Books had instant replay long before televised sports.

Bern Williams

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 69
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 103: “Chính Người Mỹ Mới Là Lãnh Tụ...”
gay từ bây giờ, “phương Tây” sắp sửa mất miền Bắc Việt Nam và Washington muốn bịt ngay lỗ hổng càng sớm càng hay, lập lại ở vĩ tuyến 17 cái pháo đài tiền tiêu ngăn chặn Trung Hoa và cộng sản. Mỹ phải trang bị cho Đông Nam Á một bản hiệp ước, tương tự bản hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, để thực hiện cả ở đây nữa mặt trận các cường quốc phương Tây và các Đồng minh tại chỗ của nó. Người ta quyết định ký bản hiệp ước đó tại Manila vào ngày 8/9/1954. Ngày 5, Mendès France chỉ thị cho Guy la Chambre, bộ trưởng đại diện cho nước Pháp tại buổi ký kết này, như sau:
“Tôi gạt đi hết mọi ý định toan hướng đường lối chính trị ở Việt Nam dẫn đến kết quả cuối cùng là một sự cố gắng hòa hợp với Bắc Việt... Chúng ta đã từng mong muốn được đại diện một cách có hiệu lực ở Hà Nội như thế nào thì chúng ta cũng cần thiết bảo vệ sự độc lập của đường lối chính trị mà chúng ta thực hiện ở Nam Việt như thế ấy. Điều này không được dẫn tới bất cứ một sự mơ hồ lầm lẫn nào.
“Phương hướng chính trị của chúng ta ở miền Nam Việt Nam phải được nghiên cứu thỏa thuận với Hoa Kỳ. Chúng ta đã gặp nhiều khó khăn với họ ở những vấn đề khác rồi. Không được có thêm những duyên cớ phụ để đối lập với họ tại Việt Nam nữa. Vậy là nhất thiết phải lợi dụng hội nghị Manila để cùng với họ nghiên cứu những nghị quyết cần phải có và thực hiện một hiệp định chính trị không thể thiếu được tại Sài Gòn”.
Ngày 29/9, trong khi Mỹ nhận sẽ tài trợ trong một thời gian nữa cho sự hiện diện quân sự của Pháp tại miền Nam Việt Nam, một nghị định thư được ký tại Washington giữa La Chambre và phó Quốc vụ khanh Bedell-Smith: hai nước sẽ lựa chọn tại Việt Nam một đường lối chính trị chung nhằm “bảo vệ nền độc lập của các nước Liên hiệp”. Hai chính phủ thỏa thuận với nhau “để chống lại một cách kiên quyết sự phát triển ảnh hưởng hoặc sự kiểm soát của phong trào Việt Minh”, được coi như “một lực lượng cộng sản xâm lược trái với ý niệm và quyền lợi của nhân dân tự do các nước Liên hiệp, của Pháp và Hoa Kỳ”. Hai chính phủ sẽ ủng hộ Diệm “trong việc xây dựng và duy trì một chính phủ mạnh chống cộng và quốc gia” và sẽ hoạt động nhằm “lôi cuốn mọi phần tử chống cộng ở Việt Nam... cộng tác triệt để với Chính phủ Ngô Đình Diệm, mục đích là để phản ứng mạnh mẽ đối với Việt Minh và xây dựng một nước Việt Nam tự do và hùng cường”.
Trở về Paris, La Chambre báo cáo lại rằng trong các cuộc hội kiến với Washington, ông ta “luôn luôn bám sát phương châm mà thủ tướng Mendès France đã vạch ra, tức: tại vùng Đông Nam Á, chính người Mỹ là lãnh tụ của Liên minh”. Như vậy, về tinh thần, nước Pháp đã hoàn toàn tự xếp mình vào hàng ngũ của Washington và đi theo đường lối chính trị của Dulles. Mạnh thêm vây cánh, Eisenhower, trong một bức thư riêng, bèn cam đoan với Ngô Đình Diệm sẽ ủng hộ ông ta hoàn toàn về phương diện vật chất với điều kiện thực hiện một vài cải cách. Từ ngày 8/11, một đại sứ của Nhà trắng đến Sài Gòn; sau đó chẳng bao lâu là một phái đoàn quân sự Mỹ. Cái phối cảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam thứ hai đã được dựng lên.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)