Some books are to be tasted, others to be swallowed, and some few to be chewed and digested.

Francis Bacon

 
 
 
 
 
Tác giả: Minh Hương
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2093 / 9
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 -
rời vừa tờ mờ sáng. Chương vội vàng khoác túi du lịch nhó lên vai và dắt xe ra khỏi nhà. Chàng đi được vài bước chợt:
- chương ơi, con định đi thật sao?
Bà Mỹ Hương hấp tấp chạy theo trên người còn vận nguyên chiếc áo ngủ kimono màu hồng. Chương buộc lòng phải dừng lại, chàng nói nhỏ đủ để hai người nghe.
- Con phải lên công trường, mẹ Ơi!
- Nhưng chân con đã lành hẳn đâu. Vả lại con cũng đã hứa sẽ thiết kế xây dựng ngôi nhà mới cho mẹ mà.
- Con không quên chuyện đó.
- Vậy con định đi bao lâu?
- Chắc là vài tháng. Nếu gấp gáp mẹ thuê người khác làm thay cho con cũng được.
- Nếu vậy thì có gì để nói. Ý mẹ muốn con trực tiếp nhúng tay vào công việc này kìa.
- Một lần nữa con thành thật xin lỗi mẹ vì đã không giữ lời hứa. Mẹ hãy hiểu cho con, con muốn đi đâu đó, để được khuây khỏa một thời gian.
- Chương! Con có phải là đàn ông không hả? - Giọng bà Mỹ Hương bắt đầu gắt giọng - Từ ngày được tin Minh KHa mất, tính đến nay đã hơn bốn tháng vậy mà con vẫn chưa nguôi ngoai sao? Con định tự dằn vặt mình và hành hạ những người xung quanh đến bao giờ đây?
- Công bằng mà nói chúng ta là những người đã gây ra cái chết cho Minh Kha mẹ à?.
- Không phải, đó là hậu quả mà nó phải nhận vì không nghe theo lời cảnh cáo hco mẹ.
Dù có bình tỉnh đến đâu Chương cũng không dằn được cơn giận vì những lời của bà Mỹ Hương. Chàng cố nén để không phải hét lên.
- thì ra mẹ vẫn ầm thầm tìm mọi cách để chia sẽ chúng con. Mẹ có biết như vậy là tàn nhẫn lắm không. Trời ơi mẹ đã thực sự hại chết Minh Kha! Tại sao mẹ làm mà không nghĩ gì đến quả báo?
Bà Mỹ Hương nhìn Chương xa lạ:
- Vì một đứa con gái mà con dám nói với mẹ như vậy sao? Nó là ai ? Con nói đi?
- Chính vì Minh Kha không là ai nên dễ bị người ta hiếp đáp. Nếu nàng có được một người thân thì cả con và mẹ không ai được yên đâu mẹ ạ!
Môi bà Mỹ Hương điểm một nụ cười khó hiểu:
- Cám ơn con đã cảnh giác nhưng mẹ đã lường trước tất cả rồi con trai ạ! Nếu Minh Kha có sống dậy đi nữa thì nó cũng chẳng làm gì được mẹ. Dầu sao mẹ cũng đã một lần cứu nó. Đôi mày rậm hình lưỡi mác của Chương khẽ cau lại:
- Mẹ nói gì con không hiểu ?
Bà Mỹ Hương khoát tay vờ như không chú ý đến thái độ của Chương:
- Trời sáng rồi, con đi kẻo trễ. Nhớ, khi nào cần tiền cứ về đây nói với mẹ một tiếng.
Nói xong bà Hương liền quay vào nhà.
Đến lượt Chương ngẩn ra nhìn theo. Chàng không ngờ bà Mỹ Hương lại kết thúc câu chuyện một cách dễ dãi và chóng vánh như vậy. Chuyện này phải chăng có liên quan đến Minh Khả Không được, ta phải hỏi cho ra lẽ. Nghĩ là làm, Chương dựng xe và quay vào nhà. Đến phòng mẹ. Chương gọi:
- Mẹ Ơi, mẹ !
Không có tiếng trả lời. Bà Ba giúp việc dọn dẹp ở gần đó ngẩng lên nói:
- Bà Chủ vào nhà vệ sinh rồi cậu Hai!
Chương thất vọng tiu nghỉu. Chàng không còn lạ gì thói quen của mẹ. Mỗi khi bà đi làm vệ sinh thì không ai được phép quấy rầy. Sau đó bà tắm rửa và trang điểm, thời gian phải mất ít nhất là một giờ. Tất nhiên Chương không chờ được, chàng phải đi.
Đường từ nhà đến công trường nơi Chương làm việc cách khoảng mười lăm kilomet. Chàng tranh thủ ghé lại chỗ Minh Kha, lòng thầm mong có một phép mầu nhiệm nào đó để chàng được trông thấy nàng. Sau đêm xảy ra tai nạn Chương đã xem Minh Kha là vợ chàng, vì vậy dù nàng có thương tật đầy mình hay ra làm sao đi nữa chàng vẫn chung thủy với nàng. nhưng trời cao không thấy được nỗi khổ của chàng. Từ dưới đường nhìn lên đồi cao cánh cửa sổ nhà Minh Kha vẫn đóng im im. Điều đó có nghĩa là Minh Kha không còn ở đó nữa. Nàng đi đâu hay đã chết? Chẳng biết bao nhiêu lần câu hỏi ấy cứ lập đi lập lại trong đầu Chương. Chàng không tin rằng Minh Kha đã chết và cũng nghi ngờ cả sự tồn tại của bản thân mình. Mẹ chàng và Măng bảo là đã âm thầm chôn cất Minh Kha đàng hoàng và Chương đã nhiều lần đến viếng mộ nàng, mong đem lại cho Minh Kha một chút hơi ấm. Vậy mà Chương vẫn có cái cảm giác kỳ lạ là Minh Kha vẫn còn sống. Lên đến công trường Chương không thiết gì đến ăn uống. Chàng lao vào công việc với hy vọng tìm một chút lãng quên. Nhiều khi bạn bè tìm mọi cách để lôi chàng vào cuộc trò chuyện đùa vui nhưng chỉ được một lúc rồi đâu lại vào đó. Chương thích nghe hơn thích nói, họa hoằn lắm chàng mới khẽ nhếch mép gọi là cười cho có phong trào. Bạn bè hiểu và thông cảm cho nỗi đau của Chương nhưng đôi khi chàng cũng tự trách mình vì cảm thấy như có lỗi với họ. Ai biết được chàng tiếp tục ở trong tình trạng này đến lúc nào?
- Thu à?
Bé Thu lững thững đến trước mặt mẹ, giọng buồn hiu:
- Mẹ gọi con a.
- Con đang làm gì vậy?
- Con đang kết những bông hồng.
Bà Hạnh nhíu mày ngạc nhiên:
- Để làm gì vậy con?
Giọng bé Thu như có nước mắt:
- Con muốn kết hoa hồng cho chị Minh Khạ Khi còn sống, chị ấy thích hoa hồng lắm.
Bà Hạnh im lặng một cách khó hiểu, lát sau, bà nói với Thu:
- Thu nè, con thương chị Minh Kha lắm hả ?
Đạ, con rất thương chị ấy.
- Tại sao vậy con ?
Bé Thu ít khi nào tự diễn tả được tâm trạng của mình. Cô bẽ ngập ngừng hồi lâu rồi nói:
- Con... con cũng không biết... có lẽ chị ấy rất tốt với con. Nhưng mẹ à, con thấy mẹ cũng rất mến chị Minh Khạ Bằng chứng là khi vừa nghe tin chị ấy bị nạn, mẹ đã tức tốc đến thăm.
Bà Hạnh bùi ngùi:
- Ừ nó tên PHúc nhưng có lẽ rất bất hạnh vì không có mẹ Ở cạnh để dạy dỗ, chăm sóc.
- Mẹ Ơi! Nhưng tại sao mẹ lại nói với anh Chương và chị Kha rằng Hoài Phúc chỉ là cháu gái của mẹ.
- Vì mẹ không muốn Minh Kha thương hại mẹ - Bà Hạnh nói thật khẽ - Con bé ấy nhạy cảm lắm.
Bé Thu cười:
- Thì ra mẹ thương chị Minh Kha ghê ha.
- Ừ, không hiểu sao mẹ quí Kha lắm. Có lẽ tại số phần con bé hẩm hiu quá, coi cút quá.
Bé Thu hồn nhiên:
- Còn con, đứa con côi cút lạc loài lại được mẹ thương như con ruột
Bà Hạnh cười hiểu:
- Mẹ may mắn có được đứa con như con. Con đã an ủi mẹ rất nhiều Thu ạ.
Bé Thu sung sướng choàng tay qua vai mẹ:
- ME...
Hai mẹ con tựa vào nhau. Thu vui lắm. Còn bà Hạnh, môi chỉ nhếch nhẹ và khuôn mặt vẫn như lúc nào, luôn đọng nét u hoài.
- Mẹ, con đã gặp anh Chương.
- Vậy à?
- Thì ra mọi người vẫn giấu anh ấy cái chết của chị Minh KHa.
- Và con đã nói cho anh ấy nghe?
Thu xoay người đối diện với bà Hạnh:
- Thì mẹ hiểu tính con mà. Con muốn anh đối diện với sự thật
Một lần nữa bà Hạnh tỏ vẻ ngạc nhiên :
- Đối diện với sự thật? Ai dạy con nói văn hoa như vậy?
Thu gãy gãy đầu:
- Thì con đọc sách đó mà.
- Thái độ của Chương thế nào?
- Anh ấy buồn lắm mẹ ạ. Sau khi nói ra con hơi hối hận khi thấy vẻ mặt thất thần của anh lúc đó. Nhưng mấy hôm sau... con nghĩ lại thấy rằng làm như vậy hay hơn.
- Khi con đến cò bà mẹ của Chương ở đó không?
- Lúc đầu thì không, nhưng khi bước ra thì con gặp bà ấy.
- Vậy thái độ của bà ta ra sao?
Thật ra bé Thu không quan tâm mấy đến thái độ của người đàn bà sang trọng bước vào phòng Chương
khi cô bé vừa trở ra. Nhưng trước câu hỏi của bà Hạnh. Thu cố gắng bình dung:
- Bà ấy... bà ấy không nói gì cả, chỉ nhìn con chằm chằm.
Bà Hạnh hừ nhẹ trong cổ họng, nhưng vì không chú ý nên Thu không nghe thấy. Cô bé vẫn vô tư khen:
- Bạ ta thật sang trọng mẹ a.
Lần này thì bà Hạnh không giấu vẻ bực tức:
- Đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, thiếu gì người đã lầm.
Thu mở to mắt nhìn bà Hạnh:
- Ửa! Bộ mẹ biết mẹ anh Chương sao?
Im lặng một vài giây, bà Hạnh nhả tự`ng tiếng:
- Biết rất rõ.
Thu vỗ tay reo hết sức vô tư:
- Ủa vậy sao hồi đó giờ con không nghe mẹ nhắc đến?
Không hưởng ứng niềm vui của đứa con gái nuôi, bà Hạnh nạt nhỏ:
- Có gì mà mẹ phải nhắc đến, mà thôi chuyện người lớn con không nên để ý làm gì. Hãy đi chợ giùm mẹ đi!
- Được! Được! Con đi ngay.
Bé Thu vừa ra khỏi nhà được hơn mười phút thì một người đàn bà phốp pháp vẻ mặt hiền hậu bước vào.
Cũng lại tiếng của bà Hạnh:
- Chị Ba phải không?
Bà Ba đặt chiếc giỏ thư"c ăn xuống bàn trả lời:
- Đúng là tôi. Mở bảo con bé Thu đi đâu vậy?
- Tôi cần mua một vài thứ. Với lại tôi cũng có vài điều muốn nói riêng với chị.
Bà Ba kéo ghế ngồi cạnh bà Hạnh:
- Có chuyện gì vậy?
- Nhưng chị hãy uống ly sâm này cho khỏe đã.
Bà Hạnh nói và lần tay lấy ly sâm ướp lạnh đưa tận tay bà Ba.
Người đàn bà cảm động nói:
- Bao năm qua rồi mà mợ vẫn không thay đổi, lúc nào cũng quan tâm lo lắng đến người khác.
Vẫn khuôn mặt u hoài, bà Hạnh trầm giọng nói:
- Những người tôi cần chăm sóc nhất, lo lắng nhất thì không còn ở cạnh tôi. Cuộc đời sao mà bất công đến thế.
Bà Ba an ủi:
- Đừng buồn nhớ đến những chuyện đã qua, mợ ạ. Hôm nay báo cho mợ hay một tin.
- Chị cứ nói đi, đừng làm tôi sốt ruột nữa.
Bà Ba hạ giọng:
- Tôi nghe tin cô Tâm vẫn còn sống.
Sắc mặt bà Hạnh thay đổi:
- Thật ư? Hiện giờ cô ấy sống ở đâu?
- Tôi sẽ tìm cách hỏi thăm chuyện này. Nhưng mợ à, mợ quá quyết là cô Tâm biết tin tức của Hoài PHúc?
Mấy ngón tay của bà Hạnh run run:
- Lúc tôi bị thương, nghe đâu anh Chiến gởi bé Phúc cho cô Tâm.
- Nhưng ba má của cậu Chiến cương quyết bắt bẻ Phúc mà?
- Tôi biết. Cuối cùng họ vẫn chấp nhận con bé dù rằng không thừa nhận tôi là con đâu. - Bà Hạnh thở dài giọng buồn buồn - Tuy nhiên trong chuyện này cô Tâm chứng kiến từ đầu đến cuối. Tôi rất hy vọng là cô ấy biết tung tích con gái tôi...
Bà Ba gật gù tán thành:
- Tôi có dọ ý bà Hương. Thật ra có lẽ bà ấy không biết địa chỉ của cô Tâm, nhưng tôi nghe qua bà ấy thì biết hiện giờ Tâm đang là Soeur tại một nhà thờ.
- Cô ấy đi tu à?
- Vâng. Có lẽ chuyện gia đình đã làm con ấy buồn lòng không ít.
Bà Hạnh trầm ngâm một lúc rồi bảo;
- Chị hãy cho người đi các nhà thờ hỏi thăm giùm tôi cô Tâm đang ở nơi nào. À Phần chi phí thì tôi sẽ đưa cho chị.
- Không, không. Số tiền mợ đưa cho tôi hôm trước vẫn còn.
- Nếu có thiếu chị hãy báo cho tôi biết.
- Mợ yên tâm, tôi biết mà. À! Bé Thu có thắc mắc vì sao mợ có tiền không?
- Tôi không giấu no về chuyện bán được miếng đất nên có dư được một số tiền. Con bé cũng khá lắm, nó bảo tôi cư" để dành mai mối mua một căn nhà kha khá ngoài thị trấn sống. Và dù tôi, có cản, nó vẫn xin được đi hái trái cây cho người ta.
- Mợ gặp được bé Thu cũng có phước. Đúng là ở hiền gặp lành.
Bà Hạnh ngước mặt nhìn ra trước sân như thể nhìn ai đang bước vào. Bà nói:
- Nó là con gái, tôi không muốn nó tiếp tục làm những việc như thế này, cuộc đời nhiều chuyện khó lường, tôi sợ người ta bắt mất nó.
- Mợ lo xa quá.
Bà Hạnh nhăn mặt, vẻ đau khổ;
- Tôi đã một lần mất con, tôi rất sự điều ấy lặp lại.
Để kéo bà Hạnh ra khỏi những hồi ức đau buồn, bà Ba tế nhị lảng chuyện:
- Tôi đã chư"ng kie6 n nhiều chuyện đau lòng và bây giờ tôi lại phải trông thấy cảnh cậu Chương mất vợ chưa cưới.
Bà Ba gật đầu:
- Hai cô cậu dắt nhau đi làm lễ đính hôn . Chưa tới nơi thì đã gặp tai nạn rồi.
Bà Hạnh mím môi:
- NGày xưa bà Hương cũng rất độc ác khi ra tay với tôi. Có lẽ bây giờ con bà ta phải lãnh hậu quả.
Bà Ba thở dài. Bao năm nay, bà đã cố gắng xoa dịu sự hận thù giữa hai người đàn bà: Bà Hạnh và bà Hương. Nhưng bà biết chuyện này không dễ một chút nào. Sợ làm buồn lòng cả hai nên bà chỉ nói nhẹ nhàng:
- Thật bất công, ngưỜi tốt như cậu Chương mà phải nhận hậu quả của mẹ mình làm.
- Cậu ta buồn lắm sao?
Bà Ba rầu rầu nói:
- Không chịu ăn uống gì kể từ ngày nghe qua cô ấy qua đời. May là cô cậu Măng, bạn của Chương xoa dịu nếu không, tôi không biết như thế nào nữa.
Bà Hạnh im lặng nhìn ra ngoài. Còn bà Ba lại buông tiếng thở dài. Từ lâu rồi,. bà vẫn muốn hai người đàn bà này xích lại gần nhau. Nhưng dường như giữa họ có một chuyện xích mích gì đó không hoà giải được.
***** ******* ******* ******** *********
Cô Tâm kính!
Con viết thư này cho cô đang trong những ngày nằm bệnh và phải trải qua nhiều lần phẫu thuật. Con luôn luôn phập phồng lo sợ với ý nghĩ mai này, sau khi xuất viện con sẽ có khuôn mặt như thế nào? Có lẽ sẽ khác trước, dù không nhiều, nhưng sẽ khác...
Xin lỗi vì con đã nói về mình trước, bởi vì ở đây con cô đơn lắm. Toàn là người PHáp, ngôn ngữ bất đồng. Con thèm được tâm sự lắm. Giả có cô ở đây.
Có lẽ giờ này cô đang chăm sóc cho các cháu bé. Con cũng nhớ chúng lắm, nhưng còn phải nằm viện ở đây lâu.
Cô có khỏe không? Công việc của cô ở SaiGon ra sao rồi, chắc là cô không trở lại đó nữa chứ. Ôi chuyến đi của cô trước đây đối với con sao mà dài đến thế. Con trông cô quá chừng và đã lên tận nhà thờ tìm cô, nhưng cô chưa về.
À! Con vẫn chưa nói với cô vì sao con lại đến tận đây. Mà không, có lẽ cô cũng được nghe anh Chương kể về cái đêm mà tụi con cùng Măng . Bạn thân của ảnh rủ nhau lên quán Sương Chiều. Thật là điên! Và tụi con đã phải trả giá bằng sự cách xa này.
Cô ạ! Thật tình thì con rất lo, không biết tình trạng của anh Chương và Măng như thế nào. Con hoàn hoàn hôn mê từ lúc bị tai nạn. Khi tỉnh dậy thì con đã ở đây rồi... Nhưng con có lòng tin rằng hai anh ấy sẽ không có chuyện gì đâu... Có đúng không?
Xin cô đừng ngạc nhiên hỏi rằng tại sao con không tự tay viết thư gởi cho ChưƠng . Đún glà con rất muốn như vậy, nhưng con muốn biết tin tức của anh ấy trước. Mặt khác, con cũng hiểu là bà Hương sẽ giận con về chuyện này. Có thế bà ấy sẽ nghĩ rằng vì con mà chương bị tai nạn và cả chiếc xe bị hư hao nữa... Con thật tình rất ngại cô ạ.
... Tại con đã đính hôn rồi. Con đã là hôn thê của Chương . Tụi con đã định sẽ trao nhẫn cho nhau lúc ngồi uống trà tại quán Sương Chiều. Nhưng dường như đã có linh cảm điều gì đó nên Chương trao nhẫn cho nhau trước khi lên xe. Đến bây giờ, cứ ngày nào con cũng ngắm chiếc nhẫn cưới mà nhớ Chương. Và con đã nguyện với lòng dù thế nào chăng nữa Chương cũng sẽ là người đàn ông duy nhất ở trong đời của con.
Con sẽ viết tiếp thư cho cô vào một ngày khác. Mong cô giữ gìn sức khoẻ chờ ngày con về.
Thương cô thật nhiều.
Đoàn Le Minh Kha.
Minh Kha xếp thư, cẩn thận ghi lên phong bì dòng địa chỉ. Có lẽ khi nhận thư này cô Tâm sẽ mừng lắm. Xong xuôi mọi việc, Kha lại bó gối và nhìn đăm đăm vào chiếc nhẫn, nhớ Chương. Phải, Kha nhớ chàng vô cùng. Chợt cánh cửa xịch mở, Luân bước vào và theo sau là một người đàn bà.
- Chào bác sĩ - Kha lên tiếng trước.
- Chào cô bé.
Và Luân quay lại người đàn bà, nói tiếp:
- Đây là Minh Kha, người mà bà cần tìm.
Người đàn bà mĩm cười:
- Cám ơn bác sỉ.
- Hai người cứ tự nhiên, tôi xin phép - Luân nói và bước ra ngoài.
Bây giờ thì Kha có dịp quan sát người đàn bà lạ. Bà ta có vẻ già hơn so với lúc Minh Kha được trông thấy. Mái tóc bà ta uốn xoắn, ôm lấy khuôn mặt thon quí phái nhưng đầy kiêu hãnh.
- Cháu qua đây bao lâu rồi?
- Dạ, đã gần tháng rồi, thưa bà.
Người đàn bà ngồi xuống ghế nơi đối diện chổ Minh Kha nằm và nhìn nàng quan sát.
- Cháu là con của Đoàn Minh Chiến?
- Dạ phải.
- Còn mẹ cháu?
- Con không biết.
- Thế từ nhỏ đến lớn cháu sống với ai?
Minh Kha nhíu mày. Nàng không dể dàng chấp nhận sự điều tra của một người đàn bà xa lạ trong khi không hề biết chút gì về bà ta.
- Xin lỗi. Đó là những chuyện riêng của cháu. Cháu có quyền không nói với bất cứ ai.
- Nhưng ta là... - Người đàn bà định nói gì rồi chợt khựng lại
- Mà thôi, đây chưa phải là lúc để ta nói rõ vài chuyện. Tuy nhiên, cháu có thể hoàn toàn yên tâm, ta người quen thân của ba cháu.
- Sao từ hồi đó giờ cháu không biết bà?
Người đàn bà mĩm cười, vẻ khoan dung:
- Chúng ta ở hai nơi khác nhau và rất cách biệt, làm sao cháu biết ta được. Cũng như cha cháu, có biết bao giờ đâu.
- Cha cháu đã mất tích và nghe đâu ông ấy qua đời rồi.
Người đàn bà thở dài, nhìn xa ra ngoài cửa sổ nơi có những mảnh hồng tuyết rơi rơi trắng xóa:
- Phải, số phận nó hẩm hiu. Nếu nó nghe lời ta, có lẻ nó không phải trải qua nhiều bất hạnh như vậy.
Minh Kha nhìn chầm chầm gương mặt người đàn bà, những nếp nhăn đau buồn hiện rõ hơn khiến nàng nghĩ ít nhất bà cũng đã ngoài sáu mươi rồi.
- Có vẻ như... Bà hiểu khá nhiều về ba của cháu?
Câu hỏi Minh Kha đã dẫn người đàn bà trở về thực tại. Bà chớp mắt một cách cảnh giác:
- Ờ... thưở nhỏ bà ở gần bà nội của cháu.
Nghe nhắc đến bà nội. Minh Kha trở nên lạnh lùng. Người đàn bà vẫn chưa nhận ra điều đó:
- Ngày xưa ba của cháu là con cưng của bà. À, cháu có thể trả lời câu hỏi khi nãy của ta không? Từ nhỏ đến giờ con sống với ai?
Minh Kha lại đưa mắt nhìn người đàn bà. Bà ta cũng nhìn nàng, cái nhìn hiền hòa không ác ý.
- Thôi được, cháu có thể cho bà biết. Cháu sống với người cô ruột.
- Con Tâm ư?
- Da.
Nét mặt người đàn bà thay đổi, môi bà ta mấp máy;
- Út Tâm... thì ra là nó...
- Ba cũng biết cô Tâm nữa à?
Giọng người đàn bà nghèn nghẹn rất lạ:
- Sao lại không chứ. Nó là...
Bà ta dừng lời và bước nhanh về phía cửa sổ, cánh tay mặt đưa lên cao. Dường như bà ta lau nước mắt. Minh Kha không hiểu ất giáp gì cả. Nàng cứ trố mắt nhìn cho đến lúc bà ta quay lại, giọng đã trấn tĩnh hơn:
- À! Gương mặt của cháu sao mà thê thảm quá vậy?
Đến lượt Minh Kha nghe lạnh người. Từ lúc đến đây, không ai cho nàng xem gương, kể cả tấm gương duy nhất có trong phòng vệ sinh cũng bị lấy mất... Có lẽ gương mặt nàng trông ghê gớm, khiếp đảm lắm nên ai cũng sợ nàng tuyệt vọng. Trừ người đàn bà này, bà ta quá xa lạ nên trở nên dửng dưng trước nổi đau của nàng.
Có lẽ nhận ra câu hỏi thiếu tế nhị của mình, người đàn bà lên tiếng phân trần:
- Xin lỗi, ta không cố ý.
Minh Kha cười buồn:
- Dạ không sao, cháu biết là mình xấu xí.
- Không, không, y thuật ở Pháp rất tiến bộ, họ sẽ làm cho cháu trở lại như xưa. Có điều cháu phải có lòng tin.
- Cám ơn bà đã nhắc nhở.
Người đàn bà gật nhẹ và rút từ xắc tay ra một tấm card nhỏ.
- Đây là danh thiếp của tạ Nếu cần gì cháu cứ gọi, đừng ngại, bởi vì ta là người thân quen của ba cháu.
Minh Kha tần ngần nhìn tấm giấy trong taỵ Trên đó ghi tên bà Trần Bội Linh và nghề nghiệp lẫn chức vụ của bà ở công ty.
Bà Linh về rồi. Minh Kha vẫn chưa hết ngạc nhiên vì sự xuất hiện của bà. Bà ta là ai và cần gì ở nàng? Tuy nhiên ở một nơi toàn những người xa lạ như thế này, có được một người đồng hương cũng rất quý.
**** ******
Bà Mỹ Hương uể oải buông mình xuống ghế. Ngôi nhà thật trống trải, dạo này Chương cứ thẩn thờ ra vào như người mất hồn. Cứ trông thấy con trai, bà cũng đâm chán.
- Mời chị uống nước sâm.
Bà Ba đặt ly sâm lên bàn, mời khẽ khùng.
Bà Hương quay lại:
- Cám ơn chi.
Bà Ba định quay đi nhưng bà Hương gọi giật lại.
- Chị Ba!
- Có chuyện gì vậy bà chủ?
Bà Mỹ Hương cười nhẹ, nụ cười không giấu được vẻ mệt mỏi.
- Ngồi đây nói chuyện chơi một lúc đi! Sáng giờ thằng Chương có báo với chị ta đi đâu không?
- Cậu ấy chỉ bảo là ra ngoài một lúc cô việc gì đó.
- Trong lúc tôi vắng nhà có ai đến um tỏi không?
Bà Ba nhíu mày một lúc rồi lắc đầu:
- Chỉ có bạn cậu Chương đến mà thôi. Ý quên - Bà Ba chợt lên kêu - Có một ông đội nón nỉ đen đến tìm bà.
Rồi Bà ba nói thêm như biện hộ cho sự hay quên của mình:
- Riết rồi già, tôi thấy mình lẩm cẩm quá. Đúng là ông ta đã đến đây hỏi thăm bà.
- Ông ta có nhắn gì không?
- Dạ không. Ông ta nói rằng sẽ trở lại.
Bà Mỹ Hương trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Có phải ông ta đi chiếc Super 100 màu khói nhang không?
- Tôi không rõ loại xe, chiếc xe của ông ta giông giống như xe vespa ấy.
Bà Hương gật gù:
- Thì ra là ông ta.
Bà Ba thăm dò:
- Vậy là bà có quen biết với ông ấy?
- Ừ, chúng tôi là bạn cũ của nhau.
- Sao ít thấy ổng đến đây chơi vậy?
Bà Hương nhìn người giúp việc. Cái nhìn ấy làm bà Ba không khỏi chột dạ.
- Tôi... tôi chỉ nói thật những gì tôi nghĩ mà thôi.
- Ừ, Tôi biết và tôi không trách gì chị. Thật ra chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên. Nhưng thường là gặp nhau ở nơi tôi làm việc.
- Vậy à.
Rồi bà Ba cũng đẩy đưa cho qua chuyện. Xưa nay, bà Mỹ Hương ít có khi nào một lúc nói quá chục câu với bà. Nhưng bà Ba không phiền lòng. Bà vốn hài lòng với những gì người khác dành cho bà.
- Hôm rồi về thăm nhà, cả nhà chị vẫn khoẻ chứ ?
- Vâng. Thật ra thì có còn ai đâu ngoài ba tôi và vợ chồng người em út.
Bà Mỹ Hương chợt trầm ngâm:
- Nhưng vẫn gọi là một gia đình. Còn tôi, tôi chẳng còn ai cả để thăm viếng.
Bà Ba an ủi:
- Mỗi người một hoàn cảnh, chị không nên buồn. Á mà gia đình nội của cậu Chương đâu, sao không nghe thấy?
- Bà nội của thằng Chương qua đời lúc nó mới vừa một tuổi. Sau này ba nó mất, thế là đâu còn ai biết đến dòng họ nội nữa. Mà thực ra có lẽ cũng chẳng còn ai.
Bà Ba tỏ ý ngạc nhiên:
- Dường như anh nhà ít kể cho chị nghe về gia đình của anh ấy?
- Anh ấykhông thích kể và... tôi cũng chẳng thích nghe. Nói chung suốt những năm chung sống, chúng tôi không hợp ý nhau chút nào.
- Sao vậy chị, nghe đâu anh ấy cũng hiền lành mà.
- Đó, chính sự hiền lành của anh ta đã gây xung đột trong gia đình. Hiền để làm gì chứ? Gần giống như một người nhu nhược.
Bà Ba không ngạc nhiên lắm trước thái độ khinh ghét chồng của bà Hương. Thậm chí bà con thể hiểu sâu hơn vì sao như vậy. Gần ba mươi năm trước bà Hương đã từng yêu một người đàn ông khác. Tên ông ta là Chị Minh Chị Nhưng hai người không lấy được nhau, bà Hương có chồng và ông Chỉ có vợ. Chuyện đó tưởng như chấm dứt nhưng nào ngờ... bà Hương vẫn không nguôi nhớ đến người tình cũ... Và cuối cùng bi kịch đã xảy ra. Ông Chỉ đi tù còn bà Hạnh, tình địch của bà Hương thì bị mù đôi mắt vì phong trong một đêm hoa? hoạn kinh hoàng.
- Chị Ba thấy tôi có khó tính không?
Mãi đến mấy giây sau bà Ba mới nhận ra câu hỏi ấy dành cho mình. Bà ấp úng một lúc rồi nói:
- Tôi... tôi nghĩ là... chị cũng được
Bà Hương nhếch môi cười nhẹ, Bà hiểu là không thể đòi hỏi người giúp việc trả lời một câu ưng ý hơn thế.
- vừa rồi thằng Chương lên nhà thờ tìm soeur Tâm, chị có hay biết chuyện ấy không?
- Tôi có nghe nói bà ấy đã mất rồi.
Bà Hương gật gù:
- Phải, bà ta đã chết rồi, thế mà hay.
Bà Ba ngạc nhiên nhìn người chủ:
- Sao lại là hay?
- Ờ... thì bà ta... Ở mà tôi nói chị cũng không hiểu. Nhưng chị Ba nè. Chương nó quen biết thế nào với bà Tâm vậy?
Bà Ba lắc đầu:
- Tôi không rõ nữa, đại khái là có quen. Có lẽ nghe tin bà ấy qua đời nên cậu Chương đến hỏi thăm vậy mà. Hay là chị hỏi Măng xem, bạn bè với nhau, thế nào Măng cũng biết.
- Thôi thôi - Bà Hương gạt phăng- Nói chi tới thằng đó, tôi không ưa một chút nào.
Về quan điểm của bà Hương đối với bạn bè con trai, bà Ba hiểu là mình không thể thuyết phục được. Một khi bà không thích ai thì coi như người ấy không gặp maỵ Nhưng có lẽ chính sự cứng rắn này đã khiến bà giữ vững cơ nghiện đến ngày hôm nay.
Minh Kha ngồi xõa tóc nhìn ra cửa sổ. Bầu trời bên ngoài trắng xoá bởi lớp tuyết buổi sáng . Dần dần đã quen khí hậu ở đây, nàng đã thấy bớt lạnh. Tuy nhiên nỗi cô đơn vẫn vây bọc lấy nàng...
Có tiếng người đàn ông rụt rè:
- Minh Kha à, cô có thức.
Minh Kha gần như reo lên nhưng cũng khựng lại ngay khi trông thấy vẻ mặt của Luân. Dường như Luân đã biết trươc nội dung trong thư có điều chẳng lành.
- Có chuyện gì xảy ra vậy bác sĩ?
Luân trao mảnh giấy nhỏ cho Kha thay câu trả lời. Dòng điện tín chỉ vọn vẹn mấy chữ.
" Cô Tâm đã qua đời hơn tháng nay.
Soeur Phương Lan"
Minh Kha rụng rời buông rơi mảnh giấy. Trời đất như quay cuồng trước mắt nàng. Không thể được, nàng chỉ có một ruột rà duy nhất ở trên đời, ông trời không thể bất công như vậy được! Nước mắt nàng trào ra:
- Không, tôi không tin đâu!
Luân dịu dàng tiến đến trước mắt nàng:
- Tôi không rõ Minh Kha ạ, nhưng thường những tin tức kiểu này không ai đùa cả.
Minh Kha ôm mặt khóc rưng rức. Đúng là không ai dám đem cái chết của cô Tâm ra đùa với nàng. Hơn nửa người bảo tin lại là soeur Phương Lan, một nữ tu chân chính... Ôi! Trời! Nàng phải sống thế nào đây?
Luân phải chờ rất lâu cho đến khi những tiếng nấc của cô trái trẻ nhỏ dần. Những tiếng nấc cổ nén sâu trong cô làm lay động quả tim vốn lạnh lùng của ông. Thân cô Thế cô như Minh Kha, nàng chỉ có thể buồn âm thầm, chịu đựng âm thầm...
- Minh Kha, tôi tin rằng cô sẽ mau chóng vượt qua nỗi mất mát này. Bởi vì không ai thay đổi được cái sống cái chết. Nước mắt lúc này chỉ giúp cô khoay khỏa phần nào thôi. Cô cần cam đảm hơn.
Minh Kha nghẹn ngào:
- Từ nhỏ đến giờ, tôi chỉ có mỗi mình cô ấy là ruột rà thân thích. Mai mốt đây tôi còn biết phải sống thế nào nữa?
- Cô còn bạn bè, còn Hoàng Chương là người cô yêu mến!
Nỗi mất mát cô Tâm làm cho Minh Kha gần như tuyệt vọng. Cô bé lắc đầu:
- Tôi sợ rồi anh ấy cũng sẽ dần quên một con bé côi cút nghèo hèn như tôi.
- Không nên bi quan như vậy. Từ trưỚc giờ cô và Chương đã gắn bó thế nào cô cũng tự biết đấy. Với những tình cảm như vậy, người ta sẽ không dễ dàng quên nhau đâu.
- Nhưng tại sao anh ấy không một lời nào cho tôi?
Luân cũng ngẩn ra trước câu hỏi của Minh Khạ Ông ta càng khó hiểu hơn về thái độ của Chương. Nhưng cố gắng làm cho Minh Kha không tuyệt vọng. Luân an ủi:
- Có thể thư đến chậm. Với lại Chương phải khó khăn lắm mới liên lạc được với Minh Kha.
Như đã suy nghĩ rất kỹ về điều này. Minh Kha nói ngay không chút do dự:
- Chắc chắn là anh ấy phải hay tin cô Tâm qua đời, và khi đến nhà thờ, anh ấy sẽ được tin cùng địa chỉ của tôi kia mà. Và ở chỗ cô Tâm ai cũng được biết về quan hệ của tôi và anh ấy?
Luân còn nghĩ đến một điều khủng khiếp hơn: Lỡ Chương qua đời trong tai nạn vừa rồi thì sao? Gương mặt Minh Kha tan nát thế này, liệu vết thương Chương có nhẹ nhàng hơn không? Tuy nhiên trong tình trạng của Minh Kha thế này, cộng với tin cô Tâm qua đời đã làm cô bé đau khổ lắm rồi.
Nghĩ vậy, Luân tiếp tục an ủi:
- Biết đâu Chương vẫn còn như trong tình trạng của Minh Kha thì sao nào? Nhưng thôi, đừng lo nghĩ nữa, cô bé hãy cho tôi địa chỉ của Chương, tôi sẽ liên lạc cho.
Minh Kha tiu nghĩu:
- Tôi không muốn tin tức của tôi đến gia đình anh ấy.
Luân ngạc nhiên:
- Sao lạ vậy?
- Tôi có những lý do riêng - Giọng Minh Kha nài nĩ - Xin bác sĩ đừng hỏi.
Nghĩ đã chạm đến vết thương lòng của cô bé. Luân gật lìa:
- Được, được, tôi sẽ không hỏi nữa đâu.
Rồi nhìn đồng hồ, Luân tiếp:
- Sắp đến giờ uống thuốc rồi, để tôi bảo phục vụ mang thức ăn cho cô.
Minh Kha chớp nhẹ mắt, tỏ ý bằng lòng Luân quay ra một lúc, khi trở vào thấy mắt Minh Kha ươm ướt. Biết cô bé lại khóc, Luân lãng chuyện:
- Lúc này thấy Minh Kha khá hơn tôi đó. Phải cố gắng vượt qua những ca phẫu thuật.
Minh Kha vẫn im lặng nghe. Đối với Luân, thái độ như vậy của Minh Kha cũng tốt. Ông sợ phải trông thấy cô bé thảm hại với những dòng nước mắt !
- Chị Hạnh! Chi Hạnh à.
Bà Hạnh ngứơc mắt nhìn ra, giọng hồi hộp:
- Có chuyện gì vậy chị Ngọc?
Bà Ba Ngọc vừa thở vừa đáp:
- Cô Tâm đã chết rồi!
Sự im lặng bao trùm. Bà Hạnh run run dò dẫm ngồi lên ván kê sát vách. Môi bà mấp máy một lúc vẫn không thốt được thành lời.
Bà Ba lật đật an ủi:
- Bình tĩnh chị Hạnh à, chuyện đâu còn có đó.
Không nói gì bà Hạnh vẫn ngồi bất động, hai giọt nước mắt lăn dài khỏi hai hốc mắt khô trắng. Đôi vai bà run nhè nhẹ cố kềm nén. Thái độ ấy làm bà Ngọc đâm hoảng. Bà lay lay vai bạn:
- Chị Hạnh à, chị đừng nén như thế.
Bà Hạnh vẫn lặng lẽ khóc. Thái độ đau buồn ấy làm bà Ngọc cũng mũi lòng, bà sụt sùi khóc theo. Một hồi lâu, bà Hạnh lau nước mắt, nghẹn ngào nói:
- Không hiểu sao những người tốt như cô Tâm lại vắn số như vậy. Những năm qua, tôi mang ơn cô ấy rất nhiều. Đến khi dò la được tin tức thì không còn có hy vọng gặp mặt. Cuộc đời tôi sao phải gặp nhiều bất hạnh như vậy hở chị Ngọc?
Bà Ba Ngọc sụt sịt an ủi:
- Tôi cũng vừa mới nghe tin vội đến cho chị hay liền. Trước đây, cô Tâm còn có một người thân nữa.
- Ai vậy? Bà Hạnh có vẻ chú ý.
- Cô Minh Kha, vợ chưa cưới của cậu Chương đó, nhưng rất tiếc là cô ấy cũng đã mất rồi.
- Minh Kha ư? Bà Hạnh sửng sốt kêu lên -
- Có phải con bé là cháu ruột của Tâm?
- Dường như là không phải. Nghe đâu Tâm chỉ nhận nuôi giùm cho ai đó.
Nổi thất vọng hiện rõ trên nét mặt của bà Hạnh, bà Ba hiểu ý, an ủi:
- Thật ra tôi cũng chỉ nghe kể vậy, tôi chưa dám hỏi thẳng cậu Chương. Mợ cũng biết đó, không ai biết tôi có quan hệ với mợ và gia đình cậu Chiến.
- Tôi hiểu rồi.
Bà Ba vẻ tiếc nuối:
- Thương cho Minh Kha quá. Cô ấy thật là dễ mến.
Bà Hạnh nhíu mày. Có nên nói cho bà Ngọc biết là Minh Kha chưa chết, khuôn mặt bị tàn phá khủng khiếp mà vẫn chưa biết có thể chữa trị được hay không? Bà nghĩ vội đến Chương, cậu ấy vừa trải qua nổi đau mất bạn, có nên cho cậu ta hy vong? Nhưng rồi sau đó thế nào, Minh Kha sẽ trở về xinh đẹp hay tuyệt vọng với gương mặt xấu xí của mình?
Nếu là bà, thà bà chịu xa cách người thương chứ không trở về làm kinh hoàng mọi người. Thì thôi, số phận đã nghiệt ngã với bà, làm tiêu tan niềm hy vọng gặp lại đứa con... bà cũng sẽ giấu biệt tin Minh Kha còn sống. Còn nếu một ngày nào đó, Minh Kha may mắn lạnh lặn trở về, bà sẽ nói cho mọi người biết ý định chia rẽ Minh Kha - Chương của bà Mỹ Hương... người đàn bà ấy đáng bị nguyền rủa! Nghỉ vậy, bà Hạnh thở dài:
- Không hiểu sao cái chết của Minh Kha cứ làm tôi bứt rứt. Nếu biết sớm nó là người thân của cô Tâm thì may mắn quá. Có lẻ kiếp trước tôi đã làm điều gì đó không hay...
- Chị đừng nói vậy mà. Muôn sự tại Trời, mình có muốn cũng không được.
Hướng mặt ra ngoài, bà Hạnh buồn buồn:
- Hơn hai mươi năm qua, tôi gần như đã cam chịu số phận. Nhưng kể từ khi Minh Kha bước vào căn nhà này, ước muốn gặp lại con gái của tôi bừng dậy hơn lúc nào hết. Cô bé ấy làm ấm áp lòng tôi một cách kỳ lạ.
Vốn thật thà, bà Ba hiểu câu nói của bà Hạnh theo hướng khác:
- Thì tôi cũng đã nói rồi, cô Minh Kha dễ thương và tốt bụng lắm. Ai gặp cũng mến.
Bà Hạnh bực bội nói:
- Chỉ có bà Mỹ Hương là khác mọi người.
Không muốn quay về đề tài có thể làm bà Hạnh thêm buồn, bà Ba lãng chuyện:
- Có lẽ ít tuần nữa tôi mới trở lại đây mợ Hạnh à.
Bà Hạnh gật:
- Vâng, chị cứ yên tâm lo việc của mình, có gì cần tôi sẽ nhắn gọi
chị.
- Mợ cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng lo nghĩ nhiều quá.
Giọng bà Hạnh bùi ngùi:
- Tôi có hứa với chị thì cũng như nói dối mà thôi.
Bà Ba Ngọc chỉ biết nhìn người chủ cũ của mình đầy vẻ cảm thông. Bà Hạnh đã từng vượt qua gian truân, đau khổ để mà sống. Thế mà giờ đây niềm hy vọng sẽ gặp lại đứa con lại trở nên mong manh hơn trước. Tuy nhiên phải nhen lên niềm hy vọng cho bà ấy, bà Ngọc nghĩ.
- Mợ Hạnh à, người ăn ở hiền lành tốt bụng như chị thế nào cũng gặp may mà.
Bà Hạnh không nói gì, môi chỉ nhếch nhẹ một nụ cười buồn.
Minh Kha ngỡ ngàng trước sự xuất hiện trở lại của bà Trần Bội Linh, cùng đi với bà còn có thêm một người đàn bà khác, trông rất quí phái. Hai người có nét hao hao như mẹ con.
- Chào bà!
Bà Trần mĩm cười:
- Cháu đã khỏe hẳn chưa?
Lớp da mặt của Minh Kha vẫn còn căng căng rất khó chịu, nhưng nàng đáp cho qua:
- Dạ cám ơn bà, cháu đã đỡ hơn rồi.
Quay sang người cùng đi với mình, bà Trần giới thiệu:
- Đây là cô Mai, con gái lớn của ta.
Minh Kha gật đầu cho có lệ và vẫn không hiểu vì sao hai người đàn bà này lại có mặt tại đây?
Như đoán được ý nghĩ của Minh Kha bà Mai lên tiếng:
- Có lẽ cháu muốn biết lý do cô và bà đến đây gặp cháu?
Kha gật nhẹ:
- Cháu nghĩ đây không phải là cuộc thăm viếng bình thường.
Bà Mai gật đầu, vẻ mặt kiêu ngạo:
- Phải, chúng tôi rất bận rộn, nhưng buộc phải tới đây.
Tiếng "buộc" - Bà Mai thốt ra không khỏi làm Minh Kha tự ái. Nàng lầm lì nói:
- Xin lỗi, cháu rất tiếc đã làm phiền đến bà và cộ Nhưng cháu nghĩ, nếu không muốn thì đừng tự ép mình. Bà và cô đâu có nghĩa vụ đến thăm cháu.
Có lẽ không ngờ Minh Kha thốt những lời như vậy, bà Mai ngẩn ra, con bà Trần thì xoa dịu:
- Đó chỉ là một cách nói thôi mà, cháu bận tâm làm gì. Hôm nay bọn ta đến đây chỉ vì lòng tốt đối với cháu mà thôi.
Bà Trần dừng lời, Minh Kha nhíu mày:
- Bà nói sao, cháu không hiểu?
Bà Mai đỡ lời, giọng bà nhỏ nhẹ hơn trước:
- Thế này, Minh Khạ Chúng tôi muốn đón cháu về ở với chúng tôi. Bà bác sĩ sẽ đến tận nhà chăm sóc cháu.
Minh Kha cười nhẹ, giọng lạt lẽo:
- Cháu cám ơn lòng tốt của bà và cộ Nhưng cháu nghĩ nơi đây thích hợp với cháu hơn.
Bà Trần nhíu mày:
- Ngày xưa ta đã xem cha cháu là người trong nhà, giờ cháu đang hoạn nạn, ta không thể làm ngơ được.
Bà Mai tiếp lời mẹ mình:
- Phải đó, chúng ta là người có nghĩa, cháu đừng ngại.
Ngay từ đầu mới gặp, Minh Kha đã nhận ra khoảng cách giữa mình và bà Trần. Nay gặp con gái bà tạ Khoảng cách ấy như dài thêm ra. Họ thật xa lạ, kiểu cách. Nói với nàng như kẻ ban ơn. Tuy nhiên vẫn giữ mức độ lịch sự nhất định, Minh Kha nhẹ nhàng cám ơn:
- Một lần nữa cháu xin cám ơn bà và cộ Cháu xin được ở đây, mọi người xung quanh cũng tốt với cháu lắm.
- Nhưng vẫn không sao bằng mẹ con chúng tôi - Bà Mai nói với vẻ không hài lòng:
- Cháu không nên từ chối như vậy.
Minh Kha không khỏi bực mình dù hai người đàn bà đang tự đánh giá lòng tốt của họ đối với nàng.
- Cháu đã nói rồi, thưa bà và cô, cháu không muốn làm phiền ai cả, dù bà và cô có là người quen của ba cháu.
Hai người đàn bà nhìn nhau một khắc, Bà Trần nói:
- Thế nếu ta nói là không chỉ là người quen mà là người thân của cháu, cháu nghĩ thế nào?
Đưa tay vuốt lại tấm drap, Minh Kha cười buồn:
- Cháu làm gì còn người thân nào, người thân duy nhất của cháu là cô Tâm thì vừa mới qua đời đây thôi.
Kha nói và để ý thấy hai người đàn bà không tỏ ra xúc động lắm trước tin cô Tâm mất. Thế đấy, vậy mà họ đã bảo là ngừơi thân cũ của ba nàng, là quen biết cô Tâm.
- Chuyện cô Tâm ta đã biết. Vì vậy mà ta mới bảo con về nhà ở với tạ Từ nay, con sẽ có một cuộc sống khác. - Bà Trân lại nói
Minh Kha vẫn khư khư giữ lấy quyết định của mình:
- Dạ không. Sau khi cháu lành bệnh, cháu sẽ trở về Vn.
Bà Mai cao giọng:
- Cháu có biết cháu cần bao nhiêu thời gian và tiền của để có thể trị lành vết thương này hay không? Nếu không đủ tiền, khuôn mặt cháu chỉ chữa trị cao lắm không qua năm mươi phần trăm.
Họ càng thuyết phục. Minh Kha càng bướng bỉnh:
- Cháu không dám đòi hỏi quá cao những gì người ta làm cho cháu. Dù chỉ chữa lành được năm mươi phần trăm hay chỉ có bốn mươi phần trăm, cháu vẫn trở về.
Có lẽ đã nín nhịn từ nãy giờ, bà Mai bực bội nói:
- Cháu đã biết mọi người vì cháu như thế nào không?
Minh Kha ngạc nhiên :
- Vì cháu ư ?
- Phải. Và cháu bướng bỉnh giống hệt thằng cha của cháu. Không biết phân biệt phải trái, tốt xấu ra sao cả.
Từ nãy giờ, Minh Kha nghĩ chỉ có mỗi câu nói này bà Mai mới bộc lộ ra phần nào thái độ thật của mình. Bà ta nói đúng, hai cha con Minh Kha rất bướng bỉnh. Thế là Minh Kha cười:
- Xin đừng trách cháu, quả thật là cháu không muốn về nhà cô và bà, dầu nơi đó có tiện nghi gấp mấy.
Hai người đàn bà lại im lặng nhìn nhau. Một lúc sau, bà Trần cất tiếng, giọng bà nhỏ nhưng rành mạch:
- Thế cháu nghĩ sao nếu ta bảo ta thật sự quan tâm, lo lắng cho cháu bởi một lý do khác quan trọng hơn nhiều.
Điều đó vẫn không làm Minh Kha bận tâm, bởi nàng nghĩ, có lẽ chỉ là một cách nói đê thuyết phục nàng:
- Cháu xin bà đừng bận tâm lo cho cháu nữa. Và đừng viện dẫn lý do nào khác, dù gì đi nữa cháu cũng đã quyết định là không rời khỏi nơi này.
- Cháu...
Bà Trần trừng mắt, vẻ tức giận không nói được thành lời. Thái độ của Minh Kha làm bà Trần tức nghẹn, bà Mai lại càng tức giận hơn. Bà lớn tiếng nói:
- Cháu có biết mình đang đối xử rất tệ với ai không?
Cũng muốn biết bà Mai muốn nói gì. Minh Kha hỏi lịch sự nhưng lạnh lùng:
- Với ai cô ạ?
- Bà Trần đây chính là bà nội của cháu và ta chính là cô ruột của cháu.
Minh Kha tròn mắt nhìn hai người đàn bà...
Sâu Lắng Lời Nguyền Sâu Lắng Lời Nguyền - Minh Hương