Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16: Thái Độ Các Nước Đồng Minh Và Những Phương Tiện Hành Động
uy nhiên, với Chính phủ Pháp, sự ưu tiên từ đây nằm ở những vấn đề khác: các lực lượng quân sự của Pháp ở Đông Dương đã ra sao rồi? Ít lâu sau, người ta được tin là tại Bắc Bộ và Lào, một số đơn vị lui về biên giới Trung Quốc, trong những điều kiện hết sức khó khăn. Quân số còn bao nhiêu? Trong tình trạng nào? Người ta ra lệnh cho các cấp chỉ huy, tướng Sabattier và tướng Alessandri phải bám chắc và cầm cự cho đến cùng trên mảnh đất Đông Dương. Khó khăn đấy.
Người ta bèn đi thăm dò thái độ các nước Đồng minh. Paris yêu cầu người Trung Quốc và người Mỹ giúp đỡ các đội quân đó của Pháp, bảo vệ cho họ rút lui và sau đó là thu nhận họ, trang bị lại cho họ, đưa họ trở lại sẵn sàng khi có điều kiện là chiến đấu ngay trên vùng biên giới và trên đất Bắc Bộ.
Thực ra, người Trung Quốc và nhất là người Mỹ sắp tỏ ra thiếu nhiệt tình hợp tác, lại còn thù địch nữa là đằng khác. Bộ chỉ huy Trung Quốc thì rất dè dặt, còn Bộ chỉ huy Mỹ, do tướng Wedemeyer lãnh đạo, chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm của Roosevelt, thì hoàn toàn thù địch. Ông ta sẽ từ chối mọi sự giúp đỡ. Những người Pháp đến Trung Quốc bị rơi vào giữa một môi trường thù địch và thái độ của họ thường thiên hẳn về Vichy và chống đối De Gaulle chẳng dàn xếp được gì. Dư luận đánh giá họ, dù là dân thường hay quân nhân, cũng đều rất nghiêm khắc[13]. Những cái đó không ngăn trở việc hình thành một nhóm hạt nhân vũ trang người Pháp đóng tại Vân Nam và người chỉ huy của nó, tướng Sabattier, được Paris giao cho những quyền hạn rất lớn.
Paris trang bị cho những khả năng hành động của mình. Người Anh đã nhận sát nhập vào “lực lượng 136” của họ một trung đội quân Pháp có nhiệm vụ hành động ở Đông Dương. Đặt căn cứ tại Calcutta, trung đội này chỉ có thể hoạt động hữu hiệu bằng cách liên hệ với phái đoàn quân sự Pháp tại Trung Quốc (MMF) đang có một căn cứ tại Côn Minh (M-5). Phái đoàn này được tổ chức lại trong tháng 10-11/1944 và giờ đây đang liên kết cả một hệ thống tình báo trên biên giới Trung Quốc, từ Vịnh Bắc Bộ suốt đến thượng lưu sông Mékong. Nó tập trung và phát những tin tức, và hiệu quả của nó ngày càng tăng lên do một số phần tử SR (tình báo) nội địa, nhất là của chiến khu[14] (Cao Bằng).
Bây giờ Đông Dương đã là một nước “bị chiếm đóng”, thì chính các cơ quan đặc biệt của Pháp, cơ quan DGER (Cơ quan tổng chỉ đạo nghiên cứu và tìm tòi) của đại tá Passy Dewavrin phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động ở đó 2 DGER đóng ở Calcutta dưới cái tên là SLFEO (Ban Liên lạc Pháp tại Viễn Đông - Section de Liaison Française D’ Extréme Orient) và dưới quyền chỉ huy của đại tá Roos, “Vụ Hành động” (SA) hợp nhất với SR. một đài phát thanh được đặt tại Côn Minh. Tháng 4/1945, người ta gửi từ Paris sang để phụ trách vị trí này một người chỉ huy mới, đại úy kỵ binh Jean Sainteny. Chỉ trong thời gian rất ngắn, Sainteny được mọi người thừa nhận là một tay động viên và tổ chức có tài do có một uy tín lớn đối với nhân viên cơ sở của mình, lại nhờ có một quá khứ và nhiều kinh nghiệm kháng chiến.
Biên giới được chia thành từng khu vực, giao cho những chỉ huy vừa có trách nhiệm thu lượm tin tức vừa tổ chức những trận đánh du kích hoặc phá hoại. Chắc chắn là họ có liên hệ với Calcutta (có nghĩa là với quân Anh) nhưng họ vẫn tìm được cách quan hệ cộng tác đứng đắn với cơ quan tình báo bí mật của Trung Hoa và nhất là tình báo Mỹ, đặc biệt với cơ quan OSS (Cục Chiến lược) thấm nhuần tư tưởng chống thực dân của Roosevelt. Nhưng Roosevelt vừa qua đời (12/4/1945) và mối lo sợ của Paris về các phương án “bảo hộ quốc tế” (trusteeship) của Mỹ đối với Đông Dương được xóa bỏ dần.
Trước mắt, vấn đề là phải liên tục quấy nhiễu người Nhật và tiến hành tại Đông Dương những hành động lật đổ chúng. Chính giữa lúc người ta lấy làm tiếc mà nhận ra rằng cho đến nay chưa có một quan hệ nào với một tổ chức nào của Việt Nam thì bỗng nhiên có những cuộc tiếp xúc, tại một vài khu vực nào đó với những người lãnh đạo địa phương của Việt Nam[15].
Cùng một lúc, Paris tiếp tục những cuộc chuẩn bị quy mô lớn: thành lập “đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông” (CEFEO). Nó đã có sẵn nhiều yếu tố đóng hoặc ở Ceylan (Srilanca) hoặc ở Algérie hay Madagascar, tất cả dưới quyền chỉ huy của tướng Blaizot; không kể một vài đơn vị tập hợp tại Trung Hoa và vẫn do tướng Sabattier điều khiển và sau đó là tướng Alessandri. Nhưng hiện lúc này, cần phải chuyển ngay sang Viễn Đông bằng con đường Thái Bình Dương và tất nhiên với sự giúp sức của Mỹ, hai sư đoàn quân mà người ta hy vọng có thể trực tiếp tham gia trận đánh cuối cùng chống lại quân Nhật. Với De Gaulle, phải có mặt khắp mọi nơi.
Trong đầu óc ông ta còn một mối nghi ngờ về những ý đồ của các nước Đồng minh và về cách thức người ta còn thừa nhận chủ quyền của Pháp trên Đông Dương. Hội nghị San Francisco vừa khai sinh ra Liên Hiệp Quốc (ONU). Thái độ của Liên Hiệp Quốc đối với các chủ nghĩa dân tộc Á châu sẽ như thế nào? Tuy nhiên, điều suy nghĩ trên đây tiếp diễn trong một tình trạng hầu như hoàn toàn không biết chút gì về thực tế đang diễn ra tại chỗ, ở Đông Dương.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)