Butterflies don't know the color of their wings, but human eyes know how beautiful it is. Likewise, you don't know how good you are, but others can see that you are special.

 
 
 
 
 
Tác giả: Mario Puzo
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Đàm Xuân Cận
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2965 / 105
Cập nhật: 2015-09-18 04:40:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ucia Santa ẵm bé Lena, nhìn qua cửa sổ phòng khách ra ánh nắng chói chang vào buổi sáng cuối tháng tám. Đường phố đông nghẹt xe cộ, có một người bán hàng dạo cất giọng rao như hát: "Ai mua khoai tây, chuối, xà lách ra mua vừa rẻ vừa ngon; ra mua..." Chiếc xe kéo đầy những hộp chứa trái cây và rau cỏ, đủ màu đỏ nâu, xanh, vàng, nom rất vui mắt.
Bên kia đường trong sân ga bà thấy một đám đông đàn ông và con nít xúm xít. Hình như có chuyện lộn xộn. May quá, Lorenzo vẫn còn ngủ mê mệt sau đêm làm việc, nếu không chắc bà lại lo lắng khổ sở. Bà ngó chăm chú.
Thấy một đứa trẻ nhỏ đứng trên nóc toa xe kéo trên đường rầy, ngó xuống những người bên dưới nó đi lui đi tới, có vẻ hoảng hốt. Ánh nắng lấp lóa trên chiếc áo sơ mi xanh nó bận. Đúng thằng Gino chứ còn ai nữa. Nhưng nó đang làm gì đấy? Có chuyện gì? Nhưng gần đó không có đầu máy nào. Chắc nó không gặp nguy hiểm.
Lucia Santa có cảm giác thanh thoát lạ thường người mẹ nào đứng trên lầu nhìn lũ con chơi đùa chạy nhảy cũng cảm thấy. Như câu truyện thần thoại kể lại ông Trời ẩn sau đám mây quan sát loài người sinh hoạt trên trái đất.
Một nhân viên tuần cảnh hỏa xa leo lên chiếc thang bên hông toa xe chở hàng hóa. Bà mẹ vỡ lẽ: Bà chạy ào vào phòng ngủ, la lớn:
- Lorenzo, dậy lẹ đi con.
Bà lay thật mạnh, thằng Larry choàng dậy, thân hình lông lá mặc độc có chiếc quần sà lỏn, tóc rối bời, mặt nhơm nhớp mồ hôi dầu thoát ra trong giấc ngủ mùa hè oi bức. Nó theo mẹ ra bên cửa sổ. Họ vừa kịp thấy Gino nhảy xuống từ nóc toa xe, trong khi viên tuần cảnh đang ì ạch leo lên thang để bắt nó. Không may thằng nhỏ vừa chạm đất thì bị một viên tuần cảnh khác chạy tới thộp cổ. Bà mẹ kêu thét Larry cằn nhằn: "Trời đất, đã bao lần con bảo má phải ngăn thằng nhỏ ăn cắp đá cục?" Miệng nói, nó chạy biến vào phòng, bận quần áo rồi chạy xuống thang.
Khi nó ra khỏi chung cư, bà mẹ kêu lớn từ cửa sổ:
- Nhanh lên con. Người ta đang đánh nó.
Bà vừa thấy một viên tuần cảnh thò tay bợp tay thằng nhỏ một cái nên thân. Cả đám đông rùng rùng kéo dọc Đại lộ Thứ Mười. Larry chạy ào tới kéo Gino ra khỏi tay viên tuần cảnh. Vào giây phút đó bà mẹ tha thứ cử chỉ hỗn hào của Larry ở nhà Le Cinglata, bỏ qua luôn thái độ lầm lầm lì lì của nó từ mấy tuần rồi. Nó bổn phận làm anh, và không có trách nhiệm nào lớn hơn trách nhiệm đối với người cùng máu mủ, tình huynh đệ phải đi trước xứ sở, giáo hội, vợ con, đàn bà và tiền bạc. Bà mừng rỡ thấy kẻ phạm tội tìm cách tự cứu rỗi.
Larry Angeluzzi ào tới như cơn gió lốc, như một kẻ rắp tâm giết người. Nó đã bị dằn vặt hết chỗ nói. Mấy tuần qua nó đã sống trong tủi nhục, giận dữ và tội lỗi. Hình ảnh nó đã sụp đổ, nó đã đánh mẹ và làm nhục mẹ trước mặt người lạ, để làm gì, ồ, chỉ vì những kẻ quen thói vắt chanh bỏ vỏ. Nó trở thành một kẻ hung hiểm, một thiên thần gãy cánh. Nhiều lúc không ngờ nổi mình đã hành động như vậy. Nó coi đó là một tai nạn mà nó mất đà té và nó đưa tay đỡ bà một cách vụng về. Nhưng đằng sau ý nghĩ này vẫn là niềm tủi nhục khó nguôi.
Gino đang la khóc, dẫu nó không đau đớn hay sợ hãi. Cho tới phút chót tin chắc nó sẽ thoát. Nó dám nhảy từ nóc toa xe xuống nền đất cứng, mà không hề hấn gì. Nó khóc vì tủi cực, vì tự ái bị va chạm, vì bị tóm cổ một cách nhanh chóng không đáng gì hết.
Larry biết Charlie, một trong hai viên tuần cảnh, đã nhiều đêm mùa đông nó tán gẫu với Charlie về bọn con gái, trong căn nhà lụp xụp ở sân ga. Nhưng giờ đây tình thế đã đổi khác. Nó lạnh lẽo nói với cả hai:
- Mấy bạn bắt nạt thằng em tôi quá...
Nó muốn giảng hòa, nhưng giọng nói đầy giận dữ.
Viên tuần cảnh cao kều, kẻ lạ mặt, bảo Charlie:
- Thằng này là ai mà lớn lối quá vậy?
Hắn đưa tay định tóm Gino, Larry lanh tay đẩy Gino ra sau:
- Về nhà đi.
Gino không cục cựa.
Charlie là thằng cầm đèn báo hiệu trong đêm:
- Larry, mày nghe tao đây em mày ăn trộm đá cục suốt mùa hè. Có lần nó liệng đá vào tao, còn văng tục Đ.M. với tao nữa. Thằng nhỏ rắn mắt! Nó là em mày tao cũng phải nọc ra phết vào đít nó ít hèo. Thằng nhỏ kia ra đây chịu phạt. Mày đứng tránh ra. Mày nên nhớ mày cũng là nhân viên hỏa xa. Và mày có lỗi.
Một công nhân nói bằng tiếng Ý:
- Hai cha này đạp em mày mấy cú rồi.
Larry lùi dần ra phía hè đường:
- Chúng ta đã ra khỏi đất của hỏa xa. Hai bạn hết tư cách xài xể bọn tôi. Nhưng này, Charlie, bạn chẳng biết mẹ gì cả. Bạn đi làm được bao lâu rồi vậy? Đứa trẻ nào sống ở Đại lộ Thứ Mười cũng ăn trộm đá cục của hỏa xa hết. Ngay cả thằng em bồ tèo của bạn. Tôi đâu phải tay mơ mà bạn giở thói cả vú lấp miệng em. Thôi được, thằng em tôi liệng đá bạn nên đập nó. Giảng hòa được chưa?
Larry muốn lý luận vì nó không muốn mất việc. Nó liếc nhìn đám đông rồi nhìn thằng em nó đang hầm hầm như muốn ăn sống nuốt tươi ai, thật tức cười. Nó quay sang đứa em cùng mẹ khác cha, giọng âu yếm:
- Mày mà còn quanh quẩn nơi sân ga này nữa, tao sẽ không tha. Thôi về đi.
Larry thật khéo. Không phe nào mất mặt cả. Nó không quá Cling dắn đến độ già néo đứt dây, cùng không yếu sìu chịu thua vô điều kiện. Larry thấy kiêu hãnh về tài dàn xếp của mình. Nhưng cha tuần cảnh cao kều lạ mặt làm hư chuyện hết trơn.
- Charlie, mày đưa tao tới đây để rỡn sao?
Charlie rùn vai chưa kịp phản ứng thì cha tuần cảnh kia đã vươn tay xáng Gino một cái tối tăm mặt mày, hét lớn:
- Ra đây thằng khốn.
Larry lập tức đáp lễ, nhắm ngay mật cha tuần cảnh phóng một thoi mạnh, chiếc mũ két bay lông lốc cả quãng. Đám đông giạt ra, ai cũng chờ ông bạn ăn quết trầu vùng dậy. Mất mũ rồi, trông hắn già hơn, cũng kém oai phong hơn vì cái đầu hói chỉ còn lơ thơ ít sợi tóc. Hắn nhào dậy, đối diện Larry.
Hai bên gờm nhau. Viên tuần cảnh cởi phăng dây súng đưa cho Charlie cùng với cái áo ngoài. Hắn nói sẽ:
- Được, mày chịu chơi, ra đây chơi với tao.
Charlie kêu lên:
- Đừng đập nhau ở đây. Hãy ra đàng sau mấy toa chứa thú vật ấy.
Cả bọn đi trở lại sân đến một khoảng đất trống.
Larry cởi áo, ngực nó lông lá xồm xoàm và còn bự hơn viên tuần cảnh. Larry chỉ có chút lo sợ là mẹ nó sẽ làm tùm lum lên. Nó sẽ bỏ nhà đi luôn. Nhưng ngước lên nhìn, bà mẹ vẫn đứng sau khung cửa sổ.
Lần đầu tiên trong đời, Larry thực tâm muốn chiến đấu, muốn đập lộn một kẻ nào đó để chứng tỏ nó làm chủ thế giới của nó.
Thiên hạ bu kín coi trận đấu đá. Cửa sổ chung cư nào đều có người nhòm ra. Guido thằng con ông chủ lò bánh, nhào tới.
- Yên chí Larry, còn có tao đây.
Đằng sau nó là Vinnie, gương mặt tái xanh vì sợ.
Larry và viên tuần cảnh giơ tay lên, báo hiệu trận đấu khai diễn. Giây phút đó Larry cảm thấy mắt nhìn của mẹ đè nặng lên mình, cả đôi mắt thằng em nữa. Nó thấy sức mạnh ào tới. Nó sẽ không bao giờ chịu nhục, không bao giờ chịu bị đánh bại. Nó nhào tới kẻ thù. Hai địch thủ đập nhau chí chạp. Viên tuần cảnh lui về thế thủ, một cú đấm của hắn vào mặt thằng Larry, máu chảy một vạch dài.
Guido hét lớn:
- Bỏ nhẫn ra, thằng già nhát! Đánh cho đẹp chứ.
Viên tuần cảnh đỏ mặt, hắn tuột chiếc nhẫn cưới khỏi tay ném cho Charlie. Đám đông reo hò. Hai bên lại nhào vào nhau, quyết giành phần thắng về mình.
Tuy hơi hãi thấy máu chảy ròng ròng trên mặt, nhưng lửa giận ngùn ngụt làm nó hứng chí, nhắm bụng viên tuần cảnh lấy hết sức thoi một cú chí tử. Hắn té nhào. Đám đông la hét, Guido giục giã:
- Cho nó đo ván đi, Larry.
Viên tuần cảnh lồm cồm đứng dậy. Đám đông lại yên. Larry thấy tiếng mẹ nó hét lên từ xa:
- Lorenzo, dừng lại, dừng lại.
Một vài người quay lại, ngó lên cửa sổ chung cư nơi bà mẹ Larry đứng. Nhưng thằng Larry tỉnh bơ.
Quần thảo một lát viên tuần cảnh nằm bò xuống đất. Hắn đã quá mệt. Hắn vừa đứng dậy, Larry nhào tới dộng luôn một cú trực tiếp ngay mặt.
Lão già nổi điên, nắm lấy cổ Larry, hai chàng đá loạn bậy, Larry gỡ hắn ra. Cả hai mệt lử và không ai đủ sức hạ kẻ địch rõ rệt. Charlie đỡ bạn còn Guido kéo Larry ra một bên. Trận đấu chấm dứt.
Charlie hắng giọng:
- OK. Đấm đá được lắm. Cả hai bên bắt tay đi, anh em cả.
Guido hưởng ứng.
- Phải đó. Trận này hòa.
Nó nháy Larry. Một vài khán giả bắt tay Larry vỗ vai nó thân mật. Ai cũng biết nó thắng.
Rồi cả Larry và viên tuần cảnh gượng cười. Cả hai bắt tay, nắm vai nhau lắc nhẹ ra cái điều thân thiết. Viên tuần cảnh nói:
- Mày khá lắm, Larry.
Có tiếng xì xào biểu đồng tình. Larry vòng tay ôm Gino:
- Thôi về mày.
Hai anh em vượt đại lộ, leo lén cầu thang chung cư. Guido và Vincent đi theo.
Khi chúng đặt chân vào nhà bà mẹ giơ tay nhắm Gino đánh nhưng nó tránh dễ dàng. Rồi bà thấy má Larry. Bà rên rỉ: "Trời ơi, trời ơi có sao không con?" rồi chạy đi kiếm cái khăn ướt đắp lên đó. Bà gào lên:
- Gino, vì mày mà anh mày khổ.
Larry hãnh diện và vui sướng:
- Má, con thắng trận. Má hỏi Guido thì biết.
Guido nói:
- Đúng vậy. Anh Larry có thể thành võ sĩ nhà nghề. Anh đánh gục lão đó luôn. Má anh chỉ bị sước vì tay lão có đeo nhẫn thôi.
Gino hứng khởi:
- Má, anh Larry đánh ngã lão già bốn lần. Anh thắng một trăm phần trăm phải không, Larry?
Larry đáp:
- Đúng thế. Nhưng đừng chửi thề nữa mày.
Nó thấy lòng đầy cảm mến má nó, em nó, cả nhà: Không kẻ nào rờ tới nhà mình được. Lẽ ra con đã giết hắn ta rồi, nếu không vì công việc ở nhà ga.
Lucia Santa đãi tất cả cà phê. Bà nói:
- Lorenzo, đi ngủ đi con. Hãy nhớ tối nay còn đi làm.
Guido Vinnie tới lò bánh mì. Larry thay quần đi ngủ. Đã lên giường nó còn nghe thấy Gino kể lại trận đấu cho mẹ nó nghe bằng một giọng đầy thích thú.
Larry thấy mệt nhưng thoải mái yên tâm. Nó không còn bị coi là kẻ hung hiểm. Đêm nay khi nó ruổi ngựa ngược Đại lộ Thứ Mười, theo sau là chiếc đầu máy lớn và con tàu vô tận. Người ở Đại lộ Thứ Mười sẽ trầm trồ khen ngợi. Ai cũng kính trọng vì nó đã che chở em và bảo vệ danh dự gia đình. Chẳng kẻ nào dám ngược đãi bất cứ ai trong gia đình này. Nó ngủ thiếp đi.
Trong bếp bà mẹ dọa Gino:
- Mày còn bén mảng đến sân ga thì tao xé xác mày ra.
Gino rùn vai.
Lucia Santa sung sướng, nhưng bà hơi khó chịu thấy lũ con cứ kể lể hoài trận đập lộn như thế đó là một biến cố quan trọng. Trong thâm tâm bà rất coi thường tính háo thắng bọn đàn ông, thực ra bọn họ có anh hùng quái gì đâu? Xét cho kỹ, có anh đàn ông nào dám coi nhẹ mạng sống ngày lại ngày, hết năm này sang năm khác, như tất cả những người đàn bà dám sống cho tình yêu. Hãy để cho mang nặng đẻ đau, hãy cho họ thử sống như đàn bà; chừng đó họ sẽ không còn quá quan trọng hóa với cái mặt đầy máu hay những vết thương do đấm đá vô bổ.
Thằng Gino vẫn cứ lải nhải mãi về trận đấu ngoạn mục. Bà mẹ nắm cổ nó vứt ra cửa như quắng một chú mèo con. Bà la vào mặt nó:
- Mày đi đâu thì đi, nhưng đừng có quên bữa tối đấy.
o O o
Những ngày mùa hè còn lại, Lucia Santa phải tranh đấu với Octavia trong hơi nóng ghê gớm bốc lên từ xi măng. Lề đường, mặt đường phủ đầy bụi phân khô và khói những dơ bẩn của hàng triệu người và vật, không khí lúc nào cũng đục, vì chứa hàng triệu hạt bụi li ti.
Octavia thắng. Nàng đổi việc, trở thành một cô giáo dạy may cho Công ty Melody, một tổ chức nhằm gia tăng số máy may bán. Octavia chỉ bảo miễn phí cho từng khách hàng. Mỗi tuần lương nàng sụt mất ba đô la so với công việc lúc trước. Nhưng bây giờ nàng có thể được thăng thưởng. Nàng còn có quyền may vá cho gia đình ngay trong giờ làm việc. Chính điểm này khiến Lucia Santa chịu nhượng bộ.
Thằng Vinnie, người gầy tọp hẳn đi làm mẹ và chị lo quýnh. Một bữa Octavia dẫn ba đứa em trai nhỏ đến bệnh viện chữa ràng miễn phí ở Nhà Định Cư Hudson. Trước đây nàng có đọc một thông cáo cho biết Quỹ Du Lịch Đặc Biệt Nhật Báo Herald Tribune nhận bảo trợ cho trẻ em nào muốn sống ở đồng quê trong vòng hai tuần lễ. Nàng đã nộp đơn cho Vinnie, trước khi nó đi làm ở lò bánh mì.
Nàng bàn lại chuyện này, với mẹ Vinnie sẽ chỉ mất nửa tháng lương, bề nào nó cũng phải nghỉ việc khi nhà trường khai giảng. Đây là dịp đổi không khí ở nhà quê trong nông trại trong hai tuần lễ mà không mất một phí tổn nào cả. Bà mẹ phản đối không phải vì thất thu số tiền nhỏ, mà vì không thể hiểu, sao một đứa trẻ thành phố phải về nhà quê đổi gió trong hai tuần lễ. Thiệt bà không hiểu. Bà cũng chẳng biết tại sao lại có cặp vợ chồng không chịu nhận một đứa trẻ lạ vào nhà trong hai tuần lễ, Octavia phải giảng cho mẹ hiểu là nhà báo sẽ trang trải phí tổn, thì bà mẹ mới gật gù ra điều thông cảm.
Sau cùng Lucia Santa đồng ý. Gino sẽ thế chỗ Vinnie ở lò bánh mì. Vinnie được dặn dò, nếu không thích cứ viết thư về nhà Octavia sẽ tới dón. Nó không muốn đi, sợ phải sống với người lạ. Nhưng Octavia giận dỗi, khóc lóc quá nên nó mới chịu đi.
Thằng Gino làm việc ở lò bánh thật ẩu khiến gia đình mang tiếng lây. Nó cứ lỉnh đi chơi hoài. Nhưng chẳng ai giận nó. Ông chủ lò bánh chỉ cho bà mẹ biết sang năm sẽ không nhận Gino, rồi cả hai phá lên cười. Riêng Octavia rất giận dữ, nàng biết mẹ vẫn nhẹ tay với Gino hơn với Vinnie. Như thế là thiên vị, không tốt.
Chẳng mấy chốc mùa hè đã hết. Chỉ còn một tuần nữa là nhà trường khai giảng, Vinnie trở về ai cũng trố mắt ngạc nhiên. Vinnie có một va li da mới rất chiến, có quần mới, áo mới, cà vạt mới và cả com-lê mới. Mặt nó rám nắng, đầy đặn, cao trông thấy, đi đứng đàng hoàng, kiểu cách.
Đêm đó cả nhà quây quần quanh chiếc bàn dài nghe Vinnie kể chuyện đồng quê. Gino và Sal trố mắt, ngay cả bé Lena nghe cũng chăm chú.
Thôn quê là nơi không có lề đường tráng xi măng. Toàn đường đất thôi; chỗ nào cũng có cây táo chĩa trái, và cây dâu tây. Muốn ăn lúc nào thì ăn. Vincent sống trong một nhà gỗ xinh xắn sơn trắng. Đêm lạnh ngủ phải đắp chăn. Ai cũng có xe hơi, vì không có xe điện ngầm ở quê. Bà mẹ không lấy là lạ, vì bà đã ở nhà quê. Nhưng Gino tiếc hùi hụi.
Rồi Vincent cho mọi người coi bộ pi-gia-ma của nó.
Bà mẹ hỏi:
- Nhưng tại sao người ta cho con quần áo?
- Thì họ thích con mà. Họ muốn sang năm con lại về, có thể đưa cả Gino theo nữa. Con kể chuyện gia đình ta cho họ nghe. Họ sẽ viết thư cho con và gửi quà Giáng sinh. Và con cũng sẽ viết thư cho họ.
- Họ không có con à?
- Không, má.
Octavia nói:
- Vin, em khỏi đến lò bánh nữa. Chỉ còn một tuần nữa là khai trường rồi.
Vincent mừng rỡ. Hai chị em nhìn về phía bà mẹ. Bà mẹ cũng cười nhưng có vẻ nghĩ ngợi.
Bà ngạc nhiên, sao có những người tốt bụng như thế. Đêm nay các con bà vui vẻ là đủ rồi. Bà hài lòng.
Nhưng Octavia gặp chuyện khó xử. Một chiều ông chú gọi nàng vào văn phòng:
- Cô Angeluzzi, tôi đã để ý cô dạy học khá lắm. Khách hàng đến mua máy được cô chỉ dẫn rất thích cô. Họ cũng hài lòng về những máy may họ mua lắm. Nhưng chính đây là điểm kẹt cho chúng ta.
- Thưa tôi không hiểu ý ông chủ muốn nói gì ạ?
- Điều tôi muốn nói qua có hơi tế nhị một chút. Cô còn trẻ, cô rất thông minh, lại tốt bụng. Cô có quvẽt tâm, hăng say tận tụy với công việc. Thành thực mà nói cô là người hướng dẫn tốt nhất của công ty.
Ông ta vỗ nhẹ tay nàng. Nàng rụt rè xịch ra xa. Ông ta cưới; nàng đã được giáo dục theo lối cố điển. Nghĩa là nàng cho rằng một người đàn ông nắm tay nắm chân đàn bà là có tà ý!
Ông chủ nói tiếp:
- Nhưng Octavia này, Công ty Melody không làm ăn nhờ dạy may cắt, hay bán những loại máy rẻ tiền như chúng ta đã quảng cáo để lôi kéo khách hàng tới cửa tiệm. Chúng ta muốn bán máy tốt và mắc tiền. Vậy công việc của cô là giúp chúng tôi đạt được mục đích này. Tôi sẽ thăng cô lên làm nữ mãi viên, nhưng cô vẫn làm công việc cũ. Lương có được tăng hai đô la. Cô hãy tỏ ra dễ thương nhé...
Mắt nàng chớp chớp, rồi ông ta mỉm cười:
- Không cần phải dễ thương với tôi. Cô hãy tỏ ra cởi mở và giao thiệp kỹ với những bà học may. Uống cà phê nói chuyện thân mật với họ. Cô lại là người Ý, một điểm rất lợi. Cô hiểu chứ, chúng ta không kiếm được bao nhiêu tiền với những thứ máy may tồi mà chúng ta quảng cáo trên báo. Cô có nhiệm vụ lái họ sang những kiểu máy tốt hơn, và dĩ nhiên mắc tiền hơn. Cô hiểu chứ, và cứ tiếp tục công việc như cũ. Nhưng cô ráng làm bạn với họ, nếu cần có thể dẫn họ coi phim ảnh nữa. Sáng hôm sau cô có thể tới tiệm muộn. Điều cần là bán được hàng chứ giờ giấc không thành vấn đề.
Ông ta lại vỗ tay nàng, như cha với con.
Octavia về nhà, mở cờ trong bụng. Bây giờ nàng có công ăn việc làm tốt, có tương lai sáng sủa. Chiều hôm sau, nàng mời mấy bà vợ trẻ đi dạo phố. Họ rủ nhau vào quán cà phê. Khi nàng hỏi một bà về chiếc máy may mới mua, bà ta rụt rè:
- Máy sài được cô à. Ông chủ hãng cứ đòi em mua kiểu máy mắc tiền, nhưng em không muốn cô à. Em chỉ may vá trong nhà có cần gì máy tốt đâu. Vả lại, em đâu có dư dả gì.
Lúc đó Octavia mới hiểu thâm ý của ông chủ.
Nàng băn khoăn hết sức, không biết phải xử trí ra sao. Nàng khám phá ra muốn ăn nên làm ra, mát mày mát mặt chỉ có cách dẫm lên người đồng loại. Giả dụ công việc nói thách, giản dị chỉ để kiếm lời thì nàng làm được. Nàng còn quá trẻ, nên nàng cảm thấy dùng chính nụ cười của mình, những lời đường mật để dụ khách hàng vào tròng là việc quá sức. Như vậy là bán thân nuôi miệng còn gì. Thật tình nàng có thử nhưng nàng chưa đủ mặt dày mày dạn để đi tới kết quả tối hậu là bắt khách hàng quyết định đặt tiền mua máy mắc tiền.
Nửa tháng sau, nàng bị chủ cho nghỉ việc. Ông chủ đứng ở cửa khi nàng ra khỏi, ngúc ngắc cái đầu, mỉm cười thương hại.
- Cô ngoan lắm, Octavia.
Nhưng nàng không đáp. Nàng nhìn ông ta khinh bỉ. Nàng không cần thương hại.
Octavia bắt đầu vỡ mộng. Những bài học cao thượng ở nhà trường có vẻ mỉa mai. Chúng đã vẽ cho nàng một thứ lý tướng quá cao xa mà nàng không với tới được.
Octavia trở lại cửa tiệm quần áo. Nàng kể cho mẹ nghe câu chuyện từ đầu. Mẹ nàng vừa chải tóc cho thằng Sal vừa lắng nghe. Xong bà chỉ nói:
- Con còn lý tưởng lắm.
Octavia giận dữ:
- Con không thể đánh lừa những bà nội trợ nghèo khổ. Trường hợp má, chắc má cũng không chịu làm.
- Ồ, má thì kể gì nữa. Má già rồi, má cũng không có tài. Thôi thì mình cứ chịu nghèo chứ biết sao?
Bà vừa nói vừa đẩy Sal ra cửa. Thằng bé quay lại:
- Má cho con hai xu mua cà rem má.
Bà mẹ lắc đầu:
- Mày không nghe tao nói à. Chúng ta nghèo. Thôi đi đi.
- Nếu má không cho con hai xu má còn giàu hơn không?
Octavia bật cười. Bà mẹ lục túi kiếm tiền dúi cho thằng bé. Nó cầm lấy xong chạy như bay như biến.
Lucia Santa nhún vai, mỉm cười với con gái. Nhưng bà nghĩ, nếu ta không bao giờ cho con tiền cà rem, tiền coi hát, tiền coi đá banh, nếu mỗi tuần chỉ ăn thịt một lần, nếu chỉ tối mịt mới bật đèn, nếu bắt chúng đi làm sớm, nhà dám giàu lên lắm chứ?
Bao nhiêu người đã mua sắm nhà ở khu sang trọng Long Island chỉ nhờ tiền dành dụm. Nhưng gia đình bà thì khác, nghèo đấy nhưng vẫn dám ăn dám mặc như ai.
Bà quá hiểu lòng dạ người đồng loại. Họ không hung hiểm đâu. Nhưng vẫn phải có tiền mới khá được. Thế gian chuộng của chuộng công, nào ai có chuộng người không bao giờ? Không tiền là không sống nổi.
Không cần giàu có nhưng phải có tiền. Có tiền chẳng khác như có bức tường để dựa lưng chống trả với đời.
Octavia biết mẹ đang nghĩ đến tiền, nào tiền bác sĩ, tiền quần áo, tiền mua than, mua củi, tiền sách vở, tiền để sắm nhà ở Long Island, và có lẽ, tiền cho thằng Sal lên đại học nữa.
Thế nhưng Octavia biết mẹ nàng không mấy nghĩ đến việc dành dụm. Bà mua dầu ô liu, phó mát thượng hảo hạng. Mỗi tuần nhà ăn thịt ba lần. Mỗi năm vào mùa Phục sinh đứa con đều có quần áo mới.
May là cứ ít tuần bà mẹ lại đưa cho nàng năm mười đô la để bỏ vào quỹ tiết kiệm. Quyển sổ tiết kiệm đứng tên hai mẹ con nàng được một ngàn năm trăm đô la rồi. Octavia nghĩ đến ngày gia đình nàng có thể nghĩ tới việc mua nhà ở Long Island.
Qua Cơn Ác Mộng Qua Cơn Ác Mộng - Mario Puzo Qua Cơn Ác Mộng