Nếu bạn nghĩ bạn có thể hay không có thể, cách nào thì bạn cũng đúng cả.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3248 / 87
Cập nhật: 2016-03-29 17:15:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
hào ông ký!
- Trình đức cha. Mời cha ngồi.
Nguyễn Thanh Bình lại tiếp một cha đạo. Từ ngày xuống Hải Phòng, không hôm nào Bình không tiếp những người mặt áo chùng thâm ở các xứ đạo khác nhau. Những ngày đầu Bình thống kê mọi yêu cầu, lên kế hoạch và báo cáo từng việc với Giắc.
- Cha A xin cho xe chuyên chở 350 người. Cha B yêu cầu cấp lều cho giáo dân ở. Cha C muốn có bác sĩ khám bệnh cho trẻ em. Bộ Y tế, Bộ Kinh tế... xin phương tiện cho 2000 người.
Giắc ký giấy giải quyết nhu cầu của các nơi một cách chóng vánh. Làm ra bộ ngốc nghếch, Bình nêu thắc mắc:
- Anh Giắc này! Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải nhúng vào việc này? Lẽ ra bên dân sự phải lo cho giáo dân di cư chứ?
Giắc cười ha hả:
- Giữa anh và tôi, ai muốn dứt ra khỏi mớ bòng bong này hơn? Chắc chắn là tôi. Tôi muốn về quê hương, muốn dứt bỏ bộ quân phục này. Thế mà Bộ tư lệnh Pháp lại ủy nhiệm việc rắc rối này cho công binh. Đại tá Giô-dép lôi tôi với anh vào cuộc. Anh sẽ thay tôi nắm các đầu mối này.
- Anh Giắc này! Anh có nghĩ là sẽ có ngày anh trở lại Việt Nam không?
Giắc làm dấu thánh giá một cách cẩu thả, trả lời:
- Anh đã đọc hiệp định Giơ-ne-vơ chưa? Người Pháp còn trở lại đây làm gì nữa? Dù sao trước khi rút lui cũng phải...
Nguyễn Thanh Bình rất thích những cuộc nói chuyện tay đôi giữa anh và Giắc. Đây là lúc anh moi được nhiều tin tức nhất. Tâm trạng của tên sĩ quan người Pháp có nhiều xáo trộn: buồn vui, thất vọng, hy vọng... Giắc thực sự chưa muốn rời khỏi Việt Nam. Sống cuộc đời đế vương trên đất nước thuộc địa da vàng, Giắc có quyền uy, có thế lực, muốn gì cũng đạt được. Giấc buộc phải rời khỏi đất nước này vì y cảm thấy nhục nhã do nước Pháp đã thua trong cuộc chiến tranh và chính bản thân y đã thua trong mối tình với cô gái mà y ưa thích. Giắc không thiếu đàn bà. Quẳng vài đồng, mò xuống xóm là y có thể chọn bất cứ người con gái nào mà y muốn. Cẩm Nhung là trường hợp ngoại lệ. Cô gái này có dòng máu người Âu, thế mà cô ta lại không thích cùng với Giắc về Pháp. Phải chăng do Cẩm Nhung mê Trần Hảo? Không, Hảo chỉ là người đến trước. Nếu Pháp chưa thua ở Điện Biên Phủ, Hảo đâu xứng đáng là tình địch của Giắc? Giắc phải về Pháp và Hảo còn lại Việt Nam nên Hảo thắng? Đã có lần Thanh Bình khuyên Giắc:
- Quân đội Pháp đâu đã rút khỏi Việt Nam? Nếu anh vào Sài Gòn tậu một biệt thự rồi cưới Cẩm Nhung?
Giắc vỗ vai Thanh Bình:
- Anh mù tịt với thời cuộc. Quân đội Pháp rời khỏi Việt Nam nên dù muốn, tôi không thể ở lại đất nước này được. Về Pháp, tôi sẽ không quay lại Việt Nam để trở thành tù binh như tướng Đờ Cát-tơ-ri đâu!
- Sao anh không phối hợp với ông Giô-dép thuyết phục Cẩm Nhung cùng về Pa-ri?
- Khó khăn vì trái tim nàng quận chúa đang dành cho một người.
- Trần Hảo?
- Nếu là Trần Hảo, không có gì đáng ngại, Cẩm Nhung để ý đến anh.
- Tôi? Một kẻ nghèo xác xơ, chưa có địa vị gì trong xã hội.
- Nàng giàu và đại tá Giô-dép sẽ tạo thế cho anh.
- Anh Giắc! Anh là bạn, là thượng cấp của tôi nhưng cũng là đàn ông. Nếu anh đừng mặc cảm, không đơn phương rút lui khi chưa giáp trận, tôi sẽ giúp anh. Là thằng đàn ông, tôi không cam chịu sống nhờ vợ, lệ thuộc vào vợ. Tôi không để Cẩm Nhung ban ơn đâu.
- Cám ơn anh!
Giắc rất hài lòng vì lời hứa của anh nên đã giao việc:
- Anh phải nắm vững số quân và tài sản của các trung đoàn, tiểu đoàn. Nếu cần, anh phóng xe đến tận nơi kiểm tra. Rất nhiều lính đảo ngũ đã ở lại miền Bắc nhưng cấp chỉ huy vẫn khai có tên trong danh sách để nhận lương. Số mìn, thuốc nổ và những tài sản khác, họ để lại cho địa phương một, lại khai tăng lên thành mười. Anh nên rộng rãi với các cha đạo. Đây không phải là ý thích riêng của tôi mà là chỉ thị của thượng cấp. Có như vậy, chúng ta mới kéo được nhiều giáo dân di cư vào Nam.
Những ngày có mặt tại trại, Giắc bỏ hàng giờ để tiếp các cha cố. Với đầu óc con buôn chính trị, Giắc biết cách trục lợi nhiều nhất khi cần chi tiêu khoản tiền nào đó. Cha xứ đạo nào ca thán về nơi ăn, chốn ở của giáo dân quá khổ, Giắc rủ Bình đến tận nơi thị sát. Bình làm thư ký kiêm phiên dịch. Từ ngày sống chung, chưa bao giờ Bình thấy Giắc vồn vã, hồ hởi trò chuyện với những người dân Việt Nam thuộc lớp nghèo khổ. Nhưng lần này Giắc cho kẹo trẻ em, thưa gửi với ông bà già. Giắc chấp nhận những lời phàn nàn của cha đạo và đưa ra những lời hứa hẹn:
- Người Pháp là bạn của người Việt Nam. Trông thấy dân khổ cực, chúng tôi không đành lòng. Ngày mai, các bạn sẽ có lều bạt, gạo, muối và thịt hộp.
Trên đường về Giắc hỏi Bình:
- Anh làm cách nào mà chiếm được cảm tình của đại tá Giô-dép nhanh như vậy?
Bình không dám thổ lộ điều riêng tư với Giắc vì chưa rõ Giắc có phải nhân viên của Phòng Nhì Pháp hay không, hoặc Giô-dép khuyên anh thử thách Bình xem anh có ba hoa không nên đã trả lời lấp lửng:
- Có ông bố nào không ưa bạn của con gái và con rể tương lai của mình. Nhờ anh và cô Cẩm Nhung nên tôi được thơm lây.
Để lấy lòng Giắc, Thanh Bình thông báo một sự thật:
- Trước ngày rời Hà Nội, đại tá đã nói thẳng với tôi là muốn chọn anh làm con rể. Ông muốn sống những năm cuối đời bên cạnh anh, con gái và đàn cháu ngoại.
Giắc gật đầu tỏ ý hài lòng:
- Đại tá nhắn anh về Hà Nội gấp. Có lẽ ông sẽ giao cho chúng ta kiếm chỗ ở kín đáo cho ông trước ngày bàn giao Hà Nội lại cho Việt Minh.
- Còn Cẩm Nhung?
- Tôi không rõ quyết định cuối cùng của nàng. Hoàng đế Bảo Đại đang ráo riết vận động để ông ta trở lại chính trường nhưng Mỹ muốn dựng Ngô Đình Diệm lên.
- Có phải Ngô Đình Diệm là con thượng thư Ngô Đình Khôi? Sau Cách mạng tháng Tám, chính Ngô Đình Diệm đã bị Việt Minh bắt?
- Đúng, đúng. ông ta bị giam cùng với vệ sĩ Đỗ Mậu. Lúc đó Đỗ Mậu đang đóng lon cai (trung sĩ) khố xanh, một kẻ hết sức trung thành với chủ. Chính Đỗ Mậu đã cõng Ngô Đình Diệm vượt suối, trèo đèo, lẩn trốn Việt Minh khi ông vượt ngục. Cảm cái ân nghĩa đó, Ngô Đình Diệm coi Đỗ Mậu như con nuôi của gia đình họ Ngô.
- Tại sao Ngô Đình Diệm không theo sang Pháp để tỏ lòng trung quân, ái quốc, tôn thờ hoàng đế Bảo Đại?
- Anh ruột của Diệm là giám mục Ngô Đình Thục. Thục gửi gắm em mình cho đức Hồng y giáo chủ Xpen-man. Ông này rất có thế lực ở Mỹ, đang cố gắng bằng mọi giá đặt đứa con đỡ đầu của ông ta ngồi vào ghế thủ tướng của Miền Nam Việt Nam.
- Anh bỏ phiếu cho ai?
- Tất nhiên, mọi người Pháp đều muốn Bảo Đại trở về Việt Nam. Nếu vì lý do nào đó, ông ta không ngự trị trên ngai vàng, lên ngôi Hoàng đế thì ông ta cũng giữ cương vị Quốc trưởng để đối đầu với chính phủ do ông Hồ Chí Minh cầm đầu.
- Nếu Bảo Đại xuất hiện trên chính trường, Cẩm Nhung của anh sẽ trở về Huế
- Không đâu. Nhung không chịu gò mình trong lễ giáo phong kiến.
- Vậy cô Nhung sẽ ngả về phía Trần Hảo?
- Nàng mới cự tuyệt Hảo. Hảo không có chí khí nam nhi. Anh ta quá lệ thuộc vào ông bố.
- Chúc mừng anh. Anh chắc thắng một trăm phần trăm trong ván cờ không còn đối thủ.
- Tôi chưa lạc quan lắm. Hôm nay về Hà Nội, ta sẽ có lời giải đáp. Anh xong chưa?
- Anh và tôi, hai chàng độc thân có gì mà chuẩn bị. Nào, ta cùng đi. Anh làm tài xế chứ?
- Anh cho phép tôi. Tôi có thói quen đáng ghét là không tin tưởng tay lái của bất cứ ai. Tôi thích ôm vô-lăng điều khiển tay lái.
Về Hà Nội, Nguyễn Thanh Bình đến trình diện ngay sếp của mình. Đại tá Giô-dép tiếp anh hết sức thân tình và sau vài câu thăm hỏi xã giao, ông khóa cửa lại tâm sự, chính thức thông báo với anh.
Hai mươi năm trước, đại uý Giô-dép được dịp tháp tùng Bảo Đại nhân dịp hoàng đế vi hành Bắc Kỳ. Viên sĩ quan Pháp trẻ tuổi, rất đẹp trai và có nhiều tài lẻ đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của quận chúa Cẩm Loan. Đôi trai tài gái sắc đã thực sự mê nhau nên Cẩm Loan đã hiến dâng cho người tình ngoại quốc cái quý giá nhất của đời mình. Khi biết mình có thai, cô đã thú nhận với chú Bảo Đại, nhưng mọi quyền lực của vị hoàng đế cũng không giúp nổi cô đến với người cô yêu nên buộc lòng khuyên cô chấp nhận về làm vợ Ưng Toàn, người bằng lòng nhận cái thai có sẵn là của mình. Đại úy Giô-dép bị thất tình, đã thề là sẽ không tìm đến với người con gái thứ hai nào khác và anh ta giữ được lời hứa tuy anh rất giàu, có địa vị ngày càng cao và rất đẹp trai. Để thưởng cho mối tình chung thủy đó, quận chúa Cẩm Loan - tuy không nói ra lời hoặc viết trên giấy - đã trả Cẩm Nhung về cho người cha đẻ. Từ mấy chục năm qua, Cẩm Nhung không chỉ là con gái yêu mà là máu, là thịt, là cả cuộc đời của đại tá Giô-dép. Ông không tiếc con bất cứ yêu cầu gì. Ông chuyển cách xưng hô với Bình:
- Ta đã già rồi. Về Pháp, ta sẽ nghĩ cách rời bỏ quân phục này để kiếm việc làm trước ngày về hưu. Mối lo ngại duy nhất, choán hết mọi tâm trí ta là Cẩm Nhung.
Ngừng một phút để nén xúc động, ông tiếp với giọng ôn tồn, trầm lắng:
- Cẩm Nhung yêu con, con có biết không?
- Thưa, cháu linh cảm thấy chuyện đó.
- Cái lý do con đưa ra để khước từ nó, nó không những không giận mà có cảm tình với con hơn. Ta đã làm khổ cả cuộc đời Cẩm Loan nên ta chủ trương không can thiệp vào việc riêng của Cẩm Nhung.
- Bác xử sự như vậy là rất đúng.
- Hôm qua, Cẩm Nhung đồng ý theo ta về Pháp với một điều kiện... con thử đoán xem nó yêu cầu ta điều gì?
- Trước khi rời Việt Nam, bác và Cẩm Nhung về Huế thăm bà Cẩm Loan?
- Không đúng. Cẩm Nhung khá tế nhị. Nó không đặt bác và má nó vào hoàn cảnh khó xử.
- Cẩm Nhung đòi bác tổ chức đám cưới cho cô ấy với anh Giắc theo phong tục Việt Nam?
- Hừ, điều đó quá đơn giản. Ở Pháp có nhiều tiệm ăn do người Việt Nam làm chủ nên bác chỉ cần chi tiền, nói rõ mọi yêu cầu là sẽ được phục vụ quá mức hoàn hảo.
- Nếu vậy, cháu xin chịu.
Đại tá Giô-dép kể lại câu chuyện riêng giữa hai cha con. Theo suy tính của Cẩm Nhung thì Thanh Bình sẽ chưa nghĩ đến lập gia đình nếu chưa lập nghiệp. Để tạo đà thuận lợi cho Thanh Bình, Cẩm Nhung yêu cầu đại tá Giô-dép đỡ đầu cho người cô yêu. Về Pháp, cô sẽ giám sát Thanh Bình. Khi anh có địa vị, có tiền của, cô sẽ tìm đến với anh chắc lúc đó anh khó lòng khước từ cô.
Đại tá Giô-dép hạ thấp giọng thì thào bên tai Thanh Bình:
- Con đừng giận nếu ta nói với con điều này: là người cha, nếu được hỏi ý kiến lựa chọn giữa con và Giắc, ta không chút ngần ngại khi nói rõ ý của mình: Giắc. Giắc là đồng hương của ta. Nếu Cẩm Nhung lấy Giắc, ta không chỉ có hạnh phúc trước mắt là ở gần con gái, con rể mà tương lai sẽ được quây quần bên đàn cháu ngoại. Tuy nhiên, ta chấp nhận sự lựa chọn của Cẩm Nhung với hy vọng là thời gian sẽ giúp nó thay đổi ý kiến.
- Cháu nghĩ rằng một khi đã sống ở Pa-ri gần bác, gần anh Giắc, cô Cẩm Nhung sẽ chọn Giắc.
Đại tá Giô-dép khoát tay:
- Thôi, ta hãy gác chuyện đó lại. Trước mắt, ta định cất nhắc con. Con sẽ giữ chức trưởng phòng trong cơ quan của ta. Ta sẽ gửi gắm con cho các bạn ta và con sẽ có cương vị đáng kể trong Tổng nha An ninh quốc gia của Chính phủ Việt Nam. Con nên chọn tên khác. Ta sẽ gọi con là Nguyễn Hải Phòng vì ta đã gọi con từ Hải Phòng về theo ý Cẩm Nhung.
- Cháu vô cùng biết ơn bác. Mong bác luôn thư từ, chỉ bảo cho cháu.
- Nhất định rồi. Ba ngày nữa ta sẽ rời Hà Nội với Cẩm Nhung. Rất có thể ta sẽ vĩnh viễn không quay lại Hà Nội nữa nên ta muốn con sống chung với ta những ngày này.
Nguyễn Thanh Bình từ chối khéo vì anh còn biết bao nhiêu việc phải làm ở Hà Nội. Nếu sống trong nhà Giô-dép, anh sẽ mất hết tự do, mỗi bước đi đều bị giám sát, theo dõi.
Anh bàn:
- Cháu rất sung sướng trước vinh dự và tình cảm bác dành cho. Vì bác đã bộc lộ tâm sự nên cháu mạnh dạn xin phép không nhận lời bác.
- Vì sao?
- Bác đừng nên thả hổ về rừng. Cháu sống cùng nhà với Cẩm Nhưng ba ngày thì tình cảm giữa cháu và Nhung sẽ phát triển và nếu cháu không giữ gìn được, Cẩm Nhung sẽ rơi vào tình cảnh của bà Cẩm Loan trước đây.
Đại tá Giô-dép cười sằng sặc:
- Giỏi! Thằng này giỏi! Những đứa thiếu bản lĩnh sẽ bập lấy cơ may hiếm có này để cầu thân, để nịnh nọt, ton hót song con đã tôn trọng ta theo cái kiểu mà ta hết sức hài lòng.
Ông già rút trong ví tấm ảnh cũ chụp chung với Cẩm Nhung đề phía sau "Tặng Nguyễn Hải Phòng, con đỡ đầu của ta. Ba - Đại tá Giô-dép Các-păng-chi-ê" rồi trao cho Bình:
- Con giữ lấy món quà này làm kỷ niệm trước lúc chia tay. Con không nên gặp lại cô học trò nhỏ Lê Tâm Trinh nữa mà nên về Hải Phòng sớm. Tương lai, con sẽ đảm nhiệm an ninh trong số người miền Bắc di cư vào Nam. Ta thông báo trước để con chuẩn bị vốn khi ra mắt những ông chủ mới của con tại Tổng nha An ninh quốc gia.
Đại tá Giô-dép ôm hôn đứa con đỡ đầu hết sức thắm thiết. Nguyễn Thanh Bình quay về khách sạn. Anh đến điểm hẹn ở Bạch Mai đúng giờ quy định. Bác Ba Sơn đã chờ. Bác im lặng nghe A18 báo cáo. Có lẽ rất ít cán bộ tình báo lọt vào hàng ngũ địch thuận lợi như A18 và cũng chưa ai leo nhanh trên nấc thang danh vọng như anh. Đại tá Giô-dép đã mất cảnh giác ư? Tên trùm gián điệp này đã bị tình cảm chi phối lý trí, lấn át lý trí. Vết thương lòng với Cẩm Loan trong lão trỗi dậy và tình yêu cua người cha cô đơn với mối đe dọa bị mất đứa con gái độc nhất đã thúc đẩy lão không phải là kẻ ban ơn mà phải chịu ơn Thanh Bình. Không phải bất cứ điệp viên sừng sỏ, với nhiều kinh nghiệm, từng trải nào cũng lọt vào hàng ngũ địch "êm" như Thanh Bình.
Bác Ba Sơn trân trọng những tư liệu của A18 cung cấp và nói thẳng những nhận định của mình với Nguyễn Thanh Bình rồi chỉ thị:
- Không phải ngẫu nhiên mà Giô-dép đổi tên đồng chí là Nguyễn Hái Phòng. Giô-dép tung đồng chí ra công khai là nuôi ý định gắn bó với đồng chí lâu dài. Nên tận dụng triệt để lợi thế cố luồn càng sâu, leo càng cao càng có lợi cho Tổ quốc.
Nguyễn Thanh Bình nhất nhất tuân theo vì anh đã hiểu nhiệm vụ phải làm. Anh cố dằn mình lại không về gặp vợ con. Vợ chồng chị Loan giận anh lắm, sẽ làm toáng lên, sẽ không tha thứ cho anh. Còn chị? Anh thông báo cho chị về việc hoãn cưới Cẩm Nhung để làm gì? Anh không muốn xáo trộn cuộc sống đã trở lại bình lặng của chị.
Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ - Nguyễn Trần Thiết Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ