Kẻ nào chưa một lần thất bại trong quá trình trưởng thành, tức kẻ đó không có gan thực hiện những điều mới mẻ.

Woody Allen

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20: Nghị Quyết Potsdam Và Cuộc Đầu Hàng Của Nhật
hững người lãnh đạo của ba cường quốc họp tại Postdam từ ngày 26/7 không phải chỉ tìm cách giải quyết số phận của nước Đức. Họ cũng chuẩn bị và nhất là chuẩn bị cái giai đoạn quyết định mà theo họ là phải đưa cuộc chiến tranh chống Nhật Bản đi đến kết thúc. Ta đã thấy từ ngày 24, các tổng tham mưu trưởng Anh và Mỹ đã thuyết phục Churchill và Truman chấp nhận một sự phân định mới về các chiến trường Đông Nam Á, nước Anh vẫn hy vọng rằng “toàn bộ” Đông Dương, trong việc Nhật Bản đầu hàng, sẽ gắn liền với chiến trường Đông Nam Á do đô đốc Mountbatten chỉ huy; nhưng Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đông Dương nằm trong khu vực chiến trường của nó (chiến trường Trung - Mỹ), thì đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quyền lợi của mình. Cuối cùng, người ta thỏa hiệp với nhau: Trung Quốc sẽ được miền Bắc Đông Dương, từ vĩ tuyến 16 trở ra; Mountbatten được miền Nam Đông Dương, từ vĩ tuyến 16 trở vào.
Ngày 9/8, trong một bản tuyên bố của chính phủ Trùng Khánh, Trung Quốc thông báo rằng quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm về sự đầu hàng của Nhật Bản tại Bắc Đông Dương[21].
Là vì chiến tranh rõ ràng đã đến ngày kết thúc: những quả bom nguyên tử ném xuống Hirosima và Nagasaki (6 và 9/8) đã gióng lên hồi chuông báo tử cuộc kháng cự của Nhật Bản; hơn nữa ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, đánh vào Mãn Châu và thọc thẳng xuống Triều Tiên. Những sự kiện đó không thể không có một tiếng dội mạnh mẽ xuống Đông Dương.
Tại Calcutta và Côn Minh, người ta tích cực chuẩn bị tinh thần. Calcutta đã đề nghị gửi ngay (lúc Nhật đầu hàng) những toán tình báo mật DGER và những toán hỗn hợp Thuộc địa/DGER qua Sài Gòn, Hà Nội, Huế và Phnôm Pênh. Căn cứ vào thái độ của Mỹ, các toán tình báo này phải hoạt động bằng các phương tiện do Lực lượng 136 Anh cung cấp. Nhưng rồi chính do tình trạng giao thoa Trung - Mỹ mà người Pháp bắt buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của Mỹ để “đi Hà Nội”. Quả thực OSS nhận trách nhiệm thăm dò tại chỗ những dư luận và tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với những đạo quân sắp đến giải giáp, rồi thay thế quân Nhật trong vấn đề duy trì trật tự. Để thực hiện “cuộc thăm dò” này, OSS cần có sự giúp sức Pháp, ngày 20/8 người ta đã thỏa thuận với nhau rằng Sainteny và bốn nhân viên toán ông sẽ đi theo phái đoàn đầu tiên của OSS, của viên sĩ quan hành chính Patti, đến Hà Nội.
Lúc này, Pháp trong tay không có (trừ một trung đoàn đóng căn cứ ở Xri-Lanca, các tiểu đoàn đóng ở Trung Quốc và vài ba toán com mang đô) một đơn vị nào sẵn sàng sang Đông Dương; không có một tàu thủy vận tải nào (vì tất cả tàu thủy của Pháp đều nhập vào của Đồng minh), không có một dợn vị không quân nào tự trị. Tuy vậy, Paris đã quyết định: Ngày 16/8, De Gaulle cử đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu làm Cao ủy của Pháp tại Đông Dương và tướng Leclerc làm tổng chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp tại Viễn Đông (thay thế tướng Blaizot) - Leclerc đi ngay từ hôm 18/8. Từ ngày 22, ông ta sẽ có mặt tại Kandy ở đại bản doanh của Mountbatten.
Về phần mình, De Gaulle đến Washington ngày 22; tại đây ông có những cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Truman, trong đó đáng chú ý nhất là được Hoa Kỳ chính thức thừa nhận bằng văn bản cụ thể chủ quyền của nước Pháp trên xứ Đông Dương. Về phía Anh, De Gaulle còn giành được nhiều thắng lợi hơn nữa: một thỏa hiệp Pháp - Anh về nguyên tắc và cách thức khôi phục lại quyền hành của Pháp tại Đông Dương (24/8). Ngay từ ngày 22/8, những “đội quân” Pháp đầu tiên chịu trách nhiệm khôi phục quyền hành của Pháp tại Sài Gòn, Hà Nội và Huế đã xuất phát từ Bengale. Ngày 22, Cédile nhảy dù xuống Nam Kỳ, Messmer xuống Bắc Kỳ. Họ được chỉ định làm chức vụ “Ủy viên Cộng hòa Pháp” đầu tiên trên những lãnh thổ này.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)