Books can be dangerous. The best ones should be labeled "This could change your life."

Helen Exley

 
 
 
 
 
Tác giả: Vuong Hieu Loi
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 38
Cập nhật: 2020-10-24 12:42:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 60
hia quyền binh-chính, chỉ định Tuân Du làm quân sư
Củng cố mạc phủ
Do chiến trường Trung Nguyên không ngừng xung đột, việc bổ sung lương thảo ngày càng cấp thiết, chế độ cải cách đồn điền của Tào Tháo ngày một tỏ rõ tác dụng. Năm ấy triều đình liên tục dụng binh, nhưng đến gần cuối năm, trong kho vẫn thừa lương ăn, số lương thực do bách tính ở Hứa Đô sản xuất ra hoàn toàn có thể đảm bảo được việc cung ứng cho tiền tuyến, hơn nữa Điển nông Trung lang tướng Nhậm Tuấn còn thử nghiệm chế độ đồn điền ra các khu vực khác.
Lương là gốc của quân, dân lấy ăn làm đầu. Được nguồn lương thực bổ sung liên tục từ hậu phương, nên quân đội của Tào Tháo có thể liên tục xuất binh không hề mệt mỏi, tạo nên sự tuần hoàn rất nhịp nhàng. Nếu đem so ra, những thế lực cát cứ khác ở Trung Nguyên ngày càng suy yếu: Viên Thuật ở Hoài Nam đất đai nghèo nàn, nơi nơi khốn khó; Trương Tú ở huyện Nhương binh ít lương thiếu, phải trông chờ vào người khác; Lã Bố tuy ngồi giữ Từ Châu, nhưng ba cánh thế lực thủ hạ ở Từ Châu, Tịnh Châu, Duyện Châu cũng vì tranh đoạt lương thực mà ngấm ngầm hiềm khích nhau.
Quan trọng hơn là, Trương Tú vốn xuất thân là cựu tướng Lương Châu, lâu nay lại nổi danh vũ dũng, do đó sự thất bại của Tú đã làm chấn động từ Quan Trung tới Tây Lương. Từ sau khi Đổng Trác chết, một dải đất từ Hoằng Nông sang phía tây là thiên hạ của những kẻ võ phu, lớn có nhỏ có, cát cứ tới mấy chục nơi khác nhau.
Kẻ nào chỉ cần có vài ngàn quân mã đều dám tự tung tự tác. Bọn chúng dựa vào một mẫu ba phân đất mà tha hồ tung hoành tàn sát lẫn nhau, trước nay chưa bao giờ chú ý đến thế cục ở Quan Đông. Nhưng từ sau chiến bại của Trương Tú, chư tướng ở Quan Trung đã ý thức được uy lực của Tào Tháo. Lại thêm Chung Do đi kinh lược Quan Trung, nên thế lực cát cứ ở Quan Trung mà đứng đầu là Đoàn Ổi bắt đầu quy thuận về triều đình Hứa Đô. Trong một dạo, việc sai sứ giả về triều trở thành xu hướng chung, bọn đầu sỏ loạn quốc Lý Thôi, Quách Dĩ bị rơi vào tình thế hoàn toàn cô lập.
Tào Tháo và thế lực triều đình cùng lớn mạnh, Hứa Đô bước sang năm Kiến An thứ ba (năm 198) trong bầu không khí ngày càng hưng vượng. “Đại sự quốc gia, chỉ có tế lễ và chiến tranh”(*), nay triều đình đã có nền tảng vật chất, nên các nghi lễ đã bị bỏ từ lâu cũng dần được lập lại. Bắt đầu năm mới, nghi thức bách quan đến chúc tết nhà vua nhân ngày Nguyên đán cũng được khôi phục.
Đêm Trừ tịch, sang giờ tí được bảy khắc, cửa cung rộng mở, chuông trống hoàng cung vang rền, trên đến công hầu liệt khanh, dưới tới thuộc quan tiểu duyện, ai nấy mặc triều phục mới, chuẩn bị lễ vật, vào cung triều hạ. Lễ mừng của bá quan đã có quy định rõ ràng, công hầu dâng ngọc bích, quan viên hai ngàn thạch đứng đầu liệt khanh dâng dê non, quan viên bổng lộc từ một ngàn thạch đến sáu trăm thạch dâng chim nhạn, các quan từ bốn trăm thạch trở xuống sẽ sắm sửa lễ vật là chim trĩ.
Bá quan sắp hàng mà đi, qua cửa nghi môn thì cùng quỳ xuống dâng lời chúc tụng, những quan viên từ hai ngàn thạch trở lên khi lên điện phải hô vạn tuế. Hoàng đế Lưu Hiệp cũng được một lần hiếm hoi cảm thấy vui vẻ, được Hoàng môn thị lang đưa lên điện tới ngồi trên ngai, rồi ban thưởng bá quan yến ẩm. Cung nhạc cùng nhau réo rắt một hồi, sau đó cung nữ đến đặt yến tiệc, dâng các món trân tu, đủ thức từ dưới nước, trên cạn, các loại rượu cất trữ trong cung được rót ra các chén tinh xảo, có thể nói là “chung minh đỉnh thực”(*) phú quý vô cùng.
Nhưng theo thể chế truyền thống, khi thực hiện nghi lễ chúc mừng trong tết Nguyên đán, tam công cửu khanh đều không thể thiếu được. Bởi Đại tư nông phụ trách dâng cơm, Tư không đảm nhận dâng canh, Thái úy, Tư đồ và các công khanh khác lần lượt bưng chén đến kính rượu hoàng đế. Nhưng nghi thức hiện giờ lại không như vậy: Thái úy Dương Bưu đã bị bãi miễn, lại còn bị Mãn Sủng dùng hình, bị nhốt trong đại lao của nha huyện, sau khi được thả Bưu liền nói với mọi người rằng bị tật ở chân, từ đó không đi ra khỏi cửa, ngay cả ngày lễ lớn thế này cũng không tham dự; Vệ úy khanh Trương Kiệm lại treo xe ở cửa phủ, tạ tuyệt tất cả những chuyện liên quan tới đi lại; Thái bộc khanh Hàn Dung thì nói dối là bị tật ở tai, tự nhốt mình trong nhà.
Bên cạnh ngự tọa, thực sự hoạt động chỉ có mấy người bọn Tào Tháo, Tuân Úc, Chung Do, Đổng Chiêu, ngoài ra lôi thêm Tư đồ Triệu Ôn, Phụ quốc tướng quân Phục Hoàn hỗ trợ. Còn các đại thần triều đình khác, chỉ có phận sự nâng chén rượu quỳ bái dưới thềm thôi. Tuy nói nghi lễ thời Hán được kiến lập từ thời Thúc Tôn Thông, nhưng trên thực tế lại còn phải phụ thuộc vào tình hình chính trị thực tế...
Đến khi nghi lễ đã xong, yến tiệc đã tàn, bá quan lũ lượt cáo lui, Tào Tháo vẫn không dám trễ nải chút nào, đợi cho đến khi hoàng đế đã quay về hậu cung, biết rõ không còn kẻ nào có thể mượn cơ hội này để can gián chuyện gì, Tháo mới kéo Tuân Úc, Tuân Du lên xe của mình.
— Tuân lệnh quân, buổi lễ hôm nay tiến hành có được không? - Tào Tháo hỏi vẻ đắc ý.
— Hay thì có hay, nhưng cũng tốn kém quá. Thiên hạ còn chưa yên ổn, vì bữa tiệc đầu năm mà tiêu tốn nhiều tiền như vậy dường không đáng lắm.
— Đúng, đúng là tiêu tốn không ít. - Tào Tháo gật gật đầu, - Nhưng món tiền này đâu phải tiêu tốn uổng phí, ta muốn cho bách tính khắp thiên hạ biết rằng, quyền uy và lễ pháp của triều đình đã được dựng lại, từ nay về sau không ai có thể lay động được nữa. Nhất là lúc này, có rất nhiều sứ giả từ Quan Trung đến đây, ta phải cho bọn họ biết rõ sự tôn quý của triều đình.
Nghe Tào Tháo giải thích như vậy, Tuân Úc tuy thấy có lý nhưng vẫn nhắc nhở bảo:
— Với triều đình mà nói, những kẻ địch hàng đầu trừ ngụy đế Viên Thuật ra, còn có Lý Thôi, Quách Dĩ. Hai tên võ phu ấy tuy chẳng làm nên trò trống gì, nhưng rốt cuộc vẫn là đầu sỏ gây ra mọi tội lỗi, không giết bọn chúng sẽ chẳng thể làm rõ được chính nghĩa trong thiên hạ. Hiện giờ thời cơ đã chín muồi, nên giải quyết dứt điểm bọn chúng đi.
— Ta đã nghĩ đến chuyện này rồi. - Trong lòng Tào Tháo sớm đã có tính toán, - Đợi tiết trời ấm lên, ta sẽ sai Hạ Hầu Nguyên Nhượng dẫn quân vào ải, đánh thẳng đến Trường An, nhất định phải cắt lấy đầu hai tên nghịch tặc ấy mang về, tế lễ trước lăng miếu các vị tiên vương.
— Sai Hạ Hầu tướng quân đi trước thật không ổn. - Tuân Du nãy giờ vẫn chưa nói gì, chợt chen vào.
— Ồ? Công Đạt chưa được thấy tài dụng binh của Nguyên Nhượng ư? - Tào Tháo hỏi dò.
Tuân Du mỉm cười. Trong mắt ông ta, Hạ Hầu Đôn giỏi việc trị quân, nhưng kém chuyện tấn công; là người giỏi nắm giữ quân cơ, nhưng công thành cướp đất lại chưa hẳn đã giỏi. Nhưng nguyên nhân khiến ông ta ngăn cản Tào Tháo lại chẳng chỉ có vậy:
— Xin Tào công thử nghĩ xem, Lý Thôi, Quách Dĩ là bọn quốc tặc, có tội gây ra họa loạn, đâu phải như bọn Trương Tú, Lã Bố. Theo quy chế triều đình, việc dẹp loạn về lý nên sai quan viên triều đình ra quân, hoặc là trung lang tướng, hoặc là yết giả bộc xạ. Sai Hạ Hầu tướng quân đi, xét về quy chế dường có điều không thỏa đáng. Đó là lý do thứ nhất.
Tào Tháo cảm thấy lý do ấy dường như có chút giáo điều, nhưng nghe Du bảo “đó là lý do thứ nhất”, liệu rằng vẫn có lý do khác nữa, vội hỏi:
— Vẫn còn nguyên nhân khác nữa ư?
Tuân Du lại nói:
— Các tướng ở Quan Trung đều có hiềm nghi lẫn nhau, không thể nhất trí, nếu đại binh tiến vào, sẽ khiến chúng tập hợp lại với nhau để cùng chống ngoại hoạn, cho nên dẫn quân vào ải tuyệt không phải là thượng sách. Đó là lý do thứ hai.
Lý do đầu tiên chẳng qua chỉ là một chiêu bài danh nghĩa chính thức, còn lý do thứ hai mới là vấn đề then chốt. Tào Tháo trầm ngâm giây lát:
— Vậy hãy tạm để hai tên giặc ấy sống thêm mấy ngày nữa.
— Chuyện ấy cũng không cần thiết. - Tuân Du cắt ngang bảo, - Binh vô thường thế, thủy vô thường hình(*), chiến sự trong thiên hạ bên này mạnh lên, bên kia tất yếu đi. Minh công dựng lại miếu đường ở Hứa Đô, đó là có thù không đội trời chung với hai tên giặc Lý, Quách. Khó khăn lắm mới khiến các tướng ở Quan Trung sai sứ đến tấn kiến, sao lại có thể bỏ lỡ cơ hội tốt để giết giặc? Hôm nay nếu không thể kéo chư tướng ở Quan Trung vào làm bộ hạ, một khi chiến sự ở Trung Nguyên chẳng may có biến động, khi đó Lý Thôi, Quách Dĩ cho tới chư tướng ở Quan Trung sẽ đều muốn chạy theo làm bộ hạ cho kẻ khác.
Tào Tháo hiểu rõ, câu “chiến sự ở Trung Nguyên chẳng may có biến động” mà ông ta nói, chỉ có thể là nhằm vào Viên Thiệu, mới thở dài bảo:
— Muốn trừ giặc lại không thể xuất binh, biết làm thế nào?
Tuân Du khi ấy mới lộ lá bài chốt:
— Sai Yết giả bộc xạ cầm cờ tiết vào ải, lấy hiệu lệnh của triều đình truyền hịch cho chư tướng ở Quan Trung, mượn tay họ giết Lý Thôi, Quách Dĩ. Như vậy có ba điểm lợi: Một là, phù hợp với quy định của tổ tiên, danh chính ngôn thuận; hai là, trừ giặc mà không đoạt lại đất Quan Trung, có thể làm an lòng chư tướng; Ba là, để bọn họ ra tay, chẳng khác nào kéo họ lên cùng thuyền với mình, có thể giúp ngày sau dần mưu tính lấy Quan Trung, ổn định được lòng người.
— Diệu kế! - Tào Tháo vỗ đùi, quay sang hỏi Tuân Úc, - Có ai thích hợp cho việc này không?
Tuân Úc nghĩ ngợi, rồi từ tốn nói:
— Thượng thư Bùi Mậu có thể đảm đương việc này. Ông ấy là người Ván Hỷ, Hà Đông, xét ra có giao tình sâu sắc với chư tướng Quan Trung. Năm Sơ Bình thứ tư, ông ấy phụng chiếu mệnh của thiên tử chủ trì việc đại xá ở Trường An, có thể nói là rất được nhân dân ngưỡng vọng. Hơn nữa, con trai ông ta là Bùi Tiềm đang giúp sức dưới trướng Lưu Biểu, nghe nói rất được sủng ái, dùng Bùi Mậu còn có lợi cho việc quan hệ với Lưu Biểu của chúng ta.
— Hay lắm, chúng ta hãy dùng cách mượn đao giết người! Phiền lệnh quân thảo một tờ chiếu, phong Bùi Mậu làm Yết giả bộc xạ, cầm cờ tiết vào ải truyền hịch cho chư tướng ở Quan Trung thảo phạt hai tên giặc Lý, Quách, ai giết được quốc tặc sẽ được ban thưởng tước hầu, phong làm tướng quân. - Nói xong, Tào Tháo vừa ý nhìn Tuân Úc, Tuân Du đang ngồi hai bên tả hữu. Hai chú cháu họ, một người xử trí triều chính, một kẻ tham mưu việc quân, thực là hai cánh mà ông trời ban tặng cho Tào Tháo.
Chớp mắt, xe ngựa đã chạy đến phủ Tư không. Ngồi sau rèm châu, Tào Tháo đã nhìn thấy đám đông quan viên chen nhau đứng trước cửa phủ. Hóa ra sau khi rời khỏi hoàng cung, nhiều người đã không về nhà, mà đi thẳng đến phủ Tư không chúc tết Tào Tháo. Thói đời ấm lạnh, nhân tình đa đoan, từ khi Dương Bưu bị hạ ngục, không ít người đã học được cách ngoan ngoãn, biết điều hơn.
Trông thấy người người đến chúc tết, đông tưởng muốn làm sập cả cửa, Tào Tháo chợt chau mày, lẩm bẩm:
— Một giây yên tĩnh cũng không có, thật là phiền phức. - Ông bảo dừng xe, rồi hỏi Tuân Úc, - Ta thấy trong vòng hơn một giờ nữa đám người này chắc chắn sẽ không chịu giải tán đâu, vậy mạo muội đến phủ lệnh quân ngồi một lúc, có được không?
Tuân Úc sợ giật nảy mình:
— Tại hạ được sủng ái mà lòng kinh sợ, nhưng trong tệ phủ đám tục lại vãng lai ồn ào huyên náo, chỉ sợ làm phiền nhã hứng của ngài.
— Không sao cả. Ta cũng muốn xem xem một ngày lệnh quân xử lý muôn việc thế nào! - Tào Tháo cười rồi bảo phu xe giật ngựa, chuyển hướng xe về phía phủ đệ của Tuân Úc. Xe vừa chạy chưa được mấy bước, chợt nghe thấy phía sau dường tiếng hổn hển thở dốc ngày càng lớn. Ba người Tào Tháo không đừng được phải quay đầu lại nhìn. Chỉ thấy một quan viên ăn mặc trang phục Nghị lang, đang hớt hải chạy bộ theo xe ngựa.
Quan viên nhà Hán rất chú ý nghi lễ, tuy rằng hiện nay giáo hóa hỗn loạn, nhưng mặc bộ triều phục mới tinh, chân xỏ hài vân mà chạy bộ trên đường thì thực là bất nhã. Tuân Úc nhận ra ngay đó là Nghị lang Triệu Đạt:
— Ông ta làm gì thế? Có việc gấp cần bẩm báo ư?
— Hừ! - Tào Tháo cười nhạt một tiếng, - Ông ta thì có việc gấp gì chứ? Nếu có việc gấp thì đã kêu chúng ta dừng xe từ lâu rồi... Đánh ngựa chạy nhanh! Không cần để ý đến ông ta! - Xe ngựa của Tào Tháo càng chạy càng nhanh, Triệu Đạt ở phía sau vẫn không chịu dừng lại, chạy đến nỗi đai bung bào tuột, sau đó lại giật cả mũ mão xuống, ôm mũ xõa tóc mà đuổi theo.
Một lúc sau đến trước phủ Tuân Úc, mấy tên lính vén rèm châu lên, đang định đỡ Tào Tháo xuống xe, Triệu Đạt ở phía sau đã đuổi đến nơi, gạt hết bọn lính sang một bên, thở hồng hộc đưa cánh tay nóng như lửa, run rẩy đỡ Tào Tháo xuống.
— Triệu nghị lang, ông làm vậy là có ý gì? - Tào Tháo nhìn kỹ bộ dạng lôi thôi của Triệu Đạt.
Triệu Đạt hấp tấp đội lại mũ mão, lùi lại một bước, quỳ xuống đất, cố nén hơi thở gấp nói:
— Hạ quan... hạ quan... chúc mừng năm mới... Tào công ạ...
— Triệu nghị lang đuổi theo xe để chúc tết, thật vất vả cho ông quá... - Tào Tháo đã gặp không ít kẻ nịnh bợ, nhưng chưa từng thấy kẻ nào lại hạ mình đến như vậy, không ngăn được nói một câu châm chọc. Tuân Úc, Tuân Du thì chỉ chau mày.
Triệu Đạt quỳ một bên, dường như đã lấy lại được nhịp thở đều, ngẩng đầu lên nhăn răng cười nói:
— Khi nãy hạ quan trông thấy xe của ngài đổi hướng, liệu rằng ngài có việc gấp phải làm. Vốn đã không muốn làm phiền, nhưng lại nghĩ, năm mới vừa sang nếu không đến chúc mừng, thì hạ quan thật là kẻ không hiểu tôn ti trên dưới, cho nên mới đuổi theo đến đây. Chỉ nguyện Tào công được mạnh khỏe, muôn sự thỏa lòng, hạ quan cũng thấy mừng lắm rồi... Không có việc gì nữa... vậy hạ quan xin... - Vừa nói Đạt vừa đứng lên định đi.
— Đứng lại đã! - Tuân Úc xưa nay vốn tốt tính, hôm nay cũng phải nổi nóng, - Triệu Đạt, ta muốn hỏi ông câu này, đường đường là một Nghị lang trong triều đình, mà chạy bộ trên phố như vậy còn ra thể thống gì nữa không?
— Chớ vội... - Tào Tháo thôi cười ngăn Tuân Úc lại, - Dang tay không đánh kẻ đang cười, lệnh quân chớ vì việc cỏn con ấy mà bực mình. - Tháo lại nhìn kỹ Triệu Đạt một lượt, - Triệu nghị lang, mọi người thường bảo: “Có lễ đến nơi, tất có khẩn cầu”. Ông cũng không cần phải che đậy làm gì, có việc gì cứ nói thẳng ra.
Triệu Đạt cười nịnh, lại quỳ xuống thưa:
— Thực không dám giấu, tại hạ muốn được làm duyện thuộc cho Tào công ngài. - Việc này thực là mới có lần đầu. Nghị lang tuy là chức quan lương chỉ sáu trăm thạch, song là quan viên trọng yếu của triều đình, nhưng Triệu Đạt lại bỏ chức quan hiển quý ấy, mà chịu chấp nhận cúi đầu làm duyện thuộc cho người khác.
— Ồ! - Tào Tháo châm chọc nói, - Ông làm vậy muốn bắt Tào mỗ ta phải chết ư, lão phu há lại dám phiền Triệu đại nhân làm việc cho mình, xin đừng đùa nhau thế.
Triệu Đạt dập đầu xuống đất, sang sảng nói:
— Tại hạ thực sự thành tâm thành ý... Từ khi tại hạ ra làm quan đến nay, tuy giữ chức nghị lang nhưng lại chẳng có việc gì cụ thể, thực sự là không đành lòng. Đại trượng phu sống ở trên đời cần phải làm nên công trạng, tại hạ tuy là nghị lang nhưng lại chỉ ăn không mà không làm. Nếu có thể được làm dưới trướng của ngài, tại hạ còn có chút công việc để làm, trên thì không mắc lỗi với quốc gia, giữa sẽ không mang tội với tổ tông, dưới cũng không hổ thẹn với chút bổng lộc của mình, so với việc ăn không ngồi rồi thì còn tốt hơn nhiều. Chư vị đại nhân nói xem, có phải thế không? - Triệu Đạt cũng không tiện nói thẳng rằng, hiện quan viên triều đình có chức mà không có quyền, còn duyện thuộc của Tào Tháo không có chức nhưng lại có quyền, phủ Tư không chẳng khác nào một triều đình nhỏ ở trong triều đình. Triệu Đạt cũng là kẻ ham quan tước, nếu muốn leo cao tất phải bám lấy Tào Tháo.
Tuân Úc vừa nghe những lời của Triệu Đạt, mặt như muốn méo xệch, quay đi chỗ khác không muốn để tâm tới nữa. Tào Tháo lại chăm chú nhìn hồi lâu, rồi chậm rãi nói:
— Ờ... ông nghĩ cũng thật thoáng.
Triệu Đạt quỳ lết lên một bước, bám lấy hia Tào Tháo, cười nịnh:
— Chỉ cần hạ quan có thể được Tào công thu nạp, dù chỉ là việc dắt ngựa lắp yên, tại hạ cũng bằng lòng.
Tào Tháo nhìn bộ dạng vô sỉ của Triệu Đạt, không nhịn được liền bật cười:
— Được rồi, nếu Triệu đại nhân đã không chê, hãy tạm làm một chân Lệnh sử trong phủ ta, có được không? - Lệnh sử còn thấp hơn duyện thuộc một bậc, là chân tiểu lại xử lý các công việc thường nhật.
— Được ạ! - Triệu Đạt liên tục dập đầu, - Chớ nói đến chức Lệnh sử, dù là tạp dịch cũng được! Tại hạ sẽ lập tức dâng biểu xin từ quan, đợi tin tốt lành từ ngài ạ.
— Đi đi! - Tào Tháo ngán ngẩm xua tay, - Lão phu vẫn còn việc phải bàn với lệnh quân đây.
Triệu Đạt vui mừng phát cuồng, hấp tấp đi khỏi. Tuân Úc khi ấy mới quay mặt lại, không nhịn được oán trách:
— Minh công cớ chi lại dùng loại người không biết tới liêm sỉ như vậy?
Tào Tháo cười nhạt nói:
— Triệu Đạt tuy là hạng tiểu nhân vô sỉ, nhưng còn là loại xiểm nịnh một cách quang minh chính đại. Ta thấy thế còn tốt hơn nhiều so với những ngụy quân tử giả thanh cao! Tiểu nhân cũng có chỗ hữu dụng của tiểu nhân đấy... Thêm nữa, dù ông ta có từ chức nghị lang rồi, sau đó có thể thực sự được trưng dụng hay không, đâu phải là việc của ta! Ngược lại ông ta tự nguyện từ quan, trước là trừ bớt một kẻ tiểu nhân cho triều đình, sau nếu ta không dùng, ông ta chỉ còn hai bàn tay trắng không có đồng bổng lộc nào, khi ấy cũng chẳng thể oán trách ta được. - Mấy câu ấy khiến Tuân Úc đang buồn bực cũng thấy buồn cười, ông ta vội lui đến bên cửa phủ của mình, mời Tào Tháo vào trong.
Tào Tháo mỉm miệng cười, nào hay mới bước được một chân vào cửa, đã nghe thấy bên trong nhốn nháo ầm ĩ. Vội bước thêm mấy bước, thấy hai quan viên đang cãi nhau đỏ mặt tía tai ở giữa sân, phía sau có không ít thuộc viên đang lôi giữ can ngăn.
Tuân Úc cũng thấy hơi mất mặt, vội quát bảo:
— Chớ cãi nhau nữa, thế này còn ra thể thống gì nữa? Không trông thấy Tào công đến ư?
Câu ấy vừa thốt ra, mọi người trong sân đều quỳ xuống, hầu hết đều đang ôm theo công văn, là những kẻ đến tìm Thượng thư lệnh Tuân Úc để bàn bạc công việc.
— Không cần đa lễ, mọi người đứng dậy cả đi, ở đây chúng ta đều là khách cả... - Lúc nói câu ấy, Tào Tháo đã nhận thấy rõ, hai kẻ tranh cãi nhau khi nãy là Điển nông đô úy Táo Chi và Tư không duyện thuộc Hầu Thanh. Ông chỉ tay gọi hai người ấy cùng đi theo mình vào chính đường nói chuyện.
Chuyện tranh cãi khi nãy hầu như không làm rối tâm tư của Tào Tháo, ngược lại ông còn có vẻ hứng thú đi hai vòng quanh sảnh đường. Thấy trong phủ Tuân Úc bài trí cổ kính giản dị không hề lòe loẹt màu mè, Tào Tháo cảm thấy rất hài lòng, ngồi vào ghế dành cho khách. Tuân Úc tuy là chủ, nhưng khách ở ngôi lớn hơn nên chủ không dám coi thường, chỉ nghiêng người ngồi ghé xuống, Tuân Du thì ngồi dưới Tào Tháo. Táo Chi, Hầu Thanh tự nhận là người phạm lỗi, không dám ngồi, cúi mình đứng một bên đợi bị trách mắng.
Đám bộc tòng đã dâng nước lên, Tào Tháo nhấp một ngụm nhỏ rồi nói:
— Hầu Thanh, vừa nãy có chuyện gì vậy? - Tuy đều là những người được mình cất nhắc, nhưng chí ít Táo Chi cũng là một chân Đô úy, còn Hầu Thanh chỉ là tay duyện thuộc. Theo như phép tắc lễ nhượng trên quan trường, Tào Tháo trước tiên phải trách mắng thủ hạ của mình.
Hầu Thanh nói vẻ thận trọng:
— Tại hạ nhân vì chuyện đồn điền năm tới mà có tranh cãi với Táo đô úy...
Táo Chi cũng là người thành thật, không đợi Hầu Thanh nói xong, đã bước lên một bước ngắt lời:
— Chế độ đồn điền hiện nay có chỗ bất cập, cần phải chỉnh sửa mới được!
— Ông không làm thế được. – Hầu Thanh lại quay sang tranh cãi với ông ta.
— Sao ông biết là không được? Phải thử mới biết chứ. - Táo Chi lại cự lại.
Thấy hai người lại sắp cãi cọ nhau, Tào Tháo quát bảo:
— Hầu Thanh ngậm miệng! Để cho Táo Chi nói thử xem, ta vẫn chưa hiểu là chuyện gì? Năm nay đã thu hoạch được tốt như thế, lại còn có bất cập gì?
Táo Chi cúi mình nói:
— Năm nay tuy thu hoạch được nhiều nhưng nếu làm theo cách của tại hạ, thu lợi của triều đình còn có thể tăng thêm được.
— Ồ? - Tào Tháo vừa nghe thấy còn có thể thu thêm được lợi, thì chăm chú lắng nghe.
Táo Chi đứng thẳng người cung kính nói:
— Chế độ điền khoa cũ của triều đình là tính trâu thu thóc, tức là theo số lượng trâu cày mà trưng thu lương thực của dân. Thu lương như vậy tuy dễ tính toán, nhưng lại có hạn chế rất lớn với số lương thu được. Năm được mùa cũng không thể thu nhiều thêm, còn nếu gặp phải năm thiên tai lũ lụt hạn hán thì phải giảm miễn, tính toán như vậy rất không ổn. Theo tại hạ nghĩ, chi bằng ta cứ đem điền địa mà chia cho dân, theo số người mà nhận ruộng, rồi lại theo số người mà thu lương, chúng ta và bách tính mỗi bên một nửa. Như vậy dù lũ lụt hạn hán vẫn đảm bảo lương thực, mà những lúc được mùa còn có thể thu thêm nhiều hơn một chút.
Cách làm như vậy quả thực không tệ, Tào Tháo ngạc nhiên nhìn sang Hầu Thanh:
— Sao ngươi lại phản đối?
Hầu Thanh quỳ xuống đất tâu:
— Khải bẩm chúa công, chế độ điền khoa đã được tổ tông đặt ra như vậy, bách tính theo quy định mà làm đã mấy trăm năm nay. Thay đổi phép ấy là có can hệ đến cội rễ quốc gia, làm không khéo sẽ sinh loạn.
Tào Tháo cười nói:
— Đấu óc ngươi cứng nhắc quá... quy định là do con người đặt ra, làm gì có chuyện không thể thay đổi được? Nếu việc gì cũng làm đúng theo quy định thì thiên hạ này sao đến nỗi có hưng có vong như vậy? - Đúng vậy, nếu Tào Tháo cũng nghiêm chỉnh giữ đạo tôi con, thì sao có thể nắm hết triều cương như thế? - Phiền Táo đô úy nói cho Nhậm Tuấn rõ, không cần biết chế độ năm trước thế nào, những đồn điền mới khai khẩn năm nay, tất cả đem chia cho từng người dân, đến vụ thu hoạch theo số ruộng mà lấy thóc.
Hầu Thanh vẫn quả quyết nói:
— Thứ lỗi cho thuộc hạ nói thẳng, trị nước lớn như nấu cá nhỏ, những việc như pháp lệnh về điền khoa nên ít thay đổi là hơn.
Từ thời Tiền Hán đến nay, đề xướng việc lấy tư tưởng của Đạo gia để cai trị thiên hạ, thời thịnh trị Văn đế, Cảnh đế đề xướng “nghỉ ngơi dưỡng sức”, Quang Vũ đế lấy “nhu thuật”, cho nên theo lý luận về chính trị đương thời, pháp lệnh không nên tùy tiện thay đổi. Mâu thuẫn giữa Hầu Thanh và Táo Chi, tưởng như chỉ là một vấn đề cụ thể, nhưng thực tế lại đại diện cho hai lý luận trị nước khác nhau.
Tào Tháo vuốt râu ngẫm nghĩ hồi lâu:
— Câu “Trị nước lớn như nấu cá nhỏ” mà ngươi nói chính là sách lược trị đời. Nhưng nay đang khi chiến loạn. Thời loạn không thể theo cách bình thường được, thu nhiều lương thực thêm chút, mới có thể đánh thắng giặc, đánh thắng giặc mới có thể an định thiên hạ. Hơn nữa, tính theo số ruộng mà thu thóc, chưa chắc đã kém hơn việc tính theo số trâu. - Vừa nói Tào Tháo vừa đứng dậy, thuyết minh, - Ví dụ cùng một mảnh ruộng, nhà họ Trương và nhà họ Lý cùng dùng một con trâu của nhà nước mà cày cấy. Kết quả sẽ thế nào? Nhà họ Trương không chịu làm, nhà họ Lý cũng không chịu làm, chẳng có nhà nào chịu cố gắng chăm chỉ, hơn nữa, dù họ có chăm chỉ làm lụng thì khi thu hoạch cũng phải chia cho người kia. Bây giờ chúng ta chia đôi ruộng ra, nhà họ Trương một nửa, nhà họ Lý một nửa, ai nấy làm ruộng của mình, họ sẽ phải tự lo liệu mà làm... Chớ nói rằng có trâu cày của nhà nước để mà sử dụng, dù không có trâu thì họ cũng phải dùng sức người ra mà cày, bởi công tư chia đều, trồng cấy được càng nhiều thì bản thân họ sẽ được càng nhiều! Bỏ sức ra như vậy lại chẳng xứng đáng ư!
Cách ví dụ như vậy thực khiến Hầu Thanh như được tỉnh cơn mơ, nỗi nghi hoặc đã giảm đi rất nhiều, bèn khấu đầu nói:
— Thuộc hạ ngu độn, không thể nhìn nhận sự việc sâu xa như chúa công.
— Hầu Thanh ngươi cũng xuất thân là bậc quan lại thanh liêm, nhưng còn phải chú ý nhiều đến việc sản xuất của bách tính, đến tận nơi nhìn xem dân chúng cấy trồng ra sao... hãy đứng dậy đi! - Tào Tháo cười ha hả, giơ tay ra, - Các ngươi cũng là vì việc công mà tranh cãi, nhưng không được làm mất mối giao tình hằng ngày.
Táo Chi và Hầu Thanh cùng thấy ngại ngùng, chắp tay vái tạ nhau để tỏ lòng hữu hảo. Còn Tào Tháo vụt chốc lại đã đã nghĩ đến vấn đề khác rồi:
— Lệnh quân, chuyện đồn điền lương thảo có liên quan đến việc quân, những chuyện cơ yếu như thế, nên tách riêng khỏi những việc của triều đình mới phải.
Tuân Úc vội giải thích:
— Ngài đã từng dặn bảo như vậy rồi, nhưng việc lớn việc nhỏ tất thảy đều phải thông qua Thượng thư chiếu mệnh. Những việc có thể giải quyết ở sảnh trung cũng rất hữu hạn, khó trách được việc bọn họ tụ tập đến phủ tại hạ.
Tào Tháo nhăn mày bảo:
— Ở chỗ này người qua kẻ lại phức tạp, việc hôm nay còn dễ giải quyết, nếu sau này lại vì sách lược công chiến mà tranh cãi nhau, chẳng phải làm lộ bí mật quân cơ ư?
Tuân Úc thoáng thấy không được vui: “Tào Tháo muốn tước bớt quyền tham gia vào việc quân sự của mình ư?”
Quả nhiên, Tào Tháo đã quay sang nhìn Tuân Du:
— Công Đạt, ta sẽ dâng tấu lên triều đình, nhận mệnh cho ông làm quân sư. Chuyển bọn Quách Gia, Hầu Thanh, Trương Kinh sang cho ông quản lý, để họ làm quân sư tế tửu. Từ nay về sau, những việc quân sự, chỉ có các ông phụ trách, sau khi bàn bạc đưa ra quyết nghị cụ thể thì chuyển sang cho ta phê chuẩn. Sau đó hãy đến tìm Văn Nhược để ban bố chiếu mệnh. Các ông thấy thế nào?
Tuân Du không thể phản đối, chỉ khiêm tốn nói:
— Tại hạ mới về theo triều đình mới chưa lâu, đứng đầu các vị tế tửu, e là chưa đủ tư cách.
— Chớ nói như vậy, quân sư là quân sư của Đại Hán, sao lại nói triều đình mới với triều đình cũ, kinh nghiệm từng trải của ông, lẽ nào lại không có gì sao? Chức vụ này không phải ông thì còn ai đảm đương nổi. - Tào Tháo tay trái nắm tay Tuân Úc, tay phải nắm tay Tuân Du, - Việc triều đình và sự vụ trong quân hợp làm một, thúc điệt hai người tất có thể hợp tác giúp sức lẫn nhau!
Thực sự thì, dùng Tuân Du để chia bớt quyền về quân sự của Tuân Úc cũng là lựa chọn tốt nhất không để nảy sinh mâu thuẫn với Tuân Úc.
Nói đến đó, hai chú cháu họ Tuân chỉ còn cách gật đầu đồng ý. Hầu Thanh lại nhắc nhở:
— Chúa công, các duyện lại trong phủ chuyển làm tế tửu, tất nhiên sẽ nảy sinh việc khuyết thiếu một số chức, cần kịp thời bổ sung cũng là việc cần kíp.
— Đúng, đúng. - Tào Tháo không ngớt gật đầu, - Ta thấy mấy người mới quy thuận Lưu Phức, Hà Quỳ còn cả Lộ Túy nữa, đều đã vời vào phủ. Ngoài ra cũng tiếp tục chiêu nạp thêm một số hiền tài...
Nói đến chiêu hiền nạp sĩ, Hầu Thanh bỗng nhớ đến Nễ Hành, thuận miệng nói vẻ trách móc:
— Chúa công, tại hạ chợt nhớ ra. Nễ Hành - Nễ Chính Bình mà Khổng Dung tiến cử, chúng ta đã trưng vời ba lần, nhưng vẫn chưa chịu đến phủ. Vời ra làm tam công mà không muốn làm thì thôi, đằng này hắn cũng đâu muốn làm ẩn sĩ, đến nay vẫn loanh quanh ở kinh sư chưa đi đâu, cả ngày chỉ nói những điều vớ vẩn, người này đúng thật khó chiều!
Tào Tháo nghe Hầu Thanh nhắc đến hai chữ “Khổng Dung”, lập tức chau mày, lại nghe nói Nễ Hành truyền bá những điều bậy bạ ở kinh sư, càng thêm giận dữ, quát hỏi:
— Há lại có lý như vậy! Hắn đã nói những gì?
Hầu Thanh liếc nhìn Tuân Úc, nói nhỏ:
— Hắn nói Tuân Lệnh quân chỉ hợp làm kẻ tiếp khách trong điếu tang... Kỳ thực đó cũng chưa hẳn là câu nói xấu, ý hắn muốn nói Lệnh quân tướng mạo đoan trang phù hợp với việc tiếp đón tân khách. - Dù Hầu Thanh đã có giải thích thêm, nhưng Tuân Úc vẫn cảm thấy ngượng ngùng đỏ mặt.
— Còn nói gì nữa? - Tào Tháo lại bức hỏi.
Hầu Thanh hối hận mình đã trót nhiều lời, nhưng muốn không nói nữa cũng không được:
— Hắn nói... Hắn nói ở kinh sư chẳng có nhân vật nào đáng kể, chỉ có hai người: To là Khổng Văn Cử, nhỏ có Dương Đức Tổ mà thôi.
— Hừ! Đúng là tên học trò ngông cuồng! - Tào Tháo càng thêm tức giận, - Tên Dương Đức Tổ kia là ai? Lại được đem sánh với Khổng Dung?
Tuân Úc giải thích bảo:
— Dương Đức Tổ chính là Dương Tu, con trai Dương Bưu.
Tào Tháo vừa nghe thấy là con trai Dương Bưu, càng như lửa đổ thêm dầu, những người mình không thích lại dồn cả với nhau làm một! Tháo bỗng đứng vụt dậy, dặn dò Hầu Thanh:
— Ngươi mau chóng về phủ, xem xem những quan viên đến chúc tết đã đi hết chưa, mời một số người ở lại. Không cần hỏi đến tiếng tăm quan chức, chỉ chọn những người là văn sĩ có tài học. Ngoài ra lại mời Hy Lự, Tuân Duyệt, Tưởng Cán, Hà Quỳ, cả Khổng Dung, Tạ Cai, cuối cùng tìm Nễ Hành. Hôm nay ta muốn tụ tập hết những bậc tài học ở Hứa Đô lại, để dạy cho tên cuồng sinh ấy một bài học!
Hầu Thanh chớp chớp mắt:
— Nếu Nễ Hành lại không chịu đến nữa thì sao?
— Không đến? - Tào Tháo trợn mắt, - Không đến không được! Dẫn theo quân đi, có phải bắt trói cũng phải đưa về bằng được cho ta!
Nễ Hành phá tiệc
Đầu xuân năm mới, phủ Tư không cho mời khách, những người Tào Tháo mời không phải quý tộc quan cao, mà đều là kẻ sĩ tài học ở kinh sư, để nhằm thể hiện học vấn, tỏ rõ uy phong với tên cuồng sĩ Nễ Hành.
Thời trẻ, Tào Tháo cũng từng làm không ít chuyện ngông cuồng, hơn nữa những kẻ thân là bạch đinh, cũng khó tránh khỏi có thiên kiến với đám người đang làm quan, cho nên Tháo vẫn chưa coi Nễ Hành như một cừu thù. Nếu trong buổi tiệc rượu có thể giáo huấn Nễ Hành đôi chút, khiến ông ta bớt ngông cuồng, thì rất có thể cũng cần trọng dụng người đó.
Chưa đến giờ ngọ mà toàn bộ khách mời đã có mặt đầy đủ. Hôm nay bất luận quan chức lớn nhỏ, cứ theo tài học và danh vọng mà vào tiệc. Tào Tháo tự đánh giá qua một lượt, khi xưa nhờ thông hiểu cổ học mà được vời ra nhận chức Nghị lang, lại từng làm nhiều thơ như Cảo Lý hành, Giới Lộ hành... nên có đủ tư cách để làm chủ tiệc.
Từ Tào Tháo trở xuống, người ngồi đầu tiên bên dãy phía đông là Quang lộc huân Hy Lự. Hy Lự tự Hồng Dự, là môn sinh được Trịnh Huyền - bậc thái sơn bắc đẩu về Kinh học - đánh giá rất cao. Năm xưa đại tướng quân Hà Tiến trưng vời Trịnh Huyền ra làm quan, ông buộc phải đến kinh sư, sau khi gặp mặt Hà Tiến liền nhân đêm tối trốn luôn, chỉ để lại đệ tử là Hy Lự ở lại để giải thích.
Hy Lự bị Hà Tiến giữ lại trong triều, đến loạn Đổng Trác, Lý Thôi lại cùng thiên tử và bá quan đồng tâm hiệp lực, nay đã thay Hoàn Điển làm chức Quang lộc huân. Đương nhiên, Hy Lự và Hoàn Điển đều giống nhau ở chỗ có chức mà không quân, căn bản không đủ khả năng quản lý bảy thự, chẳng qua cũng chỉ là nắm giữ trên danh nghĩa mà thôi. Nhưng có một điểm hơi khác, Hy Lự là người quận Sơn Dương, Duyện Châu, cũng khá hòa hợp với Tào Tháo. Lự mặt trắng râu dài, tướng mạo đoan trang, quần áo chỉnh tề, đứng ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn ngang, rất có khí phái của bậc đại nho.
Tiếp sau Hy Lự là Tuân Duyệt ở Dĩnh Xuyên. Tuân Duyệt tự Trọng Dự. Tuy chỉ lớn hơn Tuân Úc mười một tuổi, nhưng lại là tộc thúc Tuân Úc, tức là vai thúc tổ (ông trẻ) của Tuân Du. Ông ta nổi danh nhờ tinh thông sử học và văn chương, hiện làm chức Thị trung, hằng ngày theo giúp hoàng đế đọc sách làm văn, rất có dáng vẻ của một vị ngự sư. Người này văn chương như gấm dệt, chữ nghĩa chứa đầy trong bụng, nhưng tính cách trầm tư, cốt cách lạnh lùng, thường ngày ít nói. Tiếp sau Tuân Duyệt là hai vị hiền sĩ tiếng tăm vang dội Giang Hoài: Hà Quỳ tự Thúc Long, và Tưởng Cán tự Tử Dực.
Còn người ngồi đầu mé bên tây chính là Khổng Dung. Dù Tào Tháo không thích tính cách Khổng Dung, nhưng dẫu sao ông ấy vẫn là kẻ sĩ tài học, lại đường đường là hậu duệ của bậc thánh nhân. Không để ông ta ngồi ở vị trí hàng đầu, cả tình lẫn lý đều không thể được. Khổng Dung ngồi đó, cười nói tự nhiên tiêu sái, rõ ràng trái ngược hẳn với vẻ cẩn thận, dè dặt và quy củ của Hy Lự, khiến Tào Tháo thấy không ưng lắm.
Ngồi sát sau Khổng Dung là Nghị lang Tạ Cai. Tạ Cai tự Văn Nghi, người Chương Láng, Nam Dương, giỏi Tả thị Xuân Thu. Ông ta cũng được Khổng Dung tiến cử vào triều, tính tình điềm đạm, là người chỉ để tâm đến tìm hiểu học thuật. Kế Tạ Cai là Lộ Túy tự Văn Úy và Phồn Khâm tự Hưu Bá. Tuy là duyện thuộc của Tào Tháo, nhưng hai người này nổi tiếng với tài văn chương thơ phú, hôm nay cũng được mời vào dự tiệc.
Tào Tháo nhìn kỹ lại một lượt, vừa ý gật gật đầu, có tám viên “đại tướng” lập thế trận như vậy, Nễ Hành dù có tài bằng trời cũng không dám xuất chiến.
Tiếc rằng tám người lại không đồng tâm, chẳng có đề tài gì chung để chuyện trò tâm sự. Lộ Túy, Phồn Khâm không rời mắt quan sát Tào Tháo, luôn để ý xem chừng tâm tình của chúa công, để kịp thời nói một vài câu lấy lòng. Hà Quỳ và Tưởng Cán nhỏ tiếng chuyện trò qua lại, hai người một lớn một nhỏ đang nói đến những chuyện ở quê nhà Hoài Nam. Hy Lự, Tuân Duyệt, Tạ Cai thì ngồi ngay ngắn vẻ thâm trầm. Riêng có Khổng Dung là ngồi kiểu ôm đầu gối, chẳng có gì để nói cũng cố tìm ra câu mà nói nói cười cười, Tào Tháo cũng chỉ còn cách qua quýt đáp lại.
— Mạnh Đức, nghe nói trong triều lại có chuyện đại hỷ đó! - Khổng Dung tự thấy rất thoải mái, mà không hề biết rằng câu ấy đã khiến đối phương rất không thích. Giờ đây công khanh trong triều, đến cả huynh đệ thân tộc cũng đều gọi Tào Tháo là “Tào công”, “Minh công”, vậy mà riêng Khổng Dung vẫn cho mình cái quyền gọi thẳng tên tự của Tào Tháo.
Không thích thì không thích, nhưng Tào Tháo cũng chẳng muốn so đo hơn kém với ông ta chuyện nhỏ nhặt ấy, chỉ khẽ nâng chén rượu, coi như kính lại, rồi thong thả nói:
— Không biết là có chuyện vui gì?
— Triệu thái bộc lại có tấu chương đến, há chẳng phải là chuyện vui sao?
Triệu thái bộc mà Khổng Dung nói đến chính là Triệu Kỳ. Trước đây Tây kinh bị hãm vào tay Lý Thôi, Quách Dĩ. Thái phó Mã Mật Đê, Thái bộc Triệu Kỳ cùng nhau nhận mệnh đi phủ dụ ở Quan Đông. Mã Mật Đê bị Viên Thuật giữ lại, cướp mất cờ tiết tức giận mà chết. Triệu Kỳ thì lưu lạc đến Kinh Châu, phải ở lại chỗ Lưu Biểu, trước đây từng thuyết phục được Lưu Biểu dâng lên triều đình một khoản tiền để tu sửa cung điện. Sau đó nhân vì Trương Tú mà hai nhà Tào, Lưu mới đánh nhau, thư từ theo đó cũng bị cắt đứt.
Giờ đây tấu chương của Triệu Kỳ lại dược chuyển đến, với Tào Tháo mà nói đó cũng là chuyện rất đáng mừng. Nhưng nguyên nhân khiến Tháo vui hoàn toàn không giống Khổng Dung, Tào Tháo coi sự kiện này như một tín hiệu, việc tha Đặng Tế đã có tác dụng, triều đình và Lưu Biểu đã chuyển sang thế hòa hoãn. Nghĩ đến đó, Tào Tháo vui mừng gật đầu:
— Đúng là chuyện đáng mừng, nhưng...
Chẳng đợi Tào Tháo nói xong, Khổng Dung lại chen vào:
— Nghe nói Triệu thái bộc có sớ tiến cử danh sĩ Tôn Tung đang tạm cư trú ở Kinh Châu làm chức Thanh Châu thứ sử, Mạnh Đức sao không theo đó mà làm?
Câu nói ấy làm Tào Tháo khá giận, vì tình thế bức bách mà đã hứa phong cho Viên Thiệu chức Thanh Châu mục rồi, địa bàn ấy hiện do Viên Đàm ngồi trấn, Thứ sử Lý Chỉnh từng được phong suông trước đây đã bệnh chết. Nếu lại nhận mệnh cho Tôn Tung đến, chẳng phải là công nhiên đối đầu với Viên Thiệu ư? Hơn nữa dù có nhận mệnh, cũng phải tìm một người mà bản thân Tào Tháo tin tưởng chứ. Dựa vào cái gì mà chỉ vì một câu nói của Triệu Kỳ, lại dùng một người chưa từng gặp mặt là Tôn Tung? Tào Tháo nheo mắt nhìn Khổng Dung, thấy ông ta có vẻ thành thật chứ không phải cố ý gây chuyện thị phi, bèn uống một hớp rượu, để nén cơn giận xuống.
Khổng Dung vẫn không hề hay biết, lại nói:
— Chuyện của Tôn Tung tạm chưa bàn đến, nhưng nên mau chóng cho vời Triệu thái bộc về triều mới được.
Danh thần không thể để lưu lạc ra ngoài, chuyện này Tào Tháo rất tán đồng:
— Việc này nên làm sớm chứ không nên để muộn, ngày mai ta sẽ dâng tấu lên thánh thượng. - Nói đến đó, Tào Tháo đột nhiên lại nảy ra ý nghĩ thử thăm dò, thuận miệng nói, - Triệu Kỳ là lão thần của xã tắc, vốn có uy vọng, về lý mà nói nên được ở ngôi tam công. Ta có ý muốn đem chức Tư không nhường cho ông ấy, không biết liệt vị thấy thế nào?
Câu ấy tuy nói không lớn lắm, nhưng khiến sảnh đường lập tức im lặng như tờ. Tư không phủ chính là tiểu triều đình ở trong triều đình, há Tào Tháo nói nhường là nhường. Phồn Khâm đầu óc nhạy bén, đứng lên nói đầu tiên:
— Minh công cứu vớt xã tắc, dựng lại triều đình, đó là công lao không chỉ một đời. Nay phủ Tư không xử trí những việc cơ yếu phải hợp ý của thiên tử, thuận lòng của bá quan, há có thể đem trao cho kẻ khác? Tuy Triệu Kỳ danh vọng cao quý, nhưng đã chẳng hộ vệ được thiên tử đông quy, lại chưa từng nghênh giá đến Lạc Dương, đức vọng chưa đủ để ở trên bá quan. - Vừa nói, ông ta vừa nâng chén rượu, quay sang kính lễ một vòng mọi người, cố làm ra vẻ tự nhiên, - Nhìn khắp trong nước, người có thể an được xã tắc Đại Hán, chẳng phải Tào công còn có thể là ai?
Mọi người nghe thấy đều thầm chặc lưỡi: “Những câu nịnh bợ lộ liễu như vậy, ông nói ra mà không thấy ngượng miệng ư?”
Lộ Túy hiểu ngay là Tào Tháo giả bộ như vậy, cũng lập tức hùa theo, nhưng không xiểm nịnh như Phồn Khâm khi nãy:
— Tại hạ nhớ mang máng rằng, Triệu Kỳ tuổi đã gần cửu tuần, tuổi tác như vậy, dù có tài như Quản, Nhạc, chí như Y, Lã, cũng e là lực bất tòng tâm. Nay triều đình hàng trăm việc hoang phế đang chờ được dựng lại, chẳng nên phiền đến lão nhân gia lo việc chính sự, để đến nỗi cả công tư đều cùng lỡ dở.
Lý do ấy vô cùng chính đáng, những người có mặt đều phụ họa, đến cả Khổng Dung cũng không khỏi gật đầu. Hy Lự nét mặt không đổi, chuyển sang nói chuyện khác:
— Nếu Triệu Kỳ tuổi tác đã cao, theo ý hạ quan, việc vời về triều nên làm sớm, không nên để muộn, để tránh việc ông ấy lại bệnh nặng ở ngoài như Mã Mật Đê. Ngày sau, khi nào đại định được đất Hoài Nam, cũng nên đưa linh cữu Mã công trở về, để được hậu táng.
— Hừ! Hồng Dự thật không có kiến thức, - Khổng Dung mau miệng nói thẳng, - Mã Mật Đê để mất cờ tiết mao, sao triều đình có thể hậu táng được?
Trong khi thảo luận vấn đề ý kiến khác nhau cũng là chuyện thường, nhưng nói người khác “không có kiến thức” trước mặt đông người, dường như hơi quá đáng. Huống hồ Hy Lự là môn sinh của Trịnh Huyền, là bậc danh nho đương thời, như thế chẳng phải sẽ khiến người ta khó chịu sao? Hy Lự cũng là người sâu xa kín đáo, tuy trong lòng không vui, nhưng vẫn giả bộ cung kính nói:
— Nguyện được nghe cao luận của Văn Cử.
Khổng Dung nét mặt nghiêm trang, sang sảng nói:
— Mã Mật Đê đem sự chí tôn của bậc thượng công, được cầm cờ tiết mao đi sứ, nhận mệnh thẳng tiến, vỗ yên Đông Hạ, vậy mà lại chịu khuất phục gian thần, để chúng khống chế. Mỗi khi có tấu biểu nhận mệnh, tên luôn được đứng đầu trong số những người được chọn, thế mà lại phụ theo kẻ dưới lừa dối bề trên, gian trá thờ vua. Năm xưa Quốc Tá gặp quân Tấn mà không hề khuất phục, Nghi Liêu nằm dưới kiếm của Bạch Thắng mà thần thái nghiêm trang, những đại thần trong vương thất há có thể thấy bị uy hiếp mà run sợ! Việc Viên Thuật tiếm nghịch, chẳng phải một sớm một chiều, Mật Đê đi theo, chu toàn nhiều năm. Hán luật có điều rằng: “Đi lại với kẻ tội nhân hơn ba ngày, đều coi là biết rõ sự việc”. Mật Đê chính là người có tội, nay một khi đã chết, không truy cứu tội trạng cũng coi như thôi, nhưng triều đình không thể gia lễ mà hậu táng!
“Mã Mật Đê đi theo Viên Thuật chu toàn nhiều năm” là sự thật không thể tranh cãi, nhưng bản ý của ông ấy là muốn lôi kéo Viên Thuật trở lại trung thành với vương sự, ai ngờ cuối cùng lại bị Viên Thuật lừa lấy mất cờ tiết mao, phẫn uất mà chết. Viện dẫn Hán luật ra, tất nhiên không thể nói là sai, nhưng xét về tình có thể tha thứ, xét về việc có chỗ đáng thương, quan điểm của Khổng Dung thật quá giáo điều, cổ hủ. Nhưng Hy Lự chẳng phản bác gì, chỉ quay sang Tào Tháo cười nói:
— Câu này của Văn Cử tuy không thức thời nhưng cũng có thể coi là cao luận. - Hy Lự tuy nói thế nhưng ý thì hoàn toàn ngược lại.
Năm xưa Tào Tháo từng làm việc dưới trướng Mã Mật Đê, nhất khi nhận chức Nghị lang cũng từng được ông ấy khen ngợi, nghe thấy Khổng Dung nói những lời nhẫn tâm như vậy vốn đã không vui, câu khiêu khích của Hy Lự càng như lửa đổ thêm dầu. Chén rượu trong tay Tào Tháo ngày càng bị bóp chặt, tưởng chừng tai họa sắp đổ xuống đầu Khổng Dung lập tức, thì bỗng ngoài cửa sảnh đường có người bẩm báo:
— Nễ Hành đã đến!
Mọi người đều giật mình, bởi chẳng ai biết Tào Tháo đã mời Nễ Hành, lại thấy trừ chín người ra, trên sảnh đường không còn đặt thêm bàn tiệc nào nữa, thì đã đoán ra được tới tám chín phần mười ý Tào Tháo muốn hạ nhục Nễ Hành. Nhân vật chính hôm nay đã đến, Tào Tháo cũng tạm gạt cơn giận với Khổng Dung sang một bên, lạnh lùng nói:
— Cho vào!
Không lâu sau, đã nghe thấy những tiếng ồn ào, một người trẻ tuổi đầu ngẩng cao, chân bước dài tiến vào sảnh đường, đó chính là Nễ Hành. Người này độ hơn hai mươi tuổi, mình cao tám thước, mặc bộ y phục cũ màu đen rách rưới vá víu, đầu đội khăn vải thô màu xám, mấy lọn tóc chải không kỹ lòa xòa rủ xuống mang tai, trên mặt còn cố ý quệt mấy vết bụi đất. Tuy đầu bù tóc rối, mặt mũi nhem nhuốc, nhưng vẫn không giấu được tướng mạo đoan chính. Trán rộng, cằm nhọn, mũi thẳng, miệng ngay, mày kiếm, mắt hổ, có thể nói là văn nhân võ tướng.
Nễ Hành vào sảnh đường rồi, nhìn khắp một vòng, cuối cùng ánh mắt tập trung vào Tào Tháo, bỗng hắn ngửa mặt cười lớn, chắp tay hờ, nói:
— Kẻ thôn dã là Nễ Hành bái yết Tào công... Tiếc thay, tiếc thay, “thành phục vu hoàng”...
Hy Lự giật mình làm rượu trong chén đổ cả ra ngoài. “Thành phục vu hoàng” chính là câu trong quẻ Thái, sách Kinh dịch. Hình tượng quẻ này là trên có ba vạch đứt, dưới là ba vạch liền, dưới là Càn, trên là Khôn, nên gọi là quẻ Thái. Trong tượng của quẻ có câu: “Thành phục vu hoàng, kỳ mệnh loạn dã” chính là điềm đại hung, nguy vong điên đảo. Câu nói của Nễ Hành che giấu ẩn ý, muốn đem quẻ này để châm biếm cục diện triều đình. Phần trên có thể coi là thiên tử, chỉ là phần hư. Phần dưới có thể coi là Tào Tháo, lại là phần thực, chính là ứng với từ điên đảo. Nễ Hành vừa thấy Tào Tháo đã thốt ra một câu như vậy, có khác nào đem đầu mình ra làm trò đùa.
Nhưng mọi người chỉ cảm thấy ngạc nhiên, chứ không hề có phản ứng gì đáp lại. Riêng có Hy Lự lòng dạ sâu xa, vừa mới nghĩ vậy đã sợ dựng tóc gáy. Ông ta thấy tả hữu dường không ai nhận ra, lại e không đáp lại sẽ bị tên tiểu tử kia coi thường, vội ra vẻ thâm trầm nói:
— Sai rồi sai rồi, tiểu vãng đại lai, cát dã hanh dã(*). - Đó cũng là lời trong quẻ Thái - Kinh dịch, nói đến mặt tốt của quẻ ấy.
Nễ Hành thấy có người hiểu ra, nghiêm cẩn vái Hy Lự một vái, nửa cười nửa không, lại nói:
— Với quân là tốt, nhưng quân chưa chắc là tốt. Chỉ mong quân tốt, mà chẳng nhớ quân tốt. Thật xấu hổ, xấu hổ...
Cái gì mà là tốt với không tốt ở đây, Tào Tháo và mọi người chỉ cho đó là những câu điên rồ cố ra vẻ huyền ảo. Nhưng Hy Lự vừa nghe liền hiểu ngay, trên mặt lộ vẻ ngượng ngùng. Hay chữ “quân” mang hai nghĩa khác nhau. Chữ “quân” trước là kính ngữ như từ “ngài”, để chỉ bản thân Hy Lự. Còn chữ “quân” sau là chỉ quân vương. Ý tứ rõ ràng ám chỉ: Tào Tháo nắm quyền, thiên tử ngồi suông, với những người xu phụ Tào Tháo như Si Hồng Dự ngài thì là tốt, nhưng với đương kim thiên tử thì chẳng có gì là tốt cả. Ngài chỉ quan tâm đến tiền đồ phú quý của bản thân mà không nhớ đến họa phúc cát hung của thiên tử, như thế không thấy hổ thẹn ư?
Tào Tháo vẫn thấy khó hiểu, không hề biết rằng mình đang gặp mặt một kẻ vừa tới đã lập tức ra oai, người có học thức cao nhất ở đây là Hy Lự đã bị hắn dạy cho một bài học rồi. Có khách đến, nên đứng dậy chào hỏi, nhưng Tào Tháo vừa trông thấy tên Nễ Hành áo mũ xộc xệch, bèn ngồi yên tại chỗ, không hề nhổm dậy chút nào. Tháo không có động tĩnh gì, thì người khác cũng chẳng dám động đậy. Chỉ có Khổng Dung là quen biết Nễ Hành, vui vẻ gật gật đầu thay cho lời chào hỏi.
Tào Tháo nhìn Nễ Hành hồi lâu, mới hỏi:
— Các hạ cũng được coi là bậc danh sĩ ở Bình Nguyên, cớ chi lại ăn mặc thế này đến đây?
Nễ Hành phủi phủi bộ y phục cũ rách, cười nói:
— Nước thịnh thì dân giàu, nước phá thì dân suy. Nay thiên hạ loạn lạc đói khổ, bỉ nhân không giây phút nào quên, cho nên không dám ăn mặc hào hoa, càng không mặt mũi nào mà tửu yến xa xỉ.
Tào Tháo nhận ra sự châm chọc trong câu nói đó, nhưng chỉ cười:
— Xem trong bản tấu tiến cử của Văn Cử huynh, bản quan được biết đại danh của các hạ, đã từng ba lần sai duyện thuộc đến mời, không biết vì sao các hạ không đến?
Nễ Hành làm bộ nghiêm túc, chắp tay thi lễ:
— Khiêm nhượng từ chối, đó là đầu mối của lễ. Tại hạ ba lần khiêm nhượng, rồi sau mới nhận lời!
Câu ấy đã đánh thẳng vào tâm can Tào Tháo, mỗi bận gia quan tấn tước cho mình, ông cũng đều ba lần từ chối khiêm nhượng rồi sau mới nhận, nay Nễ Hành lại đem câu ấy ra khiêu khích. Tào Tháo cũng chẳng nóng giận, chỉ cười nhạt:
— Hừ! Nếu các hạ đã theo đúng lễ chế, dù uốn không cong, vì sao hôm nay cho lính đến áp giải, các hạ lại đến đây?
Nễ Hành lập tức nói liền:
— Thật hổ thẹn, hổ thẹn, từ khi thiên hạ loạn lạc đến nay, kẻ sĩ đọc sách hiểu lẽ phải đã ít, những tên điêu trá giữ binh tự vệ ngày càng nhiều, tại hạ cũng chỉ còn cách ẩn ở chốn thị thành, nhập gia tùy tục mà thôi.
Những người có mặt đều hiểu tính Tào Tháo, nghe thấy Nễ Hành càng nói càng cay nghiệt, liệu rằng Tào Tháo sẽ bỗng dưng nổi trận lôi đình, vội vàng cúi đầu, đến thở cũng không dám thở mạnh. Khổng Dung lại rất hứng thú với tính cách kiêu ngạo của Nễ Hành, cúi đầu thưởng thức ý tứ những lời câu ấy, cuối cùng không nhịn nổi bật cười khanh khách. Tiếng cười của Khổng Dung làm bọn Hy Lự, Lộ Túy lập tức ném sang ánh nhìn đầy phẫn nộ.
Nào ngờ Khổng Dung vừa cười, Tào Tháo lại cười theo, đứng dậy chắp tay nói:
— Từ lâu đã nghe sĩ nhân ở kinh sư lũ lượt bàn rằng, Nễ Chính Bình ở Bình Nguyên miệng lưỡi không chịu thua ai, hôm nay được thấy mới biết thực là danh bất hư truyền... Người đâu, mau bày tiệc cho Nễ tiên sinh... Xin mời!
Tào Tháo tuy mừng giận vô thường nhưng kẻ muốn làm đại sự tất phải có lòng quảng đại. Hiện ông ở ngôi tam công, còn Nễ Hành chẳng qua chỉ là kẻ áo vải, ông không thể phạm sai lầm đem bát vàng đi chọi với be sành được! Mang cho Nễ Hành một chỗ ngồi cũng là dựng thêm cho mình một bậc thềm.
Tào Tháo tăng thêm lễ tiết, Nễ Hành có muốn nói thêm những câu thiếu tôn kính cũng không thể nói được nữa, bèn cũng thi lễ lại với Tào Tháo. Khổng Dung thấy không khí đã hòa dịu, vội giới thiệu những người có mặt trong tiệc với Nễ Hành. Có người hắn đã biết, cũng có người chưa biết, Nễ Hành cũng chào hỏi hàn huyên lần lượt từng người, rồi mới kính cẩn ngồi xuống.
Hôm nay là buổi đấu văn, Phồn Khâm nóng lòng muốn trổ tài trước mặt chúa công, không đợi Nễ Hành ngồi nóng chỗ liền khai hỏa:
— Tại hạ từ lâu đã nghe Chính Bình huynh anh tài trác tuyệt, không biết có văn chương gì lưu truyền ở đời? - Phồn Khâm giỏi việc làm văn, tất nhiên muốn làm khó Nễ Hành ở khoản này.
Nễ Hành lắc đầu:
— Tại hạ bình sinh không đụng tới việc múa may bút mực.
Phồn Khâm nghe Nễ Hành miễn cưỡng biện bạch, châm chọc bảo:
— Chính Bình huynh sao lại nói là không đụng tới? Xem ra huynh cũng là kẻ trong bụng có ngàn lời, hạ bút không một chữ, tại hạ có thể bỏ qua...
Nễ Hành thấy ông ta nhục mạ mình, bèn vặn hỏi:
— Không biết Hưu Bá có văn chương đắc ý gì?
Phồn Khâm vuốt vuốt chòm râu, cười nói:
— Tại hạ trước đây yêu chuộng thi phú, nhưng đều là thơ văn du hý, không có gì tài giỏi. May mắn gặp Tào công tấm lòng nhân hậu, không coi tại hạ là kẻ tầm thường, giao cho công việc thư tá, soạn thảo những văn thư qua lại, ngày viết tới hơn ngàn từ, tại hạ thấy vô cùng vinh dự! - Vừa nói ông ta vừa có ý quay về phía Tào Tháo cúi đầu tỏ lòng kính trọng.
Nễ Hành cười khanh khách, phủi mũi tỏ vẻ coi thường, than bảo:
— Thật không thể ngửi nổi...
— Sao cơ? - Phồn Khâm lặng người.
— Xiểm nịnh bợ đỡ, không thể ngửi nổi... - Nễ Hành liếc Phồn Khâm vẻ xem thường, mắng như tát nước vào mặt, - Phồn Hưu Bá! Ông vốn cũng có chút tài văn chương, tiếc là có tài nhưng lại không có can đảm làm văn! Chỉ ôm tài múa may bút mực, chứ không có chí sửa sang thói đời, lựa theo thế cuộc mà chuyên luyện phép nịnh bợ, cẩu thả sống vụng mà học thuật a tòng. Hiện giờ thân đã ở triều đình, nhưng tài đức không đủ để bước lên miếu đường, chỉ lăn lộn làm kẻ thư lại đao bút, thế mà còn không biết nhục lại cho là vinh. Tại hạ hỏi ông bình sinh có văn chương gì đắc ý, vậy mà ông cũng không quên việc nịnh bợ ton hót lấy lòng, ông thật đúng chỉ là con chó vẫy đuôi trong vườn văn mà thôi!
— Ha ha ha... - Những người trong bữa tiệc cũng biết rõ Phồn Khâm xiểm nịnh lộ liễu, nghe lời nói của Nễ Hành câu nào câu nấy đều như đâm thẳng vào sườn Phồn Khâm, chẳng những không ai trách mắng gì, ngược lại còn cùng cười vang, ngay cả Tào Tháo cũng không ngăn được gật đầu mỉm cười. Thật khiến Phồn Khâm ngượng ngùng mặt mũi đỏ lựng, hận là không thể tìm được lỗ nẻ mà chui xuống.
Lộ Túy cũng coi thường Phồn Khâm, nhưng chung quy đều cùng một giuộc, hơn nữa nay ông ta cũng là duyện thuộc của Tào Tháo, Nễ Hành chà đạp Phồn Khâm như vậy, thế chẳng phải cũng không coi mình ra gì, bèn nói chen vào:
— Chính Bình nói vậy cũng không hoàn toàn thỏa đáng. Thư tá tuy là thuộc hạ của tam công, chứ không phải kẻ tiểu lại đao bút, việc mệnh lệnh qua lại liên can đến chính sự kinh tế, há lại là việc của kẻ tầm thường tục lại?
Nào ngờ Nễ Hành cười ha hả, lắc đầu nguây nguẩy:
— Tại hạ không hiểu câu này của Văn Úy.
— Có gì mà không hiểu?
Nễ Hành vuốt lại búi tóc rối tung, thủng thẳng nói:
— Kinh tế chính sự là đại sự của triều đình, trên phụng thánh mệnh, dưới tới sảnh trung, vốn là việc trong đài ty của Thượng thư, há lại là việc của chân tiểu lại trong mạc phủ? Duyện thuộc của phủ Tư không lạm bàn việc ở sảnh trung, là quy định do ai đặt ra, tại hạ thực sự không hiểu.
Câu này nói ra, không ai dám cười nữa. Tào Tháo đem phủ Tư không vượt quá chức trách của triều đình, chuyện ấy ai ai cũng biết, nhưng chẳng ai dám nói ra, vậy mà Nễ Hành lại tùy tiện chỉ thẳng. Lộ Túy biết mình đã lỡ lời, vội biện bạch:
— Tào công của chúng ta từ khi nắm việc trong triều đến nay, công chính trung thành, lo liệu việc nước, vất vả ngày đêm, hưng việc đồn điền, thảo phạt nghịch thần, mở đường ngôn luận, chiêu nạp hiền lương, tuy quyền bính hơn cả bách quan, nhưng không có mảy may hành vi tiếm vượt. Ngươi nói năng như thế, có phải quá hà khắc không?
— Nói lắm, sai nhiều đấy... - Nễ Hành cười mỉa nhìn Lộ Túy, - Lạ thật! Chẳng qua tại hạ chỉ hiếu kỳ, muốn hỏi ai đặt ra quy định hoang đường ấy, sao ông lại vô duyên vô cớ khen ngợi ân đức của Tào công thế?
Lộ Túy giật mình, mới biết là mình đã mắc lỡm, quay sang nhìn mọi người trên tiệc vẻ khó xử, rồi cúi đầu không nói gì nữa.
— Lại cũng không thể ngửi nổi. - Nễ Hành càng được đà không tha, lại xua tay, - Lộ Văn Úy ông khi xưa theo học Sái Ung, cũng là một nhân vật nổi danh ở đất Tam Phụ, không ngờ từ khi vào phủ này, lại cùng một giuộc với Phồn Hưu Bá, giống như vào hàng cá khô, lâu ngày không ngửi thấy mùi khắm nữa.
Hà Quỳ ngồi phía đối diện, vốn nổi tiếng đức hạnh trang nghiêm, xưa nay chưa từng nói chuyện thị phi, mà luôn giữ thái độ thân thiện với mọi người. Nhưng lúc này thấy Nễ Hành quá thẳng thắn, lại nhìn Tào Tháo có vẻ không vui, sợ rằng Nễ Hành sẽ gặp họa, vội ngăn lại:
— Nễ Chính Bình, Văn Úy chưa hề châm biếm các hạ, các hạ nói như vậy sao tránh khỏi làm mất khẩu đức?
— Tại hạ đã thất đức rồi, xin Hà tiên sinh lượng thứ. - Nễ Hành quay người lại vái bảo, - Từ lâu đã nghe Hà Thúc Long phẩm hạnh cao khiết, giỏi giang hơn người, độ lượng rộng rãi, có phong thái của cổ nhân, lấy đức hạnh mà nổi danh thiên hạ, tại hạ vô cùng ngưỡng mộ. - Hắn càng nói càng nhanh không cho Hà Quỳ nói chen một câu khách khí nào vào, rồi lại chuyển sang hỏi, - Tại hạ có một điển cố không hiểu rõ, muốn được lĩnh giáo nơi ngài.
Hà Quỳ biết rõ hắn hẳn chả có ý tốt đẹp gì, nhưng vẫn ôn tồn bảo:
— Có chuyện gì, xin cứ nói thẳng, sao còn phải nhắc đến hai chữ “lĩnh giáo”?
Nễ Hành cười nhạt bảo:
— Ngày xưa có người tên Bá Di, là bề tôi của Thương Trụ, không chịu ăn lộc của nhà Chu, thà chịu chết ở dưới núi Thú Dương. Những kẻ ngu si thiển cận như vậy, sao hậu thế lại vẫn khen ngợi tán dương?
Hà Quỳ chợt thấy run trong dạ, biết rõ câu ấy hắn cố tình hỏi ngược, công kích chuyện mình từng bị Viên Thuật bắt giữ rồi phong cho ngụy chức, muốn lấy Bá Di ra để bôi bác mình đây. Nghĩ đến đó, Hà Quỳ chợt cười nhăn nhó: “Ta có lòng tốt muốn dựng bậc thềm cho hắn, mà ngược lại hắn còn châm biếm, lời tốt đẹp cũng khó khuyên can được tên chết tiệt này, hắn đã tự rước họa vào thân, ta cũng chỉ còn cách ngồi nghe mà thôi”.
Hà Quỳ nghiêm trang ngồi yên không thèm đếm xỉa gì đến Nễ Hành nữa. Tưởng Cán ngồi bên cạnh lại lấy làm buồn bực. Tưởng Tử Dực tuy tuổi còn trẻ, nhưng lại là kẻ giỏi biện bác hàng đầu Giang Hoài, ba tấc lưỡi đã đánh đổ vô số kẻ có tài ăn nói. Từ khi Hứa Đô được kiến lập, liền được vời vào kinh nhận chức Bác sĩ. Hôm nay thấy Nễ Hành ngông cuồng thái quá, không đợi hắn nói thêm, Tưởng Cán lập tức chen vào:
— Không phải, không phải! “Bá Di tự tận, Liễu Hạ Huệ không trọng” vốn là những lời khắc bạc vô căn cứ của bọn con trẻ thế tục. Mạnh Tử có nói: “Có lời khen không nên vui, có lời chê để cầu toàn”, Nễ Chính Bình ngươi cầu toàn mà chê trách thực không biết thời cuộc! Chúng ta tuy tài cán chẳng thập toàn, nhưng cũng gắng sức nơi miếu đường, tạo phúc cho bách tính, chưa có ngày nào dám cẩu thả cầu an. Còn Nễ Chính Bình ngươi đã không thể góp công khuyển mã vì bách tính thiên hạ, thì cũng nên lấy đó làm hổ thẹn, ẩn cư lánh đời, còn có mặt mũi nào mà chỉ trời vạch đất, ngồi không giữ giá? Văn Cử dâng biểu tiến cử, Tào công đã nhiều phen mời mọc, ngươi không chịu đến đã là bất nghĩa; Nay lên đến sảnh đường lại tự tôn cho mình tài cán, nói lời tổn thương người khác, đó chính là bất nhân! “Nhân, ấy là ngôi nhà yên ổn cho người ta; Nghĩa, ấy là con đường chính đạo cho người ta. Nhà yên ổn mà không ở, đường chính đạo lại không đi” còn có mặt mũi nào mà sống trong trời đất này nữa? Ta trộm lấy làm nhục thay cho ngươi vậy!
Tưởng Cán thật không hổ với tài biện bác. Những câu ấy tựa như tiếng búa nặng ngàn cân nện xuống đất, bọn Tào Tháo nghe rồi đều trôi hết oán hận, không ngăn được cười hỉ hả mà nhìn Nễ Hành, liệu rằng lần này hắn sẽ bái lạy mà chịu thua.
Quả thực Nễ Hành cũng bị Tưởng Cán trấn áp một phen, ngưng lại giây lát mới nói:
— Người ta có chỗ không thể làm, rồi sau mới có nơi có thể làm. - Hắn thấy khi nãy Tưởng Cán đã dẫn câu trong sách Mạnh Tử, bèn dùng cách gậy ông đập lưng ông, cũng dẫn chữ từ sách Mạnh Tử.
— Hừ! - Tưởng Cán thở dài, nói vẻ không vui, - Thứ cho học trò ta tài sơ ít học, không hiểu rõ câu ngươi nói. Thế nào là “có thể làm”? Thế nào là “không thể làm”? Chẳng có lẽ những điều mà Nễ Chính Bình ngươi làm mới là “có thể làm”, còn những thứ mà ngươi không làm được chính là “không thể làm” chăng? Đúng là kẻ miệng lưỡi ba hoa, ít nhân đức!
— Tưởng huynh bớt giận, hãy nghe tiểu đệ từ từ nói. - Nễ Hành đã lĩnh giáo miệng lưỡi lợi hại của Tưởng Cán, tự nhận thấy không thể biện bác khiên cưỡng, ngữ điệu đã ôn tồn đi nhiều, chậm rãi giảng giải, - Xưa Thái Công, Bá Di đều là bậc hiền, đến khi có nhà Chu, đã gặp Vũ Vương. Thái Công thì đăng đài bái tướng, phạt Trụ hưng Chu, được phong Tề Quốc. Bá Di lại cẩn trọng giữ tiết thần tử, đề xướng nhân nghĩa, chết đói ở núi Thú Dương. Cùng là bậc đại hiền, sao lại khác nhau một trời một vực như vậy? Chính là vì đức hạnh có thường hiền, mà sĩ hoạn không thường gặp. Hiền hay không hiền, ấy là tài. Gặp hay không gặp, ấy là thời. - Vừa nói, ánh mắt hắn vừa quét một lượt người trong sảnh đường, - Cũng có kẻ tài cao hạnh khiết, nhưng không gặp thời thì phải lui xuống bậc hạ lưu; cũng có kẻ tài mỏng đức tối, nhưng gặp thời lại ở trên muôn người. Thái Công Vọng có tài vương tá, sinh ra gặp thời Vũ Vương, cho nên như cá gặp nước mà xây công dựng nghiệp. Còn Bá Di có tài đế tá, sinh ra gặp đời vương giả, cho nên chỉ có thể một mình ôm sự cao khiết mà chết đói trong non sâu.
Tưởng Cán vừa nghe những lời ấy, lông mày lập tức dựng ngược cả lên, lời của Nễ Hành rõ ràng là khoe khoang mình có tài đế tá, còn những người có mặt hôm nay đều chỉ có tài vương tá, hắn so với mọi người đều cao hơn hẳn một bậc. Tưởng Cán còn muốn biện bác tiếp, nhưng thấy Nễ Hành xua tay ra hiệu còn chưa nói hết, rồi vái khắp lượt, tiếp tục:
— Chư vị đều là bậc trung lương của Đại Hán, là kẻ sĩ kiến thức đầy bụng. Có người từng trải qua kiếp nạn, từ phía đông trở về theo nhà vua, có người không ngại hiểm trở đến kinh đô mới, những điều làm được chẳng qua chỉ là chấn hưng triều cương, chỉnh đốn thiên hạ. Xin thứ cho tại hạ hỏi một câu lỗ mãng, chư vị có thể dám chắc trung hưng được Hán thất không? - Câu ấy của Nễ Hành, khiến mọi người đều quay sang nhìn nhau. Nễ Hành lại nói, - Nay quyền bính của thiên tử đã trao hết cho người khác, đất đai tám hướng chia cắt tan vỡ, chẳng khác gì loạn Xuân Thu. Loạn Xuân Thu chính là chiến tranh vô nghĩa, chẳng qua chỉ là trò lấy danh nghĩa tôn sùng vương thất, chống lại di địch mà tự dựng uy quyền cho mình mà thôi...
Nghe Nễ Hành nói đến câu “lấy danh nghĩa tôn sùng vương thất, chống lại di địch mà tự dựng uy quyền cho mình mà thôi”, Tào Tháo không nén nổi giận, chỉ hận không thể lập tức rút kiếm chém chết tên cuồng đồ ấy. Nhưng chần chừ mấy bận, trong đầu Tào Tháo lại bất giác hiện lên cảnh tượng tàn sát Biên Nhượng, Viên Trung, Hoàn Thiệu trước đây. Khi đó chỉ giết ba kẻ sĩ ấy mà khiến sĩ nhân Duyện Châu sinh nghi. Chuyện làm phản của Trương Mạc, Trần Cung thiếu chút nữa đã khiến mình mất mạng lẫn tiền đồ. Nay Tào Tháo đã là chúa tể trong triều, nếu vì chuyện giết một tên Nễ Hành mà khiến thiên hạ phải nghi hoặc, thì chẳng hóa làm tổn hại người mà cũng chẳng lợi lộc gì cho mình... Càng nghĩ, tâm tư Tào Tháo cũng dần bình lặng trở lại, gạt hết giận dữ ngồi yên xem Nễ Hành và Tưởng Cán đấu chọi.
— Xem khắp nhân nghĩa cổ kim, Mạnh Tử có câu rằng: “Nghiêu Thuấn là bản tính sẵn có; Thang Võ là bản thân thực hành; Ngũ bá là nhân nghĩa vay mượn. Vay mượn lâu ngày mà không trả, nào có hay rằng bản thân họ vốn không có nhân nghĩa?” Đến như những kẻ ở dưới ngũ bá, thất hùng, lại càng không thể hỏi họ về nhân tâm được! - Ánh mắt Nễ Hành sáng rực, buồn thương nhìn Tưởng Cán, - Tưởng Tử Dực, từ lâu đã nghe ông chăm học từ nhỏ, vốn có chí cao khiết, nhưng gặp phải thói đời đạo đức suy bại như ngày nay, há có thể làm được gì? Tưởng huynh tuy ôm đầy bụng kinh luân, nhưng thiên hạ này há có thể dựa vào mấy vị Bác sĩ, mấy bộ kinh điển mà có thể vãn hồi được? Dù có một ngày thống nhất trọn vẹn được, há lại có thể khôi phục được đức cũ của Nghiêu Thuấn, thực sự cứu vớt được lê dân trong thiên hạ? Tưởng huynh uổng có tâm đức mà lại cùng hàng ngũ với sài lang, chẳng qua cũng chỉ là leo cây bắt cá mà thôi!
Miệng lưỡi Nễ Hành lúc đầu chỉ chửi người, giờ quay sang chửi đời, vơ tất cả đế vương từ sau đời Tam Đại trở lại đây thành một nắm mà chửi, dường muốn sổ toẹt hết nhân tâm trong thiên hạ vậy. Khổng Dung, Tuân Duyệt, Tạ Cai đều không phải tâm phúc của Tào Tháo, nghe thấy câu ấy đều không khỏi cảm thán thế thái nhân tình, mà tự thương cảm cho mình. Tưởng Cán vẫn tự phụ là miệng lưỡi có gang có thép mà nghe Nễ Hành nói cũng thấy hoa mắt chóng mặt, nhớ lại bản thân mình tuổi trẻ khí thịnh, ôm trong lòng chí nguyện giáo hóa nhân thế, nhưng thói đời thế này rốt cuộc cũng chỉ như làn khói, chợt thấy trong lòng buồn bực, đứng dậy quay sang Tào Tháo vái một vái dài:
— Tiểu nhân tài đức thấp kém không đủ gánh vác, thực không đủ sức phò tá triều đình giáo hóa bách tính. Mong minh công mở rộng ơn đức, cho phép tiểu nhân về nhà đọc sách thêm mấy năm nữa! - Nói xong, liền đứng dậy cởi mũ văn sĩ xuống bàn, rồi đi thẳng ra ngoài.
Tào Tháo không khỏi giật mình: “Nễ Hành nói toàn những lời cuồng ngôn, bản thân ông không so đo gì lắm, bởi hắn càng chửi nhiều người thì càng đắc tội với nhiều người. Nhưng giờ đây Nễ Hành lại thản nhiên nói ra những suy nghĩ của mình, công kích trực tiếp vào chuyện “ép thiên tử, ra lệnh cho chư hầu” của ông. Con ngựa hại đàn ấy có thể nói cho Tưởng Cán phải bỏ đi, ngày mai cũng có thể thuyết giáo cho người khác phải lay chuyển. Nếu dung túng cho Nễ Hành đem những ngôn luận như vậy truyền bá ra ngoài, ai còn bằng lòng giúp mình quét sạch bốn biển, phục hưng triều đình nữa?” Nghĩ đến đó, Tào Tháo không để tâm đến chuyện giữ Tưởng Cán, mà hỏi ngược lại Nễ Hành:
— Lời này của Chính Bình cũng thật bi thương, há chẳng phải biến hết lý tưởng hào hùng trên thế gian thành bạc bẽo sao?
Nễ Hành vội gạt bi thương, bình tĩnh đáp lại:
— Khuất Nguyên bi thương là vì nước Sở sắp mất; Giả Nghị bi thương là vì chư hầu loạn quốc.
Tuân Duyệt nãy giờ chưa nói câu nào, thấy đến giờ này rồi Nễ Hành vẫn muốn tự chuốc họa, không dừng được phải nói chen vào cứu vãn:
— Ta thấy Chính Bình hiểu rõ lịch sử, thế cũng là hiếm có. Lão phu đang biên tu lại sử sách, nếu như ngươi không muốn làm quan, vậy hãy theo lão hủ cùng biên soạn quốc sử, để an ủi cho tổ tông, mà cảnh tỉnh cho hậu thế.
Nễ Hành thấy Tuân Duyệt mời mọc, nở nụ cười buồn bã, lắc đầu nói:
— Xưa có Thái Sử công, chịu bị hoạn mà soạn Sử ký, không hề che giấu sự bạo ngược của Hiếu Vũ đế. Dám hỏi sử sách mà Trọng Dự tiên sinh viết có phải là sử sách như thế không?
Tuân Duyệt nghe Nễ Hành hỏi như vậy, cũng nghẹn họng không nói được câu nào. Ông dạy đương kim thiên tử đọc sách học hành, nhận thấy Lưu Hiệp cũng là vị vua anh minh, nhưng những người đồng tộc là Tuân Úc, Tuân Du, Tuân Diễn đều theo giúp Tào Tháo nắm quyền. Rơi vào tình thế mâu thuẫn khó xử như vậy, nên những khi nhàn hạ Tuân Duyệt chỉ đóng cửa không ra ngoài, ở nhà biên soạn cuốn Hán kỷ, chép lại những chuyện cũ thời Tiền Hán, gửi gắm tâm tình vào sử xanh, không can dự vào những chuyện thị phi trong triều, càng không dám nói này nói nọ với hiện thực chính trị hiện giờ, sao có thể dám sánh với Tư Mã Thiên được.
Đến lúc này, trên sảnh đường chỉ còn bầu không khí tĩnh lặng, tất cả những người mở miệng nói đều bị Nễ Hành phản bác cho im cả. Khổng Dung vốn có giao hảo với Nễ Hành nên không bị làm khó, Tạ Cai cũng là do Khổng Dung tiến cử, cảm thấy khó đứng về bên nào, cũng chẳng tiện nói năng gì, chỉ tròn mắt nhìn những kẻ sĩ tài tuấn bị Nễ Hành đánh cho đại bại.
Tào Tháo nhìn một vòng tả hữu, kẻ thì cúi đầu, người thì thở dài, còn có kẻ bị hắn nói cho phải từ quan. Lúc đầu vốn định làm nhục hắn, cuối cùng lại bị hắn hạ nhục, thật là khóc không nổi, cười chẳng xong. Nhưng hôm nay suy cho cùng cũng là lấy lệnh trưng vời mà điều Nễ Hành tới, Tào Tháo suy nghĩ hồi lâu, mới hỏi một câu:
— Chính Bình có bằng lòng làm duyện thuộc của ta chăng?
Nễ Hành lập tức sổ toẹt, chỉ thẳng mặt Tào Tháo nói:
— Trộm cái liềm thì bị giết, trộm một nước được phong hầu. Nễ Hành này không theo giúp một kẻ ô uế, giống sót của hoạn quan như ông đâu!
Tào Tháo cố nén lửa giận, lại nói:
— Chắc hẳn các hạ chí hướng cao xa, bằng lòng vào triều làm quan, trở thành lương thần một đời?
Nễ Hành thuận miệng nói luôn:
— Những kẻ được gọi là lương thần ngày nay, chính là những kẻ xưa kia kêu là dân tặc. Đám giặc hại dân ấy, ta cũng chẳng thèm làm.
Tào Tháo coi như cũng trọn nhân vẹn nghĩa, lấy hết sức kiềm chế không cho mình nổi giận, nhưng vẫn không thể chống đỡ được hết lần khiêu khích này đến lần khiêu khích khác của Nễ Hành. Giết hắn thì sẽ có ảnh hưởng xấu, đuổi khỏi kinh sư tất sẽ để họa về sau, nhưng ban chức quan cho thì hắn lại không làm, nhìn cục thịt trốn dao, nấu không chín, nhai không nát ấy, thực là không có cách nào bắt hắn được.
Khổng Dung thấy Nễ Hành chống đối hết lần này đến lần khác, cũng chẳng kiềm chế nổi nữa, gượng cười mấy tiếng, nói:
— Nễ Chính Bình, ngươi cũng thật cao ngạo quá, dưới gầm trời này liệu còn ai có thể khiến ngươi thuận mắt không? Tào công đã bằng lòng dùng ngươi, mà ngươi còn không đồng ý? Làm bộ làm tịch như vậy, ngươi nghĩ mình là ai chứ? Là Nhan Hồi tái thế sao?
Nễ Hành nghe thấy vậy, chỉ cười, nói vẻ châm chọc:
— Nếu tiểu đệ là Nhan Hồi tái thế, có lẽ Văn Cử huynh được gọi là Trọng Ni bất tử vậy.
Khổng Dung giật mình, Trọng Ni bất tử, Nhan Hồi tái sinh, những lời đùa cợt cuồng vọng như vậy, muôn vàn không nên nói trước mặt Tào Tháo chứ, vì những câu như thế đủ để gây họa chết người vậy! Khổng Dung vốn định hắng giọng ra hiệu Nễ Hành thôi không nói nữa, nào hay Hành không chịu hiểu, vẫn cứ gây họa cho người, đúng là nuôi cò cò mổ mắt. Khổng Dung thường ngày vốn ưa tính cách kiêu ngạo của Nễ Hành, nhưng lúc này mới thấy tính cách ấy đúng là làm hại người ta.
Cũng chẳng biết Nễ Hành không hề bận tâm, hay là cố ý nói cười, mà chẳng nhận ra bầu không khí đang vô cùng khó xử, vẫn một mình cười bảo:
— Văn Cử huynh chính là hậu duệ của Khổng Trọng Ni, đúng là hội được đức tính của bậc thánh nhân để lại, nói huynh là Trọng Ni bất tử, cũng không có gì là quá...
Khổng Dung cười khàn mấy tiếng, rồi cũng cúi đầu. Đúng lúc ấy, chợt nghe Hy Lự ngồi đối diện lạnh lùng bảo:
— Ôi, hậu duệ thánh nhân... Chưa từng nghe nói tài học của Bá Ngư vượt qua được Tử Dư vậy...
Bá Ngư là Khổng Lý - con trai Khổng Tử, Tử Dư là Tăng Sâm - môn sinh của Khổng Tử. Khổng Lý tuy là con của thánh nhân, nhưng lại chẳng có thành tựu gì, ngược lại Tăng Sâm lại để lại trước tác như Hiếu kinh, Đại học được hậu thế tôn sùng. Nói Bá Ngư chẳng bằng Tăng Sâm, có ý ám chỉ Khổng Dung cũng chỉ mang hư danh là hậu duệ của thánh nhân thôi. Khổng Dung cảm thấy câu ấy chẳng khác gì mũi dao đâm thẳng vào tim mình, ngẩng đầu lên hằm hằm nhìn Hy Lự, vừa hay cũng thấy Hy Lự cũng đang nhìn mình vẻ coi thường, hai ánh mắt đối địch gặp nhau rồi lập tức mỗi người quay nhìn sang hướng khác.
Phồn Khâm trước sau vẫn chăm chú nhìn Tào Tháo, xét lời nói nhìn nét mặt, thấy Tào Tháo rất khó xử, Khâm liền nhanh trí cất lời:
— Tại hạ vốn nghe Nễ Chính Bình giỏi đánh trống, nay trong phủ đang còn thiếu một chân Cổ lại (đánh trống), sao chúa công không giữ Chính Bình làm Cổ lại, để Chính Bình trổ sức cuồng điên của mình lên mặt trống, há chẳng hay lắm sao?
Gõ trống chẳng qua chỉ là nghề hèn mọn hạ lưu, sai một người đường đường là danh sĩ đi làm việc ấy, thực là sự sỉ nhục không gì lớn hơn. Nhưng câu ấy thật hợp ý Tào Tháo, ông cười khanh khách bảo:
— Xưa kia Sái Bá Giai trước khi ra làm quan, đã nổi danh thiên hạ về kỹ thuật đánh đàn, Chính Bình nếu có thể lấy việc đánh trống mà nổi danh, cũng coi như đã học tập được bậc tiên hiền rồi. Nễ tiên sinh, chẳng hay có bằng lòng không?
Nễ Hành cũng thật liều lĩnh, khoanh tay nói:
— Được Tào công hậu ái, trao cho trách nhiệm nặng nề như vậy. Xin đa tạ, đa tạ! - Nói xong, chẳng thèm thi lễ, ngạo mạn quay lưng đi xuống dưới sảnh đường luôn.
Vốn muốn dạy cho Nễ Hành một vố, nhưng lại bị hắn dạy lại một bài. Nhưng bất luận thế nào, cuối cùng cũng coi như đuổi được tên ôn thần ấy đi, Tào Tháo không ngăn được vỗ vỗ lên trán, tức hầm hầm nói:
— Cố chấp như trâu điên, ương ngạnh như lừa bướng, thực là không biết điều.
Hy Lự, Tuân Duyệt, Hà Quỳ thấy Tào Tháo không nổi nóng trước mặt nhưng tức tối sau lưng, không ngăn được thấy buồn cười, ai nấy đứng dậy cáo lui. Tào Tháo cũng không cố giữ, chỉ chắp tay hờ, nói:
— Chư vị đã phải chịu thiệt thòi, xin chớ để bụng, trở về nghỉ ngơi cho khỏe... ta thật tức chết mất...
Khổng Dung tuy cũng có ít nhiều ý kiến về Tào Tháo, nhưng nhận thấy chuyện mình tiến cử Nễ Hành thật chẳng ra sao, nên đành khuyên giải mấy câu:
— Mạnh Đức, tính Nễ Chính Bình như con ngựa hoang, không tránh khỏi có chút khẳng khái quá khích, mong rằng ngài...
Câu ấy còn chưa nói xong, lại thấy Hy Lự mới ra đến cửa sảnh đường liền ngẩng đầu lên nói:
— Ngựa xấu vào tàu, đó cũng là lỗi của Bá Nhạc vậy!
Câu nói ấy đã khiến Tào Tháo tỉnh ngộ, ông hằm hằm nhìn vào Khổng Dung, đứng dậy giả bộ chắp tay nói:
— Văn Cử huynh, loạn trong thiên hạ còn chưa quét sạch, tại hạ thực sự không rảnh rang để qua lại với những bằng hữu như vậy của huynh, rất mong huynh từ sau hãy bớt rước thêm phiền cho ta nữa! - Nói xong, Tào Tháo phất tay áo, quay vào hậu đường, để mặc Khổng Dung đứng đó với vẻ mặt vô cùng khó xử.
Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 4 Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 4 - Vuong Hieu Loi Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 4