I find television to be very educating. Every time somebody turns on the set, I go in the other room and read a book.

Groucho Marx

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 26: Chính Phủ Hà Nội Và Những Đề Nghị
rong lúc đó, ở Hà Nội, “Chính phủ Cách mạng Việt Nam”, hay GRA[26] như Sainteny gọi, liên tục đưa ra những đề nghị. Ngày 5/9, trong một bức điện gửi Pignon, tại Côn Minh, Sainteny phàn nàn về thái độ tấn công của Pháp đối với Hà Nội “khi mà tất cả hy vọng thỏa thuận với nhau chưa phải là đã tiêu tan” và “Việt Minh vẫn mong muốn hợp tác”.
Ngày 10 (ngày mà quân Trung Hoa Dân Quốc vào Hà Nội), trong một bức điện gửi Calcutta, Sainteny nói rõ:
“Việt Minh sẵn sàng cử một đại diện sang Calcutta, nhưng họ nhấn mạnh: nhất là sang Paris. Theo tôi nghĩ, đây là một cơ hội rất tốt cho chúng ta tiết kiệm được thời gian. Ở đây, tôi sẽ cố làm cho Việt Minh không đạt được lợi ích gì ở chuyến đi ấy và không thấy đó là một sự thừa nhận thực tế”.
Từ ngày 11, ngày mà ông ta phải nhượng cho quân Trung Quốc dinh phủ toàn quyền, Sainteny loan báo:
“Tôi có cảm tưởng rằng GRA (Chính phủ Cách mạng Việt Nam) chắc chắn sẽ phá sản. Nhân dân bắt đầu thấy mệt mỏi, vì họ lường được sự thiếu kinh nghiệm và sự bất lực của các thành viên mình. Một vài nhóm thân Pháp có phản ứng. Với việc quân Nhật rút đi và quân Trung Quốc chiếm đóng, tình trạng đói khổ tiếp theo sự chểnh mảng của GRA, phong trào bài Pháp tự nó sẽ lắng xuống. Chúng ta phải chờ đợi... nhưng chỉ được sử dụng các cuộc “vận động chính trị”.
Cuối cùng, sau khi (ngày 18) đã nhấn mạnh rằng tình hình rất căng thẳng trước việc quân Pháp trở lại Sài Gòn, Sainteny viết trong một bức điện ngày 19 gửi Calcutta:
“Chính phủ Cách mạng Việt Nam (GRA) không giấu giếm lòng mong muốn thỏa thuận của họ. Họ đặc biệt muốn có một cuộc hội đàm với đô đốc (d’Argenlieu), cuộc hội đàm này sẽ kéo dài và kết thúc tại Paris. Pignon đã tiếp xúc với họ[27] và nhất trí với tôi rằng nên chấp nhận yêu cầu đó. Tôi đã cố tìm cách để giữ họ luôn luôn ở tư thế đàm phán; làm như vậy thì cái phong trào Việt Nam thân Trung Quốc - đang tìm cách khai thác việc quân Trung Quốc vào Việt Nam và những khó khăn ngày càng tăng của Việt Minh - sẽ mất cơ hội thành công. Đạt được thành công trong tình thế này phải là Pháp”....
Calcutta không trả lời.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)