồi.
- Lan, đừng có ngớ ngẩn. Làm sao con nghe thấy trước kia được? Mẹ đang vui thích và mới đặt ra đó.
Chiều hôm đó tôi cho Em Năm biết Mẹ có thể hát những bài sơn ca rất hay. Em liền năn nỉ Mẹ hát cho chúng tôi nghe. Nhưng Mẹ phủ nhận tất cả. Mẹ còn nhấn mạnh rằng một người hàng xóm hát bài ấy và tôi đã tưởng nhầm là Mẹ.
Một chủ nhật, tôi ở nhà và giúp Mẹ làm bánh bao như thường lệ. Em Năm bỗng lao vào phòng một cách hứng khởi. Chị Cả tôi đang ở phòng trong, sửa một bài báo. Chị thò đầu vào bếp và hỏi:
- Này cái gì thế hả nhà Hiệp Sĩ? Cách xa một dậm đã nghe thấy tiếng em rồi.
Chị Cả thường gọi em bằng những tên như Hiệp Sĩ, hoặc Người Rừng, theo các truyện cổ tích, bởi vì em giống như con trai. Mẹ và tôi không thể nhịn cười được trước những cái tên này. Như thường lệ, em không để ý đến Chị Cả. Em quay hỏi Mẹ:
- Mẹ, hôm nay con tiễn một bạn học tại nhà ga xe lửa. Mẹ đoán thử con gặp ai tại nhà ga?
Chị Cả cười khẩy, "Chị nghĩ em gặp một tài tử điện ảnh và em xin được chữ ký!”
Em trả lời, "Không phải chuyện đó đâu. Mẹ, con đang nói chuyện với người bạn học tại một con đường bên cạnh nhà ga. Rồi một người nhà quê cao lớn bước lại phía con và hỏi đường đến nhà ga. Con nhìn người đó - và mẹ có biết người ấy là ai không? Là Chú đấy!"
Tôi hỏi, "Chú? Vậy thì tại sao Chú không lại thăm chúng ta?"
Em gái tôi nói, "Bắc Kinh quá rộng lớn. Làm sao chị nghĩ rằng Chú tìm thấy chỗ ở của chúng ta? Chú đến thăm một người cháu trong quân đội. Người cháu đã đưa Chú đi xe điện chạy vòng quanh để Chú xem Bắc Kinh. Chú nói chú ngồi trong một góc xe điện, và sau khi xe điện chạy vòng nhiều lần, Chú xuống xe và thấy Chú xuống đúng chỗ Chú đã lên xe điện. Chú chẳng trông thấy gì, nhưng Chú nghĩ rằng chuyến đi chơi cũng thú vị."
Chị Cả và tôi phì cười trước trò khôi hài đó. Em gái tôi vẫn tiếp tục câu chuyện:
- Người cháu của Chú sợ Chú đi lạc nên phải viết địa chỉ vào những mẩu giấy và nhét vào mỗi túi của Chú một mẩu.
Tôi khẽ nói, "Người ta không bao giờ quên những người bạn khi túng thiếu. Nếu chị là em thì chị sẽ kéo Chú về nhà mình rồi.
- Này chị Lan, Chú rất muốn gặp chúng mình lắm, nhưng xe lửa sắp chạy rồi. Không kịp giờ đưa Chú về đây.
Mẹ hoàn toàn im lặng trong suốt câu chuyện. Mẹ vẫn tiếp tục làm việc như một cái máy, thỉnh thoảng buông đũa, để bột nhào bánh lên thớt.
Em Năm hỏi, "Mẹ, mẹ có nghe chuyện con kể không đấy?"
Mẹ nhìn ra ngoài cửa sổ, và xúc động trả lời, "Mẹ vẫn đang nghe mà."
Chị Cả rầy em, "Em thật là đoảng vị! Tại sao em không hỏi thăm Chú về gia đình và hoàn cảnh Chú hiện nay."
- Em và Chú nói chuyện nhiều lắm, đến nỗi Chú xuýt lỡ tầu! Phải, em nhớ Chú nói Chú vẫn chưa lập gia đình.
Chị Cả đứng ngoài hành lang và nói, "Phải, ở nhà quê là thế đó. Nếu lúc còn trẻ nghèo quá không lấy được vợ thì sau đó không bao giờ có cơ hội lập gia đình nữa. Nhưng đáng lẽ em phải hỏi địa chỉ Chú. Chúng ta phải liên lạc với Chú. Dẫu sao Chú và chúng ta là bà con."
- Chú nói mẹ có địa chỉ của Chú. Chú dặn em nói với mẹ rằng mẹ phải bảo trọng. Và mẹ thỉnh thoảng cũng nên gửi vài lời cho Chú để Chú khỏi phải lo lắng.
Tôi nhớ lại chuyện ngày xưa và thở dài, "Từ xã hội cổ cho tới cuộc đời mới bây giờ, Chú lúc nào cũng lo lắng cho chúng ta. Dẫu sao con người vẫn tốt."
Mẹ không hề nói một lời. Từ nét mặt của Mẹ, tôi cảm thấy Mẹ xúc động mãnh liệt. Mẹ bước ra ngoài để lấy nước, nhưng không trở lại, bỏ mặc cái nồi trên bếp lửa. Có lẽ đó là lần đầu tiên Mẹ để một việc như thế xảy ra. Tôi đi tìm Mẹ ở phòng bên cạnh. Mẹ đứng tựa vào cửa sổ, nhìn những đám mây xa trên bầu trời, và nước mắt lấp lánh trong mắt.
Thầm Tưởng Niệm Thầm Tưởng Niệm - Wen Bin