Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Tác giả: Mark Winegardner
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Godfather's Revenge
Dịch giả: Lê Quang Minh
Biên tập: Bùi Thanh
Upload bìa: Bùi Thanh
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2491 / 70
Cập nhật: 2016-05-06 21:42:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 28
l hiếm khi nào nghĩ rằng quá khứ của mình đã cô đơn như thế nào, mặc dù vậy lúc đó hắn lại nghĩ tới.
Trong suốt cuộc đời mình, Francesca lúc nào cũng sẽ phải nhớ đến việc mình đang ở đâu và đang làm gì khi cô nghe tin Tổng thông James Kavanaugh Shea, người từng hôn tay cô một lần trong đoàn người ủng hộ, bị ám sát.
Cô dành hầu hết buổi tối đợi Johnny trong phòng thay đồ của hắn, một cái lều gần bờ biển, không xa so với cầu tàu dựng tạm nơi đoàn quay phim và con thuyền bản sao được neo đậu. Cô không đeo đồng hồ. Johnny thường đùa rằng đó là một điều đen đủi khi có đồng hồ trong phòng thay đồ bởi vì “Những bộ phim nên bất diệt cùng thời gian”. Nhưng khi cô rời khỏi căn lều, đã quá nửa đêm.
Trong vài tuần đã qua, cô và Johnny và bọn trẻ của hắn, vợ cũ của Johnny, Ginny, vài diễn viên khác đã cùng sống trong căn biệt thự rộng lớn ở vùng ngoại ô, không xa so với tu viện, dã được chuyển thành khung cảnh ở Madrid. Francesca và Johnny bây giờ đã chính thức thành một cặp. Trong tình thế đó, dĩ nhiên họ không thể sống tự do hoặc ngủ cùng phòng, không giống như Lisa Fontane và người chồng chưa cưới của cô, một thám tử ở New York, tên Steve Vaccarello. Cả hai đã ở bên nhau trong một tuần, trong chuyến đi nghỉ riêng. Francesca không để ý gì tới việc sắp xếp này, vì cô đã quá yêu Johnny và hắn cũng đã hứa với cô rằng Ginny và mây đứa con gái của hắn cũng sẽ yêu quý cô, cả Sonny bé bỏng cũng thế. Francesca ngạc nhiên khi thấy mọi chuyên diễn ra đúng như vậy.
Nhưng nếu Francesca và Johnny muốn có những khoảng thời gian riêng tư thì điều đó bắt buộc phải diễn ra ở phòng thay đồ của Johnny hoặc ít nhất ở đâu đó xa khỏi căn biệt thự. Một lần họ đã chui vào tu viện và làm tình trên ghế của vua Ferdinand.
Cô đã đợi ít nhất hai tiếng, có lẽ là ba tiếng. Cô gần như hết kiên nhẫn và hết cả rượu. Cô ra ngoài để xem Johnny có đang đến hay không. Cô hơi say một chút.
Vài trăm mét về phía biển Địa Trung Hải xanh thẳm, con thuyền Santa Maria và hai con thuyền hiện đại khác đang neo đậu thành vòng tròn. Mặc dù ở cự li xa thế này, cô cũng có thể nghe tiếng đạo diễn dang hét lên. Bộ phim đã khởi quay được một tháng và đây là đạo diễn thứ ba. Theo như Johnny, họ đang làm việc với người viết kịch bản thứ bảy và chưa tìm được kịch bản nào đáng để quay.
Cô băng qua bãi biển và nhìn thấy Johnny trong bộ trang phục diễn đang trèo lên tàu. Đạo diễn hét cắt và nói gì đó với Johnny. Johnny vò chiếc mũ như thể đang rất giận dữ và ném nó đi. Ai đó trong đoàn làm phim phải lên nhặt nó lại.
Điều này làm Francesca cảm thấy vui.
Trên chiếc thuyền, họ đã biết thông tin Tổng thống bị bắn chết nhưng Francesca sau đó mới biết.
Johnny phản ứng bằng việc ném chiếc mũ và bây giờ đang ngồi trên boong tàu, im lặng tuyệt đối.
Francesca ngồi trên bãi cát.
Có vẻ cô đã say.
Khi nhìn thấy Lisa Fontane và chồng chưa cưới của mình nắm tay nhau đi dạo trên bờ biển, Francesca nghĩ rằng có thể đó là ảo giác nhưng Lisa đã vẫy tay với cô đầy vui vẻ và họ đi đến nơi Francesca ngồi. Lisa nói:
- Steve sẽ phải bắt chuyến bay sớm về nhà.
Rõ ràng, điều đó giải thích tại sao họ đang đi dạo trên bờ biển cùng nhau. Francesca nói:
- Tốt lắm. Lisa nói:
- Cô có phiền không nếu chúng tôi ngồi đây. Francesca hỏi:
- Cô muốn ở lại phải không?
- Trong vài tuần nữa cho đến khi lớp học bắt đầu.
Họ ngồi cùng nhau trong một sự yên lặng kỳ lạ, nhìn chăm chăm về phía con thuyền. Tiếng la hét đã chấm dứt. Động cơ đã dừng, và ba con thuyền trôi tự do. Lisa hít một hơi thật sâu, nói:
- Ba tôi và cô là một đôi tuyệt vời.
- Cảm ơn.
Rõ ràng hắn khiến cô phải chịu đựng điều này nhưng nó cũng thực sự ngọt ngào. Lisa rất tử tế với cô. Lisa nói:
- Lúc đầu tôi có ác cảm với cô khi thấy ba mình hẹn hò với ai đó chỉ hơn mình có bảy tuổi. Francesca nói:
- Điều đó không có gì là lạ cả. Tuổi tôi cộng thêm bảy tuổi nữa mới là ba mươi tư.
Cha của Francesca chết khi ông ba mươi bảy tuổi. Thực ra mẹ cô ba mươi tư tuổi khi cha cô chết, nhưng sau đó Francesca mới nhận ra cô đã làm tính sai. Cô đã say quá rồi. Francesca nói:
- Dĩ nhiên rồi.
- Dù sao tôi cũng không nên nói điều này nhưng tôi hy vọng rằng mọi chuyện đều êm đẹp. Tôi rất mong cha tôi hạnh phúc. Cha và mẹ có vẻ giống chị em khi họ cưới nhau. Nhưng cô và ba tôi thì... - Cô gái đỏ mặt và nhìn Steve - Thực ra tôi biết tình yêu là gì mà.
Francesca gật đầu:
- Tôi cũng chúc phúc cho hai người.
Rồi sau đó, trong bộ trang phục Isabella, Deanna Dunn - diễn viên được giải Oscar, người đã cưới một cách chóng vánh Fredo Corleone rồi sau đó trở thành cô của Francesca - đi lại nghiêng ngó
trên bờ biển, đá những đụn cát, và rõ ràng, cô ta đang rất say. Cô là người nghiên ma túy, vì thế cũng khó mà trách được. Ba người đứng lên. Lúc đầu cô Dunn có vẻ nói bằng lưỡi, líu nha líu nhíu, nhưng khi cô đến gần hơn thì Francesca đã hiểu cô ta đang nói gì.
- Mấy thằng Cuba chết tiệt đã giết chết Tổng thống.
***
Điều đó không phải là sự thật.
Thật ra có một người Cuba tham gia vào vụ này. Nhưng có phải là rất nhiều người Cuba không? Hay là những người Cuba ở nước ngoài tức giận vì sự phản bội của Tổng thống với nỗ lực tái thiết đất nước của họ. Tất cả đều có thể nhưng không có gì chắc chắn. Thông tin mới chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán.
Ở khách sạn Fontainebleau, chỉ một vài giờ trước khi buổi lễ tôn vinh chức vụ Tổng thống của nước Mỹ bắt đầu, Jimmy Shea - bao quanh là những cận vệ - đi ra bể bơi để thỏa mãn thói quen bơi một dặm mỗi ngày và một vài lần nhảy cầu. Bể bơi ở Nhà Trắng không có cầu nhảy ba mét hoặc mười mét, ông ta rất thích thú cảm giác hồi hộp, sợ hãi khi leo lên đây, nhưng khách sạn Fontainebleau thì có cả hai, thậm chí nó còn có hai cầu nhảy một mét. Chính việc khách sạn Fontainebleau đáp ứng được điều này khiến nó trở thành khách sạn mà Tổng thống thường xuyên lui tới ở Miami.
Một dãy phòng thay đồ xa xỉ chia cách bể bơi khỏi bãi biển. Nó đã được bảo vệ nghiêm ngặt. Có những người ở trên gác mái phòng thay đồ. Một vài người khác ở ban công khách sạn. Tất cả mọi người đến khách sạn trong một tuần được kiểm tra kỹ lưỡng. Không ai được phép vào bể bơi khi Tổng thống sử dụng nó. Điểm gần nhất mà công chúng có thể gặp gỡ Tổng thống Shea là một khe hở nhỏ giữa phòng thay đồ - mà thông qua đó, khách thường đi từ bể bơi ra bãi biển. Ở đây chật cứng người mang theo những tấm biển ủng hộ, được giữ an toàn đằng sau hàng rào chắn. Đội bảo vệ đã kiểm tra đám đông, loại bỏ bất kỳ ai trông giống người Cuba để chắc chắn ở đó chỉ tồn tại những người tuân thủ pháp luật mà thôi. Những đặc vụ lại để lọt lưới Juan Carlos Santiago - người đàn ông da trắng, nói tiếng Anh hoàn hảo và mang theo một bằng lái xe ở Florida, dưới cái tên Belford Williams. Hắn ta cũng mang theo một bằng lái xe thật nhưng đặc vụ lại không kiểm tra diều này.
Một phóng viên của tạp chí Life - một phụ nữ - đang đợi ở bể bơi, đây là một ngoại lệ. Nhà Trắng lúc nào cũng tạo cơ hội để chụp ảnh, nhưng nó phải chắc chắn rằng tuần sau xuất hiện trên trang bìa. Những khách mời thường xuyên của cuộc họp báo - bao gồm cả cánh báo chí và truyền hình - đã ở trung tâm hội nghị ở Miami.
Tổng thống xuất hiện trong chiếc áo choàng màu xanh nước biển với phù hiệu Tổng thống trên ngực. Ông ta cười và vẫy tay với đám đông, làm điệu bộ ra vẻ trời quá nóng và cởi áo ra. Mọi người nín thở. Ông ta gần đây đã tập thể hình và đã giảm được gần hai mươi pound. Phóng viên của tạp chí Life chụp lia lịa - với chiếc máy ảnh rẻ tiền và góc chụp cũng như ánh sáng không tốt - một vài người trong đám đông cũng làm như vậy.
Tổng thống Shea mặc chiếc quần soóc màu xanh dài độ chừng một phần ba đùi ông ta. Nó cũng giống loại mà ông ta mặc ở trường đại học nhưng lớn hơn một size.
Ông ta bơi vòng đầu tiên. Dù ông ta có bơi hết kế hoạch của ngày hôm nay, thì đó cũng không
phải vấn đề gì to tát lắm.
Tổng thống ra khỏi bể bơi, nhảy cầu thêm hai lần nữa từ bậc nhảy một mét và nói với người chụp ảnh rằng ông ta đã sẵn sàng rồi leo lên cầu nhảy ba mét.
Tay nhiếp ảnh ở bên thành bể bơi và sử dụng một ống télé. Cô hứa với biên tập của mình rằng cô sẽ quay trở về với bức ảnh chụp anh hùng xóa mờ tất cả những anh hùng khác trong lịch sử - một Tổng thống Mỹ trẻ tuổi, bay lên không trung như một vị thánh được tạc tượng. Bầu trời xanh thăm thẳm làm nền.
Sau một vài lần nhảy, có vẻ đã thấm mệt, tuy nhiên Tổng thống vẫn cố gắng duy trì sự dẻo dai của mình bằng việc trèo lên cầu nhảy mười mét. Đám đông cười lớn. Mọi người thích điều này. Mọi người yêu quý Tổng thống cũng vì điều này. Đã lâu lắm rồi Tổng thống không nhảy từ bậc mười mét, ông ta không bao giờ làm những gì ngoài tầm với. Lần đầu tiên ông ta lưỡng lự và nhìn xuống, tỏ vẻ sợ hãi. Đó là điều làm đám đông thích thú.
Cú nhảy đầu tiên - giống như hai cú nhảy sau đó - giống như một con chim thiên nga lao xuống nước - lưng cùa Tổng thống cong hoàn mỹ, cú tiếp nước tuy không ấn tượng, nhưng cũng không gây chân thương gì. Mỗi lần ra khỏi bể bơi, ông ta lại vẫy tay với đám đông. Sau cú nhảy thứ ba, tay phóng viên tỏ ý hài lòng, và một người trợ tá chạy đến bên Tổng thống đưa cho ông ta cặp kính râm.
Tuy nhiên Tổng thông gửi trả lại.
Ông ta nhìn thẳng vào mắt mọi người. Những người ủng hộ, những người ở nông thôn, những người đang mỉm cười rạng rỡ với thân hình mới của Tổng thống. Ông ta xỏ tay qua chiếc áo, siết chặt đai và vuốt tóc. Trông có vẻ lạ, đặc biệt ở những nơi như thế này. Ông ta có mái tóc rất đẹp được cắt tỉa cẩn thận. Ông ta đi về phía đám đông. Nhân viên đặc vụ được đặt vào tình trạng cảnh giác cao độ. Những vị trí mới được tiếp quản, chi tiết thông báo liên tục cho tổng cục.
Đặc vụ rất ghét phải phản ứng tức thì khi một người nổi tiếng làm gì đó. Tổng thống Jimmy Shea thích tiếp xúc với mọi người, đi vào đám đông như những tên say rượu đi vào quán bar, cái cách mà những con bạc khát nước kết thúc một ngày bằng việc đánh một dãy số vào những tờ tiền cuối cùng của mình. Jimmy Shea đi hết hàng dài những người đang ủng hộ mình, và có vẻ ông ta định đi thêm một lần nữa.
Những người nổi tiếng, giống như trẻ em, thường cho rằng cái chết không bao giờ xảy ra với mình mà chỉ xảy đến với người khác.
Santiago, một người đàn ông gày gò với mái tóc thưa thớt, nụ cười gượng gạo, bị ép chặt đằng sau hai người cao to hơn. Có vẻ không ai nhận thấy hắn ta rút ra khẩu súng loại Berretta chín li.
Khi Tổng thống tiến lại gần, Santiago len lỏi giữa những người khác mà không gặp chút khó khăn gì. Dường như tất cả đứng tránh ra cho hắn đi qua, đứng trước tầm nhìn của Tổng thống như một đứa trẻ chạy ngang qua đường giữa hai chiếc xe hơi đang đậu.
Hắn nghiến răng, dí nòng súng vào phù hiệu Tổng thống và bóp cò. Cánh tay của Jimmy Shea như bay về phía sau, vượt qua đầu ông ta.
Giống như điệu bộ của người đã dành chiến thắng, một vài người nói.
Giống như một giáo sĩ cơ đốc bị bay ngược về đằng sau như Chúa thánh linh, vài người khác bình luận.
Một vài giây sau, Santiago bắn phát thứ hai sượt qua cổ Tổng thống Shea. Tổng thống lùi lại phía sau, mắt mở to, hoảng hốt, sợ hãi, đau đớn. Máu nhỏ giọt từ cổ. Một vài người nói rằng máu phun ra chứ không phải nhỏ giọt.
Giống hình một đường cung, vài người khác nói. Một dải ruy băng bay phất phơ.
Hai đội đặc vụ lao vào hành động - công việc của họ là lao mình vào mục tiêu, những người khác được yêu cầu triệt hạ đối tượng càng nhanh càng tốt.
Người ta la hét, sợ hãi chạy loạn khắp nơi.
Một đặc vụ len vào giữa Santiago và Tổng thông nhưng phát súng thứ ba trượt khỏi vai anh ta và trúng vào vai Tổng thống. Điều này làm Santiago bị đẩy ra xa, tránh được cú nhảy bổ vào của tên đặc vụ thứ hai định tóm hắn ta.
Tổng thống của nước Mỹ đổ sụp xuống hồ bơi. Ba đặc vụ khác nhảy vào phía sau hung thủ.
Hai đặc vụ rút súng ra - khẩu Colt bán tự động từ những năm 45 và bắn vào tên sát thú.
Đó là qui tắc. Không có lý do nào khác được phép bắn trượt mục tiêu. Họ là những tay thiện xạ trên thế giới. Những viên đạn của họ đảm bảo sự an toàn cho đám đông xung quanh.
Mỗi người bắn hai viên.
Santiago trong giây lát ngã về phía trước như thể bị bắn từ đằng sau; rồi bốn viên đạn khác nổ trên ngực hắn và hắn lại ngửa ra đằng sau, đập đầu xuống đất.
Vụ lộn xộn có lẽ đã kết thúc.
***
Connie Corleone đang nhổ cỏ dại trong khu vườn mô phỏng khu vườn của cha cô, và nghe tin Tổng thống bị bắn. Một đài radio đã được chuyển đến kênh Top 40. Cô củng chẳng bận tâm tìm kiếm thứ gì đó hay hơn để nghe. Dù sao đó cũng là thứ để cô cập nhật thời sự. Mùa hè mọi thứ đều phát triển tốt. Những quả cà chua lớn hơn và ngon hơn những gì cô trồng trước đây. Hạt tiêu thì nở hoa rồi lên đĩa chỉ sau có một đêm. cỏ dại thì dày hơn. Khi lập kế hoạch dựng khu vườn này, cô nghĩ - thật phi lý giờ đây cô mới nhận ra - cỏ dại có thể mọc ở đây. Những đứa con của cô đang dán mắt vào tivi - trong mùa hè chúng cũng lớn nhanh như thổi.
Bài hát mới của Johnny Fontane xuất hiện trên radio. Điên tiết, Connie đổi đài. Đó là bài “Hello, Dolly” của Louis Armstrong. Nó đã làm cho đĩa của Beatles đứng nhất trên bảng xếp hạng mấy tuần liên tiếp phải dừng lại, và giờ đây Johnny Fontane cũng ở trong tình cảnh tương tự. Sự trả thù của những ông già, Connie nghĩ. Bài hát của Johnny - một phiên bản của “Let's do it (Let's fall in love)” cùng với một vài bài mới khác mà chẳng biết sinh vật nào đã nghĩ ra - có vẻ như là một vật
trang trí hài hước cho những bản thu tuyệt vời của hắn trong vài năm trước đây.
Connie chuyển đài.
Đài đầu tiên mà cô lắng nghe lại xuất hiện một bản tin khiến những thính giả phải tò mò vì đột nhiên có một chương trình xuất hiện không theo khung nhất định. Khi lắng nghe, cô kéo chiếc ghế lại, và ngồi xuống. Cô ghét phải nghĩ rằng liệu anh trai mình có liên quan hay dính dáng gì tới chuyện này hay không. Rồi cô nghĩ, giống như mọi người đáng được biết, tâm trí cô có cảm giác chán ghét chính bản thân mình.
***
Nick geraci can một đêm ngủ ngon và tắm nóng, nhưng hắn lại điên tiết với những vết muỗi đốt, đôi giày thì gần như tan nát, nhưng khi tiến về thị trấn I - 95, một thị trấn phía Nam Jacksonville, lái chiếc xe tải mười năm tuổi với chiếc radio bị hỏng, động cơ rung lên bần bật khi hắn cố gắng vượt quá ngưỡng sáu mươi, hắn vẫn còn là một người đàn ông hạnh phúc. Không lâu nữa, hắn sẽ được tái hợp với gia đình mình, có thể là một tháng hoặc lâu hơn để cơ hội này ngày càng đến gần.
Theo kế hoạch, hắn sẽ dừng lại ở cửa hàng trang sức của Lou Zook ở trung tâm thành phố Jacksonville, lấy chiếc xe khác, mua quà cho vợ và con gái mình, rồi cảm ơn Lou về mọi thứ.
Lou - người từ lâu đã che giấu tên thật của mình, Louigi Zucchini - lớn lên ở Cleveland trong khu phố Little Italy, giữa đường MayField và nghĩa trang LakeView, già hơn Nick Geraci mười tuổi. Họ là bạn của nhau - chủ yếu từ những lần chơi bóng rổ ở Alta House. Họ cùng tầm thước với nhau và thường che chở lẫn nhau. Lou tiến hành công việc kinh doanh của mình ở Cleveland, với tư cách kẻ cho vay nặng lãi nho nhỏ. Khi tiếp quản phần còn lại trong đường dây của Sonny Corleone, trách nhiệm của Nick là thiết lập đường dây buôn bán ma túy của Gia đình, nhưng hắn lại là kẻ gà mờ trong chuyện này, vậy nên hắn phải lôi kéo vài người bạn cũ từ Cleveland. Lou chính là tay sai đắc lực trong việc thiết lập những tiền tiêu ở Jacksonville. Tên này giúp giải quyết vấn đề ở các bến cảng và giúp kiểm soát những chiếc ô tô, xe tải, tài xế để chuyên chở hàng hóa tới bến cảng khi cần thiết. Y cũng là kẻ đa năng khi phải khuân vác những thứ đến một chỗ khác để trưng bày trong cuộc triển lãm nào đó. Trong vòng nhiều năm - hơn cả Momo Barone, kẻ ở New York không biết Lou thực ra chính là Zucchini - y là một trong những người mà Geraci tin tưởng nhẩt khi tìm cách quay trở lại quyền lực của mình. Thậm chí những luật sư ở Philadelphia xem xét hồ sơ của Nick cũng đánh giá rằng chẳng ai có thể buộc tội hắn hay gán cho hắn bất kỳ tội gì. Hắn củng chỉ là một quý ông như ngài Lou Zook đây mà thôi. Chỗ của Zook không nhìn từ ngoài thì khó mà phát hiện ra, chỉ là một cửa hàng có mặt trước bằng kim loại trong khu tập thể không phải dành cho người da trắng hay da đen. Những thương hiệu đồng hồ mà Lou dược ủy quyền được liệt kê ở ngoài đề can trên tấm cửa sổ bằng kính, rất nhiều trong số đó đã bị bong tróc.
Lou nhìn lên từ quầy thanh toán khi Nick tiến vào. Y cười với chiếc xe tải của Nick:
- Một chiếc xe tải à?
Nick băng qua quầy. Hai gã ôm nhau thắm thiết.
- Anh biết đấy, ông già tôi lái một trong những chiếc xe thế này khi tôi còn nhỏ.
- Rất tiếc phải nghe tin về cha anh. Tôi đã gửi hoa cho bà quả phụ rồi.
- Cảm ơn bạn tôi.
- Vậy anh lấy chiếc xe đó vì lý do cá nhân hay gì khác? Nick nói:
- Đại loại thế. Thực ra tôi cho rằng anh sẽ cảm ơn tôi. Một chiếc xe tải nội địa chở hàng thì càng tốt. Ai đó đang sử dụng nó đi đâu đó, trên xe có gì đó. Một vài thùng bánh mì để đề phòng là tốt nhất.
Zook ngạc nhiên:
- Ô, đó là cách mà chúng ta làm việc ư?
Phần lớn công việc của y là đảm bảo rằng những người kiểm soát y, Nick chẳng hạn, không biết chính xác những gì y đang làm.
Nick nói:
- Thông minh lắm. Quên những gì tôi vừa nói đi.
- Anh vừa nói gì à, tôi nghe không rõ lắm.
- Vậy anh có gì cho tôi nào?
Y chỉ ra bãi đậu xe ở đằng sau, Nick bước qua cửa:
- Anh tự kiểm tra đi.
- Một chiếc Dodge đời năm mươi lăm à? Lou nói:
- Phù hợp với yêu cầu của anh. Nói thế nào nhỉ, chiếc xe đã qua sử dụng, trông vẫn còn mới, máv móc ngon, chẳng có gì được sửa lại ngoài kính chắr đạn.
Y chỉ cho Nick ba chiếc đồng hồ khảm kim cương hiệu Cartier, ám chỉ đây là quà làm lành với Charlotte, Barb, và Bev. Nick nói:
- Tuyệt lắm. Gói nó lại cho tôi. Tôi nợ anh gì không?
- Chẳng gì cả.
- Nghe này, với tất cả những gì anh làm cho tôi, tôi nên mua cho anh một món quà để cảm tạ. Tôi nợ anh quá nhiều.
- Tôi bảo rồi, Nick. Chúng ta thẳng thắn mà. Tôi gần bước sang tuổi sáu mươi, tôi có căn nhà ngoài bãi biển và có đủ tiền tiêu xài trong ngân hàng, thậm chí thằng con ản hại nhất của tôi cũng không cần phải làm việc. Không có anh thì tôi cũng chỉ là một ông già vô dụng ở Cleveland, tôi phải giải quyết với những thằng choai choai tìm cách xen vào công việc của công ty đóng chai Avon và Tupperware.
Nick không biết những thứ đó là gì nhưng hắn cũng mường tượng ra đôi chút. Hắn vỗ vai Lou:
- Nếu không có anh… Lou vẫy tay, nói:
- Thôi quên nó đi. Bao giờ thì chuyện này kết thúc? Nghe này tôi không muốn tò mò đâu. Nhưng hy vọng không có một ông chủ tiệm bánh nào muốn chiếc xe tải này được tìm thấy ở khu vực lân cận.
Nick lắc đầu. Việc cai quản những chiếc xe tải ở New Orleans đã bị Carlo Cá Voi thâu tóm toàn bộ. Những chiếc xe tải đó đã không còn xuất hiện trong sổ sách. Số seri của nó cũng đã mất. Tất cả những biển số ở Florida đều đến từ căn phòng ngập tràn biển số - đủ các bang, hành khách cũng như thương mại, thậm chí cả lái buôn - cạnh phòng tài vụ, trong phòng đánh bạc bên ngoài thành phố Bossir. Nick nói:
- Một người bạn giao chiếc xe này cho tôi.
Ngay sau đó, người cắt tóc ở cửa tiệm kế bên xông vào, nói:
- Rõ ràng không phải là tôi. Zook hét to:
- Cái gì không phải là anh, Harlan?
- Tôi không phải là thằng bắn Tổng thống.
- Ai bảo là anh bắn?
- Không ai bảo là tôi bắn cả, nhưng có ai đó làm chuyện này rồi. Geraci tò mò:
- Ai đó bắn ông ta ư?
- Ở Miami, chúng đã ra tay rồi, thưa ngài. Trên tivi còn đang chiếu... Zook nói:
- Chắc hẳn anh đang đùa tôi phải không?
- Tôi từng nói rằng tôi muốn một thằng da đen bắn nhưng bây giờ có thằng bắn ông ta thật. Rõ ràng tôi chẳng thích thú gì với điều này, chắc chắn vậy. Tôi ở kế bên cửa hàng anh trong thời gian xảy ra vụ việc. Tôi có nhân chứng mà.
Zook nói:
- Đừng đùa với những chuyện như vậy, Harlan. Hắn ta chết chưa?
- Làm sao tôi biết được. Tôi không ở đó. Tôi không biết chuyện gì xảy ra với hung thủ. Zook nói:
- Không phải hắn, Tổng thống cơ.
- Ông ta có lẽ đã chết rồi. Geraci hỏi:
- Ai bắn ông ta?
Y đập mạnh cửa đằng sau lưng:
- Tôi thề trên một chồng quyển kinh thánh, tôi không biết và không thể đoán được. Zook lẩm bẩm:
- Thằng ngu này...
Y có chiếc radio trên quầy nhưng đang kêu rè rè vào lúc này.
Geraci không nhìn thấy bức ảnh chụp Juan Carlos Santiago mãi đến ngày hôm sau, khi những tờ báo đăng bức ảnh Santiago bị bắt giữ năm 1961 ở quầy bar vì cãi lộn và đánh nhau. Nick nhận ra hắn tức thì, là một trong những người dưới trướng nhà Tramonti.
***
Nó mau chóng trở thành một trong những trang đen tối trong lịch sử Mỹ, khi Daniel Brendan Shea vẫn đang ẩn náu trong một văn phòng nhỏ của trung tâm hội nghị ở Miami, đang mặc áo ba lỗ và quần đùi trắng, khó nhọc với bài giới thiệu mà anh trai ông ta sẽ phát biểu vào tối nay. Căn phòng ngập những giấy tờ ngổn ngang và ly cà phê bị nứt.
Sáng sớm hôm đó, Bộ trưởng Tư pháp nói với những người thân cận của mình là ông ta sẽ tranh cử Thượng nghị sĩ Mỹ năm 1966 và chắc chắn đó không phải là một phần trong chiến dịch tranh cử của anh trai ông ta. Ông ta đã làm điều này với những nỗ lực thực sự và những giọt nước mắt chân thành. Rõ ràng rằng, sự nghiệp của Thượng nghị sĩ sẽ được thăng hoa từ những sân khấu, trên đài truyền hình thông qua bài phát biểu này. Nhưng Danny Shea không nói tới điều này trong bài phát biểu. Ông ta chỉ khẳng định chắc chắn rằng ông ta thật vinh dự có được cơ hội này để nói với toàn thể nhân dân và thế giới - trực tiếp, chân thành và vô cùng dặc biệt rằng anh trai ông ta là người hoàn hảo thế nào.
Mặc dù Jimmy Shea là một diễn giả tài năng, nhưng hầu hết những gì ông ta viết (bao gồm cả sách và luận văn) đều được viết bởi những nhà văn chuyên nghiệp. Danny Shea, ngược lại, là một người viết bẩm sinh và quan trọng hơn, một người sẵn sàng đầu tư thời gian để viết. Ông ta cũng có những người viết chuyên nghiệp cho mình, bao gồm hai tiểu thuyết gia người Mỹ. Nhưng dù họ được thuê, ông ta vẫn viết đi viết lại cho đến khi đạt được mức mình mong muốn. Thật ấn tượng, những nhà văn đó thường nghĩ rằng Danny Shea chính là người cải thiện phần lớn chất lượng của những bài viết.
Danny, giống như rất nhiều nhà văn khác, tin rằng mình sẽ viết tốt hơn khi chỉ mặc độc bộ quần áo lót trên người.
Khi có tiếng gõ cửa, ông ta nghĩ rằng ông ta đã gần xong công việc - mặc dù ông ta đã nói điều đó cả giờ trước đây. Đó là tổng quản lý nhân viên của anh trai ông ta:
- Thưa ngài, không phải là về chuyện viết lách. Tôi có thể vào được không?
Bộ trưởng Tư pháp đứng lên và tiến về phía cửa. Người tổng quản lý nhân viên không ngạc nhiên khi Danny Shea đứng trước mặt ông ta trong tình trạng quần áo như thế. Danny, ngược lại có vẻ bối rối vì nét mặt của người này. Người đàn ông nói:
- Đó là anh trai ông!
Danny như đóng băng, rồi ông ta nghe những gì đã xảy ra, bắt đầu thở gấp - nhưng không phải là những hơi thở dài để cố gắng giữ bình tĩnh.
Đột nhiên ông ta cuống cuồng mặc quần áo như thể thoát ra khỏi căn phòng này và chạy đến chỗ anh trai ông ta và có thể thay đổi tình thế ngay lập tức. Ông ta nói:
- Tôi là một thằng ngốc!
- Thưa ngài? Danny Shea nói:
- Đây là lỗi của tôi.
Tổng quản lý nhân viên trả lời:
- Tôi sẽ không đi cùng ngài đâu, thưa ngài.
***
Khi Eddie Paradise nghe được tin này, hắn đang định đi xuống cầu thang ở câu lạc bộ săn bắn và chỉ cho Ritchie Nobilio xem con sư tử. Eddie Paradise đã có cơ hội tốt để mua con sư tử này từ rạp xiếc ế ẩm chuẩn bị phá sản.
Ritchie đã gặp Paradise trong bữa ăn trưa muộn ở ngoài phố Court, mang theo món quà, một chiếc hộp gồm hai mươi tư đôi vớ - đúng thương hiệu Eddie thích - và một chiếc poster. Đó là một chiếc poster về Thế chiến thứ hai để dành cho bộ sưu tập. Trong bức hình đó, một người đàn ông cô đơn đang chèo lái giữa đại dương mênh mông. Cánh tay ông ta dang rộng, bàn tay ông ta to lớn, chỉ thẳng vào người xem. Lời tựa là AI ĐÓ ĐANG NÓI!
Eddie cảm ơn mấy lần liền vì hai món quà ý nghĩa. Eddie nói:
- Anh dạo này thế nào? vẫn ổn chứ? Mắt Ritchie trợn tròn đầy thích thú:
- Chẳng có gì phải phàn nàn, tôi vẫn làm việc tốt. Anh thì sao? Eddie nói:
- Cũng không có tên trong đĩa hát bán chạy nhất. Mặc dù vậy ai là người trong bức hình này vậy? Ritchie trả lời:
- Một gã nào đó, tôi đoán thế.
- Ừ, nhưng cũng không kéo dài được lâu đâu.
Bên cạnh một bài hát lúc nào cũng kèm theo một viên đạn. Họ gọi món ăn.
Eddie nói khi người hầu bàn đi khỏi:
- Nghe này. Anh đưa thứ này cho tôi nghĩa là gì? Bởi vì tôi nghĩ rằng anh định nói với tôi điều gì đó, không phải về việc đi vớ một lần, có lẽ có liên quan tới tên phản bội kia nữa. Hoặc nếu không phải là tôi, một kẻ dưới trướng tôi, một người đang nói ư? Hay thật, tôi phải thừa nhận đấy.
Ritchie làm mặt phớt lờ:
- Anh biết là anh hơi hâm không?
Eddie lườm chằm chằm rồi phá lên cười:
- Anh nói đúng. - Eddie gõ tay trên chiếc hộp đầy vớ - Rất ý nghĩa, một lần nữa cảm ơn anh. Chỉ là mọi thứ vẫn đang...
Ritchie gật đầu đồng ý:
- Tôi vẫn đang cố gắng.
- Chính xác.
Ritchie Hai Súng nâng cốc:
- Chúc mừng. Họ cùng uống.
Họ bàn bạc về những lời đồn đại ở Acapulco rằng đường dây của Geraci đã được triển khai thông qua một người nào đó mà hắn liên lạc ở Acapulco. Cả hai đều có những người thân cận, và đều hy vọng rằng Geraci không liên lạc với những người đó. Họ nói về thời điểm khi nào sẽ đến đó, và cuối cùng chưa thống nhất được.
- Làm thế nào chúng ta giải quyết được? Eddie nói:
- Tôi nghĩ là nên theo sát. Chúng ta theo sát những gì chúng ta đang làm, sớm hay muộn, thế nào cũng có manh mối. Con rùa đã nói gì nhỉ? Chậm và chắc sẽ thắng mà.
- Đó là con thỏ, Eddie ạ. Con rùa và con thỏ.
- Chẳng khác gì. Ritchie mỉm cười:
- Không phải chỉ có con rùa mới đúng đâu. Nhưng nguyên tắc này trường hợp nào cũng đúng, tôi nghĩ vậy. Dĩ nhiên anh đúng. Nếu chúng ta làm quá vội vàng, nếu chúng ta làm như thể chúng ta quá lo lắng, những kẻ dưới trướng chúng ta sẽ lo lắng theo. Điều này là không cần thiết. Nhưng nếu chúng ta quá chậm chạp, Geraci sẽ lại bắt thóp chúng ta và chúng ta chẳng khác gì bị đẩy ra khỏi bảng xếp hạng
âm nhạc.
Eddie hơi rụt rè khi Nobilio nói đến tên Geraci. Không ai nói tên của hắn ta to đến vậy. Nobilio
nói:
- Những gì tôi nói là chúng ta nên sử dụng một chút liệu pháp tâm lý, giám sát những kẻ dưới
trướng. Tôi là kẻ thông minh, anh biết đấy. Giữa chúng ta, chỉ cần vài giờ là có thể xong xuôi mọi chuyện.
Eddie nghĩ rằng thoải mái vào thời điểm này là tốt nhất. Eddie nói:
- Liệu pháp tâm lý hả? Tôi là cử nhân trường kinh tế Brooklyn. Hầu hết những khóa học chúng tôi có, rốt cuộc cũng chỉ là tâm lý mà thôi.
Họ vừa ăn vừa nói về chuyện này và vài công việc kinh doanh khác. Họ đồng ý phải giữ liên lạc với nhau thường xuyên. Nếu nhà Corleone vẫn tồn tại, chính những người như Eddie và Nobilio sẽ là con át chủ bài.
Eddie nói, ý chỉ Geraci:
- Khi mọi chuyện giữa Bố già và sếp cũ của tôi xong xuôi thì một trong số chúng ta sẽ không thể làm ông trùm được. Mặc dù vậy, Chúa tha thứ, cũng sẽ đến lúc đó thôi.
- Trong Gia đình này ư, chẳng bao giờ xảy ra. Anh bắt buộc phải có họ Corleone. Eddie nói:
- Sẽ có những người ngoài nhà Corleone thôi. Ritchie nói:
- Có thể. Nhưng Sonny có hai thằng con trai, phải không? Michael có một đứa, Connie có hai
đứa.
- Tôi chẳng thấy đứa nào có ý định tham gia vào hoạt động của Gia đình cả.
- Trước kia người ta cũng nói điều tương tự về Bố già Michael, anh nhớ không? Và Fredo cũng
nói một trong những câu như thế.
- Fredo? Fredo chẳng có con cơ mà.
- Fredo đã “thịt” hơn nửa số gái nhảy ở Las Vegas. Anh không nghĩ rằng có tai nạn xảy ra à?
- Anh biết ai à? Làm sao anh biết?
- Tôi không nên nói.
- Mike có biết chuyên này không? Ritchie nói:
- Đổi chủ đề thôi, được chứ? Anh đã có con sư tử rồi, phải không?
Eddie trầm trồ:
- Một con vật tuyệt đẹp.
- Thật ngạc nhiên rằng anh lại thích nó.
Hắn nhận ra Ritchie không mong đợi một lời cảm ơn hay một lời mời đến thăm con sư tử. Lời cảm ơn thì thật vô lý. Eddie đã gửi lời cảm ơn về bốn chiếc vé xem đội Mets thi đấu, ngay đằng sau sân nhà, điều đó là quá nhiều so với gợi ý mà Eddie nhận được về rạp xiếc và làm thế nào để liên lạc với kẻ đang nợ nần chồng chất sở hữu con sư tử kia. Nhưng chưa hết. Phải tìm cách để vận chuyển, sửa sang lại chiếc lồng ở dưới tầng để nó thành một nơi thoải mái cho con sư tử, tập luyện và biết nó ăn gì, làm thế nào để dọn chuồng sạch sẽ, rồi bắt một hai tên ngu ngốc xuống đó dọn vệ sinh. Tuy nhiên Eddie phân nửa thời gian đều tự mình làm. Hắn không bận tâm, vì Ronald là một con vật tuyệt đẹp mà cũng có cảm tình với Eddie. Tuy nhiên, phân sư tử thì vẫn là phân sư tử.
Vậy nên Ritchie không cần một lời cảm ơn suông nữa. Nếu hắn muốn, hắn vẫn có thể đến gặp và thăm Ronald.
- Anh muốn đi thăm nó không? Chúng ta có thể đi bộ. Ở ngay gần đây thôi, trong câu lạc bộ. Ritchie nói:
- Tôi biết nó ở đó mà.
- Vậy đi thôi, anh nên đến xem. Đi nào!
Họ cùng đi. Eddie kẹp chặt hộp quà đầy vớ dưới cánh tay, tay kia thì giơ chiếc poster như cây quyền trượng. Eddie nói trên đường đi:
- Khi đứng cạnh một con vật ở rừng như Ronald, cảm giác rất tuyệt vời.
Họ cố gắng để đi song song với nhau. Điều đó trông có vẻ hơi kỳ cục ở một nơi như thế này, khi mà lề đường thì khá hẹp, nhưng Eddie thì cứ đi thẳng, khiến cho Nobilio như con chó nhỏ chạy theo, phải tránh những cái cây và vòi nước máy ven đường. Cả hai đều có vệ sĩ bám theo, tuy nhiên ở một khoảng cách đủ xa để không làm phiền. Nobilio nói:
- Ronald? Anh đặt tên cho nó đấy à?
- Sư tử phải có tên chứ. Ronald là tên nó.
- Tại sao lại ià Ronald?
- Anh thấy không? Anh lại làm tôi điên rồi. Làm sao mà tôi biết được tại sao là Ronald. Đó là cái tên mà nó có từ khi sinh ra.
- Tại sao anh không gọi nó bằng cái tên anh muốn?
- Tại tôi muốn gọi nó bằng cái tên mà nó đã được đặt. Điều bình thường thôi, củng là phép lịch
sự.
- Anh còn mở rộng phép lịch sự với một con sư tử ư?
Eddie nói:
- Anh cứ thử thất lễ với nó xem. Hãy xem điều gì xảy ra với anh. Ritchie nói:
- Một con sư tử ở Brooklyn chết tiệt. Tôi ngưỡng mộ anh, bạn của tôi. Nó làm tôi sợ đến chết mất, có một con sư tử trong câu lạc bộ.
- Nó cũng giống như người khác thôi. Đối xử tử tế với nó thì chẳng có gì phải sợ cả. Eddie nhìn sang Ritchie. Ritchie nói:
- Điều tôi sợ là sẽ có người nói rằng con sư tử là một con mèo đối với một kẻ có dương vật bé. Mẹ kiếp người ta, mẹ kiếp những gì họ nói.
Eddie nói:
- Có thể. Tuy nhiên tôi không có mối bận tâm như anh đang phải lo trong khu căn hộ dó. Ritchie nói, nhưng không tỏ ra giận dữ chút nào:
- Khốn nạn! Trừ phi - ý nói đến rạp xiếc - anh có một rạp xiếc ở dưới đó, anh mới phải lo lắng.
Chỉ có vài gã cảm thấy không thoải mái thú nhận với tôi về điều đó.
Họ vào nhà. Bên trong, hai thằng ăn hại đang xem tivi. Eddie nói:
- Anh làm tôi bực mình chết được, Rich. Ritchie vỗ lên lưng Eddie:
- Ai biết tôi cũng đều yêu quý tôi, anh bạn ạ.
Eddie không thích bị chạm vào người, nhưng hắn cũng mặc kệ.
Họ bước vào bên trong khi mấy tay phóng viên tivi nói rằng tên sát thủ đã được nhận dạng là Belford Williams, theo bản tin gần nhất, thay vì tên Juan Carlos Santiago.
- Sát thủ nào?
Eddie hỏi, và người của hắn ta ra hiệu im lặng. Momo Barone đang ở giữa bọn chúng. Đáng lẽ ra Trâu Đất phải đứng lên và nói cho mấy tên đó biết rằng chúng đang vi phạm điều lệ.
Juan Carlos Santiago, tay phóng viên nói, được biết là người em trẻ tuổi cùng cha khác mẹ của một nhân viên chức vụ cao trong chính quyền Batista, một người đã bị giết trong một cuộc bạo động. Santiago cũng tham gia vài cuộc tấn công bất thành một năm trước đây. Vài người miêu tả hắn ta là một gã “cô đơn”, “một tên trẻ tuổi rắc rối”. Hắn ta đã nhiều lần vào viện tâm thần khi còn nhỏ, cả ở Mỹ lẫn Cuba.
Ritchie Hai Súng kéo chiếc ghế và ngồi xuống. Eddie hỏi:
- Thằng chó nào bị giết vậy?
***
Kathy Corleone không quên được khuôn mặt của người đàn ông đó. Cô đang ngồi ở phòng làm việc trong thư viện công cộng ở thành phố New York, chăm chú đọc sách. Cô chưa từng nhìn thấy người này trước đây, nhưng ông ta trông giống phân nửa đồng nghiệp nam của cô: béo lùn, để râu, chỉ chăm chú vào ba hay bốn thú vui nào đó, bị mẹ quản lý, vẫn còn trinh hoặc là một tên khùng hoặc là người có tâm hồn nhạy cảm, hay buồn hoặc là sự kết hợp của tất cả.
Khi ông ta báo với cô tin dữ, ông ta nói bằng cái giọng véo von và với một tâm trạng hỗn độn, nhưng ông ta lại phản bội chính mình bằng một nụ cười man trá. Điều này không có nghĩa là ông ta hạnh phúc với những gì xảy ra ở Miami. Ông ta hạnh phúc vì là người dầu tiên kể với cô về vụ này, như thể ông ta có thể quay trở về làng mình với chiến công lẫy lừng.
Ngay lập tức những người trong thư viện đi nhanh về phía màn hình tivi. Trước những màn hình lớn trong thư viện đặc kín người như thể được triệu tập.
Xuất hiện một người đàn ông da trắng, đeo cặp kính đen dày trông có vẻ rất mệt mỏi, điều này hiếm khi xuất hiện trên tivi. Không ai có thể đoán được điều gì đã xảy ra.
Người đàn ông đó lại xuất hiện phía sau Kathy. Ông ta nói:
- Tôi biết cô là ai.
Cô bảo ông ta im lặng.
Ông ta nói, đủ to cho mọi người nghe:
- Cô là cháu gái của tên găngxtơ đó, là bạn tình của Johnny Fontane.
Mọi người nhìn về phía Kathy, nhưng họ có điều bận tâm khác trong đầu. Kathy nói:
- Đúng rồi. Và ông chính là tên rắc rối khiến tôi trở nên ngớ ngẩn.
Cô về nhà và nhận điện của em gái mình. Cô vừa biết tin xong. Điện thoại rung lên khi cô vừa bước vào cửa.
***
Phó tổng thống Ambrose Bud Payton đang ngủ ở nhà mình tại Coral Gables. Ông hy vọng có thể ngủ được một giấc dài, mặc dù vậy ông ta chỉ có được giấc ngủ ngắn. Bất kỳ khi nào có thể, ông ta đều cố gắng chợp mắt. Ông và bà Payton có hai mươi con mèo ở Coral Gables và mười bốn con khác ở thủ đô Washington. Khi ngủ, ông thường ôm một con mèo ưa thích của mình, một con mèo béo tên Osceola.
Vợ ông đã nói với đặc vụ rằng bà sẽ chuyển thông tin đến chồng mình. Run rẩy, bà đánh thức ông bằng việc gọi ông tổng thống.
Bud Payton ngồi dậy, hỏi xem liệu người Nga có đứng sau vụ này hay không. Bà vợ không biết nên trả lời thế nào. Bà bảo với ông rằng sân vườn đang chật cứng cánh phóng viên. Sân vườn rất nhiều ô tô của các thành viên trong chính phủ và ngày càng nhiều. Bà ta có tật nói lắp khi gặp phải tình thế
khó khăn. Họ đã cưới nhau trong một thời gian rất dài, và ông Phó tổng thống biết không nên ép buộc vợ mình.
Ông hôn bà và đứng dậy, hít một hơi thật sâu, lẩm bẩm:
- Tôi là một con chiên đang hành hương.
Một lời hát mà người mẹ quá cố của ông thường hát khi ông còn là đứa bé, lớn lên ở trang trại đầy nắng ở ngoại vi thành phố Plant. Ông ta đi theo phía hành lang, xuống đại sảnh, và phải đối mặt để giải thích với toàn thế giới điều gì đã thực sự xảy ra.
***
Theresa Hagen đang ngồi trong bếp với chiếc điện thoại trước mặt, lo sợ điều tồi tệ nhất. Chuông điện thoại reo. Đó là một người bạn của cô, chủ sở hữu một gallery tranh ở bên ngoài
South Beach, giọng của anh ta run lên với tin xấu phải nói ra.
Lạ thay, cô cảm thấy thoải mái khi nghe tin đó. Đó là tin xấu, nhưng không phải tin về chồng cô.
Nó thật tồi tệ, nhưng không phải là tận cùng thế giới.
***
Tommy Neri đang ở Miami vào thời điểm đó, tuy nhiên hắn lại vẫn đang ở thành phố Panama. Nó dính dáng tới một người phụ nữ khác, chẳng có gì đặc biệt cả, chỉ là những câu chuyên bông đùa liên quan tới những đảng phái, nhưng nó lại khiến Tommy khó bước ra đi. Những điều đó làm hắn thoát khỏi những stress mà hắn phải chịu. Hắn cũng nghiên heroin, nhưng trong thời gian này hắn không sử dụng quá nhiều. Một ngày sau khi Tổng thống bị giết, hắn mới nhận ra những điều mà người tình của hắn đã nói ngày hôm qua. Mẹ kiếp cái ngày hôm qua ấy.
***
Chiều hôm đó Carlo Tramonti, như dự tính, đã thoát khỏi tất cả những cáo buộc trốn thuế chống lại ông ta, kể cả lời cáo buộc mà những nhân viên liên bang đưa ra nhằm đánh sụp đế chế của ông ta. Không ai, kể cả bên nguyên - người không xuất hiện trong phiên tòa - có thể mong đợi một phán quyết nào hơn. Rõ ràng nó đã tốn của Cá Voi tiền của và thời gian để trả cho luật sư của mình. Tramonti rời khỏi tòa với một nụ cười thoải mái và vô tư lự trên khuôn mật. Ông ta nói với cánh báo giới tập trung bên ngoài:
- Điều này đã được xác minh.
Ở thời điểm vụ ám sát xảy ra, ông ta đang vui mừng trước việc trắng án ở một bữa tiệc trong nhà hàng Nicastro, một nhà hàng gần văn phòng của ông ta, với người em, một vài nhân viên liên bang có chức sắc, và Paul Drago, người em trẻ tuổi của ông trùm Salvatore “Silent Sam” Drago ở vùng Tampa. Không có đài hay tivi ở phòng khách, và dĩ nhiên, chẳng ai biết gì về việc xảy ra ở Miami cho đến khi tiệc tàn.
***
Al Neri chắc hẳn sẽ nhớ vào thời điểm đó đội Yankee đang thua. Hắn sẽ nhớ rằng bảng hiệu trên
chiếc radio của mình như thế nào, giống hệt thiết bị từ một chiếc phi thuyền. Chiếc xe Coupe De Ville là chiếc xe Cadillac đầu tiên của hắn, chưa có gì hắn mua và sở hữu làm hắn thoải mái đến vậy. Mùi xe vẫn còn mới. Hắn vẫn còn nhớ mình nhìn chằm chằm vào hộp số như thể chiếc tivi màn ảnh lớn. Hắn sẽ nhớ việc nhìn lên trên bảng đồng hồ và thấy một phụ nữ đang lái chiếc xe tải méo mó băng qua. Cô độ ba mươi tuổi, tóc cô buộc bởi một cái khăn, cửa sổ mở xuống và radio của cô bật hết cỡ. “Tôi sẽ không tin bất kỳ ai.” Cô hát theo, hạnh phúc. “Thứ duy nhất tôi tin là ngón tay của tôi.”
Al giơ ngón tay lên và nhìn chúng.
Cô rẽ. Hắn không nghe tiếng nhạc nữa. Cô đi thêm chừng hai dãy nhà và dừng lại. Đài radio của cô chắc hẳn đã bị thứ gì đó cắt ngang lịch phát thường lệ.
Al hiếm khi nào nghĩ rằng quá khứ của mình đã cô đơn như thế nào, mặc dù vậy lúc đó hắn lại nghĩ tới. Con đường đầy tội lỗi, không nhân nhượng mà hắn chọn. Hắn muốn đi theo cô, người phụ nữ có chiếc khăn cuốn quanh đầu, để xem cô có phải người mình cần hay không.
Dĩ nhiên, thay vào đó, hắn dập tắt ý tưởng điên rồ kia. Hắn đi ra khỏi xe và thông báo cho Bố già Michael Corleone biết tin tức.
Sự Trả Thù Của Bố Già Sự Trả Thù Của Bố Già - Mark Winegardner Sự Trả Thù Của Bố Già