Tôi luôn cố gắng làm những gì tôi chưa biết và nhờ đó, tôi có thể làm được những điều tưởng như ngoài khả năng của mình.

Pablo Picasso

 
 
 
 
 
Tác giả: Hãm Bính
Thể loại: Tiên Hiệp
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 1356
Phí download: 28 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3589 / 61
Cập nhật: 2015-11-17 20:54:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1339-1340: Phương Án Cải Cách Giáo Dục
uan Gia
Chương 1339 1340: Phương án cải cách giáo dục.
Ngụy Phượng Hữu và các đồng chí khác, trong lòng đều có băn khoăn, điều này, trong lòng Lưu Vĩ Hồng biết rất rõ ràng. Nhưng hắn cũng chưa dự định sẽ suy xét đến những việc này. So với những việc lớn như cải cách giáo dục cải cách y tế mà nói, quy tắc quan trường đều không tính là gì, Lưu Vĩ Hồng lại càng không suy xét đến những điều lặt vặt trong lòng những đồng nghiệp. Tính quan trọng hoàn toàn không nằm ở cấp bậc.
- Tiểu Đổng, đưa các phương án của Ủy ban Giáo dục các cô ra nói một chút đi.
Ánh mắt Lưu Vĩ Hồng dừng lại trên khuôn mặt xinh đẹp của Đổng Thư Ngữ. Đổng Thư Ngữ là một bông hoa xinh đẹp trong phòng hội nghị, mỗi lần họp, chỉ cần Đổng Thư Ngữ có mặt, tức khắc sẽ có ánh mắt của một vài đồng chí bất giác nhìn về phía cô. Trừ Bí thư Lưu và Chủ tịch khu Ngụy đang ngồi đây, các cán bộ khác vẫn có chút không nhẫn nhịn được, ánh mắt thỉnh thoảng vẫn nhìn qua.
- Vâng, Bí thư Lưu.
Đổng Thư Ngữ lễ phép gật gật đầu, lập tức mở tập tư liệu trước mặt ra.
Đổng Thư Ngữ đến làm việc ở Ủy ban Giáo dục khu Ninh Dương, cũng đã được hai tháng. Lúc trước đối với sự sắp xếp của Lưu Vĩ Hồng, mọi người đều không coi trọng, cho rằng đó là ‘ra lệnh tầm bậy’. Thứ nhất Đổng Thư Ngữ còn trẻ tuổi, thứ hai là đồng chí nữ, thứ ba tính cách yên tĩnh, tình hình như vậy, đảm nhiệm chức vụ Phó chủ nhiệm ở Khu ủy, làm trợ thủ cho Hàn Tất Thành, làm những việc như nghênh đón hoặc đưa tiễn, thì mới thích hợp, cũng là một hình ảnh đại diện khá tốt cho Khu ủy Ninh Dương. Trước đây mời Đổng Thư Ngữ đến như một nhân tài, sắp xếp làm việc ở văn phòng Đảng ủy, là một quyết sách đúng đắn. Sự thật chứng minh, Đổng Thư Ngữ ở vị trí này làm rất tốt, như cá gặp nước, như vậy không cần làm lộn xộn, cứ để cô tiếp tục làm công việc này là được rồi. Lại hà tất phải lập chức mới, cứ phải để một nữ đồng chí an tĩnh trẻ tuổi như vậy, đảm nhiệm một chức vụ quan trọng như Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục?
Từng có một thời gian có lời đồn đại, Lưu Vĩ Hồng và Đổng Thư Ngữ là thế nào thế nào. Dựa theo suy nghĩ quán tính của mọi người, cùng với môi trường của quan trường, cũng không tránh được những lời đồn đại nhảm nhí như vậy. Vốn dĩ nữ cán bộ đã là số ít trong quan trường, hơn nữa Đổng Thư Ngữ lại trẻ trung xinh đẹp như vậy, lại là một nữ tiến sĩ chưa kết hôn, gần như tất cả những hào quang đều tập trung trên người cô, muốn không nảy sinh những lời đồn nhảm cũng khó.
Huống hồ bản thân Lưu Vĩ Hồng, cũng là một ‘ổ thị phi’. Giám đốc sở hai mươi tám tuổi, nhân vật số một Khu ủy, độ tuổi tương đương với Đổng Thư Ngữ, có thể nói là Kim Đồng Ngọc Nữ, khi rảnh rỗi cũng có những người cố ý ghép cặp họ với nhau. Lại thêm Lưu Vĩ Hồng đặc biệt đề bạt Đổng Thư Ngữ, lại càng khiến người ta nói rằng có chuyện mờ ám.
Thực tế, sự ủng hộ của Lưu Vĩ Hồng đối với Đổng Thư Ngữ quả thật cũng rất lớn.
Bởi vì chịu sự liên lụy của Thân Chấn Phát, hai vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục và Trưởng phòng Tài vụ đều lần lượt bị Ủy ban Kỷ luật dẫn đi, áp dụng biện pháp bắt giam. Ba vị trí quan trọng bị trống này, Lưu Vĩ Hồng đều ‘giao’ toàn bộ cho Đổng Thư Ngữ.
Đó chính là ‘giao’ thật sự, ứng cử viên cho hai vị trí Phó chủ nhiệm và Trưởng phòng Tài vụ, đều do đích thân Đổng Thư Ngữ đề danh. Cán bộ cấp Cục phó và cấp Trưởng phòng trong toàn khu, chỉ cần có điều kiện thích hợp, đều được cô chọn, cô nói người nào thì sẽ là người ấy.
Đương nhiên, tiếp theo đó cũng phải đi theo quy trình tổ chức chính quy, Bí thư Khu ủy đề danh, Ban Tổ chức cán bộ Khu ủy tiến hành khảo sát cán bộ, thảo luận thông qua trong Hội nghị thường vụ Khu ủy, mới được công khai ra, cuối cùng mới bổ nhiệm.
Quy trình rất cẩn thận tỉ mỉ.
Nhưng những điều này cũng không thể thay đổi nổi sự thật là Lưu Vĩ Hồng ‘sủng ái’ Đổng Thư Ngữ. Việc bổ nhiệm ba cán bộ này, đều do tay Bí thư Lưu thông qua, những lãnh đạo Khu ủy khác, cơ bản đều không thể xen vào. Nói ra, chính là lộ liễu ‘mưu đồ’ cho Đổng Thư Ngữ.
Kể từ đó, những lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy Ủy ban Giáo dục cũ, gần như hoàn toàn bị tiêu diệt, đều đổi lại thành những thân tín của Đổng Thư Ngữ. Trong thời gian hai tháng ngắn ngủi, Đổng Thư Ngữ đã có uy vọng rất cao ở Ủy ban Giáo dục.
Ít nhất bề ngoài là như vậy.
Người ta trẻ tuổi xinh đẹp, lại có nhân vật số một là Bí thư Khu ủy làm chỗ dựa, những cán bộ nhỏ phía dưới, làm được gì?
Còn ngại chỗ ngồi của mình quá vững chắc rồi, trong lòng không thoải mái hay sao?
Những lời đồn đại này, đương nhiên cũng bay vào tai Lưu Vĩ Hồng và Đổng Thư Ngữ. Lưu Vĩ Hồng hoàn toàn không quan tâm, thân trong chốn quan trường, cũng giống như dấn thân vào chốn giải trí vậy, muốn tránh tất cả những lời đồn đại vô vị, thật sự không thể được. Bí thư Lưu nếu để ý những việc này, mỗi ngày chỉ làm mỗi việc là tức giận, những việc khác hoàn toàn không cần phải làm nữa. Về phấn Đổng Thư Ngữ, vẫn giống như lúc trước khi ở Khu ủy, không hề sợ hãi, hoàn toàn không nói với những người khác về chuyện riêng. Cho dù đi làm hay hết giờ làm, gặp mặt với các đồng nghiệp, mở miệng là nói đến công việc, không hề cho những người lắm chuyện cơ hội nào hết.
Phải nói, thái độ ‘chỉ bàn công việc’ này của Đổng Thư Ngữ, cũng khiến cô để lại được những ấn tượng khá tốt trong lòng những cán bộ cấp trung trong Ủy ban Giáo dục. Đối với những cán bộ cấp trung mà nói, Chủ nhiệm Đổng và Bí thư Lưu có phải ngủ cùng một giường hay không, bọn họ thật sự cũng không quan tâm nhiều như vậy. Chẳng có xung đột quan hệ lợi ích mật thiết gì với mọi người mà. Thân Chấn Phát rơi đài, vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục không phải do Đổng Thư Ngữ ngồi, cũng là một người khác đến ngồi, dù sao cũng không đến phiên bọn họ.
Nhưng lãnh đạo mới nhậm chức, lấy công tác làm trọng, không nói chuyện riêng, liền khiến những cán bộ bậc trung này cảm thấy một sự hy vọng và triển vọng nào đó. Mặc kệ Đổng Thư Ngữ lên giường của ai, chỉ cần cô đối xử công bằng với những cán bộ cấp trung, quan tâm trân trọng họ, thì chính là lãnh đạo tốt.
Hai tháng này, ngoại trừ hiểu được những cơ chế quản lý bên trong Ủy ban Giáo dục, công việc chủ yếu của Đổng Thư Ngữ, chính là đề ra một phương án cải cách giáo dục toàn diện. Mấy ngày trước, phương án này đã đặt trên bàn các vị lãnh đạo Khu ủy và Ủy ban nhân dân khu.
Bây giờ thấy Lưu Vĩ Hồng chỉ đích danh, Đổng Thư Ngữ cũng không hề cảm thấy hoang mang.
Sau khi phương án này được gửi lên, Lưu Vĩ Hồng đã đích thân triệu kiến cô, đã cùng cô tiến hành thảo luận từng khoản mục, nói chuyện trong suốt hai giờ đồng hồ. Có thể nói, đây thực ra cũng là phương án của chính Lưu Vĩ Hồng rồi.
- Bí thư Lưu, Chủ tịch khu Ngụy, các vị lãnh đạo, căn cứ theo chỉ thị của Khu ủy và Ủy ban nhân dân khu, Ủy ban Giáo dục chúng tôi thông qua hai lần điều tra, thăm dò luận chứng, đã đưa ra phương án cái cách giáo dục bước đầu. Bây giờ sẽ làm một báo cáo đơn giản với các vị lãnh đạo, có những điểm chưa toàn diện, mong các lãnh đạo phê bình chỉ điểm…
Đổng Thư Ngữ dựa theo quy trình tiêu chuẩn của chính quyền, bắt đầu bản báo cáo của mình.
Phương án này của Ủy ban Giáo dục, tổng cộng chia làm bốn phần lớn.
Phần thứ nhất, là tiến hành trình bày toàn diện về hiện trạng giáo dục hiện nay của Ninh Dương. Ninh Dương trước kia thuộc huyện Kinh Hoa, sự nghiệp giáo dục cũng không được coi trọng lắm. Trong vùng ngoại ô, không có trường cao đẳng, chỉ có hai trường trung cấp chuyên nghiệp. Cho nên Đổng Thư Ngữ chủ yếu trình bày về tình hình của trường trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học.
Căn cứ theo thống kê, hiện nay trong toàn khu Ninh Dương, học sinh trong các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học có khoảng hai trăm ngàn học sinh, giáo viên có khoảng tám ngàn người.
Lúc này bố trí của trường học trong khu Ninh Dương, vẫn còn sử dụng bố cục của những năm tám mươi. Trong mỗi khu trực thuộc văn phòng quản lý khu, đều có một trường trung học phổ thông. Văn phòng làm việc Đông Dương ở trong nội thành, có ba trường trung học phổ thông, trong toàn khu có hai mươi trường trung học phổ thông. Mỗi một văn phòng quản lý, có ba đến năm trường trung học cơ sở, trong toàn khu tổng cộng có ba mươi chín trường trung học cơ sở, có 117 trường tiểu học.
Toàn bộ học sinh trung học cơ sở và tiểu học trong toàn khu, cũng khoảng mười ngàn.
- Dựa theo thống kê bước đầu của chúng tôi, hiện nay tỷ lệ trẻ đến tuổi được đi học trong toàn khu có khoảng 96%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở nhập học chiếm khoảng 92%, tỷ lệ nhập học trung học phổ thông 80%. Tỷ lệ này, còn cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc mấy phần trăm.
Đổng Thư Ngữ chậm rãi báo cáo.
Ninh Dương dù sao cũng là khu trực thuộc cấp phó tỉnh, kinh tế phát triển, nằm hạng trung trong cả nước, nằm trên mức trung bình. Đối với những gia đình bậc trung mà nói, cũng không tính là nghèo khó, tỷ lệ trẻ và thiếu niên nhập học, cao hơn so với tỷ lệ bình quân cả nước, cũng là điều đương nhiên.
Nhưng báo cáo của Đổng Thư Ngữ cũng nói đến, so với các thành phố trong khu trực thuộc khác, tỷ lệ này lại khá thấp. Nhất là tỷ lệ nhập học trung học phổ thông và trường trung cấp chuyên nghiệp, so với các thành phố trực thuộc khu khác còn thấp hơn.
Giống như các khu trung tâm trực thuộc khu như khu Hoàng Long, khu Lý Ngư, tỷ lệ thanh thiếu niên nhập học trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, đạt đến 85% trở lên. Còn tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học là 100%, tỷ lệ học sinh nhập học trung học cơ sở cũng vượt qua 95%.
Ngụy Phượng Hữu và những lãnh đạo khu có mặt, đều lộ ra nụ cười.
Theo số liệu này, hiện trạng giáo dục của khu Ninh Dương, không tính là lạc hậu, chứng tỏ những lãnh đạo như bọn họ, trước đây cũng đã khá quan tâm đến công tác giáo dục. Còn về việc chưa bằng được các khu trung tâm như khu Hoàng Long và khu Lý Ngư, đó cũng là điều đương nhiên. Tốc độ phát triển kinh tế khác nhau, kết cấu cư dân cũng không giống nhau, thì sự chênh lệch này cũng rất bình thường.
Phần thứ hai trong phương án của Ủy ban Giáo dục, chính là phổ cập cơ chế giáo dục nghĩa vụ bắt buộc chín năm.
Đây chính là nội dung chính trong toàn bộ phương án.
Quy chế bắt buộc chín năm, trong báo cáo của Đổng Thư Ngữ có nhắc đến ba trọng điểm. Thứ nhất đương nhiên chính là giai đoạn giáo dục nghĩa vụ bắt buộc chín năm, thiếu nhi và thiếu niên đến tuổi nhập học, sẽ được miễn toàn bộ những chi phí phụ, tất cả những kinh phí giáo dục, đều do chính phủ đảm nhận. Trọng điểm thứ hai, chính là bố cục trung tiểu học, phải sửa đổi. Những vùng dân cư đông đúc, số lượng trường trung tiểu học không đủ, rất căng thẳng, còn những nơi khá heo hút khác, lại không đủ học sinh, phân phối nguồn giáo dục không cân bằng. Trọng điểm thứ ba, chính là cưỡng chế nhập học.
Chế độ giáo dục nghĩa vụ, đương nhiên phải có tính cưỡng chế, tính thông dụng. Nếu các bậc cha mẹ có con đến tuổi đến trường mà không đem con đi nhập học, chính phủ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
- Các vị lãnh đạo, căn cứ theo tình hình thực tế của khu Ninh Dương chúng ta, trước mắt thực hiện cơ chế giáo dục nghĩa vụ bắt buộc chín năm, là rất thích hợp, khá phù hợp với điều kiện thực tế khách quan. Sau này, chờ cho nền kinh tế chúng ta phát triển thêm, khi thu nhập tài chính nhiều hơn, có thể suy xét đến cơ chế nghĩa vụ miễn phí giáo dục mười hai năm thậm chí mười lăm năm nữa.
Đổng Thư Ngữ nhìn thoáng qua cặp tài liệu trước mặt, nói.
Ngụy Phương Hữu không khỏi liếc nhìn qua Phó chủ tịch thường trực khu Tưởng Vĩnh Dân đang ngồi đối diện một cái, khóe miệng cũng lộ ra nụ cười khổ.
Bà cô của tôi, cơ chế giáo dục bắt buộc chín năm, đã khiến cho nguồn tài chính đổ xuống sông xuống biển rồi, cô còn muốn làm cơ chế mười hai năm, mười lăm năm nữa. Tiền không phải do cô kiếm, nên cô không biết quý.
Chỉ là bọn họ vừa rồi nghe Lưu Vĩ Hồng nói, việc này, là Phó thủ tướng Hồng đích thân căn dặn, nên cũng không dám tùy tiện mở miệng phản đối. Vả lại nghe Đổng Thư Ngữ báo cáo xong phương án của cô đã rồi nói.
Phần thứ ba trong phương án cải cách giáo dục, nhắc đến sự vững mạnh của lực lượng giáo viên, và tính chính quy hóa trong sự quản lý đội ngũ giáo viên.
Đổng Thư Ngữ chỉ ra, bỏi vì kinh phí giáo dục không đủ, hiện nay trong toàn khu còn có một bộ phận tương đối những giáo viên nghiệp dư. Hơn nữa, cho dù là giáo viên nghiệp dư hay giáo viên chuyên nghiệp, thì cũng có một bộ phận giáo viên trình độ kiến thức không cao. Có tình huống này, chủ yếu là do nguyên nhân ở hai phía.
- Nhiều năm nay, chúng ta đều thực hiện cách làm thừa kế. Giáo viên già về hưu rồi, những đứa con còn trẻ của người đó, sẽ lên thay chức, cũng bước vào hệ thống giáo dục, thậm chí được trực tiếp làm giáo viên. Tình hình này, đặc biệt ở những năm 80 thì rất phổ biến, bây giờ cũng tồn tại không ít những trường hợp như vậy. Đội ngũ giáo viên, gánh vác trọng trách là trồng người, nhất định phải thông qua quá trình suy xét và đề bạt nghiêm ngặt, có được những tư cách tương ứng, mới được đảm nhận. Một số con cái của giáo viên, bản thân chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng lại được làm giáo viên, đi dạy học sinh tiểu học thậm chí là học sinh trung học cơ sở. Trình độ học vấn của họ vốn dĩ đã nằm ở một trình độ rất thấp, làm sao có thể đi đạy được một học sinh có tố chất có trình độ cao được? Tình trạng này, nhất định phải thay đổi. Rất nhiều quốc gia phát triển, đối với việc tuyển chọn giáo viên, là rất nghiêm ngặt. Các hình thức thi, sát hạch, rất cẩn thận tỉ mỉ. Chỉ có những người có học vấn, phẩm chất tương đối cao, mới có thể đủ tư cách làm giáo viên…
Đổng Thư Ngữ nói tới đây, trong phòng họp vang lên những âm thanh nho nhỏ.
Hai vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, cũng nói với nhau vài câu.
Không thể phủ nhận, Đổng Thư Ngữ nói rất có lý, nhưng tình hình này, giai đoạn hiện nay vẫn còn rất phổ biến. Một số đồng chí sau khi về hưu, tìm hết mọi cách để đưa con mình lên, đưa nó vào đơn vị của mình, ăn cơm nhà nước, kiếm một mức lương ổn định. Một số người thậm chí còn chưa đến tuổi về hưu, đã vội vàng làm thủ tục về hưu, để con lên thay vị trí. Tuy những thủ tục liên quan, sớm đã bị lỗi thời hoặc quá hạn, nhưng liên quan đến lợi ích thiết thân, ai cũng không quan tâm đến những thủ tục đó nữa, chỉ để ý đến việc luồn cúi.
Ở Trung Quốc, vốn dĩ chính là một xã hội ân tình, các mối quan hệ xã hội rất phức tạp, có những hiện tượng rõ ràng không hợp lý, cũng không thể ngăn chặn được. Chủ yếu là những lãnh đạo quản lý, cũng không phải thánh nhân, những mối quan hệ nhập nhằng, ai cũng không thể thật sự quản lý nghiêm khắc được.
Bây giờ Đổng Thư Ngữ đề xuất, phải từ bên trong hệ thống giáo dục, triệt để hủy bỏ cơ chế thừa kế, lại không biết sẽ gây nên phong ba như thế nào. Có lẽ những cán bộ và giáo viên phía dưới, còn mắng cô sau lưng nữa.
Nhưng xem thần thái của Đổng Thư Ngữ, lại dường như đã hạ quyết tâm, cho dù có bao nhiêu lực cản lớn, đều nhất định phải làm như vậy.
Xem ra những cán bộ do Bí thư Lưu đề bạt, bất luận nam nữ, đều bị hắn ảnh hưởng.
Những chuyện đã quyết định, thì không bao giờ thay đổi.
Mọi người bỗng nhiên hiểu được, tại sao Lưu Vĩ Hồng lại kiên quyết để Đổng Thư Ngữ đến làm Chủ nhiệm Ủy ban giáo dục rồi. Việc cải cách giáo dục này, rõ ràng chính là một trận chiến kiên cường, yêu cầu đối với việc chỉ huy tiền tuyến rất cao.
Đổng Thư Ngữ không phải người Ninh Dương, chưa kết hôn, có thể nói, ở Ninh Dương thật sự không hề có mối thân thích thật sự nào, những bà cô bà dì, thật sự không hề có liên quan gì đến cô cả. Nếu có bạn bè người thân, cũng chỉ là những đồng nghiệp kết giao được từ trong công việc, không có liên quan chặc chẽ gì.
Cô lại là nữ đồng chí, cái gì mà uống rượu, mát xa giải trí..v..v.., đối với cô không có tính hấp dẫn như đối với những lãnh đạo nam.
Một người như vậy được đặt lên ‘vị trí kiên cường’, cũng xem như ‘nhìn người chọn việc’, cô cũng sẽ không quan tâm lắm.
Hóa ra trước đây khi Bí thư Lưu đưa ra quyết định này, đã sớm chôn tay trong rồi.
Người này trẻ tuổi, tầm nhìn thật xa.
- Thứ hai, đội ngũ giáo viên của chúng ta, trình độ tổng thể cũng được nâng cao. Nhiều năm như vậy, chúng ta đều thực hiện cơ chế giáo dục ứng thi. Phần lớn giáo viên, bình thường chỉ nghiên cứu sách giáo khoa và sách bài tập, những kiến thức ở phương diện khác, rất hạn hẹp. Một đội ngũ giáo viên như vậy, rất khó có thể thực sự gánh vác được trọng trách giáo dục. Sự nghiệp giáo dục, dạy người đi trước, truyền thụ kiến thức đi sau, đây chính là trình tự trước sau cơ bản. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nhất định phải thực hiện một cơ chế khảo hạch trên toàn bộ khu. Tất cả các giáo viên, cho dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đều phải được sát hạch lại, xét duyệt lại, thống nhất cạnh tranh vị trí.
Nói đến đây, trước mắt Đổng Thư Ngữ không khỏi hiện lên khuôn mặt thanh tú của Tô Mộc.
Nói ra, đây cũng là duyên phận, khi Tô Mộc mới đến Ninh Dương, cũng do Đổng Thư Ngữ tiếp đón. Tuy rằng chỉ là gặp gỡ trong khoảng thời gian ngắn, hai bên đều đã để lại ấn tượng khá tốt. Sau này Đổng Thư Ngữ đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, khi đến văn phòng Lưu Vĩ Hồng báo cáo công tác, lại đụng Tô Mộc ở bên ngoài. Mà lúc đó Lưu Vĩ Hồng lại đang nghe một cuộc điện thoại quan trọng, Tô Mộc liền đứng bên ngoài nói chuyện với Đổng Thư Ngữ. Vốn dĩ chỉ là một sự giao tiếp lễ phép, Đổng Thư Ngữ tiện miệng nói ra việc cải cách giáo dục, không ngờ Tô Mộc lại rất có hứng thú với việc này, phát biểu rất nhiều ý kiến, khiến Đổng Thư Ngữ rất kinh ngạc. Ví dụ ý kiến mà Đổng Thư Ngữ mói đưa ra bây giờ, chính là xuất phát từ ý tưởng của Tô Mộc.
Nói tới lúc năm đó đang học ở trường Trung cấp Nông nghiệp địa khu Thanh Phong, Tô Mộc khen ngợi không dứt đối với giáo sư Lưu. Nói giáo sư Lưu không những kiến thức chuyên nghiệp vững chắc, trình độ giảng bài cũng cao, những từ ngữ hay dùng trong các bài dạy, đã dạy rất nhiều đạo lý cho mọi người. Các bạn học cùng lớp của họ, cũng rất khâm phục giáo sư Lưu.
Tô Mộc cho rằng, làm giáo viên, phải có trình độ như Lưu Vĩ Hồng, chỉ biết giảng bài tập thì chưa được. Ngoài việc giải những đề bài máy móc phân biệt cao thấp, thì không còn tác dụng gì khác nữa.
Một số cách nhìn của Tô Mộc trong vấn đề cải cách giáo dục, rõ ràng đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của Đổng Thư Ngữ. Trong phương án cải cách giáo dục, đã thêm rất nhiều nội dung Tô Mộc nhắc đến. Khi cùng Lưu Vĩ Hồng nghiên cứu thảo luận phương án này, Đổng Thư Ngữ cũng hiểu được khi báo cáo với Bí thư Lưu, những cái gì là xuất phát từ Tô Mộc mà cô đã mượn.
Lưu Vĩ Hồng còn thuận miệng đùa, nói Tô Mộc và cô khá xứng, nếu chưa có nơi nào thì thử xem.
Lúc ấy Đổng Thư Ngữ liền đỏ mặt.
Cũng may Lưu Vĩ Hồng cũng thuận miệng nói một câu như vậy, chứ không tiếp tục ‘lằng nhằng’ nữa, mới khiến Đổng Thư Ngữ khỏi xấu hổ. Không ngờ khi nói tới đoạn này, Đổng Thư Ngữ lại tự nhiên nghĩ tới Tô Mộc.
Đương nhiên, Chủ nhiệm Đổng cũng chỉ thất thần trong chốc lát, rất nhanh lại lấy lại được tinh thần.
Bây giờ cũng không phải lúc thất thần.
- Phần thứ tư mà tôi muốn nói, là có liên quan đến trường học tư nhân, vấn đề quản lý trường học tư nhân…
Căn cứ theo giới thiệu của Đổng Thư Ngữ, hiện tại ở Ninh Dương, còn chưa có trường học tư nhân, tất cả các trường học đều là công lập. Mục đích tiến hành cải cách giáo dục, chủ yếu là tăng nguồn tài nguyên giáo dục, tăng thêm nguồn đầu tư đối với sự nghiệp giáo dục, thực hiện tỷ lệ phổ cập và cơ cấu thúc đẩy tăng lên. Giáo dục cơ sở, do chính phủ đứng ra làm chủ thể. Nói đơn giản hơn, chính là phải ‘rẻ và đẹp’, phải để tất cả trẻ em, đều có thể ‘được đi học’, để việc học không trở thành nỗi lo của các bậc phụ huynh. Như vậy, các bậc phụ huynh mới có thể phối hợp với chính phủ, tự giác đưa con em tới trường.
Nhiệm vụ này, đương nhiên phải do chính phủ hoàn thành, nguồn vốn tư nhân không thể làm được.
Bản tính của tư bản, chính là yêu cầu lợi nhuận, điều này, mãi mãi không thể thay đổi được.
Nhưng tư nhân quản lý trường học tư, cũng có thể có được tác dụng bổ sung.
- Trước mắt trong toàn bộ khu Ninh Dương chúng ta, có hai trường trung cấp chuyên nghiệp, một trường là trường Vệ Giáo, một trường là Trung cấp Nông nghiệp. Những trường đào tạo kỹ năng khác, tạm thời còn chưa có. Giữa các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở và học nghề, còn tồn tại một thời gian trống. Cho dù là giai đoạn trung học cơ sở hay trung học phổ thông, chúng ta đều chỉ có thể tiến hành giáo dục cơ sở đối với những người đúng độ tuổi thanh thiếu niên. Họ nắm được những kiến thức này rồi, đối với những yêu cầu cương vị việc làm ngoài xã hội, chênh lệch rất xa, khiến cho vấn đề tìm việc làm cho những người tốt nghiệp trung học, rất khó giải quyết. Vì vậy chúng tôi cho rằng, nên tổ chức một vài trường học đào tạo khả năng chuyên môn, tiến hành đào tạo chuyên môn cho những người tốt nghiệp trung cấp, giúp đỡ họ sớm tìm được việc làm, tự nuôi mình, giảm gánh nặng cho gia đình, cũng giảm gánh nặng cho xã hội. Việc này, chúng ta có thể mở rộng trên toàn bộ tư nhân, cổ vũ tư nhân mở trường học. Theo chỉ thị của Bí thư Lưu, trường học công lập là chính, trường học tư nhân là bổ sung.
- Hiện nay Ninh Dương chúng ta, đang đứng ở thời kỳ cao của việc thu hút đầu tư, tất cả các xí nghiệp, đều đến đầu tư ở Ninh Dương, rất nhanh, chúng ta sẽ gặp phải vấn đề thiếu nhân công. Một mặt, là số lượng lớn người không có việc làm, mặt khác, lại có rất nhiều xí nghiệp không tìm được nhân công cho vị trí thích hợp. Vì vậy, lập tức xây dựng một hai trường đào tạo nghề, là rất cần thiết. Vừa hay có thể lấp đầy chỗ trống trên thị trường, bắc một cái cầu cho hai bên người lao động và doanh nghiệp…
Ngụy Phượng Hữu không kìm nổi nói xen vào:
- Tiểu Đổng, tại sao trường dạy nghề này, chúng ta không suy nghĩ tới việc tự mình làm? Việc này rất có thị trường, hiệu quả và lợi ích kinh tế quả thật không tồi.
Lúc Đổng Thư Ngữ tới cơ quan ở Ninh Dương, Ngụy Phượng Hữu chính là Bí thư Huyện ủy Ninh Dương, tiểu Đổng thật ra đã được gọi đến quen miệng rồi.
Lời nói này của Ngụy Phượng Hữu, chính là đang hỏi Đổng Thư Ngữ: Vì sao chuyện bỏ thêm tiền, cô bảo chính phủ làm, còn việc kinh doanh kiếm thêm tiền, lại giao cho tư nhân làm? Đây không phải là cách giải quyết phá nhà sao?
Đổng Thư Ngữ mỉm cười nói:
- Chủ tịch khu Ngụy, trường học dạy nghề, tuy có triển vọng nhất định, nhưng cũng có tính phiêu lưu nhất định. Cá nhân tôi cho rằng, chính phủ chủ yếu đang phục vụ cho lợi ích của đại đa số quần chúng, chứ không phải kiếm tiền. Dù sao chính phủ cũng không phải là một công ty kinh doanh với mục đích kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, cổ vũ tư nhân tham gia vào sự nghiệp giáo dục, là vì một nhân tố bổ sung tất yếu. Nếu không kiếm được tiền, thì không có sức hấp dẫn đối với họ. Chỉ cần họ có thể giúp chúng ta đào tạo những thanh niên chờ doanh nghiệp sắp xếp công việc, cung cấp những công nhân phù hợp cho doanh nghiệp, đối với công tác của chính phủ, cũng có sự giúp đỡ rất lớn. Lợi nhuận cần thiết, là nên có.
Một số thành viên tham gia hội nghị lộ ra vẻ mặt kinh ngạc.
Lời nói này của Đổng Thư Ngữ, nói quá mức trắng trợn, có chút ý tứ ‘chỉ bảo’ cho Chủ tịch khu Ngụy.
Ngụy Phượng Hữu liền gật gật đầu, không hỏi thêm nữa.
Nhìn qua, Chủ tịch khu Ngụy cũng không có gì không vui, vẻ mặt rất bình tĩnh.
Đổng Thư Ngữ lại lập tức quay về báo cáo của mình, chậm rãi đọc lời kết thúc, rồi khép tài liệu lại, lễ phép nói:
- Bí thư Lưu, Chủ tịch khu Ngụy, các vị lãnh đạo, báo cáo của tôi đã xong.
Diệt Hồng Trần
Quan Gia Quan Gia - Hãm Bính Quan Gia