Bạn chỉ có thể thắng nếu bạn dám đương đầu với thất bại.

Rocky Aoki

 
 
 
 
 
Tác giả: Vuong Hieu Loi
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Phạm Thùy Linh
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 32
Cập nhật: 2020-10-24 12:42:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chú Giải - Diễn Giải 4
(*) Ba cách để khảo xét bản thân.
(*) Giả tư mã là cấp phó của Tư mã, chỉ phó trưởng quan của một doanh.
(*) Coi việc tu thân như cây cung, chinh tâm như mũi tên, dựng nghĩa như tấm bia. Tập trung tư tưởng bắn mũi tên đi, tất sẽ trúng.
(*) Trung lĩnh quân, Trung hộ quân được đặt ra từ thời Tần. Năm Kiến An thứ mười hai, việc Tào Tháo trao quyền cho Hàn Hạo và Sử Hoán là một thay đổi lớn trong trung quân. Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều cho đến thời nhà Tùy, hai chức quan này dần trở thành thống lĩnh cấm vệ quân của thiên tử.
(*) Người có thể cứu nguy cho thiên hạ thì sẽ khiến thiên hạ yên ổn. Người có thể trừ lo cho thiên hạ thì sẽ hưởng niềm vui của thiên hạ. Người có thể cứu thiên hạ thoát khỏi tai họa, thì sẽ lấy được phúc của thiên hạ.
(*) Bá Di và Thúc Tề là hai huynh đệ người nước Cô Trúc, nổi tiếng vì lòng trung thành với nhà Thương. Hai người họ từng khuyên Chu Vũ Vương không nên diệt vua Trụ, Chu Vũ Vương không nghe theo, nhưng cũng không làm hại họ. Về sau, hai người ở ẩn, chết đói trên núi Thú Dương.
(*) Lấy niềm vui của dân làm niềm vui của mình, thì dân sẽ lấy niềm vui của mình làm niềm vui của dân. Lấy nỗi lo của dân làm nỗi lo của mình, thì dân sẽ lấy nỗi lo của mình làm nỗi lo của dân.
(*) Bệnh sái tức là bệnh Tuberculosis, tục gọi là bệnh lao phổi, thời xưa đây là một bệnh không chữa được.
(*) Trong nước không yên ổn, dân chúng chịu đau khổ.
(*) Trong tiếng Trung, chữ “sái” chỉ tên bệnh và chữ “trái” có nghĩa là nợ, đều có cùng âm đọc là “zhài”.
(*) Khi rơi vào tử địa, chỉ có hăng hái tác chiến mới có thể tìm ra đường sống từ chỗ chết.
(*) Bắn trăm phát mà chỉ trượt một phát cũng không xứng được gọi là thiện xạ.
(*) Trích Hồ già thập bát phách, tương truyền của Sái Văn Cơ. Bản dịch thơ của Phan Lang.
(*) Tả Hiền Vương là một thủ lĩnh quan trọng của bộ lạc Hung Nô, từ “Vương” chỉ tước danh chứ không phải tên người.
(*) Sái Chiêu Cơ tức Sái Văn Cơ. Vì kiêng tên húy của Tấn Văn Đế Tư Mã Chiêu, các văn hiến thời Tấn đều đổi chữ “chiêu” thành chữ “văn”, cho nên người đời sau nhầm là Sái Văn Cơ.
(*) Dùng lợi để kết giao, lợi hết thì tự tan; dùng thế để qua lại, thế mất thì tự hết.
(*) Tôn Thúc chỉ Tôn Thúc Ngao, Lệnh doãn nước Sở thời Xuân Thu, có công trị lý đất nước. Sau khi ông mất, Sở Trang Vương ban cho con trai ông rất nhiều đất đai, nhưng anh ta chỉ nhận bốn trăm hộ thực ấp của đất Tẩm Khâu để thờ cha.
(*) Chỉ Sầm Hoài, thứ tử của Sầm Bành. Sầm Bành có công giúp Quang Vũ Đế đánh dẹp thiên hạ, sau khi ông mất Quang Vũ Đế phong trưởng tử của ông là Sầm Tuân làm Tế Dương hầu. Sau đó, vì nhớ đến công lao của Sầm Bành, vua lại phong hầu cho cả Sầm Hoài.
(*) Từ “sóc” chỉ phương bắc. “Sóc thổ” ở đây chỉ những thế lực cát cứ ở phương bắc.
(*) Quách Gia lúc còn sống được phong là Vị Dương Đình hầu, hưởng thực ấp hai trăm hộ. Câu này ý nói Quách Gia nên được truy phong thêm tám trăm hộ thực ấp.
(*) Thiên tửu cáo trong sách Thượng thư được xem là lệnh cấm rượu sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Chu Công lật đổ nhà Thương, ông đã ban lệnh cấm rượu, giải thích rằng sở dĩ nhà Thương diệt vong là do Trụ Vương ham mê tửu sắc, nên chỉ được phép dùng rượu khi tế tự.
(*) “Đại Hán giả, đương đồ cao” (Kẻ thay thế nhà Hán là “Đương đồ cao”), là một câu sấm ngữ có thời gian lưu truyền dài nhất, ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó cũng được chép trong Hán Vũ cố sự, đồng thời trong Hậu Hán thư, Tam quốc chí, Tấn thư cũng đều nhiều lần nhắc đến, với cách giải thích khác nhau.
(*) Tức mười triệu quan tiền.
(*) Bỏ gần mưu xa, vất vả mà chẳng nên công.
(*) Không leo lên núi cao, sao biết được trời cao; không đứng trước khe sâu, sao biết được đất dày. Leo lên chỗ cao mà vẫy tay, cánh tay không dài thêm ra, nhưng người đứng từ đằng xa có thể trông thấy mình; gọi theo chiều gió, tiếng gọi không lớn hơn, nhưng người nghe lại nghe được rất rõ.
(*) Năm Vĩnh Bình thứ ba, Hán Minh Đế nhớ đến những công thần, túc tướng đã từng giúp phụ hoàng là Quang Vũ Đế thống nhất thiên hạ, dựng lại nhà Hán, nên cho người vẽ lại chân dung của hai mươi tám vị có công lao lớn nhất, đặt tại gác Vân Đài. Trong đó có tranh của Cảnh Thuần.
(*) Nhà tích điều thiện, tất có thừa phúc khí, nhà tích điều bất thiện, tất có thừa tai họa.
(*)...Y, Hấp là hai bộ tộc thuộc người Sơn Việt, về sau họ bị Hán hóa.
(*)...Chỉ những người chuyên chú vào kinh sách. Thời Hán Vũ Đế đặt ra chức bác sĩ ngũ kinh, chuyên khảo cứu, truyền dạy năm kinh (Kinh dịch, Thượng thư, Kinh thi, Kinh lễ, Kinh Xuân Thu).
(*) Tam sử chỉ Sử ký, Hán thư và Đông Quân Hán kỷ.
(*) Thượng thư phó xạ là phó trưởng quan Thượng thư đài. Năm Kiến An thứ tư, lần đầu tiên trong lịch sử Tào Tháo đặt ra hai chức quan tả hữu phó xạ này. Thượng thư tả thừa và Thượng thư hữu thừa là hai quan giúp việc quan trọng trong Thượng thư đài. Tả thừa giúp việc cho Thượng thư lệnh, còn Hữu thừa giúp việc cho Thượng thư phó xạ.
(*) Thời Hán, các gác lửng đa phần đều không có cầu thang cố định mà dùng thang rời, bình thường không dùng đến thì cất đi, có thể để vào trong căn phòng rộng.
(*) Trời muốn trao trách nhiệm lớn lao cho ai, thì trước hết sẽ làm khổ tâm chí của họ, làm mệt mỏi gân cốt của họ và khiến họ gầy mòn vì đói khát.
(*) Tử Phạm, Triệu Thôi là những danh thần của nước Tấn, thời Xuân Thu, từng theo Tấn Văn Công lưu vong, có công đưa Tấn Văn Công lên ngôi.
(*) Bát cập, Hậu Hán thư - Đảng cố truyện chép tên tám danh sĩ là Trương Kiệm, Sầm Chất, Lưu Biểu, Trần Tường, Khổng Dục, Phạm Khang, Đàn Phu và Trác Siêu. Chữ “cập” chỉ người có thể dẫn dắt kẻ khác noi theo bậc thánh hiền mà mình sùng kính. Ngoài “Bát cập” ra, trong những cuốn tạp sử khác, Lưu Biểu cũng được xếp vào hàng “Bát tuấn”, “Bát hữu”. Những nhân vật cụ thể trong đó có khác nhau, song về tính chất đều giống nhau là danh sĩ thanh lưu, phản đối hoạn quan.
(*) Sau khi Lưu Tú xưng đế ở Hà Bắc đã phái Đặng Vũ thống lĩnh hai vạn tinh binh tiến đánh Quan Trung, bộ tướng của Đặng Vũ là Phùng Âm và Tông Hâm bất hòa với nhau, Phùng Âm tự ý giết Tông Hâm, còn quay sang phản lại Đặng Vũ. Đặng Vũ bị quân Xích Mi đánh bại, chỉ còn lại mình ông và hai mươi bốn quân kỵ chạy được về Nghi Dương, sau đó bị tước chức quan.
(*) Quán lễ (lễ đội mũ), là một nghi thức được thực hiện khi đến tuổi trưởng thành của nam tử thuộc tầng lớp sĩ đại phu thời xưa, còn được gọi là “nguyên phục”. Trước quán lễ, con trai không được đội mũ, tóc để chỏm, và không có tên chữ. Sau quán lễ, con trai mới được đội mũ, đặt tên chữ, và gọi là “nhược quán”. Theo Chu lễ, quán lễ được thực hiện khi hai mươi tuổi, còn theo nhà Hán thường là năm mười sáu tuổi, không đủ tuổi mà đội mũ trước thì gọi là “sang quán” (cướp mũ).
(*) Sự hanh thông nhỏ, lợi về chính bến, lúc đầu thì tốt, về cuối lại loạn.
(*) Hôm nào khóc vì đi điếu tang, thì suốt ngày hôm đó không đàn hát.
(*) Dẫn theo bản dịch thơ của dịch giả Tạ Quang Phát in trong Khổng Tử, Kinh thi, tập 2, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003, trang 131 - 136.
(*) Đại thừa tướng làm sao vậy? Ngài chê tôi xấu ư? Người chỗ tôi đều như thế à!
(*) Tẩu, còn gọi là Đê Tẩu hay Thanh Tẩu, là một dân tộc thiểu số sinh sống ở một dải Cam Túc, Thiểm Tây, Tứ Xuyên thời Hán Tấn, sau dần bị Hán hóa, đến nay không còn nữa.
(*) Bài Đốt tửu, bản dịch thơ của Cổ Mộ đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 569, ngày 1 tháng 6 năm 2006 trong bài viết Tào Tháo - lãnh tụ thi đàn Kiến An.
(*) Thành thật là tự mình làm nên thành tựu.
(*) Làm lễ lớn không để ý chuyện vụn vặt. Giữ đại hiếu không câu nệ điều nhỏ.
(*) Muốn xem ngựa thì nhìn xe nó kéo, muốn nhìn người thì xem nơi ở của họ.
(*) Thời Hán Hòa Đế, Đại tướng quân bên họ ngoại là Đậu Hiến phụ chính, ba đệ đệ của ông ta là Đậu Đốc, Đậu Cảnh và Đậu Khôi đều được phong tước hầu. Về sau ông ta hống hách chuyên quyền, làm nhiều việc trái phép tắc nên bị hoạn quan Trịnh Chúng lật đổ, cả nhà bị tru sát và lưu đày. Riêng có Đậu Khôi khiêm nhường, đức hạnh, may mắn thoát nạn, đổi làm La hầu, người đời sau gọi là La hầu Đậu thị. Trong sách Tam quốc chí chép rằng Lưu Phong La hầu Khấu thị, ấy là nhầm chữ “Khấu” với chữ “Đậu”.
(*) Phong thiện, chỉ một hoạt động tế tự của hoàng đế thời xưa. Tế trời gọi là phong, tế đất gọi là thiện.
(*) Dốc Trường Bản thuộc huyện thành Tương Dương thời xưa, nay nằm ở phía nam thành phố Đương Dương, Trung Quốc.
(*) Hai tay khó đấu lại bốn tay.
(*) Tam Hiệp chỉ ba hẻm núi mà sông Trường Giang chảy qua là Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp và Tây Lăng Hiệp, bắt đầu từ thành Bạch Đế, tỉnh Trùng Khánh, cho đến ải Nam Tân, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với tổng chiều dài khoảng 200 km.
(*) Nghĩa là câu từ hay tuyệt diệu.
(*) Tiếu lâm do Hàm Đan Thuần soạn là tập truyện cười đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, cuốn sách đã bị thất lạc, nay chỉ còn hơn hai mươi thiên.
(*) Dù đang yên ổn cũng phải nghĩ đến lúc nguy nan.
(*) Mạn Thiền là tên tự của Đông Phương Sóc. Ông là một nhà từ phú thời Tây Hán, từng giữ chức Nghị lang, Thái trung đại phu. Đông Phương Sóc là người dí dỏm hài hước, lời lẽ sắc bén, kỳ trí đa mưu, ông thường dùng những câu chuyện hài hước để châm biếm, đã kích thói hư tật xấu trong chốn quan trường.
(*) Mỗi ngày cố sức hành quân trăm dặm để tranh lấy thời cơ, tướng lĩnh ba quân có thể bị bắt.
(*) Thảo Nghịch Tướng quân là tên quan của Tôn Sách.
(*) Chữ “phần” có nghĩa là thiêu đốt. Trong tiếng Trung chữ “phần” (燔) và chữ “phàn” (樊) có cùng âm đọc.
(*) Vận trời thay đổi rất nhanh, quân tử theo đó mà tự cường không nghỉ.
(*) Tam hoàng Ngũ đế chỉ các vị vua chúa thời thượng cổ của Trung Quốc, mang nhiều yếu tố thần thoại. Đến nay vẫn có những ý kiến khác nhau về từng nhân vật cụ thể, ở đây có thể hiểu Tam hoàng Ngũ đế là các vị thần tối cao.
(*) Thực ra trong sử sách không hề có cách gọi là “trận Xích Bích”. Sau này, Tô Thức thời Bắc Tống du ngoạn Trường Giang, nhầm mỏm Xích Tị ở Hoàng Châu, bên phía bờ bắc là Xích Bích, viết hai bài Xích Bích phú, cho nên người đời sau thường gọi trận chiến này là “trận Xích Bích”.
(*) Lửa không ghét nước nóng, nước không hận lạnh, ấy là bản tính vậy.
(*) Chỉ Chung Vô Diệm vợ của Tề Tuyên Vương, thời Chiến Quốc. Bà được coi là một trong bốn người phụ nữ xấu nhất trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc, nhưng lại rất có tài, giúp Tuyên Vương trị lý nước Tề trở nên cường thịnh.
(*) Sào Phụ, Hứa Do là những ẩn sĩ thanh cao thời Nghiêu,Thuấn. Tương truyền, đế Nghiêu đem thiên hạ cho Sào Phụ, Sào Phụ không nhận, đế lại nhường cho Hứa Do, nhưng Hứa Do cũng không chịu nhận.
(*) Kỳ Hoàng chỉ Kỳ Bá và Hoàng Đế, tổ của ngành y Trung Quốc. Tương truyền, Hoàng Đế và bề tôi của ông là Kỳ Bá đều biết chữa bệnh, Hoàng Đế thường bàn luận y thuật với Kỳ Bá, về sau những cuộc đối đáp của hai người được tổng hợp lại thành sách Hoàng Đế nội kinh.
(*) Bánh hòn tai tức là sủi cảo ngày nay, do thánh y Trương Trọng Cảnh tạo ra. Tiết lập thu ăn sủi cảo đã trở thành một phong tục phổ biến của người Trung Quốc.
(*) Bát âm chỉ tám loại nhạc cụ thời xưa được làm từ các chất liệu khác nhau, gồm kim loại, đá, tơ, trúc, vỏ bầu, đất, da thú và gỗ.
(*) Có thể hành sự với sự nghiêm cẩn và hài hòa, thì có việc gì không xong?
(*) Dẫn theo bản dịch thơ của Phan Kế Bính in trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, Phan Kế Bính dịch, Nhà xuất bản Văn học, năm 2004, trang 152 - 153.
(*) Có của cải mà không chịu chia cho người khác, thì không đáng kết bằng hữu.
(*) Bề ngoài hỗn loạn mà bên trong nghiêm chỉnh, nhìn thì thiếu lương thảo, thực tế lại đánh khỏe, rõ ràng tinh nhuệ nhưng tỏ vẻ lười nhác. Phải che giấu mưu kế, giữ gìn cơ mật, lũy cao hào sâu, mai phục đội quân tinh nhuệ, làm sao binh sĩ lẳng lặng không tiếng động, để cho địch chẳng biết sự chuẩn bị của ta.
(*) Người khéo trị nước sai khiến dân chúng như cha mẹ yêu thương con.
(*) Tô Trương chỉ Tô Tần và Trương Nghi, là hai mưu sĩ nổi tiếng thời Chiến Quốc, du thuyết nhiều nước, giảng về hình thế của thiên hạ với các bậc quân vương, đồng thời đưa ra quan điểm vi chính, nhằm mưu cầu quan cao lộc hậu.
(*) Lịch Tẩu chỉ Lịch Sinh, hay còn gọi là Lệ Thực Kỳ. Ông là mưu sĩ của Lưu Bang thời Hán, Sở phân tranh, đã khuyên Tề Vương Điền Quảng hàng Hán, nhưng Hàn Tín lại thừa cơ đánh úp nước Tề. Điền Quảng cho rằng chính Lệ Thực Kỳ đã lừa mình, nên đem ông bỏ vào vạc nấu chết.
(*) Khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hoá, tức là hiểu được mệnh của trời.
(*) Thôi ân lệnh là một chính sách của Quang Vũ Đế cho phép các vua chư hầu chia đất phong cho tử đệ, nhằm làm suy yếu thế lực của họ.
(*) Lối giữa dành cho quan đi, đắp đường cao hơn hai bên.
(*) Hổ ngốc.
(*) Chỉ giáo phái “Ngũ Đấu Mễ đạo” thuộc Đạo giáo, cuối thời Hán. Do thủ lĩnh của phái này là Trương Lỗ cát cứ Hán Trung, lấy giáo lý cai trị dân chúng, phàm người muốn theo đạo đều phải nộp năm đấu gạo, cho nên triều đình nhà Hán gọi là “giặc gạo”.
(*) Giấy Sái hầu: Loại giấy được làm ra bằng phương pháp của Sái Luân đời Đông Hán. Nghề làm giấy của Trung Quốc tuy được phát minh sớm nhưng không được sử dụng rộng rãi, thời Đông Hán người ta vẫn chủ yếu ghi chép bằng thẻ tre, vải lụa, da dê... Vì loại giấy này được làm một cách kỹ lưỡng nên vô cùng quý giá.
(*) Người quân tử luôn giữ đức trong lòng, còn kẻ tiểu nhân chỉ biết đến lợi ích trước mắt.
(*) Chỉ người ta khi giàu có, phú quý thì coi khinh kẻ khác.
(*) Hai con lên thuyền đi về nơi xa, trong lòng khôn nguôi nỗi nhớ nhung, mong các con tai qua nạn khỏi, bình an trở về.
(*) Dâng nhạn là một tập tục thời Hán, tân lang khi đón dâu phải tặng nhạn cho nhà gái.
(*) Hôn lễ là nghi thức hợp lại cái tốt đẹp của hai họ với nhau; đối với trên là thờ phụng tông miếu, đối với dưới là truyền nối cho đời sau.
(*) Tức chế độ chín châu, chỉ cách phân chia địa lý có ghi lại trong thiên Vũ cống, sách Thượng Thư. Theo đó chín châu là: Ung Châu, Ký Châu, Lương Châu, Duyện Châu, Dự Châu, Thanh Châu, Từ Châu, Kinh Châu, Dương Châu. Từ thời Hán Vũ Đế, nhà Hán thi hành chế độ mười ba châu (có lúc chia thành mười hai châu), và chưa dùng chế độ chín châu, duy có Tân triều do Vương Mãng lập ra từng có thời gian ngắn thực hành theo.
(*) Từ “ Phù dung” thời Hán không phải chỉ hoa phù dung như ngày nay, mà chỉ hoa sen. Huynh đệ Tào Phi, Tào Thực đều có thơ về hồ Phù Dung ở Tây uyển.
(*) Đôi dòng kênh chảy, cây cối tốt tươi mọc bên dòng.
(*) Giáng làm Tả hiệu tức là phải chịu lao động khổ sai để chuộc tội.
(*) Được kẻ chân tay đắc lực giúp đỡ, mọi việc sẽ rất tốt đẹp.
(*) Tướng tinh chỉ một thần sát trong Tứ trụ, chủ yếu đại diện cho chức quyền, ở đây ám chỉ nhân vật kiệt xuất, có nhiều cống hiến. Câu nói này ý Chu Du đã chết.
(*) Lấy da của hổ: bắt đối phương tự rút bớt thực lực của mình.
(*) Giám trị yết là chức quan chuyên phụ trách quản lý việc luyện kim.
(*) Trung Quốc phát minh ra cách dùng sức nước luyện kim từ năm 31, do Thái thú Nam Dương là Đỗ Thi nghĩ ra, nhưng không được phổ biến. Vào thời Đông Hán, Hàn Ký đã cải tiến kỹ thuật của tiền nhân, vì thế gánh trọng trách làm Giám trị yết giả, Tư mã đô úy, lo việc luyện kim của Tào Ngụy, giám sát việc đúc vũ khí và đúc tiền. Cũng chính vì thế, người ta cho rằng Hàn Ký là người đầu tiên phổ biến kỹ thuật dùng sức nước, và là chuyên gia luyện kim nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại.
(*) Nếu muốn bình thiên hạ, tất phải coi xét tài năng của tướng lĩnh, xem xét sự thịnh suy của thời thế.
(*) Nam quân thất tử tức là Ngũ quan trung lang tướng, Tả trung lang tướng, Hữu trung lang tướng, Hổ bôn trung lan tướng, Vũ lâm trung lang tướng, Vũ lâm tả giám, Vũ lâm hữu giám, đều là những quan viên phụ trách thủ vệ hoàng cung.
(*) Từ Văn học ở đây chỉ tên quan, là thuộc hạ của Ngũ quan Trung lang tướng, phụ trách giáo dục.
(*) Phải cẩn thận răn mình, Như đứng bên vực sâu, Như đi trên băng mỏng.
(*) Một trong bốn bài phú Tặng Ngũ quan trung lang tướng của Lưu Trinh. Bản dịch thơ của dịch giả Thanh An.
(*) Người quân tử chuyên vào gốc, gốc lập được thì đạo sinh.
(*) Chỉ khí tiết. Năm ngày là một hậu, ba hậu là một tiết khí, nên một năm có bảy mươi hai hậu.
(*) Trích lời của Khổng Tử: “Những ai tự mình dâng cho ta một bó nem, ta chưa từ chối dạy bảo người đó bao giờ.”
(*) Chịu khuất phục thì sẽ được bảo toàn, cong thì sẽ thẳng, trũng thì sẽ đầy, cũ nát thì sẽ mới, ít thì sẽ được thêm, nhiều thì sẽ hóa mê.
(*) Lúc thiếu thời khí huyết chưa được tráng thịnh thì phải răn sắc dục; khi tráng niên, khí huyết đang mạnh mẽ thì phải răn tranh chấp; lúc tuổi già khí huyết đã suy thì phải răn tính tham.
(*) Người có đức cao thì thuận theo tự nhiên, không có ý cầu đức, cho nên có đức; người có đức thấp thì có ý cầu đức, cho nên không có đức.
(*) Bởi thế khi thế đạo rối loạn, vua tôi tàn sát nhau, lớn bé chém giết nhau, cha con hãm hại nhau, anh em lừa dối nhau, bạn bè chống đối nhau, vợ chồng mạo phạm nhau. Con người ngày ngày hại nhau, mất hết nhân luân, lòng người giống cầm thú, chỉ thấy lợi ích trước mắt, chẳng biết nghĩa lý gì.
(*) Nghĩa là nhuận tháng Bảy chứ đừng nhuận tháng Tám, nhuận tháng Tám ắt xảy ra chém giết.
(*) Có một người muốn cầu kiến Tề Hoàn Công để khoe thuật tính chín chín của mình, Hoàn Công chê không gặp. Người đó nói rằng, nếu ngay cả điều nhỏ nhoi như thuật tính này mà ngài cũng có thể mở lòng tiếp nạp, huống hồ là những bậc sĩ nhân tài giỏi hơn thế? Thế là Hoàn Công dùng lễ linh đình để tiếp đón. Chẳng lâu sau, các bậc trí giả nườm nượp kéo đến, Tề Hoàn Công xưng bá.
(*) Không phải ma nhà mình mà lại thờ cúng thì ắt là siểm nịnh.
(*) Địa hình giúp cho việc dụng binh. Phán đoán tình hình của địch để khắc chế kẻ địch giành phần thắng, xem xét sự hiểm yếu của địa hình, tính toán đường đi xa gần, đó là phương pháp mà tướng soái cao minh cần hiểu.
(*) Địa thế hiểm trở, ta phải đoạt lấy trước, tất phải đứng nơi cao để chờ địch đến.
(*) Tướng bất nhân, thì ba quân không thân cận; tướng bất dũng, thì ba quân không tinh nhuệ.
(*) Dẫn theo bản dịch thơ của Phan Kế Bính in trong Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung, Phan Kế Bính dịch, Nhà xuất bản Văn Học, năm 2004, trang 152.
(*) Xư bồ là một kiểu chơi cờ thịnh hành cuối thời Hán, thuộc loại đánh cược, do xúc xắc làm từ gỗ xư, nên gọi là xư bồ, còn được gọi là trò “ngũ mộc”. Quân cờ có các loại như bôi, mộc, xỉ, mã, thĩ, người chơi gieo xúc xắc trước để đi cờ, cách chơi giống điểm chung của cờ tướng và cờ nhanh hiện nay.
(*) Một căng một chùng, ấy là đạo của Văn Vương, Vũ Vương.
(*) Phàm những kẻ tiểu nhân hữu dũng nhưng bất nghĩa thì đều là đạo tặc.
(*) Trên có trời, dưới có luật lệ, không thể xá miễn.
(*) Có thể nói nhưng không nói thì mất lòng. Không thể nói mà vẫn nói thì sẽ lỡ lời.
(*) Cha đang nắm quyền thì con nên lui về phía sau, khi đến lượt con nắm quyền thì cha cũng nên lui về phía sau.
(*) Những người ham học thì chẳng bao lâu sẽ thành bậc trí giả, những người lúc nào cũng khắc ghi hai chữ “vinh nhục” trong tâm, chẳng bao lâu sẽ thành bậc dũng giả.
(*) Nước nguy khốn mà không giữ gìn, thời thế nghiêng ngửa mà không nâng đỡ, thì dùng kẻ đó làm tướng làm chi?
(*) Dùng ống tre để soi con báo, chỉ có thể nhìn thấy một bộ phận trên người nó chứ không thể nhìn thấy toàn thân. Cụm từ này có nghĩa tương đương với “ếch ngồi đáy giếng”.
(*) Người chạy được năm mươi bước chê người chạy một trăm bước.
(*) Thành phần xã hội tồn tại từ thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều đến thời Tùy, Đường. Trong thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, bộ khúc đa phần chỉ gia binh, tư binh (đội quân riêng của hào cường, quý tộc). Đến thời Tùy, Đường thì từ này được dùng để chỉ giai cấp thấp kém của xã hội là tiện khẩu (vị trí tương đương với nô tì và lương nhân).
(*) Đề cao công chính, loại bỏ hủ bại, tận tụy trị quốc, hậu đãi dân sinh.
(*) Tâm có ngay thẳng rồi sau thân mới được sửa. Thân được sửa rồi thì mới sửa sang, sắp xếp việc nhà. Sắp xếp việc nhà được rồi mới sửa trị đất nước. Sửa trị đất nước được rồi thì thiên hạ mới yên ổn.
(*) Theo chế độ triều Hán, quan cai trị ở một huyện có nhân khẩu từ một vạn trở lên gọi là Huyện lệnh, từ một vạn trở xuống gọi là Huyện trưởng.
(*) Hình phạt cạo trọc đầu ngày xưa.
(*) Thành ngữ, ý chỉ khi đảm nhận những việc nhiều nguy hiểm thì khó tránh khỏi chịu rủi ro.
(*) Ngạn ngữ thời nhà Hán, kể về một người vì đói quá nên ăn hết cả một xe cơm, cuối cùng vỡ bụng mà chết.
(*) Thánh nhân trị quốc, thống nhất khen thưởng, hình phạt và giáo hóa. Khen thưởng thống nhất thì binh sĩ vô địch, hình phạt thống nhất thì mệnh lệnh được thực thi, giáo hóa thống nhất thì dân chúng thuận theo. Khen thưởng sáng suốt thì không lãng phí tài vật, hình phạt nghiêm minh thì không phải giết người, giáo hóa đúng đắn thì không đổi phong tục, vậy nên dân chúng biết mình nên làm gì, quốc gia cũng không có dị tục.
(*) Bát nghị chỉ tám loại phạm nhân có đặc quyền được xử nhẹ tội. Đó là: nghị thần, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị công, nghị quý, nghị cần, nghị tân.
(*) Thành ngữ, ý chỉ việc làm vô vọng, không đạt được hiệu quả.
(*) Quan tham tuy biết rằng không được làm nhưng vẫn phải làm, quan liêm tuy có thể làm nhưng chẳng ai muốn làm.
(*) Một dạng phương sĩ thời cổ đại, chuyên nghiên cứu phong thủy.
(*) Bi phẫn thi gồm hai bài, đây là bài thứ hai, dài ba mươi tám câu, thuật về việc nàng Sái Chiêu Cơ bị bắt đi đến cảnh chia tay với con trở về, nhưng viết theo lối Sở từ. Bản dịch thơ của dịch giả Thanh An.
(*) Năm 189, Đổng Trác vào triều cầm quyền, để thu phục nhân tâm, Đổng Trác cho gọi Sái Ung về kinh phong chức, chỉ trong ba ngày đã phong ông ta làm các chức Thị ngự sử, Trị thư ngự sử, rồi Thượng thư.
(*) Bài Đại Lưu Huân thê Vương thị tạp thi của Tào Phi, bản dịch thơ của dịch giả Thanh An.
(*) Thơ về những người vợ bị ruồng bỏ.
(*) Bài Đại Lưu Huân thê Vương thị tạp thi của Tào Thực, bản dịch thơ của dịch giả Thanh An.
(*) Bài Xuất phụ phú của Vương Xán, bản dịch thơ của dịch giả Thanh An.
(*) Thời Hán công nghệ chế tác chưa tinh xảo, chưa xuất hiện cách gia công uốn cong gỗ làm chậu, thế nên vật dụng này có hình vuông, được phát hiện lần đầu trong Nội giới lệnh của Tào Tháo.
(*) Quân tử đến với nhau vì nghĩa, tiểu nhân đến với nhau vì lợi.
(*) Lưu Trinh nhắc đến bốn bảo vật, đầu tiên là ngọc của Kinh Sơn, tức là “Hòa thị bích” do Biện Hòa tìm thấy ở núi Sở Sơn, sau trở thành ngọc tỷ. Bảo vật thứ hai là châu của Tuy hầu, liên quan đến điển tích có một con rắn lớn được Tùy hầu cứu đã nhả bảo châu để báo đức. Bảo vật thứ ba là vàng của phương nam, tức loại đồng hiếm chỉ có ở một dải đất vùng Kinh Dương phía nam, được dùng làm đồ trang sức. Bảo vật thứ tư là đuôi chuột côn điêu, tức lông và da của loài chuột lớn côn điêu vô cùng quý hiếm, các thị thần đương thời thường dùng đuôi loài chuột này cắm trên mũ làm đồ trang sức.
(*) Bài Đăng đài phú của Tào Phi, bản dịch thơ của dịch giả Thanh An.
(*) Bản dịch thơ của Tử Vi Lang, đăng trên thivien.net.
(*) Một loại rượu độc.
(*) Đạo ở cạnh bên việc gì phải cầu ở xa, việc dễ dàng sao phải tìm ở chỗ khó.
(*) Chinh sự là thuộc quan sáu trăm thạch, không có chức trách cụ thể, tương đương với cố vấn.
(*) Thấy vua sai lầm, cứ can gián mãi, tất mang nhục. Thấy bạn sai, cứ khuyên can hoài, tình bạn phải phai lạt.
(*) Hạt cỏ bồng rơi vào trong ruộng, không cần nương tựa cũng tự mình mọc thẳng; cát trắng rơi vào bùn đen thì trước sau cũng đen lây.
(*) Cầm đao không chặt, mất đi thời cơ; cầm rìu không chặt, kẻ thù xông tới.
(*) Người quân tử phải chuyên chú vào gốc rễ, gốc rễ lập thành thì đạo mới sinh ra.
(*) Chỉ khi không màng tranh giành, thiên hạ mới không ai tranh giành với mình.
(*) Người quân tử thấy ai làm điều hay thì khuyến miễn người ta cố gắng làm hay hơn nữa, hoặc thấy ai làm điều ác thì can ngăn, không để cho người ta làm thành điều ác được.
(*) Bài Thất ai thi của Nguyễn Vũ, bản dịch thơ của dịch giả Thanh An.
(*) Lòng dũng cảm có thể rèn luyện được.
(*) Việc thôn tính quý ở khả năng gian trá; an định quốc gia quý ở thuật quyền biến.
(*) Liên quan đến việc Tuân Úc là thần tử của đại Hán hay là thần tử của nước Ngụy đến nay vẫn có nhiều tranh luận, Phạm Hoa trong Hậu Hán thư và Trần Thọ trong Tam Quốc Chí đều có đề cập đến, nhưng quan điểm mỗi người một khác. Nhưng cả đời Tuân Úc chưa từng gánh vác một chức quan nào có liên quan đến nhà Ngụy, sau khi Tào Tháo chết, linh vị của những bậc công thần trong Thái miếu cũng không có cái nào của Tuân Úc, mãi đến năm 265 sau Công nguyên mới được bổ sung vào Thái miếu, nhưng năm đó vương triều Tào Ngụy cũng đã bị dòng họ Tư Mã tiếm đoạt.
(*) Nước sạch rửa đường, đất vàng lót lối: Thời xưa, mỗi khi nhà vua, quan lớn đi qua đường hoặc vào các ngày lễ lớn, quan phủ địa phương đều lệnh cho người dân phải lấy nước sạch rửa đường, lấy đất vàng trải lại đường để sửa sang, cải tạo đường sá tỏ ý tôn kính.
(*) Trương Lương là mưu sĩ, đại thần cuối thời Tần, đầu thời Hán, đã giúp Lưu Bang đánh đổ nhà Tần, chiến thắng Hạng Vũ, từ đó lập ra nhà Hán. Còn Đặng Vũ là nhà quân sự, công thần khai quốc của nhà Đông Hán, có công hoạch định sách lược, củng cố lòng tin cho Quang Vũ Đế trong buổi đầu dựng nghiệp.
Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 10 Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 10 - Vuong Hieu Loi Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 10