Số lần đọc/download: 1655 / 25
Cập nhật: 2015-07-18 12:58:31 +0700
Con Heo Quay Cúng Miễu
T
ừ ngày thằng Hẹ bị ong bần đánh rơi đài, Trí không gặp thằng Tư Cồ nữa. Hai ba ngày liền không có ai kêu Trí đi học buổi sáng. Tiếng kêu của nó trở thành thân mến “Trí ơi! đi học!” Tiếng kêu không có gì hoa mỹ hoặc thân ái cho lắm. Đó chỉ là những tiếng bình thường, nhưng vắng nó Trí thấy buổi sáng hơi lạnh lẽo. Đành rằng nếu nó không kêu thì Trí cũng đi học, nhung mấy bữa rày không có những âm thanh quen thuộc đó thì Trí nghe thiếu thiếu một cái gì, như chiếc nôm, dẫu mất một que nan, cá vẫn không chui ra được, nhưng có một lỗ hổng bất thường.
Trước đây mỗi lần xếp hàng vào lớp, Trí đứng ở đầu hàng. Thằng Tư Cồ đứng mãi ở cuối vì nó to xác hơn những đứa khác. Đáng lẽ nó phải lên lớp nhứt mà nó còn ngồi lớp nhì. Do đó nó có tên là Cồ, Tư Cồ. Từ nay không còn ai leo lên nóc trường, không còn ai bơi qua sông cho bọn Trí vỗ tay, cũng không còn ai làm xe lửa nhủi đại vào đám con gái nữa. Thằng Tư Cồ đã nghỉ học. Thằng Tư Cồ ở nhà thiệt rồi. Từ nay tập vở của nó không còn mở ra, bình mực của nó không có cây viết nào chấm vô. Không đứa nào mượn gôm để bôi cạo… Và cuối cùng không có đứa nào đi về cùng đường leo cây bắt ổ chim hoặc dắt nó đi ngang cái miễu cây sộp nhát ma nữa.
Nó ở nhà để coi em cho ba má nó đi làm mướn. Má nó chuyên cấy thuê gặt mướn. Còn ba nó thì làm công tháng công ngày cho người ta. Nếu không có vụ con vịt xiêm thoát ra sông, thì chắc không đời nào Trí biết nhà nó ở đâu. Và nó có cái rớ, cái chài để bắt cá bắt tép rất tiện.
Đối với Trí, việc Tư Cồ nghỉ học thật đáng buồn, nhưng cả lớp không nao một chút. Dường như không đứa nào cần biết đến. Mỗi sáng thầy kêu sổ, đứa nào cũng hãnh diện đáp: “Présent!” (có mặt). Đến tên thằng Tư Cồ, thì hai ba đứa đáp “absent!” (vắng mặt) cả tuần như vậy, thầy không kêu tên nó nữa. Coi như gạch tên. Có lẽ thằng Tư Cồ cũng không cần gì nữa. Absent hay présent thì cũng thế thôi. Nó ở nhà rớ cá và coi em.
Một hôm ông Cụ hỏi:
- Con biết Phật Bà Quan Âm là ai không?
Trí ngẫm nghĩ một chốc rồi nói.
- Dạ, Phật Bà là người cho Hành Giả cái Kim Cô để Tam Tạng dễ bề sai khiến.
- Phải rồi. Nhưng con biết gốc gác của Phật bà không?
- Dạ không. Trong truyện không có nói.
- Vậy để ông kể theo kinh Phật cho con nghe.
Rồi ông vừa ngoáy trầu vừa kể:
- Phật Bà tên là Thị Kính. Có chồng là nhà nho hiền đức. Nhưng lại rủi gặp mẹ chồng và em chồng rất bạc ác. Thị Kính thờ chồng rất chu đáo. Một hôm Thị Kính ngồi may vá bên chồng, vừa cầm quạt phe phẩy cho chồng ngon giấc, bỗng thấy một sợi râu mọc ngược trên cằm chồng, bèn cầm cái kéo định xắp bỏ đi. Rủi thay vừa lúc đó bà mẹ chồng lại. bước vào, trông thấy bèn tri hô lên rằng “Con dâu định giết con trai bà”. Mấy đứa em chồng vốn qhét sẵn chị dâu, nên cũng hùa theo đổ tội cho Thị Kính. Quan làng tới nơi nghe theo nhà chồng và phạt vạ Thị Kính. Người chồng thương vợ ra sức bênh vực nhưng không kết quả. Thị Kính bị oan ức bèn bỏ nhà lên chùa tu. Chùa là nơi cao cả cho mọi người tu niệm và là nơi an ủi những người đau đớn mà không ai chia xẻ cho. Thị Kính lên đây lánh tục, nhưng rồi lại bị tai nạn.
Trí kêu lên:
- Ủa ở chùa mà tai nạn gì Cụ?
- Ây vậy mà có. Để rồi ông kể cho nghe tiếp. Số là trongđám khách thập phương có một người con gái trắc nết tên là Thị Mầu, lên chùa lễ Phật rồi đem lòng say đắm chú tiểu Kỉnh Tàm.
Trí lại kêu lên:
- Chú tiểu Kỉnh Tâm nào hả Cụ?
- À, ông quên. Thị Kính lên chùa tu nhưng để tránh mọi việc phiền phức bèn giả trai và lấy tên là Kỉnh Tâm, tức là Thị Kính đấy. Con gái mà giả trai nên trông ngộ nghĩnh lắm, thành ra Thị Mầu mới say mê vì tưởng là con trai thật. Ông có đĩa hát kia để bữa nào ông hát cho nghe (dĩa nhựa Quan Ẩm Thị Kính) nhưng Thị Kính không đáp lại tình cảm của Thị Mầu… Sau đó Thị Mầu đi lang nên có bầu và khai cho “Chú tiểu Kỉnh Tâm”. Chú tiểu có bụng nhơn từ nên nhận tội để đứa con trong bụng Thị Mầu có cha. Đọ, đời có những sự éo le vậy nên mới có tuồng hát. Cũng như con thấy trong truyện Tây Du đó, cha ruột của Trần Huyền Trang bị tên cướp đánh chết và bắt ép bà mẹ phải ở với hắn. Cho đến sinh nở, đứa bé là Tam Tạng sau này bị thả trôi sông và được sư cụ vớt đem về nuôi. Nếu không vậy thì đã không có ai đi thỉnh kinh rồi. Ở đây, trường hợp của Thị Kính, đứa bé cũng nhờ sư cụ trong chùa nuôi nấng.
Còn Thị Kính thì đau đớn vì bị oan ức mà không hé miệng được với ai, nên ngã bệnh mà chết. Trước khi chết nàng cố sức viết cho cha mẹ một bức thư nói rõ nguồn cơn. Cha mẹ nào không biết con mình là gái hay trai? Nhưng khi nỗi oan ức được giải toả thì Thị Kính đã lìa đời.
Cái chết của Thị Kính làm thánh thần trời đất đều cảm động và Phật Tổ Như Lai cũng lấy làm xót thương người con gái can đảm chịu hàm oan cả đời mà không hề thán oán. Do đó Phật Tổ mới sắc phong cho là “Quan Âm Phật Bà”.
Trí hỏi:
- Quan Âm là gì hả Cụ?
- Đúng ra là “Quán Âm” - nghĩa là người biết lắng nghe tiếng đau khổ của người đời để cứu độ - nhưng người mình nói ra thành là “Quan Âm”. Chữ nho viết vầy nè con!
Ông Cụ chấm ngón tay trong đáy tách trà và viết trên mặt ghế ăn trầu.
Nghe xong câu chuyện, Trí ngồi ngẩn ngơ. Ông Cụ tiếp:
- Trong suốt đường dài sang Tây Phương, thầy trò Tam Tạng bị cả thảy là 81 tai nạn, nếu không có Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ thì làm sao thoát nổi? Ngay như đối với Hành Giả, nếu Ngài không ban cái Kim Cô niềng đầu hán lại, thì Tam Tạng cũng không điều khiển nổi!
Trí lại hỏi:
- Sao Phật Bà không cho Bát Giái một cái Kim Cô, Cụ?
- Bát Giái chỉ có một tật là ham ăn thôi chớ không có tánh hung hăng bất trị như Hành Giả.
Ông Cụ lại hạch miệng thằng cháu:
- Bây giờ cháu hãy nói cho ông nghe những lần Bát Giái muốn bỏ Tam Tạng trở về trần tục xem nào! Nếu cháu nói được, bữa nay ông miễn cho cháu khỏi đọc truyện mà vẫn được lãnh xu. Nhưng không được ra xẻo đập tầm vũng nữa.
- Sao vậy Cụ.
- Vì ở gốc cây bần có ong.
- Sao Cụ biết?
- Mỗi lần ông đi ngang cây bần, ông đều nghe chim dòng dọc ré um trên ngọn cây. Cây nào có chim dòng dọc đóng trên ngọn thì có ong bầu đóng kế đó. Hễ ai bắt chim thì phải bị vài vít. Tía thằng Hẹ đến đây xin nghệ thoa gà (nòi) của ông Mười con về xức cái mặt nó kia cà.
Trí lại hỏi:
- Tại sao lại ong bầu mà không ong khác hả Cụ?
- Đó là lệ thường cũng như con thấy hễ chỗ nào ruộng sâu thì có bông súng mọc vậy chớ loại đó đâu có ai trồng!
Trí ngẫm nghĩ một hồi rồi nói về Bát Giái:
- Con nhớ lần nọ thầy trò Đường Tăng đến nghỉ chân ở nhà một người đàn bà goá rất giàu và có bốn người con gái.
- Rồi sao nữa?
- Bà chủ nhà dọn cơm thết đãi tử tế, rồi ngỏ ý mời các thầy trò ở lại làm rể cho nhà bà luôn. Mọi người đều từ chối, Bát Giái cũng từ chối, nhưng thừa lúc canh khuya ai nấy ngủ hết thì Bát Giái giả bộ dắt ngựa cho ăn cỏ rồi lẻn ra ngõ sau xin ở rể. Bà chủ nhà bảo: “Ta có ba đứa con gái”.
- Tên gì? - Ông Cụ hỏi bất ngờ.
- Dạ con không nhớ.
- Chơn Chơn, Ái Ái, Liên Liên! … Tiếp đi con.
Trí tiếp:
- Bà chủ nhà nói, “Như vậy khó quá. Ta biết gả đứa nào cho ngươi. Nếu gả đứa lớn thì đứa giữa buồn, nếu gả đứa giữa thì sợ con chị và con út giận. Vậy ta có cách này. Ba chị em nó đều thêu thùa khéo cả. Mỗi đứa có thêu một cái áo và có kết trân châu. Nếu người mặc vừa cái của đứa nào thì ta gả đứa ấy cho người”. Bát Giái ung chịu. Bà mẹ vào trong đưa ra ba mối tơ bảo Bát Giái rút xem được cái áo của ai. Bát Giái nắm gộp cả ba mối mà rút và đòi mặc cả ba cái.
- Hễ mặc vừa cả ba thì lấy cả ba chị em! - Ông Cụ tiếp - Bà mẹ không phản đối - Bát Giái mặc cái thứ nhất. Vừa mặc xong thì chiếc áo dần dần siết lại, làm Bát Giái đau đớn la eng éc và té lăn cù.
Ông Cụ cười ngất. Trí kể tiếp:
- Còn nhà cửa thì biến đi đâu mất. Và Bát Giái thì bị treo trên cành cây.
- Con biết đó là phép của ai không?
- Dạ của Phật Bà!
- Phải! Phật Bà hoá ra cảnh đó đế thử lòng chơn tu của bốn thầy trò. Nhưng chỉ có Bát Giái là ló mòi… heo thôi. Trong lúc Tam Tạng, Sa Tăng và Hành Giả ung dung lên đường thì Bát Giái kêu eng éc cầu cứu. Thiệt đáng cái đời tu dối của hắn! Tuy vậy vẫn không bỏ tật đó. Con nói tiếp đi.
Trí kể:
- Khi đi qua Tây Lương Nữ Quốc cũng thế.
- Chứng nào tật nấy còn nguyên! Con có nhớ lúc lên yết kiến Phật Tổ không?
- Dạ nhớ! Phật Tổ phong cho Tam Tạng chức Phật. Tôn Hành Giả cũng được chức Phật.
Ông nói:
- Tam Tạng thì Chiên đàng Công Đức Phật còn Tôn Hành Giả thì Đấu chiến thắng Phật.
Trí tiếp:
- Nhưng Bát Giái và Sa Tăng chỉ được chức La Hán. Sa Tăng thì vui vẻ nhận, còn Bát Giái thì kèn cựa tại sao tôi cũng có công to như con khỉ ốm mà Phật Tổ lại cho tôi chức nhỏ.
Ông Cụ hỏi Trí:
- Rồi Phật Tổ trả lời thế nào con nhớ không?
- Dạ con quên rồi.
- Phật Tổ bảo là chức đó được hưởng đồ cúng của bá tánh thập phương. Nghe nói đến hưởng đồ cúng, Bát Giái không kèn cựa nữa mà nhận ngay. Con heo không biết lề nghĩa, đạo đức gì cả, chỉ ham ăn.
Ông Cụ “hạch miệng” cậu học trò về bài học Tây Du xong thì bảo:
- Bữa nay ông muốn nghe máy hát, vậy con nghỉ đọc truyện một kỳ.
Lâu nay Trí thấy cái máy hát để trong buồng, nhung không dám động tới, nay nghe Cụ bảo thì mừng lắm, nhung liệu sức mình không rinh nó ra ngoài nổi. Muốn dời nó đi phải có hai người khiêng.
Ông đến tháo cái ống tà-la (loa) ra để riêng rồi hai ông cháu khiêng cái thùng máy ra ghế ăn trầu. Xong gắn cái ống tà-la vào. Nó không có nắp đậy. Đó chỉ là một cái hộp vuông không biết bên trong máy móc ra sao, chỉ thấy trên mặt có một cái vòng tròn to bằng chiếc dĩa bàn bọc nỉ xanh và ở góc hộp có chỗ để tra tay quay. Ông Cụ vừa làm cho Trí coi vừa giải thích:
- Trước nhất con dùng cái tay quay lên giây thiều, xong rồi con đặt cái đĩa nhựa lên đây. Kế đó là bê cái đầu máy có gắn sẵn kim lên dĩa rồi kéo cái gạt bên góc. Thế là cái dĩa quay vòng tròn và phát ra tiếng. Khi cây kim chạy vô tới tròng dĩa thì con kéo cái gạt ngược lại. Thế là cái dĩa ngưng. Con lấy ra lật bề kia lên, đặt đầu máy vào hát tiếp.
Đĩa quay chầm chậm. Tiếng ca phát ra
"Vậy thì ngoài Tam Quan con ra ở tạm
Để cho thầy khỏi tiếng thị phi …
Ông Cụ giải thích:
- Đó là lúc chú Tiểu Kỉnh Tâm bị Thị Mầu khai tư tình với chú tiểu sanh ra đứa bé và sư cụ bảo Kinh Tâm ra cửa chùa ở tạm…
Mặc dù ông Cụ giải thích tỉ mỉ, nhung Trí đâu có nghe. Ngoài sân thấp thoáng mấy con quỉ xóm. Chúng nó đến không phải để nghe tuồng Tiểu Kỉnh Tâm mà để rủ rê chú “Tiểu Trí” đi phá nhà chay. Trí nom thấy rõ cái đầu trọc của thằng Hành.
Bỗng nhiên nó đi vô đại trong nhà, một việc Trí chưa bao giờ dự đoán. Nó đã từng tới đây mài nghệ cho ông Mười thoa gà nòi, nên nó mới biết có củ nghệ mà sang mượn về mài thoa cho thằng Hẹ.
Bữa nay nó đem củ nghệ sang trả. Nó cúi đầu cám ơn ông Mười.
- Thưa Cụ, ba cháu bảo cháu đem củ nghệ qua và cám ơn ông Mười.
- Sao không cất lấy mà xài, có củ nghệ mà đem qua chi cho mất công.
Cái công của nó qua đây còn cao hơn củ nghệ, nhưng nó qua đây không phải chỉ để trả củ nghệ. Trí hiểu như thế nên trong bụng cứ nôn nao. Mắt cứ ngó chừng thằng Hành coi nó có ra mật hiệu gì không. Cho nên cây kim chạy vô tròng đĩa, hết phát ra tiếng mà nó không hay. Đến chừng ông Cụ nhắc thì Trí mới giật mình, đưa tay run run nhấc cái đầu cần máy hát lên. Ông Cụ rút cây kim ra và bảo Trí đi lấy cái đĩa đá mài cây kim cũ cho bén để hát mặt sau. Trí bèn chạy đi và thằng Hành chạy theo rỉ tai Trí rồi biến luôn ỏ ngõ sau.
Cái thằng khôn thiệt. Ông Cụ không nghi ngờ gì về việc đem trả củ nghệ của nó. Trí trở lên, cầm cây kim và lật đít đĩa lên mài trên khu nghe sột soạt, nhưng bụng thì bay theo chân thằng Hành. Ở đâu mà nó biết những chuyện ly kỳ như vậy? Chắc thằng Tư Cồ mách nước cho nó?
Ông Cụ xem chừng cây kim đã bén thì tra vô đầu máy hát, rồi cho hát tiếp dĩa Quan Âm Thị Kính - đến chỗ con rơi của Thị Mầu gán cho Tiểu Kỉnh Tám thì trẻ con đằng xóm cũng bu lại coi, đứng đặc nghẹt cửa chớ không dám bước vô phòng. Cái máy hát này không ai có, trừ ông Hội Đồng Nhơn (sau này Trí mới biết cái máy hát hiệu là La voix du maître.) Nhà có đám giỗ mới đem ra hát. Bữa nay ông Cụ đem ra hát thử coi dây thiều còn mạnh không để ngày mốt có đám giỗ, khách tới đông lắm, thì hát cho họ nghe. Già trẻ sang hèn đều thích nghe máy hát.
Khi nghe tiếng oe oe bật lên thì đám con nít niễn đầu xuống xem dưới sàn ghế. Rồi kháo nhau:
- Con nít ở trong buồng.
- Ai ẵm nó té, nên nó khóc đó chớ!
Nghe đám con nít cãi nhau chí chóe, Trí kiêu hãnh trỏ cái máy hát bảo:
- Nó đang ở trong cái hộp đó đó!
Đám con nít nghển cổ xem và nói:
- Con nít gì nằm trong cái hộp đó được?
Trí bảo:
- Không tin, tao biểu nó nín khóc cho coi! - Nói xong Trí cầm cái cần máy hát nhấc nhẹ lên. Tự nhiên tiếng khóc im bặt - Đó thấy chưa? - rồi lại đặt trở lại - Nó khóc nữa! Má nó dỗ đó.
Đám con nít thích chí vỗ tay cười vang rân. Bây giờ chúng mới chịu tin rằng có đứa con nít nằm trong cái hộp kia. Trí lại tỏ ra rành mọi chuyện, bảo:
- Bây giờ tao cho người lớn nằm trong hộp hát cho tụi bây nghe! - Rồi Trí ngưng máy, lấy dĩa mới thay vào, mài kim rồi hát.
-"Thức trót canh gà, ngồi nhìn bónq trăng non, thương con nhớ chồng gan xào ruột héo… hơ ơ ơ… tửng tưng tưnq ò e ò e…
… Hay là chànẹ đặng chữ sang giàu rồi quên tình cùng nhau dưa muối cùng là lều tranh dột nát…
… Đau đớn lắm hỡi chàng ôi!…
Đám trẻ lắng tai nghe, vỗ tay vang rân. Bỗng có đứa hỏi:
- Còn mấy ông thầy đờn kia ngồi ở đâu?
- Cũng ở trong cái hộp đó chớ đâu!
- Cái hộp nhỏ tí làm sao ngồi được tới mấy người?
Trí không biết trả lời cách nào, bực tức nhìn thằng bé vừa hỏi. Thì ra thằng Hành. Nó đã chạy đi nhưng nghe máy hát thì quành trở lại, coi.
Nghe nó hỏi, Trí không biết phải giải thích cách nào. Ông Cụ thấy vậy bèn bảo:
- Mấy ông thầy đờn “núp” ở trong buồng kia cà Chỉ có người ca thì nằm khoanh trong thùng thôi! Để chốc nữa ông “bắt” ra cho tụi cháu coi.
Thế là tụi con nít im hết.
Thằng Hành bèn nhơn lúc lộn xộn thì nháy Trí mấy cái. Trí rán hát hết mặt dĩa, trở sang mặt bên kia:
Đêm khuya mờ mịt bóng vạc về
mà người thiếu phụ còn ngồi bên nhịp cầu ao.
mắt nhìn nơi xa thẳm…
Ông Cụ nói:
- Đây là cô Ba Bến Tre ca. Còn hồi nãy là cô Tư Sạng.
Trí ngứa ngáy tay chân ngồi không yên mà cái dĩa cứ quay chậm rì nhưng không có cách nào bắt nó quay nhanh hơn. Chờ cho dứt tiếng ca, Trí bảo tụi con nít:
- Thôi, về đi, ông tao mệt rồi, tao phải nghỉ, mai mốt hát tiếp. Lại đây tao cho coi người hát nằm trong hộp.
Con nít nghe vậy tản ra. Trí cũng lẩn trong đám đông và đi theo thằng Hành.
Bọn thằng Tư Cồ và thằng Hẹ đã chờ Trí ở ngoài sân đạp lúa.
Đó là một khoảng đất trống rộng chừng hai công đất. Mùa mưa thì cuốc vồng trồng khoai lấy củ còn mùa khô thì dùng đạp lúa. Bên cạnh sân có một cái xẻo lớn gấp đôi xéo Bần. Bên kia xẻo là làng Minh £)ức bên này là làng Hương Mỹ, một đầu xẻo ăn thông ra sông (tức rạch Tân Hương) một đầu ăn ra cống chảy xuống ruộng. Nó cũng như một cái hồ chứa nước của một hệ thống dẫn thuỷ nhập điền thiên nhiên, là bãi “chiến trường” thường xuyên của đám con nít, cũng là nơi mò tôm bắt cá của lũ tiểu yêu trong xóm.
Ra đến sân đạp lúa, Trí thấy như chim sổ lồng. Ở mé xẻo không có cây bần rỗng ruột nhưng có cây gáo già cao lêu nghêu khỏi ngọn dừa. Thân cây gáo treo một cây cần giọt thật dài vắt ngang một đầu có một cái móc để móc những bó rơm đưa lên chất trên ngọn rơm! Còn một đầu thì buộc thòng thẻo một sợi niệc trâu. Khi muốn đưa rơm lên ngọn cây rơm thì hai ba người đeo trên sợi niệc, đầu cần giọt sẽ bật lên và người nắm sợi niệc điều khiển cho bó rơm hạ xuống đúng chỗ. Ở trên ngọn rơm một người tháo bó rơm ra và trang trải rơm cho đều trên ngọn. Bằng cách đó, nông phu chất rơm lên thành cây rất cao, gọi là Cây Rơm. Nhà nào làm ruộng nhiều thì giắt được 2, 3 cây rơm dùng cho trâu ăn mãn mùa nước, ngoài ra rơm còn dùng bện con cúi để cầm lửa, vì nông thôn không phải ai cũng có thể mua diêm quẹt hoặc hộp quẹt máy (bật lửa) để dùng thường xuyên. Đây là lối xài sang của nhà giàu. Bạn độc giả, quê ở Tiền Giang Hậu Giang vào lứa tuổi thất thập, còn lạ gì khung cảnh nông thôn ta với gốc cây rơm, nơi chơi trò cút bắt những đêm trăng. Gốc rơm là nơi hội họp của gà vịt quanh bữa tiệc ngon lúa đổ, gốc rơm mọc những nấm rơm v.v
Ra đến gốc rơm là vào đề ngay với cây cần giọt. Thằng Tư Cồ, thằng Hành, thằng Hẹ bảo Trí đeo cái móc. Còn ba đứa thì đeo sợi niệc. Ba đứa quá nặng nên Trí bị bật lên không, hai giò chòi lia, miệng la oai oái: “Thả tao xuống! Thả tao xuống!” Nhưng ba đứa kia đã bật Trí lên đến ngọn rơm.
Trí nhìn xuống thấy ngộp quá. Chưa bao giờ Trí đứng ở trên cao phát chóng mặt như thế. Trí hét: “Đưa tao xuống!” rồi đeo vào cái móc. Chiếc cần giọt quơ qua quơ lại đưa Trí lắc lư như cái trứng dái đồng hồ tạt ra mé xẻo. Trí nhìn thấy dưới chân mình là nước. Trí la oé lên và nhắm mắt buông tay. (Bạn nào có đi lính thì từng nếm mùi đi dây tử thân với cái ròng rọc quái ác. Ở đây cậu bé Trí cũng gần như đi dây tử thần vậy).
Ùm! Trí thấy một vầng hào quang toé lên rồi toàn thân chìm lỉm. Hai lỗ tai nghe e e rồi nổ lụp bụp như pháo chuột. Trí càng quơ càng bơi nhưng thân thể phàm nặng như chì. Hai chân Trí đụng bùn. Trí cố chòi một phát, đầu nhô lên khỏi mặt nước, rồi lại chìm xuống. Tai văng vẳng nghe tụi thằng Tư Cồ cười vang. Thằng Hành hốt hoảng nhảy ùm xuống cứu bạn.
Nhưng thằng Tư Cồ kinh nghiệm đầy mình, nó lượm một cái tàu dừa khô chìa ra. Trí níu lấy và nó lôi lên bờ khoẻ re. Tư Cồ cười khì khì:
- Uống nước chưa?
Trí cứ ngồi vuốt mặt, và cố nín khóc, sợ chúng bạn cười. Tư Cồ bảo:
- Hôm trước tao bảo mày để cho chuồn chuồn cắn rún mày khóc la, không chịu, nên nay mới chìm tuốt. Bữa nay cho “cắn” lại nghe!… Mày coi tụi tao nè!
Nói rồi Tư Cồ đeo cần giọt cho thằng Hành thằng Hẹ bật lên đưa ra xẻo. Nó vừa buông tay vừa cười hô hố và giăng chân giăng tay ra không sợ sệt chút nào. Rồi nó leo lên bờ. Tới phiên thằng Hành đeo móc. Cứ thế… ùm, ùm, ùm, liên tiếp. Ba con quỉ nhào lộn vui vẻ. Xuống nước xong lại bò lên đeo móc để được cần bật đưa ra xẻo và… buông tay.
Trí xem vài lượt thì hết sợ. Tụi nó dám làm, mình dám làm. Thế là Trí lại đeo móc và lại buông tay. Lần này đã chuẩn bị tinh thần, nên Trí không sợ. Trí bình tĩnh bơi chó. Vô tới bờ, Trí hăm hở tuyên bố:
- Chuồn chuồn cắn rốn linh thiệt. Cho tao đeo phát nữa coi!
- Ừ, mày “cân đấu vân” gần bằngTôn Hành Giả nhưng không phải uống ống nhổ, chỉ ực vài ngụm nước bùn thôi..
Trí cảm thấy mình trở thành hiệp sĩ giang hồ sau hai ngày được chuồn chuồn cắn rốn.
Trong xẻo có mấy chiếc xuồng chở lúa của ai neo lại đó. Bên cạnh có chiếc xuồng bể. Tư Cồ lặn hồi lâu móc đất sét lên trét mấy chỗ cháy rồi bảo:
- Tụi bây ra sông với tao. Mau lên! Có chuyện ngộ lắm. Nếu trễ, nước ròng là mất ăn!
- Ăn cù thoi hả?
- Đi theo tao rồi biết!
Cả bọn chặt bập lá làm dầm và bơi ra sông. Từ đây tới chòi rớ của Tư Cồ không xa. Chúng bơi xuồng lại đó lấy cái chét lá vừa đi vừa đốn dừa nước ăn. Dừa nước mọc theo sông không có chủ. Mạnh ai nấy đốn. Trái dừa nước to một ôm. Đập vỡ ra có đến cả chục trái con. Chẻ ra từng trái, ruột ngon như cơm dừa nạo, ăn tại trận cũng ngon mà đem về nhà nấu chè với nếp và vắt nước cốt dừa húp thì bổ vô song.
Lá dừa nước mọc theo hai ven rạch um tùm rậm ri. Ở nhiều nơi thành rừng. Như ở Gò Công có đám lá tối trời lịch sử của nghĩa quân chống Pháp. Vào đó không biết đường ra. Hàng trăm lính Pháp bỏ mạng vì đột nhập căn cứ này. Những đám lá nhỏ hơn thì cho ta lá lợp nhà dừng vách, và rất hữu dụng trong nhũng việc đồng áng như làm bồ ví lúa. Lạt cà bắp dùng lợp nhà, dây dừa nước dùng làm niệc trâu rất bền…
Tư Cồ đốn luôn mấy buồng bỏ lên xuồng rồi bơi thẳng vào Giáp Nước. Đây là nơi gặp nhau giữa hai luồng nước chảy ngược chiều trên một dòng sông. Khi nước lớn, từ Hàm Luông nước đổ vào, từ Cổ Chiên nước cũng đổ vào con rạch Tân Hương. Hai dòng nước gặp nhau ở quá ranh Minh Đức một quãng ngắn. Nơi đây gọi là Giáp Nước. Ở đây nước ngừng chảy, không xoáy mạnh, nhung rác rến xoay vần không trôi ra Minh Đức mà cũng không trôi vào Hương Mỹ được. Đợi nước ròng thì mới theo dòng nước “định mệnh” bên nào mạnh thì trôi theo.
Thằng Tư Cồ bơi lái còn ba đứa kia thì bơi mũi hoặc vén rác, lục bình cho xuồng lướt tới. Thàng Tư Cồ hỏi Trí:
- Bữa đó mày có đem được con vịt về nhà không?
- Được, nhưng nó chui tuốt vô bụi tre gai.
- Sao vậy?
- Nó dãy làm bể trả nước sôi, ai nấy hoảng hồn bỏ chạy.
Bỗng thàng Hành kêu:
- Cái gì trước mặt lạ lạ kia kìa Tư.
Tư Cồ nghiêng đầu qua nhìn, thấy một cái bè chuối cắm đầy cờ đỏ cờ xanh đang xoay tròn theo nước xoáy thì la lên:
- Đúng rồi! Đúng rồi! Mau lên!
Rồi Tư Cồ bơi lia lịa. Khi chiếc xuồng tới nơi thì thấy con heo quay “nằm ngủ” trên bè bất chấp thế gian. Thằng Tư Cồ bảo thằng Hành:
- Mày rê con heo qua xuồng mình đi! Mau lên!
Thằng Hành bảo:
- Một mình tao rinh không nổi.
- Chút nữa, ăn nổi không? - Thằng Tư Cồ dọa - Làm biếng tao không cho mày chơi! Mau lên!
Thằng Hành vừa khoái con heo vừa bị thằng Tư Cồ thúc giục nên vói tay lôi chiếc bè sát lại be xuồng và quát thằng Hẹ và Trí. Mỗi đứa giúp một tay đem con heo qua xuồng. Mấy chiếc ghe đi qua thấy thế chỉ lấy mắt ngó chớ không nói gì hết!
Cuỗm xong con heo quay, thằng Tư Cồ quát đám lâu la bơi riết về giàn rớ của nó, rồi hè hụi khiêng lên để trong chòi chớ không dám đem vô nhà. Xong nó kiêu hãnh nói với bạn:
- Tao biết thầy Tư cúng miễu tối hôm qua. Lúc đó nước lớn. Cúng xong thế nào thầy cũng để nó lên cái bè tống quái mà đưa đi. Tao đoán chừng nó trôi vô tới Giáp Nước thì ngừng lại. Nước ròng nó lại trôi ra. Sáng sớm nước lớn nó lại trôi vô tới đây lại ngừng, rồi vướng lục bình không trôi đi đâu nữa hoặc tấp vô mé lá. Cho nên tao hối tụi mày bơi mau mau kẻo xuồng ghe vớt mất, là vì vậy.
Thằng Tư Cồ kêu mấy đứa đi cắt lá chuối trải trên giàn rớ, đặt con heo lên rồi xả ra làm hai. Con heo quá lứa, không lớn cũng không nhỏ lắm, nhưng đối với 4 thằng con nít đẻn thì dộng ngã nào cho hết?
Thằng Tư Cô bẻ một miếng da nhai thử và nói:
- Da này hết dòn rồi, tại vì để ngoài trời cách đêm.
Thằng Hẹ hỏi:
- Sao anh biết mà đón lạch vậy anh Tư?
- Tao đi ruộng nghe mấy người lớn nói với nhau là cô Chín Chuột con ông Ba Sùm bị bịnh mắc đàng dưới rước thầy Tư ếm, nay cổ hết bịnh nên ông Ba cúng trả lễ cho Bà Chúa Xứ.
- Sao cúng xong họ không ăn mà thả trôi sông vậy?
Tư Cồ gắt:
- Cái thằng hỏi kỳ mậy! Nếu họ ăn thì có đâu tới mình? Thôi quất mau đi để da heo dai nuốt mắc cố. Rúi ba tao về bắt gặp thì có môn lấy mo bó đít.
Rồi cả bọn đứa bẻ lỗ tai, đứa lọi chót đuôi, vừa nhai vừa gục gặc đầu:
- Cái đuôi và vành tai còn dòn.
Vừa ăn chúng vừa tán láo rùm beng. Bỗng trong nhà bố thằng Tư Cồ xuất hiện mặt hầm hầm, tay cầm cây củi dừa vá vá:
- Thằng Cồ vô biểu đây… Ai biểu mày bắt con heo tống quái của thầy Tư đem về đây?
Bữa nay bác Báy đi làm về sớm nằm êm trong nhà, tụi nó không biết. Thằng Tư Cồ đang ngốn đầy họng ú ớ không trả lời được. Thằng Hành đáp thay:
- Dạ tụi tui đi đốn dừa nước thấy nên vớt về đó bác Bảy!
Bác Bảy kêu trời:
- Của người ta cúng Bà Chúa Xứ, bả chửa có kịp hưởng, bây ăn cướp như vầy, bả lọi họng bây cho bây coi!
Cả bọn đang nhai rau ráu, bỗng trố mắt nhìn nhau không hiểu gì cả. Bác Bảy tiếp:
- Muốn triệt bè tống quái vô bờ, bây phải là thầy già tay ấn hoặc chăn trâu nòi ba đời bây biết không? Chớ cái thứ chăn trâu nảy như tụi bây, ăn vô hộc máu liền!
Tụi con nít nghe vậy bèn phun thịt túa sua xuống nước. Cá lòng tong hình như đã chực sẵn từ lâu, đua nhau rỉa lõm chõm.
- Cháu mới nhai chớ chưa có nuốt!
Đứa nào cũng cố chối bai bải.
Bịch! Bịch! Bác Bảy đập trên lưng thằng con mấy nhát liền mà nghiến răng ken két:
- Thằng quỉ hón này rắn mắt thành tinh! Nghỉ học rồi mỗi ngày đi phá làng phá xóm.
Thằng Tư bị đòn đau và sợ bị bà Chúa Xứ lọi họng, nên mếu máo, nói:
- Để con đem trả lại cho bả!
- Tụi bây chặt ra và bẻ nát hết, bả đâu có nhậm lễ như vậy mà hòng trả!
Cả bọn nhìn nhau, đứa này đổ tội cho đứa kia. Bác Bảy nói tiếp:
- Bày giờ phải quay con heo mới đem lại tạ tội với Bà.
Bác Bảy thấy bộ mặt của mấy đứa con nít thảm thương quá, bèn bảo:
-Thôi, để đó tao đem chia cho thầy Tư cái thủ vĩ với nửa con. Bà có bắt thì bắt thẩy chứ không bắt mình! - rồi bỏ vô nhà.
Mấy đứa nhỏ nghe vậy mừng húm. Thằng Hành nói nho nhỏ một mình:
- Ông nội tao chăn trâu, tía tao chăn bò, tao cũng sẽ đi giữ trâu. Mai mốt có gặp bè tống quái, tao sẽ kêu vô thử coi Bà còn dám bắt tao không?
Thằng Tư Cồ nhìn cái đuôi heo và nói:
- Cái đuôi heo dòn còn có chút tí hà, không đủ lễ, được không tía?
-Thầy Tư tới làm đám ở miễu hoài, quen lớn với bả chắc bả không bắt lỗi bắt phải gì đâu!..