I have learned not to worry about love;

But to honor its coming with all my heart.

Alice Walker

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 105: Nước Pháp Bỏ Cuộc
ại Genève, Mendès France đã biểu lộ lòng mong muốn cùng với Việt Nam DCCH nghiên cứu những biện pháp nhằm đi đến một giải pháp chính trị thích đáng và công bằng phù hợp với những nguyên tắc đã được nêu lên tại Genève. Trong một bức thư gửi cho ông Phạm Văn Đồng ngày 22/7, ông ta còn dự kiến cả một chuyện hợp tác kinh tế. Mặc dù có những cam kết bảo đảm chung được ghi rõ trong một hiệp định ký ngày 11/12/1954, hầu như toàn bộ các xí nghiệp Pháp đang hoạt động tại miền Bắc có ý muốn dọn đi hơn là ở lại dưới chế độ Hà Nội.
Ngày 30/12/1954, trước vài nhà báo phương Tây, Phạm Văn Đồng nói một cách khẩn khoản:
“Chính phủ nhân dân chân thành mong muốn thiết lập với Pháp những quan hệ kinh tế vì những lý do vừa kinh tế vừa chính trị. Đó là vấn đề lợi ích của chúng tôi cũng như của nước Pháp. Điều này không ngăn trở chúng tôi thiết lập quan hệ với các nước bạn khác như Trung Quốc, nhưng chúng tôi đã quen làm việc với người Pháp và chúng tôi có thể tiếp tục trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi”.
Phạm Văn Đồng phàn nàn về việc Chính phủ Mendès France không tiếp tục chính sách của mình đã được khơi mào tại Genève.
“Nước Pháp phải lựa chọn giữa Washington và Hà Nội, và chỉ có chính sách thứ hai (chọn Hà Nội) này mới cho phép nước Pháp duy trì được những vị trí chính trị và kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương. Vậy nhưng nước Pháp lại đi theo hướng Washington. Nó đã đi Manila để ký một hiệp ước xâm lược. Nước Pháp do dự. Đáng lý thì một chính sách phải được xây dựng trên những cơ sở vững chắc. Người ta không thể làm xiếc hoài... Hẳn là sẽ có những khó khăn trong việc lập những quan hệ giữa hai nước chúng ta, nhưng những khó khăn đó không phải không khắc phục được nếu chúng ta cố gắng chân thành để giải quyết. Chúng tôi cần bạn và chúng tôi muốn coi người Pháp là bạn. Lợi ích của nước Pháp là nên thỏa thuận với chúng tôi”.
Được hỏi về những tin đồn Chính phủ Sài Gòn đang chuẩn bị một bản tuyên bố thông báo họ từ chối không tiến hành những cuộc tuyển cử vào năm 1956, Phạm Văn Đồng tuyên bố:
“Đó sẽ là một quyết định rất nghiêm trọng, nhưng chính người Pháp các người phải chịu trách nhiệm, bởi vì chúng tôi đã ký hiệp định Genève với các người và chính các người có trách nhiệm phải làm cho nó được tôn trọng...
“Sự thống nhất của Việt Nam bằng cách nào rồi cũng sẽ được thực hiện, với nước Pháp hoặc chống lại nước Pháp. Nhưng nếu nước Pháp cố tình chống lại, nó sẽ bị đánh bại, bởi người ta không thể nào ngăn cản bước đi của lịch sử”.
Nhưng đường lối chính trị của nước Pháp càng ngày càng hướng tới một sự hợp tác với Washington và Luân Đôn. Ngày 29/11, dưới áp lực cấu kết của Paris và Washington, Bảo Đại vẫn ở Cannes và Mỹ yêu cầu Mendès France đừng để ông ta trở lại Việt Nam, cách chức tướng Hinh, tổng tham mưu trưởng quân đội là người đối lập với Ngô Đình Diệm. Tướng Ély, Cao ủy Pháp và là Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương, bảo vệ cho một sự thỏa thuận chặt chẽ với Hoa Kỳ. Tại Sài Gòn, các tướng Ély và Collins đã ký tắt với nhau, ngày 13/12, “một hiệp định thành lập và huấn luyện những lực lượng vũ trang Việt Nam tự trị”: Nước Pháp, chậm nhất là ngày 01/7/1955, sẽ trao quyền tự trị hoàn toàn cho lực lượng vũ trang Việt Nam. Nhưng ngay từ ngày 01/01, toàn bộ trách nhiệm tổ chức và huấn luyện những lực lượng đó sẽ do trưởng phái đoàn quân sự Mỹ đảm nhiệm; phái đoàn này sẽ cung cấp cả huấn luyện viên và cố vấn.
Bản hiệp định được Mendès France và Dulles bàn cãi ở Paris, ngày 18/12, đã được hai chính phủ phê chuẩn. Quân đội Việt Nam từ đây sẽ do Hoa Kỳ trực tiếp tài trợ, huấn luyện và trang bị. Vì nền độc lập chính trị và kinh tế trọn vẹn cuối cùng sẽ được Pháp thừa nhận cho Việt Nam ngày 30/12/1954, cho nên viện trợ của Mỹ sẽ có thể đến thẳng với Chính phủ Sài Gòn không cần qua trung gian của Pháp.
Thực tế, nước Pháp đã bỏ cuộc[77].
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)