Sometimes the dreams that come true are the dreams you never even knew you had.

Alice Sebold

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 69
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Chống Đối Ư? Không, Cách Mạng!
hoảng những năm 1892-1895, dân tộc Việt Nam đã phải chấm dứt mọi cuộc kháng chiến vũ trang chống bọn xâm lược và chịu nhẫn nhục chờ đợi “những sự kiện mới”.
Từ đầu thế kỷ này, Chính phủ Pháp với những lực lượng trật tự của nó đã nhờ một tinh thần cảnh giác không ngừng ngăn cản không cho những hoạt động chống Pháp đạt tới những mức độ nguy hiểm. Trong ba mươi năm, từ 1897-1927, cuộc kháng chiến chống chính quyền thực dân chỉ còn là công việc của những nhóm lẻ tẻ, những cụm con con, những thanh niên trai tráng dũng cảm, độ lượng, lý tưởng, có khi hứng khởi, xuất thân trước hết từ những gia đình trí thức truyền thống, rồi theo nhịp độ tiến dần, từ những môi trường hỗn hợp (nông dân, nhà buôn, thợ thủ công, giáo viên hoặc thư ký hành chính v.v...). Bị Sở Mật thám theo dõi, tất cả hoặc hầu hết họ đều đã bị bắt giam hoặc bị vô hiệu hóa, hoặc nữa bị cưỡng bức thuyết phục bằng những biện pháp khác nhau từ bỏ mọi hoạt động chính trị hay ít ra là chấm dứt phản kháng. Lời hứa của Chính phủ Pháp sẽ cho con cái các gia đình tư sản, được dạy dỗ theo kiểu phương Tây, vào làm việc ở các cơ cấu hành chính hoặc kinh tế, đã có tác dụng làm cho người ta kiên nhẫn đợi chờ... Bản thân chế độ quân chủ cũng bị tước hết quyền lực chính trị, mặc dầu một ông vua trẻ, Duy Tân, năm 1916, đã phản kháng mãnh liệt tại Huế. Duy Tân lập tức bị truất ngôi và đày sang đảo La Réunion. Bảo Đại, ông vua cuối cùng một ngày kia sẽ nói: “Quyền hành duy nhất của Trẫm là phong sắc cho các vị thành hoàng làng xã”.
Không khí chính trị bắt đầu thay đổi vào những năm 1926-1927 sau khi những mộng đẹp nẩy sinh từ thắng lợi của cánh tả trong các cuộc tuyển cử ở Pháp tháng 5/1924, bị vỡ. Mặc dù một nhân vật cánh tả, Alexandre Varenne, được cử làm toàn quyền Đông Dương, sự đổi mới cũng chỉ biểu hiện ở vài cải cách không đáng kể về chi tiết. Những quyền tự do cơ bản (báo chí, hộp họp, lập đoàn, đi lại, bầu cử...) vẫn bị từ chối đối với người Việt Nam. Việc theo dõi của mật thám và cảnh sát không một chút nào buông lỏng. Mọi khả năng sửa đổi chính trị từ đây hầu như bị đóng cửa. Không có bóng dáng một cải cách nào sâu sắc; không một triển vọng đổi thay nào bằng con đường nghị trường hoặc bằng con đường nào khác, đã thuyết phục đại bộ phận thanh niên Việt Nam xác định rằng: dưới chế độ thuộc địa, đất nước Việt Nam và bản thân tuổi trẻ Việt Nam cũng sẽ không có một tương lai nào; rằng chế độ thuộc địa tự thân nó không có khả năng cách tân, chỉ có thể thay đổi bằng bạo lực. Vậy là cái ý niệm Cách mạng và cách mạng quyết liệt đã thâm nhập vào ý thức người Việt Nam từ giữa thập niên 20. Và nó sẽ không bao giờ ra khỏi nữa. Tình thế chỉ có thể dẫn tới một sự bùng nổ. Vấn đề là biết nó sẽ nổ ra lúc nào và như thế nào.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)