TV. If kids are entertained by two letters, imagine the fun they'll have with twenty-six. Open your child's imagination. Open a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 66: Một Chính Phủ Bị Đánh Lừa Và Mất Phương Hướng
ại Pháp, Chính phủ và dư luận công chúng hết sức bất ngờ trước sự diễn biến đột ngột của những sự kiện Đông Dương. Càng bất ngờ hơn khi mà, từ giữa tháng 10, với cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp và về việc tuyển cử, người ta đang tập trung chú ý vào những vấn đề khác. Về chuyện dư luận đang mong muốn có hòa bình nhanh chóng tại Đông Dương, kể cả với một tạm ước chính trị tầm thường, chỉ cần xem lại những chỉ thị của chính phủ soạn thảo vào hồi cuối tháng 10 để gửi cho ông quyền Cao ủy Valluy đang chuẩn bị nhận chức ngay khi d’Argenlieu lên đường đi Paris. Rõ ràng là nước Pháp không thể và không muốn tăng cường cố gắng quân sự tại Đông Dương; nó còn muốn rút hẹp lại là đằng khác, như cuộc điều tra của tiểu ban Gayet ở Sài Gòn đã chứng minh. Chính là ở Nam Kỳ, và chỉ ở đây thôi, người ta mới muốn củng cố lại tình hình sao cho cái hiệp định mà sớm muộn sẽ phải ký kết có thể chấp nhận được về phía nước Pháp, và Chính phủ căn dặn phải hành động bằng phương tiện chính trị, chứ không phải bằng phương tiện quân sự. Đó là vào cuối tháng 10!
Đô đốc d’Argenlieu về Paris từ ngày 15/11. Ông ta đã thực hiện những cuộc thăm viếng. Mục đích của ông ta giờ đây là che đậy về mặt chính trị, tại trung ương, cuộc hành quân mà ông ta đã thỏa thuận với Valluy sẽ tiến hành hôm nay đây, trước khi Chính phủ mới thành lập theo Hiến pháp 27/10, nhậm chức. Trước hết, ông ta phải tường trình với Chính phủ về tình hình, và chính là nhằm buổi tường trình trước Ủy ban Liên bộ Đông Dương được triệu tập vào ngày 23/11 đó, mà d’Argenlieu đã soạn một bản báo cáo khá dài. Đô đốc d’Argenlieu đã trình bày bản báo cáo đó với ủy ban, họp tại khách sạn Matignon. Ông đặc biệt nhấn mạnh về tình hình Nam Kỳ ngày càng trở nên nghiêm trọng; theo ông ta thì tại Nam Kỳ, việc Chính phủ Pháp do dự không chịu công khai và rõ ràng khẳng định chủ quyền của nước Pháp đối với Nam Kỳ đã khuyến khích kẻ thù hành động ngày càng táo bạo. Ông ta gợi ý chính phủ hãy quyết định, đình chỉ việc thi hành Tạm ước 14/9, dựa trên những “vụ rắc rối” vừa qua mà ông coi như là một sự thuận lợi cho hành động.
Một cuộc thảo luận đã diễn ra xung quanh bản báo cáo này; người ta nắm được nội dung của nó nhờ những ghi nhận của ông tổng thư ký Chính phủ, André Ségalat. Trong những lời ghi nhận đó, người ta đọc thấy:
“Sau khi bản báo cáo được đọc lên, ông Bidault có ý kiến nhận xét rằng chúng ta phải làm cho người đối thoại với chúng ta biết rằng:
1. Nước Pháp quyết tâm ở lại Đông Dương; 2. Nước Pháp muốn theo đuổi chính sách thỏa thuận; 3. Nhưng chính sách này chỉ được duy trì nếu những việc vi phạm điều đã cam kết chấm dứt; nếu không, nước Pháp sẽ bảo vệ các quyền của mình.
“Về vấn đề Nam Kỳ, ông Bidault nhắc lại rằng Nam Kỳ là một thuộc địa của Pháp và quy chế của nó chỉ có thể thay đổi bởi cơ quan đại diện của quốc dân. Chừng nào cơ quan đại diện quốc dân chưa có quyết định khác thì Chính phủ có nhiệm vụ làm cho mọi quyền của nước Pháp được tôn trọng bằng mọi biện pháp, kể cả sức mạnh”
Ủy ban Liên bộ Đông Dương, dưới chữ ký của Tổng thư ký Messmer, liền thông báo cho Sài Gòn, nói thêm rằng một cuộc họp mới của Ủy ban được dự kiến triệu tập vào ngày 29/11 “nhằm mục đích hiệu đính các quyết định và chỉ thị của Chính phủ”.
Tuy nhiên, cơ bản phải chú ý rằng; ở bước này, Valluy chỉ báo cáo về Paris những chỉ thị của ông ta gửi cho Morlière vào ngày hôm sau (điện 1906/3 T., 23 tháng 11, 15h 35 Z; Paris nhận được sau ngày 23 lúc 17h 25 và như vậy là đặt Chính phủ trước một sự việc đã rồi. Vì bức điện này ngày 24 mới được truyền thanh; cho nên Ủy ban Liên bộ Đông Dương họp ngày 23 đã bàn bạc về một tình hình đã thay đổi hoàn toàn mà Chính phủ chưa biết. Ngược lại, d’Argenlieu điện cho Valluy văn bản riêng của ông ta về các cuộc thảo luận của hội đồng và nhấn mạnh đến sự cương quyết của Bidault và đến sự “cần thiết phải làm cho mọi người tôn trọng trật tự và luật pháp bằng tất cả mọi phương tiện”. Ông ta thêm vào sau bức điện ngày 24/11 (20/DC) ấy: “Tôi hoàn toàn tán thành... những chỉ thị ông đã gửi cho tướng Morlière sau khi xảy ra chuyện tấn công Hải Phòng”. Valluy hiểu ngay: “đèn xanh” đã bật.
Ngày 27, ông ta phản ứng bằng một bức điện mới gửi Paris trong đó ông thông báo trước tiên là mối nguy cơ nẩy sinh từ sức mạnh và trạng thái tinh thần của “quân đội trẻ tuổi Việt Nam”
“Binh lính Việt Nam... đã làm thành một lực lượng được huấn luyện và trang bị ngày càng tốt dần, thấm nhuần một tinh thần chiến đấu sâu sắc; hiển nhiên, họ có một ảnh hưởng không ai chối cãi được đối với những nghị quyết chính trị.
“Hiện nay, mọi ngóc ngách của vấn đề đều được đặt ra một cách khách quan..., không thể nào khẳng định được rằng ưu thế quân sự của chúng ta có thể duy trì được trong những tháng sắp tới với một cái thế trội hơn như vậy mãi, bởi hai lý do:
— Một: những mưu đồ của Chính phủ Hà Nội;
— Hai: những mối lệ thuộc mới của chúng ta tại Campuchia”...
Valluy bèn xin Chính phủ chấp nhận một “đợt tăng cường tạm thời nhưng mà công khai về thiết bị quân sự của chúng ta”, cùng “công bố lên rằng những đợt tăng viện đã được chuẩn bị cho Đông Dương và các đơn vị sẽ được đặt dưới quyền sử dụng của tôi không chậm trễ”.. Ngày 28/11, trong khi Paris nhận được một bức điện của Hồ Chí Minh trước (do Sài Gòn chuyển) khẩn thiết yêu cầu Bidault ra lệnh chấm dứt chiến sự tại Bắc Kỳ và sau đó là bức điện của Valluy xin viện binh, thì Chính phủ Bidault đưa đơn từ chức. Giờ đây, nước Pháp phải có một chính phủ đáp ứng một cách trọn vẹn hơn, do ở thành phần của nó, với tương quan lực lượng hình thành sau các cuộc bầu cử. Nội các Bidault từ đây chỉ là tạm quyền, “phụ trách những công việc thường ngày”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)