Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1655 / 25
Cập nhật: 2015-07-18 12:58:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Bộ Truyện Tam-Tạng Thỉnh Kinh
hà lồng chợ xây bằng gạch, lợp ngói, cửa vòng nguyệt rất tiện cho việc làm rạp hát, chỉ cần bao vải chung quanh là xong. Vì thế không mấy khi vắng gánh hát. Những gánh thường đến đây là các gánh Bầu Bòn, Tân Thinh, Tân Đồng Bang, Hề Lập… Đó là những gánh hát lớn diễn những tuồng trứ danh, tuồng Phật, tuồng Truyện: Mục Liên Thanh Đề, Thập Điện U Minh, Tây Du, Tôn Tẫn Hạ San, Tôn Tẫn Tái Sanh v.v… Mỗi lần gánh hát đến thì chợ dường như rộng lớn thêm ra và mọi việc đều hối hả. Dưới sông thì ghe hát đậu, đào kép ăn cơm trên mui ghe, người ta khiêng ghế lên nhà lồng, trống phách rao bảng đánh ùm ùm. Học trò còn ngồi trong lớp nghe mọc gai dưới đít. Trưa ăn cơm căng-tin xong xin phép thầy đi ngoài, thế là lẩn luôn biệt tích lên nhà lồng coi sơn thuỷ. Có bữa lẻn vô được phía trong sân khấu coi râu coi hia mão thiệt đã. Đến lúc nghe trống đánh lần thứ ba mới chạy đi. Đủ thứ râu, râu ngắn, râu dài, râu ba chòm, râu năm chòm… mão vua, mão tướng, mão trung, mão nịnh. Rồi còn hia, giáp, long bào, cân đai… Không thể nào hiếu nổi nếu không xem hát.
Một buổi chiều trên đường về, chú Vĩnh nói với Trí:
- Tối hôm qua Tôn Hành Giả bay đứt dây.
- Tôn Hành Giả nào? Trí ngơ ngác hỏi.
- Tôn Hành Giả chớ Tôn Hành Giả nào! Cái thằng! Chú Vĩnh trả lời rồi tiếp:
- Còn đêm hôm trước thì Tôn Tẩn quên râu còn Bạch Viên thì dậm chân hoài mà không bay.
Trí không hiểu gì cả vì không có đi xem hát. Sau khi tan trường, trên đường về, qua chợ Trí chỉ ghé qua nhà lồng xem phong cảnh hoặc đánh ké vài hồi trống quảng cáo thôi chớ không được như chú Vĩnh, về nhà ăn cơm xong, chú quay vô chợ xem hát tới khuya mới về. Tía má Trí rất gắt gao, ngoài việc đi học, không được đi đâu. Còn chú Vĩnh thì hát đình, hát tiều, hát cải lương, gánh nào tới, chú cũng đi xem đều đều. Trí rất thèm được như chú Vĩnh. Xem xong chú còn biết chê khen thiếu chỗ này, dư đoạn kia, không giống trong truyện, in như là người lớn.
Thấy thằng cháu không biết Tôn Hành Giả là ai, chú Vĩnh hỏi tiếp:
- Vậy chớ mày không có dọc truyện Tam Tạng Thỉnh Kinh hay sao?
- Không có.
- Tôn Hành Giả là con khỉ do hòn đá đẻ ra, đi theo Tam Tạng thinh kinh. Nhờ ông ta có thất thập nhị huyền công nên phò Tam Tạng qua không biết bao nhiêu tai nạn.
Trí lại hỏi:
- Thất thập nhị huyền công là cái gì, chú?
- Cái thằng, sao mày không biết gì hết vậy? Thất thập nhị huyền công là ông ta có 72 phép biến hoá, độn thuỷ, độn hoả, ngoài ra còn cân đấu vân.
- Cân đấu vân là cái gì?
- Là hú một tiếng, bay xa 36 ngàn dậm! Thí dụ như ổng đứng ở chợ mình, hú một tiếng là bay huốc Sàigòn xa, phải đằng vân bay trở lại.
Trí lại hỏi:
- Đằng vân là cái gì chú?
- Thôi, về ghé nhà tao, tao lén ba tao cho mày mượn truyện về đọc!
Chú Vĩnh còn dặn thêm:
- Nhưng mày phải hứa là không được chuyền tay người khác làm mất ba tao đánh đòn tao.
Trí hứa chịu. Chú Vĩnh còn nói tiếp:
- Bộ truyện tới 16 cuốn. Tao cho mày mượn dần từng cuốn nghe chưa? Ba tao ổng cất trong rương xe không dễ gì lấy được. Ông mà thấy mất dấu là ổng truy tới ổ. Mày phải đọc cho mau chớ không được ngâm như ngâm củ kiệu nghe không?
Trí nói:
- Được rồi, tôi đọc mỗi đêm một cuốn, sáng đi học trả lại chú.
Hai bên đồng ý với nhau rồi Trí ghé vào nhà chú Vĩnh để lấy truyện. Nhà chú Vĩnh như cái chùa. Cửa chính đóng im ỉm suốt năm chỉ mở vào dịp Tết hoặc đám giỗ lớn. Nhà có một bầy trâu mười mấy con. Là một nhà nông có bề thế nên ông Sáu sắm đủ hết các nông cụ làm mùa, không thiếu một món nào để phải mượn của ai, ngược lại, ai muốn mượn đồ của ông cũng rất khó.
Trí theo chú Vĩnh vào sân nhà và đứng nép bên ngoài bẹ cửa để chờ chú Vĩnh lòn truyện ra cho. Cây vú sữa trắng sai trái không chê được nên Trí cứ dáo dác nhìn quanh, sợ có ai bắt gặp. Một chặp chú Vĩnh hé cửa ló đầu ra, nói tiếng dược tiếng mất:
- Má tao cất chìa khoá, tao không mở rương xe được. Thôi, để mai.
Thế là Trí ấm ức ra về, tay không đành chưa gặp được Tôn Hành Giả.
Bữa sau trời mưa lâm râm, sân ngập nước, Trí đứng núp dưới mái nhà, nước nhỏ từng giọt trên đầu nhưng cũng cắn răng chịu lạnh chờ lấy cho được quyển truyện. Chặp sau, chú Vĩnh mở cửa chạy thẳng ra chuồng trâu, vừa chạy vừa ngoắc. Trí đuổi theo. Ra đến gốc rơm, chú Vĩnh rút trong áo ra dúi vào ngực Trí:
- Nè cất đi, đừng cho ai thấy. Má tao nấu cơm tao lén lấy đó. Mai trả nghe hôn?
Trí mừng quýnh, không nói gì hết, cứ quay ra đâm đầu chạy dưới trời mưa, tay ôm ngực che quyển truyện cho khỏi ướt.
Trí bắt đầu đọc và mê truyện từ đó.
Đêm nào học bài xong, Trí cũng mở ra đọc. Mới đọc chạy quốc ngữ nên ham đọc. Mấy đêm liền mới thấy lố dạng Tôn Hành Giả, chớ không phải mới giở vô là gặp ổng ngay. Trí mừng như tái ngộ bạn thân, cứ mải miết đọc phăng tới chỗ thất thập nhị huyền công. Vào trường Trí quên các trò chơi để hỏi chú VTnh về Tôn Hành Giả. Chú quát nạt:
- Truyện tao đưa cho đọc còn hỏi hỏi.
- Quyển 1 chưa có cục đá đẻ Hành Giả mà chú!
- Vậy thì để tao đưa cho quyển 2!
Chú nói vậy nhưng ngứa miệng chú không nín được, chú kể luôn cho Trí nghe:
- Đó là cục đá bên bờ suối. Bầy khỉ trưa nào cũng đến tắm rồi leo lên ngồi trên cục đá đó phơi lông. Lâu ngày chầy tháng cục đá “thọ khí âm dương” nên nứt ra con khỉ đột. Đó là Tôn Hành Giả.
- Cục đá nứt ra sao có con khỉ ờ trong đó được? Trí hỏi.
Chú Vĩnh gắt:
- Thì cũng như trứng gà trứng vịt vậy chớ sao! Hỏi tới nơi, tao không biết đâu.
- Rồi sao nữa?
- Con khỉ bèn bẻ nhánh cây quăng xuống suối rồi ngồi lên đó cho nước trôi đi. Một ngày kia trôi ra “ngoại càn khôn”ế
- Ngoại càn khôn là ở đâu, chú?
- Là ớ ngoài cửa sổ mấy con quỉ vọt ra trốn mỗi lần ông Đốc xuống xét lớp đó!
Hai chú cháu cười ngã nghiêng với nhau. Chú Vĩnh tiếp:
- Gặp ông Tổ Sư Bồ Đề dạy phép cho. Nhưng ổng biết trước con khí mắc dịch này sẽ loạn thiên cung nên ổng dặn kỹ là không được nói tên ổng cho ncười khác nghe. Sau đó ổng không dạy như những người học trò khác, mà chỉ đưa cho con khi cái ống nhổ, biểu đem đi đổ. Mà không được đổ trên trời, không được đổ dưới âm phủ cũng không được đổ ở trần gian.
Trí kêu lên:
- Không được đổ ớ đâu hết, vậy làm sao?
- Vậy mới hay chớ! Con khi bèn ôm cái ống nhổ đi hoài mà không biết tính cách nào, bèn nổi giận ngửa cổ lên uống rốc hết. Uống xong nghe thân mình nhẹ như bông rồi khỉ ta bay bổng như chim.
- Sao kỳ vậy?
- Chẳng dè đó là cái ống nhổ phép. Gồm cả thất thập nhị huyền công trong đó. Thế là ông ta có 72 cách biến hoá. Khi đem cái ống nhổ về trả cho thầy, thầy đuổi đi luôn, không dạy nữa.
Trí ngó mông lung một hồi rồi chép miệng:
- Phải chi mình được cái ống nhổ đó chú ha!
- Ghê thấy bà, ai uống cho dô!
- Uống để có phép từ nhà vô trường chỉ hú một tiếng là tới nơi. Còn con sông này, mình chỉ bước một bước là qua bờ bên kia. Ngoài ra tôi sẽ hoá phép cho ông Chín Chầu một bộ quần áo mới, để ổng mặc bố tời hoài thấy tội nghiệp quá hà!
- Tao được như Tôn Hành Giả thì tao bay chơi tối ngày trên mây chớ đi học làm chi cho cực?
Đột nhiên Trí hỏi:
- Sao chú nói Tôn Hành Giả bay đứt dây?
- Đó là trong gánh hát người ta hát cái tuồng đó chớ không phải Tôn Hành Giả thiệt bay, mày hiểu chưa?
- Vậy ra có Tôn Hành Giả giả và Tôn Hành Giả thiệt nữa sao?
- Tôn Hành Giả giả là trong gánh hát người ta mang lông khỉ giống như Tôn Hành Giả trong truyện vậy đó, người coi hát tưởng là Tôn Hành Giả thiệt mày hiểu chưa. Giả mà thiệt, thiệt mà giả. Cái thằng này không hiểu gì hết ráo. Bữa nào đi coi hát với tao thì biết, khỏi phải hỏi lôi thôi nữa.
Trí lại hói:
- Giấy vô cửa mua mất bao nhiêu.
- Hạng cá kèo có một cắc thôi. Ngồ ghế thượng hạng phải tốn 6 cắc. Nhưng đám con nít chợ khôn quỉ, có thằng coi khinh không tốn xu nào hết!
- Nó chun vải bao vô à?
- Không! Nó chờ lúc sắp bán giấy thì nó lại đánh trống. Cái trống chầu để trước cửa rạp, đứa nào đánh mỏi tay thì đưa dùi cho đứa khác. Đến chừng đem cái trống vô trong thì hai đứa khiêng luôn làm như người của gánh hát, rồi ở trong đó trà trộn với người xem. Đèn mờ ai mà biết mặt, mà có biết chắc nsười ta cũng không lôi ra làm gì. Coi như trả công "đánh trống" cho nó.
Mỗi khi có gánh hát lại chợ, Trí đeo dính chú Vĩnh để chú dắt đi xem chỗ này chỗ nọ. Đây là mão của Quan Công, đây lá áo long bào của vua Trụ, đây là hia của Tào Tháo.
- Chú nói Trương Phi quên râu là sao?
Chú Vĩnh cười ngất:
- Lâu lâu mới có một chuyện như vậy, chớ nếu đêm nào cũng xảy ra, thì gánh hát cháy re, ai mà thèm đi coi nữa! Trương Phi quên râu là vầy. Lúc nghỉ chờ diễn màn kế thì ông Trương Phi vào trong cánh gà kiếm chỗ ngồi cho khoẻ. Hia mão lột ra, xà mâu xà miếc (võ khí của Trương Phi) dựng qua một bên cho nhẹ người. Râu ria cũng gỡ xuống để bên cạnh, chờ tới vai là gắn lại, ra tuồng. Nhưng lần đó ông Trương ra sân khấu hươi xà mâu gầm gừ ự ẹ dữ dội và đưa tay ra vuốt hàm râu rễ tre. Bỗng thấy trống lỗng, hàm râu còn bỏ trong buồng quên đeo lên. Nhưng lỡ bộ rồi, đành phải xưng danh cách khác: “Ta đây là Trương Phì, bào đệ của Trương Phi”. Khán giả cười cái rần. Trương Phì bèn chạy vô buồng gắn râu lên và trở ra lại vuốt râu nghênh mặt xưng tên: “Ta đây mới chính là Trương Phi, bào huynh của Trương Phì!" Khán giả lại cười cái rần phát nữa.
Trí lại hỏi:
- Trương Phì là em Trương Phi thiệt sao?
Chú Vĩnh chắc lưỡi:
- Đã bảo là Trương Phi quên râu mà! Chớ ở đâu mà có cái ông Trương Phì!
Trí lại hỏi:
- Còn tại sao Tôn Hành Giả bay đứt dây?
- Là vì sợi dây mục ông ta bay nửa chừng rớt cái rầm. Cũng may, thằng cha kéo màn nhanh tay lẹ mắt, thấy Tôn Hành Giả rơi bèn hạ màn liền. Cho nên ít ai biết.
Một hôm đi học về tía Trí đưa cho Trí cả bộ truyện Tam Tạng thỉnh kinh. Trí lấy làm ngạc nhiên, đếm đúng 16 cuốn, y như chú Vĩnh nói. Giống như những cuốn của chú Vĩnh cho mượn. Hình bìa màu vẽ Tam Tạng cỡi ngựa kim, Hành Giả cầm thiết bảng bay là đà trên ngọn cây, Trư Bát Giái vác đinh ba đi sau, còn Sa Tăng thì cổ đeo chín cái sọ người vai gánh hành lý.
° ° °
Ông Cụ còn mẹ già 96 tuổi. Trí kêu tới bàng Bà Sơ, tức là bà cụ của tía Trí.
Người ta được “tứ đại đồng đường” là quí lắm rồi tức là ông Cố, ông Nội, cháu Nội, cháu Cố. Nhưng với Trí thì tới “Ngũ Đại Đồng Đường” vì Trí là chắt. Năm thế hệ cùng sống chung một thời. Bà Cụ rụng hết răng nên mỗi khi ăn cơm người nhà phải lột một chiếc mo cau thật mỏng, chỉ còn lớp lụa bên trong, bới cơm nóng vào đó mà nhồi cho thật nhuyễn rồi cắt ra từng khoanh như khoanh bánh tét (chỉ khác bánh tét là không có nhưn). Như vậy bà Sơ mới ăn được. Khi bà Sơ ăn cơm thì ông Cụ đứng một bên coi chừng từng miếng ăn của bà. Đôi khi bà Sơ mắc nghẹn thì ông Cụ dâng tách nước và nói:
- Con lạy thánh thần giúp cho mẹ qua cơn.
Khi bà Sơ nuốt trôi miếng cơm thì ông Cụ lại cúi đầu cám ơn thần thánh. Khi nào ông Cụ ốm hoặc mệt không hầu cơm được thì ông Nội của Trí phải thay thế. Còn khi bà Sơ ngỏ ý muốn đi đến nhà đứa cháu nào thì đứa cháu đó phải đem võng tới rước bà Sơ về ở. Đứa nào giữ bà Sơ được lâu, đứa đó có phước lớn. Đôi khi bà Sơ khoẻ thì Trí dắt bà Sơ đi. Nhà trong xóm toàn là cháu chắt của bà. Bà có tới mười người con cho nên rất đông cháu, chắt. Có lần bà thèm ăn keo đậu phọng. Trí lấy cái cối đâm tiêu rửa thật sạch rồi quết nhuyễn, vò lọn nhò bàng hòn bi đút cho bà. Thấy bà nhai lâu, Trí giục, bà cười:
- Bà đâu còn răng mà nhai nhanh được.
Bà luôn mặc áo vá quàng, cầm gậy trúc (nhẹ) và mang dép mo, kết bằng dây lạt cà bắp. Dép mo (cau), nhẹ chân, lại đi không vấp. Bà không uống trà cũng không ăn cay từ trẻ tới già. Bà Sơ là người thọ cao nhất mà Trí được biết. Bà ngủ rồi đi luôn, không thức dậy nữa, vào lúc 98 tuổi, con cháu không phải lo thuốc thang chi hết. Bà sống hiền và chết lành.
Nhà ông Cụ (ông Cố của Trí) rộng thênh thang, phần trước âm u như chùa. Ông Cụ và bà Cụ chỉ ở phía sau. Bà Sơ mất, gian buồng để trống luôn. Hằng ngày ông Cụ đều đi xuống phần mộ của thân mẫu, nàm trên chiếc ghế dài hằng giờ, đế viếng mộ. Suốt mấy nãm liền như vậy, về sau Cụ không còn đi nổi mới ngưng. Có lẽ vì buồn rầu nên ông Cụ đi lên chợ Huyện tìm mua truyện ta, truyện Tàu về cho các cháu chắt đọc cho ông Cụ nghe giải sầu.
Bộ ván ông Cụ bà Cụ ngồi ăn trầu, trên nóc lợp bằng ngói có vẽ bông hoa, con chim con hạc. Còn giường của ông Cụ nằm thì trải nệm. Bên cạnh là chiếc bàn ăn và chiếc kệ hai tầng. Tâng dưới thì để ấm tích, cái vỏ dừa đựng bình trà, dĩa trái cây, từng trên thì để truyện. Và đây là nơi Trí trổ tài đọc quốc ngữ của cậu học trò trường làng.
Trí nhớ tất cả các tên truyện. Hầu như ông Cụ mua tất cả, không trừ một loại nào. Thích thì ông Cụ bảo đọc đi đọc lại, không thích thì nghe qua rồi xếp luôn: Thạch Sanh, Lý Thông, Chàng Nhái, Thoại Khanh Châu Tuấn, Trần Minh khố chuối, Tiết Nhơn Quí chinh Đông, Tiết Đinh San chinh Tây, Nam Tống Bắc Tốngị, Tây Hớn, Vạn Huê Lầu, Ngũ Hổ bình Tây, Bình Nam, Tây Du, Đông Du, Bắc Du, Nam Du Thuyết Đườnq, Tam Hạ Nam Đường, Tàn Đường, Thập Nhị quả phụ chinh Tây, Long Đồ Công Án... dịch giả là những nhà nho trứ danh: Trần Phong Sắc ở Bạc Liêu, Nguyễn Chánh Sắt ở Tân Châu - Imprimerie Phạm Văn Thìn năm 1911. Nhưng đặc biệt, không có hai bộ Tam Quốc và Thuỷ Hử vì ông Cụ theo nề nếp “Trai không được đọc Tam Quốc Thuỷ Hử, nữ không được đọc truyện Thuý Kiều.
Đày là kho tàng văn hoá của Trí. Nhờ truyện Tàu mà Trí đọc quốc ngữ (chữ in) rất mau; cũng nhờ truyện Tàu mà Trí mở mang trí tuệ. Và cũng nhờ truyện Tàu mà biết ham chữ nghĩa và lớn lên biết giá trị của chữ nghĩa khá sớm. Nhưng phải nói là nhờ chú Vĩnh là người cầm chiếc gậy trao cho Trí để Trí dò đường đi vào khu rừng truyện mà trước tiên là hạnh ngộ Tây Du - một bộ truyện mà sau này khi học trường Tây, Trí dám cho rằng Tây Du là một tác phẩm số một về truyện hoang đường, sản phấm của một sự tưởng tượng phi thường không có bộ truyện nào sánh kịp.
Ông Cụ không kén giọng đọc, cũng không kén nghe. Đứa nào đọc cũng được, truyện nào cũng được, lúc nào cũng được, đọc bao lâu cũng được, miền là có người đọc thì cụ nghe. Các cháu chắt của cụ đọc cho cụ nghe đã đành. Những đứa học trò lối xóm đến đọc cũng được cụ chấp nhận. Để khuyến khích, cụ trả công hẳn hoi. Một xu cho 10-12 trang. Trong lúc một ngày làm công là một cắc hai mà đọc mười trang truyện được lãnh một xu là cao lắm. Có đứa đằng xóm lại mới đọc vài câu, ba má kêu về, ông cũng cho nửa xu. Hoặc đọc ba, bốn trang ông cho cả xu. Thời kỳ đó giắt nửa xu trong túi cũng đã gọi là “có tiền” rồi, huống chi là học trò mà có đồng xu trong túi. Vô chợ ngó hàng bánh cảm thấy mình oai phải biết.
Đứa nào đọc muốn ra về thì lấy lá trầu ngăn ngang đó mai tối đọc tiếp. Đứa khác tới lấy cuốn khác đọc hoặc đọc tiếp theo đó cũng được. Vì ông Cụ thuộc tất cả, chỉ ghiền nghe để ngủ thôi. Bởi thế không được đọc nhảy hồi nhảy đoạn. Nhảy một câu là ông biết ngay. Đang ngủ ông “ư” một tiếng, là phải đọc lại cho đủ. Ông bảo: “Tao ngủ con mắt chứ có ngủ lỗ tai đáu!” chớ không rầy!
Đọc truyện, đám trẻ bọn Trí được lãnh xu ăn hàng lại còn nhiều thú vui khác. Ở gần nhà có một cái xẻo, nước lớn tràn đầy, con nít lội ngập đầu. Phải dùng “ngựa” bập lá để qua sông. Nước đã lớn mà Trí còn nằm trên ván đọc ê-a thì dù “Phan Lê Huê Phá HồngThuỷ Trận” hay “Tiết Nhơn Quí lấy Ma thiên lãnh “ cũng không hấp dẫn bằng đám quỉ đang phá nhà chay ở ngoài Xẻo Bần (cái vũng nước ăn thông ra sông, có cây bần mọc ở mé bờ).
Đám tiểu anh hùng lối xóm tụ họp lại vào lúc nước lớn để lặn lội, cút bắt rần ì trước khi vào đọc truyện kiếm xu. ít nhất là 5 con quỉ hón, trong đó không thiếu mặt hai anh em thằng Tư Cồ, còn mấy đứa kia thì sau khi nghe tiếng đập tầm vũng và tiếng reo hò sẽ kéo tới. Trí đang đọc tới khúc “Tiết Nhơn Quí giết cha con Mao Tử Tranh để giả dạng đẩy xe cung tên lên núi Ma Thiên Lãnh bán cho chủ soái là Tỉnh Tinh La Hải và Tinh Tinh Đơm Đởm, Tinh Tinh La Hải hơi nghi ngờ Mao TửTranh giả nên gạn hỏi…” thì bất ngờ một cái đầu ở đâu ló vô cửa sổ. Tóc tai ướt mem, nước chảy ròng ròng, tay nó gõ nhẹ vào cánh cửa. Mắt Trí rời tờ truyện ngó lên. Đồ mắc dịch, thằng Tư Cồ. Mắt nó nháy nháy, tay nó ngoắc ngoắc nhung không làm tiếng động thêm nữa, sợ ông Cụ thức dậy. Tuy không nói ra tiếng, nhưng Trí vẫn hiểu “tiếng lòng” của người bạn tri âm. (Sau vụ hái trái kim quít ở miễu cây sộp, Trí và Tư Cồ giao du thân mật hơn). Trí bèn nháy trả, nhưng miệng vẫn ê a đọc: Tinh tinh La Hải hỏi… a a… nhà ngươi có phải là… Mao Tử… Tra… Anh không..? Miệng đọc tay xếp sách lại rồi liếc thấy ông Cụ nằm im, cặp mắt không chớp thì chắc là ông Cụ đã ngủ say bèn bỏ một chân xuống gạch, thụt dần dần. Nếu Trí xin phép đi thì cũng được ông Cụ cho đi đàng hoàng, nhưng rút êm như vậy để chốc nữa “báo cáo tô hồng”: con đã đọc tới hồi… là cái hồi chưa đọc tới. Mục đích là lãnh thêm xu! (Trẻ con nào không nói láo!) nhưng ngờ đâu khi đầu Trí vừa thụt xuống khỏi mặt ván thì ông Cụ “ư” lên một tiếng. Trí chưa kịp trở về vị trí cũ thì ông Cụ đã bảo: “Con ra xẻo coi chừng nước lớn hụt giò!” Thì ra ông Cụ nằm ở đây, một tai nghe truyện, một tai nghe đám quỉ phá nhà chay ngoài xẻo. Ông Cụ biết trong bụng thằng bé toan tính những gì ngoài Xẻo Bần.
Trí “dạ” một tiếng rồi bay ra xẻo như con chim sổ lồng, tuột hết quần áo phóng ùm xuống nước như tam thái tử Ngao Bính trở về thuỷ cung.
Thằng Tư Cồ bảo ngay:
- Mày cỡi con ngựa kia cà, rồi đứng bên phe tao!
Trí nhào tới ôm cái bụp lá vô chủ và đập ùm ùm đến bên phe Tư Cồ. Rồi hai bên xáp trận ầm ầm, bất phân thắng bại.
Dùng “vũ khí nước” tát vô mặt nhau thì đối phương đâu có thua. Tư Cồ bèn lặn xuống móc bùn tô một phát vào mặt thằng Hành. Tên này tá hoả tam tinh ôm mặt la oải oải và đầu hàng. Chiến tranh nóng xong, tới chiến tranh lạnh. Thằng Hành vừa thua, thách Tư Cồ lặn đua. Thằng Cồ bịt mũi thằng Hành rồi hai đứa cùng hụp xuống nước, thằng nào trồi lên sau, thằng đó thắng. Tuy thắng hay thua cũng không được ăn cái gì nhưng thằng nào cũng thích làm kẻ thắng. Thắng xong, rã bành tô cũng cứ ham thắng. Thằng Hành lại thua. Thằng Tư Cô khoẻ hơn, bóp mũi chặt quá, Hành thở không được, phải trồi lên. Nhưng thằng Hành lặn rút chân thằng Tư Cồ rồi thằng Hẹ em thằng Hành nhào tới trấn nước thằng Tư Cồ. Tư Cồ mặc dù uống nước, vẫn không chịu thua. Trận chiến dây dưa cho đến nước xẻo nổi bùn đen ngòm. Thằng nào thằng nấy mắt đỏ chạch cằm “mọc râu” ("bùn đóng cằm như râu) thì mới chịu leo lên bờ. Thằng Tư Cô còn rán vớt trái bưởi thúi của ai quăng trôi lềnh bềnh, lột chia mỗi đứa vài múi, vừa cạp vừa phun phèo phèo. Trí vỗ tay reo:
- Ông Tề ăn trộm đào tiên ngon quá!
Rồi cả lũ vọt lên cây dừa. Thừa lúc anh em thằng Hành không đề phòng, Tư Cồ lấy vỏ bưởi nặn the vô mắt thằng Hành để trả thù vụ hai anh em nó trấn nước mình lúc nãy.
Thằng Hành bị cay mắt nhảy tòm xuống nước. Thằng Tư Cồ lao theo. Cuộc chiến phục thù giữa đôi bên làm nước bùn nổi lên tanh hơn khắp mặt xẻo. Bỗng thằng Hành la lên:
- Có ổ chim trên ngọn bần kia tụi bây ơi!
Thằng Tư Cồ ngước lên thấy bèn đeo rễ dừa đánh đu leo lên cây, và bảo:
- Của tao để dành đó hổm rày, đừng thằng nào rớ tới, không được đa.
Rồi thằng Hành thằng Hẹ mỗi đứa tóm mấy cái rễ dừa buộc lại làm võng ngồi, đánh đu tòong teng, thằng này co giò đạp thằng kia té xuống nước rồi lại leo lên đưa tiếp.
Đưa võng một lúc lại xuống đất, rồi hò lên một tiếng cả lũ đua nhau vọt lên cây, chuyền ra nhánh và nhảy xuống nước. Trí không dám chơi bạo như chúng bạn thấy cơ hội vui bỏ qua rất uổng, nên cũng hưởng ứng nhưng chỉ từ từ leo lên cây rồi chuyền ra meo, ngồi bứt lá vo làm kèn thổi te te và xem các bạn làm trò.
Thằng Tư Cồ thấy thế bèn giục:
- Trí, nhảy xuống đi, nước đầy lội đã lắm!
- Tao không biết lội.
- Để chút tao cho mày cái phép biết lội ngay! Bây giờ để tao làm tù và thổi cho mày coi, nghe!
Nói xong Tư Cồ nắm nhánh cây run mạnh làm Trí té xuống nước. Rồi Tư Cô tét một tàu lá dừa nước, quấn một chiếc kèn dài, đưa lên miệng thổi “túc, túc… tu!…u u.
- Đó mày nghe chưa?
Trí bị hụt giò, ực mấy hớp nước nhưng cố trồi lên chụp được chiếc bụp lá, vuốt mặt hì hục bơi vô đứng chỗ cạn la to:
- Cái miệng mày kêu chớ đâu phải kèn!
Thằng Hành thằng Hẹ cười rộ lên:
- Nước xẻo ngọt bằng nước mưa bí nhà mày không,Trí? Trồng trái thử vài cái coi mậy!
Rồi chúng tiếp tục đùa nghịch. Đứa thì lộn cù mèo, đứa thì đưa võng. Tư Cồ lượm được cái mo cau bèn leo lên võng ngồi vắt vẻo, xé ra thắt râu đeo lên miệng và nghênh mặt vuốt bộ râu dài làm hát bội: “Như ta đây!…”
Bỗng… ùm! Thằng Hành níu giò thằng Cồ giật mạnh làm thằng Cồ nhào xuống nước. Cồ ta trồi lên vuốt mặt cười hắc hắc tỏ vẻ xem thường. Bỗng từ trên bờ thằng Hẹ vẫy tay gọi:
- Cồ ơi! lên tao bảo cái này!
Hẹ vừa kêu vừa giơ cái gì lên rồi giấu sau lưng.
Tư Cồ hiểu ý leo lên ngay. Trí vừa ở trên cây dừa tuột xuống định mặc quần áo đi về nhà, nhưng bị Tư Cồ cản lại:
- Khoan đã, nước còn đầy, ở lại gầy vài trận nữa rồi tao sẽ về đọc truyện với mày.
Trí bâng khuâng nhìn mặt nước, nửa muốn về nửa lại muốn ở chơi, thì Tư Cồ lại hỏi:
- Nãy giờ mầy có “uống nước” phát nào không?
Trí lắc đầu, nhưng Tư Cồ biết là cậu công tử này mới ôm “ngựa” bập lá chập chũm thôi làm sao khỏi uổng vài hớp nước, bèn vỗ bụng Trí:
- Bụng mày binh rình đây, còn chối!
Nói xong Tư Cồ quay nhìn thằng Hẹ. Hẹ bước lại. Trí thấy trong tay nó một con chuồn chuồn vàng chớp chớp cánh.
- Mày định làm gì vậy?
- Để tao cho mày cái phép, nghe! Tư Cô cười nói.
- Phép gì?
- Tôn Hành Giả bay trên mây không té, còn mày nhờ cái phép này lặn dưới sông không uống nước.
Tư Cồ vừa dứt lời thì thằng Hẹ đưa con chuồn chuồn áp vào rún Trí.
- Tụi bây làm gì vậy? Trí vừa la vừa thụt lùi, hai tay che rún.
Tư Cồ giật tay Trí ra, nhìn cái rún lồi của thằng bạn và nói:
- Để nó cắn rún mày một cái là mày lội giỏi như rái à.
Thằng Hành bảo:
- Tụi tao biết bơi cũng nhờ cho chuồn chuồn cắn rún! Chút tí thôi không có đau đâu mà!
Thằng Hẹ lại đưa con chuồn chuồn vào cuốn rún thằng bạn. Trí nhăn mặt la: “ái uôi! ái uôi!” và chắt lưỡi hít hà: “Đau quá! Đau quá uôi! uôi!”
Tư Cồ dọa:
- Đừng có la đau, không kết quả! Tao phải cho cắn lại lần thứ hai thứ ba đó!
Thằng Hẹ càng dí đầu con chuồn chuồn vào, Trí càng nhăn nhó, vặn vẹo người, bóp bụng, hai tay cấu vào bắp vế mình để qua truông đau.
Thằng Tư Cồ bảo:
- Thôi, được! Nó biết bơi rồi!
Thằng Hẹ tung con chuồn chuồn lên và bảo:
- Bây giờ mày lội giỏi hơn hồi nãy rồi đó! Hổng tin mày nhảy xuống xẻo coi! Mày xem kìa, con chuồn chuồn bay mất là mày biết lội, còn nếu nó rớt xuống đất thì mày phải cho nó cắn lại lần nữa. Mày may lắm!
Nói xong, thằng Hẹ lôi tay Trí nhảy xuống nước. Thằng Cồ hỏi:
- Mày có nghe nhẹ mình hơn lúc nãy không?
Trí cà hục cà hửi lội lại quơ ôm lấv con ngựa bập lá và gật đầu:
- Ờ, ờ, tao nghe nhẹ…ẹ lắm!
- Mày khỏi phải “uống cái ống nhổ” của Tổ Sư Bồ Đề mà vẫn được phép như thường thấy không?
Nói xong Tư Cồ giật lấy cái bập lá quát:
- Từ rày không được ôm bập lá nữa, nghe chưa?
Mà thật, Trí bị giật mất “con ngựa” tự nhiên phải cố lội cho khỏi uống nước. Con chuồn chuồn cắn rún có đau đớn gì đâu, chỉ hơi ê ê rún một chút mà biết lội. Đám chim dòng dọc bỗng reo vang trên ngọn bần như chào mừng chàng hiệp sĩ mới.
- Bây giờ mình bắt ổ chim đi tụi bây! Tư Cồ ngước lên, bảo.
Nhìn mấy chục cái ổ chim đòng đưa trên ngọn bần đứa nào cũng nao nức muốn bắt nhưng không biết làm sao! Bản nhạc chim vừa dứt thì lại nghe “cạch cạch… cắc kè".
Cả bọn nhìn lên. Một chú các kè bông nằm trên nhánh bần sưởi nắng đang cười vang. Giữa thân cây bần già rỗng ruột có một cái miệng hang. Không biết từ đâu con cắc kè đến ẩn náu ở đây như một thạch động an toàn. Mỗi ngày ba bốn giác, sáng, trưa, chiều, tối… chú cắc kè kêu oang oang như để thách thức người qua kẻ lại, hay để mang đến sự ấm áp cho xóm riềng. Có nhiều người định bắt nó dem bán cho tiệm thuốc bắc nhưng mỗi lần động thủ thì cắc kè ta chui tọt vô hang hoặc leo tuốt lên ngọn cây. Rồi đến giờ, nó lại từ cây bần phát thanh trên làn sóng điện không tần số, nhắn tin cho mọi người.
Nhưng cũng có người bảo không nên săn đuối vì nhờ nó mà người trong xóm đoán biết chuyện “rủi may” trong ngày. Cứ hễ cắc kè kêu lên thì người cho là may, kẻ lại bảo là rủi, cứ thế cho đến lúc dứt tiếng kêu, may ai nấy nhờ rủi ai nấy chịu.
Chú cắc kè vừa dứt tiếng cười, Tư Cồ hỏi:
- Rủi hay may tụi bây?
- Rủi hay may gì cũng bắt. Bắt ổ chim, bắt luôn cả cắc kè.
- Thằng Hẹ nhỏ con leo lên ngọn cây rứt ổ chim thảy xuống rồi bẻ nhánh cây đập con cắc kè văng xuống đây! Tư Cồ bảo.
- Rủi nó chui vô bọng làm sao? Thằng Hành thắc mắc.
- Vậy thì mày móc bùn trám miệng hang nó trước. Còn tao với thằng Trí ở dưới này hứng trứng chim và bắt con cắc kè, mai tao đi học ghé bán cho thầy chệt, lấy xu chia hai.
Kế hoạch được phác nhanh và toàn thể đồng ý. Thế là thằng Hẹ lội càn trên đám cặc bần mọc chung quanh gốc như rùng chông, leo lên cây. Thằng Hành leo theo. Tư Cồ móc bùn đưa cho thằng Hành, trong lúc thằng Hẹ chuyền vun vút lên gần đến nửa thân cây ngồi vắt vẻo như khỉ, nhìn xuống cười ha hả:
- Đứa nào muốn thành Tề Thiên tao hái bần quăng cho!
Thằng Hành đã tọng mấy cục bùn vào miệng hang nhưng chưa bít được. Thằng Tư Cô móc ném tiếp cho thằng Hành và bảo thằng Hành tuột xuống.
- Hẹ, mày thấy con cắc kè ở đâu không? Thằng Hành ngước lên hỏi.
- Nó đang bò… lên ngọn cây kia kìa!
- Vậy mày leo thẳng lên đó, vừa bắt chim vừa đập con quỉ té xuống đây cho tao!
Thằng Hẹ bèn bẻ một nhánh bần tuốt sạch lá rồi phăng phăng trèo tiếp. Thằng Hành, thằng Tư Cồ và Trí, cả ba đều ngước nhìn theo thằng Hẹ đang leo rung rinh tàn lá. Thỉnh thoảng một trái bần rơi xuống. Ba đứa chụp lấy và chia nhau đứa cắn một miếng, chua lè thè lưỡi. Ai muốn biết “khỉ ăn bần” ra sao thì hãy nhìn chúng nó.
Bỗng… Pạch. Lùm chủm, lũm chũm!
Thằng Hẹ từ trên ngọn cây la om tỏi:
- Tao quất con cắc kè rơi xuống rồi đó!
Cả ba ngó theo. Chú cắc kè vừa rơi xuống, đang bơi vào bờ. Cả ba lao tới bơi theo. Nhưng con vật đã luồn vào đám lá, leo vọt lên ngọn lá dừa nước. Chân nó nhám nên vẫn leo nhanh trên thân cây trơn. Tư Cồ nhanh trí nắm gốc lá run mạnh. Con cắc kè rơi xuống lưng thằng Hành vừa trườn tới. Thằng Hành hốt hoàng la bài hãi. Trí càng kinh khiếp nên thay vì cứu bạn lại nhảy vọt lên bờ đứng ngó, Tư Cồ quát:
- Lặn xuống!
Thằng Hành hụp xuống nước. Con vật bị ngộp, buông lưng thằng Hành bơi vào bờ. Tư Cồ đuổi theo nhưng nó đã leo lên cây dừa ở mé xẻo. Tư Cồ móc bùn ném theo vun vút, làm dính lưng cắc kè nhưng nó vẫn thoăn thoắt bò lên ngọn dừa và biến mất.
Bỗng rắc rắc…ùm. Chết tôi rồi!
- Cái gì đó?
Từ trên cao một vật to lớn rơi xuyên qua cành cây và lọt tỏm xuống nước, sôi túa ục ục. Thằng Hẹ trồi lên và lội càn trên đầu đám cặc bần, nhảy thót lên bờ nằm lăn ra kêu chõi trời chõi đất. “Nhức quá! Nhức quá! Bớ làng xóm ơi!”
Thì ra Hẹ ta, sau khi đập chú cắc kè văng xuống nước, thừa thắng rứt một ổ dòng dọc vòi dài - có con kêu chiêm chiếp bên trong - Còn đang nhủng nháng thì đám ong bầu đóng gần đó bay tủa ra đánh túi bụi, làm Hẹ buông tay phó thác cho trời. Cũng may Hẹ rơi xuống nước, nếu rơi trên đám cặc bần chắc sẽ bị đâm lũng ruột.
Hẹ nằm lãn dưới đất kêu trời kêu đất. Thằng Hành chạy lên xem. Mắt thằng Hẹ sưng húp. Hai gò má cũng phồng lên. Cái mặt như cái bánh bò. Thằng Hành hốt hoảng nhảy xuống mé xẻo móc bùn tô kín mặt thằng Hẹ, miệng bảo:
- Đừng la! La lớn mặt mày sưng bằng cái sàng cho coi!
Còn thằng Tư Cồ thì thấy nguy to bèn lôi tay Trí, hét:
- Chạy mau!
Hai thằng quơ quần áo không kịp rướn vào, co giò phóng bạt mạng.
Trên ngọn dừa con cắc kè vừa thoát chết lại cười ran: “cạch cạch… cắc cắc…” Không biết rủi hay may, hai “bộ giò ăn cướp” cứ phang bất kể. Thằnq Tư Cồ thì vọt thẳng, còn Trí trở lại bộ ván thân mến…
“Tiết Nhơn Quí qua mắt anh em Tinh Tinh La Hải, Tinh Tinh Đơm Đởm, đem quân lên Ma Thiên Lãnh…” Nhưng ông Cụ đã thức dậy. Cụ hỏi:
- Con có “uống nước” xẻo không?
- Dạ không! Con đã biết lội rồi ông à!
- Tụi nó cho chuồn chuồn cắn rún con rồi hả?
- Sao ông biết?
- Ông biết chớ! Nè, bác của Tiết Nhơn Quí là ai, cháu còn nhớ không, nói ông nghe!
- Dạ, là Tiết Hùng.
- Tiết Nhơn Quí đi đầu quân làm chức gì, cháu nhớ không?
- Dạ Tiết Nhơn Quí đi đầu quân làm chức… nấu cơm.
- Phải rồi, nấu cơm gọi là “Hoả đầu quân”. Tại sao vậy?
- Dạ tại vì Trương Huờn cướp công.
- Trương Huờn còn có tên gì nữa.
- Dạ con không nhớ.
-Tên là Trương Sĩ Quí. Nó cướp công cùa Tiết Nhơn Quí bằng cách nào?
- Dạ…. đầu tiên là do vua Đường “ứng mộng” hiền thần bạch bào bạch giáp nên sai Trương Hườn đi tìm. Khi Tiết Nhơn Quí đầu quân thì Trương Sĩ Quí bèn doạ rằng Bệ hạ nằm chiêm bao thấy bị nhà ngươi ám sát cho nên bệ hạ sai ta đi tìm nhà người bắt giết. May cho ngươi ở trong cơ quân này, ta che chở cho, nếu ra khỏi nơi đây quan quân sẽ bắt nộp cho vua, sẽ chịu chết chém ba họ. Tiết Nhơn Quí sợ quá bèn ưng chịu dưới quyền sai khiến của Trương Sĩ Quí.
Ông Cụ hỏi tiếp:
- Trương Sĩ Quí có thằng rể tên gì? ăn mặc ra sao?
Trí giật mình, không ngờ ông Cụ nhớ nhiều vậy.
Trí ôn lại trong đầu một lúc rồi nói:
- Con quên rồi ông ạ!
- Con đọc truyện cũng như học bài thầy cho, phải rán nhớ. Hễ con nhớ truyện thì học bài mau thuộc lắm. Để ông nhắc cho: Trương Sĩ Quí có thằng rể tên Hà Tôn Hiến, cả đời làm quan, nhưng bất tài không lập được công cán gì hết, cứ núp dưới trướng của cha vợ mà ăn lương. Nhằm dịp vua sai cha vợ đi tìm hiền thần thì đi theo hụ hợ. Hắn cũng mặc “bạch giáp bạch bào” như Tiết Nhơn Quí. Do đó hắn mạo nhận là Tiết Nhơn Quí! Đâu phải người nào mặc bạch giáp bạch bào cũng đều là Tiết Nhơn Quí.
- Sao Hà Tôn Hiến cướp công người khác hả ông?
- Người trung thường hay mắc nạn, đứa nịnh lại có lúc lên râu! Đời xưa cũng thế mà đời nay cũng thế. Trương Sĩ Quí dọa Tiết Nhơn Quí và nảy ra độc mưu là dùng Hà Tôn Hiến để thay cho Tiết Nhơn Quí… Khi vua phán hỏi, Trương Hườn bèn đem thằng rể ra, tâu: “đây là hiền thần của vua thấy trong mộng.” Vua cả tin. Nhưng có quân sư là Từ Mậu Công cao kiến tâu rằng: “Muốn chắc đây là hiền thần thì cho thử tài mới được!” Vua bèn cho dọn diễn võ trường để thi đấu. Ngày mai hắn cho một võ sĩ tài ba đấu với Tiết Nhơn Quí. Tiết Nhơn Quí đánh gã kia chạy dài, bèn đuổi theo níu được giáp cùa gã cắt một miếng. Khi về trại Tiết Nhơn Quí đem nạp mẩu giáp cho Trương Sĩ Quí. Sĩ Quí bèn đưa cho Hà Tôn Hiến. Khi vua gọi vào thì Trương Sĩ Quí lấy giáp bào của Tiết Nhơn Quí cho Hà Tôn Hiến mặc để vào chầu vua và dâng mảnh giáp cắt được hôm qua và tâu rằng đây là “hiền thần ứng mộng.” Vua tin thật bèn khen thưởng hai cha con Trương Sĩ Quí. Cuộc lừa gạt vua và cướp công của Tiết Nhơn Quí kéo dài chín năm, sau này nhờ Từ Mậu Công tìm ra manh mối đem Tiết Nhơn Quí ra khỏi làn khói bếp của Hoả đầu quân mà làm nguyên soái chinh phạt Đông Liêu, thành ra có truyện Tiết Nhơn Quí chinh Đông con đọc bây giờ đó!
Trí nghe xong ngẩn người ra, hỏi:
- Sao ông vua nghe lời nịnh thần vậy hả ông?
Ông Cụ cười:
- Thói đời mà con! Đứa nịnh thì làm ra vẻ trung thần. Như vậy mới gạt được vua mà thăng quan tiến chức. Chớ nếu nó phô bày bộ mặt nịnh của nó ra thì ai mà tin! Con đã đọc mấy bộ truyện rồi, con còn nhớ những tên nịnh không?
Trí suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Trong truyện Vạn Huê lầu thì có Bàng Hồng, Tôn Tú.
- Đó cũng là một cặp cha vợ, con rể như Trương Sĩ Quí và Hà Tôn Hiến vậy! nhưng Bàng Hồng có quyền hơn Trương Sĩ Quí vì y vừa là thừa tướng vừa là quốc trượng.
- Quốc trượng là gì hở ông?
- Quốc trượng là cha vợ vua. Con gái của Bàng Hồng là Bàng Quí Phi đó! Hai cha con tư thông với ngoại quốc để bán nước và bày mưu gian hãm hại người anh hùng Địch Thanh. Do đó vụ Bao Công xử án Bàng Quí Phi. Để khi nào có gánh hát lại chợ hát tuồng đó ông cho con đi coi. Chẳng những một tuồng thôi, còn tuồng Bao Công xử án Quách Hoè cũng rút trong truyện đó! Mấy gánh hát đều lấy trong truyện mà làm ra tuồng chớ đâu có lấy ở đâu xa con.
Sẵn trớn, Trí nói luôn:
- Hôm trước con thấy có gánh hát lại chợ mình diễn tuồng Tam Tạng Thỉnh Kinh.
Ông Cụ nói:
- Tam Tạng Thỉnh Kinh dài lắm! Tới 16 quyển lận! Gánh hát diễn khúc nào?
- Dạ con hổng có coi hát, nhưng bữa đó đi học về ngang nhà lồng, chú Vĩnh dẫn con ghé qua. Con chỉ thấy người ta vẽ hình Tôn Hành Giả đi trên mây cũng giống y như trong truyện vậy.
Ông Cụ nói:
- Con muốn đọc thì sẵn kia, ông mua đủ bộ để trên kệ đó!
- Dạ tía con có đem về nhà cho con một bộ rồi ông à.
Ông Cụ cả cười vói tay qua vò đầu cháu:
- Hèn chi! Tía con nó khoe với ông là con đọc truyện giỏi lắm!
- Con đọc mới tới Hành Giả loạn thiên cung hà!
- Vậy thì chưa được nửa bộ. Kỳ sau con tới đây, con không phải đọc mặt chữ. Con nói thuộc lòng cho ông nghe được không?
- Con không nhớ hết nổi ông à.. Con cứ nói, chỗ nào quên ông nhác cho!
Ông giở mí nệm lấy xu cho rồi đi lại kệ bẻ cho Trí hai trái chuối xiêm chín thưởng công. Thường thường một ngày chủ nhật của cậu bé trường làng trôi qua như vừa kể trên.
Bây giờ thì cái bụng của Trí chia làm hai ngăn, một bên là những tờ truyện Tâu, một bên là bài học. Mỗi chiều trên đường về nhà, Trí thường đi cặp với chú Vĩnh để nói “truyện”. Trí đã có thể bàn luận chê khen những ông này ông nọ trong truyện Tây Du, Phong Kiếm Xuân Thu, Trí cũng hiểu tại sao Tố Sư Bồ Đề không để lộ tên của mình cho thiên hạ biết.
- Chú Vĩnh à! Tại sao Tôn Hành Giá loạn thiên cung?
- Tại vì Ngọc Hoàng cho ổng cái chức Bậc Mã Ôn. Ông ta tưởng đó là chức cao lắm ai dè chỉ là tên chăn ngựa. Cho nên ổng phát khùng, ổng đánh trả thù Ngọc Hoàng đã coi thường ổng. Ngọc Hoàng nghe nói tới tên ống thì run eng phát rét.
- Rốt cuộc Ngọc Hoàng cũng đâu có phong cho ống chức gì!
- Không phong thì ổng tự phong lấy chức “Tê Thiên Đại Thánh.” Ổng bỏ Thiên đình về ở với bà con khỉ của ổng và dựng cờ trước động Thuỷ Liêm. Người ta gọi là ông Tề tức là Tề Thiên Đại Thánh đó!
Chú Vĩnh lại hỏi:
- Tao đố mày Tôn Hành Giả sợ ai?
- Sợ Lý Thiên Vương. Vì ông này có cái tháp mười tầng, hễ ai bị nhốt vào đó thì trong vòng ba khắc, tiêu ra nước.
- Phải rồi, nhung sợ nhứt là ai?
- Là Thái Thượng Lão Quân có cái lò Bát Quái nấu linh đơn. Bất kỳ tiên thánh, hễ ai bị bỏ vô lò ba khắc là hoá ra tro.
- Cũng phải, nhưng chưa phải là sợ nhất!
- Vậy thì ổng sợ Phật Tổ Như Lai, vì Phật Tổ xoè năm ngón tay hoá núi Ngũ Hành đè ổng năm trăm năm dưới núi không ra được.
- Sợ thiệt, nhưng đè rồi còn sợ gì nữa!
- Vậy tôi chịu thua.
- Sợ Vương Tiễn nhứt!
Trí vỗ đùi nhảy tưng lên kêu:
- Phải rồi! Vương Tiễn có con mắt giữa trán nhìn thấu chân tướng yêu tinh.
- Nhung nếu Vương Tiễn có mắt giữa thì ông Tề lại có cặp mắt lửa tròng vàng mỗi khi trợn lên cũng trông thấy rõ yêu tinh vậy! Thiên binh thiên tướng ông Tề cũng đáu có ngán, chỉ ngán một mình Vương Tiễn thôi. Nhưng không phải vì Vương Tiễn có Thất thập nhị huyền công, mà vì VươngTiễn có con Hạo Thiên Khuyển tức là con chó. Mỗi lần Vương Tiễn rũ tay, con chó chạy ra con khỉ ốm dông lẹ.
- Tại sao vậy?
- Vì loài khỉ luôn luôn sợ chó.
Trí gật đầu thích chí:
- À phải rồi, hèn chi con khỉ ở tàu ngựa nhà ông Cụ^(nuôi khỉ để dành trị bệnh kinh phong cho ngựa, hể ngựa bị kinh phong, khỉ nhảy lên ôm cắn vào gáy thì hết bịnh) hễ thấy con chó nào tới thì nó liền nhảy phốc lên cây mà ngồi dòm xuống.
- Ông Tề sợ chó là do cái tích đó!
Trí lại nói:
- Tôi thua chú một câu, bây giờ tôi hỏi lại chú!
- Ờ, tha hồ hỏi, truyện nào cũng được.
- Ông Tề lấy cây thiết bảng ở đâu?
- Dễ ợt! Tao cho mầy hỏi câu khác. Câu này “cơm sườn” tao không thèm trả lời.
Trí lục lọi trong đầu một hồi và hỏi:
- Tại sao ăn một miếng thịt Tam Tạng sống ngàn năm!
- Đồ bỏ, hỏi câu khác đi!
- Phàn Lê Huê chém Dương Phàm bị báo oán thế nào?
- Máu của Dương Phàm xịt trúng mình Lê Huê có chửa đẻ ra Tiết Cương. Tiết Cương đi coi hội hoa đăng, rủi ro đạp chết hoàng tử làm cho cả dòng họ Tiết bị chết chém năm trăm người!
Chú Vĩnh nói luôn:
- Mày về tối nay lục lạo tìm câu hỏi khác đi. Mấy câu hỏi đó mắc công tao trả lời.
Chú Vĩnh quả là con sâu truyện, Trí không làm sao địch lại chú, thôi đành chịu thua luôn. Sự thích thú đọc truyện trở thành say mê chữ nghĩa đối với Trí từ lúc nào không hay. Mới biết đọc gặp chữ thì ham đọc.
° ° °
Ở nhà Trí có một cái tủ để ở phía trước, đựng sách báo và giấy tờ cũ của ông Cụ do tía Trí mang về cất giữ như một nơi lưu trữ hồ sơ. Tủ có khoá, và chỉ một mình tía Trí sử dụng. Mỗi lần mở ra lấy sách báo xong, ông khoá lại và giao chìa khoá cho má cất. Xâu chìa khoá có cả chục chiếc lớn nhỏ, Trí không biết phải dùng cái nào, nên Trí phải rình mỗi lần tía mở tú. Trí biết má cất xâu chìa khoá dưới mí chiếu trong giường ngủ. Một hôm chờ cho má đi ra vườn thì ở trong nhà Trí chộp lấy, đi ra trước mở tủ. Ôi chao! Cơ man nào là sách. Những sách là sách. Sách cũ sách mới, sách lớn sách nhỏ. Chưa cần đọc, chỉ cầm lấy cũng đã mê tơi. Trí tha hồ lục lọi như một nhà thông thái đi tìm tòi một vấn đề khoa học.
Trí ngồi xuống đất, bới mỏi tay rồi nhắc ghế lại ngồi lục tiếp cho thoả thích. Chỉ trong chốc lát sách từ trong tủ bị tuôn ra đầy đất. Trí hấp tấp, xem nhanh, chỉ lật qua vài trang là xong một quyển. Rồi ném chồng lên nhau. Bỗng chốc Trí thấy hốt hoảng vì sự bừa bộn Trí vừa gây ra. Nếu có ai bắt gặp tri hô lên thì sao? Còn rủi tía trông thấy chắc sẽ bị đòn nứt đít. Trí mau mau xếp vô tủ trở lại. Nhưng bỗng thấy một cuốn hay hay bao bìa giấy dầu, cặp nẹp tre và có tựa bằng chữ viết tay của tía: Kim Vân Kiều. Giở những trang đầu thấy có hình. Trí mê quá, nên lật chầm chậm. Mỗi hình đều có tên. Hai người con gái Thuý Kiều và Thuý Vân. Kế đó là Kim Trọng rồi là Vương Quan, Từ Hải, Mã Giám Sinh… Hình nào cũng có điệu bộ chớ không phải đứng chết trân.
Trí đọc qua mấy câu thì nhớ ra đã từng nghe tía ngâm trong lúc nằm võng hút thuốc. Xem qua một lượt Trí chọn lấy một cuốn rồi xếp trả lại tất cả, cố không làm mất dấu và khoá cửa tủ, đem xâu chìa khoá để vô mí chiếu một cách cẩn thận. Xong, lẳng lặng lên bồ lúa “tàng hình” luôn.
Bồ lúa còn đầy, có vài chỗ lõm, một tay Trí ôm hai cuốn sách, một tay khoả lúa cho bằng mặt rồi rút chiếc đệm trái lên nằm im, trống ngực đập thình thịch. Ở đây như ông Tề đứng giữa lung trời, yên chí không có ai trông thấy. Mỗi lần làm cơm rượu, má bao Trí leo lên đây moi lúa để chôn vịm cơm rượu. Còn chuối xiêm, chuối hột đốn xong cứ quăng lên đây chờ nó chín, có khi chuột lạ ăn nhiều hơn “chuột Trí”.
Nằm ở đây mà đọc sách có khác gì “Thiên Thư Lầu” của ông Hàn Kỳ trong Vạn Huê lầu? Trí giở sách ra lật từng trang, dán mắt vào đọc. Toàn những câu ngắn, ít chữ. Ban đầu đọc thầm, nhưng dần dần Trí đọc nho nhỏ. Nghe có vần thiệt khoái lỗ tai. Chữ nọ ăn với chữ kia nghe thật thích, Trí không hiểu gì cả, nhưng cứ đọc phom phom, hết trang này lật sang trang khác. Có “cái quạt “cái diều” thêm cả “Tây Trúc” là nơi Tam Tạng đi đến thỉnh kinh nữa! Trí xem tới xem lui có bài thuộc gần hết tám câu. Đọc chừng một phần quyển sách thì ríu mắt lại, tai mơ màng nghe mấy con chuột chút chít trên kèo nhà và mấy con thằn lằn chạy rột rẹt trên vách bồ. Bỗng Trí ngồi choàng dậy vì có tiếng gọi to. Mấy con quỉ đằng xóm tới rủ đi chơi. Bữa nay chủ nhật, đáng lẽ Trí phải lại nhà ông Cụ đọc truyện kiếm thêm xu mua bánh, nhưng bị bận lục tủ sách, rồi lỡ “thăng thiên” lên đây, không xuống được. Trí nằm im, không dám cục cựa. Trí nghe má trả lời với mấy đứa bạn:
- Bác mới thấy nó nháng qua nháng lại trong nhà đây mà! Đâu bây lại xẻo Bần coi nó có trầm nghịch ở ngoài đó không? Nếu không thì chắc nó đọc truyện ở đàng ông Cụ.
Một đứa trả lời:
- Tụi cháu mới ở đẳng lại đây. Nó không có tắm xẻo mà cũng không có đọc truyện ở nhà ông Cụ.
Má nói:
- Tụi bây chạy đi tìm nó coi! Đi chơi với nhau, bây giờ lại hỏi tao!
Mấy đứa bạn lẳng lặng rút êm: “Biết ở đâu mà tìm!”
Má đi ra sân trước, vườn sau coi từng bụi chuối gốc dừa. Rồi xuống bồ lúa, vỗ vỗ vách bồ, kêu:
- Trí ơi Trí, con có trốn trong kẹt bồ lúa không?
Nghe vậy, Trí càng nín thở, không dám nhúc nhích.
Má lẩm bẩm:
- Hay là nó té mương té vũng gì rồi? Để nhờ người ta lội mò coi!
Nghe thế Trí vùng dậy la lên:
- Con đây nè má! - rồi tuột xuống đất.
- May làm gì ớ trển?
- Con bắt ong chuỗi cho lia thia ăn!
Má kêu tụi nhỏ trở lại, rồi cả bọn lại dắt nhau đi.
Đến chiều tía về, không thấy Trí, tía hỏi. Má nói: “Nó đi đọc truyện đằng ông Cụ”. Tía tắm rửa xong đi xuống nhà trống coi qua mấy con gà nòi. Tía Trí là thơ ký cho ông Cụ (gọi là biện tổng, tức là làm sổ sách giấy tờ cho Cai tổng, cao hơn biện làng một cấp) không có ăn lương, nhưng muốn gì cũng được vì tía là cháu nội cưng của ông Cụ. Tía “làm việc” ở nhà, hễ có chuyện gì cần, ông Cụ cho người tới gọi. Ngoài công việc đó tía có hai thú vui: làm thơ Đường và đá gà. Con nào “mặn” lắm tía mới nuôi, còn kỳ dư thì đi đá với ông Mười là con trai út của ông Cụ và là chú ruột của tía.
Ông Cụ định cho ông Mười ra tranh chức Cai tổng nên cho ông làm thôn trưởng để tạo đủ điều kiện ra tranh cử. (Muốn tranh cử Cai tổng phải qua ba năm làm Hương Hào, Hương Thân hoặc Thôn trướng gọi là notables exécutifs). Ông Mười làm thôn trưởng nhưng đến nhà việc thì ít, đến trường gà thì nhiều. Sẵn có xe ngựa nhà, ngày nào cũng đi, trường gà nào cũng tới. Ông còn rủ tía đi ôm gà và góp ý kiến khi cáp độ. Ban đầu ông nội Trí còn rầy rà, ngăn cản nhưng mãi rồi cũng bỏ qua, bây giờ thành thói quen và tía thường đi trường gà với ông Mười. Xem qua hai con gà cưng, tía Trí tắm rửa rồi lên võng nằm ngâm nga Kiều rồi ngâm những bài thơ vừa làm. Tía có bốn tập thơ, đóng bìa rất kỹ. Ba tập đề bên ngoài “Cổ Kim Thi Tập” để dành chép những bài thơ từ trong sách ra. Một tập để chép những bài thơ của tía làm. Mỗi lần gặp bài thơ hay, tía làm dấu và bắt Trí chủ nhật ở nhà chép vô tập cho tía. Ngoài ra tía còn bắt Trí tập viết. Thời bấy giờ học trò có môn học gọi là Ecriture (Tập Viết) quan trọng cũng như các môn khác. Cho đến lên Collège môn này hãy còn duy trì. Không phải học trò muốn viết chữ A, chữ B kiểu nào thì viết, mà phải có phương pháp theo đúng mẫu mực. Không có một đứa học trò nào cầm viết tay trái và ngoáy theo kiểu tự do như bây giờ. Chữ xấu ê chề!
Bữa nay, Tía xem qua lượt các bài thơ Trí chép rồi bảo:
- Con viết dối đẻ đi chơi hả? Chủ nhật tuần tới con phải chép lại, không được lấy gôm bôi cạo lem luốc.
Chép thơ là một cực hình. Trời ơi, đám bạn đá banh bưới pình pịch ngoài sân kia, chữ nghĩa nào ăn lên mặt giấy? Nhưng phải ngồi nán lại mà viết nên chép trật và phải bôi cạo.
Xong rồi Tía bắt trả bài, để mai vào lớp thầy kêu lên bảng khỏi ngắc ngứ.
- Tuần rồi con trả Récitation (bài học thuộc lòng) bài nào?
- Dạ bài Cây Vông! Rồi Trí đọc luôn:
Cao lớn làm chi vông hỡi vông
Uổng công tạo hoá mấy thu đông
Càng lớn càng già càng lộp xộp
Ruột qan chẳng có, có gai không…
- Giỏi! Bài gì nữa?
- Dạ bài Trăng Non. Rồi Trí cũng đọc luôn:
Khen ai cắc cớ bấm trời Tây
Tỉnh qiấc Hằng Nga khéo vẽ mây
Khỉ tưởng sọ dừa ôm ấp giữ
Trẻ ngờ trái bưởi hỏi han đòi
Ai rằng không cán Quỳnh xin cuộc
Hút thuốc mà xem: gáo hẳn hòi!
Tía cười:
- Con đọc bắt quàng rồi! Từ bài Trăng Non leo qua bài Thơ Đầu Trọc. Nhung cũng khá, tía thưởng cho con cái cặp da tía mới mua ở chợ quận kìa.
Tía lấy cái cặp còn gói trong giấy nhựt trình, mở giây ra. Chiếc cặp đỏ tươi, có quai đeo, có chỗ cài cho khỏi rớt sách vở.
Tía Trí quàng vào vai rồi bảo Trí lấy sách vở xếp vào. Trời ơi! Chiếc cặp này cả lớp phải trầm trồ. Tụi bạn cóc đứa nào có chiếc cặp như vầy, giống in như trong hình sách tập học: i i đi học, u u đánh đu, ư ư cái lư.
Má Trí dọn cơm xong gọi vọng lên nhà trên:
- Trí, hầu tía xuống ăn cơm!
Trí bước đến bên võng, khoanh tay cúi đầu:
- Má mời tía xuống ăn cơm!
Ngồi vào bàn ăn, tía còn khen:
- Con làm toán giỏi, tía sẽ mua cho con tập vở bìa cứng và cây viết chì màu!
Nghe tía nói, má giẽ cặp trứng cá lóc vàng ngập bỏ vô chén Trí. Trí cảm thấy sung sướng vô ngần, bưng chén lên lua một hơi nhưng ăn nhín cặp trứng cá.
Tía lại hỏi:
- Con thuộc bài bữa mai chưa?
Mặc dầu từ sáng tới giờ chưa có mở tập vở ra, Trí vẫn đáp:
- Con thuộc rồi tía à!
- Bài gì?
- Dạ bài Rề-xi (Récitation, nói tắt là Rề-xi) Qua Đèo Ngang.
Trí nuốt hết cơm trong miệng rồi đọc luôn:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da
Dừng chơn ngoảnh lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
(Thơ Bà Huyện Thanh Quan)
Tía khen giỏi và bảo:
- Chừng nào con lại đọc truyện, con đọc bài này cho ông Cụ nghe, chắc ông Cụ sẽ thưởng xu cho con.
Trí thích chí nói luôn:
- Con còn thuộc một bài Qua Đèo Ngang nữa tía à!
- Bài Đèo Ngang nào nữa? Ở đâu mà con thuộc? Trí đọc liền:
Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa hang đỏ loét tùm hum nóc
Kẽ đá xanh rì lún phún rêu
(Thơ Hồ Xuân Hương)
Trí vừa đọc vừa nhìn sắc mặt tía, thấy tía không vui thì đọc chậm lại Lắt lẻo cành thông….
Tía lắc đầu, bảo khẽ:
- Thôi!
Từ phút đó, bữa cơm kém vui. Cũng may mà Trí không thuộc hết bài, vì đọc ngấu nghiến trên bồ lúa Tía hết chén cơm, má đưa tay đỡ lấy chén để bới, nhưng tía đứng dậy thôi luôn. Tía đi vào buồng. Một chốc Trí nghe tía mở cửa tủ đàng trước. Rồi im lặng. Má nhìn Trí như hỏi: “Có chuyện gì mà tía giận vậy con?”
Chờ cho Trí ăn xong, tía quát:
- Thằng Trí lên đây biểu!
Má lo lắng bước lên, thấy tía cầm ngược trong tay cái chổi lông gà máng trên vách để dành quét bụi trên ván ghế gõ. Má hỏi:
- Chuyện gì vậy ông?
- Kêu “thằng đó” lên cúi đây!
Má sợ quá trở xuống thấy Trí đang mếu, má không biết chuyện gì nhưng vẫn lôi tay Trí, vừa đi vừa bảo:
- Con lên đi, má xin cho!
Má đủn Trí leo nằm trên ván. Tía gác cây chổi ngang mông Trí, quát:
- Ai ở nhà mở tủ của tía?
Má gượng gạo trả lời trong khi Trí đã rơi nước mắt lộp độp trên ván và run như thằn lằn đứt đuôi.
- Nó không có mở đâu mà!
- Nó không mở thì ai mở?
- Nó đi chơi với sắp nhỏ suốt ngày chớ đâu có ở nhà!
Tía cầm cây chổi lên nhịp nhịp lên mông Trí, hỏi:
- Sao tao không cho mày mở tủ mà mày dám mở hả, hả?
Trì oà lên khóc. Má nói:
- Mới có lần đầu, thôi ông tha cho con! - rồi lôi Trí dậy - ngồi dậy lạy xin lỗi tía đi con, để khỏi bị đòn.
Trí khóc sướt mướt. Má lôi tuột Trí xuống đất đủn vô buồng. Nhưng Trí chạy vọt ra sân rồi phóng thẳng lại nhà ông Cụ. Gặp lúc bà Cụ đang ngồi ăn trầu. Thấy thằng chắt cung của Cụ nước mắt nước mũi chàm ngoàm, quần áo xốc xếch thì Cụ bế xốc nó lên để ngồi bên cạnh cái đã. Chùi mặt cho nó xong Cụ mới ngon ngọt hỏi nguồn cơn. Cậu bé như vừa qua cơn bão tố, càng được an ủi càng khóc oé lên như bị ai giết hụt. Khóc với tất cả sự uất ức oan ức tức tưởi của một kẻ bị áp chế lâu ngày không được ai bênh vực. Bà Cụ càng vuốt giận, thằng bé càng khóc lớn làm rúng động cả nhà. Đợi cho thằng chắt dứt khóc, bà mới hỏi tiếp, nhưng nó không nói mà cứ quệt nước mắt lia. Bà Cụ bế cháu lên, cho nó trái chuối rồi đi ra tàu ngựa dỗ tiếp. Bà lột chuối cho Trí ăn rồi quăng cái vỏ… cho con khỉ bắt. Nó luôn luôn ngồi trên đầu tàu ngựa chờ trẻ con đến quăng mồi, chọc ghẹo để nhóp nhép chửi lại.
Bà cụ bảo Trí:
- Để chút nữa, bà bảo nó đánh xe đi chợ mua kẹo cho con!
Trời vừa bớt u ám thì má Trí tới. Bà Cụ giận dỗi, nói một hơi:
- Có một thằng con trai mà nay đánh mai đánh… Đây nè, đem nó về đẳng ăn thịt ăn cá gì ăn đi!
Má Trí nói:
- Thưa nội, tía nó đâu có đánh roi nào đâu nội.
- Không đánh sao nó khóc?
Má Trí đưa quần áo ra, nói:
- Con đem quần áo lại thay cho nó.
- Để nó ở đằng này luôn với tao!
Má Trí đem gởi quần áo cho các cô rồi lẳng lặng ra về. Các cô cười om lên:
- Lêu lêu, đi học trường chợ rồi mà còn ẵm! Coi kìa cặp giò chấm đất!
Bà Cụ để cu cậu xuống đất, vạch mông coi tới coi lui và càu nhàu:
- Thằng nhỏ tươi tốt như vầy mà nó đánh roi mây lằn ngang lằn dọc không biết mấy chục roi nữa! Rồi cụ thay quần áo cho Trí ẵm vô nhà.
Các cô cứ đi theo chọc ghẹo:
- Trời ơi! Cháu cưng của cụ mà bị đòn nứt đít như thế kia ai mà không khóc! Hu hu…! Cháu tôi học giỏi như vầy mà bị đòn… Hu hu!
Trí như bị khêu lại bầu tâm sự, đổ thêm vài hột nước mắt xuống vai áo bà cụ.
Bà cụ đặt thằng cháu lên ván rồi bảo:
- Thôi đọc truyện cho Cụ nghe đi con. Để mai nó lại đây Cụ đánh đòn hết “hai đứa” nó!
Mối thù đã được rửa xong, oan ức tan biến hết, lại có cơ hội lập công, thằng cu con nằm sấp xuống ván gõ, mát cái bụng mà đít không run như lúc nãy nữa.
- Con đọc truyện nào?
- Dạ, Tam Tạng Thỉnh Kinh!
- Đây nè, con muốn đọc khúc nào thì đọc.
- Hồi thứ một trăm hai mươi mốt
Hành Giả giận thày bỏ về Hoa Quả Sơn
Tam Tạng bơ vơ bị yêu bắt
Đây nói về Hành Giả can Tam Tạng không được bèn bỏ về Hoa Quả Sơn. Đám khỉ chạy ra mừnq rỡ bao vây nhảy nhót chung quanh Hành Giả. Con khỉ đầu đàn thuật lại việc thợ săn đến đây bắt bớ bà con khỉ. Tôn Hành Giả cả giận bèn giàn trận ra để chờ thợ săn đến trả thù…
Qua làn nước mắt vừa ráo, tiếng cậu học trò trường chợ vang lên trong ngôi nhà xưa tĩnh mịch làm vui lòng hai mái tóc bạc phơ.
Trong lúc Trí đọc thì bà Cụ lấy ve dầu Nhị Thiên Đường ra mở nút
xức từng “vết roi” trên mông thằng bé! Đó chỉ là những lằn roi tưởng tượng do nước mắt của thằng chắt cưng tạo nên chớ thực ra nó có bị roi nào! Ai mà dám đánh thằng chắt của Cụ? Không nhớ hay sao? Lúc ông Nội chở nó vô trường, còn dặn thầy giáo: “Nó có không thuộc bài thầy nói với tôi chớ đừng đánh nó!”
Nghe giọng đọc của Trí còn đượm nước mắt, ông Cụ bèn chặn lại và hỏi:
- Con nhớ nhờ đâu mà Tôn Hành Giả được thất thập nhị huyền công hay không?
- Dạ nhờ Tổ sư Bồ Đề bắt uống cái ống nhổ.
- Con nhớ Tổ sư ra dấu thế nào không?
- Dạ, ổng cầm cuốn sách ổng đập trên đầu Hành Giả ba cái rồi chấp tay sau đít bỏ đi.
- Rồi sao?
- Dạ, Hành Giả suy nghĩ một chút rồi hiểu ra rằng Tổ Sư bảo canh ba hãy ra ngã sau gặp thầy. Thầy khen Hành Giả thông minh nhưng không truyền dạy gì hết mà chỉ bắt đi đổ cái ống nhổ thôi.
Ông Cụ cười:
- Không thầy đố mầy làm nên! Nếu ông thầy không gõ đâu Hành Giả ba cái thì Hành Giả không có phép gì hết. Con cũng vậy, đi học khi bị thầy đánh thì đừng có giận thầy. Thày đánh là thầy thương con, thầy muốn dạy cho con nên người. Tại sao tía con đánh đòn con?
Trí nói:
- Dạ tía con chỉ la thôi chớ chưa có đánh.
- Tại sao tía con la con?
- Dạ tại tía không cho con mở tủ mà con mở.
- Từ rày tía con biểu đừng làm gì thì đừng làm nghe!
- Dạ!
- Thôi, đọc tiếp đi.
Trí lại ê a đọc tiếp:
- Tôn Hành Giả nhảy lên mây che tay nhìn xuống về phía tây thấy Tam Tạng đang bơ vơ không biết đường nào đi thì có một người đàn bà từ trong rừng đi ra đón đầu Tam Tạng dâng một mâm cơm. Hành Giả bèn trợn mắt lên nhìn thì thấy rõ là con Bạch Cốt tinh giả dạng. Hành Giả bèn bay xuống huơi thiết bảng hét: "Yêu tinh, chớ hại thấy ta!”
Quê Nội Quê Ngoại Quê Nội Quê Ngoại - Xuân Vũ Quê Nội Quê Ngoại