You practice mindfulness, on the one hand, to be calm and peaceful. On the other hand, as you practice mindfulness and live a life of peace, you inspire hope for a future of peace.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1719 / 38
Cập nhật: 2015-09-30 23:32:43 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chi Bếp Trả Thù
à chủ vựa cá xuống tới bếp là chi Tư vội khoe:
- Bà coi tôi nấu cơm vừa khít, không dư một hột. Chị vừa nói vừa nghiêng chiếc son nhôm cho chủ nhà thấy rõ. Chiếc son được vét ráo nạo, cỡ không rửa căng chẳng chiết son đã dơ.
Nhưng là chủ vựa cá lại nói, giọng không bằng lòng:
- Mầy nấu cơm như vậy không được, rủi bữa nào ngon miệng, hoặc có khách là thiếu ngay. Phải nấu dư cho tao đi. Mầy nấu mấy lon?
- Dạ ba lon.
- Phải nấu bốn lon rưỡi mới được.
Chị Tư thất vọng lắm. Sự nấu cơm vừa khít là cố gắng của chị để chủ vừa lòng. Chị làm qua đã nhiều nơi và rút nhiều kinh nghiệm nên biết chắc rằng ở chỗ củi quế gạo châu nầy, người chủ nhà nào cũng không thích thấy cơm dư.
Thất vọng, nhưng chị tự an ủi.
- Bà chủ nầy xem chừng rộng rãi lắm, chắc ta sẽ được đối đãi tử tế.
Chiều hôm ấy, chị nấu bốn lon rưỡi theo lời bà chủ dặn. Bà chủ nhà nầy thật cẩn thận, sau bữa ăn bà xem lại coi có cơm dư chăng. Thấy cơm còn trong nồi nhiều bà tỏ vẻ hài lòng.
Nhưng sáng ra, trước khi chị bếp mang thùng rác ra lề đường, bà xét thùng rác cẩn thận, không biết để tìm gì.
Trưa lại, bà nhắc chị Tư ăn cơm nguội hôm qua kẻo bỏ mang tội với trời.
Bà kể cho chị nghe câu chuyện cổ tích rất buồn ngủ, trong đó đại ý nói hột gạo là của báu, trời cho loài người.
Bà lại kể một câu chuyện âm phủ trừng phạt kẻ nào bỏ cơm, mỗi một hột cơm bỏ là phải ăn một con dòi.
Chị Tư không ngán trời phạt, cũng chẳng ghê ăn dòi.
Chị cũng không đợi bà chủ vựa cá căn dặn và thấy việc ăn cơm nguội là phận sự của chị, không lẽ lại bới lên cho bà chủ, ông chủ và các cậu các cô ăn. Mà đổ đi thì đó là điều chị làm không được, chị quen tánh tiếc cơm tiếc gạo từ thuở nhỏ rồi.
Chị Tư ăn cơm nguội ba ngày liền thì thấy chán phèo.
T';rong ba ngày đó, người nhà bà chủ vựa cá có ngon miệng trong hai bữa ăn thật, nhưng không thắm vào đâu với số cơm dư. Vả lại những bữa mà các cậu các cô no vì quà bánh thì cơm cỡ như nấu theo thường cũng đã phải dư rồi, huống hồ gì nấu lối trừ hao.
Thừa dịp bà chủ xuống bếp, chị Tư đưa cho bà xem ba thố cơm dư.
- Có nên nấu bớt lại không bà? Chị hỏi.
- Cứ nấu dư đi cho tôi, nhà hay có khách bất tử lắm.
Những người khách ăn cơm bất tử ấy không bao giờ có cả, và sau hai tuần lễ, chị Tư bắt đầu nuốt cơm nguội không muốn vô nữa.
Hôm ấy, mâm cơm đã dọn lên xong, đồ ăn đã đầy đủ cả mà bà chủ vựa cá còn nghe chị bếp chiên xào cái gì dưới ấy.
Tiếng mỡ cháy xèo xèo trong chảo, mùi tỏi thơm phức bay lên, khiến bà chủ vựa ngạc nhiên.
- Mầy còn chiên cái gì đó Tư? Bà hỏi vói xuống.
- Dạ ơ... chiên...
Chị Tư cố ý nói nhỏ để cho tiếng mỡ át lời của chị đi.
Quả thật, bà chủ không nghe gì cả. Vì không nghe rõ lời đáp nên bà tức mình, bỏ đũa đi xuống bếp để xem tận mắt.
- À, cái con nầy phí của, bà hét lên khi thấy rõ sự tình. Mầy làm ăn như vầy thì của đâu mà tao chịu nổi. Hèn chi cứ đòi tiền mua mỡ hoài. Tao nói không lẽ mầy lại uống mỡ hay sao, nên không rầy la gì, bữa nay tao mới mở mắt ra. Thôi thiệt là hết nói rồi!
- Thưa bà, chị Tư nói, tôi mới chiên cơm lần thứ nhứt đây. Ăn cơm nguội lâu ngày quá, tôi ăn không nổi nữa.
- Lần thứ nhứt, hừ lần thứ nhứt! Ai làm sao biết mầy chiên lần thứ nhứt hay thứ nhì. Mầy đừng có nói đỏng. Tao thấy họ còn không có cơm nguội mà ăn nữa là khác đa.
Nói xong, bà quày quã đi lên.
Hôm ấy chị bếp đi chợ về, vô nhà nhẹ nhàng quá, không ai hay cả.
Bà chủ đang cãi lộn với ông chủ. Chị Tư không cố ý nghe, nhưng vẫn nghe, và chị kinh ngạc hết sức.
Bà chủ nói:
- Ông biết gì về chuyện nhà bếp mà xía vô. Nè, tôi nói ông rõ. Cơm nguội ăn không ngon thì nó ăn ít, ông hiểu ra chưa? Như vậy mình đỡ tốn gạo.
Trời ơi, té ra bả bắt nấu cơm nhiều để chị phải ăn ít đi! Có ai mà tham và thâm hiểm đến như thế không?
Thôi, thế nầy thì phải thôi việc, chớ bị cố ý cho ăn cơm nguội suốt đời chịu sao thấu.
Chị Tư làm trong nhà nầy đã ba tuần lễ rồi. Chị định ráng thêm mươi ngày nữa, lãnh đủ một tháng tiền lương rồi sẽ thôi.
Từ đây đến đó, chị phải ăn hai mươi bữa cơm nguội nữa. Trời ơi! nghĩ đến đó mà phát ngán. Cơm nguội một bữa thì nuốt còn dễ trôi, chớ cơm cách đêm, có khi một ngày một đêm thì nó lạnh như đồng. Mà cơm dư thì cứ dồn nhau như những đợt sóng, lớp nầy tiếp lớp khác, ăn xong khi sáng là chiều thấy cái thố lại đầy.
Bà chủ vựa cá, sắm son nồi sao mà vừa khít rịt, không có dư một chiếc để chị dùng nó mà hông cơm nguội lại cho nó ấm ấm để ăn.
Có một lần, chị đổ vào nồi cơm đang rút cạn nước, độ ba chén cơm nguội cốt để hấp. Nhưng chừng bới riêng ra thì bới sót, không tài nào phân hai thứ riêng biệt hẳn được.
Ăn cơm biết có xen lẫn cơm hấp, bà chủ lại hét lên:
- A, bây giờ nó chê cơm nguội, bắt tôi phải ăn đây, trời ơi là trời!
Chị Tư không căm tức bao nhiêu vì trong đời đi ở của chị, chị đã thấy nhiều người chủ tàn nhẫn hơn nhiều lắm!
Nhưng chị không dửng dưng được và nghĩ kế phá bà chủ một chuyến chơi.
Chị suy tính vài đêm là tìm ra được ba mưu mẹo rất sâu độc. Nhưng chị phải bỏ đi cả, không dám dùng vì mưu ấy ác hiểm qná, và gây hại to cho bà chủ thì phản động lực của bà sẽ ghê hồn lắm.
Rốt cuộc chị nghĩ được một trò phá quấy hiền hiền và cho là rất đắc sách.
Sáng hôm đó, chị Tư báo cho bà chủ vựa cá hay rằng gạo đã hết sạch.
Lại một trận bà mắng nữa, mà lần nầy mắng phải lẽ nên chị không buồn. Bà chủ căn dặn hễ gạo gần hết thì phải báo trước vài hôm đặng bà vô Chợ-lớn mà chở gạo bao về cho nó nới một chút.
Chuyện đã lỡ như thế rồi, không lẽ ăn thịt chị Tư nên bà chủ nhẫn nại hiểu chị đón gạo gánh đi rong mà mua.
Vài giờ sau, chị Tư kêu vào nhà một chị bán gạo. Trả giá xong xuôi trước mặt bà chủ, biểu chị bán gạo đong hai mươi lít, số gạo ăn trót tuần, đợi bà chủ có rảnh, đi kéo gạo bao.
Đến giờ nấu cơm, bà chủ bỗng nhớ sực lại điều gì hỏi:
- À, tao quên coi coi gạo mới hay gạo cũ. Vậy chớ gạo gì đó Tư?
- Dạ, chị ấy nói gạo mới.
- Sao lại chị ấy nói, mình phải coi lấy chớ.
- Dạ, bị tôi không biết coi.
- Hại không! Thôi, nếu gạo mới thì nấu tám lon. Gạo mới nó không nở, nấu sáu lon rưỡi chỉ bằng bốn lon rưỡi kia thôi. Mà mình thêm một lon rưỡi nữa, đặng cho dư hờ có khách bất tử.
Lại cái luận điệu có khách bất tử nữa!
Chi Tư cười ngỏn ngoẻn riêng một mình, lấy cái son lớn nhứt, đi vo tám lon gạo.
Lần nấu cơm hôm ấy, chị để sôi rất nhiều dạo, vì chị biết rằng sôi nhiều bận chừng nào thì gạo nở nhiều chừng nấy.
Đến bữa ăn, bà chủ và cơm đầu, nhai vài cái rồi nói:
- Mẽ, gạo cũ đây mà, chớ gạo mới cái cóc khô gì. Trời ơi, Tư ơi, mầy nấu tám lon hả?
- Dạ, bà dặn tám lon.
- Thôi, chết rồi, gạo cũ nở tét bét thì mười mầy ăn cơm nguội cũng không hết. Thế nầy thì cả nhà phải phụ mà ăn với mầy, chớ không thì phải bỏ cơm thiu. Thôi chiều nay đừng nấu cơm.
Chị Tư day vô vách màcười.
Tâm Trạng Hồng Tâm Trạng Hồng - Bình Nguyên Lộc Tâm Trạng Hồng