Love is like a glass door… sometimes you don’t see it, and it smacks you right in your face.

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3248 / 87
Cập nhật: 2016-03-29 17:15:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
iện Biên Phủ thất thủ. Nguyễn Thanh Bình vui như mở cờ trong bụng. Anh muốn hát vang, hò reo cho thỏa thích. Pháp đã bại trận rồi. Ngày mà người Pháp nói chung, đại tá Giô-dép Các-păng-chi-ê, đại úy Giắc Đuy- boa và Cẩm Nhung nói riêng rời khỏi Việt Nam không còn xa nữa. Nhiệm vụ của anh sắp hoàn thành rồi. Anh sẽ vứt bỏ chiếc mặt nạ đang phải mang hàng ngày để sống như một người bình thường bên cạnh vợ và hai con của anh: bé Hạnh, bé Thanh. Cu Thanh đã gần một tuổi rồi. Thằng bé thật bụ bẫm, ngộ nghĩnh, trông rất giống anh. Anh không thể ở bên cạnh lúc chị sinh nở. Anh chị chủ nhà không nửa lời trách anh vì đã "đọc" được tình cảm thật của anh. Anh vồ vập, yêu con trai thật lòng. Tiếc rằng anh không thể và không dám đến thăm con hàng ngày. Điều đó sẽ không xẩy ra nữa. Anh sẽ mua một căn hộ, đón vợ, con và mẹ vợ về chung sống. Ngày hạnh phúc đã gần kề rồi. Anh sung sướng lắm song anh phải giả bộ mặt đưa đám, tỏ ra đau buồn trước tin bại trận ở Điện Biên Phủ. Anh đến chia buồn với Giắc. Giắc thổ lộ:
- Pháp và Việt Minh sẽ ký hiệp định Giơ-ne-vơ. Tôi sẽ về Pháp nối nghiệp trồng nho - Không rõ cô Cẩm Nhung có về Pháp theo đại tá Giô-dép không?
- Chắc lúc này tâm trạng mọi người đang xáo động. Hãy ráng đợi ít lâu nữa anh Giắc ạ! Theo nhận xét của tôi, cô Cẩm Nhung ít chú ý tới mối quan hệ với má ruột và gia đình hoàng tộc.
Vào đầu tháng 6 năm 1954, Cẩm Nhung tạt qua chỗ làm việc của anh. Anh tươi cười:
- Chào bà hoàng! Ngọn gió nào đưa cô tới đây vậy?
- Anh cấm tôi tới thăm anh sao? Từ ngày quen biết, chúng ta đã gặp nhau cả chục lần rồi.
- Nhưng chưa bao giờ cô hạ cố đến nơi làm việc của tôi.
Cẩm Nhung nhỏ nhẹ, vẻ dàn hòa:
- Anh Bình! Cẩm Nhung có việc riêng nhờ anh Bình góp ý. Chiều mai Nhung chờ anh lúc bốn giờ. Địa chỉ của Nhung đây.
Cẩm Nhung trao cho Bình tấm danh thiếp. Cái lối mời khách như ra lệnh, không cần biết khách có giờ rảnh không, có thú vị với cuộc hẹn hò đó không của Cẩm Nhung - một quận chúa, một cô gái đẹp con nhà giàu, có địa vị cao - buộc Bình phải nở nụ cười:
- Tôi không chờ đợi có diễm phúc này. Tôi xin có mặt trước giờ hẹn mười lăm phút.
- Nếu vậy anh sẽ phải chầu chực ngoài cửa vì vào giờ đó Cẩm Nhung chưa về.
- Tôi lại thích đến điểm hẹn trước để hưởng thú vui chờ đợi cô.
- Anh lỳ lắm. Thôi được, Cẩm Nhung sẽ đón anh lúc ba giờ chiều.
Đêm hôm đó, Nguyễn Thanh Bình khá băn khoăn về lời hẹn với người đẹp. Anh đâu cần tới Cẩm Nhung và đại tá tình báo Giô-dép Các-păng-chi-ê, ba đẻ của cô gái.
Chiều hôm sau Thanh Bình đi bộ về phố Hoàng Diệu. Vừa trông thấy khách, Cẩm Nhung đã mở rộng hai cánh cổng sắt, tự trách:
- Cẩm Nhung thật thiếu sót. Lẽ ra Nhung phải đưa xe tới đón anh.
- Cám ơn. Tôi sợ anh Giắc và không có ý định chuốc sự hiểu lầm với anh Trần Hảo.
Cẩm Nhung mặc bộ đồ đầm bằng lụa, màu tím Huế. Thanh Bình đoán được ngay dụng ý của chủ nhà. Màu tím Huế dễ nhắc đến dòng dõi hoàng tộc của nàng quận chúa và tôn thêm nước da vốn đã trắng hồng. Vải lụa mỏng dính tô đẹp thêm đường nét khiêu gợi trên cơ thể khá cân đối của chủ nhà. Cẩm Nhung chủ động khoác tay khách lên gác, giới thiệu:
- Nhà có tám phòng. Trừ phòng ngủ của ba, phòng tiếp khách, nhà ăn, Nhung có riêng năm phòng: phòng hòa nhạc, phòng chơi bóng bàn, phòng ngủ, phòng khách riêng và phòng họa. Nhung sẽ chơi nhạc cho anh thưởng thức và giới thiệu những tác phẩm hội họa.
Cẩm Nhung dẫn bạn trai đi thăm từng phòng. Nhà rộng và vắng vẻ quá! Những người hầu, tài xế, bồi bếp, con sen không được bén mảng lên nhà nếu không có lệnh chủ gọi. Cẩm Nhung khoác tay anh rất tự nhiên. Cô dẫn anh vào phòng họa. Có khoảng năm chục bức tranh chủ yếu là tranh phong cảnh, treo trên tường. Tranh nào cũng được đặt trong loại khung đẹp, đắt tiền. Qua phòng tranh, Thanh Bình biết được những nơi Cẩm Nhung đã đặt chân tới. Ông Giô-dép đã cùng con gái sang Anh, Ý, Nhật, Trung Quốc. Bình trầm trồ khen:
- Từ ngày quen biết, hôm nay tôi mới được thưởng thức tài nghệ của họa sĩ Cẩm Nhung. Cô học vẽ ở đâu vậy? Cô thật có hoa tay. Sao cô không vẽ chân dung? Tranh lụa của cô có hồn lắm song nếu cô vẽ tranh dùng chất liệu sơn mài độc đáo của Việt Nam, tôi nghĩ là dễ truyền cảm hơn.
- Anh quá khen vậy thôi. Tôi không dám nhận là họa sĩ đâu. Nhung chả học ở trường nào, mà mời thầy dạy riêng tại nhà. Nhung vẽ chỉ để giải trí thôi. Anh sang đây, Nhung sẽ đàn cho anh nghe.
Thanh Bình nhận ngay được tín hiệu trong cách xưng hô của nàng quận chúa. Cô không tự xưng là tôi mà đã biểu lộ vẻ thân mật bằng cách nhỏ nhẹ, dịu dàng xưng tên của mình. Bao giờ cô ấy sẽ chuyển gam từ Nhung thành "Em"? Bình không có ý định thúc đẩy cho quá trình này tiến nhanh hơn mà cố ý giữ khoảng cách như cũ.
Cẩm Nhung bật đèn điện tỏa ra ánh sáng mờ ảo. Cô ngồi trước đàn pi-a-nô hỏi:
- Anh thích nghe bản nhạc của ai? Bét-tô- ven hay Mô-da?
Thanh Bình cười:
- Cô định tiếp tôi trong vòng một giờ, hai giờ hay cả buổi tối hôm nay? Trong phòng có cả ghi-ta, đàn măng-đô- lin, đàn tranh, đàn tì bà, sáo, tiêu, kèn ác-mô-ni-ca,... Nếu tôi đòi cô chơi mỗi nhạc cụ một bài thì sao?
- Nhung sẵn sàng. Nhung là chủ nhà - Chủ nhân xin chiều theo mọi sở thích của khách.
Bình chỉ vào mấy chiếc máy hát với hàng trăm đĩa hát:
- Kể cả nhẩy?
- Rất vui lòng. Phòng này có trang bị cách âm và sàn nhẩy không đến nỗi tồi.
Thanh Bình lựa lời từ chối khéo:
- Hy vọng vào một dịp khác tôi sẽ nhận được vinh dự nhẩy với cô. Cô không định chỉ cho tôi thăm hai phòng chứ? Cô có quyền sở hữu năm phòng riêng cơ mà? Tôi chơi bóng bàn không giỏi và chả dám mạo muội vào phòng ngủ của cô. Ta sang phòng khách chứ?
Cẩm Nhung bộc lộ thiện cảm của mình:
- Xin nhắc lại Nhung là chủ nhân mến khách, không tiếc khách điều gì. Nhung mời anh vào thăm phòng ngủ.
Bình cảm thấy khó xử. Anh không ngờ Cẩm Nhung tự nhiên, táo tợn đến như thế. Nếu anh vào phòng ngủ của cô, chắc chắn cái điều phải đến sẽ đến. Anh không có quyền phản bội Thoa. Trời, đời sao lại bất công như vậy? Vợ anh, con trai anh đang ở trong cái gọi là "nhà" rộng có bốn mét vuông, kê đủ một cái giường, còn cô quận chúa này có cả một cơ ngơi cho riêng mình, ít khi cần đến.
Anh cố ý đánh trống lảng:
- Anh Giắc khoe là đã được xem năm tập an-bom của cô. Không hiểu tôi có được vinh hạnh như đại úy Giắc không?
- Nếu vậy anh sang phòng khách. Anh dùng cà phê, cô-ca, bia hay rượu?
Cẩm Nhung mở tủ lạnh:
- Nhung chưa rành khẩu vị của anh - Anh dùng lê, táo, giò hay bơ, xúc xích? Anh cứ tự nhiên, Nhung sẽ lấy an-bom đưa anh xem.
Tò mò, Thanh Bình ngắm thức ăn, thức uống đựng trong hai chiếc tủ lạnh. Có tới vài chục loại rượu nổi tiếng nhất thế giới của nhiều nước. Từ ngày hợp tác với Giắc, Thanh Bình đã lọt vào xã hội thượng lưu, song mãi hôm nay anh mới thực sự nhìn bằng mắt, sờ bằng tay vào cuộc sống của con nhà giàu.
Cẩm Nhung trao cho Thanh Bình năm cuốn an-bom bìa mạ vàng. Đây là tập một, thời kỳ Nhung chính thức là quận chúa từ năm cô mới sinh cho đến năm cô 13 tuổi. Chưa bao giờ Bình lạc vào thế giới của các hoàng thân, quốc thích như lần này. Đây, ảnh bà Cẩm Loan trong sắc phục quận chúa cùng chồng bà là hoàng thân Ưng Toàn và con gái Cẩm Nhung. Đây, các ngày lễ hội của triều đình nhà Nguyễn. Trong 13 năm chính thức là quận chúa, Cẩm Nhung có hơn trăm kiểu ảnh khác nhau. Cô bé có vẻ đẹp huyền bí, hồn nhiên, cao quý.
Cẩm Nhung dành riêng một trăm ảnh thời kỳ cô còn ở Pa-ri ở tập ảnh thứ hai. Tập ba gồm toàn ảnh riêng của Nhung ở ngoại quốc. Hai tập ảnh bốn và năm là triển lãm riêng của cô gái đẹp khi vào đời. Nhung không ngần ngại khi trưng ra đủ mốt quần áo và cả ảnh khỏa thân, không có mảnh vải nào trên người. Chao ôi, sao một người có lắm ảnh thế này? Anh đã từng mơ ước có một ảnh vợ con mang theo người mà phải bắt buộc để lại. Cuộc sống của Cẩm Nhung quá giầu có, quá đầy đủ thể hiện qua từng tấm ảnh. Anh và cô khác biệt quá. Cô mời anh đến nhà để làm gì? Chả lẽ chỉ để xem ảnh?
Hơn một giờ sau, Nhung mới đề cập đến nội dung cô cần trao đổi với anh - Cô dốc bầu tâm sự với anh, muốn tìm ở anh lời khuyên xem cô nên về Pa-ri theo ông Giô-dép hay ở lại Việt Nam? Cẩm Nhung nói đến Trần Hảo, thổ lộ cô ta không yêu Trần Hảo. Hảo có những cái mà Nhung không cần và thiếu những gì mà Nhung đang khao khát. Nhung đâu cần tới con trai nhà thầu khoán triệu phú vì Nhung đã giàu, nếu không nói là quá giàu. Nhưng cũng chả mơ tưởng đến địa vị bà chủ tương lai vì cái tước vị quận chúa, con gái cưng của đại tá tình báo mà Nhung đang có hơn hẳn cái mà Hảo đem đến cho cô. Cẩm Nhung chưa hài lòng về bề ngoài của Trần Hảo. Trần Hảo cũng không có vẻ đẹp hấp dẫn của một lực sĩ mà chỉ mang dáng dấp một công chức sáng vác ô đi, tối vác ô về. Cẩm Nhung dự kiến sẽ ở lại Việt Nam, không sống ở Huế, ở Hà Nội mà sẽ vào Sài Gòn chung sống với người nào đó mà cô thực sự ưa thích, tin yêu.
Nguyễn Thanh Bình rơi vào thế bí. Rõ ràng là Cẩm Nhung đã chấm anh. Anh có những cái mà cô tiểu thư đài các này cần mà Trần Hảo chưa đáp ứng nổi. Anh không thể nào cưới Cẩm Nhung vì anh đã có vợ. Anh không rung cảm trước cô và anh cũng chả cần thiết phải gắn bó với nàng quận chúa kiêu kỳ này. Anh thăm dò.
- Theo nhận xét của tôi, anh Giắc si mê cô Cẩm Nhung. Sao cô không gắn đời mình với Giắc?
- Cẩm Nhung không muốn có chồng là người Pháp hoặc một người ngoại quốc nào đó. Dù sao Công Tằng Tôn Nữ Cẩm Nhung cũng là quận chúa Việt Nam.
Nhung mang theo mặc cảm về tội lỗi của mẹ mình. Bà đã buông thả. Dù những nhân vật có thế lực trong hoàng tộc đều né tránh song ngày càng có nhiều người xì xào to nhỏ về cô một đứa con hoang, đầm lai.
Có tiếng chuông gọi cổng. Nhung kéo Thanh Bình chạy xuống cầu thang:
- Ba về. Cẩm Nhung sẽ giới thiệu anh với ba.
Đại tá Giô-dép trạc 54 tuổi, thuộc loại cường tráng, vui tính, ham hoạt động. Ông tiếp bạn của con gái niềm nở, thân tình. Trong bữa cơm thân mật, ông khoe với Bình:
- Cẩm Nhung đã luyện cho tôi cầm đũa. Khi nào có khách Việt Nam, tôi không dùng thìa nữa.
- Ba thuận tay trái. Dùng đũa cả tháng mà ba không gắp nổi con tôm, khi và vẫn để cơm rơi vãi xuống bàn.
- Đến nay, ba sử dụng đũa thành thạo như một người Việt Nam chính cống rồi.
Thanh Bình chêm vào:
- Thưa bác! Xin bác tha lỗi nếu cháu quá tò mò! Bác có dự kiến mang theo đôi đũa ngà về Pháp không? Về Pa-ri, bác còn giữ tập quán này không?
- Tất cả đều lệ thuộc vào Cẩm Nhung. Nếu Nhung cùng về Pháp với tôi, tôi sẽ giữ mãi thói quen này.
- Cháu đang thuyết phục cô Cẩm Nhung chiều theo ý bác.
- Cám ơn anh!
Trong lúc trò chuyện, ông Giô-dép đặc biệt quan tâm đến Thanh Bình. Sau bữa cơm, trong lúc Cẩm Nhung đi tắm, đại tá Giô-dép đưa ra đề nghị:
- Đại úy Giắc chịu trách nhiệm lo phương tiện để đưa khoảng một triệu người Việt Nam ở miền Bắc di cư vào Nam. Nếu có thể, anh nên giúp đỡ Giắc.
- Thưa đại tá, tôi rất sẵn sàng.
- Anh cứ gọi là bác cho thân mật. Tôi có một đề nghị tế nhị với riêng anh.
- Xin bác cứ nói!
- Tôi, Giắc và mọi người Pháp khác sẽ rời khỏi Việt Nam trước khi hết thời hạn ba trăm ngày. Người Pháp chưa từ bỏ Việt Nam đâu. Để cái hận Điện Biên Phủ lắng xuống và khi chọn được thời cơ thích hợp chúng tôi sẽ quay lại và sẽ dựa vào anh.
- Dựa vào cháu? Thưa bác, cháu chưa hiểu ý bác?
- Với tôi, việc đó quá đơn giản. Mạng lưới điệp viên cũ của tôi do Deuxième Bureau (phòng nhì) Pháp gây dựng không giữ được bí mật nữa, trước sau những chủ mới cũng phanh phui ra sự thật. Trường hợp của anh sẽ là ngoại lệ. Anh sẽ là người của Phòng Nhì do tôi trực tiếp tuyển lựa. Công việc đầu tiên của anh là nắm được toàn bộ danh sách người di cư: Họ là ai? Đi đâu? Đến đâu? Có nguyện vọng gì?... Giắc sẽ trả lương cho anh. Người của chúng tôi sẽ tìm đến anh khi cần thiết.
Không thể nhận lời hoặc từ chối đề nghị hấp dẫn của Giô-dép nên Thanh Bình nghĩ ra kế hoãn binh:
- Xin bác thư thư cho vài ngày. Cháu tự xét mình không có chút khả năng làm tình báo và đề nghị của bác quá bất ngờ, quá hấp dẫn đối với cháu.
- Tôi không chờ được. Anh chỉ trả lời trực tiếp cho tôi, không qua người thứ 3 nào.
- Cháu hiểu ạ!
Chia tay với cẩm Nhung, Thanh Bình tìm đến điểm hẹn. Anh kể lại mọi việc cho Tuyết Mai và đề nghị:
- Cô xin chỉ thị mấy anh dùm tôi. Tôi phân vân quá chưa biết nên xử sự như thế nào.
Hai ngày sau, Nguyễn Thanh Bình đến gia đình cơ sở ở Bạch Mai. Tuyết Mai đã chờ anh. Cô giới thiệu:
- Bác Ba Sơn sẽ nghe anh báo cáo và sẽ chỉ thị cụ thể cho anh.
Bác Ba Sơn trạc 45 tuổi, tóc đã chớm bạc. Nhìn vẻ bề ngoài, bác giống một phu khuân vác ở bến tàu. Bác có nước da rám nắng, nụ cười đôn hậu. Bác mặc bộ quần áo xanh công nhân, xách theo bộ đồ chữa điện. Bác Ba Sơn chủ động vào đề:
- Theo ý đồng chí, tại sao đại tác Giô-dép đưa ra đề nghị đó ngay lần đầu gặp mặt đồng chí?
- Cháu tin là đại tá Giô-dép đã rất thành thật khi trò chuyện với cháu vì ông ta đang muốn nắm lực lượng di cư. Ông ta đang rất cần tuyển lựa nhân viên Phòng Nhì mà ta thường gọi là mật thám.
Bác Ba Sơn phân tích:
- Các cán bộ lãnh đạo tình báo đều hết sức hài lòng về cháu. Cháu đã có một cơ hội bằng vàng mà khó có chiến sĩ tình báo nào gặt hái được. Trong lúc hỗn quân, hỗn quan này, đại tá Giô-dép do quá tin vào mối quan hệ giữa cháu và Cẩm Nhung, đã bỏ qua khâu thâm tra lý lịch. Rất có thể Giô-dép muốn gây dựng cho cháu vì tên trùm tình báo này đã chấm cháu làm ý trung nhân cho Cẩm Nhung.
- Thưa bác, cháu đã có vợ, có con rồi!
- Việc gì mà cháu giãy lên như đỉa phải vôi thế?
Bác Ra Sơn chuyển từ giọng thân mật, sang cách nói nghiêm nghị của cấp trên ra lệnh cho cấp dưới:
- Từ giờ phút này, đồng chí là cán bộ tình báo mang bí số A18. Nhiệm vụ đồng chí vô cùng nặng nề. Đồng chí phải đơn phương độc mã hoạt động trong lòng địch. Khác với mọi cán bộ tình báo, đồng chí chưa được chuẩn bị trước, chưa có khái niệm sơ đẳng nhất về nghề của mình.
Nguyễn Thanh Bình im lặng trong tâm trạng xốn xang, xáo động. Anh mà làm cán bộ tình báo ư? Anh lo quá! Có bao nhiêu câu hỏi anh nghĩ tới mà chưa dám thốt ra miệng, vì anh chưa hình dung số phận sắp tới sẽ ra sao. Bác Ba Sơn đặt tay lên vai anh:
- Cháu Bình! Tổ chức biết rõ là cháu đã có vợ và hai con nhưng nhiệm vụ trước mắt đòi hỏi cháu phải hi sinh, phải gác việc riêng vì không một ai có thể thay thế cháu nổi.
- Thưa bác, cháu luôn luôn sẵn sàng.
- Không đơn giản như vậy đâu. Một chiến sĩ ôm bộc phá mỏ đột phá khẩu đòi hỏi phải nhanh nhẹn, dũng cảm, quyết tâm cao còn người cán bộ tình báo cần tỉnh táo, mưu trí, cần cái đầu.
- Rõ!
- Vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc nên có những việc mà mọi cán bộ, đảng viên khác bị ngăn cấm, nếu vi phạm sẽ bị thải hồi, bị khai trừ nhưng với một điệp viên có thể châm chước.
- Xin bác cho ví dụ?
- Một tình báo viên Liên Xô hoạt động ở nhiều nước khác nhau và ở nước nào anh ta cũng có tình nhân. Không thể kỷ luật anh ta về "tội" hủ hóa mà phải đánh giá anh ta bằng việc có hoàn thành sứ mạng được giao hay không?
- Thưa bác! Làm sao ta phân biệt được nổi phẩm chất sa đọa và nhu cầu công tác trong cùng một sự việc?
- Thanh Bình! Bác không xui cháu làm bậy, nhưng trong tình thế của cháu, cháu có dám yêu Cẩm Nhung, cưới cô ta, nhận đại tá Giô-dép làm bố vợ không?
- Không được. Như vậy là không chung thủy với vợ con. Như vậy là mất lập trường, không phân biệt bạn - thù.
- Anh bạn trẻ! Tương lai, cháu sẽ sống trong hàng ngũ địch, giao du, tiếp xúc hàng ngày với những nhân vật chống cộng hoặc có hận thù không đội chung trời với Cộng sản. Cháu không có ai để bàn bạc, tham khảo ý kiến mà nhất cử, nhất động, từ lời nói đến việc làm đều do cái đầu quyết định. Cháu đã nghe đến cụm từ "luồn sâu, leo cao" chưa?
- Chưa ạ!
- Cháu phải che giấu lý lịch thật của mình, tìm cách luồn thật sâu vào hàng ngũ địch và leo lên địa vị càng cao bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Cháu yêu Cẩm Nhung không xuất phát từ trái tim mà là phương pháp hành động, là thủ đoạn để luồn sâu, leo cao.
Nguyễn Thanh Bình chớp chớp cặp mắt, để ý quan sát người đối diện. Nhìn bề ngoài, bác Ba Sơn cục mịch quá, nông dân quá mà sao trong bộ óc kia chứa đựng một trí tuệ uyên thâm anh không sao sánh kịp.
- Thưa đồng chí chỉ huy! Tôi tự xét thấy còn quá non nớt trước sứ mạng quá nặng nề...
Bác Ba Sơn chỉ vào ghế:
- Ngồi xuống anh bạn trẻ. Lẽ nào lãnh đạo cơ quan tình báo lại không cân nhắc khi tuyển lựa đồng chí và quyết định đi nước cờ mạo hiểm. Thật là khờ dại, ngu ngốc nếu chúng ta bỏ qua làm ngơ, không dám tận dụng cơ hội có một không hai, bất ngờ đến với đồng chí. Hãy ráng huy động mọi nghị lực tiềm tàng của người cộng sản để đương đầu với mọi thử thách sẽ ập tới.
Bác Ba Sơn ôm lấy Bình. Bình gục đầu vào vai người đồng chí, vị chỉ huy.
- Thưa đồng chí chỉ huy. Đảng viên Nguyễn Thanh Bình hứa sẽ không phụ lòng tin của lãnh đạo.
- Tốt! Rất tốt! Đồng chí về, nhận lời mời của Giô-dép và hợp tác chặt chẽ với Giắc. Đồng chí cố kiếm cho mình địa vị kha khá khi đặt chân lên Sài Gòn. Cô Tuyết Mai sẽ trao ám hiệu, tín hiệu hoặc quy ước bắt tay liên lạc trước ngày đồng chí rời Hải Phòng.
Bác Ba Sơn đứng dậy. Nguyễn Thanh Bình siết chặt bàn tay đồng chí chỉ huy mới trước giây phút chia tay.
Trên đường về, anh suy nghĩ mông lung. Phải nói với Thoa như thế nào đây? Thoa mơ ngày đoàn tụ vô cùng. Từ ngày cưới nhau ở Nghệ An, vợ chồng anh chưa hề có tổ ấm riêng, giây phút nào anh và Thoa cũng đều mong chờ ngày cả gia đình đoàn tụ dưới một mái nhà. Trong suốt những năm tháng sống trong lòng địch, chưa giây phút nào anh nghĩ là mình sẽ vào Sài Gòn, đến nơi đất khách quê người không ai thân thích, bỏ vợ, bỏ con bơ vơ ở Hà Nội. Tại sao bỗng nhiên đại tá Giô-dép lại nẩy ra ý định tuyển lựa anh làm mật thám trong Phòng Nhì Pháp. Bác Ba Sơn rất có lý khi ra lệnh cho anh chớp lấy cơ hội ngàn vàng này, thậm chí còn bật đèn xanh cho mối quan hệ giữa anh và Cẩm Nhung. Anh sẽ lợi dụng nàng quận chúa, sử dụng cô như tấm bình phong để anh hoạt động. Anh phải gặp vợ. Nói cái điều anh không muốn nói chút nào.
Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ - Nguyễn Trần Thiết Ông Tướng Tình Báo Và Hai Bà Vợ