When you look at the sun during your walking meditation, the mindfulness of the body helps you to see that the sun is in you; without the sun there is no life at all and suddenly you get in touch with the sun in a different way.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1175 / 26
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Thề Sao Thì Lại Cứ Sao…
hững nhân vật phụ trong Kiều cũng thề nguyền vung tán tàn. Cả ba anh Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh đều sẵn sàng thề nguyền và thề thật nặng. Đây là lời Mã Giám Sinh thề với ông bà Vương Viên Ngoại: “Nếu Mã Quy đem lòng phụ bạc lệnh ái thì thân này sẽ bị đao kiếm băm vằm ra muôn mảnh…”
Đây là lời thề của Sở Khanh: “Nếu ta phụ bạc nàng hay để cho nàng bị khổ nhục thì thân ta sẽ bị muôn ngàn sâu bọ đục khoét tơi bời…”
Và đây là lời thề của Bạc Hạnh: “Nếu tôi phụ bạc Vương Thúy Kiều tôi sẽ chết dưới một ngàn mũi đao…”
Tố Như chỉ tả sơ sơ cuộc ân đền, oán trả của Vương phu nhân chánh án tự phong:
Lệnh quân truyền xuống nội đao
Thề sao thì lại cứ sao gia hình.
Máu rơi, thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời.
Mơ hồ thôi. Nhưng nếu đọc tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử, ta thấy cuộc trả thù cực kỳ rùng rợn. Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều đối chiếu, bản dịch tiếng Việt của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, sách do nhà Văn Hóa - phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa Việt Nam Cộng Hòa xuất bản năm 1971:
Một hôm Thúy Kiều kể những chuyện ân oán đến với nàng ở thành Lâm tri, Từ Minh Công nói:
- Ta sẽ cho năm vạn tinh binh đến quét sạch cái thành đó để trả thù cho phu nhân.
Thúy Kiều vội thưa:
- Chỉ có mấy tên Mã Bất Tiến, Tú Bà, Sở Khanh có tội mà thôi. Xin Đại vương ra lệnh cho tướng sĩ nhất thiết không được làm hại ai khác.
Từ Minh Sơn sai kiện tướng Sử Chiêu lãnh việc tế tác, mang một tiểu đội biệt kích giả làm thường dân vào thành Lâm Tri do thám. Đội biệt kích này phục sẵn quanh nhà Tú Bà, chở đại binh đến là ập vào bắt sống bọn tội phạm đem về xử. Sai Đại tướng Hạ Báo lãnh một đạo quân đến huyện Vô Tích bắt Hoạn Thư và bà mẹ là Kế Thị, bắt bọn gia nhân Hoạn Ưng, Hoạn Khuyển và hai tên Bạc Hạnh, Bạc Bà, vãi Giác Duyên ở Chiêu Ẩm am, bà quản gia nhà họ Hoạn thương xót Hoa Nô lén cho bông băng, cho thuốc, được lệnh quân mời đến như thượng khách.
Ngày tổng khởi binh tiến đánh Lâm tri, Từ Hải dành cho Thúy Kiều chủ tọa việc trọng đại là thệ sư. Truyện tả:
“Vương phu nhân đứng trên đàn rót rượu thệ sư, tướng sĩ nhất tề quì gối. Phu nhân khấn:
- Trời thẳm, đất dày xét cho lòng tôi. Núi cao, sông dài xin biết dạ này. Tôi là Vương Thúy Kiều, không may cha bị vu oan, phải bán mình chuộc tội, gặp phải bọn Mã Bất Tiến, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thị, Kế Thị, Bạc Hạnh, Bạc Bà bày mưu hãm hại. Nay nhờ uy linh Từ công, cất quân báo thù. Trước xin cáo với trời, đất, thần minh; sau xin xuất phát. Toàn thể ba quân chớ ngại cần lao, hãy vì ta mà phấn khích…
Hồi trống hiệu nổi lên, đội binh sĩ cầm cờ màu làm hô lớn:
- Giải bọn phạm nhân Vô Tích vào tòa.
Hạ Báo dẫn Hoạn Thư, Kế Thị, Khuyển, Ưng, Bạc Bà, Bạc Hạnh vào quì dưới sân.
Vương phu nhân chánh án tuyên bố tội trạng:
- Mụ Bạc đẩy người vào cạm bẫy, tên Bạc Hạnh bán người lương thiện vào nhà bất lương. Chặt đầu mụ Bạc nêu lên ngọn cây, tên Bạc Hạnh sẽ chịu tội theo đúng lời thề của mi. Mi sẽ bị đao kiếm băm vằm nát thân thể, lấy thịt đem cho ngựa ăn.
Đao phủ dạ ran, lập tức lôi Bạc Bà ra chặt đầu. Bạc Hạnh bị bó chiếu tròn như bó củi, ngoài quấn dây thừng thật chặt. Đao phủ dùng cưa cưa Bạc Hạnh từ chân lên đầu thành hơn một trăm đoạn. Xong, đem thịt Bạc Hạnh trộn với cỏ cho ngựa ăn.
Kế đó gọi đến phạm nhân Hoạn Thư.
Hoạn Thư gục đầu trên sân lạy van:
- Xin phu nhân tha mạng cho con đàn bà hèn hạ này…
Vương phu nhân nói:
- Hoạn tiểu thư… Ta cũng phải nhận chị là người nhiều mưu chước và có gan chịu đựng. Nhưng ở đời người ta đối xử với nhau còn có chút tình. Nay chị gặp lại ta nhất định không thể sống được.
Hoạn Thư khấu đầu lia lịa:
- Tội của tiện thiếp thật đáng muôn chết. Chỉ xin phu nhân nhớ lại giùm. Khi phu nhân viết tờ cung trạng tiện thiếp cũng động lòng thương xót, tiện thiếp đã để phu nhân ra viết kinh, niệm Phật ở Quan Âm Các. Rồi khi phu nhân bỏ đi, tiện thiếp không cho đuổi theo. Qua những việc làm ấy, chắc phu nhân cũng thấy trong lòng tiện thiếp vẫn kính yêu phu nhân chỉ vì chuyện chẳng đặng đừng xui tiện thiếp gây nên tội lỗi.
Vương phu nhân suy nghĩ rồi phán:
- Ta chỉ muốn lột da chị, ăn thịt chị để tiêu mối hận của ta. Nhưng chị nói cũng đúng. Nay ta tha chết cho chị vì khi ta đi chị đã không đuổi theo. Nhưng còn tội sống thì chị phải chịu.
Phu nhân lại nói:
- Những tên nào sang Lâm Tri bắt cóc ta? Khai thực đi. Những tên đó sẽ gành bớt một phần tội lỗi cho chị.
Hoạn Thư cúi đầu thưa:
- Tiện thiếp sai hai gia nhân Hoạn Khuyển, Hoạn Ưng sang Lâm Tri. Nhưng chúng chỉ là bọn thi hành mưu kế. Người chủ mưu là tiện thiếp. Chúng chỉ làm theo lệnh tiện thiếp. Nếu bắt chúng gánh tội thay thì tiện thiếp không nỡ.
Phu nhân khen:
- Khá lắm. Đến lúc này chị còn dám nhận hết cứu oán vào một mình chị ư?
Phu nhân truyền đao phủ đem hai tên Ưng, Khuyển ra chém đầu để cảnh cáo bọn hào nô, làm tiền án răn đe không cho bọn nô bộc hung hãn cậy thế nhà chủ, theo lệnh chủ, làm hại người khác.
Phu nhân truyền đánh Kế Thị - tức Hoạn bà, mẹ Hoạn Thư, vợ cố Tể tướng - ba mươi roi. Hoạn bà bị nọc cổ ra bắt nằm sấp. Hoạn Thư ôm chầm lấy mẹ xin chịu đòn thay. Mụ quản gia, người có ơn nghĩa với phu nhân năm xưa khi phu nhân là Hoạn nô, cũng quì xuống xin:
- Kính thưa lệnh bà, tội của bà chủ tôi thật không thể tha thứ. Tôi là tôi tớ của chủ tôi, xin được chết thay cho chủ.
Phu nhân phán:
- Vì bà quản gia, ta tha cho mụ Hoạn. Bà lãnh mụ đi khuất mắt ta.
Mụ quản gia tạ ơn, rồi vựa Hoạn bà ra ngoài tòa. Hoạn bà tuổi đã ngoài sáu bó, lại là một vị nhất phẩm phu nhân, cả đời không bao giờ bị cực khổ đến thân, nay bị bắt từ huyện Vô Tích giải đến Lâm Tri, chịu bao nhiêu khổ sở, lại thấy cảnh chém đầu, cưa thân người quá đỗi ghê gớm nên tuy được tha vẫn đứng tim chết ngay. Mụ quản gia đành ngồi canh thi thể bà chủ.
Phu nhân truyền lệnh cho bọn cung nữ trị tội Hoạn Thư bằng cách lột trần, treo lên, đánh một trăm roi.
Cung nữ dạ ran, túm tóc Hoạn Thư lôi ra, lột hết áo quần, chỉ để một cái khố. Tóc Hoạn Thư bị buộc lên cây xà ngang, hai tay, hai chân bị buộc dây kéo dang ra. Hai cung nữ khỏe mạnh cầm roi ngựa. Một em đứng trước, một em đứng sau, cứ thế quất roi lên trước mặt, sau lưng Hoạn Thư.
Hoạn Thư như con đỉa bị bỏ trong thùng vôi, như con lươn trong nồi nước nóng, quằn quại, rên la. Toàn thân trước sau chẳng còn miếng da nào lành lặn.
Cung nữ báo cáo đã đánh can phạm đủ một trăm roi, phu nhân truyền lệnh đưa can phạm ra cho chồng nhận lãnh.
Cung nữ cởi tóc Hoạn Thư, lôi ra ngoài giao cho Thúc Kỳ Tâm. Thúc Kỳ Tâm thấy Hoạn Thư toàn thân rách nát, chỉ còn thoi thóp thở, bèn cảm khái mà than rằng:
- Em ơi, cái thông minh sắc sảo của em nó làm em rước tai họa vào thân. Tự em cầm dao cắt thịt em đấy.
…..
Cai tù giải bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh vào tòa.
Phu nhân ngồi trên cao hỏi xuống:
- Tú Bà, mi có biết ta là ai không?
Tú Bà quì mọp:
- Thưa lệnh bà, tôi không được biết.
Phu nhân thét:
- Ngóc đầu lên nhìn xem ta là ai…
Cai tù túm tóc Tú Bà kéo giật ra đằng sau. Tú Bà nhìn lên mới nhận ra lệnh bà là Vương Thúy Kiều:
- Xin lệnh bà tha cho…
Phu nhân cười lạnh:
- Lúc này mi còn mơ tưởng đến chuyện sống ư? Lời mi thề với ta năm xưa mi quên rồi sao?
Lệnh bà truyền:
- Lôi con mụ này ra, lấy dầu nhựa tông đun sôi tẩm lên người nó, dựng ngược đầu nó xuống đất, chân chổng lên trời, châm lửa đốt như ngọn đèn trời đúng như lời nó thề ngày trước.
Mã Bất Tiến - tức Mã Giám Sinh, tội nhân đứng đầu bảng can phạm Lâm Tri - bị kẹp chân tay vào những mảnh gỗ, căng thẳng, bị đao phủ dùng dao rạch da, moi gân ra cắt cho toàn thân rã rời đúng với lời gã thề.
Trong sân tòa án còn một vạc dầu thông trộn vỏ cây gai nấu sôi sùng sục, một vạc nước lạnh. Sở Khanh bị lôi đến giữa hai cái vạc này, bị lột quần áo, trói quì vào cây cột. Một cai tù múc dầu thông sôi tưới lên người Sở Khanh, một cai tù múc nước lạnh tưới theo.
Tú Bà bị quấn thành cây sáp lớn, Mã Giám Sinh bị căng xác, Sở Khanh trần truồng bị trói như con heo chờ đợi nước sôi cạo lông.
Vương phu nhân ban lệnh:
- Hành hình…
Lửa được châm vào cây sáp Tú Bà.
Mã Giám Sinh bị khoét thịt, đao phủ dùng lưỡi câu móc gân ra cắt. Xác Mã Quy bị quăng ra biển cho cá nóc ăn.
Sở Khanh bị tưới dầu nhựa thông sôi rồi tưới nước lạnh, thân thể biến thành cây thịt bầy nhầy máu mủ. Quân sĩ bóc miếng vỏ gai trên đầu gã xem gã còn sống hay đã chết, óc gã nhoe nhoét chảy ra ngoài…
Trạc Tuyền em có…
Bọn bất lương ác ôn chúng nó hại đời em, chúng nó làm hại đời em, chúng nó làm em đau khổ, em trả thù chúng nó khi em lên bà cũng được đi. Nhưng em trả thù mà em hành hạ chúng khủng khiếp đến như thế cũng là quá đáng đấy.
Vương Thúy Kiều tài sắc, trinh nữ, đa tình, đàn địch, thơ phú… bị lường gạt, bị gã lưu manh dân đãng hạ cấp phá trinh bị bắt làm gái chơi không phải là một lần mà những hai lần. Kiều bị bắt cóc, bị đánh đến tóe máu, phải tự tử đến những hai lần - một lần dao đâm cổ, một lần nhảy sông. Bị bắt làm con hầu, đày tớ, Vương Thúy Kiều có quyền trả thù nhưng làm cho kẻ thù phải đau đớn quá chừng thì cũng không nên, huống chi là ni cô Trạc Tuyền.
Ni cô cũng hai lần ở chùa gõ mõ tụng kinh. Một chùa Quan Âm các, một chùa Chiêu Ẩm am. Không những chỉ ở chùa đốt nhang đèn, gõ mõ, tụng kinh, ni cô còn chép kinh nữa. Ni cô tu ba niên ở Quan Âm các, ít nhất cũng một niên ở Chiêu Ẩm am. Bốn mùa lá rụng chứ có ít ỏi gì đâu. Tốn biết bao nhiêu nhang đèn. Nghe nói ni cô thông tuệ khác thường chắc ni cô phải thấm nhuần ít nhiều giáo lý từ bi hỉ xả nhiệm màu của đạo pháp. Cũng nghe nói ni cô đã được giọt nước cành dương tưới tắt hết mọi lửa lòng. Vậy mà sao ni cô lại hành hạ người ta tàn ác quá đến như thế?
Thịt da ai cũng là người
Lòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau.
Khi chưa dzô cửa thiền, ni cô đã biết chân lý ấy. Người khác hành hạ, tra tấn ni cô làm ni cô đau đớn, ni cô cũng hành hạ, tra tấn người khác làm cho họ đau đớn thể xác hơn ni cô gấp bội. Vậy thì oan trái làm sao mà giải được? Ni cô phải đánh đàn cho nó nghe, chuốc rượu cho nó uống, phục vụ nó trong giường, rồi ni cô nhảy sông tự trầm là đáng lắm…
Sợ thay cho Thúy Kiều! Nợ máu kiếp này em không trả, em phải trả kiếp sau. Công tử Hà Đông bùi ngùi nghĩ đến chuyện phải chi lúc lệnh bà đang hung hăng con bọ xít hành hạ bọn Mã, Tú, Sở, Bạc… Công tử gọi nàng một tiếng:
-Trạc Tuyền!
Biết đâu nàng lại chẳng “hoắc nhiên đại ngộ” mà tha chết cho bọn tội nhân, nhờ vậy nàng thoát được cái gọi là nợ máu, tiền oan, túc trái. Biết đâu đấy? Kinh điển ghi chép chuyện có nhiều sư ông tu hành cả đời không biết mùi thịt đàn bà, da con gái ra nàm thao nhưng vưỡn cứ u mê mờ mịt. Bỗng một hôm sư ông quét vườn sau chùa, cây chổi quét mảnh sành văng vào gốc trúc, phát ra một tiếng “keng”. Thế là sư ông “hoắc nhiên đại ngộ” và sau đó nghiễm nhiên trở thành bồ tát.
Chuyện có thật mới được ghi vào kinh điển để lại cho đời sau chứ. Phải tin. Không tin là báng bổ. Vậy thì chỉ một tiếng mảnh chai văng dzô gốc tre và một tiếng “keng” thôi, sư ông kiếp tu hành nặng như đá đeo còn “hoắc nhiên đại ngộ”, huống chi cả một tiếng kêu thảng thốt:
-Trạc Tuyền!
Tiếc thay, Công tử Hà Đông đã không kêu lên được tiếng ấy cho nàng tỉnh ngộ. Rất có thể lúc ấy Công tử đang tá hỏa tam tinh, tối tăm mặt mũi, tay chân lập cập, đầu gối lỏng le lỏng lét, ngồi chồm hổm bên cạnh thân xác nát bét của em Hoạn Thư…
Điều biết chắc là đã không có ai gọi lớn tiếng “Trạc Tuyền” bên tai Chánh án Vương Thúy Kiều. Vì không ai gọi nên không có tiếng gọi, vì không có tiếng gọi thiêng nên Vương Thúy Kiều Trạc Tuyền đã không có cơ duyên “hoắc nhiên đại ngộ” mà quên hết oán thù, tha bổng tất cả các can phạm. Nếu nàng làm thế nàng đã không phải nhắm mắt nhảy xuống sông Tiền Đường.
Oán còn kết, oán chưa thôi
Trạc Tuyền, em có bồi hồi không em?
Em giết oan hai gia nô Hoạn Ưng, Hoạn Khuyển - họ Hoạn ban đặc ân cho hai gia nô trung thành, đắc lực được mang họ Hoạn - em không thể lấy lý do “giết chúng để làm cho bọn gia nô những nhà quyền quí khác kinh sợ”. Em không thể ngang nhiên dùng sinh mạng của người khác vào việc thực hiện những ý muốn riêng của em. Em đã hành hạ quá tàn ác bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Bạc Bà… Những nạn nhân của em oán hận em. Em luân hồi trở lại nhân gian, bọn nạn nhân của em cũng luân hồi trở lại nhân gian như em vậy. Chúng đi khắp chân trời góc biển tìm em. Bi giờ, Trạc Tuyền… anh chắc em đã hiểu tại sao kiếp nào em cũng đoạn trường…
Ai ơi chớ có dại mà thề…
Sự kiện những anh Mã, Sở, Bạc… thề thốt vung xích chó rồi lãnh búa thê thảm, rùng rợn vì những lời thề độc ấy làm cho Công tử Hà Đông kinh sợ đến tắt ngúm đốm lửa lòng le lói.
Bài học luân lý giáo khoa thư lớp đồng ấu rút ra được từ những anh Mã, Sở, Bạc lẻo mép, miệng lưỡi dẻo quẹo chuyên môn thề thốt nặng lời là: Đừng có bao giờ thề. Nhất là đừng có dại mà thề với đàn bà, kể cả đàn bà đẹp vừa vừa với đàn bà đẹp ghê gớm…
Thề độc mà gặp giờ thiêng thì thân bại danh liệt, cuộc đời ái tình và sự nghiệp của mình chỉ từ chết ngoắc ngoải đến chết quằn quại chứ không thể nào khá được.
Nếu bắt buộc phải thề thì ta nên thề những câu vô thưởng vô phạt như vầy: Anh mà nói dối em thì anh làm con chó cả đời nằm dưới chân giường em…
Thề như vậy may ra còn được nàng để sống, đôi khi được nàng vuốt ve, nàng cho ăn bơ ăn sữa, nàng mang đi tắm…
Đừng có dại mà thề: Anh mà nói dối em thì máy bay nó cán anh. Đừng có thề như thế. Có ngày máy bay nó cán cho dẹp lép như cái bánh tráng!
Tại Ngục Vịnh Kiều Tại Ngục Vịnh Kiều - Hoàng Hải Thủy Tại Ngục Vịnh Kiều