Chỉ có một thành công mà thôi, đó là sống cuộc sống của mình theo cách của chính mình.

Christopher Morley

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 15
Cập nhật: 2023-06-17 21:14:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10.1
hời tiết ẩm và lạnh trong suốt một tuần lễ như thường vẫn xảy ra ở miền Tây vào đầu mùa hè, chúng tôi không quay lại bãi biển nữa. Tôi có thể nhìn thấy biển từ trên sân bằng và bãi cỏ. Màu nó xám và có vẻ quyến rũ, cuồn cuộn từng làn sóng lớn. Tôi tưởng tượng chúng lao đến cái vũng nhỏ và ầm ầm đạp vào những tảng đá, rồi xô ra nhanh và mạnh trên bờ cát dốc. Tôi nghe tiếng thì thầm của biển bên dưới tôi xa xăm và âm thầm. Đó là một thứ tiếng xa xăm và rầu rĩ, không bao giờ chấm dứt. Những con hải âu bay về phía đất, chúng vừa lượn tròn quanh nhà vừa kêu. Tôi bắt đầu hiểu tại sao có những người có thể chịu đựng được tiếng động của biển. Đôi khi nó có một thứ âm ảm đạm, những đợt sóng vĩnh cửu kia vang âm và trơn trượt, ảnh hưởng đến thần kinh. (thế thì fải là “có những người không thể chịu đựng được tiếng động của biển” chứ nhỉ?) Tôi vui lòng thấy nơi ở của chúng ở phía cánh đồng, tôi có thể cúi xuống là nhìn thấy vườn hồng. Có khi không ngủ được, tôi nhẹ nhàng trở dậy trong đêm thanh vắng, tôi đi ra cửa sổ và tỳ khủy u tay lên bao lơn, thở hít không khí thanh bình và lặng lẽ.
Tôi không nghe thấy tiếng bể động, và vì không nghe thấy nên tư tưởng của tôi cũng thanh tịnh. Nó không đưa tôi vào con đường khúc khủy u của rừng sau đến vũng xám và đến căn nhà bỏ hoang. Tôi không muốn nghĩ đến căn nhà nhỏ ấy. Tôi chỉ nghĩ đến nó luôn vào buổi ban ngày. Hình ảnh của nó chỉ tấn công tôi mỗi khi tôi nhìn thấy biển từ trên sân bằng. Tôi lại nhìn thấy những vết ẩm xanh trên chồng bát đĩa, những mạng nhện chăng trên các cánh buồm của mấy con tầu mẫu nhỏ và những lỗ chuột trên đệm ghế đi- văng. Tôi nhớ lại tiếng lộp bộp của mưa trên mái nhà. Và tôi cũng nhớ cả đến Ben với cặp mắt ướt, nụ cười xảo quyệt của kẻ ngu đần. Những vấn đề đó làm tôi bối rối. Tôi muốn quên chúng, nhưng lại muốn biết tại sao chúng làm tôi khổ sở. từ trong đáy lương tâm tôi có một chút tò mò sợ hãi, nó phát triển chậm chạp- Mặc dù tôi cố phủ nhận- và tôi biết tất cả những hoài nghi và khổ đau của đứa trẻ khi người ta nói với nó: “không được động đến những vấn đề ấy, cấm đấy!”
Tôi không thể nào quên được cặp mắt ngơ ngác của Maxim trên lối đi và những câu chàng nói: “Trời ơi! Mình trở về thật là ngốc quá!” Tất cả đều là do lỗi tại tôi, lẽ ra tôi không nên xuống cái vũng ấy. Tôi đã mở con đường đi vào quá khứ.
Bây giờ Maxim đã trở lại chàng(?), tất nhiên, và chúng tôi sống hòa thuận, ăn ngủ, đi chơi, viết thư, đi xe xuống làng. Nhưng tôi biết là từ hôm đó giữa chúng tôi đã có một hàng rào.
Chàng đi theo con đường của chàng ở phía bên kia hàng rào ngăn cách chàng với tôi. Và tôi sống trong cảnh lo âu, một câu nói thiếu thận trọng, một ngoắt ngoéo trong câu chuyện, là cặp mắt chàng lại trở lại có vẻ ấy. Tôi bắt đầu hoài nghi đến mọi ám chỉ đến cái chết, sợ rằng nói về biển, người ta có thể đề cập đến tầu thuyền, đến tai nạn, chết đuối… ngay cả chính Frank Crawley, trong một bữa ăn với chúng tôi, cũng làm cho tôi hốt hoảng lúc nói đến những cuộc đua thuyền trong bến Kerrith, cách đây ba dặm. Tôi chúi mũi xuống đĩa thức ăn, tim đau nhói, nhưng Maxim lại nói chuyện hết sức tự nhiên, trong khi tôi toát mồ hôi tự hỏi sắp xẩy ra vấn đề gì và câu chuyện ngừng lại ở đâu.
Tất nhiên là tôi kỳ cục, ngu ngốc và mất tinh thần. Nhưng tôi chẳng làm gì được. Tính rụt rè, vụng về của tôi càng tồi tệ hơn và làm tôi hốt hoảng hơn khí có khách đến thăm chúng tôi.
Tôi còn nhớ, chúng tôi có khách vào những tuần lễ đầu tiên. cuộc tiếp đón những láng giềng nông thôn, những cái bắt tay trao đổi, những nửa giờ tiếp khách chính thức ấy trôi qua, làm tôi khốn khổ hơn tôi tưởng và các câu chuyện lại đề cập đến những vấn đề cấm đoán. nỗi hãi hùng về tiếng xe lăn trong lối đi, về tiếng chuông, sự chạy trốn của tôi vào trong buồng, bàn tay run rẩy xoa chút phấn lên mũi, chiếc lược chải vội rồi đến tiếng gõ cửa không thể tránh được và những tấm danh thiếp đưa vào trên một chiếc khay bạc.
- Được, tôi xuống đây.
Tiếng gót giày tôi nện trên cầu thang và trong hành lang, tiếng mở cửa buồng thư viện, hoặc xấu hơn nữa, tiếng cửa buồng khách lạnh lẽo và không có sự sống, và người đàn bà lạ mặt đợi tôi, cũng có khi hai người, một cặp vợ chồng.
- Bà có khỏe không? tiếc quá, Maxim ở ngoài vườn, Frith sẽ đi tìm về.
- Chúng tôi đến để chúc mừng vị phu nhân trẻ.
một tiếng cười nhỏ, một mẩu chuyện, một sự im lặng, một cái liếc nhìn quanh buồng.
- Manderley lúc nào cũng tuyệt diệu. Bà thích chứ?
- ồ, tất nhiên!
Và do tính bẽn lẽn của tôi, tính thích làm vui lòng người khác, những câu của học trò lại thốt lên, những câu mà tôi chẳng dùng bao giờ trừ trong trường hợp đại loại như: “Thật là phi thường!” và “Tôi rất tin”
Lúc Maxim vào, tôi sợ bị mắc tội không kín đáo, tôi vội im bặt, một nụ cười cố định trên môi, hai tay tôi để trên đầu gối. thế là các vị khách nói chuyện với Maxim, nói về những người và những nơi mà tôi không biết. Thỉnh thoảng tôi lại thấy cặp mắt họ nhìn tôi, lưỡng lự phân vân.
Tôi tưởng tượng trên đường về họ bảo nhau: “Con người gì mà chán thế! Chẳng há được miệng” rồi đến câu mà lần đầu tiên tôi nghe thấy từ miệng Beatrice, nó cứ ám ảnh tôi mãi, một câu mà tôi đọc thấy ở mọi cặp mắt, mọi cái mồm: “Sao mà khác Rebecca thế!”
Đôi khi tôi còn nghe ngóng được thêm đôi lời. một câu tình cờ thốt ra lúc đi qua, một vấn đề. Và nếu Maxim không có đó, câu đó đem đến cho tôi một thú vị ám muội, cho tôi một cảm tưởng về một ngón tội lỗi thực hành ngầm.
Tôi đi đáp lại những cuộc thăm viếng, vì Maxim rất nghiêm ngặt trong vấn đề đó và không miễn cho tôi. Khi không có chàng cùng đi, tôi phải chịu đựng gian truân một mình. người ta hỏi tôi: “Bà sẽ có tiếp khách nhiều ở Manderley không?” Tôi trả lời: “Tôi không biết nữa. Cho đến nay Maxim chưa nói gì” ”Phải, tất nhiên, hãy còn hơi sớm. trước đây ngôi nhà đầy khách” Đó là vợ một mục sư trong nhà thờ ở một thành phố nhỏ bên cạnh bảo tôi: “Bà cho là chồng bà có ý định tổ chức lại những buổi khiêu vũ hóa trang như thường lệ ở Manderley không? đẹp tuyệt! Tôi không bao giờ có thể quên được”
Tôi phải mỉm cười như thể tôi đã rõ cả và nói:
- Chúng tôi chưa có ý định gì cả. Còn nhiều vấn đề phải làm, phải tổ chức.
- Tôi tin, nhưng tôi mong là sẽ không từ bỏ. cần phải sử dụng ảnh hưởng của bà. Năm vừa qua không có là tất nhiên. Nhưng tôi nhớ cách đây mấy năm, hai vợ chồng tôi có được tham dự, thật là tuyệt diệu, Manderley rất thích hợp với những tổ chức như thế. Hành làng là một cảnh huy hoàng. người ta khiêu vũ ở đấy, dàn nhạc để ở trong lan can. một vấn đề vĩ đại phải được tổ chức, nhưng tất cả mọi người đều hân hoan.
- vâng, - tôi nói, - vâng. Tôi sẽ đề nghị với Maxim.
Tôi nghĩ đến tập hồ sơ dán nhãn trên bàn giấy phòng tiếp khách nhỏ, những chồng thiếp mời, một bản dài danh sách, những chiếc phong bì, và tôi thấy một người phụ nữ ngồi trước bàn giấy đó, chấm dấu chữ thập vào tên những người được mời, chấm bút vào lọ mực và viết địa chỉ với một bàn tay nhanh và chắc, kiểu chữ viết ngả.
- vào mùa hè lại còn cả ngoài trời nưa, - vợ ông mục sư nói tiếp. - Tôi nhớ trời thật đẹp. Chè phục vụ ở những chiếc bàn con trong vườn hồng, đó là một sáng kiến độc đáo và thông minh. Bà ấy rất sáng suốt…
Bà ta dừng lại, hơi đỏ mặt, sợ nói không khéo. Tôi vội thêm thắt ngay để bà khỏi bối rối, và tôi tự nghe thấy mình nói một cách mạnh bạo và nhiệt tình:
- Rebecca phải là một người đặc biệt!
Tôi không hiểu tại sao tôi có thể nói lên tên đó được. Tôi chờ đợi và tự hỏi sẽ xảy ra vấn đề gì. Tôi đã nói lên tên đó. Tôi đã nói to tên Rebecca. Thật là dễ chịu một cách kỳ lạ. Tôi có cảm tưởng đã tẩy bỏ được ở trong lòng một nỗi đau đớn không thể chịu nổi. Rebecca, tôi đã nói thế rất to.
Tôi không hiểu vợ ông mục sư có trông thấy mặt tôi ửng đỏ, bà ta cứ nhẹ nhàng tiếp tục câu chuyện và tôi háo hức nghe.
- Bà không biết bà ấy à? - Bà ta hỏi và thấy tôi lắc đầu, bà ta lưỡng lự một lát không tự tin lắm. - Chúng tôi không có mối quan hệ mật thiết với bà ấy. Ông mục sư nhà tôi mới đến làm việc ở đây có bốn năm. Nhưng tất nhiên bà ấy đối xử với chúng tôi rất tốt. một mùa đông chúng tôi có ăn ở đấy một bữa tối. Vâng, một con người tuyệt diệu! hoạt bát quá chừng!
- Bà ấy có vẻ có mọi khả năng! - Tôi nói với một giọng khá lãnh đạm. - Rất hiếm gặp được một người vừa đẹp, vừa thông minh, vừa thể thao.
- đúng thế! Bà ấy nhiều tài ba. Tôi nhớ lại đã trông thấy bà đứng trên đầu cầu thang đêm hôm mở hội. bộ tóc như mây trên mầu nước da rất trắng, và bộ qưùân áo rất hợp với người. Vâng, bà ấy rất đẹp.
- và bà ấy đã chỉ huy toàn bộ trong nhà, - Tôi nói và mỉm cười như để nói: “tôi hoàn toàn thoải mái, tôi thường hay nói đến bà ấy”, và tôi nói tiếp: - việc đó làm cho bà ấy mất nhiều thời gian và công sức. Xin thú thật là tôi phải giao phó công việc cho người quản gia.
- người ta không thể làm được tất cả, phải không? thế rồi bà lại còn rất trẻ. chắc chắn là với thời gian bà sẽ quen… vả lại bà còn có công việc của bà. người ta nói bà vẽ.
- ồ, không có gì đáng kể.
- đó là một tài vặt, rất thú vị. Có phải muốn là được đâu. Manderley là một nơi có rất nhiều góc để vẽ.
- vâng, vâng, đúng thế! - tôi nói, chán ngán về điều bà vừa nói và bỗng nhiên tôi thấy mình đi qua bãi cỏ tay cắp giá và bút vẽ, cái tay tài vặt của tôi như bà ta vừa nói. Nó giống như một thứ bệnh nhẹ.
- Bà không chơi thể thao, cưỡi ngựa, đi săn?
- không, tôi không thích thế. Tôi thích đi bộ, - tôi nói thêm như một trả thù thảm hại.
- đó là một môn tập luyện rất tốt. Hai vợ chồng tôi đi bộ rất nhiều.
Tôi tự hỏi không biết ông ta có đội mũ đi ghệt đi vòng quanh nhà thờ, tay dắt vợ không. Bà ta bắt đầu nói đến những vụ nghỉ hè ở Pennings, cách đây đã nhiều năm, mỗi ngày đi bộ trung bình mười lăm cây số, và tôi gật đầu mỉm cười lễ phép mà chẳng hiểu Pennings ở đâu…
Im lặng không thể tránh được, mắt đưa nhìn đồng hồ nhưng hoài công vì đồng hồ trong phòng khách đánh bốn tiếng. Tôi đứng lên:
- Tôi rất vui lòng được gặp bà. Mong rằng sẽ được gặp ông bà tới chơi.
- Rất vui lòng… nhưng than ôi, ông mục sư nhà tôi rất bận. Xin gửi lời chào chồng bà và đừng quên yêu cầu ông lại mở những cuộc khiêu vũ hóa trang.
- vâng, vâng, chắc chắn là thế!
Tôi đã nói dối, làm ra vẻ hiểu biết, và trong xe ô tô đưa tôi về, tôi nhấm móng tay cái và hình dung thấy hành lang lớn của Manderley đầy những người hóa trang, toi tưởng tượng tiếng ồn ào, những câu chuyệnm những tiếng cười của đám đông nhốn nháo, dàn nhạc ngoài ban công, với những tấm bàn dài để tựa vào tường, tôi hình dung thấy Maxim đứng dưới chân cầu thang, mỉm cười, hai tay nắm chặt, quay về phía người nào đó đứng bên cạnh, người đó cao lớn và mảnh mai, với bộ tóc âm thầm, như vợ ông mục sư đã nói, bộ tóc âm thầm đóng khung một bộ mặt rất trắng, ai đó cặp mắt linh lợi, quan tâm đến khách, đang sai bảo một đầy tớ, ai đó không bao giờ vụng về, không bao giờ không duyên dáng, và trong lúc khiêu vũ, để lại một luồng hương thơm hoa azarée.
- Thưa bà De Winter, bà sẽ có đón nhiều khách không ạ?
Tôi lại nghe thấy tiếng nói khẩn khoản, hầu như thiếu kín đáo của bà vợ ông mục sư, và tôi trông thấy cặp mắt hoài nghi của bà quan sát tôi, kiểm kể những quần áo tôi mặc từ chân lên đầu, cái nhìn nhanh kia thường hay bao phủ những người vợ trẻ để thăm dò xem tôi có mang chưa.
Tôi tự nhủ tôi sẽ không tiến hành những cuộc đi thăm kiểu như thế nữa, tôi sẽ nói với Maxim, mặc cho người ta cho là tôi vô lễ. Đó là một yếu tố nữa để người ta phê bình tôi… người ta có thể nói là tôi mất dạy, người ta sẽ nói: “Có gì là lạ! chị ta ở đâu ra?” thế rồi một nụ cười và một nhún vai: “Sao, bà không biết à, ông ấy đã nhặt đâu đó ở Monte Carlo, chị ta chẳng có một xu dính túi, chị ta là người hầu cận của một bà già!” lại nụ cười và cái nhìn ngạc nhiên.”Không thể thế được! bọn đàn ông kỳ lạ thật! với Maxim, một người khó tính thế! Làm sao ông ta lại có thể thế, sau Rebecca?”
mặc, tôi chẳng cần! người ta muốn nói gì thì nói. Lúc xe đi qua cổng, tôi mỉm cười với chị gác cửa. Tôi chẳng hiểu chị ta có biết tôi là ai không.
Đến một chỗ rẽ, tôi trông thấy một người đàn ông đang đi lên. Đó là người đại diện Frank Crawley. Nghe tiếng ô tô anh ta dừng lại, người tài xế cho xe đi chậm, Frank cất mũ và mỉm cười với tôi, anh ta có vẻ vui lòng gặp tôi. Tôi rất mến Frank. Tôi thấy anh không tẻ nhạt, không buồn bã như ý kiến của chị Beatrice, có lẽ bởi chính tôi tẻ nhạt. cả hai chúng tôi đều tẻ nhạt. Chúng tôi chẳng có gì để nói chuyện.
Tôi gõ vào cửa kính bảo tài xế cho xe dừng lại.
- Tôi muốn xuống đi bộ với ông Frank.
Frank mở cửa xe cho tôi và hỏi:
- Bà đi thăm ban?
- Vâng, Frank.
Tôi vẫn gọi anh là Frank như Maxim thường gọi, nhưng anh vẫn gọi tôi là bà. Tính anh thế. Dù chúng tôi có cùng sống trên hoang đảo, anh vẫn cứ tiếp tục gọi tôi là bà. Tôi nói tiếp:
- Tôi vừa đến nhà ông mục sư. Ông ta đi vắng nhưng bà ấy có nhà. cả hai ông bà đều thích đi bộ, thường đi tới mười lăm cây số mỗi ngày ở Pennings.
- Tôi không biết vùng đó. Hình như ở đấy đẹp lắm. Tôi có một ông chú ở bên ấy.
- Bà vợ ông mục sư muốn biết hcúng ta có sẽ tổ chức một buổi khiêu vũ hóa trang ở Manderley không! - Tôi nói và quan sát anh bằng cạnh mắt. - Bà ta có đến dự buổi cuối cùng và thú vị lắm. Tôi không biết là ở đây người ta thường tổ chức những buổi dạ hội hóa trang, Frank ạ!
Anh lưỡng lự một lát trước khi trả lời và có vẻ khó chịu:
- Có, có đấy. dạ hội ở Manderley là một dịp hấp dẫn hàng năm. khắp miền đến dự, còn có nhiều vị từ Luân đôn đến. Đó là một cuộc dạ hội rất lớn.
- Tổ chức phức tạp lắm nhỉ!
- Vâng.
- Bà Rebecca đảm nhiệm tất cả! - Tôi nói với vẻ rời rạc.
Tôi nhìn con đường thẳng trước mặt, nhưng vẫn nhận thấy anh ngoảnh mặt nhìn tôi như muốn xem vẻ mặt tôi ra sao.
- Chúng tôi cùng chịu trách nhiệm rất nhiều.
Có một vẻ dè dặt, kỳ lạ trong câu nói của anh, một thứ rụt rè như của tôi. bỗng nhiên tôi tự hỏi anh ta có phải lòng Rebecca không.
- Tôi lo rằng nếu chúng ta tổ chức, tôi sẽ chẳng giúp đỡ được gì nhiều. Tôi không có khả năng tổ chức bất kỳ gì.
- Bà sẽ chẳng phải làm gì cả. người ta chỉ yêu cầu bà giữ đúng vai trò của mình làm rạng rỡ cho buổi tiệc.
- Frank, anh nói thế rất tốt. Nhưng tôi e rằng làm thế cũng không được nữa.
- Bà giữ vai trò ấy rất tốt.
Rebecca (Tiếng Việt) Rebecca (Tiếng Việt) - Daphné Du Maurier Rebecca (Tiếng Việt)