Hướng tới tương lai mà chỉ dựa vào quá khứ, chẳng khác nào lái xe mà cứ chằm chằm nhìn vào kính chiếu hậu.

Herb Brody

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 80: Guồng Máy
ại Hà Nội, người ta vừa nhận được tin bộ trưởng Marius Moutet sắp tới. Hôm trước, Léon Blum đã yêu cầu ông ta sang ngay Đông Dương để phân tích tình hình. Chính phủ Việt Nam liền có ngay những quyết định thích hợp. Giáp đã yêu cầu Morlière đóng góp công sức nhằm làm giảm sự căng thẳng bằng cách cho quân đội thôi cấm trại. Morlière chấp nhận với một sự mạo hiểm có tính toán, nhưng có tác dụng chứng minh cho Giáp thấy lòng chân thành của mình và sự “chưa đến lúc xảy ra một cuộc đảo chính”...
Đầu buổi chiều, Tổng bộ Việt Minh họp với các bộ trưởng chính và quyết định, hình như là sau khi đã nhìn thấy lệnh của Morlière giải phóng cho quân đội khỏi phải cấm trại, và nhất là sau khi biết bộ trưởng Marius Moutet sắp đến, sẽ hủy lệnh tiến công dự định vào đêm hôm đó. Trước mắt không thấy phía Pháp sửa soạn một cuộc tấn công nào ngay lúc đó, cho nên chẳng cần phải đề phòng nữa. Khoảng 16 giờ, Giáp triệu tập các chỉ huy quân sự chủ chốt họp tại Bạch Mai và phổ biến quyết định. Các đơn vị được thông báo ngay trong giờ sau, với lời chú thích cụ thể: mệnh lệnh trước không được thi hành “dù bất cứ với duyên cớ nào” trừ khi có lệnh của cá nhân Giáp. Phải tránh mọi khiêu khích”.
Thế nhưng, lúc 17 giờ, một người Âu lai Á là Fernand Petit, nhân viên một cơ quan phản gián đặc biệt, từ nhiều tháng nay, đã tìm cách chui được vào hàng ngũ tự vệ, báo cáo cho ban Tham mưu của Morlière rằng vừa sáng hôm đó y đã nắm được tin quân Việt Nam sẽ tấn công vào lúc ban đêm, rằng tự vệ và ba sư đoàn đang ở trong thế báo động và đã nhận được các mệnh lệnh. Trên cơ sở cái tin “lạc hậu” ấy, các đội quân vừa được thôi cấm trại đã cấp tốc được gọi trở về thành. Người ta bố trí trận thế; các thường dân Pháp tản mát được gọi trở về để tránh chuyện bất trắc. Sau đó Petit lại trở về với hàng ngũ tự vệ và hình như không nói lại gì với những ai khẳng định rằng “quân Pháp sẽ tấn công vào tối hôm nay”. Sự việc này có thể đã gây ra, ít nhất trong một vài đơn vị tự vệ, một mệnh lệnh khác: thực hiện một hành động hạn chế vào lúc 20 giờ, một kiểu “bắt con tin”, không phải một cuộc tấn công toàn diện...
Dù sao thì đúng 20 giờ, điện Hà Nội bị cúp, trong khi tự vệ tấn công các nhà ở của người Pháp tại nhiều điểm. Xe của Sainteny, trên đường rời nhà mình đến dinh Ủy viên Cộng hòa, bị trúng mìn; ông ta bị thương nặng, nhưng được đón chuyển đến nơi an toàn.
Trước cuộc tấn công “chờ đợi” (và có lẽ là đã được gây ra) ấy, lập tức quân Pháp phản công và mở rộng cuộc phản công tức khắc đến các cơ quan trung ương của Chính phủ Việt Nam, đồng thời tìm cách bảo vệ thường dân Pháp và những điểm xung yếu đến mức độ tối đa. Hồ Chí Minh suýt nữa bị các trung đội tấn công của Pháp đánh thẳng vào Bắc Bộ phủ bắt được. Đại tá Herkel, chỉ huy khu vực Hà Nội, kể lại:
“Trong lúc nơi ở của Hồ Chí Minh bị tấn công, những người bảo vệ đã vừa chiến đấu vừa hát cho đến người cuối cùng, và một trong bọn họ, trên sân thượng, vẫn đánh đàn măng đô lin cho đến khi người ta xông lên bắn thẳng vào ngực ngã xuống mới thôi. Tại trại lính người bản xứ, họ cũng chiến đấu quyết liệt như vậy. Bị bao vây, họ kiên quyết không chịu hàng và bị máy bay ném bom nghiến nát. Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông, bị bao vây, mãi đến gần sáng mới thoát được ra khỏi thành phố, và rút lui về đồng bằng dưới sự yểm trợ của những đơn vị ưu tú.
Và chỉ đến 22 giờ, Giáp mới truyền đi, khắp toàn cõi Việt Nam, mệnh lệnh động viên và tấn công các vị trí Pháp. Lần này, đúng là người ta đang chứng kiến một “cuộc chiến tranh tổng thể thật sự tái diễn”.
Quả vậy, chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt, trong đêm khuya, tại Hà Nội; mỗi bên đều nghĩ rất chính đáng rằng chính bên kia đã tấn công. Và, lần lượt mệnh lệnh của Giáp truyền đến đâu là nơi đó quân đội Việt Nam chuyển ngay sang tấn công quân Pháp: Phủ Lạng Thương, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương v.v...... Đây là cuộc mở rộng xung đột (từng chờ đợi và từng mong ước) ra phạm vi toàn quốc.
Ngày hôm sau, 20/12 lúc 2 giờ sáng, Sài Gòn điện sang cho Paris biết tin.
“Nơi nhận: Ủy ban Đông Dương.
Nơi gửi: Cao ủy Sài Gòn. Ưu tiên tuyệt đối.
“Cao ủy đưa tin: Đêm hôm qua, thông báo trước và mặc dầu có nhiều quan hệ xã giao và công tác được tiếp tục trong ngày giữa các nhà chức trách Việt Nam và Pháp, chiến sự đã xảy ra tại Hà Nội, do các lực lượng Việt Nam mở màn, chống lại quân đội và thường dân Pháp. Stop. Ngay từ lúc 19 giờ 55, việc cung cấp điện và nước của thành phố đã bị gián đoạn. Stop. Liên lạc điện thoại hình như bị cắt. Stop. Trong quá trình diễn ra những sự kiện này, ông Sainteny, Ủy viên Cộng hòa và là người đã ký kết các hiệp định Việt - Pháp ngày mồng 6 tháng 3 đã bị thương nhiều chỗ. Tình trạng của ông khá trầm trọng”.
Đã ký: Cao ủy”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)