It often requires more courage to read some books than it does to fight a battle.

Sutton Elbert Griggs

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Drifters
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Vũ Phương Vân
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1007 / 119
Cập nhật: 2018-09-19 19:36:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1: Joe
uổi trẻ là chân thật.
Không có người nào điên rồ tới mức muốn chiến tranh hơn hòa bình: vì trong thời bình con trai chôn cất cha, còn trong thời chiến thì cha chôn cất con trai.
• Herodotus
Việc phi thường nhất mà trường đại học thu xếp được trong những năm gần đây là thuê tiến sĩ Richard Conover, người từng giành giải Nobel sinh học. Ông đã làm cho danh tiếng đội ngũ giảng viên thêm lừng lẫy, nhưng công việc chính của ông vẫn tiếp tục tập trung ở Washington, nơi ông đang tiến hành những thí nghiệm về hơi độc làm tê liệt thần kinh cho Bộ Quốc phòng. Như vậy có nghĩa là ông không thể thực sự giảng dạy ở trường đại học; các buổi lên lớp của ông được giao cho một nhóm thanh niên hấp dẫn mà trung bình lớn hơn sinh viên trong trường hai tuổi rưỡi, thông minh hơn bốn phần trăm và phù hợp với yêu cầu hơn sáu phần trăm. Tất nhiên, thỉnh thoảng vào chiều Chủ nhật, sinh viên có thể thoáng nhìn thấy tiến sĩ Conover đi về hướng sân bay, việc này làm họ yên tâm.
Chiến tranh là một phi vụ làm ăn sinh lãi. Hãy đầu tư con trai các vị.
Trường đại học đã đi lạc hướng và tất cả mọi người đều biết điều này ngoại trừ Hội đồng Quản trị, sinh viên đã tốt nghiệp, đội ngũ giảng viên và chín mươi phần trăm sinh viên.
Tôi là một sinh viên nghiêm túc. Xin đừng đâm, đừng gập hay đóng đinh kẹp tôi lại.
Ông ta sục sạo khắp các chợ để tìm một mòn quà Giáng sinh tặng L.B.J[1]. Món quà ông ta định mua là một bộ domino.
Chết tiệt, tôi mong các vị sẽ lắng nghe lập luận then chốt của tôi. Trong vòng ba mươi năm kể từ bây giờ, chính phủ, các ngân hàng, các cơ sở kinh doanh quan trọng, các trường đại học và tất cả những gì có giá trị trên thế giới này sẽ do lớp thanh niên chuyên về khoa học nhân văn ngày nay điều hành. Các nhà khoa học sẽ không bao giờ điều hành bắt cứ thứ gì ngoại trừ phòng thí nghiệm, họ không bao giờ làm được, họ không bao giờ có thể làm được. Thế mà ở trường đại học này chúng ta đã dành toàn bộ thời gian và tiền bạc nhằm đào tạo các nhà khoa học trong khi phớt lờ các nhà nhân văn, vốn là những người mà hạnh phúc và sự dìu dắt thế giới đã và sẽ luôn luôn phụ thuộc vào. Tôi cho điều này thật ngu ngốc, và nếu Hội đồng Quản trị và đội ngũ giảng viên không đủ khôn ngoan để chấm dứt nó thì chúng ta phải làm thôi.
Thà là một hòa bình chắc chắn còn hơn một thắng lợi chỉ nằm trong hy vọng.
• Livy
Khi người ta phang dùi cui vào đầu bạn thì bạn hãy hạ gục họ bằng siêu tình yêu.
Đối với con người, tình trạng thông thường của tự nhiên không phải là hòa bình mà là chiến tranh.
• Kant
Lưu vong chính trị đã trở thành nơi nương náu cuối cùng của nhiều trí tuệ cao đẹp. Trong lưu đày, Dante Alighieri đã viết bài thơ hay nhất đời mình và Vladimir Ilyich Ulyanov đã rèn giũa những tư tưởng sau này sẽ làm cả thế giới sững sờ. Chính trong cảnh lưu vong vì chủ nghĩa quân phiệt Đức mà Carl Schurz đã có những đóng góp lỗi lạc cho xã hội Mỹ, và cũng vì bị chính quyền Tây Ban Nha kết tội phản quốc phải lưu đày mà Công tước de Rivas đã viết được những cuốn sách đặc sắc. Một làn sóng người lưu vong từ Scotland đến đã đặt nền móng cho tinh hoa trí tuệ của Canada, và những kẻ phiêu lưu liều lĩnh bị ném khỏi các quốc đảo đã đến sinh cơ lập nghiệp ở Thái Bình Dương. Những tài năng lỗi lạc chế tạo ra bom nguyên tử cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ phần lớn là người Do Thái lưu vong bị xua đuổi khỏi nước Đức phát xít. Trong ba thế kỷ, nước Mỹ thu lợi từ những người lưu vong chính trị kiếm tìm sự che chở của chúng ta. Nó đã khiến cho các chính trị gia thế hệ này phải phát động một dòng chảy ngược chiều.
Đừng bao giờ làm quen với một cô gái trước một giờ chiều. Nếu xinh đẹp, cô ta làm gì mà không ở trên giường cho đến trưa?
Nếu một người đàn ông trẻ, dù dễ dao động đến thế nào đi nữa, mà không tán nổi các cô gái ở Torremolinos thì tốt hơn hết đừng có làm người nữa.
Thần Zeus quắp được Ganymede[2] tại Chòm sao Thiên Nga Rũ Cánh.
Vào sinh nhật lần thứ hai mươi, Joe đối diện một vấn đề phức tạp đến nỗi anh phải tìm người giúp đỡ, và chính vì vậy anh đã gặp bà Rubin.
Rắc rối của anh bắt đầu từ hai năm trước, khi anh bắt buộc phải đăng ký tham gia quân dịch. Anh đã nói với bạn bè ở trường trung học bằng những câu vụng về vốn đặc trưng cho các nỗ lực giao tiếp của anh, “Làm sao vụ đó tóm được cậu cơ chứ? Không thể gọi một cốc bia ấy thế mà lại có thể đi đánh trận.”
Bao giờ Joe cũng cao lớn hơn so với tuổi, thanh mảnh chứ không chắc đậm, và, theo mốt nhóm bạn, đã bắt đầu nuôi tóc dài ở hai bên mang tai nên nhìn từ phía sau cũng có thể thấy rõ. Anh không thật nổi bật về điền kinh để thu hút được sự chú ý của bất kỳ trường đại học nào, cũng không học giỏi tới mức được cấp học bổng. Vật duy nhất anh phải xuất trình khi tốt nghiệp trung học là một mảnh bìa trắng cỡ cái ví chứng nhận anh đã đăng ký tham gia quân dịch và được tự động xếp loại 1-A; việc xếp loại chính thức sẽ được tiến hành sau đó, khi anh được gọi đi khám sức khỏe. Khi vào đại học, người ta yêu cầu anh trình thẻ quân dịch, và vị giáo sư phụ trách có vẻ hài lòng khi thấy anh đã có.
Vào sinh nhật thứ mười chín, Joe nhận được một công văn làm anh sợ hết hồn. Đó là công văn của hội đồng tuyển quân, khi anh đi nghe giảng môn hóa về thì nó đã đang nằm chờ sẵn. Trong mười phút khổ sở, anh lo sợ không dám mở ra xem. “Tớ không sợ chiến tranh,” Joe khẳng định với anh bạn cùng phòng, một sinh viên triết quê ở Nevada có khuôn mặt vàng vọt, “và tớ cũng không phải kẻ từ chối nhập ngũ vì cho rằng nó trái với đạo lý, nhưng Việt Nam làm tớ điên đầu. Lạy Chúa, tớ không muốn bò lê bò toài khắp các ruộng lúa.
Cuối cùng khi mở phong bì ra, anh không thấy gì ngoài một bản thông báo in roneo, “Vì đã đỗ vào trường đại học cho nên ông được xếp loại 2-S, và ông sẽ vẫn được xếp vào loại này cho đến khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ông phải báo cáo với ủy ban quân dịch về bất kỳ thay đổi nào trong tình hình học tập của ông.” Kèm theo là tấm thẻ mới để anh xuất trình với viên chức trong trường và người phục vụ quầy rượu.
Mặc dù năm đầu anh đạt được điểm số tốt nhưng năm thứ hai lại nảy sinh khó khăn. Trường anh chọn không thuộc loại lò luyện não như Berkeley, cũng không phải nơi toàn những cô cậu thích ăn diện như Stanford; nó là một trong số nhiều trường có chất lượng nằm rải rác khắp California và là nguyên nhân dẫn đến sự vượt trội trên nhiều lĩnh vực của bang đó; trong khi một bang như Pennsylvania chỉ cung cấp nền giáo dục đại học cho ba mươi mốt phần trăm học sinh tốt nghiệp trung học, California lại lo việc học hành cho bảy mươi ba phần trăm, và sự khác nhau này phải được nói đến. Joe kiên trì nỗ lực và cố gắng đạt những điểm số giữ cho anh được ở lại trường và thoát khỏi quân dịch.
Chính mục đích thứ hai này đã gây cho anh tình trạng khủng hoảng tinh thần. Bốn sự việc khó chịu dồn dập trong một thời gian ngắn. Chúng ám ảnh anh, không tài nào gạt bỏ được; bản thân các sự việc đó không có gì nghiêm trọng, nếu là mười năm trước, các chàng trai trẻ có thể dễ dàng gạt bỏ. Bây giờ, mùa thu năm 1968, chúng hợp lại để tạo nên một cơn ác mộng đáng sợ.
Sự việc thứ nhất đến một cách ngẫu nhiên. Một hôm, bạn cùng phòng Joe, một sinh viên gần như liên tục đạt điểm A và đã làm được như vậy suốt thời trung học, có một anh bạn hơn tuổi đã tốt nghiệp đại học năm trước tên là Karl đến thăm. Anh chàng to lớn, tháo vát này tạt vào phòng, nằm dài trên giường, cầm theo một lon bia. “Mặc kệ người ta nói gì với cậu,” anh ta nói giọng dạy đời, “cứ theo ba khóa Giáo dục học đi. Khối thằng cha hợm đời đã cười phá lên khi tớ bỏ lớp dự bị luật để sang khoa Giáo dục Tiểu học... Khoa Thay Tã III, bọn nó gọi như vậy. Được thôi, bây giờ chúng đang ở Việt Nam cả rồi đấy. Còn tớ thì được lánh nạn trong một trường tiểu học ở Anaheim. Trong thời gian này tớ được an toàn không phải lo lắng gì về quân dịch.” Anh ta ngả đầu vào gối, tợp một ngụm bia và nhắc lại câu khuyên bảo, “Học sư phạm đi.”
“Anh thấy nghề dạy học thế nào?” Joe hỏi.
“Ai thèm quan tâm chứ? Buổi sáng cậu trình diện. Bọn nhóc quậy tưng bừng. Cậu ngăn không cho chúng phá lớp tanh bành. Đến tối cậu được về nhà.”
“Thế anh dạy chúng những gì?”
“Chẳng dạy gì cả.”
“Anh không bị đuổi việc à?”
“Tớ to cao. Bọn trẻ sợ tớ một phép. Vậy nên tớ tương đối giữ được trật tự. Tay hiệu trưởng quá biết ơn vì có được một lớp học không ồn ào nên ông ta chẳng cần quan tâm xem tớ có dạy được gì cho lũ trẻ hay không.”
“Nghe có vẻ hay ho nhỉ,” Joe nhận xét.
“Tớ tránh được quân dịch,” anh giáo đáp.
Một thời gian sau, anh bạn cùng phòng kéo Joe cùng đi đến trường tiểu học đó để thử xem ông hiệu trưởng có công việc gì cho họ sau khi họ tốt nghiệp không, và họ quan sát bọn trẻ, trong đó có nhiều đứa da đen, la hét ầm ĩ ngoài hành lang. Ông hiệu trưởng là người hiền lành, khoảng bốn mươi tuổi, tóc rụng gần hết. “Bạn các anh là một trong những giáo viên giỏi nhất trường chúng tôi,” ông hăng hái nói. “Nếu các anh đủ điều kiện để được cấp bằng tốt nghiệp của bang California, chúng tôi sẽ rất vui lòng tăng cường các anh vào đội ngũ giảng dạy.”
Sự việc thứ hai lại đáng phẫn nộ. Một buổi tối, cửa phòng họ bật mở cái rầm và Eddie, cầu thủ bóng đá lực lưỡng tài năng đạt đến mức đủ để được cấp học bổng nhưng chưa đủ để tham gia đội một, lao vào báo tin với vẻ đắc thắng hiển nhiên, “Ơn Chúa, cuối cùng thì tớ cũng làm cô ta có mang! Chúng tớ sẽ cưới vào tuần sau.”
“Maud ư?”
“Phải. Cô ta đã đi khám và việc này chắc chắn rồi. Buổi sáng sau lễ cưới, tớ sẽ quay lại ủy ban quân dịch đặng đổi lấy tấm thẻ loại 3-A tuyệt vời như cũ... và tớ được tự do ở nhà.”
Các sinh viên khác vào chúc mừng Eddie, và anh ta hào hứng kể, “Maud và tớ đã nghiên cứu chu kỳ kinh nguyệt cho đến trúng mới thôi. Trong thời kỳ cô ta dễ thụ thai, chúng tớ phải làm ba bốn lần một ngày. Các cậu có nhớ lần tớ ngã gục trong trận Oregon không? Chết tiệt, tớ đã mệt đến nỗi đứng lên không nổi. Sáng hôm đó tớ đã làm hai trận liền với Maud. Huấn luyện viên xỉ vả tớ ra trò, nhưng tớ nghĩ đúng là sáng hôm đó lúc ở nhà tớ đã đánh trúng mục tiêu. Dù sao, cô ta cũng có mang rồi và tớ thì thoát được quân dịch.”
Một người hỏi, “Cậu cho rằng chứng nhận loại 3-A của cậu có hiệu lực ư?”
“Đó là cách chắc chắn. Tất cả các cậu nên lấy vợ đi. Khối đứa con gái ngoài kia sẽ sung sướng được qua đêm với các cậu đấy. Ngủ với các nàng hăng vào. Làm cho các nàng có mang. Mặc cho quỷ tha ma bắt chính quyền đi.”
“Có đáng làm thế không?” ai đó hỏi.
“Ai thèm quan tâm chứ? Khi cuộc chiến vô nghĩa này kết thúc, ly hôn rồi đường ai nấy bước.”
“Cậu có định ly hôn không?” Joe hỏi.
Anh chàng cầu thủ bóng đá nhìn Joe, định nói đùa một câu nhưng rồi nghĩ lại và đáp, “Nếu cô gái mang thai với cậu tình cờ lại là người cậu yêu thì lợi cả đôi đường.”
“Cô gái của cậu không phải à?”
“Cô gái của tớ không phải,” anh chàng to lớn nói.
Kinh nghiệm thứ ba khiến cho việc tự vấn lương tâm trở nên không thể tránh khỏi. Tầng trên có một sinh viên ngốc nghếch đáng thương tên là Max, kỳ nghỉ cuối tuần nào cũng chúi mũi vào sách vở, nhưng mãi vẫn không sao hiểu nổi các phép toán hoặc Adam Smithh[3]. Đó là một chàng béo có nước da xấu đến từ Los Angeles và muốn làm bác sĩ, theo lời bà mẹ, nhưng các giáo viên nhanh chóng nhận ra đây là điều không thể, vì vậy cậu chuyển sang khoa thương mại, nhưng rồi ngay việc này cũng thành không thể.
“Mày phải ở lại trường!” cha mẹ cậu gầm lên. “Mày muốn làm chúng tao mất mặt à? Mày muốn thôi học mà đi lính à?”
Mẹ cậu đã thu xếp cho cậu chuyển sang khoa sư phạm. “Có thể mày mới kiếm được một công việc giảng dạy ở Los Angeles, chẳng hạn như trường Harry Phillips, và thế là mày được an toàn.” Cậu chuyển sang khoa sư phạm nhưng rồi đến cả sự thông minh để thi đỗ cậu ta cũng thiếu, giờ thì có vẻ như cậu ta sẽ bị buộc thôi học, mất quyền được hoãn quân dịch, và sẽ phải trở lại loại 1-A.
Trong cơn khủng hoảng này, Max lạch bà lạch bạch chạy khắp ký túc xá, tìm một ai đó sẵn lòng lẻn vào phòng thi làm bài sát hạch thay cậu. “Câu hỏi dễ thôi,” cậu giải thích, “nhưng mỗi tội tớ không tài nào sắp xếp được ý nghĩ của mình.” Khi không tìm được ai ở tầng hai vui lòng mạo hiểm, cậu quay lại phòng Joe và nói, “Ngay cả khi anh không đi nghe giảng thì anh vẫn có thể trả lời được các câu hỏi, Joe ạ. Tôi biết là anh có thể.” Cậu làm rất kém, và sau khi bài thi được chấm xong, Max nhận được tin xấu. Cậu trượt. Thời gian hoãn quân dịch chấm dứt. Cậu phải vào quân đội. Hai bậc phụ huynh quẫn trí tới đón, và trong căn phòng riêng kín đáo của cậu, họ đã mắng mỏ không tiếc lời khiến cho cậu rời ký túc xá mà mắt đỏ hoe và run lẩy bẩy. Cậu trốn cha mẹ để đến từ biệt Joe. “Anh là một người bạn tốt,” cậu nói. Rồi, khắp người run lẩy bẩy, cậu bước ra xe.
Đám sinh viên bàn luận về Max một hồi lâu và thống nhất với nhau một điều: nếu có một người không nên ra trận thì đó chính là Max. Một sinh viên Y dự bị nói, “Cậu có muốn cậu ta làm đồng đội của mình khi đi tuần qua một ruộng lúa không?” Một người khác nói, “Bắt đi lính chỉ vì họ học kém ở đại học thì đúng là tội ác.” Nhưng anh chàng sinh viên triết cùng phòng với Joe chỉnh lại, “Tội ác bắt đầu từ khi nước ta cho phép sử dụng trường đại học làm nơi miễn trừ một nghĩa vụ mà đối với những nước khác thì lại là bắt buộc.”
Sau khi đám đông giải tán, Joe và anh bạn cùng phòng còn tiếp tục tranh luận đến quá nửa đêm, và lần đầu tiên Joe được nghe một người có học thức đề xuất lý thuyết rằng toàn bộ chế độ xã hội là trái đạo đức. Anh bạn cùng phòng lý luận, “Như cậu nói hôm nọ đấy, việc Karl làm hỏng cuộc đời của học sinh để anh ta có thể thoát khỏi quân dịch là một sự trái đạo đức hiển nhiên, nhưng nó lại do một sự trái đạo đức lớn hơn tạo ra. Sự trái đạo đức của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ khi tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố mà Quốc hội chưa bao giờ cho phép.”
“Cậu nói thế là có ý gì?” Joe hỏi.
“Lấy ví dụ thằng cha cầu thủ bóng đá hợm hĩnh khoe khoang việc đã làm một cô gái hắn không hề yêu mang thai chỉ vì mục đích trốn lính mà xem. Việc đó rõ ràng là trái đạo đức, nhưng không thể xảy ra nếu nền dân chủ của chúng ta không thối nát từ trước. Các quan chức được bầu để đại diện cho chúng ta lại để mình bị qua mặt, rồi vỗ tay tán thưởng khi Tổng thống hành động trái pháp luật.”
“Cậu sẽ làm gì với chuyện đó?”
“Tớ không biết. Nhưng tớ biết là người ta không thể hợp tác vô hạn định với tình trạng trái đạo đức mà không thành ra hư hỏng. Và tớ không có ý định biến mình thành hư hỏng.”
Anh ta nói nhỏ nhẹ, nhưng với sức thuyết phục sâu sắc đến nỗi Joe phải tự xác định xem anh sẽ cho phép việc trốn quân dịch bằng cách ẩn tránh trong trường đại học tiêm nhiễm vào anh sâu đến mức nào.
Chính kinh nghiệm thứ tư đã đúc kết quan điểm của anh, một việc mà bản thân nó tầm thường đến mức đối với người bình thường trong những thời điểm bình thường thì nó thậm chí còn chẳng được nhắc đến. Joe tới một quán bar nằm trong khu vực khá phức tạp phía bên kia thành phố để nghe một nhóm nhạc trình diễn và trên đường về ký túc xá anh tình cờ đi qua một nhóm da đen đang tụ tập ở góc phố, và một anh chàng mặc quân phục cất tiếng gọi, “Ê, thằng cha da trắng! Hẹn gặp mày ở Việt Nam nhé.” Nhưng một người khác nói, “Hắn thì không đâu. Hắn là sinh viên đấy.” Joe cười, chĩa ngón cái và ngón trỏ tay phải làm súng, vừa giả bộ bắn vào chàng lính vừa tặc tặc lưỡi. Anh lính bèn lùi lại hai bước, ôm lấy ngực kêu, “Chết tiệt, hắn bắn trúng rồi.”
Tất cả chỉ có vậy. Joe đi tiếp, nhưng sự kiện vô nghĩa tình cờ đó cứ ám ảnh anh ngày này qua ngày khác - cái thực tế ghê tởm là trong cuộc chiến này người da đen không thể trang trải chi phí vào đại học thì phải thực hiện chế độ quân dịch, còn người da trắng có tiền thì không. Thật sai lầm, vô đạo đức, khiến người ta phát điên, và mọi điều những người đứng đầu xã hội như tướng Hershey và J. Edgar Hoover nói chỉ làm trầm trọng thêm sự bất công cơ bản. Người da đen phải đi lính, người da trắng thì không; người nghèo bị lôi ra trận, người giàu thì không; người khờ dại bị bắn chết, người thông minh thì không. Và tất cả được thực hiện nhờ một tiền đề vô đạo đức nhằm theo đuổi một cuộc chiến có nền tảng vô đạo đức.
Phân vân trước những chuyện rối rắm ấy, Joe bước vào tháng cuối của niên học, hoàn toàn không nhận thấy rằng anh bạn cùng phòng, nhờ quá trình đào tạo về triết học, đã đi tới một vài kết luận quan trọng mà mãi mấy tuần sau đó Joe vẫn chưa rứt ra được. Ngay trước Giáng sinh, một nhóm sinh viên chống chiến tranh tuyên bố tập hợp lực lượng ủng hộ hòa bình. Chương trình dự định bắt đầu lúc hai giờ chiều tại sân chính giữa các khu nhà, thế mà từ lúc một giờ khu sân bãi trường đại học đã chật ních người hiếu kỳ từ thành phố đến. Cảnh sát đặc biệt của trường đã sẵn sàng, với chỉ thị ngăn ngừa ẩu đả. Họ được sự hỗ trợ từ lực lượng cảnh sát chính quy cũng kiên quyết ngăn chặn rắc rối. Khi cảnh sát thấy một đoàn diễu hành tiến đến gần, mang theo khẩu hiệu như Yêu nước Mỹ hoặc mặc kệ nó, U.S.A. Hãy đi tới cùng và ủng hộ những chàng trai dũng cảm của chúng ta ở Việt Nam, họ lặng lẽ bắt dòng người chuyển hướng không cho vào sân trường.
Một cảnh sát cầm loa kêu gọi đoàn diễu hành, “Những người ủng hộ hòa bình có quyền phát biểu ý kiến như hiến pháp đã quy định. Các vị không được mang những khẩu hiệu này vào trường.” Các biểu ngữ bị tịch thu nhưng đoàn diễu hành được phép tản mác vào đám đông trong sân chính.
Khi anh bạn cùng phòng của Joe nhìn từ khu ký túc xá xuống sân thấy đám người lạ cùng hai nhóm cảnh sát, anh nói, “Tình hình có vẻ gay go đây. Tớ muốn cậu biết rằng việc tớ sẽ làm chiều hôm nay hoàn toàn không phải hành động bồng bột. Tớ đã suy nghĩ về chuyện này ngay từ ngày chúng mình thấy Karl dạy ở trường tiểu học đó.”
Anh và Joe xuống sân trong rồi mỗi người mỗi ngả, vì bao giờ Joe cũng tránh xa những cuộc biểu tình quần chúng. Hồi còn là sinh viên năm nhất, anh đã từ chối tham dự những buổi cổ vũ bóng đá và cũng có thái độ tương tự với những cuộc họp phản đối của sinh viên trong trường. “Cậu cứ làm việc của cậu đi,” anh bảo người bạn cũng phòng. “Tớ sẽ quan sát từ phía kia.”
Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa. Ngồi trên bệ bức tượng tưởng niệm người sáng lập trường, Joe lắng nghe tiếng loa trong khi tiến sĩ Laurence Rubin, một giáo sư hóa học nhỏ thó, cố gắng giải thích rằng chiến tranh làm tổn hại vị thế của nước Mỹ ở cả trong và ngoài nước, song một số người phá đám trong đoàn diễu hành không ngừng hét lên, “Ông muốn đầu hàng phải không?” Rubin đã lường trước một lời buộc tội như vậy, nhưng khi ông đang cố trình bày sự khác nhau giữa đầu hàng và rút quân có kế hoạch khỏi một tình thế bất lợi thì những người phá đám kia không cho phép ông giải thích, hét lên, “Chấm dứt chiến tranh là việc của Nixon. Im mồm đi và để Nixon làm việc đó.” Vậy là giáo sư Rubin buộc phải rời micro mà vẫn chưa nói rõ được luận điểm cơ bản của mình.
Một sinh viên có giọng nói vang khắp sân giật lấy micrô mà thét, “Nếu hành động là điều duy nhất Washington có thể hiểu được thì chúng ta sẽ mang hành động đến cho họ.” Joe nhận thấy ngay khi câu đó phát ra khỏi loa phóng thanh, cả cảnh sát trường lẫn cảnh sát chính quy đều tiến đến gần diễn đàn hơn. Diễn giả đã nhìn thấy họ tới gần nhưng vẫn vẫy tay ra hiệu, vậy là một nhóm ba bốn chục nữ sinh bắt đầu hát “Blowin in the Wind” (Thốc theo chiều gió), một bài hát phản chiến nhịp điệu đều đều trang nghiêm, và một số thanh niên trong đám đông liền hòa theo. Đó là một bài hát lạnh lùng rất phù hợp với không khí trong sân, nơi mà nhiều nhóm đứng lẫn lộn hoặc đi lại quanh quẩn rất khó xác định thuộc bên nào.
Khi bài hát lên đến cao trào, một nhóm bảy thanh niên leo lên diễn đàn, và ngay trước mắt mọi người, họ bật lửa đốt thẻ quân dịch với thái độ kiên quyết một cách cố ý. Joe ngạc nhiên thấy anh bạn cùng phòng trầm tính cũng ở trong số đó, đã vậy lại còn chính là người dẫn đầu hành động thách thức đã long trọng tách họ ra khỏi cái xã hội mà họ không thể coi trọng, cái xã hội mà luật pháp của nó họ không thể tuân theo được nữa.
Cảnh làn khói cuộn bay trong không trung khích động đám diễu hành từ thành phố đến, và ngay cả những khán giả không có ý định dùng bạo lực này cũng thấy bị xúc phạm. Đột nhiên, từ nhiều phía, mọi người bắt đầu xông lên diễn đàn định kéo bảy người đốt thẻ xuống, hành động này đã lôi hai đội cảnh sát vào cuộc, dùi cui vung tới tấp. Trước sự kinh ngạc của Joe, cảnh sát không dùng dùi cui dẹp những kẻ bạo động; thay vì vậy họ nhao lên diễn đàn tóm lấy những sinh viên phản kháng, vừa đánh vừa lôi xuống mặt đất. Anh bạn cùng phòng của Joe thoát khỏi vòng vây và tháo chạy, nhưng một nhóm sinh viên khác, giận dữ vì vụ đốt thẻ, liền chặn đường mà đấm vào mặt anh. Anh lảo đảo lùi lại và va phải một cô gái, cô này liền hét lên thất thanh. Các cô khác, tuy chưa hề hấn gì nhưng lại sợ mình có thể bị xô ngã, cũng hét lên, khiến tình hình trở nên hỗn loạn.
Lúc này cảnh sát kiểm soát thế trận, đùng đùng xông qua đám đông để bắt nhóm sinh viên đốt thẻ. Đầu óc mụ mẫm vì hứng chịu những cú đấm, anh bạn cùng phòng Joe trượt chân ngã chúi về phía cảnh sát như thể đang lao tới tấn công họ và được đón tiếp bằng một trận mưa đấm đá dữ dội khiến anh lăn ra mặt đất. Thấy bạn ngã, Joe không suy nghĩ gì nhảy từ chỗ an toàn trên bệ cao xuống và chạy tới giúp, nhưng cảnh sát lại xem anh là một kẻ phá rối tóc dài nữa nên vung gậy nện túi bụi.
Một gậy hất anh lên, một cú khác thúc vào bụng anh, cú thứ ba đập vào sọ nghe rắc một tiếng, làm anh ngã phịch. Sau này anh kể rằng đã nghe cú đánh cuối cùng này trước khi có cảm giác đau buốt; đó là âm thanh cuối cùng anh nghe được, vì anh liền đổ sụp xuống thành một đống xương vô nghĩa và da thịt rời rã. Anh chỉ nhớ mang máng lúc đó anh nghĩ đầu gối mình đã biến mất còn hai chân tan thành nước. Rồi anh ngất đi.
Trong thời gian anh bạn cùng phòng ngồi tù chờ ngày xét xử, Joe ở một mình trong ký túc xá vật lộn với một niềm tin đang dần dần phát triển. Thông thường sự đánh giá đau đớn như vậy chỉ diễn ra ở một người gần năm mươi tuổi, khi anh ta đang sẵn sàng cho cú đẩy cuối cùng, hoặc một người hơn năm mươi, khi anh ta đánh giá cái thất bại cay đắng đã lôi anh ta vào mà không để hở một cơ hội trốn thoát nào, nhưng đối với thế hệ Joe, thời điểm đánh giá tới sớm hơn, và anh một mình đối mặt.
Anh cũng thích đám con gái và từng hẹn hò vài người, nhưng cho tới nay vẫn chưa tìm được cô nào anh cảm thấy có thể thoải mái tâm sự về cơn khủng hoảng hiện thời của mình. Anh cũng thân thiết với vài anh chàng ở ký túc xá nhưng chưa thân tới mức chia sẻ được vướng mắc của mình. Cũng không có thầy giáo nào anh muốn cùng trao đổi; những người thầy có vẻ thấu hiểu được thì lại quá bận rộn với công việc, còn những thầy có thời gian lắng nghe thì lại khờ khạo đến mức chẳng thể nào nói được chuyện gì nghiêm túc. Vì vậy anh đành chịu đựng một mình.
Trường theo hệ bốn học kỳ, do vậy sinh viên phải làm một loạt bài kiểm tra trước lễ Giáng sinh. Joe cố tập trung tư tưởng để thử dự thi môn hóa học của giáo sư Rubin nhưng anh làm bài tệ đến mức tới lượt môn sử và Anh văn III anh chẳng buồn trình diện ở phòng thi nữa. Anh ở lì trong phòng tìm cách đương đầu với tình hình tiến thoái lưỡng nan mình đã mắc vào. Anh không cạo râu, cũng không xuống nhà ăn. Đêm khuya, anh mới lang thang khắp các con phố tối tăm, vớ lấy một cái bánh mì kẹp thịt và chút cà phê, nhưng phần lớn thời gian anh thui thủi một mình, vừa suy nghĩ vừa xoa những cục u bầm tím trên đầu.
Một cô gái ở La Jolla gửi thư mời anh lái xe của cô về nhà cô chơi. Khi đọc thư, anh có thể hình dung ra hình ảnh cô, một cô bé dễ thương với mái tóc chải gọn gàng buộc túm thành đuôi ngựa đằng sau gáy. Nghỉ Giáng sinh cùng cô chắc sẽ thú vị, nhưng năm nay thì không được. Anh đi xuống gọi điện cho cô. “Em đấy à, Elinor? Thư em gửi cho anh thật ngọt ngào. Anh thích lắm, nhưng anh rã rời khắp cả người rồi.” Cô đáp, “Em hiểu,” rồi lái xe về nhà một mình.
Suốt tuần đầu tiên Joe ru rú trong căn phòng yên ắng của mình giữa khu ký túc xá yên ắng. Vì nhà ăn đóng cửa, anh toàn dùng đồ ăn sẵn, còn bữa tối thì anh tới quán hamburger. Những ngày cuối năm, anh thử xem xét lại tình cảnh của mình và đi đến kết luận là đối với anh, trường đại học này đã cùng kiệt. Anh không thể đường hoàng ở lại ngôi trường đã biến thành nơi ẩn náu trốn tránh quân dịch đối với nhiều người. Anh không chấp nhận nương thân trong những giảng đường này khi mà những người như Max phải bỏ học để ra trận, hay khi những người da đen ở ngõ hẻm vắng vẻ kia bị bắt lính. Anh từ chối tiếp tục thỏa hiệp với lập trường vô đạo đức.
Mặt khác, anh lại không thể công khai đốt thẻ quân dịch như anh bạn cùng phòng đã làm vì anh rất ngại phô trương. Đứng vào một nhóm dễ bị chú ý trong khi các nữ sinh viên hát “The answer is blowing in the wind” (Câu trả lời thốc theo chiều gió) thì thật là lố bịch. Việc đó dứt khoát là không được.
Anh nhớ lại cách giải thích duy lý của một thằng cha người San Francisco đã tự nguyện tham gia quân dịch mùa xuân năm ngoái, “Hành động xứng đáng duy nhất là gia nhập quân đội và phá từ bên trong. Họ mà vớ được tao thì tức là vớ phải một kẻ quyết tâm ngấm ngầm phá hoại toàn bộ hệ thống quân sự.” Ngay tuần đầu tiên trong trại lính, anh ta bắt đầu phân phát tờ rơi thúc giục đồng đội nổi dậy chống lại sĩ quan chỉ huy và bản thân anh ta là người hăng hái nhất. Một buổi sáng, trong lúc điểm danh, anh ta phá lên cười, có ý cười thật to, và khi viên trung sĩ lao xuống cuối hàng hỏi xem chuyện gì khiến anh ta thấy khôi hài như vậy, anh ta nói: “Toàn bộ cái chế độ ngu ngốc này, nhất là ông.” Viên trung sĩ cố không nổi nóng và hỏi anh ta muốn nói gì, anh ta đáp: “Ông, đồ con hoang ngu ngốc nhà ông. Ông bảo chúng tôi phải thót bụng vào trong khi chính ông cũng không thót được bụng nếu...” Viên trung sĩ nện cho anh ta một trận tơi bời, rồi trong trạm xá, anh ta nhận được thông báo sẽ phải ra tòa án binh và chắc chắn sẽ bị tống tù. Nhiều sinh viên trong ký túc xá công nhận là anh ta đã hành động một cách đáng trọng, nhưng một hành động như vậy lại không phù hợp với Joe; anh không thích phá phách, mà dù có thích thì, khi viên trung sĩ béo đến chửi mắng anh, anh sẽ thấy thương hại hắn và không muốn gây rắc rối.
Nhưng cũng có lúc Joe nổi giận, và đúng vào ngày cuối cùng của năm anh đã có phản ứng như vậy. Thực ra thì anh đã đùng đùng nổi giận, vừa nguyền rủa vừa đá vào bàn ghế trong phòng. Nguyên nhân của cơn giận dữ ấy tưởng như thật đơn giản: anh nhận được một bức thư. Nội dung thư không có gì quan trọng, chỉ là vài dòng như thường lệ chúc mừng lễ Giáng sinh của cô gái đã mời anh tới La Jolla. Điều khiến anh giận dữ là dấu xóa bỏ của chính quyền trên bức thư: Hãy cầu nguyện vì hòa bình.
“Đó là điều hết sức vô lý ở toàn bộ cái đất nước chết tiệt này,” anh cáu kỉnh. “Chúng ta đóng dấu câu ‘Hãy cầu nguyện cho hòa bình’ lên thư từ của chúng ta để chứng tỏ chúng ta là một dân tộc yêu hòa bình. Nhưng cứ để một thằng con hoang khốn khổ làm bất kỳ điều gì vì hòa bình xem, người ta sẽ lấy dùi cui nện bể sọ hắn ra. Điều gì đang diễn ra vậy? Khi đám dân thành phố hôm nọ vào trong sân trường, quả thật họ đã sôi sục căm hờn... Họ đã có thể giết chết anh bạn cùng phòng của mình... bởi vì cậu ta mong muốn hòa bình.”
Ngồi một mình trong phòng, anh nhớ lại bài giảng của một thầy giáo trẻ, “Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là đất nước quân phiệt nhất thế giới. Báo chí, truyền hình, trường đại học và ngay cả nhà thờ cũng tận tụy phục vụ chiến tranh và bất cứ tiếng nói phản đối nào cất lên cũng đều bị bịt lại. Các anh sẽ để ý thấy báo chí gọi những người phát ngôn chống chiến tranh là ‘những kẻ được gọi là ủng hộ hòa bình.’ Các họa sĩ vẽ tranh châm biếm thì mô tả họ như những kẻ điên khùng. Những bình luận viên truyền hình nói về họ như những kẻ nổi loạn và cặn bã cần phải bị đuổi khỏi đường phố. Đất nước chúng ta cảm thấy nó phải tiêu diệt những người yêu hòa bình vì nó biết, muốn cho đất nước tiếp tục lớn mạnh thì chúng ta phải có chiến tranh. Không phải vì những lý do kinh tế mà vì lý do tinh thần.”
Joe nhớ lại cuộc trao đổi với một sinh viên khoa nhạc, “Trường đại học này có một khoa nhạc rất tuyệt. Các thầy của chúng tớ có thể dàn dựng những vở nhạc kịch rất hay. Nhưng cậu có biết hội đồng quản trị đánh giá như thế nào về khoa nhạc không? Đội diễu hành tuyệt như thế nào? Nếu một trăm năm mươi cô cậu mặc quân phục nhún nhảy tiến vào sân bóng đá trong giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp, và đi đều bước, thì năm sau khoa nhạc sẽ được phân bổ ngân sách hào phóng... và mặc xác Beethoven. Hội đồng quản trị có lý đấy. Cậu có biết vì sao không? Vì mỗi thành phố nhỏ ở California đều yêu cầu trường trung học địa phương mình phải có một đội diễu hành... mặc quân phục... đi đều bước... tập tành theo nhạc của John Philip Sousa. Các công dân muốn như thế vì họ yêu quân đội... họ thích các cuộc diễu hành. Và nếu trường này không đào tạo sinh viên tốt nghiệp khoa nhạc để xây dựng đội diễu hành thì lạy Chúa, các thành phố nhỏ sẽ trông chờ ở các trường đại học khác... và thế là chúng ta sẽ gay to. Hội đồng quản trị không ngốc đâu. Họ biết cái gì là quan trọng.”
Joe bị cái lý thuyết quân nhạc ấy mê hoặc đến nỗi anh đã theo bạn tới một thành phố nhỏ để xem đội diễu hành do một sinh viên mới tốt nghiệp khoa âm nhạc huấn luyện, và mọi việc đúng như bạn Joe mô tả, trừ một điểm là ngoài đội diễu hành, họ còn có thêm một đội diễn tập gồm các em gái độ mười ba mười bốn tuổi mặc quân phục và được trang bị súng gỗ mô phỏng giống hệt súng trường dùng trong quân đội, bổ sung thêm cả dây đeo bằng da cho hoàn chỉnh. Dưới sự chỉ huy của một cựu chiến binh khoảng năm mươi tuổi, các em gái diễn tập nghiêm chỉnh như thể chúng là một đại đội bộ binh đang trên đường đi chiến đấu trong cuộc chiến tranh Nam-Bắc, và cuối cùng, khi các em xếp hàng một làm động tác bắn chào, một khẩu đại bác nổ vang và thế là mọi người phấn khởi hò reo.
Nhìn vào bất cứ nơi nào trong xã hội này, Joe cũng tìm được bằng chứng mới về sự say mê bạo lực của nước Mỹ. Nếu vào thành phố, anh đi qua một hội quán tối tăm ảm đạm, những tấm ván tường bạc phếch mang biển hiệu: Hãy học karate! Hãy tiêu diệt kẻ tấn công bạn. Một hình vẽ sơ sài thể hiện một thanh niên oai vệ đang bẻ gãy cổ một người da màu vừa từ góc phố lao vào anh ta. Mấy năm trước, hội quán này treo biển hiệu đơn giản hơn: Hãy học judo! Hãy tự bảo vệ mình. Nhưng môn này chỉ thu hút được một vài học viên, vì nó là để tự vệ. Với karate, anh có thể giết chết người khác, và khả năng này cám dỗ đến mức số người ghi tên học tăng gấp bốn.
Trên truyền hình, chính bóng bầu dục chuyên nghiệp với hành động cố ý gây thương tật đã thu hút lượng khán giả trước kia chỉ mê xem bóng chày, còn trong điện ảnh đó là cảnh bạo lực triền miên, trưng ra cả tá người chết trong khi chỉ một người thôi cũng đủ rõ nghĩa rồi. Nhưng nghiêm trọng nhất là vấn đề Việt Nam, cái vết thương lan rộng đang rỉ mủ ấy. “Chúng ta muốn hòa bình ở Việt Nam,” Joe ngẫm nghĩ khi nhìn lá thư làm anh thức tỉnh, “nhưng cầu Chúa cứu giúp Richard Nixon nếu ông ta định làm cái gì đó cho hòa bình khi trở thành Tổng thống.” Anh quẳng lá thư xuống bàn, và cái dấu bưu điện của nó chế nhạo anh: Hãy cầu nguyện cho hòa bình. Và thế là cuộc tranh luận đơn độc đã có tiến triển. Cuối buổi chiều hôm đó, anh đi đến một quyết định. Lấy một tờ giấy của văn phòng nhà trường, anh ngồi suốt hai giờ đồng hồ ở bàn, thảo một lá thư với lời lẽ thận trọng làm anh mất thêm một giờ nữa để sửa chữa và viết lại. Rồi anh đi qua hội quán karate vào thành phố vắng vẻ; tới bưu điện, anh gửi thư đảm bảo và yêu cầu đóng dấu câu: Hãy cầu nguyện cho hòa bình. Anh cẩn thận cất giấy biên nhận vào ví. Khi quay về phòng, anh thấy tiến sĩ Rubin, giáo viên hóa của anh, đang gõ cửa. “Mời thầy vào,” Joe nói, và người đàn ông nhỏ bé gầy ốm nghiêm nghị ngồi xuống chiếc ghế tựa thẳng.
Đặt bài thi của Joe lên bàn, ông nói với giọng phiền muộn, “Joe, đây đúng là một bài thi rất tệ.”
“Em biết. Em sắp bỏ học rồi.”
“Không cần thiết phải vậy,” ông Rubin nói bằng giọng mũi nghèn nghẹn. Ông mở tờ bìa ra và để lộ xếp loại B-. Joe nhìn một lúc lâu vào điểm số mình không đáng được nhận ấy, căng óc giải mã tại sao ông Rubin lại cho anh điểm cao như vậy. Rồi, như thể từ một cõi xa xăm mơ hồ, anh nghe thấy ông nói, “Tôi đã nhìn thấy cậu trong cuộc tập hợp lực lượng ủng hộ hòa bình. Tôi cũng nhìn thấy viên cảnh sát đánh vào đầu cậu. Tôi đã quan sát cậu trong lúc cậu làm bài thi môn của tôi và sau đó được biết cậu không đến dự thi các môn khác. Nhưng tôi sẽ chứng nhận với ban giám hiệu là cậu đạt B- môn của tôi và cậu quá yếu nên không đi thi các môn còn lại được. Joe ạ, không cần khai sai sự thật, cậu cũng có thể nêu lý do bị ảnh hưởng thần kinh... hãy ở lại trường...”
“Không thể được nữa rồi,” Joe đáp. Anh mở ví lấy tờ biên nhận lá thư bảo đảm mà anh đã gửi hội đồng tuyển quân và lôi những tờ nháp trong ngăn bàn ra, và khi tiến sĩ Rubin đọc, ông cảm thấy nể trọng, vì đó là một lá thư mà ông đáng lẽ đã có thể viết nếu còn là sinh viên:
“Tôi đã cân nhắc cẩn thận quan điểm của tôi đối với vấn đề quân dịch và đối với đất nước... Tôi rút ra kết luận là mình không thể tiếp tục hợp tác trung thực với một chế độ vô đạo đức về cơ bản cũng như với một cuộc chiến sai lầm về phương diện lịch sử... Do vậy kèm theo lá thư này tôi xin gửi trả lại các ông thẻ đăng ký và phiếu xếp loại của tôi... Tôi sẽ từ chối không tới trình diện tại hội đồng tuyển quân thêm bất kỳ lần nào nữa và tôi cũng không chấp nhận phân loại 2-S. Tôi biết rõ tôi đang làm gì, tại sao tôi lại làm vậy và tôi sẽ đón nhận bất kỳ sự trả giá nào...”
Lá thư còn dài nữa, vài ý rõ ràng là công trình của một thanh niên chưa đến hai mươi mốt tuổi, toàn bộ nội dung thể hiện bức chân dung của một con người đạt tới một quyết định đạo đức và tuyên bố sẵn sàng gánh chịu bất cứ hậu quả nào có thể phát sinh.
Thầy Rubin gập thư lại, đặt tờ biên nhận lên trên và đưa trả Joe cả hai thứ. “Mọi việc giờ đã khác,” ông nói. “Điểm B- tôi cho cậu và lý do bệnh tật tôi đưa ra có thể sẽ trở thành quan trọng khi cậu ra khỏi trại giam và muốn xin học lại.”
“Thầy nghĩ em sẽ phải vào tù sao?”
“Chắc vậy. Joe này, việc cậu nên làm bây giờ là nói chuyện với vợ tôi. Cậu biết đấy, bà ấy là chuyên gia về lĩnh vực này.”
Thầy Rubin nhất định bắt Joe phải đi theo ông, ngay lập tức, tới nhà thờ lớn thuộc giáo hội trưởng lão được xây bằng gạch nằm ở trung tâm thành phố, nơi ủy ban Tư vấn về Quân dịch của Hội Phụ nữ được dành cho một căn phòng chật hẹp gió lùa làm trụ sở. Lúc đầu, giáo dân phát hoảng trước ý kiến nhà thờ của họ đỡ đầu cho một tổ chức như vậy, nhưng, bằng cách thuyết phục nhẹ nhàng, ông mục sư đã nhấn mạnh rằng người theo đạo Thiên Chúa có quyền phản đối chính phủ nếu lương tâm họ cảnh báo họ là chính phủ đã sai lầm. Khi giáo dân vẫn tiếp tục phản đối, ông mục sư giảng cho họ ba bài thuyết giáo về Những phiên tòa Nuremberg[4] rồi kết luận, “Gánh nặng của những phiên tòa ấy là lương tâm cũng có bổn phận. Nếu thanh niên của chúng ta quyết định rằng họ phải thực hành lương tâm đó thì chúng ta phải giúp họ làm điều đó một cách hợp pháp và có tính xây dựng.” Ông từ chối cho phép biểu quyết. “Đây không phải vấn đề có thể mang ra biểu quyết,” ông khăng khăng. “Đây là vấn đề lương tâm con người. Đây là sự mở rộng theo logic Những phiên tòa Nuremberg, và nhà thờ này sẽ thực hiện bổn phận của nó.” Lý lẽ của ông còn có tính thuyết phục hơn nữa vì bản thân ông đã từng là cha tuyên úy trong quân đội ở Guadalcanal.
Khi tiến sĩ Rubin dẫn Joe vào tầng hầm nhà thờ, họ thấy một người đàn bà nhỏ nhắn khỏe mạnh, khoảng bốn mươi tuổi, tóc chải búi gọn gàng, ngồi bên một cái bàn bừa bộn. Gật đầu chào chồng với vẻ thô lỗ, bà tuôn ra một tràng dồn dập, “Tôi rất mừng vì cậu không phải kẻ đào ngũ. Tôi đoán là cậu đã trả lại thẻ quân dịch và cậu muốn biết nên đi tù hay chạy trốn sang Canada. Làm sao tôi biết điều này ư? Sơ đẳng lắm, cậu Jackson thân mến.” Bà bồn chồn bật cười về câu nói đùa nhẹ nhàng của mình rồi tiếp tục, “Trong công việc này chúng tôi đã học được cách nhận diện những kẻ đào ngũ từ cách xa hàng dặm. Tóc cắt kiểu nhà binh, đi lê chân, bộ dạng lén lút. Mái tóc dài đã làm cậu không đủ tiêu chuẩn rồi. Về vấn đề thẻ quân dịch, Laurence không bao giờ dẫn người nào đốt thẻ đến đây, bởi vì đó là vấn đề liên quan đến pháp luật. Nhưng chắc phải là việc gì đó nghiêm trọng, nếu không ông ấy đã không phải mất công vào một ngày cuối năm như thế này. Voilà[5]!”
Bà mỉm cười, không có vẻ cởi mở lắm, đôi môi mím chặt như một nữ sinh viên đã có ý thức về bản thân nhưng chưa hoàn toàn trưởng thành. Tiến sĩ Rubin giới thiệu ngắn gọn rồi rời khỏi đó, còn bà tiếp tục câu chuyện, “Chàng trai, chúng ta sẽ bắt đầu với việc cậu thấy mình đang ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn ngớ ngẩn. Nếu chúng ta làm như vậy thì việc lựa chọn phương án sẽ trở nên dễ dàng hơn đôi chút. Quan điểm của chính phủ rất mâu thuẫn, trái đạo đức, bất hợp pháp và, theo ý kiến riêng của tôi, còn trái với Hiến pháp nữa, xét ở điểm không có cuộc chiến tranh được tuyên bố chính thức. Điều này có nghĩa là không có cơ sở pháp lý cho các hoạt động mà họ sẽ tiến hành để chống lại cậu. Mặt khác, bằng việc trả thẻ quân dịch và chối bỏ chế độ, cậu đã đánh vào trung tâm của nền dân chủ hợp tác và cậu phải bị trừng phạt. Việc của chúng ta là phải xem xét chính xác cậu đang đứng ở đâu.
“Cậu có thể làm một trong ba việc. Ngày 2 tháng Giêng cậu có thể đến trình diện tại hội đồng quân dịch, xin họ bỏ qua bức thư của cậu và đề nghị phục hồi lại quyền lợi và nghĩa vụ. Điều này sẽ được chấp thuận nhanh chóng, vì không ai muốn rắc rối cả. Trong trường hợp của cậu, chúng tôi có thể chứng nhận cậu bị rối loạn thần kinh sau khi bị đánh bất hợp pháp vào đầu. Chúng tôi có thể thu xếp mọi việc dễ dàng, và tôi có nghĩa vụ pháp lý phải khuyên cậu như vậy.”
Thấy Joe lắc đầu không đồng ý, bà lại nói tiếp, “Không chấp nhận cách đó thì cậu sẽ tự động bị xếp trở lại loại 1-A và bị coi là phạm pháp. Cậu có thể bị bắt bất cứ lúc nào, nhưng nếu chưa ai gây sức ép thì có thể cậu vẫn chưa bị đâu, do đó bây giờ đối diện hai chọn lựa. Cậu có thể rời trường đại học và cố gắng ẩn trốn trong phạm vi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Có một tổ chức ngầm hiệu quả sẽ làm hết khả năng có thể để giúp cậu. Tổ chức này hoạt động ở tất cả các thành phố... tìm việc cho những người như cậu... cho cậu quần áo... cho cậu thức ăn. Cậu sẽ ngạc nhiên bởi số lượng những người tử tế cả đàn ông lẫn đàn bà tự nguyện che giấu cậu và cung cấp cho cậu một kế sinh nhai nào đó. Nhưng không dễ đâu, bởi các hãng uy tín thường kiên quyết yêu cầu cậu trình thẻ quân dịch, điều đó có nghĩa một khi đã là tội phạm thì cậu không thể xin được bất cứ việc gì yên ổn ngoài công việc chui.
“Chọn lựa thứ ba của cậu là rời đất nước... trở thành một kẻ tị nạn chính trị. Nhưng trước khi cậu vội vàng chấp nhận điều này, tôi buộc phải báo trước cho cậu biết là ngay cả khi cậu đã tiến xa được tới mức trở thành công dân nước khác, thì ngày đặt chân trở lại trên đất Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cậu sẽ bị bắt và đối mặt với thời gian cải tạo. Và cũng đừng trông chờ vào hy vọng ân xá, vì nước Mỹ thù rất dai, không có chuyện ân xá. Cuối Thế chiến II, Tổng thống Truman đã đề xướng việc thành lập hội đồng ân xá đầu tiên trong lịch sử nước ta. Hội đồng xem xét lại trên một trăm nghìn trường hợp trốn quân dịch và đào ngũ, cuối cùng chấp nhận ân xá cho năm nghìn người. Cậu phải đối diện với một thực tế là cuối cùng thế nào cậu cũng phải ngồi tù đấy.”
Joe hít một hơi thật sâu và kiên quyết nói, “Tôi không thể nhận lại thẻ quân dịch.”
Bà Rubin gật đầu tán thành. Bà luôn hài lòng khi nghe một thanh niên nói “Tôi không thể” hơn là “Tôi sẽ không”, bởi vì câu trước thể hiện lòng tin tinh thần không thể lay chuyển được, trong khi câu sau chỉ ngụ ý sở thích cá nhân không có cơ sở chắc chắn. Các chàng trai tôi-sẽ-không thường gặp phải rắc rối; những người tôi-không-thể thì vào trại giam.
Không khí trong căn phòng hẹp khá căng thẳng, và bà Rubin lên tiếng phá vỡ bầu không khí đó, “Nếu cậu thay đổi ý kiến và nhận lại thẻ quân dịch, chúng tôi vẫn có thể đưa ra cho cậu một vài giải pháp hấp dẫn thắng được cơ chế. Nhiều cô gái sẽ sẵn sàng lấy cậu... nhanh chóng có một đứa con. Hay chúng tôi có thể tìm một mục sư để huấn luyện cậu trở thành một người từ chối nhập ngũ vì lương tâm không cho phép. Cậu không theo thuyết vô thần phải không? Hay chúng tôi cũng có nhiều bác sĩ, họ sẽ cấp giấy chứng nhận rối loạn tâm lý. Với cái cú đập lên đầu ấy, thậm chí chúng tôi còn có thể xoay được một giấy chứng thương đàng hoàng. Hoặc là cậu có thể thú nhận là lối sống của mình đồi bại.”
“Không thú vị,” Joe đáp.
Đến lúc này bà Rubin phá lên cười, vẫn bẽn lẽn nhưng với hàm ý vui thích rõ rệt. “Nếu thế thì chỉ còn một lối thoát. Nhưng là một cách tuyệt vời. Tôi thích cách này vì nó nêu bật được tình trạng điên rồ mà chúng ta đang sống. Nếu cậu thực sự quyết tâm thoát quân dịch, giải pháp đơn giản là tập hợp hai người bạn cùng chí hướng và âm mưu bắn một con đại bàng trắng.”
“Cái gì?” Joe há hốc miệng kinh ngạc.
“Bất cứ thanh niên nào phạm trọng tội đều không đủ tiêu chuẩn phục vụ trong các lực lượng vũ trang của chúng ta. Vì giết người là một trọng tội, nên nếu cậu phạm tội giết người, cậu sẽ thoát quân dịch, nhưng có vẻ như đây là một cái giá quá đắt để trả cho tự do nhất thời, vì cậu có thể bị treo cổ. Còn nhiều trọng tội khác cậu sẽ không muốn dính vào, như tội phản quốc chẳng hạn. Trọng tội đơn giản nhất trong danh sách là bắn một con đại bàng trắng. Nhưng biết tìm đâu ra một con đại bàng trắng chứ? Vì vậy việc cậu cần làm là tham gia vào âm mưu bắn một con, và rồi thậm chí cậu chẳng phải nhọc công tìm kiếm cái đồ chết tiệt đó.”
Joe không phải kẻ hay cười, nhưng viễn cảnh lén lút mò vào một hành lang tối om, gõ ba tiếng lên một cánh cửa đóng im ỉm và thì thào, “Đi săn đại bàng nào, các chàng trai!” thật hợp tình hợp cảnh ở thời điểm này, khiến anh khúc khích cười, và trong bầu không khí đã bớt căng thẳng ấy, bà Rubin nói, “Vậy là chúng ta đối diện thực tế cậu đã chọn một con đường gian nan. Nếu cậu có thể trông chờ vào sự hỗ trợ tài chính nào đó từ phía cha mẹ cậu thì sẽ dễ dàng hơn. Cha cậu thế nào?”
“Một người bất hạnh bẩm sinh.”
“Mẹ cậu?”
“Bà sưu tập phiếu khuyến mãi.”
Anh không tự nguyện nói thêm nữa, vì vậy bà Rubin bỏ qua đề tài này. “Nói chung cậu quyết định làm gì?” bà hỏi.
“Vào lúc này tôi chưa nói được.”
“Về mặt pháp lý, tôi không được phép quyết định hộ cậu. Nhưng nếu cậu muốn hỏi tôi những câu hỏi thẳng thắn, tôi sẽ trả lời.”
Hơn ba phút trôi qua - một khoảng thời gian dài cho sự im lặng giữa hai con người - Joe ngập ngừng nói, “Tôi phát ốm lên với cái lối cảnh sát đánh đập anh bạn cùng phòng tôi. Khi bọn họ đánh tôi thì cũng không thành vấn đề quá to tát. Đó chỉ là một tai nạn. Nhưng họ truy bắt anh ấy và họ thực sự trút hận thù vào anh ấy.”
Bà Rubin không nói gì, và sau một khoảng im lặng dài nữa, Joe hỏi, “Giả dụ tôi muốn rời khỏi đất nước này? Thế thì sao?”
Bà Rubin lấy một chiếc bút chì nhọn mới gọt ra bắt đầu ghi thứ tự từng điểm. “Cậu sẽ có hai chọn lựa hiển nhiên, Mexico hoặc Canada. Lựa chọn đầu tiên thì khó hơn cả. Ngôn ngữ xa lạ. Phong tục tập quán xa lạ và ác cảm với các trò sinh viên cấp tiến. Mexico không thích hợp. Canada thì ổn. Nhiều người ở đó hiểu các vấn đề của cậu và thông cảm. Nhưng vào được đó không dễ. Dọc theo các bang phía Bắc của ta, viên chức phụ trách nhập cư của Canada bắt những người trốn quân dịch quay về và báo cho cảnh sát Mỹ. Để vào Canada, cậu phải móc nối với đường xe điện ngầm của chúng tôi ra khỏi New York.”
“Tôi làm vậy bằng cách nào?”
“Có một nhà thờ nằm trên Quảng trường Washington ở New York, nó thuộc khu Greenwich Village. Cậu đến đó liên lạc rồi họ sẽ gửi cậu lên phía Bắc.”
Joe không nói gì, vì vậy bà Rubin kết luận, “Về mặt pháp lý, tôi bắt buộc phải khuyên cậu đến trình diện ở trại giam ngay bây giờ và tôi cũng đề nghị cậu như vậy.” Bà lấy một mẫu đơn, ghi cẩn thận họ tên Joe, địa chỉ trường anh học và viết, “Tôi đã khuyên người thanh niên này chấp nhận thi hành án tù ngay lập tức.”
Nhưng khi Joe đứng lên ra về, bà tiễn anh ra tận cửa, nắm tay anh thì thầm, “Theo ý kiến cá nhân tôi, cậu nên tránh xa chuyện điên rồ này. Hãy tới Samarkand, Pretoria hay Marrakech. Tuổi trẻ là thời dành cho ước mơ và phiêu lưu, không phải chiến tranh. Hãy vào tù khi cậu đã bốn mươi tuổi, bởi vì lúc đó - ai thèm quan tâm chứ?”
Ngày 1 tháng Giêng năm 1969, Joe bắt đầu cuộc hành trình đi vào cảnh lưu đày, và việc không chọn đường Nam tiến dễ dàng để tới Boston mà chọn những xa lộ đóng băng ở miền Bắc đã thể hiện rõ tính cách của anh, anh cũng không hề nghĩ đến việc gọi điện thoại cho ông bố bà mẹ bất lực của mình: cha anh sẽ cằn nhằn còn mẹ anh sẽ khóc lóc, giữa cha mẹ và con cái sẽ chẳng nói được điều gì thích đáng cả.
Anh đi nhờ xe lên thung lũng trung tâm bang California, tới Sacramento thì theo hướng Đông tới Reno. Các ngọn đèo cao đều phủ tuyết, vì vậy thỉnh thoảng anh có thể ngước lên cả hai bên thấy những dải băng đặc nằm cách ba, bốn foot[6] phía trên đầu. Rồi anh cắt ngang qua bang Nevada trống trải hoang vắng để tới Salt Lake City, dành một vài ngày ở đây để cảm nhận thủ đô của những người theo đạo Mormon, nhưng những phút giây ngây ngất đầu tiên - sự phấn khích mà anh kiếm tìm, cảm nhận về nước Mỹ - chỉ tới sau này, khi anh vượt qua những vùng đất hoang bao la cằn cỗi của bang Wyoming. Con đường chạy dài về phía Đông bằng những đường uốn lượn đẹp mắt qua núi non và những đồng bằng vô tận. Anh nhanh chóng vượt qua năm, sáu mươi dặm đường, không hề nhìn thấy dù chỉ một trạm xăng, chỉ thỉnh thoảng mới có một thị trấn nhỏ xíu trông như con bê lạc đàn lang thang vô định trong khoảng mênh mông của bầu trời và vùng đất hoang vu.
Trên dãy núi Continental Divide chia cắt vùng đất phía Tây mà Joe vừa đi qua với vùng phía Đông mà anh sắp đến, một cơn bão tuyết đuổi kịp anh, rồi khi anh ngồi trong chiếc xe tải xuyên qua đêm tối tiến về Cheyenne, ánh đèn pha phản chiếu lên hàng triệu bông tuyết lấp lánh.
“Đây là vùng đất tuyệt vời,” anh hài lòng lẩm bẩm với lái xe, nhưng người này chỉ lo ngại nhìn con đường trước mặt càu nhàu, “Đáng lẽ họ nên để nó lại cho người da đỏ.”
Phía Đông thành phố Rawlins, tuyết phủ dày đến nỗi máy cày cũng bị sa lầy, buộc một hàng dài xe tải và những chiếc xe con tư nhân liều lĩnh phải dừng lại ở ngã tư, giao với đường 130 từ phía Nam. Lái xe và hành khách chen chúc trong một quán ăn nhỏ, gặp đúng lúc không có người giúp việc, ông chủ phải mệt bở hơi tai phục vụ cà phê và bánh cuộn.
“Đây là vùng đất tuyệt vời,” Joe nói với một nhóm người đang túm tụm quanh lỗ thông hơi của bếp lò.
“Anh đi về phía Đông hay Tây?” một người hỏi.
“Đông.”
“Anh không đi lính à?” một người lớn tuổi hỏi, chỉ vào mái tóc dài của Joe.
“Không.”
Sau này Joe không sao hình dung lại được những gì diễn ra tiếp theo, nhưng không biết thế nào mà mọi người lại nảy ra ý nghĩ anh đang đi về phía Đông để hoàn thành thủ tục tuyển quân, họ khăng khăng đòi trả tiền cà phê và mua thuốc lá cho anh.
“Những năm tháng tuyệt vời nhất tôi từng trải qua chính là thời gian ở trong quân đội,” một anh lái xe tuyên bố.
“Họ đã dạy tôi làm thế nào tránh xa rắc rối,” một người khác tán thành.
Một người đàn ông lớn tuổi xen ngang, “Tôi đã trải qua ba năm tuyệt diệu ở Nhật.” Ông ta cười thích thú. “Tôi đã đánh nhau với bọn con hoang da vàng bé nhỏ từ Guadalcanal tới vịnh Leyte; tôi ngủ với bọn chúng từ Osaka tới Tokyo - và tôi sẽ làm lại cả hai việc này.”
“Bọn gái Nhật có tuyệt hảo không?” một người trẻ hơn hỏi.
“Hạng nhất.”
“Vùng phía Đông của đất nước này có thú vị không?” Joe hỏi.
“Thú vị à?” người đàn ông lớn tuổi khịt mũi. “Không có một inch nào ở Nhật lại không thú vị. Cậu đã nghe nói đến Nikko chưa? Khi nào ở Việt Nam và được nghỉ phép, hãy nhanh chóng làm một chuyến lên Tokyo và bắt tàu đến Nikko đi, con trai. Cậu sẽ thấy thứ gì đó.”
“Tôi muốn nói đất nước này. Miền Đông ở đây có đẹp không?”
“Đây là một đất nước xinh đẹp, từ cầu Golden Gate đến cầu Brooklyn,” một anh lái xe nói với vẻ thành kính, “và anh đừng bao giờ quên nó.”
Giọng nói thấm đượm tình yêu nước đã làm thay đổi tâm trạng chung, và một lái xe bảo Joe, “Khi nào cậu gia nhập quân đội, nhất định họ sẽ cắt trụi mái tóc dài của cậu, nhóc ạ. Nó sẽ làm cho cậu khá hơn đấy.” Cánh lái xe nhất trí là kỷ luật trong quân đội sẽ có ích cho Joe, và nghe họ ca ngợi những ích lợi của nó, anh thầm nghĩ mình thật hèn nhát biết bao khi để cho mọi người tưởng rằng anh sắp nối tiếp bước chân họ trong khi thực ra anh đang lợi dụng lòng mến khách của họ để trốn chạy. Anh nén cảm giác xấu hổ lại và nghĩ: Nếu mình nói với họ mình đang trốn quân dịch, chắc họ sẽ nện mình đến chết mất.
Xấu hổ bởi sự không trung thực của mình, anh rời quán ăn bước vào trong cơn bão, ánh đèn pha kỳ quái từ những chiếc xe đang xa dần trên đường hắt vào màn đêm tuyết phủ. Có những lúc, thế giới của anh hình như rất nhỏ bé, không rộng lớn hơn vòng tròn mà các bông tuyết tạo ra, nhưng lại có những lúc, khi ánh sáng đã mất hút, nó trải rộng ra thành một thảo nguyên vô tận, lặng lẽ và mênh mông. Đứng trong cơn bão, bị giam hãm giữa vòng tròn ánh sáng nhưng vẫn bị đẩy về phía chân trời, anh đã cảm nhận được ý nghĩa của thế giới này, cảm nhận được sự huyền diệu vĩnh viễn không thể hiểu được, mà từ nay về sau anh là một phần có tri giác của nó.
Đồng thời, lần đầu tiên anh hiểu rõ giá trị của nước Mỹ, mênh mông và hỗn mang trong bóng đêm tràn ngập. “Đây là một mảnh đất đáng để chiến đấu vì nó,” anh lẩm bẩm, không thấy có gì mâu thuẫn trong việc là một người trốn quân dịch nhưng lại thiết tha chiến đấu vì một mảnh đất mà anh ta cảm thấy tươi đẹp. Trong chừng mực xét đoán của anh, nhà yêu nước cao quý nhất anh từng gặp trong bốn năm vừa qua chính là bà Rubin, một bà nội trợ Do Thái ngồi trong tầng hầm nhà thờ giáo hội Trưởng lão, cố gắng đem lại chút ổn định nào đó từ trong tình trạng rối ren mà đất nước bà đã lâm vào.
Ngay khi đặt chân tới New York, anh đi thẳng đến Quảng trường Washington, nơi ngôi nhà thờ anh tìm trông giống hệt cái anh đã bỏ lại ở California và cũng là nơi người đàn bà thuộc giáo phái Quaker tư vấn cho anh có thể chính là chị em của bà Rubin. Bà khẳng định với anh việc làm thì rất sẵn, nhưng anh phải thận trọng trong khi tìm kiếm, “Cậu phải tránh những nơi người chủ có thể đòi xem thẻ quân dịch. Và hãy cảnh giác với những vị lớn tuổi ở liên đoàn xây dựng. Họ rất ái quốc và họ đòi hỏi cậu cũng phải ái quốc... theo cách của họ. Nhưng đây là một địa chỉ có thể có ích. Người ta đang phá một tòa nhà cũ và họ sẽ vui mừng nếu có bất kỳ người khoẻ mạnh nào tới làm.”
Anh đến nhận việc tại một công trường gần Công viên Gramercy, nơi có một cái hố rất rộng ngay cạnh một ngôi nhà lớn của tư nhân đang bị đập đi. Viên đốc công giải thích, “Điều phiền toái là mấy tay gàn dở muốn giữ nguyên mấy cái trần. Hình như chúng được chạm khắc từ một trăm năm trước. Công việc của cậu là đưa chúng xuống nguyên vẹn.” Joe chưa kịp nói gì thì ông đốc công đã ấn cái xà beng vào tay cậu, hét lên, “Nhớ đấy, nếu chúng tôi muốn phá mấy cái trần chết tiệt này, chúng tôi đã dùng quả tạ sắt rồi. Chúng tôi muốn chúng nguyên vẹn một khối.” Lát sau, một viên trợ lý đi vào căn phòng, nơi Joe đang làm việc trên giàn giáo, và thì thầm, “Nếu ai hỏi thẻ công đoàn của cậu thì cậu là nghệ sĩ tự do đang cứu cái trần này cho một viện bảo tàng nhé.”
“Bảo tàng nào?”
“Bảo tàng Kiến trúc và Thiết kế New York,” người đàn ông nói nhanh. “Chẳng có viện bảo tàng nào tên như vậy cả và nó sẽ giữ cho những tay ở công đoàn bận rộn cho tới tận tuần sau mới hiểu ra được.” Công việc bụi bặm và vất vả, nhưng khi anh leo xuống đất nghỉ giải lao, viên trợ lý nói: “Hãy tưởng tượng cậu là Michelangelo. Ông ta làm việc trên đó hai mươi năm, tôi biết được điều này vì đã xem phim. ‘Nhà ngươi sẽ làm việc trên đó nếu ta bảo vậy!’” Ông ta tiếp tục gào lên với giọng điệu rất kịch: “Ta là Giáo hoàng. Quay trở lại làm việc ngay.”
Ban đêm Joe ngủ trong nhà trọ mà người đàn bà ở nhà thờ giới thiệu, và anh mệt đến nỗi thiếp đi ngay. Khu vực quanh đó rất náo nhiệt, và suốt cả ngày anh thấy đám thanh niên tụ tập ngoài đường, có cả những cô gái rất quyến rũ, nhưng anh không nhập bọn. Nhiệm vụ trước mắt của anh là kiếm đủ tiền để vượt biên sang Canada.
Lần cuối cùng anh tới nhà thờ, bà tư vấn đưa cho anh một địa chỉ ở New Haven và dặn: “Hãy tới sau sáu giờ chiều. Văn phòng này do người trường Yale điều hành, ban ngày họ phải lên lớp.”
Anh rời New York với ấn tượng rằng thành phố này chắc phải rộng hơn anh suy đoán gấp một trăm lần, thú vị hơn gấp một trăm lần. Một lúc nào đó trong tương lai, khi hoàn cảnh thích hợp hơn, anh muốn thử sức mình với thành phố này, với sự lạnh nhạt và các cô gái đẹp của nó. “Không biết mình có xử lý được New York không?” anh tự hỏi khi tiến về phía Bắc.
Anh tới New Haven vào giữa buổi chiều, và đúng như người đàn bà ở New York đã dự đoán, văn phòng chui đóng cửa, vì vậy anh đành lang thang khắp thành phố xấu xí. Ngày hôm đó trời lạnh, và càng uống nhiều cà phê để tận dụng hơi ấm trong các quán ăn, bàng quang của anh càng khổ sở trước cơn gió lạnh buốt, và anh vô cùng khó chịu, nhưng khi văn phòng tư vấn mở cửa, anh không chỉ được đền bù mà còn hơn thế nữa.
Nhà tư vấn là một giáo sư bộ môn thơ ca vốn được đào tạo tại trường Oxford, vì thế Joe kết luận chắc hẳn ông ta đã được nhận học bổng Rhodes Scholar. Để tự bảo vệ mình một cách hợp pháp, giáo sư, một người trẻ tuổi đầy những ý tưởng nhiệt huyết, khuyên Joe nên ra đầu thú và chịu ngồi tù, nhưng khi Joe từ chối, ông ta tựa lưng vào ghế nói: “Khi bằng tuổi anh, tôi đã sang châu Âu trong lòng phơi phới niềm vui. Anh sẽ ra đi như một kẻ tội phạm. Plus fa change, plus ce nest pas la même chose[7]”
“Tôi vẫn chưa quyết định,” Joe nói.
“Chúa ơi! Anh không phải là chàng trai từ Alabama mà tôi có trách nhiệm gặp ư?”
“California.”
“Bạn thân mến, thứ lỗi cho tôi. Chúng tôi nhận được những thông báo khẩn này và thực sự đã không dành cho chúng đủ thời gian cần thiết. Có một cậu lính đào ngũ trên đường sang Canada được bí mật đưa tới đây tối nay, tôi lại tưởng anh là cậu ta.” Ông ta vỗ trán nói: “Lạy Chúa! Đáng lẽ chỉ cần nhìn vào tóc anh là tôi có thể nhận ra anh chưa nhập ngũ. Tôi sẽ chuyển anh sang một anh chàng của chúng tôi chuyên phụ trách về người trốn quân dịch. Tôi thực sự không nắm được vấn đề này.” Ông ta gọi một sinh viên tên là Jellinek nhưng không thấy ai trả lời, vì vậy ông ta ngó ra ngoài cửa xem người lính đào ngũ từ Alabama đã tới chưa, rồi lại ngồi thụt xuống ghế, co hai chân xuống dưới người như thể không xương.
Nói nhanh và càng lúc càng thêm hăng hái, ông ta bảo: “Vì cả hai người chúng ta cần tiếp xúc đều đến muộn cho nên chúng ta có thể thoải mái tâm sự. Nếu tôi là anh, tôi sẽ đi thẳng sang châu Âu. Ngay cả khi chỉ có mười đô la, tôi cũng sẽ đi. Bằng cách nào ư? Làm việc trên một tàu chở gia súc. Đánh bẫy một bà góa giàu có. Chúa mới biết tôi sẽ làm như thế nào, nhưng tôi sẽ làm. Tôi sẽ đến ngắm bức trang trí sau bệ thờ của Van Eyck ở Ghent, tranh của Brueghel ở Vienna, của Velazquez ở Bảo tàng Quốc gia Prado. Tôi muốn tham quan Weimar, Chartres, San Gimignano và cảng Split ở Nam Tư. Làm thế đi, anh bạn trẻ, bằng bất kỳ giá nào. Đừng phí hoài những tháng năm này vào việc lẩn trốn ở Canada. Bất kỳ điều gì anh có thể học được ở đó thì anh cũng đều có thể học được khi trốn ở Montana. Tới châu Âu đi, hãy tự học hỏi, và khi tình trạng điên rồ này kết thúc thì quay về đây và vào tù. Bởi vì nếu anh bước vào phòng giam với chủ kiến và nhãn quan riêng, những tháng năm tù ngục sẽ không bị phí hoài, và anh có thể trở thành một người đàn ông có thực lực.”
“Làm sao tôi tới châu Âu được... nghĩa là khi không có tiền ấy?”
“Lạy Chúa, tiền là thứ rẻ rúng nhất trên trái đất này, nhưng đối với các anh, nó có vẻ là mối quan tâm lớn nhất thì phải.” Ông ta đứng bật dậy giận dữ đi qua đi lại quanh phòng, vừa đi vừa gãi đầu. Đột nhiên ông ta dừng lại và giơ một ngón tay thon dài. “Tôi biết chính xác đâu là nơi dành cho cậu. Hãy cứ tới châu Âu và dạt xuống bờ biển Tây Ban Nha đến một chỗ gọi là Torremolinos. Đủ loại quán bar, sàn nhảy. Một anh chàng khôn ngoan bao giờ cũng kiếm sống ở đó được.”
“Tiếng Tây Ban Nha của tôi không tốt lắm.”
“Ở Torremolinos, người ta nói tất cả mọi thứ tiếng trừ tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Thụy Điển của cậu thế nào?” Ông ta phá lên cười rồi lại chạy ra cửa để kiểm tra anh chàng Alabama mất tích. Không thấy ai, ông ta quay lại bàn và nói: “Ở Boston, cậu sẽ gặp một nhóm người tuyệt vời. Họ sẽ giúp cậu một cách đáng ngạc nhiên đấy. Ở đó có một cô gái... tên cô ấy là... Jellinek sẽ biết khi anh ấy tới đây.”
Đến đây thì ông ta đã nói hết những gì có thể nói với Joe, do đó hai người giết thì giờ bằng cách trao đổi về tình hình các trường đại học ở California. Giáo sư đánh giá cao các trường ở California và thổ lộ có lẽ sau này ông ta cũng muốn đến đó giảng dạy. “Đó là nơi tưng bừng sôi động,” ông ta nói, và Joe nghĩ dù anh có bảo anh từ đâu tới cũng không quan trọng, luôn có một người phát biểu: “Đó là nơi tưng bừng sôi động.” Đúng là một câu vô nghĩa.
“Torremolinos thì khác,” giáo sư nói vẻ nuối tiếc. “Với thanh niên, đó là thủ đô của thế giới. Trong một tuần ở đó, anh sẽ tìm được nhiều ý tưởng hơn cả một năm ở trường Yale. Tức là loại ý tưởng đúng đắn ấy. Những ý tưởng không thích hợp.”
Khi nửa giờ nữa đã trôi qua mà anh lính đào ngũ ở Alabama vẫn mất tăm mất tích, vị giáo sư đề nghị: “Có vẻ như người ta không giữ đúng lời hẹn với hai chúng ta rồi. Hay cậu đi ăn tối với tôi?” Ông dẫn Joe tới một nhà hàng Ý, đã có sáu sinh viên đang ngồi chờ, hai người trong đám đưa cả bạn gái theo. “Tôi mời vị đại biểu công đoàn ở California tới,” ông giới thiệu, lập tức mọi người đều hiểu Joe là một người bỏ trốn khỏi một tai họa nào đó. Không ai hỏi chi tiết, bởi vì có khả năng từ giờ đến cuối năm bất cứ ai trong số họ cũng có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Họ bàn nhiều đến chiến tranh Việt Nam, bực tức nhiều vì tốc độ xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc trong giáo dục còn chậm chạp. Trong nhóm không có người da đen nhưng không có tập thể người da đen nào có thể bênh vực quyền lợi của họ khôn khéo bằng những người da trắng này. “Thời điểm trường Yale phải đối diện với vấn đề sinh viên da đen đang tới gần,” giáo sư nói. “Và các bạn có biết khi nào thời điểm ấy sẽ tới không? Khi mà chúng ta bị cư dân da đen thành thị bao vây mọi phía.” Nói đến đây, giáo sư chợt hỏi: “Có bạn nào ngồi đầy trông thấy Jellinek không?”
“Anh ấy trong tù.”
“Ôi, lạy Chúa! Có chuyện gì vậy?”
“Cố ý phá hội đồng tuyển quân.”
“Khinh suất bỏ xừ. Anh bạn đại biểu công đoàn từ California của chúng ta định đi Boston, và Jellinek biết tên người liên lạc ở đó.”
“Gretchen Cole. Chơi guitar và hát ở quán Cast Iron Moth.”
“Đúng cô ấy! Tôi gặp cô ấy hồi giảng bài ở trường Radcliffe. Bé con dễ thương. Cô ấy sẽ bố trí cho anh sang Canada.”
“Anh chuồn khỏi cái bẫy chuột này là khôn đấy,” một sinh viên nói. Joe thấy lạ là một nhóm thanh niên giỏi giang lại có thể trở nên xa lánh cuộc sống Mỹ như vậy. Không ai định can ngăn anh rời bỏ đất nước; qua câu chuyện các sinh viên trao đổi, anh hiểu vị giáo sư khuyến khích anh chấp nhận cuộc sống lưu vong là một trong những người giỏi nhất trường Yale; rõ ràng ông ta là một trong những người nổi tiếng nhất, vậy mà ông ta lại công khai tán thành việc trốn chạy như phương án đúng đắn duy nhất.
Đêm đã khuya, giáo sư kéo Joe ra một chỗ nói: “Tôi vừa nảy ra một ý. Không quá hay nhưng có thể thành công. Joe này, cậu là người cứng rắn đến mức nào?”
“Ông có ý gì?”
“Cậu có thể kháng cự không? Tôi không nói dùng nắm đấm. Trước heroin ấy? Trước toàn bộ những thứ tương tự như vậy?”
“Tôi không dính vô rắc rối.”
“Tôi cũng đoán vậy. Nếu tới được Torremolinos rồi rơi vào cảnh cùng quẫn, nếu cảnh sát gây khó dễ rồi dọa tống cậu khỏi Tây Ban Nha, có một người cậu có thể tìm đến... nguy hiểm cho cậu đấy. Viết đi. Paxton Fell. Ông ấy có tiền.”
Lúc giải tán, một sinh viên kéo Joe ra một chỗ dúi vào tay anh một nắm tiền. Anh chàng sinh viên nói: “Chúc may mắn,” rồi họ chia tay.
Anh tới Boston lúc hoàng hôn, người gầy rộc, tóc tai bờm xờm, tâm trạng bực bội khó chịu. Anh phải mất thời gian xác định vị trí quán Cast Iron Moth. Anh đã dò được địa chỉ trong danh bạ điện thoại nhưng mày mò mãi vẫn không sao tìm được phố đó vì nó nằm trong mê cung ngõ ngách quanh phố Washington, và chắc hẳn anh đã loanh quanh gần đó hai hay ba lần mà không nhận ra mình đã ở ngay bên cạnh. Từ trước đến nay anh vốn không thích hỏi người lạ nên cố tập trung tự mình tìm kiếm, không chút may mắn nào. Cuối cùng anh cũng phải hỏi một người đàn ông xem quán Moth ở đâu, cảm thấy mình thật ngốc nghếch nói ra cái tên ấy, người đàn ông trả lời: “Anh vừa đi qua nó rồi,” và thế là đến nơi.
Joe quyết định tiêu một ít tiền mà anh bạn sinh viên trường Yale đã cho để ăn một bữa tử tế, nên anh bước vào như một khách hàng, nhưng chắc hẳn nhìn anh người ta có thể dễ dàng đoán ra được, vì người gác cửa nói: “Tôi chắc là anh muốn gặp cô Gretchen Cole?”
“Tôi muốn ăn,” Joe đáp.
Thực đơn toàn món đắt tiền nhưng đồ hải sản rất phong phú, mà Joe thì đã ăn quen tại các quán Bồ Đào Nha ở Nam California rồi. Anh thấy đồ ăn ngon hơn mức trung bình nên không tiếc số tiền bỏ ra, và tiết mục giải trí là một ban nhạc rock-and-roll biểu diễn chung với một nữ ca sĩ. Âm nhạc rất quan trọng với Joe, lúc này anh hưởng ứng nhịp điệu đầy bản năng của nó; anh cũng thưởng thức tiếng hò hét hoang dã của cô gái, nhưng đêm nay anh đang tìm một nhạc công chơi guitar, và khi ban nhạc được thay thế bởi một tốp tam ca nam hát dân ca, thể loại anh chỉ biết chút ít, thì anh đâm ra bồn chồn. Dần về nửa đêm, các ca sĩ dân ca nhường sân khấu cho một cô gái khác có chất giọng vang dội giật gân, Joe bước ra vỉa hè hỏi người gác cửa, “Khi nào thì Gretchen Cole hát?”
“Cô ấy không hát.”
“Tôi tới đây để gặp cô ấy.”
“Khi anh vào quán, tôi đã hỏi có phải thế không và anh nói anh muốn ăn.”
“Sao ông không nói với tôi?”
“Anh bảo anh muốn ăn. Tôi nên đuổi khách đi chăng?”
“Mai cô ấy có mặt không?”
“Không. Cô ấy không hát ở đây nữa... sau chuyện xui xẻo với cảnh sát.”
“Ma túy?”
“Không phải cô ấy. Chuyện gì đó với cảnh sát Chicago, tôi nghĩ vậy.”
“Làm thế nào tôi tìm được cô ấy?”
Người gác cửa lùi lại, nhìn Joe soi mói và hỏi một cách khinh miệt: “Anh là một trong những thằng cha trốn lính đó hả? Vay tiền của một cô gái.”
“Tôi muốn gặp cô ấy.”
Người gác cửa đưa cho anh một địa chỉ và nói: “Có lẽ nếu còn trẻ tôi cũng sẽ không đủ can đảm.”
Chiều hôm sau Joe tìm ra trụ sở văn phòng và hỏi không biết anh có thể nói chuyện với Gretchen Cole không. Một ông mục sư trả lời: “Cô ấy không làm việc ở đây nữa.”
“Ở Yale, họ bảo tôi đi tìm cô ấy.”
“Giáo sư Hartford phải không?” Khi Joe gật đầu, ông mục sư tươi tỉnh hẳn lên và nói: “Một trong những người ưu tú nhất. Nếu ông ấy bảo anh đến thì Gretchen sẽ muốn gặp anh đấy.” Ông gọi một cuộc điện thoại rồi đưa cho Joe một địa chỉ ở Brookline, vùng ngoại ô Boston.
Một giờ sau, Joe bước lại gần một ngôi nhà đẹp đẽ kiến trúc kiểu Thuộc địa ẩn mình giữa cây cối. Anh gõ cửa, và một cô gái trạc tuổi anh ra mở. Không xinh, nhưng khuôn mặt rạng rỡ và trắng trẻo. Mái tóc nâu sậm được tết thành hai bím và bộ quần áo mặc thường ngày trông có vẻ khá đắt tiền. Joe để ý thấy hai điều ở cô: cô có dáng đi đặc biệt uyển chuyển và cô thấp thỏm lo âu như một chú chim ưng.
“Giáo sư Hartford gửi anh đến phải không?” cô hỏi. “Mời anh vào.” Cô dẫn anh vào phòng khách được bài trí tỉ mỉ, bên trong không có gì rõ ra là đắt tiền, song mọi thứ dường như hợp lý. Sàn nhà phủ một tấm thảm rộng hình bầu dục thuộc loại không phổ biến ở California nhưng đạt được hiệu quả tối đa khi trải cạnh đồ nội thất bằng gỗ thích đỏ. Joe đang ngắm tấm thảm thì cô gái lên tiếng: “Tôi là Gretchen Cole và tôi đoán anh đang định đi Canada.”
“Đúng thế.”
“Tốt!” Cô trở nên dứt khoát và thực tế, nhưng sau vài câu dặn dò cô hoàn toàn thay đổi và một lần nữa trở nên thấp thỏm lo âu và thiếu tự tin đến mức không tin nổi.
“Cô không sao chứ?” Joe hỏi.
“Vâng... vâng,” cô nói, đỏ bừng từ cổ đến tận chân tóc. “Bây giờ việc đầu tiên anh phải làm là đi cắt tóc. Trông anh càng gọn gàng càng tốt, vì chỉ cần lính biên phòng Canada có chút nghi ngờ anh có thể là dân bụi đời hay trốn lính, họ sẽ trả anh về. Anh phải mặc bộ quần áo tươm tất nhất mà anh có và chú ý ủi cho thật phẳng phiu. Khi qua biên giới, anh phải hết sức cẩn thận để họ tưởng anh chỉ đơn thuần là khách du lịch. Không được, và tôi phải nhắc lại điều này, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được đòi hỏi cái mà người Canada gọi là tình trạng của người nhập cư bằng đường bộ, ngay cả khi đó là điều anh muốn. Đợi cho đến khi tới Montreal và ổn định an toàn rồi thì hãy lôi vấn đề phức tạp đó ra.” Cô cho anh thêm vài lời gợi ý hữu ích nữa rồi kết luận: “Chúng tôi sắp gửi một nhóm người như anh lên phía Bắc, đi cùng vợ một giảng viên trường MIT[8]. Bà ấy sẽ tự nhận là giảng viên địa chất học đưa sinh viên đi thực địa. Bà ấy sẽ đưa các anh tới Montreal, rồi từ đó...”
Một khoảng ngừng ngượng nghịu, rồi cô lại đỏ mặt, không sao tự chủ được, vì vậy Joe nói, “Tôi tưởng cô đang hát cho một quán cà phê.”
Gretchen dễ dàng đoán ra Joe đang suy luận những gì: Cô gái này nói là cô ta hát trước công chúng; các cô ca sĩ không đỏ mặt như thiếu nữ; có gì đó không bình thường. Cô nói: “Tôi đã từng hát.”
“Cô gặp rắc rối với cảnh sát?”
Giờ thì cô đỏ mặt giận dữ, ấn bàn tay phải lên mặt cố gắng tự kiềm chế.
Joe nói: “Người ta nói với tôi ở quán cà phê. Việc rắc rối ra sao?”
“Họ cũng không kể với anh chuyện đó ư?” Joe lắc đầu. Rồi, rõ là phải gắng sức để trò chuyện một cách bình thường, cô tươi tỉnh nói, “Tôi đoán anh sẽ cần một ít tiền.”
“Không,” Joe nói. “Thực ra tôi lại đang định mời cô ăn tối.”
“Ô, không!” cô kêu lên.
“Cứ sờ đầu tôi xem,” anh nói nửa đùa nửa thật. “Tôi cũng có chuyện lôi thôi với cảnh sát.” Anh định với lấy tay cô nhưng cô đã rụt lại. “Cứ tin lời tôi đi,” anh vụng về kết luận.
Cô tiễn anh ra cửa, nhưng rõ ràng là cô cần tư vấn hơn anh nên anh hăng hái nói: “Cô Cole, tôi không biết chuyện gì đang làm cô suy nghĩ, nhưng hôm nay cô sẽ đi ăn tối với tôi,” rồi anh nắm tay cô.
Cô cứng người, cưỡng lại, rồi nhìn xuống đất cười gượng gạo: “Anh thấy tôi nên đi ư?”
“Cô phải đi.”
Gretchen lấy áo khoác, rồi Joe bắt xe bus đưa cô vào thành phố Boston và hai người tìm thấy một quán ăn ở góc phố không có gì nổi bật, họ vào đó ăn tôm nướng, uống bia và chuyện trò sôi nổi về sinh viên, chính trị và Việt Nam.
“Tôi làm việc để giúp các anh chạy sang Canada,” cô kể, “bởi vì tôi tán thành quan điểm của các anh. Chúng ta đang sống trong một thời đại bi kịch và phải làm tất cả những gì có thể để cho nó có tình người.”
“Chuyện gì đã xảy ra với cô và cảnh sát?” anh hỏi thẳng.
Cô cân nhắc câu hỏi đó một lúc rồi nói lảng đi, “Họ đối xử với tôi như họ vẫn thường đối xử với các anh.”
“Cô phải giảm bớt sức ép đi,” anh nói.
“Tôi sẽ học cách,” cô nói. “Nhưng ngay bây giờ tôi vẫn không quên được chuyện đó. Tôi không sao quên được.”
Họ chuyện trò như vậy mấy tiếng đồng hồ liền, không đả động đến những vấn đề quan trọng nhưng luôn bóng gió đến tình trạng bất ổn đã lan truyền sang biết bao thanh niên ưu tú nhất của thế hệ này. Rồi, khoảng mười giờ, một nhóm sinh viên trường Harvard và MIT ghé vào quán, và một người nhận ra Gretchen. Họ nhanh chóng xúm quanh bàn cô để hỏi về vụ lôi thôi với cảnh sát, vì vậy lại khiến cô lúng túng. Thông cảm với thái độ dè dặt của cô, họ chuyển sang những chuyện tầm phào hơn, rồi người thanh niên đã nhận ra Gretchen sớm nhất nói: “Ở quán Moth chúng tôi rất nhớ cô. Cô nên quay lại hát đi, Gret.”
“Thời buổi này không dành cho chuyện hát hò,” cô vừa đáp vừa nghịch đuôi bím tóc.
“Có lẽ trong một quán cà phê sang trọng thì không. Nhưng nếu chúng tôi tìm được một cây guitar, cô sẽ hát cho chúng tôi nghe chứ? thôi mà.”
Cô không tỏ ra đồng ý, nhưng một sinh viên đã biến mất tăm và sau đó một lúc thì quay lại với một cây đàn bình thường, cô gảy vài nốt rồi nhăn mặt. “Các anh định bảo tôi hát với cái thùng gỗ này ư?” cô hỏi.
Joe nhận thấy cô không giả vờ khiêm tốn. Cô cũng không bắt người ta phải năn nỉ tha thiết; thật ra Gretchen cũng phần nào muốn hát, như thể cô cảm thấy nó sẽ là cách chữa bệnh. Cô ngồi thoải mái trên một chiếc ghế cao quầy rượu, vắt chéo đôi chân hấp dẫn thành một kiểu bệ tì, và trầm ngâm bập bùng guitar trong vài phút. Các khách khác trong quán không để ý; mọi người còn đang mải tranh luận về sự suy sụp của đội bóng Dallas và bàn cãi sôi nổi là ông ủy viên hội đồng phải mở cuộc điều tra xem bọn cá độ chuyên nghiệp có hối lộ không, nhưng một người hay sinh sự lại lập luận, “Anh làm sao hối lộ cả đội được? Anh dúi tiền cho một người... Don Meredith,” vậy là cả quán nói chung nhất trí là không thể hối lộ Don Meredith được, khiến anh chàng đầu tiên nói: “Thôi được, chắc chắn ông ta muốn thắng đội Cleveland.”
Lúc này Gretchen đang chơi một đoạn nhạc rất êm ái, rồi chuyển sang một loạt hợp âm day dứt điệu thứ. Cố át tiếng đàn, cô giới thiệu tên bản nhạc, “Child 113,” và đám sinh viên biết điều này có nghĩa là gì, liền vỗ tay tán thưởng. Trong không khí im lặng tiếp theo, cô gảy một đoạn nhạc hùng tráng, rồi cất tiếng hát một bài ca hết sức kỳ khôi, một khúc ballad cổ kể về một chàng hải cẩu bơi trong đại dương, có phép biến thành người khi lên bờ. Chàng có con với một cô trông trẻ vốn là người bình thường và giờ đây chàng muốn mang con trai ra biển, vì đã đến lúc đứa bé phải học để trở thành hải cẩu.
Thật là một bài ca ngớ ngẩn, Joe nghĩ như vậy cho đến đoạn kết, khi Gretchen hạ giọng và, theo nhạc điệu thấm đượm nỗi ai oán não nùng, cô hát về lời tiên đoán của chàng hải cẩu: Người đàn bà sẽ quên chàng, quên con trai của mình. Cô ta sẽ lấy một pháo thủ và người này sẽ hủy diệt tất cả không vì lý do hợp lý nào.
“Và em sẽ cưới một chàng pháo thủ tài ba,
Và ta tin chắc anh ta là một chàng pháo thủ tài ba,
Và phát đại bác đầu tiên chàng nhằm bắn,
Chàng sẽ bắn cả con trai bé bỏng của ta và ta.”
Với câu cuối đáng lo ngại ấy, với cây đàn guitar bật ra một loạt hợp âm chua xót, bài hát khác thường ấy kết thúc. Đám sinh viên không vỗ tay, vì khúc ballad đã điểm gần như trúng phóc những trải nghiệm của bản thân họ: trên đời có một yếu tố phi lý, một cái gì đó mà con người không thể chống lại được; một tên pháo thủ ngu xuẩn chết tiệt nào đó luôn rình rập trong bóng tối, hăm hở bắn bừa vào bất cứ con hải cẩu nào bơi lội ngoài đại dương mà không giải thích nổi tại sao.
Gretchen không hát tiếp. Khúc ballad này là toàn bộ sự tỏ bày của cô, và đám sinh viên quen biết cô đều hiểu rằng ngay cả việc này cũng rất khó khăn đối với cô. Họ khen ngợi cô, hỏi thăm tình hình ở trường Radcliffe rồi giải tán, mang theo cây đàn. Khi họ đã đi rồi, Joe hỏi: “Tình hình ở Radcliffle thế nào?”
“Tồi tệ,” cô đáp, kết thúc đề tài đó.
Anh đưa cô về, và đến cửa nhà định hôn tạm biệt cô, nhưng cô quyết liệt cưỡng lại. Tuy nhiên, cô nắm tay anh, đề nghị anh chờ trong khi cô chạy lên gác. Khi quay lại, cô đưa cho Joe hai trăm đô la... khăng khăng bắt anh phải nhận... khăng khăng rằng ủy ban của cô quyên góp cho mục đích này.
“Anh định đi đâu?” cô hỏi.
“Mấy người ở Yale chỉ cho tôi một nơi nghe có vẻ ổn lắm.”
“Ở đâu?”
“Torremolinos.”
Vào một ngày lạnh giá u ám ở Madrid, Joe đi nhờ xe cùng một nhóm sinh viên Đức vui nhộn đang trên đường xuống phía Nam, khi băng qua vùng đồng bằng La Mancha cằn cỗi, họ trao đổi về Cervantes và Goya. Họ là những thanh niên hiểu biết rộng, thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha, và định đến khu kiều dân Đức rộng lớn ở Marbella, cách eo biển Gibraltar không xa. Qua cuộc chuyện trò của họ, Joe kết luận được rằng gia đình họ từng là những người nhiệt thành ủng hộ Adolf Hitler và những người họ hàng ở phía Nam Tây Ban Nha mà họ sắp đến thăm là dân tị nạn chính trị. Một sinh viên bảo Joe: “Nếu anh gặp một ông già nhỏ thó, lưng thẳng đơ, không chống gậy trong khi lẽ ra phải thế, và nếu ông ấy đập gót giày chào khi nói chuyện với anh thì đó chính là bác Gustav.” Theo như những gì các chàng trai kể về bác Gustav, ông ta từng là một trong những người ủng hộ hàng đầu cho Hitler, nhưng một anh bạn hay châm biếm nói thêm: “Ông ấy sống ở Tây Ban Nha vì thích cái lối khách du lịch Mỹ gọi ông là Nam tước và nhún chân chào Nam tước phu nhân.”
Khi họ tới Córdoba, cái giá lạnh của Madrid đã chuyển thành ánh nắng thật đáng được hoan nghênh. Họ dừng xe ngắm nhà thờ Hồi giáo, và khi họ đứng giữa một rừng cột trải dài từ phía xa hút tầm mắt, một người Đức nói: “Ở đây các cậu có thể thấy nhiều thứ đậm chất đạo Hồi hơn cả ở những nước theo đạo Hồi như Algeria hay Marốc. Năm ngoái tớ đã nghỉ hè ở Marrakech - về một số mặt thì cũng thú vị nhưng không nhà thờ Hồi giáo nào giống như nơi này.”
Joe thích Córdoba và rất vui được nán lại lâu hơn, nhưng nhóm sinh viên Đức lại nóng lòng muốn gặp bạn bè. Vì vậy họ tiếp tục đi, và chẳng bao lâu đã tới gần vùng cao nguyên lạ thường mà từ trên vành đai phía Nam họ có thể phóng tầm mắt ra Địa Trung Hải. “A!” anh chàng lái xe reo lên khi họ tới sát mép vách đá nơi có thể nhìn thấy thành phố Málaga trước tiên, “Tây Ban Nha đây rồi!” Anh ta đỗ xe bên vệ đường và giơ tay chỉ ngôi nhà thờ xa xa, trường đấu bò, bãi dạo mát xanh bóng cọ, khu hải cảng sầm uất và phía Tây là một dãy làng chài tuyệt đẹp vốn nổi danh trong khắp xứ Phênixi và Hy Lạp. Costa del Sol, vùng này có tên như vậy, và được dùng như một thỏi nam châm để thu hút thanh niên trên khắp thế giới.
“Đám nhà cửa cao tầng đó, phía bên kia Málaga,” một anh bạn Đức giải thích, “là Torremolinos của anh đấy.” Anh ta chép môi khoái chí nói: “Thử tưởng tượng mà xem! Ngay lúc này! Năm nghìn cô gái đẹp nhất thế giới đang ở dưới đó, khao khát mong chờ tôi đến.”
“Cảnh có đẹp không - Torremolinos ấy?” Joe hỏi.
“Anh tự mình nhìn xem!” anh chàng người Đức hào hứng đáp. “Bãi biển dài vô tận. Núi non chặn đứng gió lạnh. Nó không phải một thành phố. Nó không phải một ngôi làng. Nó là cái chưa từng được nhìn thấy trên trái đất này. Tôi sẽ nói cho anh biết là cái gì - một nơi trú ẩn thoát khỏi sự điên rồ của thế giới này, chỉ trừ việc nó hoàn toàn điên rồ.”
Họ nhìn xuống toàn cảnh, một bức tranh thiên nhiên quyến rũ nhất Tây Ban Nha, với sự kết hợp hài hòa giữa thành phố Málaga cổ kính, Địa Trung Hải bát ngát một màu xanh, những làng chài và dãy núi hoang vu. Được chiêm ngưỡng vùng đất từ độ cao này sau một chặng đường dài qua cao nguyên trơ trụi thì cũng như tiếp nhận một lời mời hưởng thụ cuộc sống, âm nhạc, rượu vang và bãi biển. “Nếu ở dưới đó cũng đẹp như từ trên này nhìn xuống,” Joe phát biểu, “thì đúng là quang cảnh tôi muốn ngắm.”
“Những người duy nhất biết tận hưởng nó là người Đức và Thụy Điển,” một sinh viên nói. “Người Mỹ không dễ thích nghi.”
“Dưới đó có nhiều người Đức không?”
“Bao giờ xuống đó, anh cứ để ý xem. Anh sẽ thấy khắp cả vùng không nói tiếng gì ngoài tiếng Đức. Biển hiệu cũng bằng tiếng Đức. Hoặc tiếng Thụy Điển.”
Họ khảo sát khung cảnh huy hoàng đó lần cuối, rồi nhảy lên xe và bắt đầu lao xuống núi trong tiếng lốp rên rỉ phản đối mỗi khi chiếc xe điên cuồng hết lạng bên này lại đảo sang bên kia. Đến một chỗ con đường lượn thành hai vòng khép kín đòi hỏi phải có một loạt đường hầm liên tiếp, vì vậy chiếc xe dường như trượt xuống những đường xoắn ốc của cái mở nút chai, và trong lúc họ lướt quanh các khúc cong, Joe thấp thoáng nhìn thấy phong cảnh biến ảo muôn màu muôn sắc của biển cả, núi non, bầu trời, đường hầm, thành phố Málaga và cả Torremolinos phía xa xa. Đó là một lối đi khiến cho người ta hoa mắt và quặn dạ dày, và khi các khúc cua hẹp hơn nữa, các sinh viên Đức bắt đầu hét to động viên anh bạn lái xe; mỗi lúc anh tiến đến gần một khúc quanh, bọn họ lại cất tiếng hú dài u-u-u-u-u-u, cao giọng và tăng âm lượng khi chiếc xe rít lên tiến vào đoạn cua, lốp gần như long ra khỏi vành, rồi kết thúc bằng tiếng a-a- a-a-a-a đắc thắng khi chiếc xe nghiêng ngả, gần như lật nhào, rồi lấy lại thăng bằng. Khi con đường xuống đến mực nước biển và trải thẳng tắp, anh chàng lái xe hớn hở dận ga sát sàn, họ ầm ầm lao về phía trước với tốc độ hơn chín mươi dặm một giờ, chỉ chậm lại khi những phố hẹp của Málaga hiện ra trước mắt.
“Thế mới đúng là cách xuống núi chứ!” anh chàng lái xe hét, còn Joe nói: “Con trai Nam tước Đỏ[9] có khác.” Họ không dừng lại Málaga mà phóng thẳng về hướng Tây qua sân bay, vài phút sau đã vào địa phận Torremolinos với dãy nhà chọc trời dọc bờ biển, những phố xá đẹp mắt uốn lượn về hướng đất liền. Đám người Đức phóng ầm ầm vào trung tâm thành phố, phanh kít trước một quầy báo trưng bày loại báo của mọi thành phố Bắc Âu và bảo Joe: “Đến nơi rồi, anh chàng người Mỹ. Học tiếng Đức đi rồi anh sẽ thích cho mà xem.”
Joe nói: “Tôi tưởng dân California mới lái xe như điên,” anh chàng lái xe đáp: “Các anh phóng nhanh để chiếm chỗ. Chúng tôi làm vậy cho vui thôi.” Đột ngột tăng hết tốc độ, việc mà ngay cả một thiếu niên Mỹ cũng phải cố lắm mới làm được, anh ta rồ máy phóng qua dòng xe cộ rồi lao vụt về hướng Tây.
Với chiếc túi du lịch nhỏ bằng vải bạt bên tay trái, không mũ, không áo choàng, lép kẹp tiền, Joe đứng bên lề đường, quan sát quang cảnh chốn lưu đày của mình, và điều gây ấn tượng ngay lập tức với anh trong những giây phút đầu tiên đó của một ngày lạnh giá chính là anh nhìn thấy ở đây nhiều cô gái xinh đẹp hơn ở bất cứ nơi nào anh từng biết trong đời. Họ đều vô cùng ấn tượng, và chẳng mấy chốc, anh nhận ra tất cả bọn họ: những cô nàng Thụy Điển tóc vàng từ Stockholm xuống; những cô gái Đức mảnh mai ưa nhìn trong kỳ nghỉ đông xa Berlin; nhiều cô gái tỉnh lẻ người Pháp; những sinh viên xinh đẹp người Anh; và một lô các cô nàng mảnh dẻ người Bỉ.
Đối diện quầy báo là một quán bar có khoảng sân ngoài trời rộng rãi thấp hơn mặt đường vài foot. Nó được sử dụng như đài quan sát, và bàn ghế san sát của quán đã chật kín khách ngồi trong ánh nắng mùa đông, vừa nhâm nhi bia vừa quan sát người qua đường. Joe ngần ngại bước từ ngoài phố vào quán, len lỏi giữa các bàn cho đến khi tìm được một ghế trống và ngồi xuống. Người hầu bàn chưa kịp đến phục vụ anh thì một thanh niên không biết là người nước nào đã chộp lấy cái ghế bên cạnh nói với giọng cuốn hút, “Anh là người mới ở đây, tôi thấy ngay. Một người Mỹ trốn quân dịch, tôi đoán vậy. Tôi không phê phán anh. Nếu là người Mỹ, tôi cũng sẽ làm như vậy.”
“Anh là ai?” Joe xẵng giọng hỏi.
“Ai quan tâm chứ?” anh thanh niên hỏi. Anh ta khoảng hai mươi tuổi, ăn mặc lịch sự, nhã nhặn. Rõ ràng anh ta có tiền, vì anh ta nói, “Tôi mời anh một cốc được không? Ngày đầu tiên ở thành phố. Lần sau anh trả.”
Anh ta huýt một hồi psssstttt lanh lảnh và gọi nước chanh cho mình, bia cho Joe. “Anh đã bao giờ thấy nhiều gái đẹp như thế chưa?” anh ta hỏi khi một đám thiếu nữ đặc biệt hấp dẫn đi ngang qua con phố trên. “Đối với một người đàn ông, thành phố này là thiên đường. Bí quyết là thế này. Tất cả các cô nàng anh gặp đều đáp máy bay xuống đây bằng vé tham quan đặc biệt. Họ có mười lăm ngày hưởng ánh mặt trời rồi lại quay về với công việc thường ngày buồn tẻ. Không có nhiều thời gian để phung phí, vì vậy họ không muốn bận tâm đến những màn làm quen rắc rối...”
“Anh nói tiếng Anh khá chuẩn đấy,” Joe nhận xét.
“Cả tiếng Thụy Điển, tiếng Đức và tiếng Pháp nữa.”
“Anh làm nghề gì?”
“Tôi chăm lo các thứ.”
“Một anh chàng kiếm được việc bằng cách nào?”
Anh thanh niên chăm chú quan sát Joe qua miệng cốc, và trong lúc anh ta làm vậy thì Joe đã có cơ hội nghiên cứu lớp thứ hai của Torremolinos, vì rải rác giữa các cô gái xinh đẹp là một làn sóng kẻ trốn chạy kém hấp dẫn hơn - những kẻ cùng đường, cả nam lẫn nữ, tìm nơi trú ẩn ở cõi niết bàn Tây Ban Nha này và đã nhận ra rằng cuộc sống nếu không phải là không thể chịu nổi thì cũng vô cùng ảm đạm. Họ là một đám người trẻ tiều tụy, đủ mọi quốc tịch, tưởng rằng vì khí hậu Tây Ban Nha ấm áp nên giá sinh hoạt phải rẻ. Họ để tóc dài và ăn mặc rách rưới. Một số còn bẩn đến mức không thể tin nổi và ai trông cũng như cả tuần không tắm gội. Phần lớn đều có đôi mắt vô hồn và đi ngoài phố như trong cơn mộng du; họ là những người đã nhai thuốc lá Hashish hoặc hít heroin, vai rụt lại và bước đi như người máy. Có những anh chàng ẻo lả khác thường tay trong tay đi ngoài phố. Và có cả những cô gái thiếu nhan sắc, bay xuống phía Nam trên chính những chiếc phản lực khổng lồ đã chở các cô nàng xinh đẹp. Bạn gần như có thể đoán được họ đã tiến đến thời điểm nào trong kỳ nghỉ mười lăm ngày của họ; suốt mấy ngày dạo chơi đầu tiên họ tràn trề hy vọng rằng cuộc sống ở một thành phố sôi động như Torremolinos có thể khác với cuộc sống ở quê nhà; đến ngày thứ chín họ mới đối diện với thực tế là khi nhiều con gái như vậy tập trung cả ở một nơi thì ngay các cô thực sự quyến rũ cũng khó kiếm được trai trẻ; và đến ngày thứ mười ba, hiểu rằng mọi việc sẽ không khác mấy so với những gì họ đã trải qua ở quê nhà, họ đành đầu hàng nỗi tuyệt vọng và bước đi trên phố với đôi vai trĩu nặng, vẻ thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt.
Và rải rác trong đám người Đức, Anh, Bỉ, Thụy Điển đủ mọi màu sắc ấy cũng có một vài người Tây Ban Nha - rất ít ỏi. Họ có thể là công nhân trên đường sửa hệ thống ống nước quá tải, người môi giới cố gắng rao bán những mảnh đất thuộc quyền sở hữu của chú bác họ, hay nhân viên ở các cửa hàng cửa hiệu. Bạn có thể nhận ra họ qua vẻ mặt khinh khỉnh, qua những cái liếc mắt tỏ vẻ khó hiểu mà thỉnh thoảng họ ném vào đám hippy đặc biệt kỳ quặc. Nó là một thế giới xa lạ, một thế giới mà họ không hiểu và cũng chẳng thèm quan tâm, miễn sao nó còn cung cấp cho họ kế sinh nhai là được. Đôi lúc họ thấy ngạc nhiên, khi dừng lại ngẫm nghĩ rằng tất cả chuyện này đang diễn ra ở Tây Ban Nha, nhưng rồi họ cũng không lo lắng lâu hơn, yên tâm với niềm tin là chính quyền ở Madrid hẳn đã được cảnh báo về những sự việc lạ lùng đang diễn ra và sẽ chỉnh đốn nếu cần.
Khi chàng trai bên ly nước chanh thấy hài lòng vì đã hiểu được Joe, anh ta nói: “Với anh, tốt nhất là tôi nên thành thật.”
Joe nghe lời tuyên bố đáng lo ngại ấy như thể xuyên qua một màn sương mù, vì anh còn mải quan sát khách qua đường, băn khoăn không biết anh sẽ phù hợp với mẫu người nào trong dòng người kia. “Anh nói sao?” Joe hỏi.
“Anh có thể gọi tôi là Jean-Victor,” chàng trai nói. “Không phải người Pháp. Tôi sẽ để anh đoán là quốc tịch gì. Nhưng tôi đã quan sát anh và tôi thấy anh có năng lực, ít nói nhưng có năng lực. Và tôi đã quyết định tốt hơn là nói với anh sự thật về Torremolinos. Nếu anh là một cô nàng trẻ tuổi cố kiếm sống bằng nghề mại dâm, tôi phải cảnh báo anh chuyện đó không thể tiến hành được, bởi vì sự cạnh tranh của bọn điếm không chuyên sẽ khiến anh phải bật ra khỏi thành phố. Nhưng anh là một thanh niên đẹp trai, thân hình ưa nhìn, tóc tai quyến rũ... Anh có nói được tiếng gì khác ngoài tiếng Anh không?”
“Tiếng Tây Ban Nha.”
“Thứ đó không ích lợi gì.”
“Ở Tây Ban Nha? Nó không ích lợi gì sao?”
“Chúng ta không ở Tây Ban Nha. Bây giờ nếu anh mặc cái quần bó sát nhất của anh và lang thang theo phố chính này cho đến khi tìm thấy một quán bar tên là Swilted Swan, bước vào trong và gọi một cốc nước chanh, thì chỉ trong vòng mười lăm phút anh sẽ tìm được một người nào đó chăm lo mọi chi phí của anh cho đến chừng nào anh còn quan tâm đến việc ở lại thành phố này.”
Joe không nói gì. Lục lọi khắp ví, anh tìm một mảnh giấy, thấy cái tên anh cần, liền quay sang Jean-Victor, hỏi: “Tôi có tình cờ tìm được Paxton Fell trong đó không?”
“Chà, anh biết Paxton Fell!” Jean-Victor reo lên mừng rỡ. “Tuyệt! Tuyệt!” Anh ta khăng khăng đòi trả tiền nước và dẫn Joe tới quán Swilted Swan gặp Fell. Hai người chỉ vừa đi qua mấy dãy nhà ngắn thì Joe đã nhìn thấy một trong những tấm biển quán rượu ấn tượng nhất thế giới, một cái khiên huy hiệu sơn những màu cơ bản rực rỡ, ở chính giữa trôi nổi một con thiên nga ẻo lả rũ cổ rũ cánh, gợi nên cảm giác thiếu sức sống và thiểu não đến nỗi anh phải dừng bước và bật cười.
“Tấm biển hiệu này ấn tượng thật,” anh nhận xét với vẻ thán phục. “Tôi cá là trông nó giống hệt Paxton Fell.”
Nghe thấy thế, chàng trai dẫn đường vỗ đùi kêu lên: “Ô, tôi phải kể cho Paxton nghe nhận xét của anh mới được!” Anh ta đưa Joe qua cánh cửa kiểu Phục Hưng có tay nắm bằng đồng vào một phòng tối, trang trí lộng lẫy những món đồ xuất xứ Pháp và Anh. Jean-Victor chăm chú nhòm hết góc này đến góc khác, rồi chỉ một cái bàn có bốn người đàn ông tầm bốn mươi tuổi đang ngồi. Rõ ràng họ là những người khá giả, vì trang phục của người nào cũng toát lên vẻ thanh lịch giản dị mà chỉ tiền bạc mới duy trì được, và họ đều nói năng nhỏ nhẹ.
Jean-Victor cung kính tiến lại bàn, cúi người chào và nói thầm với người đàn ông ngồi quay lưng ra cửa. Ông ta từ từ đứng dậy, thon thả và oai vệ, và khi ông ta quay lại, Joe mới thấy là ông ta già hơn tuổi bốn mươi rất nhiều. Như một người trên đối với kẻ dưới, ông ta quan sát Joe, rõ ràng thấy có thể chấp nhận được anh, bèn bước từ từ về phía anh và chìa bàn tay mảnh dẻ, đeo đầy nhẫn. “Tôi là Paxton Fell,” ông ta nói nhỏ. “Còn anh có thể là ai đây?”
“Tên tôi là Joe. Tôi từ California tới. Mấy người ở trường Yale cho tôi tên ông.”
“Chắc hẳn là giáo sư Hartford,” Fell uể oải nói. “Anh ta rất sẵn lòng giúp đỡ khi những anh chàng như cậu gặp rắc rối với vấn đề quân dịch, tôi hiểu.”
Joe gật đầu và nhận thấy hầu hết khách quen ngồi trong quán, kể cả một bàn toàn phụ nữ ăn mặc kỳ quặc, đều đang hướng ánh mắt vào anh. Trước tình thế đó, anh chìa tay về phía Fell và nói: “Giáo sư Hartford gửi lời hỏi thăm ông. Có lẽ tôi sẽ còn gặp lại ông.” Rồi anh đi về phía cửa.
“Chờ một chút!” Fell kêu lên. “Uống với chúng tôi ly nước đã.”
“Xin để khi khác,” Joe đáp. “Tôi phải tìm một chỗ cất đồ đã.”
“Bất cứ lúc nào chúng tôi cũng có thể giúp cậu tìm chỗ ở. Bây giờ, nếu cậu...”
Joe nhìn đồng hồ, bật ngón tay và kêu lên: “Chết rồi! Tôi đã hẹn với bà chủ nhà năm giờ tới xem phòng.”
Ra đến vỉa hè, Joe túm lấy ve áo Jean-Victor mà hỏi, “Anh đang thử rao bán thứ chết tiệt gì thế hả?”
“Anh đã nói tên lão ta. Tất nhiên là tôi tưởng...”
“Cái việc tưởng ấy thì cứ để cho tôi nhé.”
“Khi mới gặp anh... tôi chỉ gái đẹp cho anh thấy vậy mà anh thậm chí còn chẳng thèm nhìn đến.”
“Tôi có nhìn... theo cách của tôi.”
“Thế cho nên tôi mới nghĩ anh lại là một người Mỹ nữa đang gạ gẫm ăn nằm với tôi. Và khi anh bất ngờ lôi cái tên Fell ra, tôi càng tin chắc như vậy.”
“Anh là quân của lão à?”
“Tôi ư? Tôi không bén mảng tới nơi đó. Tôi chỉ thích con gái thôi.”
“Vậy sao lại giới thiệu tôi?”
“Đơn giản! Nếu tôi hợp tác với Paxton Fell... lão ta sẽ lo cho tôi một ít tiền.”
Vì chất đàn ông bị nghi ngờ, Jean-Victor thấy cần thiết phải chứng minh chí khí nam nhi của mình, anh ta đưa Joe xuống khu vực cổ kính nhất Torremolinos, một vùng vạn chài như trong sách truyện chưa bị những tòa nhà chọc trời và khách sạn sang trọng xâm phạm. Anh ta dẫn Joe qua một dãy quán nhỏ hấp dẫn, quán nào cũng có ba bốn cô gái xinh xắn đang chờ đợi trên ghế cao, và Jean-Victor nói: “Ở Torremolinos... ba trăm quán bar... và tất cả đều cần gái phục vụ quầy bar.” Cuối cùng hai người tới một dãy lán đánh cá cũ kỹ đã được sửa lại thành những căn phòng tạm bợ, nơi sóng Địa Trung Hải mang từng đám bọt biển vỗ vào tận cửa.
“Đây mới là Torremolinos thực sự,” Jean-Victor nói, và khi anh ta mở cánh cửa căn hộ, Joe thấy hai cái giường rộng, một cái không người, một cái có hai cô gái hấp dẫn nhất trên đời. “Ingrid và Suzanne,” Jean- Victor giới thiệu luôn không khách sáo. “Cô nàng của tôi là Sandra, người London, nhưng cô ấy đi mua đồ rồi, chắc thế.”
“Cô ấy đi làm đầu,” Ingrid nói tiếng Anh lưu loát.
“Cô ấy thì lúc nào cũng đi làm đầu,” Jean-Victor nói vẻ cam chịu. “Joe là người mới đến. Dân California. Không tiền, kiểm tra anh ta đi.”
“Trốn quân dịch à?” Suzanne hỏi bằng tiếng Pháp, giọng du dương.
“Phải.”
“Có tiền không?”
“Nhẵn túi.”
“Ai thèm quan tâm chứ. Tối nay bọn em mời anh đi ăn. Chúng ta phải chiến đấu hết sức mình cho hòa bình.”
“Các cô không cần phải lãng phí tiền bạc của mình...” Joe từ chối.
Hai cô gái thậm chí còn chẳng thèm trả lời. Trong nhóm của họ, nếu ai đó có một mẩu bánh mì, anh ta sẽ san sẻ nó; khi nào Joe có tiền, họ cũng mong anh làm như vậy. Jean-Victor nói tiếp: “Anh có thể nằm dưới sàn nhà. Một cậu người Đức đã bỏ lại cái túi ngủ. Bọc kẻ ô vuông trong góc kia kìa. Chắc cậu ấy sẽ không quay lại nữa.”
Hai cô gái dẫn Joe đi ăn tối, tại một quán cá mà một bữa no nê chưa đến một đô la. Họ kể câu chuyện cũng na ná như mọi người khác: họ đến Torremolinos du ngoạn mười lăm ngày, đâm ra yêu thích nơi này, tìm việc khắp nơi và cuối cùng gặp Jean-Victor, được anh ta cho phép ngủ trên chiếc giường thừa. Anh ta còn tìm được cho họ công việc ở một trong những quán bar mà anh ta là khách quen, và vì anh ta không nhận tiền nên hai cô lo việc ăn uống. Ingrid nghĩ có lẽ cuối tháng sau sẽ phải trở về Thụy Điển; cô đã xa nhà sáu tháng rồi và một thanh niên có công ăn việc làm đàng hoàng ở Stockholm đã cầu hôn cô, nhưng Suzanne nói: “Em ở lại. Nơi này là dành cho em. Nói cho anh biết điều này nhé, Joe! Bọn em sẽ đãi anh một bữa ở Arc de Triomphe.”
Họ leo lên quả đồi trải dài từ khu phố quay mặt ra biển cho đến trung tâm Torremolinos, và tại đó, ở một phố ngang, một rạp chiếu phim cũ kỹ đã được sửa lại thành vũ trường có một mặt sàn đắp nổi bé xíu, hai chục cái bàn nhỏ và rất nhiều chỗ đứng. Phòng nhảy tối lót nhung, vậy nên âm lượng khủng khiếp phun trào từ hệ thống điện tử ra không có tạp âm và chắc nịch, không có tiếng vang dội lại. Ánh đèn nhấp nháy, liên tục lóe sáng rồi lại vụt tắt bốn lần một giây, nhưng mọi việc đều phụ thuộc vào sắc đẹp của các khách quen. Từng nhóm, các cô gái từng đạt bằng danh dự ở Sorbonne, Uppsala và Wellesley bước qua cánh cửa lớn, nhòm ngó vào bóng tối và được các chàng trai thông minh nhanh nhẹn đạt bằng cấp ngang ngửa ở Đại học Tokyo và Heidelberg lần lượt hạ gục. Ở bất cứ bàn sáu người nào, bạn cũng có thể tìm được bốn quốc tịch khác nhau, các thứ tiếng tuôn chảy thoải mái hơn cả Coca-Cola mà phần lớn khách nhảy đang uống, và lúc nào âm lượng cũng ở mức không thể tin nổi, ầm ầm hơn cả mấy chục dàn nhạc mà các bậc phụ huynh của những thanh niên này từng nghe hồi những năm 40.
“Tôi thực sự khoái nhạc này,” Joe nói giữa lúc trận bão âm thanh bọc kín anh trong cái kén kim loại của nó. Bất kể thanh niên ở đây lớn lên ở đất nước nào, họ đều chấp nhận loại nhạc dữ dội này như một phần không thể thiếu trong nền văn hóa của họ nên không hề thấy khó chịu vì nó; những âm thanh xé tai này với họ cũng cần thiết như tiếng sáo và chũm chọe với người Hy Lạp cổ khi bàn luận lý thuyết mỹ học.
“Đây là nhà em,” Ingrid thét to để át tiếng ầm khi họ đã chen được vào bàn. Suzanne nhắm mắt, ngửa cổ ra sau, mời gọi âm thanh chảy tràn khắp người mình. Họ chỉ vừa ngồi xuống thì hai sinh viên Đức vốn quen hai cô gái ở quán họ đang làm việc liền tới gần và gọi đồ uống. Họ nói tiếng Pháp rất khá khiến Joe không tham gia chuyện trò được, nhưng một lát sau một người hỏi bằng tiếng Anh rất lưu loát: “Có phải anh gặp rắc rối về vấn đề quân dịch không?” Khi Joe gật đầu, anh ta vỗ vai anh nói: “Lạ thật. Một cụ kỵ của tôi đã chạy từ Đức sang Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ để trốn lính, nay thì anh chạy từ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sang Đức để trốn quân dịch.” Joe định nói là anh không ở Đức, nhưng người thanh niên đã cắt ngang: “Có lẽ anh biết dòng dõi của cụ? Dòng họ Schweikert ở Pennsylvania. Một người con trai dòng họ đó là cầu thủ của đội bóng đá Illinois toàn người Mỹ đấy.”
“Trước thời tôi rồi,” Joe nói.
Trong khi hai cô gái đến quán bar làm việc, anh đi bộ trở lại nhà Jean-Victor một mình và thấy Sandra đang chờ. Jean-Victor đi đâu đó, nhưng đã dặn cô về người mới đến và cô chỉ cho anh cách trải cái túi ngủ bằng vải len kẻ ô vuông. Để ý thấy cô làm việc rất thành thạo, Joe hỏi: “Ở London cô làm gì?”
“Chẳng làm gì cả. Cha em là chủ nhà băng, ông ấy không bao giờ để em phải thiếu thốn. Ông ấy thích đi cắm trại và dạy em cách đối phó với mọi tình huống.”
“Cô ở đây lâu chưa?”
“Như mọi người thôi. Đến đây định ở mười lăm ngày. Khóc nức nở khi máy bay tới đưa em về. Jean-Victor cũng có mặt ở sân bay và anh ấy bảo: ‘Tại sao lại về?’ Thế là em đã ở đây được gần một năm rồi.”
“Jean-Victor là người nước nào?”
“Cha mẹ là người Ý. Lugano, thành phố Ý nằm sát phía Nam Thụy Sĩ. Tên thật anh ấy là Luigi hay Fettucini hay gì đó. Anh ấy cho rằng tên Pháp thì đỡ phải giải thích dài dòng. Có một ít tiền nhà gửi cho... nhúng tay vào nhiều việc ở đây. Bọn em cũng không rõ anh ấy kiếm sống bằng cách nào. Chắc là bán cần sa. Em biết anh ấy có mối quan hệ ở Tangier. Anh có muốn một điếu không?”
“Tôi không khoái cần sa.”
“Bọn em cũng không. Nếu có cuộc liên hoan vui vẻ, bọn em chuyền tay nhau - để hòa đồng. Còn không thì bọn em cũng quên luôn hàng tuần liền.”
Joe trải túi ngủ của anh người Đức ra và nhìn Sandra khéo léo lót báo cùng mấy tấm chăn cũ xuống dưới cho êm. “Em phải ngủ trong cái túi này mất ba tuần, rồi anh Jean-Victor mới cho em lên giường anh ấy.” Cô nói. “Tất nhiên hồi đó anh ấy ngủ với một cô người Bỉ, và em phải chờ đến lượt mình.”
Joe chui vào túi và gần như thiếp đi ngay lập tức, nhưng anh vẫn lờ mờ nhận thấy trước khi lên giường Sandra còn hôn nhẹ lên trán anh, như một người mẹ, và gần sáng, anh mới bị đánh thức khi Ingrid và Suzanne đi làm về. Họ cởi quần áo một cách tự nhiên, chuẩn bị đi ngủ, và khi thấy anh đã thức dậy, họ tán chuyện với anh một lúc. “Có một người đàn ông trong nhà thật là hay,” Suzanne nói. Joe chỉ vào giường của Jean-Victor, và cô nói: “Anh ấy đã có bạn gái. Còn anh là dành cho bọn em.” Rồi hai cô gái quỳ xuống hôn chúc anh ngủ ngon.
“Tôi sẽ thích Torremolinos,” anh ngái ngủ lẩm bẩm.
“Tất cả chúng ta đều thế,” Ingrid vui vẻ kêu lên khi bò vào trong giường. “Lạy Chúa, đây đúng là thiên đường.”
“Hôm nay tôi sẽ đi tìm việc,” Joe nói.
Sáu Người Đi Khắp Thế Gian - Tập 1 Sáu Người Đi Khắp Thế Gian - Tập 1 - James Albert Michener Sáu Người Đi Khắp Thế Gian - Tập 1