Nguồn gốc của thiên tài là nguồn gốc của nhiệt huyết.

Benjamin Disraeli

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1175 / 26
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tuyệt Tài Hoa…
uyệt tài hoa, Tố Như ơi
Thơ tình lại điểm những lời tiên tri…
Ta thường dịch danh từ prophet là “tiên tri”. Theo sự ngu si của tôi, tôi cho việc dùng tiếng “tiên tri” theo nghĩa phophet không đúng lắm. Tôi thấy “tiên ngôn” đúng hơn.
Trong Kinh Thánh Thiên Chúa giáo, có nhiều ông Prophet phom phom nói trước cho người đời biết những chuyện sắp xảy đến. Theo những vị dịch Kinh Thánh đầu tiên những năm 1910 – 1920 ở thành phố cảng Tourane tức Đà Nẵng – trong số những vị này có ông Phan Khôi – phophet được dịch là “nhà tiên tri”. Thực ra những ông này không “tiên tri” bất cứ chuyện gì hết. Các ông chỉ nói ra những gì Thiên Chúa mượn miệng các ông để nói với người đời. Vậy thì các ông là những người “nói trước” hơn là những người “biết trước”.
Các ông Prophet nói trước những chuyện mấy ông hoàn toàn không biết. Còn Tố Như Nguyễn Du, khi viết Kiều, đã nói cho chúng ta biết trước một số việc sẽ xảy đến. Tố Như hoàn toàn biết trước tất cả những chuyện ông nói trước trong Kiều.
Thi sĩ chỉ dùng một vài hình ảnh mơ hồ, thoáng qua, vài tiếng tả cảnh, tả tình mới nghe qua dường như chẳng có gì quan trọng để báo trước cho chúng ta biết tương lai, hậu vận của những việc vừa xảy ra. Chẳng hạn như khi Thúy Kiều – Kim Trọng vừa mới trao đổi được với nhau vài câu qua tường đất thì đã vội vàng “chấm dứt chương trình của ban Tùng Lâm” vì có người lao xao đến. Đây là bốn tiếng thi sĩ nói trước với ta về cuộc tình ấy: … lá rụng, hoa rơi…
Than ôi, vừa mới tình tự mà lá đã rụng, hoa đã rơi… Không những hoa lá chỉ rơi rụng mà thôi, hoa lá còn rơi rụng hết sức vội vàng, hấp tấp nữa. Cuộc tình lá rụng, hoa rơi ấy làm sao mà khá được. Vì vậy nên có thơ rằng:
Tiên ngôn
Một lời vừa gắn tất giao
Mái sau dường đã lao xao tiếng người
Vội vàng lá rụng, hoa rơi…
Tuyệt tài hoa, Tố Như ơi
Thơ tình lại điểm những lời tiên tri.
Cứ theo hoa lá mà suy
Cuộc tình thôi có ra gì mai sau!
Tố Như còn tiên ngôn cho chúng ta biết cuộc chia tay giữa Thúc Kỳ Tâm và Vương Thúy Kiều – khi Thúc Kỳ Tâm lên xe về Vô Tích với Hoạn Thư – là một cuộc chia tay một đi không trở lại. Dù hai đương sự có thề thốt, hẹn hò đoàn tụ ái ân ra rít đến chừng nào đi nữa, cuộc tình của họ cũng đến đó là đi một đường tàu suốt. Kính mời những người yêu nhau trên cõi đời này đọc bài thơ vịnh dưới đây sẽ thấy Tố Như tiên ngôn:
Lôi thôi
Sông Tần một giải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan
Cầm tay dài ngắn thở than
Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời.
Tuyệt tài hoa, Tố Như ơi
Thơ tình lại điểm những lời tiên tri.
Lôi thôi nào có ra chi,
Dương Quan tây xuất còn gì cố nhân!
Một đi là hết ái ân
Lôi thôi cho lắm cũng ngần ấy thôi
Lôi thôi kẻ ngược người xuôi
Lôi thôi lại muốn nối lời nước non.
Lôi thôi sông cạn đá mòn
Con tằm đến thác vẫn còn lôi thôi!
Tuyệt tài hoa. Tố Như ơi
Tiên tri ngay cả trong lời yêu đương
Sông Tần mở lối đoạn trường
Đã lôi thôi lại mấy đường Dương Quan…
Em yêu ơi, Tố Như nói trước với chúng ta khi ở tại phi trường Dương Quan em lên phi cơ bay sang phía tây em không còn là người tình của anh nữa. Thi sĩ đã dùng điển Tây xuất Dương Quan vô cố nhân để nói cho chúng ta biết trước. Đúng quá phải không em? Cuộc chia ly hẹn ngày tái ngộ mà toàn những tiếng đứt đoạn như là “lôi thôi, chia phôi, thở than, hợp tan, nghẹn lời, Dương Quan, ngược xuôi…” thì làm sao mà khá được!
Tuyệt tài hoa. Tố Như ơi
Tố Như tiên ngôn thần sầu quỉ khốc. Khi Thúc Kỳ Tâm lên đường về Vô Tích “báo cáo tổng kết” với Hoạn Thư, ta thấy những lời tiên ngôn này khi chàng chia tay tạm biệt với Thúy Kiều:
Tiễn đưa một chén quan hà
Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình.
Sông Tần một giải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan…
Tại sao đã “liễu” lại còn “Dương Quan”? “Dương Quan gợi ta nhớ đến:
Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Tây xuất Dương quan vô cố nhân…
Đấy là ẩn ý của Tố Như muốn ta biết: Thúc Kỳ Tâm một đi là mất Thúy Kiều. “Tây xuất Dương quan vô cố nhân” mà lỵ!
Còn “liễu” gợi ta nhớ đến “liễu Chương Đài”.
Khi về hỏi liễu Chương Đài
Cành xuân đã bẽ cho người chuyền tay…
Anh Hàn Hũ đời Đường có chị vợ lẽ tên là Liễu thị – Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo ghi rõ là “vợ lẽ” – Hàn Hũ đi làm quan xa để Liễu thị ở Chương Đài trong thành Trường An. Hàn Hũ không viết thư cho vợ cả, toàn viết cho vợ bé Liễu thị, gọi nàng là Chương Đài Liễu.
Truyện tình Chương Đài Liễu được ghi trong bộ Tình Sử. Thơ Hàn Hũ gửi cho Liễu Thị có câu hỏi loại “tiên ngôn”:
Chương Đài Liễu…
Tích nhật thanh thanh kim tại phủ?
Giả ưng phan chiết tha nhân thủ?
Liễu Chương Đài
Ngày xưa xanh xanh nay còn đó không?
Hay là tay người khác đã bẻ mất rồi?
Anh đàn ông xa nhà mà viết thư về hỏi vợ bé một câu xanh rờn: “Em thơm hơn múi mít chín… Em còn không hay cho thằng khác… dzồi?” thì mất em là cái chắc!
Quả nhiên về sau loạn ly, giặc đến, Liễu thị bị tướng giặc đưa đi di tản ra nước ngoài mất tích.
Tố Như đưa “liễu” vào đoạn tả Kỳ Tâm chia tay Thúy Kiều có ý cho ta biết trước: Kỳ Tâm đi là múi mít Thúy Kiều về tay người khác.
Với những bằng chứng vừa kể, ta có thể kết luận Tố Như tiên ngôn thật tuyệt với, tuyệt tài hoa.
Bài học luân lý còm ta rút được ở “Liễu Chương Đài” là: Đừng có đi, đừng có dzìa đâu hết. Đừng xa nhau, xa nhau là dễ mất nhau lắm lắm.
Muốn không mất phải luôn luôn nhớ lời dặn của ông cha:
- Vật bất ly thân.
- Cẩn tắc vô áy náy.
Tiên ngôn
Khi Thúy Kiều lập tòa án mặt trận xử tội các can phạm đã làm hại đời nàng. Tố Như báo trước cho ta biết nàng sẽ không trừng phạt trả thù được Hoạn Thư qua hành động:
Thoắt trông nàng đã chào thưa
-Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?
Nói theo ngôn ngữ những năm 1940, 1950, 1960 ở các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, khi vừa thấy Hoạn Thư bị cai tù giải đến, chánh án Vương Thúy Kiều đã vội vàng đứng lên chào hỏi:
-Thưa cô… Cô mà cũng phải đến đây ư? Thầy có được mạnh không ạ?
hay:
- Thưa mợ… Hồi này cậu mợ mạnh không?
Tố Như luôn luôn diễn tả Từ Hải trình diễn thật rình rang. Sai mười anh tướng đi đón vợ, chưa là vua mà đã dùng thể nữ, xe thì phượng liễn, loan nghi, tức là cờ phướn linh đình. Vợ tới nơi thì “kéo cờ lũy, phát súng thành…” Bố Cu Từ lập tòa cho vợ đền ơn, trả oán cũng dàn dựng linh tinh:
Quân trung gươm lớn, giáo dài
Vệ trong thị lập, cơ ngoài song phi.
Sẵn sàng tề chỉnh, uy nghi
Bác đồng chật đất, tinh kỳ rợp sân…
Làm ký gì mà dàn cả cà-nông ra đầy sân tòa án rườm dzậy, cha nội? Chưa hết, sau khi bà chánh án đền ân cho người cũ Thúc Kỳ Tâm, bà vãi bụi đời Giác Duyên; ta lại thấy tòa án trình diễn một màn đe dọa cực kỳ nữa khi bà chánh án cho gọi đến chánh phạm Hoạn Thư:
Dưới cờ gươm tuốt nắp ra
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư
Gươm tuốt nắp ra để chém ngay nữ can phạm. Nhưng… tẽn tò, bà chánh án vội vàng nhấc chỗ để ngồi lên khỏi ghế để “chào thưa”:
- Thưa mợ…
Trong nhiều đoạn Tố Như tiên ngôn cho ta biết những sự việc sắp xảy ra. Thi sĩ nói trước cho ta biết quân đội Từ Hải sẽ bại trận thê thảm qua hai câu:
Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri.
Tức là mất hút một đạo quân. Đạo quân thứ ba đi đâu mất? Hỏi tức là trả lời.
Tại Ngục Vịnh Kiều Tại Ngục Vịnh Kiều - Hoàng Hải Thủy Tại Ngục Vịnh Kiều