Love at first sight is often cured by a second look.

Love is sweet when it’s new, but sweeter when it’s true.

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 15
Cập nhật: 2023-06-17 21:14:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
au hôm chơi bài bridge, bà Van Hopper trở dậy thấy đau cổ và sốt. Tôi liền gọi điện thoại cho bác sĩ. Ông đến ngay khám bệnh, và chuẩn bị bệnh cúm. Ông nói:
- Bà không được trở dậy trước khi tôi cho phép. Tôi không thích tiếng nhịp tim bà, và nói sẽ không tốt nếu bà không chịu nghỉ ngơi hoàn toàn – ông quay lại phía tôi nói thêm – Tôi muốn rằng bà Van Hopper phải có một nữ y tá thực thụ. Cô không nâng bà dậy được đâu. Cũng phải mất mười lăm ngày.
Tôi thấy thế lỳ cục quá liền phản đối. Nhưng lạ thay bệnh nhân lại tán thành ý kiến của thầy thuốc. Tôi cho rằng ý nghĩ tự cho mình là quan trọng làm bà thích. Bà tưởng tượng đến lòng trắc ẩn của mọi người, đến những cuộc thăm hỏi., những cú điện thoại của bạn bè, những bó hoa gửi tặng. Monte Carlo đã bắt đầu lam bà chán ngấy, căn bệnh nhỏ ấy làm bà khoan khoái.
Ngay sau khi người nữ y tá đến để tiêm, để xoa bóp nhẹ, để nâng đỡ bà dậy để trông nom chế độ ăn uống, tôi để bà hoàn toàn thoải mái. Hơi hổ thẹn về sự hoan hỉ của mình, tôi điện thoại cho các bạn bè của bà bãi bỏ những cuộc hội họp nhỏ vào buổi tối và tôi đi xuống buồng ăn của khách sạn sớm hơn thường lệ nửa giờ. Quả là nó trống rỗng, trừ bàn ăn bên cạnh bàn chúng tôi. Tôi không chuẩn bị cuộc gặp gỡ đó. Tôi tưởng ông khách mới của chúng tôi đi Sospel. Có lẽ ông ấy ăn sớm với hy vọng tránh gặp chúng tôi vào lúc một giờ.
Tôi đã bước vào đến tận giữa phòng và không thể lùi được nữa. Tôi chưa trông thấy ông từ hôm qua lúc ở cầu thang máy, và ông đã khôn khéo không đến ăn bữa tối ở khách sạn có lẽ cũng với lý do ấy.
Tôi tự cảm thấy mình không cân xứng với ông. Tôi muốn được khác hẳn, già hơn. Tôi đi đến bàn của chúng tôi, mắt nhìn thẳng và phải trả giá ngay về sự lúng túng của mình vì lúc mở khăn ăn ra, tôi làm đổ bình hoa. Nước thấm vào khăn bàn và chảy xuống đầu gối tôi. Người phục vụ ở tận đầu buồng đằng kia nên không trông thấy gì. Nhưng chỉ một giây sau ông láng giềng đã cầm khăn tới giúp tôi. Ông đột nhiên bảo tôi:
- Cô không thể ngồi ở chiếc bàn ướt này được nữa, ăn sẽ mất ngon. Cô hãy đứng lên.
Ông liền thấm chiếc khăn bàn trong lúc người phục vụ trông thấy vội chạy lại giúp ông.
- Không sao đâu! – Tôi nói. - Chỉ có mình tôi ăn.
Ông không đáp lời. Người phục vụ cúi xuống nhặt mảnh bình vỡ và nhánh hoa rơi.
- Anh cứ để đấy! – Ông bỗng nói. – Và đi dọn một bộ đồ ăn nữa sang đến bàn của tôi. Tiểu thư đây sẽ ăn với tôi.
Tôi rất bối rối nhìn ông và nói:
- Thưa ông, tôi không thể làm thế được đâu.
- Tại sao?
Tôi tìm một lý do. Tôi biết là ông chẳng muốn ăn với tôi, ông làm thể chỉ vì phép lịch sự. Tôi sẽ làm ông ăn mất ngon. Tôi quyết định nói lên sự thật.
- Thưa ông, xin ông chớ vì phép lịch sự mà làm ơn. Ông rất tốt, nhưng sau khi người phục vụ đã lau sạch bàn, tôi ngồi ăn ở đây cũng không sao.
- Nhưng tôi có làm ơn gì đâu! Tôi muốn ngồi ăn với cô, có thế thôi. Ngay cả nếu cô không làm đổ bình hoa, tôi cũng sẽ mời cô – có lẽ nét mặt tôi biểu lộ vẻ hoài nghi, ông cười nói tiếp: - Cô không tin! Tôi cũng được, mới cô hãy sang đây và ngồi xuống đây. Chúng ta sẽ chỉ nói chuyện thôi.
Chúng tôi ngồi xuống và ông đưa cho tôi tờ thực đơn. Vẻ lãnh đạm của ông rất đặc biệt, tôi thấy chúng tôi có thể ngồi ăn với nhau mà chẳng cần phải nói với nhau câu nào. Chúng tôi sẽ không lấy thế làm khó chịu. Ông hỏi tôi theo phép lịch sự:
- Bạn cô ra sao thế?
Tôi trả lời là bệnh cúm.
- Đáng tiếc! Ông nói rồi một lúc sau lại tiếp: - Cô nhận đươc tờ giấy của tôi rồi chứ? Tôi rất lấy làm xấu hổ về thái độ của tôi. Điều độc nhất có thể lượng thứ cho tôi là tôi đã trở thành thô lỗ vì sống có một mình. Do đấy cô rất tốt hôm nay đã ngồi ăn với tôi.
- Ông có gì là thất lễ đâu! Vả lại bà ấy không nhận thấy. Bà ấy dễ tính lắm, đối với ai cũng thế, nhất là đối với những người quan trọng.
- Vậy tôi rất vui lòng. Nhưng tại sao cô lại coi tôi là người quan trọng?
Tôi ngập ngừng một lát rồi đáp:
- Có lẽ tại Manderley.
Ông không trả lời, và tôi lại có cảm giác nặng nề, cảm tưởng đi vào nơi tâm địa. Tôi tự hỏi tại sao để cập đến lãnh địa của ông mà rất nhiều người, ngay cả tôi nữa, đã nghe nói đến, lại khiến ông im lặng, như dựng một hàng rào giữa ông và những người khác.
Chúng tôi ăn, đôi lúc im lặng và tôi nghĩ đến tấm bưu ảnh mình đã mua hồi còn là một nữ sinh ở trường làng trong dịp nghỉ hè. Bức ảnh thể hiện một ngôi nhà, mặc dù màu ảnh thô kệch cũng không làm mất được vẻ cân đối của kiến trúc, bậc thềm rộng lớn của hàng hiên, những thảm cỏ xanh trải ra đến tận bờ biển. Tôi đã mua tấm ảnh đó năm xu, một nửa số tiền của tôi cho một tuần lễ. Sau đó tôi hỏi bà già bán hàng ảnh gì. Bà tỏ vẻ ngạc nhiên về sự ngu dốt của tôi” Manderley đấy” Tôi đã bực mình lúc ra về và cũng chẳng biết hơn.
- Bạn cô… - ông nói – Bà ấy nhiều tuổi hơn cô nhiều. Họ hàng phải không? Cô biết bà đã lâu chưa?
Tôi hiểu là sựu quen biết của chúng tôi làm ông ngạc nhiên.
- Thật ra không phải là bạn bè, - Tôi giải thích – Bà ấy mướn tôi làm tập sự bạ đường và trả công tôi 90 livrơ mỗi năm.
- Tôi không biết người ta lại thuê bạ đường. Vậy là cô cũng không bị rành buộc với bà ấy lắm – ông cười va ftrông thay đổi hẳn, trẻ ra, ông nói tiếp - Tại sao cô lại làm thế?
- 90 livrơ đối với tôi là nhiều lắm chứ!
- Cô không có cha mẹ à?
- Không, chết cả rồi!
- Tên họ cô dễ thương và đặc biệt lắm!
- Bố tôi là một người đẹp và đặc biệt lắm.
Tôi nhìn ông qua cốc nước chanh của tôi. Không phải là dễ dàng có được một ý kiến về cha tôi, và nói chung tôi không có gì để nói về cha tôi. Cha tôi là bí mật của tôi, kín đáo đối với tôi cũng như Manderley đối với ông bạn láng giềng.
Tôi không hiểu có bầu không khí gì không thật lởn vởn xung quanh bữa ăn trưa của chúng. Lúc này, nghĩ đến, nó chói lọi một thứ ánh sáng kỳ lạ. Tôi không còn rụt rè nữa, tôi buông lỏng lưỡi để kể hết cho ông nghe những bí mật nhỏ, những vui buồn của thời thơ ấu. Tôi cảm thấy ông hiểu những mô tả nghèo nàn của tôi về nhân cách cha tôi cũng như về mối tình mẹ tôi với cha tôi. Tôi nhớ tôi đã nín lặng, hơi choáng váng và hơi hổn hển lúc thấy buồng ăn đã đông người cười nói và tiếng bát đĩa va chạm nhau. Nhìn lên đồng hồ, toi thấy đã hai giờ. Vậy là chúng tôi đã ngồi ăn với nhau được hai giờ và tôi đã trả mọi giá cho cuộc nói chuyện.
Tôi trở lại thực tế, bàn tay nóng bỏng, tinh thần bối rối, cặp má rực lửa và tôi lúng túng những lời xin lỗi, ông không muốn nghe tôi lúng túng những lời xin lỗi, ông không muốn nghe tôi.
- Lúc nãy tôi đã nói với cô rồi, cô có một tên họ dễ thương và đặc sắc. Tôi sẽ còn đi xa hơn nữa nếu được cô cho phép và tôi nói là cô sẽ đi xa như vậy cũng như đối với cha cô. Một giờ trôi qua cùng với cô đem lại cho tôi niềm vui mà đã từ lâu tôi chưa có. Tôi đã bớt sầu muộn và đã thoát khỏi nỗi cô đơn ám ảnh tôi từ một năm nay.
Tôi nhìn ông và hiểu là ông nói thật. Ông đã có vẻ bớt kín đáo hơn trước, nhã nhặn hơn, người hơn, ông không còn bị bao quanh bởi những bóng tối. Ông nói tiếp:
- Cô cũng viết chúng ta, cô và tôi, có cùng chung điều gì. Cả hai chúng ta đều chỉ có một mình trên đời, ồ, đúng là tôi có một chị và một bà nội đã già lắm mà mỗi năm chúng tôi đến thăm ba lần chính thức, nhưng chẳng ai chung sống với tôi. Tôi cần phải biểu dương bà Van Hopper. Lương cô hàng năm 90 livrơ không đắt đâu.
- Ông quên mất là ông có một ngôi nhà, còn tôi thì không.
Vừa nói xong tôi đã phải ân hận ngay vì vẻ bí hiểm lại lộ ra trong cặp mắt ông và một lần nữa tôi lại đâu khổ đã không khéo ý. Ông cúi đầu xuống để châm một điếu thuốc và không trả lời ngay. Cuối cùng ông nói:
- Một ngôi nhà trống rỗng cũng cô đơn như một khách sạn đầy người. Điều khổ tâm là nó nhân cách hơn.
Ông lưỡng lự, tôi tưởng ông sắp nói đến Manderley nhưng có cái gì ngăn ông lại, một thứ cấm đoán giằng xé trong đầu óc ông và cuối cùng nó thắng, vì ông thổi tắt que diêm đồng thời tia lửa tin tưởng của ông. Ông trở lại vui vẻ và nói:
- Vậy là cô “tập sự làm bạn” phải không nhỉ? Cô đã có ý định làm gì chưa?
Tôi nghĩ đến khu nhà tồi tàn, gạch lát sân đã bong và đến cái cửa sổ hẹp. Tôi có thể đến đấy vào lúc ba giờ mang theo giấy, bút vẽ. Tôi nói với ông ấy với nỗi bẽn lẽn của kẻ nghiệp dư bất tài.
- Tôi sẽ lấy xe đưa cô đến đấy, - ông nói không cần nghe phản đối của tôi.
Tôi nhớ đến lời cảnh cáo hôm qua của bà Van Hopper, bảo tôi đã lấn bước và tôi sợ ông ấy cho lời nói của tôi về Monaco là một mánh lới để được dẫn tới đấy. Đúng là cách thức của bà Van Hopper và tôi e ông lại lẫn lộn hai chúng tôi trong tâm trí. Bữa ăn trưa của tôi với tôi đã có một tầm quan trọng vì lúc chúng tôi đứng lên sắp rời bàn ăn, ông chủ khách sạn đã vội lao tới để dẹp chiếc ghế của tôi, ônt ta còn mỉm cười cúi xuống nhặt chiếc khăn mùi xoa của tôi đã đánh rơi. Cho đến người coi thang máy, lúc mở cửa cho chúng tôi vào, cũng nghiêng mình lễ phép trước mặt tôi. Ông bạn tôi cho thế là bình thường, là điều tất nhiên. Ông ấy đâu có biết về món jăm bông thái tồi ngày hôm qua. Tôi thấy sự thay đổi đó làm giảm giá, nên chẳng thấy thế làm tự hào. Tôi nhớ lại cha tôi ngày xưa rất khinh thói khoe khoang.
Chúng tôi đi về phía hành lang. Ngước mắt lên tôi thấy ông nhìn tôi chằm chằm và thóc mách.
- Cô nghĩ gì thế? – ông hỏi. – Không bằng lòng điều gì chăng?
Sự chú ý của nhân viên khách sạn đã làm thức tỉnh trong tôi hàng loạt suy nghĩ, lúc nãy vừa ống café tôi có nói với ông về Blaize, chị thợ may. Hôm qua chị ấy rất hân hoan bán được cho bà Van Hopper ba cái áo váy và lúc tiễn đưa chị ra cầu thang máy, tôi tưởng tượng chị làm việc trong một căn phòng nhỏ phía sau cửa hiệu, thiếu không khí, cùng với đứa con xanh xao nằm trên đi văng. Tôi trông thấy chị đang khâu, hai mắt mệt mỏi, xung quanh chị bừa bãi những mẩu vải.
- Thế sao? – Ông cười hỏi tôi. – Trí tưởng tượng của cô có đánh lừa cô không?
- Tôi không biết nữa, vì tôi đã kiểm tra đâu!
Và tôi kể với ông: lúc tôi ấn tay vào nút chuông gọi thang máy, chị ta lục trong ví và lấy ra đưa cho tôi một tờ giất trăm frăng rồi thì thầm vào tai tôi:
- Đây là phần hoa hồng cho em đã dẫn khách cho chị.
Thấy tôi đỏ mặt lúng túng từ chối, chị nhún vai và nói:
- Tùy em, nhưng đó là thông thường. Hay em muốn có một cái áo chăng? Hôm nào em sẽ đến cửa hiệu, nhưng không đi với bà, tôi sẽ tặng em không một chiếc.
Tôi không hiểu tại sao sự kiện đó lại đem đến cho tôi một cảm giác bực dọc như tôi đã thấy hồi còn bé lúc giở những trang sách cấm. Hình ảnh đứa con biến mất, thay vào đấy hình ảnh tôi trông khác hẳn, bỏ vào túi tờ giấy bạc bẩn thỉu ấy với nụ cười đồng loã, và rất có thể lợi dụng buổi chiều nay nghỉ tôi sẽ đến cửa hiệu của chị Blaize và lúc đi ra với một chiếc áo mới không mất tiền mua.
Tôi nghĩ ông ấy sẽ cười vì câu chuyện đó. Trời hiểu tại sao. Nhưng chỉ thấy ông nhìn tôi suy nghĩ, tay ngoáy cốc café. Một lúc sau ông mới nói:
- Tôi cho là cô đã mắc phải một sai lầm lớn!
- Vì đã từ chối tờ trăm frăng ấy àh? – Tôi bực mình hỏi.
- Không! Trời ơi, cô cho tôi là hạng người nào? Tôi cho là cô đã sai lầm lớn vì đã đến đây quan hệ với bà Van Hopper. Cô sinh ra không phải để làm nghề này. Trước hết cô còn trẻ quá và lại rất đa cảm nữa. Blaize và món hoa hồng cảu chị ta chẳng có nghĩa lý gì. Đó mới là bước đầu của rất nhiều sự kiện tương tự. Ai đã có thể khuyên cô làm nghề này?
Tôi như thấy ông hỏi tôi là lẽ tự nhiên. Người ta có thể tưởng như chúng tôi đã quen biết nhau từ lâu, bây giờ mới gặp lại nhau sau thời gian xa cách mấy năm.
- Đã có bao giờ cô nghĩ đến tương lai chưa? Đến cuộc sống mà đại loại như thể chuẩn bị cho cô? Cô hãy thử tưởng tượng nếu bà Van Hopper chán cô bạn đường, cô sẽ ra sao?
Tôi mỉm cười và trả lời rằng vấn đề đó chẳng làm tôi lo ngại. Còn khối bà Van Hopper khác, tôi còn trẻ, khỏe và đầy tin tưởng.
Ông hỏi tôi bao nhiêu tuổi, và nghe tôi trả lời ông cười và rời khỏi ghế bành rồi lại nói tiếp:
- Tôi biết cô đang ở độ tuổi ương bướng và vững tin ở tương lai. Đáng tiếc là chúng tôi không thể thay đổi được. Bây giờ mời cô lên lấy mũ, tôi đi cho xe ra.
Trong lúc ông cùng tôi lên thang máy, tôi nghĩ đến cuộc gặp gỡ của chúng tôi ngày hôm qua, đến câu chuyện với bà Van Hopper, đến thái độ lạnh lùng của ông ngồi nghe. Tôi đã xét đoán ông sai, ông không khắc nghiệt, không chua cay, ông là bạn của tôi từ nhiều năm nay, người anh mà chẳng bao giờ tôi có.
Buổi trưa hôm đó tôi vui vẻ lắm, tôi nhớ rõ thế. Tôi lại trông thấy bầu trời lởn vởn những đám mây trắng nhỏ và biển cả. Tôi cảm thấy gió thổi vào mặt tôi, tôi nghe thấy tiếng cười của tôi và của ông ấy vang lên. Không còn phải là Monte Carlo mà tôi biết từ trước đến nay nữa. Nó có một vẻ huy hoàng mà tôi chưa từng thấy. Phải chăng trước đây tôi đã nhìn nó với cặp mắt ảm đạm. Bến tàu là một quang cảnh nhẩy nhót của những con tàu bằng giấy nhỏ và những thủy thủ tươi cười cùng với gió. Bà Van Hopper với bệnh cảm cúm của bà không còn tồn tại nữa. bài bridge và những cốc rượu chế biến đã bị lãng quên, và cùng với chúng, thân phận hèn kém của tôi.
Gió mạnh quá làm tôi không vẽ được, nó thổi từng cơn mạnh xung quanh chỗ đất nhỏ lát gạch đã bong tôi đứng. Vậy chúng tôi pahỉ trở lại xe và tôi không hiểu đi đâu. Con đường dốc dài, xe đi lên đó, và tới đỉnh, chúng tôi đi vòng quanh ngọn đồi như những con chim trên trời. Tôi cười và gió mang tiếng cười của tôi đi xa. Nhưng nhìn ông bạn, tôi thấy ông không cười nữa. Ông lại trở lên người thầm lặng và cách biệt hôm trước phủ kín trong bí mật.
Tôi cũng thấy là xe không nên nữa. Chúng tôi đã tới đỉnh. Dưới chúng tôi là con đường thẳng đứng men dốc núi mà chúng tôi vừa mới qua. Xe dừng lại, tôi thấy lề đường đi xuống một vực thẳm. Chúng tôi xuống xe và nhìn xuống bên dưới, tôi tan mộng, tôi biết là chúng tôi chỉ cách vực thẳm có mấy mét. Biển liếm chân đá ngọn đồi, và phía dưới, những căn nhà nom giống như những vỏ hến tròn được ánh sáng mặt trời mầu vầng chiếu sáng đó đây. Trên đỉnh mà chúng tôi đang đứng được tắm một thứ ánh sáng vàng khác và sự im lặng làm cho nó nặng nề và khắc nghiệt hơn. Một thay đổi đã đến với buổi chiều của chúng tôi. Nó mất hẳn niềm vui. Gió thổi và trời trở lạnh đột ngột.
Lúc tôi nói, giọng tôi trở lên lãnh đạm, đó là một giọng nói ngốc nghếch và công thức của một người bực dọc:
- Ông biêt nơi này àh Ông đã đến đây rồi àh?
Ông nhìn tôi như không nhận ra tôi, và tôi hãi hùng tự nhủ ông ta đã quên mình từ một lúc lâu rồi và ông đã mất hút trong một mớ tư tưởng lo ngại phức tạp. Ông có vẻ mặt của người mộng du và tôi thoáng nghĩ là ông không bình thường. Có những người mắc phải những mối kinh hoàng, và tôi nghe nói họ tuôn theo những luột lệ kỳ lạ và những mệnh lệnh kỳ cục mà chúng ta không thể biết được, họ tuân theo những luật lệ kỳ lạ phức tạp của tiềm thức của họ. Có thể là ông bạn tôi thuộc hạng người đó, thế mà chỉ có mình tôi với ông trên miệng vực thẳm.
- Muộn rồi, ta đã nên về chưa? – Tôi nói với giọng vô tư, với nụ cười nhỏ nhẹ chẳng khác gì của trẻ con.
Chắc chắn là tôi đã vu oan cho ông, ông chẳng có gì là bất bình thường, ông lập tức ra khỏi cơn mơ mộng và xin lỗi. Tôi đã tái mặt và ông nhận thấy thế.
- Xin ông thứ lỗi. – Tôi nói. - Nếu như tôi có điều gì đường đột.
- Tôi không thể tha thứ được! – Ông nói và nắm lấy cánh tay tôi dẫn ra xe. Chúng tôi lên xe và đóng cửa lại, ông nói tiếp. – Cô đừng sợ, đường vòng không nguy hiểm như ta tưởng đâu.
Và trong khí tối bám chắc hai tay vào thành ghế. Ông điều khiển xe rất nhẹ nhàng, đưa nó vào đường đúng.
- Vậy là ông đã đến đây rồi? – Tôi hỏi và đã hết sợ từ lúc xe xuống khỏi đường vòng hẹp.
- Vâng! – Ông nói rồi sau một lúc im lặng ông tiếp. – Nhưng cách đây đã mấy năm rồi. Tôi muốn biết xem có thay đổi gì không.
- Thế nào?
- Không, chẳng thay đổi gì cả!
Tôi tự hỏi nguyên nhân gì đã khiến ông quay trở về quá khứ với tôi làm nhân chứng? Con sông thời gian nào đã trải qua giữa ông và xa xưa ấy, những hành động và tâm tư nào, khác biệt về tâm trạng nào? Tôi không muốn biết. Tôi hối hận đã đến đây.
Chúng tôi đã đi xuống qua các đường vòng không một va chạm, không một câu nói. Một đám mây lớn toả ra trước mặt trời đã xế chiều, không khí lạnh và trong lành. Đột nhiên ông lên tiếng nói về Manderley. Ông nói gì về sinh hoạt của ông ở đó với tôi, không một câu nào về bản thân nhưng ông tả cảnh hoàng hôn ở đó, những buổi chiều xuân để lại ánh vàng trên bờ dốc. Ông hỏi tôi có thích hoa séringa không, nó mọc rất nhiều trên bờ cỏ, và ông ngửi được hương thơm của nó qua cửa sổ buồng ông. Chị ông là một người hoạt bát và thực tế, thường phàn nàn là ở Manderley có nhiều hương thơm quá làm cho bà bị say. Có thể là bà có lý. Nhưng chẳng hề gì, đó là thứ say sưa độc nhất mà ông thưởng thức. Kỷ niệm xa xưa nhất của ông là những cành tử đinh hương lớn trong những vại trắng, làm tràn ngập trong nhà một mùi thơm quê hương.
Con đường nhỏ từ công viên đi xuống biển trồng toàn những cây sơn lựu và azalée, và cứ mỗi buổi chiều đi vào nơi ây, người ta nói những bụi hoa ấy tràn ngập không khí. Người ta có thể nhặt một nhánh hoa rơi, vò nát trong lòng bàn tay, thế là người ta có được hương thơm của ngàn loại hoa rất tuyệt. Và người ta đi đến bờ thung lũng đằng trước dải cát trẳng và biển lặng. Một nghịch cảnh kỳ lạ và gần như đột ngột…
Trong lúc ông nói, xe đã đến đường cái lớn. Trời đã tối, thế mà tôi không nhận thấy, và chúng tôi đã ở giữa ánh sáng và phố xá ầm ĩ của Monte Carlo. Tiếng động cơ xe cộ tác động đến thần kinh tôi, và ánh sáng quá chói, quá vàng.
Một lát sau chúng tôi về tới khách sạn. Tôi tìm đôi găng của tôi trong túi xe, tôi sờ thấy trong đó có một quyển sách mỏng có vẻ là một quyển thơ. Tôi cúi xuống để đọc đề sách trong lúc xe đã đi chậm lại trước cửa khách sạn.
- Cô cầm lấy mà đọc nếu cô thích! – Ông nói với tôi vẻ thờ ơ.
Cuộc đi chơi đã kết thúc, chúng tôi đã trở về, và Manderley ở cách xa đây hàng trăm km…
Tôi vui lòng cầm gọn quyển sách đó trong tay cùng với đôi găng. Tôi muốn có một vật gì của ông ấy. Giờ đây ngày hôm nay đã kết thúc.
- Cô xuống đi, - ông nói. – Tôi còn phải đánh xe vào gara. Tối nay tôi sẽ không được gặp cô ở khách sạn vì tôi sẽ không ăn ở đấy. Cảm ơn cô về ngày hôm nay.
Một mình tôi bước lên thềm khách sạn với cảm giác bị ruồng bỏ của một đứa trẻ mà hình thức khen thưởng đã kết thúc.
Một giờ còn lại của buổi chiều làm tôi rất chán ngán và tôi tự nhủ thời gian sẽ dài cho đến khi đi ngủ, và bữa ăn tối một mình sẽ rất buồn. Tuy nhiên tôi cũng quyết định không thể đương đầu được với những câu chuyện của chị y tá và những câu hỏi thóc mách của bà Van Hopper. Do đó tôi vào ngồi trong góc buồng khách sạn đằng sau một cái cột và gọi một cốc trà.
Một mình và buồn chán, tôi ngả đầu vào trogn ghế bành và mở quyển sách thơ ra đọc. Nó thường được mở đến luôn, nó tự mở ra ở trang này có lẽ thường được đọc.
“ Tôi đã lẩn trốn nó suốt những đêm dài, ngày dài
Tôi đã lẩn trốn nó suốt cả vòm trời,
Tôi đã lẩn tránh nó qua những mê lộ
Của tư tưởng tôi với những dòng nước mắt.
Tôi đã lẩn trốn nó trong tiếng cười chạy trốn.
Tôi đã lao xuống những dốc thẳng đứng.
Tôi đã nhảy vào những vực thẳm hãi hùng
Luôn luôn bị những bước chân to lớn theo đuổi”
Tôi có cảm giác của kẻ nhìn qua lỗ khóa và tôi đặt quyển sách xuống một cách ngại ngùng. Bày lũ chó thần nào đã đuổi ông buổi trưa ấy trên ngọn đồi.
Người phục vụ mang trà lên cho tôi với vẻ buồn rầu vì thấy chỉ có mình tôi. Và vừa ăn những lát bánh mì phết kem có mùi tro, tôi nghĩ đến con đường mà ông ấy đã tả, đến mùi hương azalée và đến màu cát trắng của vịnh. Nếu ông ấy yêu tất cả những thứ đó, ông còn đến Monte Carlo này tìm gì ở thứ ánh sáng thô thiển này? Ông đã nói với bà Van Hopper là đến đây không mục đích và một cách vội vã. Tôi tưởng tượng thấy ông chạy xuống con đường đó ở công viên ông, đàn chó thần theo sau.
Tôi gấp sách lại là lần này tôi mở trang lót đầu. Tôi đọc lời đề tặng này: “Tặng Max, Rebecca, 17 tháng năm.” kiểu chữ viết ngả kỳ lạ. Một vết mực rây vào trang đối diện như thể người đề tặng sốt ruột vẩy bút máy làm ra mực nhiều để đậm nét chữ cuối. Đến nỗi chữ Rebecca đen và mạnh với chữ R to ngả bao trùm lên những chữ khác.
Tôi đóng sập quyển sách lại và để nó xuống dưới đôi găng tay. Sau đó tôi giơ tay ra với lấy tờ họa báo trên ghế bành bên cạnh và mở ra xem các trang. Có những bức ảnh đẹp về những lâu đài ở Loire. Tôi chăm chú đọc bài báo bên cạnh mà chẳng hiểu gì. Không phả là Loire với những tháp và cầu thang của nó hiện ra với tôi trên trang báo, mà lạ bộ mặt của bà Van Hopper hôm qua ở buồng ăn quan sát bàn bên cạnh bằng cặp mắt ti hí và bàn tay giơ lên chiếc đĩa đầy thức ăn. Bà nói:
- Một tấn bi kịch khiếp đảm! Các tờ báo đăng đầy. Người ta bảo là không bao giờ ông ta nói đến, không bao giờ thốt ra tên mình. Cô nên biết rằng bà ta đã chết đuối trong một cái vịnh gần Manderley.
Rebecca (Tiếng Việt) Rebecca (Tiếng Việt) - Daphné Du Maurier Rebecca (Tiếng Việt)