Reading is to the mind what exercise is to the body.

Richard Steele, Tatler, 1710

 
 
 
 
 
Tác giả: Tô Chẩn
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 60
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 21340 / 109
Cập nhật: 2015-11-16 22:13:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 39 - Trận Ngũ Lôi Vây Cầm Tôn Tẫn,
húng tướng nghe nói thì giậm chân nói với nhau rằng: "Thầy khi bọn ta không ra gì, ngàn quân muôn ngựa xông qua chẳng biết mấy lần, nay có cái trận nhỏ, mà nói chúng ta đi không được?" Tôn Tẫn nói: "Không phải ta không muốn cho chúng ngươi đi theo, cái trận này thiệt là mười phần lợi hại, trong trận phân những thiên thần thiên tướng, chớ nói kẻ phàm nhân vào không được mà thôi, dẫu cho thần tiên cũng khó giữ, nay ta liều chết mà vào trận này, nếu ba ngày mà không ra khỏi thì các ngươi tâu cùng Tương Vương chúc cáo thượng thiên họa may có người tiên xuống cứu cũng chưa biết chừng, mấy lời dặn bảo chúng ngươi mau trở về".
Nói về Tôn Tẫn coi chừng chúng tướng về rồi, quất trâu rượt theo Mao Bôn, đi cửa phía Tây vào trận, ngưới mặt xem thấy hồn bất phụ thể, thấy năm tòa đài cao, bốn phía vách tường bày ra tám cửa, đẩu tú ba vị Tàu quan, bốn ông nguyên soái giữ cửa trận, Lôi Tổ đứng giữa không trung, Lục đinh, lục giáp các thần đứng trên còn Thiên la, giám là, dưới bày địa võng, nghiêm nhặt tề chỉnh, Tôn Tẫn thúc trâu đi tới, thấy Mau Bôn đến giữ trung ương pháp đài, xuống nai lên đài, tới cây cờ đại độc kỳ, đốt phù niệu chú, tức thì cờ ngũ lôi trong tay Vương Tiễn cầm vùng hươi phất, làm cho cây kim tiên của chơn hồn Vương Tiễn kêu rang rảng, tám bộ Lôi thần đều đến, Mao Bôn dạy đáng năm cái trống, tiếng nghe vang trời động đấy, năm vị Lôi thần bay giữa không trung, tay cầm lôi tước, còn Lôi mẫu thì lấy kiếng chiếu yêu, chớp luôn mấy chập, Lôi Tổ cầm kim tiên, hươi múa bốn phương.
Năm vụ lôi thần nổi sấm, Đặng, Tân, Trương, Ban, Đào, Lưu, Tuân, Tất, tám soái ra oai, đều dấy thần thông. Tôn Tẫn ngó thấy năm bộ tám soái đều dữ tợn lắm, trong lòng hoảng kinh, lật đật vói sau lưng, rút cây cờ hạnh huỳnh và sắc lệnh thiên sư, chúng thần ngó thấy hào quang muôn đường ửng sáng, ngũ lôi chẳng dám bay xuống, cứ giữa thinh không qua lại tiếng sấm nổ vang không dứt, Tôn Tẫn mừng lắm, lấy hạnh huỳnh kỳ bước xuống thanh ngưu trải trên đất mà ngồi, ngẫm nghĩ rằng: "Tuy mình không bị sấm sét đánh nhằm, song coi thế như vậy, ắt không ra khỏi, chắc phải bị yêu đạo vây khốn".
Nói về Mao Chơn Nhơn, thấy Tôn Tẫn có hạnh huỳnh kỳ chống đỡ ngũ lôi không dám xuống, thì thất kinh nói: "Hèn chi thằng cụt gắt cây cơ tang trên lưng nó luôn cả ngày, đến lúc nguy cấp, cậy nhờ hết sức, vì nó có mây tốt ngàn vững, bông sen mươi vựng, các thần đều sợ chẳng dám xuống tay, tuy mình vây khôn cũng không làm chi nó đặng, chẳng là nhọc mà không ích, hôm nay công phu của ta làm, đá hư hủy rồi, song mình vây thằng cụt đâu dám thả ra, giận vì bụng nhỏ không phải người quân tử, không độc chẳng phải đấng trượng phu".
Nói rồi xuống đài cầm gậy, lên nai ra trận, trở về dinh Tần vào đến trướng huỳnh la, ra mắt Thủy Hoàng, Thủy Hoàng nghênh tiếp hỏi rằng: "Chúc mừng Chân nhân thế nào?". Mao Bôn đem việc ngũ lôi vây khổn Tôn Tẫn, bấm lại một hồi, Thủy Hoàng nói: "Thằng cụt ấy thần thông quãng đại, phải giữ gìn cho lám kẻo nói trốn khỏi, vả lại vây cánh nó đông lắm, e có người tài đến cứu, hóa ra việc chẳng tốt".
Mao Bôn nói: "Bệ hạ chớ lo, trong trận, trên có thiên la, dưới có địa võng, lại có ngũ lôi gìn giữ pháp đài, dẫu có người tài giỏi cũng không vào được.
Bệ hạ chớ lo, để đêm nay đến canh ba, tôi làm phép thì thằng cụt ấy, trong bảy ngày phải chết". Thủy Hoàng vui mừng chẳng xiết, truyền chỉ dọn yến chay thết đãi, ăn uống xong rồi trời vừa tối. Mao Bôn từ giã đến dinh. Kim Tử Lăng chong đèn ngồi đợi, Mao Bôn dạy từ Tử Lăng lấy ra một cây lụa trắng, dài ba trượng sáu thước đặng làm một cây phướn kêu là Lạc hồn phong, và đề ngày giờ sanh chân hồn của Tôn Tẫn, và dùng cây sào dài năm trượng, cắm giữa trung ương mồ kỷ, phía trước đài ngũ lôi, dưới gốc để một cái ảng nhỏ, đựng nước đầy, miệng bịt vải đen, phải làm cho mau.
Tử Lăng dạy quân kỳ bài, làm y thức lệ, mau mau như thổi lửa, trở về phục mạng. Mao Bôn dạy quân kỳ bài cầm cây phướn theo vào trận. Quân kỳ bài vui mừng vâng chịu, Mao Bôn gật đầu, tưởng thầm rằng:
"Người này đại hạn đã tới rồi". Lúc ấy đêm khuya, Mao Bôn xách gậy cỡi nai, dẫn quân vào trận, đến trung ương pháp đài, tên kỳ bài quan đều ngó thếy chẳng còn hồn phách, bốn phương tám hướng đều những thiên binh thiên tướng, mặt xanh, đỏ, lục, chàm, cặp mắt lườm lườm thất kinh, cả mình run rẩy, chẳng dám xem coi.
Mao Bôn đem phướn lạc hồn treo lên, còn ảng nước thì để dưới gốc phướn, kêu tên kỳ bài biểu dựng đứng cây phướn. Tên kỳ lạc ấy chẳng khác chiêm bao, đâu rõ đem nó tế cờ. Mao Bôn giơ lệnh bài đánh lên xảy nghe sấm nổ một tiếng, đánh xuống phước lạc hồn, tên kỳ bải bể óc, tế cây thần phong.
Mao Bôn trở lên đài xổ tóc cầm tươm, miệng niệm chơn ngôn, đánh ba tiếng lệnh bài, bỗng thấy một vị thiên thần, mình mặc như cụa sống, tóc đỏ râu hồng, tay cầm Hóa triêm sang, bên tả mang cung. Chơn nhơn nói: "Xin cậy oai ra sức tôn thần, giữ cây lạc hồn phong, chớ để người vào ăn trộm".
Mao Bôn lấy bùa đốt, miệng niệm chú bắt sao, xảy thấy sao bôn mạng Tân Tẫn xa lìa khỏi ngôi, bay lên xuống gần muốn rớt, Mao Bôn cả giận, rút bửu kiếm chỉ lên, đánh luôn ba tiếng lệnh bài, nạt lớn rằng: "Bổn mạng tinh, sao chẳng xuống, còn đợi chừng nào?". Xảy thấy một ánh sao sáng ngời, chói mắt vùng bay xuống, rồi quành trở lên.
Mao Bôn lấy gươm chỉ nạt rằng: "Nghiệt chướng! Mi còn muốn đi đâu, mi ỷ có hạnh huỳnh, cả gan dám đến phát trận, bất quá mà giữ đặng xác thịt thai phàm đó mà thôi, chớ có giữ đặng sao bổn mạng của mi đâu, ta cứ một ngày ba giờ, thỉnh lôi bộ đánh chơn hồn ngươi cho tan hết, ta làm cho ngươi bảy ngày phải chết".
Nói rồi lấy vải đen bịt miệng ảng, để cái tháp ngũ lôi thần đè lên mà trấn vì sao bổn mạng của Tôn Tẫn. Mao Bôn đánh lệnh bài, đốt bùa chú, giữa không trung vẹt mây bay xuống một vị anh linh thần mặt như trăng tròn, đầu bạc như sương, cỡi nai cầm gậy, đến đài nghe lệnh. Mao Bôn cúi mình nói: "Nay có sao bổn mạng Tôn Tẫn đè dưới thần tháp, e có người tài vào trận mà ăn cắp sao bổn mạng, thả trở về đi chăng, xin cậy tinh chủ (là chúa các vì sao trên trời) hết lòng xem giữ, nếu để sơ thất, thì cừ thẩn thơ biếm trách". Tinh chủ nghe rồi, liền đi coi giữ.
Mao Bôn đứng trước mặt Vương Tiễn nắm cây cờ ngũ lôi trong tay. Vương Tiễn hươi phất ba lần, giơ lệnh bài lên, bỗng nghe tiếng sấm nổ vang, hồn thiệt Vương Tiễn là Phổ Hóa thiên tôn cỡi kỳ lân bay xuống trước đài. Mao Bôn nói: "Xin cậy tôn thần, nay có Tôn Tẫn vào trận dùng cờ hạnh huỳnh che thân, ngũ lôi không dám hại nó, bần đạo vâng phép thần thơ lập lập một cây lạc phong, trên có tám chữ chơn hồn Tôn Tẫn, xin cậy Thiên tôn sak tôi lộ cứ giờ tý, ngọ, dậu, trong bảy ngày đánh chết hồn phách Tôn Tẫn, chẳng được trái lệnh".
Thiên tôn vâng chỉ, bay đứng không trung vừa lúc nửa đêm giờ tý, cầm kim tiên hươi trên cân phướn một cái, ngũ lôi đều dấy thần oai, nhắm phướn lạc hồn đánh xuống. Tôn Tẫn ở dưới đài vùng lạnh mình một cái, Mao Bôn cả mừng, bới đầu đội mão xuống pháp đài, ra khỏi trận về dinh, qua đến giờ ngọ, vào trận lên đài bắt ấn làm phép, lấy lệnh bài giơ lênh.
Phổ Hóa thiên tôn cầm kim tiên hươi hai cái, ngũ lôi đánh xuống cây cờ, Tôn Tẫn ở dưới đài cũng lạnh mình một cái, đến giờ đậu cũng làm như vậy, một ngày ba giờ đánh luôn ba lần, Tôn Tẫn trước mắt tối đen, sau lưng pháp lạnh, trong bụng thất dài nói rằng: "Ta tướng có cờ hạnh huỳnh hay đỡ, các thần chẳng dám xuống bây giờ một ngày ba giờ nó làm sấm sét đánh ta như vậy, hao tổn tinh thần, mạng ta ngày phải chết!".
Nói về Yên Đơn công chúa bệnh cành trầm trọng, uống thuốc không giảm chút nào, mở mắt không thấy Tôn Tẫn, liền hỏi Tôn Yên rằng: "Chú mi thưa với ta vào triều này đã mấy ngày?". Tôn Yên nói: "Được ba ngày". Yên Đơn dạy rằng: "Người vào triều thăm nghe coi chú mi làm việc gì mà ba ngày không thấy về?".
Tôn Yên vâng lệnh ra khỏi phụng các, tuốt đến ngọ môn vừa lúc Tương Vương lên điện, bàn luận việc quân tình, nhắc rằng: "Á phụ vào trận đã ba ngày sao chẳng thấy về?". Bổng thấy Tôn Yên lên điện triều bái.
Tương vương nghiêng mình nói: "Ngự đệ đứng không ở phụng các mà hầu, đến đây ra mắt trẫm có việc chi chăng?". Tôn Yên tâu rằng: "Vâng mệnh tổ mẫu tôi sai đến, hỏi thăm chú tôi làm việc chi, bây giờ ở chỗ nào?". Tương vương nghe hỏi nhíu mày nói: "Ngự đệ hỏi á phụ, trẫm không giấu chi, vì á phụ phá trận đã ba ngày mà chưa thấy về, kiết hung còn mất không lường, lòng trẫm chẳng an".
Tôn Yên nghe nói giận lắm, trợn mắt nói rằng: "Vì sao một thằng yêu đạo dám hại chú tôi, bệ hạ chớ lo, để tôi đến đó bắt Mao Bôn tra hỏi chú tôi ở chổ nào?".
Nói rồi nhảy hét như sấm, vừa muốn xin vua ra trận, Tương vương khuyên rằng: "Ngự đệ không nên giận dữ, trẫm tưởng chú ngươi ba tai năm nạn đều qua khỏi hết, liệu không đến nỗi bị hại, nau ngự đệ đến phá trận thì việc ấy cũng không gấp gì? Nếu quý nhân trong giây phút có việc chi bất trắc, thì không có chú cháu ngươi ở đó, biết liệu làm sao? Chi bằng ngự đệ trở về Đơn phụng các, phụng dưỡng quý nhân để trẫm sai người dọ thăm tin tức á phụ, như vậy mới được lưỡng toàn".
Tôn Yên đương lúc dụ dự chưa quyết, xảy thấy các vị ấm tập bước ra tâu rằng: "Lúc Nam quận vương ra đánh, bị Mao Bôn dẫn vào trận, khi ấy chúng tôi đều xin theo ngươi phá trận, mà Nam quận vương không cho, nói: "Trong trận ấy đều những thiên binh thiên tướng, người phàm vào không được, và người có dặn chúng tôi rằng: "Nếu ba ngày người không ra khỏi trận, thì tâu cho bệ hạ rõ, xin bệ hạ thành tâm, đốt hương khấn vái, thỉnh người tiên xuống phàm, thì mới cứu được, ấy là lời của Nam quận vương lúc ra đi, dặn bảo như vậy".
Tương Vương nghe nói rất mừng nói: "Ngự đệ thôi chớ phiền lòng, trẫm tưởng chú ngươi cùng Kim nhãn Mao Toại quen nhau rất hậu, vậy để trẫm đốt hương thỉnh Mao chơn nhơn xuống núi mà cứu á phụ thì chẳng khó chi". Tôn Yên tâu rằng: "Nay bệ hạ không cho tôi phá trận, thì tôi cũng chẳng dám gượng đi, song hôm nay là ngày thứ ba, xin chúa thượng thành tâm, đốt hương cần thỉnh người tiên xuống cứu chú tôi, là việc rất gấp". Tương vương nói: "Thôi ngự đệ hãu về để trẫm liệu toan". Tôn Yên trở về Đơn Phụng các.
Nói về Tương vương dạy bày hương án, vái lạy trời đất, tức thì một làn khói hương bay bổng trên không. Trị nhựt công tào đưa tới núi Thanh thạch động Nhàn âm. Lúc ấy Kim nhân Mao Toại đang ngồi trong động, xảy có một vầng khói hương bay đến, rõ biết công việc thất kinh than rằng: "Tam ca, tham luyến hồng trần chẳng khứng về núi Thiên Thai tu lòng dưỡng tánh, bởi vậy nên đến Dịch Châu, mà mang khổ sở đã nhiều, lẽ thì về núi mới phải, vì sao lại đến Lâm Tri mà mắc tai nạn, hôm nay bị vây tại trận Ngũ lôi, trong bảy ngày tánh mạng không còn, nếu ta đóng cửa chẳng quản đến việc người, như vậy thì dứt tình giao kết, vậy thì ta phải xuống hồng trần, song cũng khó cứu người ra khỏi trận đặng".
Tính đi nghĩ lại, sầu não muôn phần, Khoái Vân Thông đứng một bên xem thấy, bước tới hỏi rằng: "Sư phụ vì cớ chi, ủ mặt mày châu như thế?" Mao Toại nói: "Hiền đồ chưa rõ, vì Quản Văn sư bá của ngươi ở đất Lâm tri giáp chiến, gây đánh Mao Bôn, nên Mao Bôn làm họa lớn, vì Mao Bôn bày ra trận Ngũ lôi thần binh, vây người trong trận trước mắt sờ sờ, bác ngươi bảy ngày phải chết".
Văn Thông nói: "Nếu bác có nạn sao thầy chẳng đi cứu giúp?" Mao Toại nói: "Ta đã về núi rồi, lẽ đâu trở xuống hồng trần nữa sao? Vả lại bác ngươi làm việc sai lầm, khổ vì cãi trời làm trái, nay bị trong trận Ngũ lôi, một mảy ta không hiểu biết, dẫu xuống đó cũng khó cứu đặng ấy là tại người làm người chịu, từ đây về sau, như muốn gặp nhau thì trong giấc chiêm bao mới thấy".
Văn Thông nói: "Nếu thầy chẳng thông trận phép, mà không cứu đặng người, sao chẳng thỉnh ít vị tổ sư xuống núi cứu giúp?". Mao Toại nói: "Nay ta biết thỉnh ai bây giờ, duy cậy người ta một hai lượt mà thôi, cũng vì tam ca mà ta cậy người ta chẳng biết mấy lần, nay làm sao mà cậy người đặng nữa?" Văn Thông nói: "Nếu vậy bác tôi chết không người cứu rồi".
Mao Toại nói: "Song còn một cái đường này, ta không đi nữa đặng, để ta viết ít chữa cho ngươi đ, ta tưởng bác người ngày thường cùng Bạch Viên ưa nhau rất thiết, vậy ngươi đem thơ ta đến khe Nhạn Sầu, mượn lão viên lên núi Vân Tịch, thỉnh Vương Thuyền, Vương Ngao, anh em va, một người là sư phụ, một người là sư thúc, ta đi thỉnh va sợ e không tiện".
Văn Thông nói: "Như vậy thì thầy viết thơ cho mau đặng tôi đi". Mao Toại bèn lấy văn phòng tứ bửu, tức khắc viết thơ, trao cho Văn Thông. Văn Thông lãnh thơ ra khỏi động, bay bổng trên không. Nói về Tôn Yên về Đơn Phụng các, thấy bọn cung nữ đều ở trong các hầu hạ, bèn bước tới giường ngó thấy quý nhân mặt như giấy vàng, lưỡi cứng miệng xanh, sa nước mắt, than thở.
Tôn Yên vội vàng quỳ xuống bẩm rằng: "Tổ mẫu không nên thương cảm, có cháu về đây". Quý nhơ nhướng mắt ngó thấy vội vàng hỏi Tôn Yên rằng: "Người thám nghe chú ngươi nay ở chổ nào?" Tôn Yên thấy bà nội hỏi, thì chẳng dám giấu, thưa rằng: "Chú tôi đang bị họa lớn đến mình, nay mắc trong trận Ngũ lôi mất còn chưa biết, khi nãy tôi ở trong triều, thăm nghe rõ ràng như vậy".
Yên Đơn công chúa nghe rồi khí giận ngăn ngang, đàm lên chận cổ, thở không đặng, giây phút tắt thở. Tôn Yên khóc lóc kêu vang, hồi lâu chẳng tỉnh mối hay rằng: Đường chín suối ríu ríu đi luông không trở lại, lật đật sai cung nhơ vào tâu. Tương vương và Củng quốc mẫu đến tới Đơn Phụng các khóc rống một hồi, tẩm liệm xong xuôi, quàn nơi điện bạch hổ, ra biểu dự quần thần, cư tang đái biếu bảy ngày.
Tôn Yên quỳ tạ ơn Tương Vương. Nói về Khoái Văn Thông lãnh thơ Mao Toại, vẹt mây bay đến Nhạn Sầu giảng thấy trước động có vài con khỉ nhỏ, đang trững giỡn, đứa thì nhảy trên đá, đứa chuyền trên cây.
Văn Thông than thở nghĩ thầm rằng: "Nam Cực tiên ông thiệt không ý chủ, vì sao một con vượn trắng, cũng cho nó vào bậc tiên làm làm nhơ nhuốc đạo tu hành, chẳng kỳ Thiên tiên, địa tiên, tàng tiên cho đến tám động, non biển, chẳng hề có một cái cửa nào, mà không có tiên đồng, bạch hạc, thanh loan ở giữ, duy cái Nhan Sầu giảng này, đều là bầy khỉ giữ động, vậy thì ta biết kêu nó bằng sư huynh, hay là đạo hữu bây giờ".
Văn Thông còn đang suy nghĩ, trong động có một con khỉ, thấy người lùn thì lấy tay ngoắc, kêu mấy con khỉ kia mà nói rằng:
"Chúng bây coi vậy gì, ở đâu lăn tới đó?" Mấy con khỉ đứa thì nói cục thịt, đứa thì nói trứng, lại có vài con khỉ nhỏ chóa mắt, vác mỏ thiên lôi, cười ha hả mà nói rằng:
"Không phải cục thịt, cũng không phải trứng, ấy là một người lùn". Bầy khi la lên một tiếng, chạy tới phủ vây Văn Thông, đứa thì níu áo, đứa thì lột mão. Văn Thông nạt lớn lên rằng: "Không được vô lễ, mau vào thông báo: Núi Thanh Thạch động Nhàn Âm, Kim Nhãn Mao Toại sai người đem thơ đến đây".
Bầy khỉ nghe nói đều giản ra hết, chạy vào báo Mã Linh, vượn già dạy thỉnh nói đều giãn ra hết, chạy vào động, mời ngồi, khỉ nhỏ bưng trà pha ướng. Văn Thông liếc mắt thấy một con vượn cái già, thì nói thầm rằng: "Vì sao thầy ta tới chổ này mà nói chuyện với loài súc sanh như vậy".
Còn đang ngẫm nghĩ thấy con vượn già hỏi rằng: "Tiên trưởng đến đây có việc chi?" Văn Thông cúi mình đáp rằng: "Tôi mang thơ thầy tôi đến mời Bạch Viên tiên trưởng". Vượn già hỏi: "Có phải Kim nhãn Mao Toại không?" Văn Thông nói: "Phải".
Vượn già nói: "Mao chân nhân mời con ta làm việc gì?" Văn Thông nói: "Vì bác tôi là Tôn Bá Linh,. Bị khổn trong trận ngũ lôi, thày tôi tu hành ít, không đủ sức cứu nên sai tôi đến thỉnh Bạch Viên tiên trưởng xem tường". Vượn già nói: "Té ra Tôn tam ca có nạn, chân nhân của ngươi không dám xuống núi, muốn thỉnh con ta đi cùng, tưởng cũng không nên việc, vậy có thơ trao ta xem thử".
Văn Thông lấy thơ đưa ra. Vượn già tiếp lấy xem. Thơ rằng: Từ Yên Sơn cách biệt em trở lại núi hoang, chẳng dè vua Tề đốt hương thấu đến mới hay Tôn Bá Linh bị hãm trong trận Ngũ lôi, nhờ có hạnh huỳnh kỳ hộ thể, mới khỏi bị hại, song Mao Bôn bắt sao bổn mạng, mỗi ngày đều sai ngũ lôi tới đánh, qua bảy ngày hồn phách đều tan hết, lẽ ra em phải xuống núi Vân Tịch mà thỉnh anh em Vương Thuyền, vì ngày trước em có trộm linh đơn của người, chắc là kí vị chẳng hòa, e khó mà thỉnh đặng, vậy xin tiên gia chịu phiền đến núi tiên cầu thỉnh anh em Vương Thuyền lo chước giải vây, nhờ đức tái sanh, khỏi nơi nước lửa, lên cõi thiên đường thì em đội ơn vô cùng".
Mao Toại cúi lạy Vượn già coi rồi sa nước mắt mà nói rằng: "Té ra Tôn ân nhân có nạn, lẽ phải đến cứu, tiên trưởng chớ lo, chờ con tôi về, sẽ sai nó xuống". Văn Thông hỏi: "Lệnh lang đi đâu?" Vượn già nói: "Nó đi hái thuốc trong rừng chẳng bao lâu sẽ về". Còn đang nói chuyện, ngó thấy Bạch Viên vào động, đến trước thạch sàng, lạy ra mắt mẹ, quay lại ngó thấy Văn Thông thì mừng rỡ cười mà rằng: "Cách biệt tiên trưởng đã lâu, nay đến có việc chi chăng?" Văn Thông tỏ hết một hồi, vượn già nói: "Có thơ của Mao chân nhân đâu".
Bạch Viên tiếp thơ coi rồi, cả kinh thấy sắc, trong bụng dùng dằng khó tính. Vượn già nói: "Nếu tam ca con có nạn, thì con phải xuống núi cứu người". Bạch Viên nói: "Trong trận ngũ lôi này, một mảy tôi không rõ biết làm sao mà cứu được?" Vượn già nói: "Con phá trận không được thì phải mau tới ông Quỷ cốc mà thương nghị".
Bạch Viên nói: "Con không đi được vì lúc trước Tôn tam ca ở Dịch châu dùng trận hỏa công, đốt Vương Tiễn thua, Kim Tử Lăng đi thỉnh Ngụy Thiên Dân, bày trận kim sa tru tiên trận, đánh tam ca rớt xuống hầm.
Khi ấy con lãnh tờ ai biểu của vua Chiêu vương đi thỉnh quỷcốc, Quỷ cốc chẳng chịu xuống non, con dùng kế gạt hai anh em người xuống đất Dịch Châu, mới cứu tam ca khỏi trận, hôm nay lại mắc họa này, biểu con đi thỉnh người chắc là người không chịu xuống". Vượn già nghe nói phừng phừng lửa giận, mắng rằng: "Đồ súc sanh bất hiếu.
Nhớ lại lúc trước ta có bệnh nặng, con tính đi ăn trộm tiên đơn, rủi bị Tôn tam gia bắt đặng, người nghe con có lòng hiếu, tha con khỏi chết, và cho ba trái đào tiên, đem về cứu mẹ, tuy con nơi trận kim sa trận âm hồn có công lao chút đỉnh, nay ân nhân bị khốn, tánh mạng khó giữ, lẽ nào ngồi xem chẳng cứu, nếu con chậm trễ không đi, ta đánh một gậy chết cho rồi để làm chi đồ phụ nghĩa" Bạch Viên thấy mẹ đòi đánh, túng phải ra đi.
Phong Kiếm Xuân Thu Phong Kiếm Xuân Thu - Tô Chẩn Phong Kiếm Xuân Thu