Những gì làm bạn đau khổ sẽ dạy bạn nhiều điều.

Benjamin Franklin

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3248 / 87
Cập nhật: 2016-03-29 17:15:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16
hoa chưa học qua lớp nuôi dạy trẻ nào nhưng chị không lúng túng lắm khi đón các cháu nhỏ. Nhà trẻ chưa có ư? Chị vận động các ông bố, bà mẹ, các đoàn viên thanh niên, công đoàn dành một ngày chủ nhật làm cho các cháu ngôi nhà, vài cái giường, mấy cái cũi, chạn bát, rổ rá...
Chị không có ai giúp việc. Những ngày đầu, các cháu thi nhau gào khóc vì nhớ bố, nhớ mẹ; vì bị gò bó, tù túng không được tung tăng chạy nhảy. Cùng một lúc, cháu bé ba tháng tuổi khóc đòi sữa; cháu một tuổi ỉa đùn; hai cháu ba tuổi đánh nhau; các cháu 4, 5 tuổi chạy đuổi, hò hét inh nhà trong lúc nồi bột đang sôi, nồi cơm vừa cạn. Thị Thoa phải lo cho các cháu ăn ngon, có chất bổ.
Điều đáng mừng là chị không cô đơn. Bất cứ bà nào, chị nào đi chợ đều ghé qua hỏi xem cô Thoa có gửi gì không? Các nông trường viên cũng rất có ý thức xây dựng nhà trẻ nên thường tự nguyện đến giúp cô Thoa. Các cháu trong vườn trẻ rất yêu và biết vâng lời mẹ Thoa. Thoa có thêm đàn con mới nên việc săn sóc em Thanh đều do chị Hạnh đảm nhiệm.
Giám đốc nông trường chỉ nghe những lời khen ngợi cô giữ trẻ Phạm Thị Thoa. Tuy rất ghét "vợ tên gián điệp" và luôn tự nhủ mình cần cảnh giác, ông chỉ dùng quyền lực của mình để hạ mức thưởng "Bằng khen" xuống "Giấy khen" cho chị. Lý do ông đưa ra khá xác đáng: mỗi quý chị về Hà Nội một ngày. Chị đi thăm người quen, thăm tình nhân? Tại sao chị luôn chọn ngày thứ sáu của tháng cuối mỗi quý? Chị có liên lạc với kẻ nào đó là đầu mối của tên Việt gian là chồng chị không?
Vì cảnh giác, giám đốc nông trường bí mật điều tra hành vi bí ẩn của Thoa. Ông dễ dàng tìm ra sự thật: Cô ấy về Hà Nội nhận hai suất học bổng cho con ở Bộ Giáo dục. Tại sao lại có điều vô lý này? Ông không ký bất cứ văn bản nào và ông tin chắc rằng giám đốc nhà máy in Tiến Bộ cũng chả dại gì ký đề nghị cho "vợ tên gián điệp" hưởng chế độ ưu đãi. Phải làm cách nào để tìm ra sự thật? Ông có nên nhân danh giám đốc nông trường đến Bộ Giáo dục để can thiệp không? Ông trao đổi với bí thư đảng ủy. Ông Kiều Văn Trọng gợi ý:
- Tuần sau, đồng chí bí thư tỉnh ủy về Hà Nội công tác, anh nên về cùng và nhờ đồng chí ấy hỏi cho.
Bí thư tỉnh ủy chưa gặp cô Thoa lần nào song ông muốn giải đáp thắc mắc cho cấp dưới. Ông tuyên bố:
- Tôi đã làm việc với Bộ Giáo dục. Đồng chí Bộ trưởng xác nhận là đã cấp học bổng cho cô Thoa theo đề nghị của Bộ quốc phòng.
- Anh đã hỏi bên Bộ Quốc phòng chưa? Chắc chúng ta không biết nổi điều bí mật quân sự?
- Không đâu. Tôi có anh bạn là thiếu tướng, công tác ở Bộ Tổng tham mưu. Anh ấy bảo đảm là đã xem hồ sơ gốc và khuyên chúng ta không nên tò mò, thắc mắc.
Giám đốc nông trường thở phào khoan khoái. Ông bàn với Bí thư đảng ủy:
- Chúng ta sai rồi nên phải sửa sai thôi. Nông trường ta đã có nhiều nhà trẻ. Tôi định giao cho cô Thoa lãnh đạo công tác nhà trẻ.
- Anh định bề bạt cô ấy giữ chức trưởng phòng, trưởng ban hay tổ trưởng?
- Cứ nâng lương cho cô ấy còn gọi chức vụ giao cho cô ấy là gì ta tính sau.
Chị Thoa và các con được trở lại nông trường bộ. Chị không hiểu vì sao có sự tín nhiệm này?
Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ - Nguyễn Trần Thiết Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ