The art of reading is in great part that of acquiring a better understanding of life from one's encounter with it in a book.

André Maurois

 
 
 
 
 
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1719 / 38
Cập nhật: 2015-09-30 23:32:43 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hộp Răng Của Người Kỹ-Nữ Huế
ái quán cất dựa tường của một lò đúc. Một mái nhà bằng đưng che đậy một khoảng lề rộng cỡ ba thước và sâu hai thước.
Thế mà trong ấy đã sống từ bảy năm nay ông Cả Dần, bà cả, người con trai của ông, một người dâu, và đâu đến nửa tá cháu nội.
Vậy mà còn phải tiếp khách hàng nữa, mới tài chớ.
Tôi uống chẫm rãi tách cà-phê của ông cả, tấm tắc khen thầm tài thu xếp của ông, người đồng hương với tôi.
Chợt có một gia đình kéo nhau đi qua, dài lê thê như một đêm cằn rằn của một bà vợ ghen xong một trận ban ngày.
Gia đình nầy đông hơn gia đình ông cả, vì có hai đứa bé còn ẵm nách. Không cần là thánh cũng biết họ ở nhà quê mới lên.
Ông cụ ngó từng căn phố đối diện với ông cả, đoạn day lại nhìn chúng tôi, do dự giây lâu, rồi gãi tay hỏi:
- Ông có biết nhà thầy bảy không ông?
- Thầy bảy nào? ông cả hỏi lại.
- Tên gì không biết. Tôi cũng quên số nhà, chỉ nhớ đường nầy thôi.
- Thì có trời mà biết. Ở đất Sài-gòn nầy có phải như ở dưới mình đâu. Ông ở tỉnh nào lên đây?
- Tôi ở Tân-An, miệt Kỳ-Son.
- Thôi thì ngồi đây uống tách cà-phê rồi đi kiếm, chớ tôi thật không giúp ông bạn già được gì hết.
Ông cụ xề lại ngồi trên con ngựa gỗ gần tôi, trong khi con cháu ông ngồi trên lề cỏ.
- Lên hao giờ vậy? ông cả hỏi.
- Hồi sớm tới giờ.
- Tản cư hả?
- Ừ.
- Trễ dữ hôn. Thầy bảy đó bà con làm sao với ông?
Ông cụ lại gải đầu.
- Không có bà con. Nguyên năm đó thầy tản cư xuống làng tôi, ở đậu nhà tôi. Tôi giúp thầy rất nhiều, nên thầy thương tôi lắm. Được đâu sáu tháng, thầy có dịp trở về Sài-gòn. Khi ra đi thầy căn dặn tôi thế nào cũng lên chơi. Thầy có chỉ nhà kỹ lưỡng mà tôi quên! À đây...
có cái nầy.
Ông cụ bước ra lề moi trong giỏ kiếm gì không biết, giây lâu ông ta trở lại, trên tay cầm một
vật màu rượu chát đỏ.
Chúng tôi xem kỹ thì đó là một cái hộp cây, quà làm dấu tích.
Nhìn cái hộp xoàng mà ông bạn già mang từ dưới tỉnh lên, ông cả cười ha hả, hỏi bằng một giọng hài hước:
- Rồi ông có cho lại thầy ta món gì để làm kỷ niệm không?
Thật thà, ông cụ đáp:
- Có, tôi có cho thầy một cây gậy bằng gốc tre già, quí lắm, cũ đã ba đời rồi.
Ông cả lại cười ha hả:
- Thôi, nó giống như chuyện bẻ răng của ông nội tôi rồi. Bà cả, con dâu ông cười rộ lên.
Ông lão nhà quê không khó chịu trước thái độ đó. Ông cũng không thèm hiểu chuyện ông nội của ông cả bẻ răng như thế nào.
Trong khi ông cả bận pha cà-phê, thì ông lão ngồi buồn rũ ra. Một lát ông đứng dậy, xá nội nhà.
- Thôi, tôi kiếu nhé.
Chúng tôi ái ngại nhìn theo gia đình tội nghiệp ấy, băn khoăn không biết đêm nay họ sẽ ẩn náu nơi đâu.
Nấn ná đợi cho người khách cuối cùng đạp xe máy đi, tôi hỏi ông cả:
- Cái chuyện bẻ răng ra làm sao, thưa bác, và nó dính dáng thế nào đến vụ biếu cây gậy của ông lão hồi nãy.
Lận những chiếc vợt, trút bã cà-phê xuống cỏ, ông cả lại cười ha hả, thịt bụng của ông nhảy lên nhảy xuống ăn nhịp theo cơn cười tưởng không bao giờ dứt.
- Đây là một câu chuyện ông nội tôi thuật cho tôi nghe hồi tôi còn nhỏ. Ông thích chuyện nầy lắm, và thuật cho cả làng nghe ít lắm là một trăm lần. Tôi lạ là thầy không biết chuyện đó.
Ông nội tôi khi xưa là một nhà nho lỡ vận.
Ông có ra Huế thi Hương, thi Hội gì đó cũng không biết. Mà thi rớt nên về nhà dạy học và làm thầy thuốc.
Ông cố tôi là một địa chủ lớn, nên chi thuở ấy ông nội tôi đi thi bảnh lắm chớ không phải cực khỏ như những học trò khác.
Người ra đến Huế trước ngày thi đến những ba tháng.
Thôi thì cao lâu tửu quán, con hát, cô đào, danh lam, thắng cảnh, thưởng nguyệt, du thuyền, thú gì cũng nếm qua.
Trong ba tháng ấy, người bắt tình với một con hát nổi danh ở đó và quên cả ngày thi, đường về. Một ghe bầu tiền chở theo, mới qua tháng thứ nhì mà đã vơi đi hết quá ba phần tư.
Người con hát cứ băn khoăn lo ông nội tôi thi đậu rồi thì một là được phong phò mã, hai là cấp tốc về quê rồi bỏ cô ta lại chăng.
Nên hai người thề thốt với nhau dữ lắm, lại chọn những của quí nhứt của họ mà tặng nhau.
Người con hát tặng ông nội tôi một cái nón cụ quai đồi mồi. Ông nội tôi tặng gì cô ta cũng chẳng ưng, bảo là chưa đủ quý. Cả chiếc vòng cẩm thạch, của gia bảo nhà tôi, ông nội tôi mang theo trong mình để trừ tà, cô ta cũng chưa cho là quý.
Ông nội tôi phải theo hỏi đon hỏi ren hỏi mãi, cô ta mới chịu nói thật là chỉ có cái răng của ông nội tôi mới là bằng cớ chắc chắn nhứt của tình yêu của ông.
Ngỡ là gì chớ còn một cái răng thì cũng dễ. Ráng chịu đau là được, lại khỏi tốn tiền.
Ông nội tôi rất thích cái ý muốn kỳ dị của người con hát, và lòng càng mến yêu người nầy hơn.
Nửa tháng sau, ông nội tôi vào trường thi. Và thi hỏng.
Là con nhà giàu, ông nội tôi cũng không khổ lắm vì sự thất bại nầy.
Trước khi rời lều chõng về quê, người ghé qua cô tình nhơn, để coi người nầy tính sao khi mà cô ta không còn hy vọng làm quan tắt nữa.
Kết quả cuộc thi không lạ gì đối vói người đào hát, là những người gần gũi nhứt với đám cử tử.
Nên cô tình nhơn của ông nội tôi đả hay sự thất bại của người, và làm lơ, cho đứa tớ gái ra nói không quen biết với kẻ nào tên đó hết.
Tức quá, ông nội tôi nhắn lời đòi cái răng lại.
Một lát sau, đứa tớ gái bưng ra một cái tráp sơn son thếp vàng rất đẹp và nói:
- Thưa ngài, cô nương tôi bảo ngài cứ lựa, răng nào phải của ngài thời lấy.
Điếng người, ông nội tôi dỡ tráp ra thì ôi thôi, răng là răng.
Thì ra cô đào hát ấy bẻ răng của hàng trăm người để giữ làm kỷ niệm, chớ không riêng gì của ông nội tôi.
Tâm Trạng Hồng Tâm Trạng Hồng - Bình Nguyên Lộc Tâm Trạng Hồng