Trong lúc vươn tới các vì sao, có thể bạn sẽ không thể chạm tay tới ngôi sao nào cả, nhưng chắc chắn một điều chân tay bạn cũng không phải lấm lem vì bùn.

Leo Burnett

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 95: Phục Hưng Chế Độ Quân Chủ Ư?
uy nhiên, ngày hôm trước, 14 tháng 1, ông đô đốc còn đi xa hơn nữa. Trong một bức giác thư mà một lần nữa, ông ta đặt cho cái tựa đề “Bước ngoặt chính trị ở Đông Dương”, gửi Thủ tướng Chính phủ Léon Blum cùng mấy nhân vật khác, lần này ông đề xuất một phương hướng chỉ đạo, một chính sách cụ thể. Ở đây nữa, tính chất quan trọng của văn kiện đòi hỏi phải công bố cho mọi người những đoạn trích quan trọng:
“Chắc chắn là đã đến lúc phải xem xét lại chính sách của nước Pháp đối với những quốc gia An Nam tại Đông Dương và có một quyết định dứt khoát...
“Cho đến nay, chúng ta đã theo đuổi một đường lối chính trị khá linh động, xuất phát, một mặt, từ bản tuyên bố ngày 24/3/1945, đánh dấu ý định của Chính phủ Pháp muốn từ bỏ quy chế thuộc địa cũ; mặt khác, từ nhiệm vụ cụ thể giao phó cho người đại diện của nước Pháp: khôi phục lại dưới những hình thức mới chủ quyền của chúng ta đối với toàn bộ Liên bang Đông Dương.
“Mặc dù gặp nhiều khó khăn, cho tới ngày 19/12/1946, chúng ta chưa bao giờ đi vào một cuộc xung đột vũ trang toàn cõi. Tù ngày 19/12, chúng ta đi vào một giai đoạn mới, một cuộc đấu tranh công khai với một chính quyền thực tế tự cho mình là đại diện của cái thực tế chính trị gọi là Việt Nam rồi thông qua các ủy ban bí mật của nó và dựa vào chính sách khủng bố, để có những phương tiện bắt buộc dân chúng phải thừa nhận mình.
“Ngày hôm nay, chúng ta phải miễn cưỡng mà thừa nhận mọi lối thoát, mọi biện pháp trì hoãn đều bị cấm đối với chúng ta. Chúng ta đành phải buộc lòng tấn công vào cái văn bản của vấn đề những quan hệ Pháp - Việt”.
Đến đây, ông đô đốc xem xét “một vài dữ kiện”:
“a. Sự tồn tại trong đám quần chúng An Nam của một số rất quan trọng những kẻ bất mãn luôn luôn khao khát trật tự và hòa bình; sự kinh tởm của những đám đông này đối với cái chủ thuyết cách mạng cực đoan, tuy rằng đám đông đó đã “bị tiêm nhiễm tư tưởng quốc gia hết sức sâu sắc” và “những ý niệm độc lập và thống nhất Tổ quốc là những ý niệm chủ lực của họ.
“b. Sự chống đối của các dân tộc thiểu số “đối với ách thống trị của người An Nam”, khiến cho họ dễ tán thành trở lại chế độ bảo hộ của nước Pháp.
Ông đô đốc bèn đi đến hai dữ kiện cơ bản sau đây:
“c. Rõ ràng là, sau khi họ đã vi phạm một cách tội lỗi tất cả các thỏa thuận đã được ký kết, chúng ta không còn có thể nào điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh được nữa và chúng ta phải lớn tiếng công bố lên điều này.
“Điều đình với Chính phủ này sẽ là một sự đầu hàng được thừa nhận như vậy bởi mọi người dân Đông Dương dù họ thuộc nước nào hay dân tộc nào. Khi đó chúng ta chỉ còn có việc là giải thể các vị trí Pháp đi một cách tốt nhất, chuẩn bị sự hồi hương của tất cả những người thuộc quốc tịch chúng ta, tức không riêng những người Pháp chính quốc mà cả những người lai Pháp, những công dân Pháp gốc Đông Dương và những người Đông Dương thỏa hiệp với chúng ta.
“d. Chắc chắn rằng một nước Việt Nam thống nhất, không phân biệt đặc điểm địa phương, sẽ tạo nên những mối nguy cơ nghiêm trọng cho việc điều hành và cả cho việc thành lập Liên bang Đông Dương. Nó sẽ dùng cái khối lượng to lớn của nó để đè bẹp cả Lào lẫn Campuchia; hai nước này sẽ phải đi tìm những nơi nương dựa bên ngoài. Việt Nam đối với Đông Dương chỉ có thể như Phổ đối với Đức trước kia... Không thể nào hình dung rằng chúng ta sẽ tìm được một giải pháp thuần chính trị hoặc thuần quân sự cho vấn đề đang làm chúng ta đau đầu này. Mục tiêu trước hết của chúng ta là đánh bại lực lượng vũ trang của đảng Việt Minh, và nếu được thì triệt hạ nó đi. Cơ hội tốt có thể đến với chúng ta nếu các lực lượng vũ trang Việt Nam[72] tập trung về vùng Tông - Sơn Tây...
Ông đô đốc phủ nhận rằng đây là vấn đề tái chiếm xứ Bắc Kỳ. Vả chăng, theo ông ta thì “tình hình năm 1947 không thể hoàn toàn so sánh với tình hình năm 1884 được”...
“Tình hình hiện nay, về những mặt nào đó, đang có lợi cho chúng ta hơn: một mặt, chúng ta đang có thuận lợi để cách ly Việt Minh ra khỏi Trung Quốc; mặt khác, trừ phi có những chuyện rắc rối quốc tế ngoài vấn đề đang nghiên cứu này, chúng ta có thể dựa vào một sự trung lập nào đó của Chính phủ Trung Quốc.
“Trái lại ngày nay, chúng ta đang đứng trước một đám quần chúng mà chúng ta có đủ lý do để tin rằng họ đã bị tiêm nhiễm sự tuyên truyền của chủ nghĩa quốc gia.
“Vấn đề là làm sao tránh đừng để cho chúng ta bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh chống lại nhân dân An Nam một cuộc chiến tranh như thế sẽ có tác dụng đoàn kết nhân dân An Nam với đang Việt Minh chống lại chúng ta: chúng ta phải tránh đừng để cho đảng Việt Minh xuất hiện như là kẻ cầm giữ và là người chiến sĩ chân chính đấu tranh cho vận mạng dân tộc An Nam.
“Từ nhận xét đó, người ta có thể suy ra rằng hệ luận đầu tiên là chúng ta bắt buộc phải giới hạn những hoạt động quân sự của chúng ta tại vùng đồng bằng mà đông đảo dân cư là người An Nam, ở việc giải tỏa Hà Nội, giải tỏa các tỉnh miền Nam đồng bằng, tỉnh Thanh Hóa, và nếu được thì ở những cuộc hành quân cần thiết nhằm truy quét quân đội Việt Nam ra khỏi những vùng đó.
“… Hoạt động quân sự cần đi đôi với một hoạt động tuyên truyền mạnh mẽ nhằm chứng minh cho những người “nhà quê” thấy được rằng sự nghiệp của họ không phải là sự nghiệp của Việt Minh, những người đã gây cho họ bao nhiêu đau khổ đè nặng lên cuộc đời.
“Mục tiêu quân sự đạt rồi, thì điều quan trọng nhất và cũng là điều khó nhất là đề xuất và xúc tiến một giải pháp chính trị.
“Các nhà chức trách chính quốc đã nhấn mạnh rằng cần phải tránh việc thiết lập một chính phủ “bù nhìn” tại Hà Nội. Phủ cao ủy chưa bao giờ có những ý định này; từ ngày bắt đầu cuộc khủng hoảng, phủ cao ủy vẫn luôn luôn yêu cầu các nhân viên của mình rất thận trọng trong việc tiến hành một sự chỉ định theo kiểu đó. Thực vậy, rõ ràng rằng tâm tư tình cảm của quần chúng còn rất hoang mang do dự, rằng ý thức của những người mà chúng ta có thể coi như là tầng lớp lãnh đạo ưu tú, chưa đến độ chín muồi đủ cho chúng ta nghĩ đến một giải pháp phiêu lưu.
“Tình hình của chúng ta chưa được khôi phục vững vàng trên bình diện quân sự, ý đồ của chúng ta đối với đảng Việt Minh cũng chưa được xác định cụ thể để cho phép chúng ta, ngay từ bây giờ, điểm lại xem chúng ta còn có được bao nhiêu người đầy đủ thiện chí. Nhưng, sẽ là nguy hiểm nếu chúng ta để cho tâm trí bị chi phối bởi cái tình cảm mang tính chất học thuyết Aristote “sợ cái trống rỗng” hình như đã trở thành nỗi băn khoăn của nhiều người; cũng sẽ là nguy hiểm nếu chúng ta nhắm mắt trước tương lai, chỉ giới hạn hoạt động của chúng ta ở chỗ khẳng định rằng chúng ta đang ở giai đoạn quân sự và chúng ta sẽ biết nên làm gì một khi các nòng đại bác đã bắt đầu lên tiếng. Với một quan niệm như vậy, chúng ta nhất định sẽ bị lôi cuốn không thể nào tránh khỏi vào cuộc tái vũ trang chinh phục mà chúng ta đang muốn tránh này, vì chính quốc không cho kinh phí, vì dư luận quốc tế sẽ lên án và vì cuối cùng nó sẽ không giải quyết được cái gì.
“Chúng ta thừa biết rằng, năm 1947, tái lập chế độ thuộc địa của 1939 là điều bất khả. Sức mạnh của vũ khí, dù có sử dụng không giới hạn, cũng không sao đạt tới mục đích nói trên. Vậy thì, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải chuẩn bị cho cái chế độ chính trị tương lai của các nước An Nam và để chuẩn bị cho chế độ đó, quyết định dứt khoát rõ ràng những ý đồ của chúng ta.
“Chúng ta đã ghi vào số những phương châm chỉ đạo việc nghiên cứu này sự tồn tại của hai ý niệm chủ lực: ý niệm độc lập và ý niệm thống nhất đất nước.
“Chúng ta không thể hy vọng nhìn thấy hình thành trên đất nước An Nam một phong trào chính trị hùng mạnh, hoặc thiết lập một chính phủ vững vàng và được quần chúng ủng hộ mà không đặt lên đầu chương trình hành động của nó những yêu sách cơ bản ấy của chủ nghĩa quốc gia An Nam.
“Vả lại hình như cái yêu sách thống nhất đất nước có thể kèm theo một vài điểm chiếu cố đến những quyền lợi cá biệt của địa phương Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, bắt đầu từ khi nào mà những kẻ liên quan đã chắc chắn rằng, trên địa bàn ấy, chúng ta không muốn thực hiện chính sách “chia để trị”[73].
“Vậy đường lối chính trị của chúng ta phải thể hiện theo cách thức dưới đây:
“Trước hết chúng ta cần phải làm sáng tỏ mình hình bằng cách đánh tan những mối lo sợ của những kẻ không thích gì sự thống trị của Việt Minh nhưng hiện nay chưa dám liều lĩnh đứng về phía chúng ta mà hành động, nếu mai đây chúng ta lại phải đàm phán với Việt Minh. Do đó, Chính phủ Pháp cần phải chính thức công bố sẽ không còn đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh nữa.
“Đồng thời chúng ta phải cung cấp, cũng dưới hình thức công bố, những bảo đảm cần thiết rằng lập trường đó không thay đổi tư tưởng chính trị của nước Pháp và do vậy:
“a. Những lời cam kết đó sẽ được tôn trọng một cách thực chất, dù có một bên ký kết nào thất hứa.
“b. Nước Pháp chưa bao giờ xác định lập trường một cách tùy tiện về vấn đề thống nhất hay chia cắt ba kỳ; vấn đề nay sẽ do dân cư những vùng hữu quan quyết định, nhưng nước Pháp đã và đang luôm luôn cho rằng nhiệm vụ của mình là làm sao cho nhân dân những vùng liên quan đó được phát biểu ý kiến của mình một cách tự do, là điều mà dưới chế độ độc tài của Việt Minh không có được.
“c. Liên bang Đông Dương là một tất yếu địa lý, nhưng sẽ không được xây dựng tự do bởi những kẻ đương sự và những người này có trách nhiệm làm sao cho họ khỏi phải lo sợ sự tái lập một Chính phủ toàn quyền như cũ.
“d. Việc gia nhập liên hiệp Pháp là một nguyên lý bất khả xâm phạm và đem theo một số hậu quả, sẽ được nêu lên một cách hạn chế, những hậu quả này cũng chính là những yêu sách duy nhất của nước Pháp ở Đông Dương.
“Một khi bản tường trình về các nguyên tắc này đã được thực hiện với tất cả sự trịnh trọng cùng tất cả các chi tiết cụ thể và công khai cần thiết, thì tin chắc rằng chúng ta sẽ dễ dàng tìm được tại Đông Dương những con người đủ tư cách thành lập chính phủ. Chúng ta đã có tại Hà Nội một số người làm “đầu tàu”, tôi muốn nói “có thể làm bộ trưởng”.
“Theo tôi nghĩ thì sẽ là điều có ý nghĩa và rất khích lệ nếu có những nhân vật tai mắt, trong đó một số từng cam kết với Việt Minh, đã từ chối lời mời ra đi (sơ tán) và lẩn trốn để được ở lại dưới sự bảo vệ của chúng ta, nhưng cái đang cần cho những nhân vật đó, chính là sự hợp pháp hóa. Tất cả họ đều có ý thức về chuyện này[74].
Mặc dù Quốc hội Việt Nam đã được bầu ra một cách gian trá, cuối cùng nó vẫn gây được cho bên ngoài cái ý niệm rằng Chính phủ Hồ Chí Minh có một nền tảng dân chủ.
“Ngoài ra, tình hình quân sự chưa cho phép, có lẽ trong một thời gian rất lâu nữa, tổ chức những cuộc trưng cầu dân ý.
“Nếu nghiên cứu vấn đề đến nơi đến chốn, chúng ta sẽ phải tự đặt cho mình câu hỏi: Cái hình thức chính trị có khả năng được hưởng thế đặc quyền của sự hợp pháp, phải chăng chính là chế độ quân chủ truyền thống, cái chế độ trước ngày Nhật đầu hàng ấy?
“Thêm vào, tại nước An Nam còn tồn tại nhiều điều ngoài cái “vẻ đẹp quyến rũ ngàn đời của chế độ quân chủ” kia nữa như Jean Jaurès đã nói đến. Toàn bộ cuộc sống xã hội và tôn giáo trước đây đều dựa trên nhà Vua, mà hơn nữa, nhà Vua mới rời bỏ ngai vàng của mình có 18 tháng. Bằng chứng là Chính phủ Hà Nội, ra đời từ cuộc tổng thời nghĩa, mà trong những lần cải tổ liên tiếp, đã luôn luôn giao phó cho Bảo Đại chức vụ quan trọng bậc nhất là cố vấn tối cao. Như vậy, sự trở lại của nhà Vua chắc chắn sẽ có tác dụng làm yên lòng những kẻ đứng về phe chống đối Việt Minh và sợ bị lên án là những con người phản bội.
“Cuối cùng, người ta có thể tự vấn lòng: một nền quân chủ lập hiến sẽ có điều kiện dễ dàng hơn để xây dựng một chế độ thật sự dân chủ trong các nước An Nam chăng? Nó sẽ cho phép củng cố chế độ đại nghị mà Chính phủ Hà Nội trong thực tế đã thủ tiêu để đi vào chế độ phát xít.
“Nhiệm vụ người đại diện chính phủ là phải làm sao cho Chính phủ được sáng tỏ về vấn đề này. Nội dung bức giác thư này đáp ứng cho điều lo lắng băn khoăn đó và nó nhằm vừa phục vụ cho các dân tộc trong Liên bang Đông Dương vừa phục vụ cho Liên hiệp Pháp”.
Ký tên G. D’ARGENLIEU
Cùng ngày, d’Argenlieu gửi thư cho De Gaulle yêu cầu vận động giúp ông làm cho chính sách Đông Dương thắng thế ở Paris. Trong thư ông đã gửi gắm cái chính sách đó cho De Gaulle và tóm tắt cho ông ta “những nét lớn” (như ông đã trình bày trong bức giác thư trên đây), rồi ông kết thúc:
“Tôi xin thực tình thưa với Ngài rằng, nếu không may Chính phủ sắp tới hướng theo con đường tiếp xúc trở lại với ông Hồ Chí Minh cùng với cái ê kíp của ông ta, thì tôi sẽ xin từ chức ngay tức thời.
“Tôi vẫn thích hy vọng rằng Chính phủ sẽ từ chối không đếm xỉa gì đến những con người đã từng rơi xuống tận dưới cả sự vô sỉ tại Hải Phòng và Hà Nội. Quân đội của chúng ta, là phát ngôn nhân của những người chết vĩ đại của chúng ta, tôi tin chắc họ sẽ chối từ cộng tác với một sự phản bội lớn lao như vậy”.
Bức giác thư ngày 14/1 đến tay Léon Blum vào lúc ông này sống những giờ phút cuối cùng làm Thủ tướng “Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Pháp”. Nhưng Léon Blum vẫn kiên quyết báo trước ngay tức thời cho ông đô đốc biết rằng, dù ông ta không chấp nhận những kết luận của bức giác thư, ông vẫn cứ chuyển lại văn kiện này cho kẻ sẽ thay chân ông.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)