To read a book for the first time is to make an acquaintance with a new friend; to read it for a second time is to meet an old one.

Chinese Saying

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 69
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14: Nguy Cơ Đe Dọa Từ Phía Nhật Bản
hưng với sự giải phóng hầu như hoàn toàn của nước Pháp và sự thất bại của chủ nghĩa Nazi đã gần kề, cuộc kháng chiến ở Đông Dương bỗng phát triển lên một tầm cỡ mới. Người ta làm một vài hành động thiếu khôn ngoan khiến quân Nhật bắt đầu cảnh giác. Ngày 20/10/1944, quân Mỹ đổ bộ lên Philippines, tại Leyte và từ Leyte sắp tiến về Manila. Tháng sau, đại sứ Nhật tại Đông Dương K. Yoshizawa, lúc rời nhiệm sở, có nói với ông De Boisanger, cố vấn ngoại giao của Decoux, rằng “Nếu mất Philipppines thì nước Nhật sẽ xét lại đường lối chính trị của nó đối với Đông Dương”. Chính là trong khoảng thời gian sáu tuần tiếp theo mà Tokyo quyết định xóa bỏ sự hiện diện quân sự của Pháp tại Đông Dương.
Với Paris, việc giải phóng Đông Dương đã được ghi vào chương trình những chiến dịch sắp tới. Một “Ủy ban hành động vì Đông Dương” đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Thuộc địa. “Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Pháp” (CPRF) thành lập ngày 10/9/1944, xác nhận tức khắc lời tuyên chiến với Nhật Bản. Ngay từ ngày 13/9/1944, Ủy ban quốc phòng đã quyết định tổ chức hai sư đoàn cho một “đạo quân viễn chinh Pháp tại Viễn Đông”. Trang thiết bị xin với Washington, mà ai cũng biết thái độ công khai thù địch với vấn đề Đông Dương lại trở về với Pháp, chí ít là dưới hình thức thuộc địa. Nếu sự chuẩn bị quân sự chiếm phần ưu tiên, người ta cũng không kém quan tâm tìm cách xác định một đường lối chính trị mới. Tại Bộ Thuộc địa, một nhóm đặc biệt được thành lập nhằm mục đích này, với người lãnh đạo là H. Laurentie và L. Pignon, trong lúc đó người ta gửi đi Calcutta những nhà cai trị nhằm tăng cường thêm cho “Cơ quan hành động”.
Biết chắc Nhật Bản sẽ không thể không tìm cách thanh toán, trong thời gian rất gần, chính quyền của Pháp tại Đông Dương, De Gaulle muốn tổ chức cuộc kháng cự chống lại hành động bạo lực rất có thể xảy ra ấy, bằng cách khuyến khích Mordant và binh lính ông ta ngay từ bấy giờ phải có những biện pháp thích hợp, bằng cách xây dựng cơ sở cho sự viện trợ rất cần thiết của bên ngoài. Để chuẩn bị cái ngày J ấy, một phái đoàn mới lại được giao cho Langlade cầm đầu. Lần này Langlade có thể gặp Decoux, và trao cho ông ta, ngày 28/11, những chỉ thị của Chính phủ Pháp. Chính phủ ghi nhận thái độ tuân phục của ông toàn quyền và ra lệnh cho ông ta hãy giữ chức vị của mình “cho đến khi nào người ta thấy cần phải đổi khác”. Trong lúc chờ đợi, ông ta phải “duy trì tạm thời và bằng chiến thuật đối với kẻ thù một bề ngoài như thế nào đó cho phép bảo vệ và giữ gìn được tất cả những phương tiện của chúng ta”.
Dưới danh nghĩa Decoux - làm chủ tịch trên giấy tờ - một Hội đồng Đông Dương mà Mordant được cử làm phó chủ tịch đã được thành lập và sẽ nắm lấy thực quyền chỉ huy quân sự của cả nước. Nhưng ông Bộ trưởng Thuộc địa trong một thông điệp ngày 29/11, tuyên bố: “Việc giải phóng Đông Dương đòi hỏi phải có những sự chuẩn bị và phải có thời hạn. Giữ nguyên trạng cho đến lúc có lệnh mới là lập trường phù hợp hơn cả với khả năng của nước Pháp”.
Trong bản báo cáo được viết lúc ông trở về và đề ngày 15/12/1944, F. de Langlade rút ra vài kết luận bi quan từ chuyến công cán đó. Bản báo cáo trước hết nhấn mạnh về mối nguy cơ gây nên do “vô số những việc làm lộ liễu” và “những điều vi phạm an ninh... Đặc điểm tiêu biểu của những người Pháp, quân cũng như dân, là khả năng nói những chuyện tạp nham thiếu suy nghĩ. Cái thói xấu ấy dẫn đến một mối nguy hiểm chưa từng thấy... Thời gian ở thuộc địa khá lâu và tuổi trung bình của người Pháp khá cao khiến họ không có thể chịu khó kéo dài. Không nên có ảo tưởng gì về khả năng kháng chiến lâu dài của họ trong hoạt động du kích...” Ông ta viết tiếp:
“… Hiện tại, quân Nhật chưa thấy cần thiết phải thay đổi nguyên trạng, nhưng họ có đủ mọi khả năng để thay đổi vào một thời điểm nhất định nào đấy, và chắc chắn họ nắm được những tin tức cần thiết nếu không phải là ở từng chi tiết thì ít ra cũng trên phương diện tổng quát về một phong trào thù địch với họ.
“Trong sáu tháng nữa cuộc kháng chiến tại Đông Dương không thể hy vọng gì ở bên ngoài và chúng ta cần thiết phải bỏ qua cái hy vọng ấy đi nếu chúng ta không muốn cho cuộc kháng chiến trở thành đối tượng của một cuộc phiên lưu đẫm máu mà không mang lại được kết quả chiến lược nào.
“Cuộc vận động đối với người Annam và người các dân tộc khác của Liên bang (Đông Dương), quan trọng hàng đầu cho tương lai, đến nay chỉ mới làm lướt qua. Đúng ra chúng ta phải tập trung phần lớn những cố gắng trước mắt của chúng ta vào công việc đó”.
Langlade nêu lên rằng: “Những thành viên của khu vực chính trị đã đến quá muộn màng. Người Hà Lan, người Anh đã được chuẩn bị kỹ càng hơn chúng ta để phục hồi ngay những cơ quan dân sự ở các thuộc địa của họ. Chúng ta không thể tính chuyện thu hồi được nhiều công chức trong nước. Họ đã quá mệt mỏi về tinh thần cũng như vật chất; họ đã không biết diễn biến theo chiều hướng những quan điểm thuộc địa được xác định tại Brazzaville.
“Người dân Đông Dương rất thỏa mãn đã tránh được chiến tranh, nhưng họ sẽ không ủng hộ cuộc kháng chiến một cách tích cực chừng nào họ chưa nhìn thấy trước mắt những thắng lợi quân sự tại địa phương...”.
Nhưng quân Nhật nhận xét rằng nước Pháp giờ dây đã có một chính phủ thống nhất và chính phủ này đang tuyên chiến với họ, ngay từ ngày 14/9 đã quyết định ở cấp độ cao nhất, nguyên tắc sẽ dùng vũ lực để loại bỏ quân đội Pháp ở Đông Dương, nhưng cuộc chiến đấu gay go sắp sửa diễn ra tại Philippines đã khiến bộ Tham mưu Nhật nghiêng về phía, hoãn lại một thời gian. Tình huống trở nên cực kỳ nguy hiểm. Ngày 23/1/1945, De Gaulle điện cho Mordant - là người được giao trách nhiệm phát động “phương án A” (trường hợp quân Nhật tấn công): “Lực lượng Pháp tại Đông Dương không được để mất khả năng chiến đấu với bất cứ giá nào”.
Tuy nhiên, cuộn khủng hoảng lớn chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra. Đêm 9/3/1945 trên toàn cõi Đông Dương, quân đội Nhật hành động, chỉ ít lâu sau khi đô đốc Decoux khước từ một tối hậu thư của Nhật yêu cầu ông ta, để thực hiện thỏa thuận phòng thủ chung ngày 8/12/1941, phải đặt quân đội Pháp dưới quyền của một bộ chỉ huy hỗn hợp Nhật - Pháp. Tất cả các doanh trại của Pháp đều bị tiến công và phần lớn đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa. Hôm sau 10/3, quân Nhật nhận lấy trách nhiệm điều hành công việc hành chính của cả nước. Việc người Pháp mất quyền kiểm soát thực tế đối với xứ sở này sẽ tỏ ra vô cùng tai hại.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)