The longer you wait for something, the more you appreciate it when you get it, because anything worth having is definitely something worth waiting.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Vuong Hieu Loi
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Phạm Thùy Linh
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 32
Cập nhật: 2020-10-24 12:42:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chú Giải - Diễn Giải 2
(*) Ý chỉ tấu biểu ủng hộ việc lên ngôi.
(*) Là người được nhận ý chỉ của vua để thuận tiện hành sự, có thể ban phong chức tước.
(*) Chương hiển tức là biểu dương ca ngợi. Ở đây giữ nguyên âm Hán Việt vì ngay câu sau có nhắc đến tên của con trai Tào Tháo là Tào Chương, để độc giả tiện theo dõi.
(*) Tạm dịch: Nhận mệnh ở trời, lâu bền hưng thịnh.
(*) Viên đạn bắn có thể làm cho băng tan chảy.
(*) Tuổi bất hoặc: tức tuổi bốn mươi. Vốn có nguồn gốc từ Luận ngữ: “Tử viết: Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học; tam thập nhi lập; tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri thiên mệnh...” Tạm dịch: Khổng tử nói: Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học, ba mươi tuổi thì lập nên, bốn mươi tuổi thì không nghi hoặc gì, năm mươi tuổi thì biết mệnh trời...
(*) Khoảnh: đơn vị đo diện tích điền địa của Trung Quốc xưa, tương đương 100 mẫu.
(*) Vương Khuông ở đây chỉ thủ lĩnh quân khởi nghĩa Lục Lâm trong thời gian giữa Tây Hán và Đông Hán, đã có công giữ thành trong trận chiến Côn Dương, không phải là Vương Khuông đã nói đến trong những chương trước.
(*) Minh phủ: Cách gọi tôn xưng với quan Quận thú đời Hán. Lý Hiền đời Đường chú thích Hậu Hán thư - Trương Trạm truyện viết: Nơi ở của Quận thú gọi là “Phủ”. Còn “Minh” là cách nói tôn xưng.
(*) Chỉ lộc vi mã: Chỉ vào hươu nói là ngựa. Theo Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Triệu Cao định làm loạn, sợ quần thần không nghe, mới thử xem có ai dám phản đối mình không. Ông ta bèn đem dâng một con hươu lên Tần Nhị Thế và nói: “Đây là con ngựa!” Nhị Thế cười bảo: “Thừa tướng lầm ư? Lại bảo hươu là ngựa.” Bèn hỏi tả hữu, tả hữu hoặc im lặng, hoặc nói là ngựa theo ý Triệu Cao. Còn kẻ nào nói đó là hươu thì Cao ngầm mà trừ đi. Ở đây ý nói là Tào Tháo nói giả vờ để thử thăm dò.
(*) Tiệc Hồng Môn. Theo Sử ký, truyện Hạng Vũ bản kỷ, năm 206 TCN, Hạng Vũ dẫn đại quân vào ải đóng ở Hồng Môn (nay ở phía đông bắc Lâm Đồng, Thiểm Tây), chuẩn bị để diệt Lưu Bang. Nhờ thúc phụ của Hạng Vũ là Hạng Bá điều đình, Lưu Bang đích thân đến Hồng Môn bái yết Hạng Vũ. Hạng Vũ bày tiệc tiếp đãi, mưu sĩ Phạm Tăng mệnh cho Hạng Trang múa kiếm làm vui, lựa cơ giết Lưu Bang. Hạng Bá biết vậy cũng rút kiếm ra múa để bảo vệ Lưu Bang, nên Lưu Bang thoát được. Ở đây chỉ yến tiệc nhằm làm hại khách mời.
(*) Âu Dương Hấp tự Chính Tư, nhà chính trị thời Đông Hán. Thời Vương Mãng làm chức Trường Xã tể, sau theo Canh Thủy đế Lưu Huyền làm chức Nguyên Vũ lệnh, sau khi nhà Đông Hán được kiến lập, làm chức Hà Nam doãn, phong Phồn Dương hầu, sau lại đổi thăng lên làm Nhữ Nam Thái thú, niên hiệu Kiến Vũ đời Hán Quang Vũ, lên làm tướng, nhận chức đại tư đồ. Tuy rất có tiếng tăm, nhưng Âu Dương Hấp lại không biết tự trọng, ỷ vào quyền thế, tham lam vô độ. Một lần, Quang Vũ đế sai quan thanh tra điền địa của các quan lương từ hai ngàn thạch trở lên, đã tra ra trong thời gian làm Thái thú Nhữ Nam, Âu Dương Hấp đã gian dối trong việc đo đạc đất dai, tham ô hơn ngàn vạn tiền, nên bị bắt vào giam, sau phải chết trong ngục.
(*) Theo Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ, Hạng Vũ đánh nhau với quân Tần, sau khi qua sông bèn sai đập hết nồi, dìm hết thuyền biểu thị quyết tâm phải chiến thắng, chỉ tiến không lui.
(*) Hàn, Bành: tức Hoài Âm hầu Hàn Tín và Kiến Thành hầu Bành Việt, hai danh tướng theo phụng sự Hán Cao tổ, sau đều bị giết cả.
(*) Nghĩa là Hỡi ôi, đau đớn thay! Cụm từ này thường được sử dụng trong văn tế, ý ở đây ám chỉ Đào Khiêm chưa kịp thao túng Lưu Bị thì đã chết rồi.
(*) Mũ điêu thiền: tức điêu thiền quan, loại mũ bằng lông điêu - một loại cáo, có gắn trang sức hình ve sầu phía trên. Là loại mũ dùng cho quan lại, quý tộc đời xưa.
(*) Cân của Trung Quốc tương đương với 1/2 kg chuẩn. Tức là 40 cân = 20kg.
(*) Tam thiên: ba lần dời chỗ ở. Ở đây Tào Tháo nhắc đến tích Mạnh mẫu khi xưa ba lần đổi chỗ ở để dạy con phải học hành.
(*) Quá đình: Đi qua sân. Câu này Tào Tháo nhắc đến chuyện con trai Khổng Tử là Khổng Lý, khi đi qua sân gặp Khổng Tử đang đứng ở đó. Khổng Tử liền hỏi Khổng Lý về việc học Kinh thi, và bảo: “Không học Kinh thi thì lấy gì để nói.” Lại lần khác như vậy, Khổng Tử lại hỏi con về việc học Lễ, lại bảo: “Không học Lễ thì lấy gì để lập thân. Qua 2 câu thơ trên, Tào Tháo muốn nói việc mình không còn mẹ, cha để được dạy bảo.
(*) Mã thủ thị chiêm: Trong chiến trận xưa, binh sĩ nhìn đầu ngựa chủ tướng mà hoặc tiến hoặc lui, ví chỉ hành động theo người khác, lấy đó làm khuôn mẫu mà theo.
(*) Ngàn ngôi sao vây quanh một vầng trăng.
(*) Không phải những điều đạo đức, nhân nghĩa, lễ nhạc tốt đẹp thời không nói.
(*) Bán hạ và hậu phác là tên hai cây thuốc trong Đông y.
(*) Đồng Thủy: Tên sông, ở huyện Lâm Tuyền, tỉnh An Huy ngày nay.
(*) Tam lão: Tên gọi chung chức quan đảm nhiệm việc giáo hóa, chia lần lượt ba cấp là hương, huyện và quận thời xưa.
(*) Người này sau làm Trưởng sử trong mạc phủ của Tào Tháo, cùng tên với Lưu Đại là Thứ sử Duyện Châu, không phải một người.
(*) Quẻ này Tượng là một người tài đức xuất chúng, lại gặp thời đắc chí, làm việc gì cũng thuận cả, nhất là việc kiến hầu, hành sư cũng thuận lợi lắm. Kiến hầu nghĩa là phong đặt tước hầu để quản trị nhân dân trong một nước. Hành sư: đem quân đi đánh giặc.
(*) Hổ bôn là một chức thuộc cấm vệ quân, dũng sĩ bảo vệ hoàng đế thời cổ.
(*) Lục kinh: Sáu bộ sách kinh điển của Nho gia gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu.
(*) Lục thượng thư sự: Chức vị thuộc bộ Thượng thư, bắt đầu được đặt ra từ đời Chương Đế nhà Đông Hán, nhưng không phải là một chức độc lập mà cần có kèm thêm nhiều chức quan trọng yếu của triều đình.
(*) Nước Tống: Tên một nước chư hầu đời nhà Chu (không phải triều đại nhà Tống về sau), nay là một dải thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
(*) Do chiến loạn, một số quan chức hành chính được triều đình trung ương bổ nhiệm nhưng không đến nhận chức được. Cả Bành Thành tướng Lưu Ngải, Tả bằng dực Hàn Bân, Đông Lai Thái thú Dương Chúng đều thuộc các quan của triều đình không có cách nào đến nhận chức vẫn còn tồn lại. Bọn họ đều không có thực quyền.
(*) Hồng Đô Môn: Tên gọi của một trường học đặt tại Lạc Dương từ năm Quang Hòa (178 SCN) đời Linh đế nhà Đông Hán, chuyên dạy dỗ học tập thi từ ca phú thư họa, học sinh đều do các châu, quận và tam công gửi tới, sau khi học thành đều bổ cho các chức quan cao cấp hoặc trong các lĩnh vực công việc có liên quan.
(*) Tam độc tọa: Gồm Thượng thư lệnh, Tư lệ hiệu úy, Ngự sử trung thừa đều có phân quyền giám sát, khi trên triều đường, ba người ngồi riêng một chiếu, không ngồi cùng với những đại thần khác nên mới có tên gọi này.
(*) Tướng tác đại tượng: Một chức trong hàng khanh, trông coi việc xây dựng, tu tạo tôn miếu, cung thất, lăng viên, thông thường là để chắt lọc xem xét khi thăng cấp, thăng chức.
(*) Theo điển trong sách Luận ngữ của Khổng Tử, là tam thập nhi lập (30 tuổi thì lập thân), lại quá tuổi nhi lập 6 năm tức là 36 tuổi.
(*) Bạch mao: Tượng trưng cho sứ giả của thiên tử, có ý thay trời tuần giám.
(*) Kim việt: Tượng trưng cho chỉ huy tối cao trong quân sự, có toàn quyền sinh sát.
(*) Tiếm: Xưa chỉ người ở địa vị ở dưới vượt quá danh phận, bổn phận của mình, giả mạo, lạm dụng danh nghĩa hoặc lễ nghi, khí vật của người có địa vị ở trên mà làm chuyện xấu.
(*) Lục khanh: Là sáu gia tộc quyền thần giữ chức Khanh, được hưởng thế tập ở nước Tấn thời Đông Chu.
(*) Khánh Kị: Người nước Ngô thời Xuân Thu, con trai của Ngô vương Liêu. Xuất thân con nhà tướng, từ nhỏ luyện võ, dũng mãnh như hổ báo, thường săn thú lớn, sức địch muôn người, người đời vô cùng khâm phục võ công của ông. “Khổ nhục kế” trong Tam thập lục kế có nhắc tới cái chết của Khánh Kị khi bị Yêu Ly ám sát.
(*) Nữ giới: Một bộ sách được coi là một tác phẩm gây ngạc nhiên lớn, bao gồm bảy chương, mang nội dung hướng đến việc dạy dỗ, khuyên răn con gái, nữ giới về việc học, việc nhà, nên xử lý công việc quan hệ gia đình ra sao... một chủ đề bấy giờ rất hiếm khi được đề cập đến. Trong tác phẩm này, những quan điểm về việc làm vợ, làm mẹ của thời kỳ phong kiến đã được Ban Chiêu trình bày rất cụ thể và rõ nét. Có thể liệt ra đây một trong những điều nổi bật là: “Với phụ nữ, chồng còn quan trọng hơn cả trời, vậy nên cần kính yêu chăm sóc; phụ nữ không hiền hậu ắt không có chồng, phụ nữ không có chồng chính là sự trái nghịch với luân lý”. Bộ sách này của Ban Chiêu ban đầu vốn là cuốn giáo khoa riêng của gia đình để khuyên răn con gái gia tộc họ Ban, không ngờ về sau những bài viết này được truyền tay chép trong khắp kinh thành, rồi sau nữa truyền ra và nổi tiếng khắp cả nước và được lưu truyền đến tận bây giờ.
(*) Họ Lão: Nguyên văn trong bài thư viết là “Lão thị”, tức Lão Tử.
(*) Cừ Viện: Đại phu nước Việt thời Xuân Thu.
(*) Vấn đỉnh: Thời Xuân Thu chiến quốc, Sở Trang Vương bày binh ở Lạc Thủy thị uy với Chu Vương. Chu Vương cho sứ giả ra úy lạo, Sở Vương hỏi cửu đỉnh to bé nặng nhẹ. Ý ở đây là nói Sở Trang Vương có ý muốn đoạt thiên hạ nhà Chu (Xem Tả Truyện - Hoàn Công tam niên). Sau này dùng “Vấn đỉnh” để chỉ mưu đồ đoạt lấy chính quyền, ý cũng nói quyết giành phần thắng trên một phương diện nào đó.
(*) Sơ bất gián thân: Ý chỉ việc người có quan hệ sơ viễn không thể xen vào những người có quan hệ thân cận.
(*) Bài Hao Lý Hành - một trong những bài thơ nổi tiếng của Tào Tháo.
(*) Nguyên văn: Trung nhị thiên thạch, theo Nhan Sư Cổ chú Hán thư - Tuyên đế kỷ giải thích: Theo chế độ nhà Hán, phẩm trật nhị thiên thạch, một năm được lĩnh một ngàn bốn trăm bốn mươi thạch, thực tế không đủ hai ngàn thạch. Còn trật trung nhị thiên thạch, thì một năm được lĩnh hai ngàn một trăm sáu mươi thạch. Lấy tròn là hai ngàn, cho nên gọi là “trung nhị thiên thạch”.
(*) Du kỵ là chỉ kỵ binh đảm nhiệm việc tuần tra trước khi đột kích, tấn công.
(*) Các nhà trạm dành cho các quan đi qua nghỉ chân.
(*) Câu này vốn xuất xứ từ Tả truyện - Thành Công thập tam niên.
(*) Tới giờ ăn thì phải đánh chuông để gọi người về ăn và khi ăn thì phải bày vạc lớn ra mà ăn. Chỉ nhà quyền quý. Gọi tắt là “chung đỉnh” hoặc “đỉnh chung”.
(*) Quân không có vị thế bất biến, nước không có hình dáng cố định.
(*) Nhỏ qua lớn lại, tốt lành vậy, hanh thông vậy.
(*) Mũ điêu thiền: Là mũ của các vị cận thần của thiên tử như Thị trung, Hoàng môn thị lang, Thị ngự sử, trên mũ thường dùng đuôi chồn (điêu) và sức hình cánh ve (thiền, sau gọi chệch thành thuyền) để trang trí. Vương Doãn từng giữ chức Thị ngự sử nên có chiếc mũ này. Tương truyền, mỹ nhân Điêu Thuyền là thị nữ chuyên quản mũ điêu thiền trong cung.
(*) Hạ Bì thuộc tỉnh Giang Tô, thời xưa được gọi là Bì Quốc, Hạ Bì. Là đô ấp thời Thương Chu, vào thời Xuân Thu, Tống Tương Công đã cho tu tạo thành thành ấp, thời Tần được gọi là huyện Bì. Đến thời nhà Hán, Hạ Bì từng là kinh đô nước Sở, khi Hàn Tín được phong làm Sở vương đã đóng quân tại đây. Thời Đông Hán được đặt làm Hạ Bì Quốc, quản hạt 17 thành, bắc giáp tỉnh Sơn Đông, nam kéo dài đến Gia Sơn tỉnh An Huy, tây đến Đồng Sơn tỉnh Giang Tô, đông đến đất Liên Thủy.
(*) Một loại binh khí cổ.
(*) Có tâm làm điều thiện, dù thiện cũng không thưởng. Vô tâm làm điều ác, dù ác cũng không phạt.
(*) Quyền giết kẻ vi phạm quân lệnh triều đình.
(*) Loài ngựa có mồ hôi đỏ như máu.
(*) Tả truyện hay Tả thị Xuân Thu là tác phẩm sớm nhất của Trung Quốc viết về lịch sử phản ánh giai đoạn thời Xuân Thu, từ năm 722 TCN đến năm 468 TCN.
(*) Viên Diệu Khanh, tức Viên Hoán. Trong cuộc chiến loạn cuối thời nhà Hán, Viên Hoán phiêu dạt dọc vùng Giang, Hoài. Ban đầu đi theo Viên Thuật, sau dưới trướng Lã Bố. Năm Kiến An thứ ba (năm 198), Tào Tháo tiêu diệt Lã Bố, Viên Hoán lại quay sang đi theo Tào Tháo, được phong làm Nam bộ đô úy, về sau được bổ nhiệm các chức vụ như Gián nghị đại phu, Lang trung lệnh. Luôn tận tâm làm tròn chức trách, dám nói những lời ngay thẳng.
(*) Một loại binh khí cổ.
(*) Người quân tử không phải là khí cụ.
(*) Nhà tích điều thiện tất có dư niềm vui.
(*) Vì bằng hữu không tiếc mạng sống.
(*) “Phong” nghĩa là to lớn, “hi” là lợn, “tu” nghĩa là dài, “xà” là rắn. Phong hi tu xà chỉ kẻ cầm thú.
(*) Binh lính ngoài biên chế ở địa phương.
(*) Đến tuổi thành niên.
(*) Từ thiếp lên làm vợ.
(*) Tam Minh Lương Châu: Chỉ ba vị tướng nổi tiếng người Kinh Châu cuối thời Đông Hán là Hoàng Phủ Quy (tự Uy Minh), Trương Hoán (tự Nhiên Minh) và Đoàn Cảnh (tự Kỷ Minh).
(*) Yết giả bộc xạ: Yết giả là chức quan, giống như đặc phái viên của triều đình. Yết giả bộc xạ là người đứng đầu, phụ trách lễ nghi của triều đình và truyền đạt mệnh lệnh đi. Khi cần có thể đảm nhiệm việc xử lý các vụ án oan, dẹp yên đám quan phản loạn.
(*) Thời xưa, rượu chia thành năm hạng: phiếm, lễ, ang, đề, thẩm. Trong Chu quan - Lễ Chính đã ghi, theo thứ tự trên, chất rượu tinh trong dần, vị nồng dần. Rượu lễ là loại rượu ủ men ngày nay, vị ngọt như đồ uống vậy. Người xưa thường dùng rượu ủ ngon đãi khách, đem rượu lễ đãi khách sẽ bị coi là thất thố.
(*) Xa điếm: Nơi Lưu Tú uống rượu mượn cờ, tức thị trấn Xa Điếm thuộc huyện Xã Kỳ, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay.
(*) Đồ đựng rượu miệng nhỏ, thân to, có nắp đậy.
(*) Dùng binh không có quy tắc cụ thể, nước không có hình dạng cố định.
(*) Một đảo nhỏ giữa sông Trường Giang, các dòng chảy hợp lưu tạo thành, ngày nay ở Vũ Hán, Hồ Bắc vẫn còn vài vết tích.
(*) Địa danh cổ, nay thuộc đông bắc Hoắc Sơn tỉnh An Huy.
(*) Nước sông đục ngầu, một thạch nước thì có sáu đấu bùn cát.
(*) Có thể sai khiến dân làm theo điều ta muốn, không thể để dân biết điều ta muốn.
(*) Thời Tần Nhị Thế, Thừa tướng Triệu Cao muốn tiếm quyền, nhưng sợ các đại thần khác không ủng hộ bèn dâng biếu Tần Nhị Thế một con hươu và nói: “Đây là con ngựa”. Nhị Thế cười: “Thừa tướng lầm rồi, sao lại bảo hươu là ngựa”. Triệu Cao lại hỏi các quan đại thần thì người bảo là hươu người bảo là ngựa. Sau đó Triệu Cao âm thầm giết chết những người nói là hươu.
(*) Quốc gia hưng phế là bởi việc chính sự. Chính sự được mất là do người phò trợ. Kẻ trị quốc phải coi người phò trợ làm gốc, phải biết trọng dụng hiền tài, bởi hiền tài chính là cánh tay phải đắc lực.
(*) Ý nói ngựa thả về núi Nam Hoa Sơn, không dùng để ra trận nữa.
(*) Nước nhỏ thuộc phía bắc bán đảo Triều Tiên và phía đông bắc Trung Quốc xưa.
(*) Nước nhỏ thời xưa của người Triều Tiên.
(*) Làm quan làm chức Chấp kim ngô, lấy vợ phải lấy được người như Âm Lệ Hoa (hoàng hậu thứ hai của Lưu Tú, tính nết nhu mì, hiền thảo).
(*) Khi đất nước chiến tranh thì làm gia binh, hòa bình làm tá điền.
(*) Trong vạn điều ác thì dâm đứng đầu, xét hành vi chứ không xét nhân tâm; trong trăm việc thiện thì hiếu đứng đầu, xét nhân tâm chứ không xét hành vi.
(*) Xưa bóp trán biểu thị sự may mắn.
(*) Một chức quan lớn.
(*) Dũng sĩ nổi tiếng thời Đông Chu liệt quốc.
(*) Kẻ dốt đặc cán mai bị gọi là bạch địa (đất bạc màu).
(*) Đừng trông chờ kẻ địch sẽ không tới, mà lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Đừng trông mong kẻ địch không tấn công, mà phải có kế sách vẹn toàn khiến kẻ địch không thể tấn công.
(*) Tu thành trì, thủ khí cụ, đủ củi ngô, lại được chư hầu bốn phía ứng cứu, nơi đó có thể giữ.
(*) Ý Thư Thụ nói rằng có lẽ lần này một đi không trở về.
(*) Loài thú thần trong truyền thuyết.
(*) Loại đao có hai lưỡi và ba đầu nhọn hoắt.
(*) Với ba quân, có thể làm tiêu tan nhuệ khí, với tướng lĩnh, có thể làm dao động quyết tâm.
(*) Người giỏi cầm quân, trước tiên không để bị thất bại, sau đó tìm cơ hội đánh bại quân địch. Không thể thắng là do mình, có thể thắng là do địch. Thế nên người giỏi cầm quân có thể làm cho quân địch không thể thắng được mình, nhưng chưa chắc có thể đánh thắng được quân địch. Cho nên nói: Có thể đoán trước được chiến thắng nhưng chưa chắc đã giành được chiến thắng.
(*) Có thể đoán trước được chiến thắng nhưng chưa chắc đã giành được chiến thắng.
(*) Cuối thời Đông Hán, thủ lĩnh Đạo giáo Trương Lỗ chiếm cứ Hán Trung, dùng tôn giáo để cai quản bách tính, do vậy, người theo đạo phải nộp năm đấu gạo, nên được gọi là Ngũ đấu mễ đạo, triều đình thì gọi là “giặc gạo”.
(*) Đánh trận cốt phải giành thắng lợi, đánh lâu sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu của binh sĩ.
(*) Nếu đông hơn địch mười lần thì nên vây địch, hơn năm lần thì tấn công, hơn hai lần thì hãy nên chia ra mà đánh.
(*) Chỉ sự bận bịu của sáu nước thời Chiến quốc chẳng qua là để chuẩn bị cho việc nhà Tần lật đổ nhà Chu. Ý Thư Thụ nói rằng, sự hỗn loạn của chư hầu khắp nơi hiện nay chính là để phục vụ cho sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tào Tháo.
(*) Nồi đáy bằng có tai.
(*) Cái siêu có quai.
(*) Giỏi thi kinh thì là nho sinh, tinh thông chuyện cổ kim là người thông thái, giỏi diễn giải, tấu ký là đám văn nhân, có thể kết hợp văn chương một cách tinh tế đều là những bậc học giả uyên thâm.
(*) Không quân nhu sẽ chết, không lương thực sẽ chết, không tích lũy sẽ chết.
(*) Không có đủ ba điều này, bị diệt vong là điều tất yếu.
(*) Xe bắn đá.
(*) Chỉ kẻ ngồi địa vị cao, hưởng bổng lộc nhiều mà tầm nhìn nông cạn.
(*) Dùng binh không câu nệ dối trá, lừa lọc.
(*) Quân tử tác chiến tuy có trận pháp, nhưng lòng dũng cảm mới là gốc rễ.
(*) Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục.
(*) Đá tảng rơi xuống, ầm ầm ào ào, tựa như tiếng sấm.
(*) Sáng sớm khí thế mạnh, giữa trưa thì lười biếng, tối đến thì rệu rã.
(*) Phụng uy linh nhà Hán, dẹp yên vũ trụ.
(*) Nay là khu vực tây nam huyện Lâm Chương, Hà Bắc, Trung Quốc, gồm Nghiệp Trấn và thôn Tam Thai kéo dài sang phía đông.
(*) Sáng sớm khí thế mạnh, giữa trưa thì lười biếng, đêm tối thì rệu rã.
(*) Nhanh như gió, chậm như rừng, xâm lược như lửa, bất động như núi.
(*) Đông tào; cơ quan chủ quản việc bổ nhiệm, bãi miễn hay điều động các quan lại thời Hán.
(*) Bất hoặc: 40 tuổi.
(*) Nhược quán: 20 tuổi.
(*) Không có chức tước gì.
(*) Lưu Lương, tự Mạn Sơn, nhà tản văn thời Đông Hán. Tác phẩm Biện hòa đồng chi luận đề xướng: “Được nhờ hòa mà có; mất do đồng mà nên”, là tác phẩm tản văn nổi tiếng cuối thời Đông Hán.
(*) Ý nói người đi qua ruộng dưa, đứng dưới gốc mận, tuy không ăn trộm quả nhưng không khỏi khiến người khác nghi ngờ. Câu thành ngữ “Sửa dép ruộng dưa” (qua ruộng dưa cúi xuống sửa dép) cũng có ý tương tự.
(*) Thời Lỗ Chiêu Công, đại phu Quý Bình Tử và Hậu Chiêu Bá vì tệ chọi gà mà sinh hiềm khích. Hậu Chiêu Bá dẫn quân vây nhà Quý thị. Thúc Tôn thị, Mạnh Tôn thị cùng làm thượng khanh với Quý thị bèn đến cứu viện, tru diệt Hậu Chiêu Bá. Sau đó ba nhà Quý thị, Thúc Tôn thị, Mạnh Tôn thị liền nắm giữ quyền lực của nước Lỗ càng ngày càng kịch liệt. Sử sách gọi là “Sự biến chọi gà”.
(*) Tam ty: cũng như Tam công, tức ba ngôi: Thái úy, Tư đồ, Tư không.
(*) Hai ông Trương đất Giang Đông.
(*) Giang Biểu: khu vực phía nam sông Trường Giang, Trung Quốc.
(*) Hạng Lương là thúc phụ của Hạng Vũ, bị tướng Tần là Chương Hàm giết chết. Sau Chương Hàm nhân bị Triệu Cao đố kỵ lại dẫn quân đầu hàng Hạng Vũ, Hạng Vũ bèn bẻ mũi tên thề không làm hại ông ta, ngược lại còn phong làm Ung Vương.
(*) Lưu Diễn là huynh trưởng của Lưu Tú, vì Chu Vĩ dâng lời sàm tấu nên bị Canh Thủy Đế Lưu Huyền ghép tội mưu phản mà xử tội chết. Sau đó Lưu Tú tây chinh, Chu Vĩ đem thành Lạc Dương quy hàng, Lưu Tú bèn chỉ sông mà thề không làm hại, ngược lại còn phong Chu Vĩ làm chức Thiếu phủ - một trong hàng cửu khanh, khiến ông ta được phú quý đến cuối đời. Hai tích trên đây đều là điển hình cho việc đế vương chỉ để tâm đến công lao toàn cục mà không tính đến thù riêng.
(*) Thời phong kiến, con vợ lẽ vẫn phải nhận vợ cả là mẫu thân, còn mẹ đẻ đối với bên ngoài vẫn không được gọi là mẫu thân.
(*) Ngựa vía phá xe, vợ dữ phá gia.
(*) Thất xuất: còn gọi là “thất khứ”, xuất xứ từ Lễ Ký, là bảy điều kiện cho phép đàn ông được bỏ vợ thời xưa. Bảy điều đó là: Không hiếu thuận với cha mẹ chồng, không có con trai, dâm loạn, ghen tuông, mắc phải bệnh ác, lắm lời nhiều chuyện, trộm cắp tài vật nhà chồng.
(*) Tên tự của Tào chân.
(*) Mệnh lệnh do thiên tử ban ra thì gọi là sắc, do vương hầu ban ra chỉ gọi là giáo.
(*) Cao hoang: người xưa gọi phần màng mỡ đầu tim là “cao”, bộ phận giữa cơ hoành và tim gọi là “hoang”.
(*) Lâu xa: một loại máy gieo hạt thời xưa.
(*) Đời Hán coi nghề y là việc của người hạ đẳng, quy vào với vu sư thuật sĩ, cùng hàng với thợ thuyền, buôn bán, không thể nhập sĩ làm quan. Trước Hoa Đà, Trương Cơ, thời Đông Hán cũng có danh y Phí Trường Phòng làm thuốc cứu đời, cũng là người vừa trị bệnh vừa bắt quỷ, chưa hình thành một hệ thống nghề nghiệp độc lập.
Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 10 Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 10 - Vuong Hieu Loi Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện - Quyển 10