The man who does not read good books has no advantage over the man who can't read them.

Mark Twain, attributed

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 15
Cập nhật: 2023-06-17 21:14:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
hắc chắn là chúng tôi không trở về đấy được nữa. Quá khứ vẫn còn quá gần. Những vấn đề mà chúng tôi cố gắng quên đi lại trở lại khuấy động, và cảm giác lo âu ấy, cuộc đấu tranh chống lại một nỗi hãi hùng vô lý ấy – bây giờ đã yên rồi, cảm ơn Chúa – có thể lại tái diễn mà chúng tôi không biết ra sao và trở nên bạn đồng hành sinh động của chúng tôi.
Chàng bình tĩnh một cách kỳ diệu và không bao giờ phàn nàn, ngay cả khi chàng nhớ đến… điều thường xẩy đến luôn, chàng không muốn để tôi tin.
Tôi nhận ra điều đó qua thái độ bỗng nhiên trống rỗng, mất mát, bộ mặt thân yêu của chàng thiếu hẳn mọi cảm giác như do một bàn tay vô tình rửa sạch và trở nên một chiếc mặt nạ, một vật điêu khắc lạnh lùng, vẫn đẹp nhưng không sinh động. Thế là chàng hút thuốc lá không ngừng và nói sôi nổi về bất kỳ một vấn đề gì, nắm lấy đề tài đầu tiên của câu chuyện như để chuyển hóa nỗi buồn của mình. Người ta nói con người thoát khỏi nỗi đau đớn một cách tốt nhất và mạnh mẽ nhất, là để tiến triển trên đời này hoặc ở bất cứ đâu, đều cần phải qua thử lửa. Cả hai chúng tôi đều đã biết sợ biết cô đơn và biết thống khổ. Tôi cho là giờ thử thách đã điểm trong tất cả mọi sinh mạng. Tất cả chúng ta ai cũng có con quỷ riêng biệt đè lên chúng ta, giày vò chúng ta và cuối cùng ta phải chiến thắng nó. Chúng tôi đã chiến thắng con quỷ ấy của chúng tôi, hoặc ít ra tôi cũng tin là như vậy.
Con quỷ không giày vò chúng tôi nữa. Chúng tôi thoát khỏi cơn khủng hoảng, tất nhiên không phải không tổn thất, và tôi có thể nói chúng tôi đã phải trả giá cho sự giải thoát của chúng tôi. Nhưng trên đời này tôi đã có quá đủ những tấn bi hài kịch rồi. Hạnh phúc không phải là một vật để mà có, nó là một đặc tính của tư duy, một trạng thái của tâm hồn. Tất nhiên chúng ta có những lúc bị suy sụp, nhưng còn có những lúc khác, thời gian theo đồng hồ không được đếm nữa mà chảy về nơi vô tận, mà nhìn thấy chàng cười, tôi biết là chúng tôi thống nhất với nhau.
Giữa hai chúng tôi không có bí mật. Chúng tôi san sẻ vơi nhau hết thảy. Tất nhiên khách sạn bé nhỏ của chúng tôi thiếu sự hào nhoáng, thức ăn ở đây tầm thường, tất cả mọi ngày đều giống nhau, nhưng chúng tôi không đòi hỏi gì khác. Ở những khách sạn lớn, chúng tôi gặp quá nhiều người quen. Cả hai chúng tôi đều có những sở thích bình thường, và nếu xảy ra vấn đề gì làm chúng tôi phải chán nản, chúng tôi thấy vẫn còn hơn là sợ hãi. Chúng tôi có những thói quen và tôi phát hiện thấy tôi có khả năng lớn tiếng đọc sách. Chàng chỉ sốt ruột khi thư tín từ nước Anh bị chậm trễ. Chúng tôi nghe vô tuyến, nhưng tiếng ồn làm chúng tôi khó chịu và chúng tôi có thể chờ đợi niềm vui của chúng tôi: kết quả một trận cricket tranh luận trước nhiều ngày vẫn làm chúng tôi quan tâm đến.
Ôi! Những trận đấu đã cứu chúng tôi ra khỏi cơn buồn, những trận đấm bốc, ngay cả đấu bida! Đôi khi vớ được tờ báo cũ, tôi cảm thấy mình được đi ra khỏi cuộc sống dửng dưng này với thực tế của mùa xuân nước Anh.
Một hôm tôi vớ được một bài nói về những con chim bồ câu rừng. Trong lúc tôi lớn tiếng đọc, tôi lại cảm thấy được ở trong rừng sâu Manderley, những con chim câu bay lượn trên đầu tôi. Tôi nghe thấy những tiếng gù của chúng rất tươi mát trong những buổi trưa hè. Chỉ một lát sau con Jasper làm chúng bay mất vì nó chạy qua các bụi rậm đến chỗ tôi, mũi nó ẩm hít hít mặt đất.
Lạ thay, một bài báo về con chim bồ câu rừng lại có thể gợi lên quá khứ đến độ làm tôi lạc cả giọng! Chính vì vẻ mặt ưu sầu của chàng là tôi phải ngừng đọc và giở sang những trang khác của tờ họa báo cho đến khi tìm thấy một bài nói về cricket rất tẻ nhạt. Tôi thầm cảm ơn những vận động viên chơi cầu, bởi vì chỉ sau vài phút, bộ mặt chàng đã bình tĩnh lại và có màu, chàng chỉ trích đội Surrey một cách bực tức vô tư.
Chúng tôi đã thoát được một cuộc phải trở lại quá khứ và bài học đã làm lơi cho chúng tôi. Hãy đọc cho chàng những tin tức về nước Anh, vâng, về thể thao, về chính trị và về những nghi thức Anh, nhưng sau này phải giữ riêng lại cho mình những vấn đề đem lại sầu thương… Những sắc màu, những hương vị, những tiếng động, mưa và tiếng rì rào của nước, ngay cả sương mù của mùa thu và mùi vị của thủy triều, bấy nhiêu kỷ niệm về Manderley không thể phủ nhận được. Khuyết điểm của tôi có thể cũng kỳ cục như vậy. Tôi là một cái mỏ tài liệu về cuộc sống nông thôn Anh. Tôi biết tên tất cả các điền chủ trên đất Anh, tôi biết bao nhiêu con gà gô đã bị giết chết, bao nhiêu con đa đa, bao nhiêu con hoẵng. Tôi biết ở đâu người ta nuôi cá hương và ở đâu người ta câu được cá hồi. Tôi tham dự tất cả những bữa tiệc lớn, tôi theo dõi tất cả những cuộc đua. Tôi ngấu nghiến những tin tức về mùa màng, về giá cả xúc vật và những bệnh bí hiểm của lợn. Có lẽ là những trò giải trí nghèo nàn và chẳng trí thức, nhưng đọc những vấn đề ấy tôi được thở không khí nước Anh và thấy được ở đấy đủ can đảm để đương đầu với bầu trời sáng chói ấy.
Những vườn nho cằn cỗi và những con đường rải đá không còn quan trọng gì đối với tôi nữa, bởi vì tôi có thể tùy theo trí tưởng tượng của mình, tha hồ mà hái hoa mõm chó và hoa quả chuông dọc theo chiều dài hàng rào ẩm ướt và đầy lá cây.
Nhờ đó tôi trở về tươi cười để có phần nghi thức vặtc ho bữa quà trưa của chúng tôi. Thực đơn chẳng bao giờ thay đổi. Hai chén rượu pha bơ cho mỗi người cùng với chén chè tàu. Trên bao lơn sạch sẽ, trắng trẻo và đã qua mặt trời hàng thế kỷ, tôi nghĩ đến bữa trà ở Manderley và đến cái bàn đặt ở trước mặt lò sưởi trong thư viện. Đến bốn giờ rưỡi, cánh cửa mở ra rất rộng, xuất hiện nào khay bạc, nào ấm đun trà, nào khăn bàn trắng toát. Con chó Jasper cụp tai lại làm ra vẻ thờ ơ lúc trông thấy bánh ngọt. Biết bao là của ngon vật ngọt, nhưng sao mà chúng tôi ăn ít thế.
Tôi lại trông thấy bánh croatxăng phết đầy bơ, vành giòn tan của những chiếc bánh rán nóng bỏng. Có những chiếc bánh kẹp với mùi vị tuyệt diệu và một chiếc bánh làm bằng kẹo mứt thật kỳ lạ, một chiếc kẹo thần tiên bỏ vào mồm là tan biến ngay, và một cái khác dày hơn làm bằng hạnh nhân và nho. Thức ăn có đầy đủ cho một gia đình trong một tuần lễ. Tôi không hiểu người ta giải quyết những thứ thừa ra sao, và nghĩ đến sự lãng phí đó, đôi khi lòng tôi thấy băn khoăn.
Nhưng tôi không bao giờ dám bàn vấn đề đó với bà Danvers. Bà ta sẽ khinh khỉnh nhìn tôi, mỉm cười với nụ cười giá lạnh và bề trên và nghe thấy bà nói “Thời bà Winter còn sống, chưa bao giờ tôi nhận được những lời phê bình ấy!”Bà Danvers…tôi tự hỏi bà ta ra sao, bà và cả Fawell nữa. Tôi cho là vẻ mặt mà bà ta nhìn tôi đã cho tôi cảm giác đầu tiên là lo lắng. Theo bản năng tôi tự nhủ: “Bà ta so sánh mình với Rebecca.” Và sắc như lưỡi dao, cái bóng xuất hiện giữa chúng tôi…
Chính vào lúc tôi nhớ lại những vấn đề đó mà tôi trở lại nhẹ nhõm trong lòng, nhìn phong cảnh trải rộng dưới bao lơn của chúng tôi. Không một bóng mờ nào lơ lửng trên bầu trời đầy ánh sáng kia, những cành nho cứng lấp lánh dưới ánh mặt trời và những cây bougainvillées trắng xóa những bụi. Có thể một ngày nào đó tôi sẽ thích nhìn, còn bây giờ, chúng gây cho tôi nếu không phải tình thương thì cũng là một cảm giác vững tin. Và vững tin là một đặc tính mà tôi đánh giá cao mặc dù tôi đến hơi muộn. Tôi cho là cách mà ông bạn tôi nhìn tôi đã làm tôi mạnh dạn hẳn lên. Nói tóm lại trước những người lạ tôi không còn khó chịu và e lệ nữa. Tôi đã thay đổi hẳn kể từ ngày tôi đến Manderley, đầy những hy vọng nóng bỏng và bị tê liệt vì một sự vụng về thảm hại đồng thời lại muốn làm vui lòng mọi người. Chính sự thiếu vững tin đã làm tôi có một cảm tưởng xấu về những người như bà Danvers. Tôi có vẻ gì để mà so sánh với Rebecca?
Ký ức của tôi bước qua những năm như một cái cầu và tôi nhìn thấy tôi với bộ tóc ngắn ngay đơ, bộ mặt trẻ con không phấn sáp, quần áo may cắt vụng về với chiếc xăng đay đan lấy, lê bước trong vạt đi của bà VanHopper như một con ngựa nòi rụt rè và khó chịu. Bà bước vào buồng ăn trước tôi, bóng ngắn của bà khó giữ được thăng bằng trên đôi giày cao gót, tấm áo bluzơ làm dầy thêm thân hình đẫy đà của bà với bộ mông uốn éo, chiếc mũ lật ra đằng sau để lộ một cái trán rộng và trần như đầu gối một đứa học trò. Một tay bà cầm cái túi đồ sộ theo kiểu dùng để đựng những tờ hộ chiếu, những quyển sổ thăm hỏi và những ghi chép về bài lá, còn tay kia bà nghịch cái kính có cán, một vật thóc mách.
Bà tiến đến chiếc bàn quen thuộc đặt ở góc buồng ăn bên cạnh cửa sổ rồi đưa kính lên ngang tầm cặp mắt ti hí và bắt đầu quan sát xung quanh, sau đó bà để kính rơi xuống theo chiều dài của sợi dây băng đen với một tiếng khẽ thở dài khó chịu: “Không một người quen biết. Ta sẽ yêu cầu ban quản lý giảm giá cho ta. Tại sao họ lại nghĩ đến chuyện đưa ta đến đây? Để mà nhìn những chú tiểu đồng chăng?”
Tiệm ăn nhỏ chúng tôi ăn hôm nay khác hẳn với phòng ăn rộng lớn và lộng lẫy của khách sạn Côted’Azur ở Monte Carlo, và người bạn hiện nay của tôi đang bóc vỏ một quả cam bằng đôi tay bình tĩnh và khéo léo, thỉnh thoảng lại ngước mắt mỉm cười nhìn tôi, khác hẳn với bà Van Hopper, bà đưa đôi bàn tay mập mạp đeo đầy nhẫn ra ôm lấy cái đĩa đầy món ăn ngon và bằng cặp mắt hoài nghi xem tôi có được phục vụ thức ăn tốt bằng của bà không! Lo ngại như thế là vô ích bởi vì người phục vụ đã từ lâu biết được địa vị thấp kém của tôi nên đã đặt trước mặt tôi một đĩa thịt nguội mà cách đấy nửa giờ đã bị một người khách từ chối bởi vì nhìn nó không ngon mắt.
Tôi nhớ lại chiếc đĩa đó đựng jăm bông và lưỡi, loại thức ăn khô khan và kém ngon, nhưng tôi không đủ can đảm để từ chối.
Chúng tôi lặng lẽ ăn. Bà Van Hopper ăn rất ngon lành, tôi biết vậy theo cách nước sốt chảy xuống cằm bà. Tôi quay mặt đi để trách cảnh tượng chẳng thú vị ấy do đó tôi chợt nhận thấy ở bàn bên cạnh, đã từ ba bốn ngày nay trống không, bây giờ có một người mới đến. Ông chủ khách sạn, với một kiểu chào đặc biệt dành riêng cho khách có tầm cỡ, đã đưa đến đấy một ông khách mới.
Bà Van Hopper bỏ cái dĩa ăn ra để cầm kính lên. Tôi đỏ mặt vì thấy bà nghiêng ngó ông khách mới, ông không quan tâm đến cử chỉ của bà, chỉ thấy ông đưa mắt nhìn đĩa thức ăn. Bà Van Hopper đóng cặp kính lại rồi nghiêng sang phía tôi với cặp mắt long lanh. Bà nói với tôi hơi to một chút:
- Đó là ông Max đờ Winter, chủ nhân ông của Manderley, chắc cô đã có lần nghe nói đến. Mặt ông ta nom khó chịu làm sao ấy nhỉ! Có lẽ ông chưa nguôi được về cái chết của vợ ông.
Rebecca (Tiếng Việt) Rebecca (Tiếng Việt) - Daphné Du Maurier Rebecca (Tiếng Việt)